Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Nội dung cơ bản của liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức trong thời kì quá độ lên CNXH ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.11 KB, 4 trang )

Nội dung cơ bản của liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức trong thời kì quá độ
lên CNXH Ở Việt Nam.
I. Đặc điểm của giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức Việt Nam.
- Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam:
Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam còn
có những đặc điểm riêng:
+ Giai cấp công nhân Việt Nam tuy ra đời chậm và chiếm tỷ lệ thấp trong thành phần dân cư,
nhưng do kế thừa truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cường của dân tộc mà giai cấp công
nhân nước ta luôn tỏ rõ là một giai cấp kiên cường, bất khuất.
+ Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong nỗi nhục mất nước cộng với nỗi khổ vì ách áp bức
bóc lột của giai cấp tư sản đế quốc làm cho lợi ích giai cấp và lợi dân tộc kết hợp làm một, khiến
động cơ cách mạng, nghị lực cách mạng và tính triệt để cách mạng của giai cấp công nhân được
nhân lên gấp bội.
+ Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam, lại có Đảng lãnh đạo nên
luôn giữ được sự đoàn kết thống nhất và giữ vững vai trò lãnh đạo của mình.
+ Giai cấp công nhân Việt Nam đa số xuất thân từ nông dân, có mối liên hệ máu thịt với nhân
dân. Đó là điều kiện hết sức thuận lợi để thực hiện sự liên minh giai cấp, trước hết là đối với giai
cấp nông dân. Ngày nay, trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn, sẽ có nhiều
nhiều người nông dân vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp và trở thành công nhân ở ngay chính
trên quê hương mình…
Tuy vậy, số lượng công nhân nước ta còn ít, trình độ văn hóa, tay nghề, khoa học kỹ thuật còn
thấp, cách thức làm việc có nơi, có chỗ còn tỏ ra tùy tiện, manh mún. Do vậy, để đảm đương
được sứ mệnh lịch sử của mình, một trong những điều kiện quan trọng là giai cấp công nhân Việt
Nam phải liên minh được với giai cấp nông dân. Tầng lớp trí thức và tầng lớp nhân dân lao động
khác.
- Đặc điểm của giai cấp nông dân Việt Nam:
+ Giai cấp nông dân là giai cấp của những người lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp
bao gồm: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp….
+ Giai cấp nông dân có nhiều ưu điểm như: Lao động rất cần cù, chịu khó, tạo ra lương thực,
thực phẩm nuôi sống con người, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và hàng xuất khẩu. Là
lực lượng chiếm số đông trong xã hội, và gắn bó lâu đời với cội nguồn của dân tộc nên có nhiều


công lao đóng góp trong sự nghiệp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong xã
hội cũ, nông dân bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất nên họ có tinh thần phản kháng chống áp bức,
bóc lột và bất công.
Về hạn chế: Giai cấp nông dân là những người tư hữu nhỏ, tuy nhiên tư hữu của nông dân không
đồng nhất với tư hữu của giai cấp bóc lột. Do phương thức sản xuất phân tán nên nông dân
không có sự liên kết chặt chẽ cả về kinh tế, tư tưởng và tổ chức. Giai cấp nông dân không có hệ
tư tưởng độc lập mà tư tưởng của họ phụ thuộc vào hệ tư tưởng của giai cấp thống trị xã hội. Nên
nông dân không thể tự mình giải phóng mình. Muốn được giải phóng, nông dân phải tham gia
vào khối liên minh và chịu sự lãnh đạo của giai cấp nông dân.
- Đặc điểm của tầng lớp trí thức:
+ Trí thức là một tầng lớp xã hội đặc biệt của một bộ phận lao động trí óc, phức tạp và sáng tạo.
Sản phẩm lao động trực tiếp của họ là những tri thức khoa học, những giá trị về tinh thần, được
tạo ra trong quá trình nghiên cứu, sáng tạo, phát minh, giảng dạy, quản lý có tác dụng định
hướng cho nhận thức và hành động thực tiễn trên mọi lĩnh vực.
+ Trí thức là những người có trình độ học vấn cao, am hiểu sâu trong lĩnh vực công việc của
mình. Các sản phẩm do trí thức tao ra được áp dụng vào mọi mặt của dời sống xã hội, nhất là
trong sản xuất làm tăng năng suất, chất lượng và hiểu quả. Ngày nay, cách mạng khoa học kỹ
thuật và công nghệ hiện đại đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì Trí thức ngày
càng có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng CNXH và hội nhập khu vực, quốc tế. Trong
các chế độ xã hội cũ, phần lớn trí thức là những người lao động, họ cũng bị áp bức, bóc lột, bất
công nên họ cũng có tinh thần đấu tranh chống áp bức, bóc lột, đòi hòa bình độc lập dân tộc và
tự chủ. Trí thức không có phương thức sản xuất riêng và địa vị kinh tế, xã hội độc lập nên trí
thức cũng không có hệ tư tưởng độc lập. Mặc dù vậy, trí thức luôn giúp giai cấp thống trị khái
quát về lý luận để hình thành hệ tư tưởng của giai cấp thống trị xã hội. Trí thức tuy có tinh thần
đấu tranh chống áp bức, bóc lột nhưng lại thiếu kiên quyết, triệt để. Vì vậy, Trí thức muốn được
giải phóng phải chịu sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và tham gia vào khối liên minh.
II. Nội dung cơ bản của lien minh công nhân, nông dân và trí thức trong thời kỳ quá độ đi
lên CNXH:
1. Nội dung chính trị của liên minh:
Một là: Mục tiêu, lợi ích chín trị cơ bản nhất của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ

trí thức và của cả dân tộc ta là: độc lập dân tộc và CNXH. Nhưng đạt được mục tiêu, lợi ích
chinh trị cơ bản đó khi giá trị tư tưởng cực hiện liên minh lại không thể dung hòa lập trường
chính trị của ba giai tầng mà phải trên lập trương tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân. Bởi
vì, chỉ có phấn đấu thực hiện muc tiêu lí tưởng thì mới thực hiện được đồng thời cả nhu cầu lợi
ích chính trị cơ bản của giai cấp công nhân, nông dân, trí thức và của dân tộc là ĐLDT và
CNXH.
Hai là: Khối liên minh chiến lược này do đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo thì mới có đường
lối chủ trương đúng đắn để thực hiện liên minh, thực hiện quá trình giử vững ĐLDT và xây dựng
CNXH thành công. Do đó, ĐCS từ trung ương tới cơ sở phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng
và tổ chức lãnh đạo khối liên minh và lãnh đạo xã hội là vấn đề có ý nghĩa như một nguyên tắc
về chính trị của liên minh. Trong thời kì quá độ lên CNXH, liên minh công nông trí thức ở nước
ta còn làm nồng cốt cho liên minh chính trị rộng lớn nhất là mặt trận tổ quốc, là cơ sở để xây
dựng nền dân chủ XHCN, đồng thời là nền tảng cho nhà nước XHCN ngày càng được củng cố
lớn mạnh để bảo vệ tổ chức và xây dựng CNXH.
Ba là: Nội dung chính trị của liên minh không tách rời nôi dung, phương thức đổi mới hệ thống
chính trị trên pham vi cả nước. Dưới góc độ của liên minh, cần cụ thể hóa viêc đổi mới về nội
dung tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị trong giai cấp công nhân, nông
dân, trí thức. Nội dung chính trị cấp thiết nhất hiện nay là triển khai thực hiện “quy chế dân chủ
cơ sở”, nhất là ở khu vực nông thôn.
2. Nội dung kinh tế của liên minh:
Nội dung kinh tế là nội dung cơ bản, quyết định nhất, là cơ sở vạt chất kỷ thuật vững chắc của
liên minh trong thời kỳ quá độ. Nội dung kinh tế liên minh ở nước ta trong thời kì quá độ được
cụ thể hóa ở các điểm sau đây:
- Phải xác định thực trạng, tiềm năng kinh tế của cả nước và sự hợp tác quốc tế, từ đó mà xác
định dúng cơ cấu kinh tế gắn liền với nhu cầu kinh tế của công nhân, nông dân, tri thức và của
toàn thể xã hội. Đảng ta xác định cơ cấu kinh tế chung của nước ta là: “Công –nông nghiệp-dịch
vụ”. Trong điều kiện hiện nay, Đảng ta còn xác định “từng bước phát triển kinh tế tri thức, từ đó
mà tăng cường liên minh công –nông-trí thức”
- Trên cơ sở kinh tế, các nhu cầu kinh tế phát triển dưới nhiều hình thức hợp tác, liên kết, giao
lưu…trong sản xuất, lưu thông phân phối giữa công nhân, nông dân, trí thức, giữa các lĩnh vực

công nhiệp-nông nghiệp-khoa học công nghệ và dịch vụ khác, giữa các địa bàn, vùng miền dân
cư trong cả nước; giữa nước ta và nước khác.
- Từng bước hình thành quan hệ sản xuất CNXH trong quá trình thực hiện liên minh. Việc phát
triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phải được thể hiện qua việc đa dạng và đổi mới các hình
thức hợp tác kinh tế, hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình, trang trại, dịch vụ ở nông thôn. Trong quá
trình hình thành quan hệ sản xuất phải trên cơ sở công hữu hóa các tư liệu sản xuất chủ yếu, kinh
tế nhà nước vươn lên giữ vai trò chủ đạo, cùng kinh tế tập thể làm nền tảng cho nền kinh tế cả
nước, theo định hướng XHCN.
- Nội dung kinh tế của liên minh ở nước ta còn thể hiện ở vai trò của Nhà nước. Nhà nước có vị
trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện liên minh. Vai trò của Nhà nước đối với nông dân thể
hiện qua chính sách khuyến nông. Các tổ chức khuyến nông, các cơ sở kinh tế nhà nước có
những chính sách hợp lí thể hiện quan hệ của mình đối với nông dân, tạo điều kiện cho liên minh
phát triển nông nghiệp và nông thôn, không chỉ là một ngành kinh tế, một khu vực kinh tế mà
còn là một lĩnh vực mang ý nghĩa sinh thái xã hội.
Đối với tri thức, nhà nước cần phải đổi mới và hoàn chỉnh các luật, chính sách có liên quan trực
tiếp đến sở hữu trí tuệ như chính sách về phát triển khoa hoc công nghệ, giáo dục và đào tạo, bảo
vệ quyền tác giả, về báo chí, xuất bản, về văn học nghệ thuật…hướng các hoạt động của tri thức
vào việc phục vụ công-nông, gắn với cơ sở sản xuất và đời sống toàn xã hội.
3. Nội dung văn hóa, xã hội của liên minh:
Liên minh về văn hóa, xã hội thể hiện qua các nội dung cụ thể sau đây:
- Tăng trưởng kinh tế gắn liên với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Nội dung xã hội mang ý nghĩa kinh tế và chính trị cấp thiết trước mắt của liên minh là tạo nhiều
việc làm có hiệu quả, đồng thời kết hơp các giải pháp cứu trợ, hỗ trợ để xóa đói, giảm nghèo cho
nông dân, công nhân và tri thức.
- Đổi mới và thực hiện tốt các chính sách xã hội, đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ xã hội trong công
nhân, nông dân, tri thức cũng là nội dung xã hội cần thiết; đồng thời nội dung này còn mang ý
nghĩa giáo dục truyền thống, đạo lí, lối sống…cho toàn xã hội và thế hệ mai sau.
- Nâng cao dân trí là nội dung cơ bản, lâu dài. Trước mắt, tập trung vào việc củng cố xóa mù chữ
đối với nông dân, nhất là ở miền núi. Nâng cao kiến thức về cao học công nghệ, về chính trị,

kinh tế, văn hóa, xã hội. Khắc phục các tệ nạn xã hội, các hũ tục lạc hậu các biểu hiện tiêu cực
như tham nhũng, quan liêu, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
- Gắn quy hoạch phát triển công nghiệp, khoa học công nghệ với quy hoạch nông thôn, đô thị
hóa công nghiệp hóa nông thôn với kết cấu hạ tầng ngày càng thuận lợi và hiện đại. Xây dưng
các cơ sỏ giáo dục, văn hóa, y tế, thể thao, các công trình phúc lợi công cộng một cách tương
xứng, hợp lí ở các vùng nông thôn, đặc biệt là vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Có như vậy nội dung liên minh mới toàn diện và đạt mục tiêu của định hướng XHCN và mới làm
cho công-nông-trí thức củng như các vùng, các miền, các dân tộc xich lại gần nhau trên thực tế.
III. Tính tất yếu của liên minh công – nông – tri thức trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam.
- Xuất phát từ những quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về tính tất yếu của liên minh
công – nông – trí thức trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, và xuất phát từ đặc điểm của nước ta là
từ một nước nông nghiệp, đại đa số dân cư là nông dân, trong quá trình cách mạng, đòi hỏi Đảng
ta phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề liên minh giai cấp. Liên minh giai cấp ở nước ta cũng là
một tất yếu khách quan, bởi cả ba giai tầng đều cùng cùng cảnh ngộ mất nước, đều bị áp bức,
bóc lột và cùng chung một mục tiêu giải phóng. Quan điểm, đường lối của Đảng ta về tính tất
yếu của liên minh công – nông –trí thức được thể hiện từ văn kiện đại hội II của Đảng Lao động
Việt Nam (1951): “ Chính quyền của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là chính quyền dân chủ
của nhân dân…Lấy liên minh công nhân, nông dân và lao động trí thức làm nền tảng do giai cấp
công nhân lãnh đạo” (Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, NXB. Chính trị Quốc
Gia, Hà Nội, 2001, tập 12, tr. 437).
Trong “cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” và trong chỉ
đạo thực tiễn, Đảng ta đặc biệt quan trọng mối liên minh này và coi đó là nền tảng của nhà nước
của dân, do dân và vì dân.
Đến đại hội lần thứ IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định tính tất yếu và còn đặc biệt coi trọng vấn đề
này khi đẩy mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội chỉ rõ: “Động lực chủ yếu để
phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và
tầng lớp trí thức do Đảng lãnh đạo” (Đảng cộng sản Việt Nam : Văn kiện đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX, NXB.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.86)./.

×