Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Liên minh giữa công nhân và tri thức ở tỉnh Nam Định trong thời kỳ hội nhập Luận văn ThS. Chủ nghĩa xã hội khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (892.45 KB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


PHAN THỊ DIỄM

LIÊN MINH GIỮA CƠNG NHÂN VỚI NƠNG DÂN VÀ TRÍ THỨC
Ở TỈNH NAM ĐỊNH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


PHAN THỊ DIỄM

LIÊN MINH GIỮA CƠNG NHÂN VỚI NƠNG DÂN VÀ TRÍ THỨC
Ở TỈNH NAM ĐỊNH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số:
60 22 85

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC BÁCH


HÀ NỘI - 2010


MỤC LỤC
Mở đầu................................................................................................................. 1

Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LIÊN MINH
GIỮA CÔNG NHÂN VỚI NÔNG DÂN VÀ TRÍ THỨC ............................... 8
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về liên minh giữa công nhân với
nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ
nghĩa ................................................................................................. 8
1.1.1. Khái lược về các quan điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen ......................... 8
1.1.2. Khái lược về các quan điểm của V.I.Lênin ................................................ 9
1.2. Một số quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta về
liên minh cơng - nơng - trí thức........................................................................ 10
1.2.1. Một số quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng ta về liên minh cơng
- nơng - trí thức trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ...... 11
1.2.2. Một số quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng ta về liên minh cơng
- nơng - trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam .......................................................................................................... 13
1.3. Nội dung cơ bản của liên minh cơng - nơng - trí thức trong thời kỳ
hội nhập quốc tế ........................................................................................ 22
1.3.1. Nội dung chính trị của liên minh ............................................................... 22
1.3.2. Nội dung kinh tế của liên minh ................................................................. 23
1.3.3. Nội dung văn hoá - xã hội của liên minh .................................................. 25

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG LIÊN MINH GIỮA CƠNG NHÂN VỚI NƠNG
DÂN VÀ TRÍ THỨC Ở TỈNH NAM ĐỊNH TRONG NHỮNG NĂM
GẦN ĐÂY ...........................................................................................


27

2.1. Khái quát tình hình của tỉnh Nam Định những năm gần đây ..................... 27
2.1.1. Đặc điểm địa lý, kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định...................................... 27
2.1.2. Đặc điểm của lực lượng cơng nhân, nơng dân và trí thức ở tỉnh
Nam Định ............................................................................................................. 31
2.2. Quá trình thực hiện liên minh giữa cơng - nơng - trí thức ở tỉnh Nam
Định những năm qua ................................................................................ 36
2.2.1. Tiêu chí để đánh giá liên minh giữa cơng - nơng - trí thức ở tỉnh
Nam Định ................................................................................................. 36
2.2.2. Thành tựu của liên minh công - nơng - trí thức ở tỉnh Nam Định
những năm qua ......................................................................................... 41
2.2.3. Những hạn chế trong việc thực hiện liên minh cơng - nơng - trí
thức ở tỉnh Nam Định những năm qua ...................................................... 57


Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG
CƢỜNG LIÊN MINH GIỮA CÔNG NHÂN VỚI NÔNG DÂN VÀ TRÍ
THỨC Ở TỈNH NAM ĐỊNH ..........................................................................

64

3.1. Phương hướng để tăng cường củng cố khối liên minh cơng - nơng trí thức ở tỉnh Nam Định .......................................................................... 64
3.2. Điều kiện để tăng cường liên minh cơng - nơng - trí thức ở tỉnh Nam
Định ....................................................................................................................... 68
3.3. Những nhóm giải pháp chủ yếu để tăng cường liên minh cơng - nơng
- trí thức ở tỉnh Nam Định trong thời gian tới........................................... 75
3.3.1. Nhóm giải pháp chính trị........................................................................... 75
3.3.2. Nhóm giải pháp kinh tế ............................................................................. 78
3.3.3. Nhóm giải pháp văn hố - xã hội .............................................................. 84

Kết luận ............................................................................................................. 86
Danh mục tài liệu tham khảo .......................................................................... 89


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Liên minh giữa cơng nhân với nơng dân và trí thức” [26, tr.23] là vấn
đề có ý nghĩa chiến lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa, là nhân tố có ý
nghĩa quyết định đến sự thành công của sự nghiệp cách mạng do giai cấp
công nhân lãnh đạo cả trong giai đoạn giành chính quyền và trong giai đoạn
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Điều này đã được các nhà sáng lập ra chủ nghĩa
xã hội khoa học luận chứng và thực tiễn cách mạng thế giới (Công xã Pari
1871, cách mạng Tháng Mười Nga 1917…), Việt Nam chứng minh.
Trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nhờ vận dụng
sáng tạo lý luận liên minh giữa công nhân với nơng dân và trí thức vào điều
kiện, hồn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam mà Đảng ta đã xây dựng được
liên minh một cách vững chắc và nhờ liên minh này mà cách mạng Việt Nam
đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác: Cách mạng Tháng Tám thành cơng,
chính quyền thuộc về tay nhân dân lao động, đánh thắng thực dân Pháp và đế
quốc Mĩ, nước nhà thống nhất, cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội và đã gặt hái được những thành tựu lớn. Đặc biệt là từ khi đổi mới
(năm 1986), chúng ta đã đạt được những thành tựu về kinh tế, chính trị, văn
hố, xã hội, trong đối ngoại và hợp tác quốc tế: Việt Nam gia nhập khối
ASEAN, APEC, WTO và là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo
an Liên Hợp quốc… Việt Nam đã dần khẳng định được vị thế, vai trị của
mình trên trường quốc tế.
Với những thắng lợi to lớn trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
và những năm đầu đổi mới, nước ta đã bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện
đại cho chủ nghĩa xã hội. Cơng nghiệp hố, hiện đại hố diễn ra trong bối

cảnh quốc tế phức tạp, tình hình trong nước cịn nhiều khó khăn, do đó bên

1


cạnh những thuận lợi chúng ta cũng gặp khơng ít khó khăn, thách thức. Điều
này địi hỏi khách quan phải tăng cường liên minh giữa công nhân với nông
dân và trí thức; mặt khác, do điều kiện kinh tế - xã hội nước ta sau 20 năm đổi
mới đã có nhiều thay đổi, đặt ra nhiều vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp thiết cần
giải quyết nhằm tăng cường liên minh giữa cơng nhân với nơng dân và trí
thức phù hợp với điều kiện, hồn cảnh mới. Để có những chính sách và giải
pháp đúng đắn cần phải nghiên cứu thực trạng liên minh giữa công nhân với
nông dân và trí thức trong phạm vi cả nước cũng như từng địa phương cụ thể,
để góp phần vào giải quyết vấn đề này trước hết là ở Nam Định, tôi lựa chọn
đề tài: “Liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức ở tỉnh Nam Định
trong thời kỳ hội nhập” làm luận văn thạc sĩ Triết học, chuyên ngành Chủ
nghĩa xã hội khoa học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nước ta trong những năm gần đây, đã có một số cơng trình, bài viết
của các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu đề cập đến vấn đề liên minh giữa
cơng nhân với nơng dân và trí thức như:
- PGS, TS. Nguyễn Đức Bách chủ nhiệm đề tài cấp Bộ năm 1999 2000: Những căn cứ lý luận và thực tiễn cấp thiết để thực hiện tốt liên minh
cơng - nơng - trí thức ở nước ta hiện nay, Hà Nội, 2000.
Trong đề tài này, các tác giả đã tập trung nghiên cứu làm rõ cơ sở lý
luận và thực tiễn của việc thực hiện liên minh cơng nơng trí thức ở nước ta
qua tư liệu đồng bằng sơng Hồng.
- Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam: Những bài giáo dục chính trị cơ
bản trong cơng nhân lao động, NXB. Lao động, Hà Nội, 1998.
Trong cơng trình này, các tác giả đã chỉ rõ tính tất yếu khách quan của
liên minh cơng - nơng - trí thức trong sự nghiệp cơng nghiệp hố và đưa ra

những nội dung cơ bản của liên minh này trong quá trình cơng nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước.

2


- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: Xây dựng giai cấp công nhân
Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, NXB Lao
động, Hà Nội, 1999.
Trong tài liệu này, các tác giả nêu lên cơ sở lý luận và thực tiễn của các
quan hệ chính trị - xã hội; vai trò nòng cốt của giai cấp cơng nhân trong thời
kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước; hoạt động của Cơng đồn đối với
việc tăng cường quan hệ chính trị - xã hội của các giai cấp, tầng lớp và phát
huy vai trò nòng cốt của giai cấp công nhân.
TS. Nguyễn Quang Du: Tăng cường khối liên minh giữa giai cấp công
nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức trong thời kỳ đổi mới, Tạp chí
Lý luận chính trị, số 2 - 2002.
Trong bài viết này tác giả đã nêu lên thực trạng của liên minh công
nhân - nông dân - trí thức, từ đó đưa ra một số giải pháp để tăng cường khối
liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức.
- Trang Web: WWW. Google.com.vn, bài: Xây dựng liên minh công,
nông và trí thức trong cách mạng Việt Nam.
Tác giả đã nghiên cứu q trình thực hiện liên minh giữa cơng nhân với
nơng dân và trí thức của Đảng ta trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân và khẳng định trong thời kỳ này Đảng ta xây dựng khối liên minh
trên cơ sở nhận thức và giải quyết sớm các vấn đề như: sớm nhận thức được
ví trí của các giai cấp trong liên minh; giải quyết kịp thời quyền lợi thiết thân
của cơng nhân, nơng dân, trí thức; xác định đúng các mối quan hệ trong quá
trình cách mạng, từ đó tác giả đi vào nghiên cứu liên minh trong chặng đường
đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chỉ ra bước phát triển mới của

liên minh và vai trị của cơng cuộc đổi mới vì chủ nghĩa xã hội có ý nghĩa
củng cố liên minh giữa cơng nhân nơng dân và trí thức như thế nào, qua đó
rút ra bài học kinh nghiệm trong xây dựng và củng cố liên minh giữa công
nhân với nơng dân và trí thức.

3


- PGS, TS. Phan Thanh Khôi (chủ biên): Hoạt động khuyến nơng Việt
Nam. Ý nghĩa chính trị- xã hội, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006.
Tác giả đã tiếp cận vấn đề liên minh giữa công nhân với nông dân và trí
thức qua việc nghiên cứu hoạt động và vai trị của tổ chức Khuyến nơng Việt
Nam, nhấn mạnh vai trị của tổ chức khuyến nơng, coi tổ chức này như là cấu
nối giữa người nơng dân và trí thức, nông dân với công nhân và ngược lại,
thông qua các lĩnh vực mà các giai tầng tham gia như: công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ, khoa học công nghệ, giáo dục. Tác giả đã đưa ra một số mơ
hình liên minh giữa cơng nhân nơng dân và trí thức hiện nay.
- TS. Phạm Công Nhất, PGS, TS. Phan Thanh Khôi (đồng chủ biên):
Một số chuyên đề về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin,
NXB. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2008, tập III, chuyên đề 3.
Trong chuyên đề này tác giả tiếp cận và làm sáng tỏ về mặt lý luận về
liên minh trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay. Tác
giả đưa ra quan niệm về liên minh, vị trí, vai trị của liên minh; tính tất yếu và
nội dung của liên minh trong thời kỳ quá độ; khái quát quá trình thực hiện
liên minh, khẳng định quan điểm của Đảng ta về xây dựng khối đại đoàn kết
dân tộc trên nền tảng liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức là
động lực chủ yếu để phát triển đất nước hiện nay, từ đó, đưa ra một số
phương hướng cơ bản nhằm tăng cường khối liên minh ở nước ta hiện nay.
Tuy nhiên, vấn đề liên minh giữa cơng nhân với nơng dân và trí thức ở
nước ta hiện nay cần phải nghiên cứu thêm cả về mặt lý luận và thực tiễn;

nghiên cứu trên phạm vi cả nước cũng như từng địa phương, đánh giá cho
đúng thực trạng để có cơ sở để bổ sung chính sách, giải pháp nhằm tăng
cường khối liên minh này.
Ở tỉnh Nam Định, đã có nhiều đề tài, bài viết phản ánh đời sống kinh
tế, chính trị, văn hố, xã hội… Tuy nhiên về liên minh giữa công nhân với
nông dân và trí thức cịn là đề tài bỏ ngỏ, do vậy, tôi lựa chon vấn đề liên

4


minh giữa cơng nhân với nơng dân và trí thức ở tỉnh Nam Định làm đề tài
luận văn của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
* Mục đích:
Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về liên minh giữa công nhân với nông dân
và các tầng lớp lao động khác, kết hợp với khảo sát, làm rõ thực trạng liên
minh giữa công nhân với nông dân và trí thức ở tỉnh Nam Định từ đó đề xuất
một số phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường khối liên minh, đáp ứng
yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ hội nhập, cơng nghiêp
hố, hiên đại hóa, chủ yếu là của tỉnh Nam Định những năm tới.
* Nhiệm vụ của đề tài:
+ Tìm hiểu những quan điểm của C.Mác-Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ
Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về liên minh giữa công nhân với nông
dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa nói
chung và Việt Nam nói riêng.
+ Khảo sát và phân tích thực tiễn việc tiến hành liên minh giữa cơng
nhân với nơng dân và trí thức ở Nam Định gắn với thực trạng liên minh này ở
nước ta hiện nay.
+ Đề xuất phương hướng và những giải pháp nhằm tăng cường liên

minh giữa công nhân với nơng dân và trí thức ở tỉnh Nam Định trong thời
gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những cơ sở khoa học có giá trị
của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt
Nam về liên minh giữa cơng nhân với nơng dân và trí thức trong xây dựng
chủ nghĩa xã hội.

5


- Phạm vi khách thể nghiên cứu của đề tài là liên minh giữa cơng nhân
với nơng dân và trí thức ở tỉnh Nam Định và trong thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế hiện nay.
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu:
* Nguồn tài liệu:
+ Những tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Chủ tịch Hồ
Chí Minh về giai cấp và liên minh giai cấp.
+ Những văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam có liên quan đến đề
tài.
+ Các bài viết, đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học.
+ Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Nam Định, niên giám thống kê tỉnh
Nam Định.
* Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
+ Phương pháp lịch sử - logic
+ Phân tích tổng hợp
+ Khảo sát thực tế
6. Đóng góp của luận văn
* Về mặt lý luận: góp phần làm rõ hơn việc nhận thức khoa học về liên
minh công nhân - nơng dân - trí thức trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiên đại

hóa đất nước.
* Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến nhận
thức và hoạch định chính sách, giải pháp đối với q trình tăng cường liên
minh cơng - nơng - trí thức, trước hết ở Nam Định và có thể tham khảo trên
phạm vi cả nước ta hiện nay.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được chia thành 3 chương, 8 tiết:
6


Chương 1: Cơ sở khoa học và thực tiễn của liên minh giữa cơng nhân
với nơng dân và trí thức.
Chương 2: Thực trạng liên minh giữa công nhân với nông dân và trí
thức ở tỉnh Nam Định trong những năm gần đây.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường liên
minh giữa công nhân với nông dân và trí thức ở tỉnh Nam Định.

7


Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LIÊN MINH
GIỮA CƠNG NHÂN VỚI NƠNG DÂN VÀ TRÍ THỨC

1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về liên minh giữa công
nhân với nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội
chủ nghĩa

1.1.1. Khái lược về các quan điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen

Liên minh giữa công nhân với nông dân và các tầng lớp lao động khác
đã được C.Mác, Ph. Ăngghen vào những năm 40 của thế kỷ XIX khi nghiên
cứu và luận giải sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân về cách mạng vô sản
các ông đã đề cập đến.
Sau cuộc cách mạng 1848- 1852 ở Pháp và ở Đức, đặc biệt là sau Công
xã Pari 1871, C. Mác, Ph. Ăngghen trong các tác phẩm như: “Đấu tranh giai
cấp ở Pháp”, “Ngày Mười tám tháng Sương mù của Lui Bônapac”, “Nội
chiến ở Pháp”, “Vấn đề của nông dân ở Pháp và Đức”… đã chú ý tới việc xây
dựng khối liên minh công - nông và các tầng lớp lao động, coi đây là nhân tố
quan trọng, quyết định cho sự thành bại của cách mạng vô sản. C. Mác đã chỉ
rõ: “Công nhân Pháp không thể tiến thêm một bước nào và cũng khơng thể
đụng tới một sợi tóc nào của chế độ tư sản trước khi đông đảo nhân dân đứng
giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản tức là nông dân và giai cấp tiểu tư sản
chưa nổi dậy chống lại sự thống trị của tư sản, chưa bị tiến trình cách mạng
buộc phải đi theo những người vô sản như là đi theo đội tiên phong của mình”
[51, tr.26-27].
Theo C. Mác, giai cấp cơng nhân nếu khơng liên minh được với giai
cấp nơng dân thì sẽ khơng hồn thành sứ mệnh lịch sử của mình, vì cách
mạng xã hội chủ nghĩa muốn thành cơng ngồi vai trị lãnh đạo của cơng nhân
thơng qua đảng của nó cịn cần lực lượng cách mạng tạo nên sức mạnh to lớn;

8


và nếu công - nông liên minh với nhau nhưng lại không thực hiện liên minh
với các tầng lớp lao động khác, đặc biệt là trí thức thì giai cấp cơng nhân cũng
khơng hồn thành được sứ mệnh lịch sử của mình, cách mạng vơ sản trở
thành bài ca ai điếu. Thực tế lịch sử đã chứng minh, bất kỳ một giai cấp thống
trị nào, bất kỳ một xã hội có giai cấp nào cũng cần đến đội ngũ trí thức và giai
cấp cơng nhân để xóa bỏ được chế độ tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ

nghĩa cộng sản cũng phải liên minh với trí thức vì “Sự nghiệp giải phóng giai
cấp cơng nhân cần phải có những bác sỹ, kỹ sư, nhà hóa học, nơng học và các
chuyên gia khác, vì vấn đề là phải nắm lấy quản lý khơng phải bộ máy chính
trị mà cịn cả toàn bộ nền sản xuất xã hội nữa, và ở đây cần đến nhiều kiến
thức vững chắc” [50, tr.613-614] của người trí thức. Như vậy, ngay từ khi
phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, C. Mác, Ph. Ăngghen
cũng hết sức quan tâm đến các lực lượng đồng minh, đặc biệt là nông dân và
các tầng lớp lao động khác, coi đây là điều kiện tiên quyết cho việc giành
thắng lợi cách mạng xã hội chủ nghĩa của giai cấp công nhân.
1.1.2. Khái lược về các quan điểm của V.I.Lênin
Tiếp thu, vận dụng và phát triển tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăngghen
về liên minh, V.I Lênin trong một loạt tác phẩm như: “Nhà nước và cách
mạng”, “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền xơ viết”, Đại hội VIII
tồn Nga, “Kinh tế và chính trị trong thời đại chun chính vơ sản”, “Bàn về
chế độ hợp tác”… đã rút ra kết luận: Ở những nước nông nghiệp, trong đấu
tranh cách mạng, giai cấp nào lôi kéo được quần chúng, đặc biệt là nông dân,
thì giai cấp đó sẽ giành được thắng lợi và V.I.Lênin phát triển khẩu hiệu của
C. Mác “Vơ sản tồn thế giới đồn kết lại” thành khẩu hiệu “Vơ sản toàn thế
giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”; coi liên minh giữa công nhân với
nông dân và trí thức là cơ sở vững chắc của chuyên chính vơ sản: “Chun
chính vơ sản là hình thức đặc biệt của liên minh giai cấp giữa giai cấp vô sản,
đội tiên phong của những người lao động, với những tầng lớp lao động không

9


phải là vô sản (tiêu tư sản, tiểu chủ, nông dân, trí thức…) hoặc với phần lớn
những tầng lớp đó, liên minh nhằm lật đổ hoàn toàn tư bản, tiêu diệt hoàn
toàn sự chống cự của giai cấp tư sản và những mưu toan khôi phục của giai
cấp ấy, nhằm thiết lập và củng cố vĩnh viễn chủ nghĩa xã hội” [46, tr.452].

Theo V.I.Lênin liên minh không chỉ trong thời kỳ giành chính quyền mà cả
trong thời kỳ cải tạo và xây dựng xã hội mới. Việc giành chính quyền đã khó,
việc bảo vệ, xây dựng xã hội mới cịn khó khăn hơn, “Chỉ khi nào nước ta đã
điện khí hóa, chỉ khi nào cơng nghiệp, nơng nghiệp và vận tải đã đứng vững
trên cơ sở kỹ thuật của đại cơng nghiệp hiện đại, thì lúc đó, chúng ta mới có
thể đạt được thắng lợi hồn tồn” [48, tr.195]. Để có được nền đại cơng
nghiệp hiện đại thì giai cấp cơng nhân cần liên minh với trí thức, “sự hợp tác
của các đại biểu khoa học và công nhân, chỉ có sự hợp tác như thế mới có thể
thủ tiêu được toàn bộ nạn nghèo khổ, bệnh tật và bẩn thỉu… Trước sự liên
minh của các đại biểu khoa học, giai cấp vô sản và giới kỹ thuật, không một
thế lực đen tối nào đứng vững được” [47, tr.218].
Có thể nói, xuất phát từ yêu cầu xây dựng lực lượng cách mạng, từ yêu
cầu đi lên chủ nghĩa xã hội, từ vai trị, vị trí của nơng dân, trí thức trong lĩnh
vực kinh tế, cũng như về mặt xã hội, các nhà kinh điển của chủ nghĩa MácLênin đã khẳng định tính tất yếu của việc xây dựng khối liên minh giữa cơng
nhân với nơng dân và trí thức, coi đây là một trong những nhân tố quyết định
sự thành bại của cách mạng.
1.2. Một số quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng
ta về liên minh cơng - nơng - trí thức
Thấm nhuần lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đảng ta đã sớm quan tâm đến vế đề nông dân và liên minh giữa cơng nhân
với nơng dân và trí thức, một trong những vấn đề chiến lược của cách mạng
vô sản và là nguyên tắc cao nhất của chuyên chính vô sản.

10


1.2.1. Một số quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng ta về liên minh
cơng - nơng - trí thức trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
Khi cịn ở nước ngồi, với tư cách là một chiến sỹ hoạt động trong
phong trào cộng sản quốc tế (tham gia Đảng Cộng sản Pháp, Quốc tế Cộng

sản…), Người đã đánh giá đúng đắn lực lượng cách mạng và khả năng cách
mạng vô cùng to lớn của quần chúng lao động các nước thuộc địa, nửa thuộc
địa và phụ thuộc, mà tuyệt đại đa số là nông dân. Người đã đặc biệt nhấn
mạnh luận điểm của V.I.Lênin về mối quan hệ khăng khít giữa cách mạng vơ
sản ở các nước đế quốc với phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế
quốc của các nước thuộc địa, Người khẳng định vấn đề dân tộc là một bộ
phận của cách mạng vơ sản và chun chính vơ sản, khơng có sự tham gia của
quần chúng lao động các nước thuộc địa và phụ thuộc thì cách mạng thế giới
khơng thể thành công.
Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, thuộc địa nửa phong kiến
với khoảng 90% là nông dân. Công nhân và nông dân hợp thành bộ phận
đông đảo nhất, bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất, có mối quan hệ gắn bó chặt
chẽ với nhau, do đó có đầy đủ cơ sở để liên minh với nhau đề chống lại kẻ thù
chung của họ là đế quốc, phong kiến và tay sai. Hồ Chí Minh đã nhận định,
nông dân nước ta là “bạn đồng minh chủ yếu và tin cậy nhất của giai cấp công
nhân”, “công nông là người chủ cách mạng”. Người chỉ rõ: phải “thực hiện
cho được liên minh cơng- nơng vì đó là sự đảm bảo chắc chắn nhất những
thắng lợi của cách mạng. Chỉ có khối liên minh cơng- nơng do giai cấp cơng
nhân lãnh đạo mới có thể kiên quyết và triệt để đánh đổ các thế lực phản cách
mạng, giành lấy và củng cố chính quyền của nhân dân lao động, hoàn thành
nhiệm vụ lịch sử của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và tiến lên chủ
nghĩa xã hội” [8, tr.302].
Hồ Chí Minh và Đảng ta đã nhấn mạnh: Chủ nghĩa Mác-Lênin đã giúp
ta thấy rõ rằng trong điều kiện một đất nước nông nghiệp lạc hậu như nước

11


ta thì vấn đề dân tộc thực chất là vấn đề nông dân, cách mạng dân tộc thực
chất là cách mạng của nông dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, và chính

quyên nhân dân thực chất là chính quyền của công - nông. Muốn xác lập
quyền lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta, Đảng ta phải
xác lập quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với đông đảo nhân dân lao
động. Trong “Sách lược vắn tắt” của Đảng, Hồ Chí Minh đã nêu rõ “Đảng
phải thu phục cho được đại đa số dân cày và phải dựa vững vào hạng dân cày
nghèo”, trong “Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam” (2/1951) xác
định: Động lực của cách mạng Việt Nam lúc này là nhân dân bao gồm có
cơng nhân, nơng dân, tiểu tư sản và tư sản dân tộc, rồi đến những thân sĩ, địa
chủ yêu nước và tiến bộ. Nền tảng của nhân dân là cơng - nơng và lao động
trí óc. Hồ Chí Minh và Đảng ta cũng chỉ ra nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân ở nước ta là đánh đuổi đế quốc, lật đổ phong kiến, thực
hiện độc lập dân tộc, người cày có ruộng, rồi tiến lên làm cách mạng xã hội
chủ nghĩa không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
Như vậy, các văn bản của Đảng và của Người, đã thể hiện đầy đủ nội
dung dân tộc dân chủ của phong trào cách mạng ở nước ta và phù hợp với
nguyện vọng thiết tha của nhân dân ta trong đó đại đa số là nhân dân lao
động. Chính trên cơ sở đó mà quyền lãnh đạo cách mạng của Đảng ta không
ngừng được củng cố và tăng cường.
Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tuỳ theo tình hình cụ thể,
Hồ Chí Minh và Đảng ta đã đề ra đường lối giai cấp đúng đắn, lập ra các tổ
chức thích hợp để tập hợp và đồn kết chặt chẽ nông dân và các tầng lớp khác
như: lập ra nơng hội, hội văn hố cứu quốc, các đồn thể thanh niên, phụ
nữ… Những nguyên tắc của liên minh công - nơng và các tầng lớp lao động
được Hồ Chí Minh và Đảng ta vận dụng sáng tạo: trong cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân, liên minh về chính trị và quân sự giữa công nhân với nông
dân và trí thức là quan trọng nhất, nhằm đảm bảo sự lãnh đạo cách mạng của

12



Đảng, nhằm giành chính quyền và bảo vệ được chính quyền cách mạng; đồng
thời Đảng ta luôn củng cố liên minh kinh tế. Để phát huy lực lượng cách
mạng vĩ đại của nông dân trong kháng chiến kiến quốc, Hồ Chí Minh và Đảng
ta đã có những biện pháp cụ thể nhằm bồi dưỡng lực lượng nông dân, đặc biệt
để giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân
chủ; giữa nhiệm vụ phản đế và nhiệm vụ phản phong, Đảng ta đã đề ra và
lãnh đạo từng bước cương lĩnh ruộng đất.
1.2.2. Một số quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng ta về liên minh
cơng - nơng - trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
* Liên minh cơng - nơng - trí thức thời kỳ 1954 - 1969
Trong giai đoạn này Hồ Chí Minh vừa có những quan điểm cơ bản, vừa
trực tiếp lãnh đạo thực hiện liên minh cơng - nơng - trí thức. Hồ Chí Minh đã
khẳng định Nhà nước Việt Nam là “Nhà nước dân chủ dựa trên nền tảng liên
minh công - nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo” [39,tr.264]. Đảng ta xác
định nông dân ở nước ra “là lực lượng cơ bản cùng với giai cấp công nhân
xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Cho nên, Đảng ta đã kịp thời đề ra đường lối,
chính sách mới phù hợp với những nhiệm vụ của sự nghiệp cải tạo xã hội cũ
và xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm không ngừng củng cố khối liên minh giữa
công nhân với nông dân và trí thức.
Đặc điểm lớn nhất của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội là nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội không
qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản. Cuộc đấu tranh giữa hai con đường
chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội ở nước ta chủ yếu là cuộc đấu tranh đưa
nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Trong cuộc đấu tranh đó,
cơng cuộc cải tạo và phát triển nền nơng nghiệp có vị trí hết sức quan trọng.
Hồ Chí Minh nói: Ở miền Bắc nước ta, nơng nghiệp chiếm một bộ phận lớn
trong nền kinh tế, mà sản xuất nhỏ lại chiếm bộ phận lớn trong nông nghiệp.
Vì nơng nghiệp là nguồn cung cấp lượng thực và nguyên liệu, đồng thời là

13



một nguồn xuất khẩu quan trọng, nông thôn là thị trường tiêu thụ to nhất hiện
nay, cho nên cần phải cải tạo và phát triển nơng thơn thì mới có cơ sở để phát
triển các ngành kinh tế khác, phải cải tạo và phát triển nông thôn để tạo điều
kiện cho việc cơng nghiệp hố nước nhà.
Căn cứ vào tình hình cụ thể của cách mạng và đặc điểm của giai cấp
nông dân, Hồ Chi Minh và Đảng ta đã đề ra đường lối, chính sách, những
hình thức tổ chức, những biện pháp thích hợp để thực hiện hợp tác hố nơng
nghiệp khi chưa có nền cơng nghiệp phát triển, thực hiện hợp tác hoá đi đối
với thuỷ lợi hoá và cải tiến kỹ thuật nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp.
Trên cơ sở tự nguyện của nông dân, Hồ Chí Minh và Đảng ta chủ trương đưa
nơng dân làm ăn riêng lẻ đi dần từ tổ chức đổi công tiến lên hợp tác xã cấp
thấp… rồi tiến lên hợp tác xã cấp cao- từng bước đưa nông dân lên chủ nghĩa
xã hội cùng giai cấp công nhân xây dựng phương thức sản xuất cộng sản chủ
nghĩa, đó là mục tiêu cảu liên minh trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta. Đặc biệt, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã nhấn mạnh, trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì liên minh về kinh tế nổi lên hàng đầu. Lúc
này nội dung liên minh là phải đẩy mạnh việc xây dựng kinh tế xã hội chủ
nghĩa, làm cho nông nghiệp thực sự trở thành cơ sở để phát triển cơng nghiệp,
Người nói “Cơng nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế. Nông
nghiệp phải phát triển mạnh để cung cấp đủ lương thực cho nhân dân, cung
cấp đủ nguyên liệu (như bông, mía, chè…) cho nhà máy. Cung cấp đủ nơng
sản (như lạc, đỗ, đay…) để xuất khẩu đổi lấy máy móc. Công nghiệp phải
phát triển để cung cấp đủ hàng tiêu dùng cần thiết cho nhân dân, trước hết là
nông dân; cung cấp máy bơm nước, phân hoá học, máy bừa cho các hợp tác
xã nông nghiệp. Công nghiệp phát triển thì nơng nghiệp mới phát triển. Cho
nên cơng nghiệp và nông nghiệp phải giúp đỡ lẫn nhau và cùng phát triển,
như hai chân đi khoẻ và đi đều thì tiến bước sẽ nhanh và nhanh chóng đi đến


14


mục đích. Thế là, thực hiện liên minh cơng - nông để xây dựng chủ nghĩa xã
hội, xây dựng đời sống ấm no sung sướng cho nhân dân” [37, tr.544-545].
Nhưng để có thể đảm bảo cho cơng nhân và nơng dân phát triển thì
theo Hồ Chí Minh cịn cần có một yếu tố rất quan trọng là người trí thức:
“Cách mạng cũng cần có trí thức… thí dụ: cần có thầy thuốc để săn sóc sức
khoẻ cho nhân dân; cần có thầy giáo để dạy văn hố và đào tạo cán bộ; cần có
kỹ sư để xây dựng kinh tế… Vì lẽ đó, trong sự nghiệp cách mạng, trong sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lao động tró óc có một vai trị quan trọng
và vẻ vang; và cơng, nơng, trí thức cần phải đồn kết chặt chẽ thành một
khối” [36, tr.214-215], “Cách mạng xã hội chủ nghĩa gắn liền với phát triển
khoa học và kỹ thuật, với sự phát triển văn hố của nhân dân. Những người trí
thức của chúng ta đã đóng góp một phần xứng đáng trong kháng chiến. Họ đã
được Đảng luôn luôn giúp đỡ để tiến bộ. Cho nên họ đi theo chủ nghĩa xã hội.
Giai cấp cơng nhân đồn kết chặt chẽ với trí thức để giúp học phục vụ cách
mạng, phục vụ chủ nghĩa xã hội” [38, tr.165].
Như vậy, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh giá rất
cao vai trị của trí thức trong cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội: “Trí thức
cơng nơng hố, trí thức phục vụ nhân dân bây giờ cũng cần, kháng chiến kiến
quốc cũng cần. Tiến lên xã hội chủ nghĩa cũng cần, tiến lên cộng sản chủ
nghĩa lại càng cần” [7, tr.472].
* Đảng Cộng sản Việt Nam với việc thực hiện liên minh cơng - nơng trí thức trong thời kỳ nước ta đổi mới, hội nhập quốc tế
Hội nhập kinh tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc:
một mặt, gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và
thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền
kinh tế quốc dân; và mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế
kinh tế khu vực và tồn cầu. Q trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới ở
Việt Nam được tiến hành song song với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị


15


trường và thực sự được đẩy mạnh từ năm 1995 với việc xúc tiến gia nhập Tổ
chức Thương mại Thế giới WTO. Năm 2007 Việt Nam được công nhận là
thành viên của tổ chức này. Việc gia nhập tổ chức WTO vừa đem lại những
cơ hội thuận lợi (như sẽ khắc phục được tình trạng bị phân biệt đối xử trong
buôn bán quốc tế; tạo điều kiện mở rộng thị phần quốc tế cho các sản phẩm
Việt Nam và thúc đẩy thương mại phát triển, sẽ có cơ hội xuất khẩu những
mặt hàng tiềm năng ra thế giới, tận dụng được cơ hội từ nhập khẩu như lựa
chọn các loại hàng hóa có kỹ thuật cao, cơng nghệ tiên tiến để nhanh chóng
phát triển các ngành có cơng nghệ cao, ngành mũi nhọn, nhanh chóng đuổi
kịp các nước phát triển trên thế giới; Việt Nam có điều kiện thu hút vốn, kinh
nghiệm quản lý và công nghệ mới của nước ngồi; nâng cao khả năng cạnh
tranh và tính hiệu quả trong nền kinh tế, đồng thời tạo ra mội trường cạnh
tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp Việt Nam…), vừa gặp những thách
thức, bởi lẽ Việt Nam còn là một trong những nước nghèo với mức GDP đạt
gần 1000 USD/người/năm, hệ thống chính sách kinh tế - xã hội đang trong
q trình hồn thiện, chưa đồng bộ, trình độ kỹ thuật, trình độ quản lý… có sự
chênh lệch lớn so với các nước phát triển. Bên cạnh đó, Việt Nam cịn phải
thực thi đầy đủ các cam kết của mình, đặc biệt là các cam kết trong một số
lĩnh vực như dịch vụ, sở hữu trí tuệ, các biện pháp đảm bảo thương mại cơng
bằng, an tồn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh dịch tễ, kiểm dịch động thực vật và
hàng rào kỹ thuật thương mại… nên việc thực thi sẽ rất khó khăn. Điều này
khơng chỉ u cầu Việt Nam phải thông qua các luật lệ, quy định phù hợp với
WTO và nền kinh tế thị trường, mà còn địi hỏi tình hình thực tiễn phải đáp
ứng được các yêu cầu của WTO. Cụ thể, Việt Nam phải nâng cao đáng kể
năng lực cho các cơ quan có liên quan cũng như thay đổi cơ bản về quản lý và
tổ chức, đầu tư đáng kể cho nguồn nhân lực, hợp lý hóa cơng tác tổ chức

thương mại và phân bổ ngân sách. Nếu không, sẽ phát sinh hai vấn đề: thứ
nhất, Việt Nam không thể thực hiện các nghĩa vụ WTO của mình; thứ hai là

16


Việt Nam không thể tận dụng được hết các cơ hội khi gia nhập WTO, từ đó sẽ
dẫn đến những hậu quả hết sức nghiêm trọng, có thể gây tổn hại cho nền kinh
tế.
Để tranh thủ được thời cơ thuận lợi, vượt qua thách thức cần phải có sự
đồn kết, sự đồng thuận của tồn dân tộc mà nịng cốt là khối liên minh giữa
công nhân với nông dân và trí thức - nền tảng của khối đại đồn kết dân tộc.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X ghi rõ: “Đại đoàn kết dân tộc dựa
trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ
trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, là đường lối chiến lược của cách mạng
Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa
quyết định đảm bảo thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc” [27, tr.116].
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thì tính tất yếu
của liên minh có u cầu mới:
Về chính trị, sự tồn tại của giai cấp cơng nhân, nơng dân và trí thức cịn
lâu dài, cho dù vẫn ln có sự biến động về số lượng, chất lượng trong nội bộ
từng giai cấp, từng tầng lớp; có sự giao thoa, chuyển hố lẫn nhau giữa các
giai tầng đó thì con đường phát triển hợp quy luật tiến hố ngày nay là hiện
đại, văn minh, dân chủ, công bằng cũng vẫn là lý tưởng và ước mơ của công
nhân, nơng dân, trí thức. Định hướng xã hội chủ nghĩa là điểm tương đồng
của cả cơng nhân, nơng dân, trí thức. Đó là điều kiện khách quan và là cơ sở
tư tưởng quan trọng nhất cho liên minh giữa công nhân với nơng dân và trí
thức trong thời kỳ mới.

Về mặt kinh tế, nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ
còn phổ biến, để trở thành một nước công nghiệp, đi lên chủ nghĩa xã hội thì
buộc phải cơng nghiệp hố, hiện đại hố theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
coi đó là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ q độ. Cơng nghiệp hố, hiện đại

17


hố là sự nghiệp to lớn địi hỏi một trình độ nhất định, phải có sự ổn định về
chính trị xã hội, có tích luỹ vốn; xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng nhân có đủ số
lượng và chất lượng đảm bảo cho việc tổ chức, triển khai và thực hiện thành
công những chủ trương, biện pháp xây dựng và phát triển kinh tế. Cơ cấu đội
ngũ này phải đồng bộ, bao gồm cán bộ khoa học tự nhiên, khoa học xã hội,
khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ kinh tế, cán bộ các ngành
kinh doanh, công nhân kỹ thuật… Những cán bộ này phải giỏi về chuyên
môn, trung thành với mục tiêu xã hội chủ nghĩa.
Tồn cầu hố nền kinh tế thế giới là một xu thế khách quan, lôi cuốn
ngày càng nhiều nước tham gia. Xu thế này đang bị một số nước phát triển và
các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối. Do vậy, mỗi giai cấp,
tầng lớp muốn tồn tại, phát triển, không bị phụ thuộc vào nước khác thì khơng
cịn con đường nào khác là phải chủ động tăng cường hợp tác quốc tế để tự
hiện đại hố mình. Hiện đại hố cơng nghiệp mà cơng nhân là đại biểu quyết
đinh, kéo theo hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn mà giai cấp nông dân là
đại biểu. Ngày nay, khi mà khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp,
hàm lượng trí tuệ đã và đang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong sản phẩm
công nghiệp, nông nghiệp vừa là môi trường hành nghề vừa là môi trường
dung dưỡng sự tồn tại và phát triển của trí thức. Cái tất yếu gắn bó về kinh tế
này là cơ sở vật chất cho sự liên minh giữa cơng nhân với nơng dân và trí
thức.
Về mặt xã hội: Theo quy luật của kinh tế thị trường “mạnh được yếu

thua”, trên phạm vi quốc gia và quốc tế… địi hỏi cơng nhân, nơng dân, trí
thức phải cố kết với nhau, thực sự là nòng cốt của khối đại đoàn kết dân tộc
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản thì mới đảm bảo được sự phát triển của
cơng nhân, nơng dân, trí thức và của cả dân tộc ta theo mục tiêu mà Đảng đã
đề ra.

18


Thực tế cho thấy, giai cấp công nhân dù là giai cấp tiên tiến nhất, là lực
lượng sản xuất và lực lượng cách mạng tiên phong và triệt để nhất nhưng nếu
hoạt động đơn độc trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì khơng có
đủ sức mạnh và trí tuệ; giai cấp nơng dân dù là lực lượng đơng đảo nhất có
khả năng cách mạng to lớn, chiếm đại đa số dân cư nhưng do đặc điểm của họ
là gắn với sản xuất lạc hậu, tư tưởng lại phụ thuộc vào giai cấp thống trị xã
hội, cho nên nếu giai cấp nông dân không thực hiện liên minh với giai cấp
cơng nhân thì khơng thốt khỏi nghèo nàn lạc hậu; đội ngũ trí thức tuy có vai
trị quan trọng trong mọi xã hội nhưng lịch sử cho thấy, trí thức chưa bao giờ
tự mình giải phóng triệt để cho mình được… Do vậy cả cơng nhân với nơng
dân và trí thức phải liên minh chặt chẽ với nhau thì mới hồn thành được mục
tiêu cách mạng đã đề ra.
Mặt khác, phải phát huy tính năng động, sáng tạo của mỗi giai cấp, tầng
lớp trong xã hội trong khối đại đồn kết dân tộc. Để phát huy tính năng động,
sáng tạo của cơng nhân, nơng dân và trí thức Đảng ta đã đưa ra “Nghị quyết
Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương koá X về tiếp tục xây dựng
giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất
nước”, “Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khố X
về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn” và “Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy
Ban Chấp hành Trung ương khố X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời
kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước” đã đề ra những phương

hướng cụ thể là:
Đối với giai cấp công nhân: Trong thời kỳ công nghiệp hố, hiện đại
hố đất nước hiện nay, giai cấp cơng nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội
to lớn, đang có những phát triển mới. Đội ngũ đó bao gồm, những người lao
động chân tay và trí óc, làm cơng hưởng lương trong các loại hình doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh
và dịch vụ có tính chất cơng nghiệp. Hiện nay, theo thống kê, giai cấp công

19


nhân nước ra có trên 9,5 triệu người, chiếm 14% dân số, 28% lực lượng lao
động xã hội, sản xuất ra khối lượng sản phẩm chiếm khoảng 70% thu nhập
quốc dân và đóng góp 65% tổng thu ngân sách. Do vậy, “sự lớn mạnh của
giai cấp công nhân là một điều kiện tiên quyết đảm bảo thành công của công
cuộc đổi mới, cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước” [31, tr.47]. Xây dựng
giai cấp công nhân lớn mạnh gắn kết hữu cơ với xây dựng, phát huy sức mạnh
của liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức
dưới sự lãnh đạo của Đảng, của tất cả các giai cấp, các tầng lớp xã hội trong
khối đại đoàn kết toàn dân tộc - động lực chủ yếu của sự phát triển đất nước.
Từ đó Đảng ta đưa ra quan điểm chỉ đạo trong việc xây dựng giai cấp công
nhân là:
Chiến lược xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh phải gắn kết chặt
chẽ với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và chăm lo xây dựng
giai cấp công nhân; đảm bảo hài hồ lợi ích giữa cơng nhân và người sử dụng
lao động, Nhà nước và toàn xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của công nhân, quan tâm giải quyết kịp thời những vấn đề bức
xúc, cấp bách của giai cấp công nhân.

Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho cơng nhân, khơng
ngừng trí thức hố giai cấp cơng nhân là một nhiệm vụ chiến luợc.
Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh là trách nhiệm của cả hệ thống
chính trị, của toàn xã hội và sự nỗ lực vươn lên của bản thân mỗi người công
nhân, sự tham gia đóng góp tích cực của người sử dụng lao động; trong đó sự
lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước có vai trị quyết định, cơng đồn
có vai trò quan trọng trực tiếp nhằm chăm lo xây dựng giai cấp công nhân.
Đối với giai cấp nông dân: Đảng ta khẳng định nơng nghiệp, nơng dân,
nơng thơn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá,

20


xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển
kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc
phịng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hố dân tộc và bảo vệ mơi trường sinh
thái của đất nước. Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được
giải quyết đồng bộ, gắn liền với q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại
hố nơng nghiệp, nơng thơn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của q
trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Trong mối quan hệ mật thiết
giữa nơng nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của q trình
phát triển, xây dựng nơng thơn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp,
dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch. Phát triển nông nghiệp, nông
thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của
từng vùng, từng lĩnh vực…
Đối với đội ngũ trí thức, Đảng ta chỉ rõ:
Đội ngũ trí thức Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan
trọng trong tiến trình đẩy mạnh cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội
nhập quốc tế, xây dựng nền kinh tế tri thức, phát triển nền văn hoá Việt Nam

tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Do vậy, xây dựng đội ngũ trí thức vững
mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng
cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính
trị. Đầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững.
Xây dựng đội ngũ trí trí thức là trách nhiệm của tồn xã hội, của cả hệ
thống chính trị, trong đó trách nhiệm của Đảng và Nhà nước giữ vai trị quyết
định. Trí thức có vinh dự và bổn phận trước Tổ quốc và dân tộc, khơng ngừng
phấn đấu nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chun mơn, đóng
góp cho sự phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Do vậy, phải tôn trọng và
phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của trí thức vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh. Tạo môi

21


×