Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Đánh giá khả năng sản xuất của đàn gà lohmann meat bố mẹ và thương phẩm nuôi tại công ty cổ phần japfa comfeed việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.74 KB, 89 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT



ðÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA ðÀN GÀ
LOHMANN MEAT BỐ MẸ VÀ THƯƠNG PHẨM NUÔI TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN JAPFA COMFEED VIỆT NAM





LUẬN VĂN THẠC SĨ







HÀ NỘI, 2013



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT



ðÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA ðÀN GÀ
LOHMANN MEAT BỐ MẸ VÀ THƯƠNG PHẨM NUÔI TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN JAPFA COMFEED VIỆT NAM


CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI
MÃ SỐ : 60.62.01.05



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. ðẶNG THÁI HẢI




HÀ NỘI, 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ii

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là công
trình nghiên cứu của tôi. Số liệu và kết quả hoàn toàn trung thực, chưa từng ñược
ai công bố, sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược
cảm ơn và các thông tin trích dẫn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Ánh Nguyệt


















Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

iii

LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành cuốn luận văn thạc sĩ này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới các Quí thầy cô giáo bộ môn Hóa sinh - Sinh lý ñộng vật, Khoa Chăn nuôi
- Nuôi trồng Thuỷ sản, Ban quản lý ñào tạo Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội
ñã giúp ñỡ và tạo ñiều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS. TS. ðặng Thái Hải - Trưởng bộ
môn Hóa sinh - Sinh lý ñộng vật ñã tận tình hướng dẫn và giúp ñỡ tôi trong quá
trình thực hiện ñề tài nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám ñốc, cán bộ và công nhân viên Xí
nghiệp gà Tam Dương - Vĩnh Phúc và trại gà Lạc Thủy - Hòa Bình, ñã tạo mọi
ñiều kiện thuận lợi nhất ñể tôi tiến hành ñề tài nghiên cứu khoa học và hoàn
thành luận văn của mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia ñình, cơ quan, bạn bè và ñồng
nghiệp ñã ñộng viên, giúp ñỡ và khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn.

Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả Luận văn




Nguyễn Thị Ánh Nguyệt







Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC ðỒ THỊ viii
MỞ ðẦU 1
1. ðặt vấn ñề 1
2. Mục tiêu của ñề tài 2
3. Ý nghĩa của ñề tài 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng 3
1.1.1. Khái niệm về sinh trưởng 3
1.1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng ñến sinh trưởng của gia cầm 4
1.1.3. Các chỉ tiêu ñánh giá sự sinh trưởng 10
1.2. Khả năng sinh sản của gia cầm 11
1.2.1. Tuổi thành thục sinh dục 11
1.2.2. Sức sản xuất trứng của gia cầm 12
1.3. Khả năng thụ tinh và tỷ lệ ấp nở 19
1.3.1. Khả năng thụ tinh 19
1.3.2. Tỷ lệ ấp nở 21
1.4. Cơ sở về tiêu tốn thức ăn 23
1.5. Hiệu quả sử dụng thức ăn 25
1.6. Tỷ lệ nuôi sống 25

1.7. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 26
1.7.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 26
1.7.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 28
Chương 2. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. ðối tượng, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 31
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
v

2.1.1. ðối tượng nghiên cứu 31
2.1.2. ðịa ñiểm 31
2.1.3. Thời gian 31
2.2. Nội dung nghiên cứu 31
2.2.1. Trên ñàn bố mẹ 31
2.2.2. Trên ñàn thương phẩm 31
2.3. Phương pháp nghiên cứu 31
2.3.1. Nuôi dưỡng, chăm sóc 31
2.3.2. Phương pháp xác ñịnh các chỉ tiêu 34
2.4. Phương pháp xử lý số liệu 40
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 41
3.1. Kết quả nghiên cứu trên ñàn gà bố mẹ 41
3.1.1. Khối lượng cơ thể ñàn gà hậu bị 41
3.1.2. ðộ ñồng ñều của ñàn gà hậu bị 45
3.1.3. Hiệu quả sử dụng thức ăn của ñàn gà giai ñoạn hậu bị 47
3.1.4. Tỷ lệ nuôi sống 50
3.1.5. Tuổi thành thục sinh dục 52
3.1.6. Tỷ lệ ñẻ và năng suất trứng 54
3.1.7. Tỷ lệ trứng giống và năng suất trứng giống 57
3.1.8. Kết quả ấp nở 59
3.1.9. Hiệu quả sử dụng thức ăn 61
3.1.10. Tỷ lệ nuôi sống, loại thải và hao hụt từ 24 - 46 tuần tuổi 63

3.2. Kết quả nghiên cứu trên ñàn gà thương phẩm 65
3.2.1. Khối lượng cơ thể 65
3.2.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà Lohmann Meat thương phẩm 69
3.2.3. Hiệu quả sử dụng thức ăn 70
3.2.4. Khảo sát tỷ lệ thân thịt 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
1. Kết luận 74
2. Kiến nghị 75
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vi

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CS
Cộng sự
HQSDTA
Hiệu quả sử dụng thức ăn
LTATN
Lượng thức ăn thu nhận
TB
Trung bình
TTTA
Tiêu tốn thức ăn
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam





















Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp cho ñàn gà bố mẹ 32
Bảng 2.2. Lịch trình sử dụng vắc xin trên ñàn gà bố mẹ 33
Bảng 2.3. Lịch trình sử dụng vắc xin cho ñàn thương phẩm 34
Bảng 3.1. Khối lượng cơ thể của ñàn gà hậu bị 42
Bảng 3.2. ðộ ñồng ñều của ñàn gà hậu bị 46
Bảng 3.3. Lượng thức ăn thu nhận giai ñoạn hậu bị (g/con/ngày) 49
Bảng 3.4. Tỷ lệ nuôi sống của ñàn gà trong giai ñoạn 1 - 23 tuần tuổi (%) 51
Bảng 3.5. Tuổi thành thục sinh dục, khối lượng gà và khối lượng trứng 53

Bảng 3.6. Tỷ lệ ñẻ và năng suất trứng 55
Bảng 3.7. Tỷ lệ trứng giống và năng suất trứng giống 58
Bảng 3.8. Kết quả ấp nở 60
Bảng 3.9. Hiệu quả sử dụng thức ăn trong giai ñoạn ñẻ trứng 62
Bảng 3.10. Tỷ lệ nuôi sống, loại thải và hao hụt từ 24 - 46 tuần tuổi (%) 64
Bảng 3.11. Khối lượng cơ thể gà qua các tuần tuổi (n = 150) 66
Bảng 3.12. Sinh trưởng tuyệt ñối và tương ñối của gà thương phẩm 67
Bảng 3.13. Tỷ lệ nuôi sống của gà Lohmann Meat thương phẩm 70
Bảng 3.14. Hiệu quả sử dụng thức ăn của ñàn gà thương phẩm 71
Bảng 3.15. Kết quả mổ khảo sát gà thương phẩm ở 7 tuần tuổi 72










Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
viii

DANH MỤC ðỒ THỊ

ðồ thị 3.1. Khối lượng ñàn gà Lohmann Meat bố mẹ từ 1 - 23 tuần tuổi 43
ðồ thị 3.2. Tỷ lệ ñẻ của ñàn gà Lohmann Meat bố mẹ 56
ðồ thị 3.3. Năng suất trứng của ñàn gà Lohmann Meat bố mẹ 56
ðồ thị 3.4. Mối quan hệ giữa tỷ lệ ñẻ và HQSDTA 63
ðồ thị 3.5. Khối lượng gà qua các tuần tuổi 66

ðồ thị 3.6. Sinh trưởng tuyệt ñối của gà thương phẩm 68
ðồ thị 3.7. Sinh trưởng tương ñối của ñàn gà thương phẩm 69

















Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1

MỞ ðẦU
1. ðặt vấn ñề
Chăn nuôi gia cầm là một nghề chăn nuôi truyền thống ở Việt Nam. Sản
phẩm gia cầm, ñặc biệt là thịt gia cầm không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm có
giá trị (chứa khoảng 18% protein) mà trứng gia cầm còn ñược coi là một trong
những kỳ tích của thiên nhiên. Với những lý do ñó, sản phẩm gia cầm luôn có vị
trí trên thị trường tiêu thụ chỉ ñứng sau ngành chăn nuôi lợn, có giá trị sản xuất
1.701 tỷ ñồng năm 1986 tăng lên trên 4.084,08 tỷ ñồng năm 2003, ñóng vai trò

quan trọng trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Theo số liệu của tổng cục thống kê, số lượng ñàn gia cầm của nước ta
trong năm 2004 là 218,15 triệu con. Năm 2005, ñàn gia cầm trong nước ñã tăng
lên 219,91 triệu con; song năm 2006 lại giảm xuống 214,56 triệu con. Nguyên
nhân của sự phát triển không ổn ñịnh này là do dịch cúm gia cầm. Năm 2007, số
lượng ñàn gia cầm trong nước ñã tăng lên 226,03 triệu con và 253,51 triệu con,
trong ñó có 179,12 triệu con gà (năm 2008) và ngày 01/10/2010 tổng ñàn gia
cầm có khoảng 295,8 triệu con, tăng 5,6 % so với năm 2009 (trích theo Nguyễn
Thị Mai và CS, 2009).
Sản lượng thịt gà năm 2004 là 316,41 nghìn tấn. Từ năm 2005 ñến 2008,
sản lượng thịt không ngừng tăng lên. Sản lượng thịt trong năm 2005 là 321,89
nghìn tấn ñã tăng lên 344,41 nghìn tấn (năm 2006); 358,76 nghìn tấn (năm 2007);
417,09 nghìn tấn (năm 2008). ðến ngày 01/10/2010 sản lượng thịt ñạt 590 nghìn
tấn, tăng 13% so với năm 2009.
Sản lượng trứng là 3,94 tỷ quả năm 2004 và năm 2005 là 3,95 tỷ quả.
Năm 2006 sản lượng trứng ñã tăng lên 3,97 tỷ quả; 4,16 tỷ quả (năm 2007) và
tăng lên 4,94 tỷ quả năm 2008.
Tuy nhiên, hiện nay chăn nuôi gia cầm ở nước ta vẫn chủ yếu nuôi theo
hình thức chăn nuôi hộ gia ñình. Nên sản phẩm gia cầm không ñủ cung cấp cho
nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Một lượng lớn sản phẩm gia cầm không
rõ nguồn gốc thường xuyên ñược nhập lậu vào Việt Nam, mang theo dịch bệnh,
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2

không ñảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng ñến sức khỏe của người
tiêu dùng.
Trước thực trạng ñó, có nhiều Công ty, Xí nghiệp ñã nhập các giống gà bố
mẹ hướng thịt có năng suất cao và chất lượng tốt về nuôi thích nghi và ñưa vào
sản xuất như: Ross, Isa, Hubbard - Classic Nhằm làm phong phú thêm giống gà
công nghiệp hướng thịt và ñáp ứng nhu cầu về con giống của người chăn nuôi,

Công ty cổ phần Japfa Comfeed Việt Nam ñã tiến hành nuôi thử nghiệm và nhập
giống gà Lohmann Meat từ hãng Lohmann Tierzucht về nuôi. ðể có cơ sở khoa
học ñánh giá ñặc ñiểm sinh học và khả năng sản xuất của ñàn gà bố mẹ và
thương phẩm, góp phần hoàn thiện quy trình chăn nuôi của giống gà Lohmann
Meat, chúng tôi tiến hành ñề tài:
“ðánh giá khả năng sản xuất của ñàn gà Lohmann Meat bố mẹ và
thương phẩm nuôi tại Công ty cổ phần Japfa Comfeed Việt Nam”.
2. Mục tiêu của ñề tài
- Xác ñịnh khả năng sinh sản và sức sống của ñàn gà giống Lohmann
Meat bố mẹ.
- Xác ñịnh khả năng sản xuất và sức sống của gà thịt thương phẩm.
3. Ý nghĩa của ñề tài
- Ý nghĩa khoa học: ðề tài góp phần làm phong phú thêm những vấn ñề lý
luận, cơ sở khoa học về sức sản xuất của gà giống Lohmann Meat bố mẹ và
thương phẩm.
- Ý nghĩa thực tiễn: Cung cấp một số thông số cơ bản góp phần hoàn thiện
quy trình chăn nuôi của gà giống Lohmann Meat bố mẹ và thương phẩm.






Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng
1.1.1. Khái niệm về sinh trưởng
Sinh trưởng là sự tăng trưởng về kích thước tế bào, số lượng tế bào và

dịch thể tế bào (Widdowson, 1980) (trích theo Campbell John và Lasey, 1969).
Về mặt sinh hóa, sinh trưởng ñược xem là quá trình tổng hợp protein. Vì thế, khi
ñánh giá quá trình sinh trưởng người ta thường dựa vào khối lượng cơ thể. Tuy
nhiên, khối lượng có thể tăng lên là do tích lũy nước, tích lũy mỡ mà không có sự
phát triển của mô cơ.
Theo Nguyễn Thị Mai và CS (2009), tốc ñộ sinh trưởng thể hiện qua mức
tăng khối lượng bình quân hàng ngày (tăng khối lượng tuyệt ñối), tỷ lệ tăng khối
lượng so với khối lượng ban ñầu (tăng khối lượng tương ñối).
Sự sinh trưởng của gia cầm sau nở ñược chia làm hai thời kỳ:
* Thời kỳ gà con:
Trong thời kỳ này, tế bào tăng nhanh cả về số lượng, kích thước và khối
lượng nên gia cầm có tốc ñộ sinh trưởng nhanh với cường ñộ mạnh. Một số cơ
quan nội tạng chưa phát triển hoàn chỉnh, ñặc biệt là hệ tiêu hoá. Các men tiêu
hoá chưa ñầy ñủ, gà con dễ bị ảnh hưởng của thức ăn và nuôi dưỡng. Do ñó, chất
lượng thức ăn và kỹ thuật nuôi dưỡng ở thời kỳ này ảnh hưởng rất lớn tới tốc ñộ
sinh trưởng của gia cầm. Gà con rất nhậy cảm với sự thay ñổi của ñiều kiện nuôi
dưỡng, ñặc biệt là nhiệt ñộ. Trong những ngày ñầu, nhiệt ñộ ảnh hưởng rất lớn
ñến tốc ñộ sinh trưởng của gà con, do thân nhiệt chưa ổn ñịnh. Trong thời kỳ này
cũng diễn ra quá trình thay lông. ðây là quá trình sinh lý quan trọng của gia cầm,
làm tăng quá trình trao ñổi chất, quá trình tiêu hoá, hấp thu, tuần hoàn, do ñó cần
chú ý tới hàm lượng các chất dinh dưỡng ñặc biệt là các axít amin hạn chế như:
lyzin, methionin và tryptophan.
* Thời kỳ gà trưởng thành:
Thời kỳ này các cơ quan trong cơ thể gia cầm gần như ñã phát triển hoàn
thiện. Số lượng tế bào tăng chậm, chủ yếu là quá trình phát dục. Quá trình tích
luỹ của gia cầm một phần ñể duy trì sự sống và một phần ñể tích luỹ mỡ, tốc ñộ
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4

sinh trưởng chậm hơn thời kỳ gà con. Vì vậy, giai ñoạn này cần xác ñịnh thời

ñiểm giết mổ hợp lý (khi tốc ñộ sinh trưởng giảm) ñể cho hiệu quả kinh tế cao
nhất.
Trong nghiên cứu sinh trưởng ở gia cầm, việc xác ñịnh khối lượng cơ thể
qua các tuần tuổi. ðây là một chỉ tiêu sử dụng rất quen thuộc ñể ñánh giá sinh
trưởng, vì chỉ tiêu này ñơn giản, dễ xác ñịnh. Qua theo dõi khối lượng của cơ thể
ở các tuần tuổi có thể tính sự tăng khối lượng và hiệu quả sử dụng thức ăn.
1.1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng ñến sinh trưởng của gia cầm
Sinh trưởng của gia cầm là quá trình sinh học phức tạp, chịu nhiều ảnh
hưởng của nhiều yếu tố về di truyền và ngoại cảnh như: dòng, giống, giới tính, tốc
ñộ mọc lông, khối lượng bộ xương, sự phát triển của xương lưỡi hái, chế ñộ dinh
dưỡng, khả năng kháng bệnh, ñiều kiện chăn nuôi và nhiều yếu tố khác.
* Ảnh hưởng của dòng, giống:
Giống, dòng có ảnh hưởng ñến sinh trưởng. Các cá thể thuộc các giống, các
dòng khác nhau thì có tốc ñộ sinh trưởng khác nhau. Gà hướng thịt, có tốc ñộ sinh
trưởng nhanh hơn gà hướng trứng. Theo Nguyễn Mạnh Hùng và CS (1994), sự
khác nhau về khối lượng giữa các giống gia cầm rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng
hơn gà hướng trứng khoảng 500 - 700g (13 - 30%). Theo Trần Long (1994), kết
quả nghiên cứu tốc ñộ sinh trưởng trên 3 dòng thuần (V1, V3, V5) của giống gà
Hybro HV85 cho thấy tốc ñộ sinh trưởng 3 dòng hoàn toàn khác nhau trong vòng
42 ngày tuổi. Gà trống có khả năng tăng trọng cao nhất vào 7 - 8 tuần tuổi, gà mái
vào lúc 6 - 7 tuần tuổi
Khi Letner và Asmundsen (1983) so sánh tốc ñộ sinh trưởng của các
giống gà Leghorn trắng và Plymouth Rock tới 24 tuần tuổi, ñã cho thấy gà
Plymouth Rock sinh trưởng nhanh hơn gà Leghorn 2 - 6 tuần tuổi và sau ñó
không có sự khác nhau.
Theo Godfrey và Joap (1952), sự di truyền các tính trạng về khối lượng cơ
thể do 15 cặp gen tham gia, trong ñó ít nhất có một gen liên kết giới tính (nằm
trên nhiễm sắc thể X). Vì vậy, có sự sai khác về khối lượng cơ thể giữa con trống
và con mái trong cùng một giống, gà trống nặng hơn gà mái 24 - 32%.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

5

Theo Kushner (1969) (trích từ Nguyễn Ân và CS, 1978), hệ số di truyền
khối lượng sống của gà 1 tháng tuổi là 33%; 2 tháng tuổi là 46%; 3 tháng tuổi là
43%.
Theo Chambers (1990), có rất nhiều gen ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và
phát triển của cơ thể gia cầm. Có gen ảnh hưởng tới sự phát triển chung, có gen
ảnh hưởng theo nhóm tính trạng, có gen ảnh hưởng tới một vài tính trạng riêng lẻ.
* Ảnh hưởng của tính biệt:
Do có sự khác nhau về ñặc ñiểm và chức năng sinh lý nên quá trình sinh
trưởng và phát triển ở gà trống và gà mái không giống nhau.
Theo Bùi ðức Lũng (1992), khối lượng cơ thể gà broiler trống và mái
V135 khác nhau ngay từ lúc một ngày tuổi và sự khác biệt này thể hiện rõ hơn
qua các tuần tuổi.
Trần ðình Miên và CS (1994) cho biết lúc mới nở gà trống nặng hơn gà
mái 1%, tuổi càng tăng sự sai khác càng lớn. Ở 2 tuần tuổi sự sai khác về khối
lượng giữa gà trống và gà mái là hơn 5%, 3 tuần tuổi 11% và 8 tuần tuổi hơn 27%.
Godfrey và Joap (1952) cho rằng: kiểu di truyền về khối lượng cơ thể do 15 cặp
gen quy ñịnh, trong ñó ít nhất có một cặp gen liên kết giới tính (nằm trên nhiễm
sắc thể X), dẫn ñến sự sai khác về khối lượng cơ thể giữa gà trống và gà mái.
Trong cùng một giống, gà trống nặng hơn gà mái từ 24 - 32%. Ở gà trống gen
này hoạt ñộng mạnh hơn, do gà trống có hai nhiễm sắc thể giới tính, còn gà mái
có một.
* Ảnh hưởng của chế ñộ dinh dưỡng:
Chế ñộ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều tới tốc ñộ sinh trưởng của gia cầm.
Vì vậy, phải cung cấp ñủ chất dinh dưỡng nếu không sẽ làm giảm khả năng sinh
trưởng và khả năng sản xuất, ñồng thời không phát huy hết tiềm năng của giống.
Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng ñến sự phát triển của các tổ chức trong cơ
thể như: hệ thần kinh, cơ quan sinh sản, xương, cơ, mô, mỡ…mà còn ảnh hưởng tới
sự liên hệ của mô này tới mô khác. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng tới sinh

trưởng mà còn ảnh hưởng tới biến ñộng di truyền sinh trưởng.
Theo Trần ðình Miên và CS (1975), trong việc nuôi dưỡng, thức ăn có tác
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6

dụng rất lớn ñến sự phát triển của gia cầm. Khẩu phần ñầy ñủ chất dinh dưỡng
theo giai ñoạn sẽ thúc ñẩy quá trình sinh trưởng phát dục. Nếu thức ăn thiếu
protein, vitamin và các chất khoáng thì quá trình sinh trưởng sẽ chậm. Trong bất
kỳ trường hợp nào, thức ăn tốt luôn ảnh hưởng ñến sự phát triển, và tính chất chu
kỳ của sinh trưởng vẫn luôn luôn tồn tại. Rovimen (1994) qua nghiên cứu ñã xác
ñịnh ảnh hưởng của các mức protein và năng lượng trong khẩu phần ñến khả
năng tăng khối lượng và chuyển hóa thức ăn của gà broiler Ross 208.
Theo Bùi ðức Lũng và Lê Hồng Mận (1995), ñể phát huy khả năng sinh
trưởng của gia cầm không những phải cung cấp ñầy ñủ thức ăn với ñầy ñủ chất
dinh dưỡng mà còn phải ñảm bảo sự cân bằng giữa chúng, ñặc biệt là cân bằng
giữa năng lượng và protein, sự cân bằng giữa các axít amin.
Ngoài ra thức ăn hỗn hợp cần ñược bổ sung các chế phẩm sinh học không
mang ý nghĩa dinh dưỡng nhưng kích thích sinh trưởng, làm tăng chất lượng thịt.
Lê Hồng Mận và CS (1995) cho biết ñã xác ñịnh ñược nhu cầu protein thích hợp
nuôi gà thịt cho năng suất cao. Còn Trần Công Xuân và CS (1995), khi nghiên cứu
chế ñộ dinh dưỡng nuôi gà thịt AV - 35 gồm 9 lô thí nghiệm với 3 mức năng lượng
và protein khác nhau ñã nhận thấy khối lượng gà ở 56 ngày tuổi khác nhau rõ rệt.
Dinh dưỡng của gia cầm gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần dinh
dưỡng có tầm quan trọng và ý nghĩa riêng.
Protein cấu tạo nên mô bào, là thành phần chính của các enzim xúc tác
cho những quá trình trao ñổi chất trong cơ thể. Do vậy, những giống gà sinh
trưởng nhanh có nhu cầu protein cao. Mỗi giống, dòng, mỗi cá thể ở các giai
ñoạn sinh trưởng phát triển khác nhau có nhu cầu protein khác nhau. Sự thiếu hụt
các axít amin trong khẩu phần sẽ ảnh hưởng trực tiếp ñến sinh trưởng và hiệu quả
sử dụng thức ăn. Khi khẩu phần dư thừa protein, gia cầm sinh trưởng chậm, giảm

tích luỹ mỡ và có hàm lượng axit uric trong máu tăng.
Cũng như protein, năng lượng ñược sử dụng cho duy trì và sản xuất. Khi
năng lượng trong khẩu phần thấp, gà ăn nhiều hơn song hiệu quả sử dụng thức ăn lại
kém hơn.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7

* Ảnh hưởng của mật ñộ nuôi:
Ngoài các yếu tố khí hậu (nhiệt ñộ, ẩm ñộ, ánh sáng…) ảnh hưởng lớn ñến
hiệu quả chăn nuôi, mật ñộ nuôi cũng là một vấn ñề nhạy cảm. Mật ñộ nuôi thấp
gây lãng phí lao ñộng, lãng phí chuồng trại và làm giảm hiệu quả kinh tế chăn
nuôi; mật ñộ nuôi cao không hợp lý sẽ làm ảnh hưởng tới tiểu khí hậu chuồng
nuôi. Mật ñộ nuôi ảnh hưởng ñến nhiều vấn ñề trong chuồng nuôi. Có thể kể ñến
một số vấn ñề sau ñây:
Mật ñộ nuôi ảnh hưởng tới lượng khí ñộc sinh ra trong chuồng nuôi. ðây
là các loại khí sinh ra từ sự phân hủy phân, nước tiểu, nước thải, thức ăn thừa ,
như NH3, CO2, H
2
S, CH4 Khi NH3 vào cơ thể sẽ làm lượng kiềm dự trữ trong
máu tăng, gia cầm có thể bị trúng ñộc kiềm. Theo ðỗ Ngọc Hòe (1995), khi hàm
lượng NH3 trong chuồng là 25ppm sẽ làm lượng hemoglobin trong máu, sự trao
ñổi khí, sự hấp thu dinh dưỡng ñều giảm và sinh trưởng tuyệt ñối cũng giảm tới
4%. Cùng với NH3, H
2
S cũng là khí ñộc ảnh hưởng tới sinh trưởng. H
2
S kết hợp
với Na trong dịch niêm mạc ñường hô hấp tạo thành Na
2

S. Muối này ñi vào máu
và chuyển hóa thành H
2
S, tác ñộng tới thần kinh và gây trúng ñộc cho gia cầm.
Nếu nồng ñộ H
2
S lớn hơn 1mg/l, gà sẽ bị chết vì bị liệt trung khu hô hấp.
Mật ñộ nuôi ảnh hưởng tới khả năng ñiều hòa thân nhiệt vì mật ñộ nuôi
làm thay ñổi nhiệt ñộ, ñộ ẩm của chuồng nuôi. Giảm mật ñộ nuôi góp phần làm
tỏa nhiệt từ cơ thể gà dễ dàng hơn. Trong ñiều kiện khí hậu nước ta, khi nuôi gà
nhốt, mật ñộ 10 con/m
2
hoặc ít hơn là thích hợp.
Ngoài những yếu tố kể trên, việc chăm sóc, nuôi dưỡng ñúng quy trình và
thực hiện lịch phòng vắc xin ñầy ñủ cũng ảnh hưởng ñáng kể ñến tốc ñộ sinh
trưởng của gia cầm.
* Ảnh hưởng của tốc ñộ mọc lông:
Tốc ñộ mọc lông liên quan chặt chẽ với tốc ñộ sinh trưởng của gia cầm.
Theo Kushner (1974), gia cầm lớn nhanh thì mọc lông nhanh và ñều hơn ở gia
cầm chậm lớn.
Theo Brandsch và Billchel (1978), tốc ñộ mọc lông là tính trạng di truyền
có liên quan tới ñặc ñiểm trao ñổi chất, sinh trưởng và phát triển của gia cầm.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8

Phan Cự Nhân và Trần ðình Miên (1998) ñã khẳng ñịnh rằng tốc ñộ mọc
lông là tính trạng di truyền liên kết với giới tính. Trong cùng một dòng, gà mái có
tốc ñộ mọc lông ñều hơn gà trống, ñó là hoc môn tác dụng ngược chiều với gen
liên kết giới tính. Trong cùng một giống, cùng giới tính, ở gà có tốc ñộ mọc lông
nhanh có tốc ñộ sinh trưởng, phát triển tốt hơn.

* Ảnh hưởng của môi trường:
Ngoài các yếu tố kể trên ra, những yếu tố môi trường như: Nhiệt ñộ, ẩm
ñộ, ánh sáng, sự thông thoáng,…
- Ảnh hưởng của nhiệt ñộ:
Gà con giai ñoạn sơ sinh - 30 ngày tuổi, do cơ quan ñiều khiển nhiệt chưa
hoàn chỉnh, nên yêu cầu về nhiệt ñộ tương ñối cao. Nếu nhiệt ñộ không phù hợp
(quá thấp), gà con tụ ñống không sử dụng thức ăn, sinh trưởng kém, hoặc chết
hàng loạt do dẫm ñạp lên nhau. Ở giai ñoạn sau, nếu nhiệt ñộ quá cao sẽ hạn chế
việc sử dụng thức ăn, gà uống nước nhiều, bài tiết phân lỏng hạn chế khả năng
sinh trưởng và dễ mắc các bệnh ñường tiêu hóa.
Theo Bùi ðức Lũng và Lê Hồng Mận (1995), khi nuôi gà broiler trong vụ
hè cần phải tăng mức năng lượng và protein cao hơn vụ ñông 10 - 15%. Salah và
Mail (1946) cho biết nhiệt ñộ trong ngày ñầu tiên nên từ 28
0
C - 35
0
C, sau ñó
giảm dần xuống 21
0
C. Kết quả thí nghiệm cho thấy gà broiler 4 - 8 tuần tuổi tăng
khối lượng 1.225g ở 21
0
C nhưng chỉ ñạt 1.087g ở 26
0
C. Theo các tác giả, sự
giảm tăng khối lượng này chủ yếu do giảm lượng thức ăn thu nhận. Bùi ðức
Lũng (1992) cho biết tiêu chuẩn nhiệt ñộ trong chuồng nuôi là 18 - 20
0
C sau 4
tuần tuổi.

- Ảnh hưởng của ẩm ñộ không khí:
Ẩm ñộ không khí quá cao ảnh hưởng không tốt ñến tốc ñộ sinh trưởng của
gia cầm. Chuồng trại sẽ luôn ẩm ướt, khí ñộc sinh ra nhiều và là môi trường
thuận lợi ñể vi khuẩn gây bệnh phát triển. Trong mọi ñiều kiện của thời tiết, ẩm
ñộ không khí cao ñều bất lợi cho gia súc, gia cầm. Bởi vì, nhiệt ñộ thấp mà ẩm
ñộ cao làm tăng khả năng dẫn nhiệt, gà con dễ mất nhiệt gây cảm lạnh. Ngược
lại khi nhiệt ñộ cao, ẩm ñộ cũng cao sẽ làm cho cơ thể gia cầm thải nhiệt khó
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
9

khăn dẫn ñến cảm nóng. Trong các trường hợp trên, gà con ñều sử dụng thức ăn
kém, ảnh hưởng trực tiếp ñến sinh trưởng và phát dục. Nhiệt ñộ và ẩm ñộ là 2
yếu tố luôn thay ñổi theo mùa vụ, nên có thể nói ảnh hưởng của mùa vụ ñến
tốc ñộ sinh trưởng của gia cầm là ñiều tất yếu.
Ngoài ra, các yếu tố khác của môi trường như thành phần không khí, tốc
ñộ gió cũng trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng ñến tốc ñộ sinh trưởng của gia
cầm. ðể gà con sinh trưởng bình thường lượng khí ñộc trong chuồng nuôi như
NH
3
<= 25ppm.
Ing (2001) qua nghiên cứu ñã ñưa ra khuyến cáo về thành phần tối ña các
chất khí trong chuồng nuôi gia cầm như sau: H
2
S = 0,002g/m
3
, CO
2
= 0,35g/m
3
,

NH
3
= 0,35g/m
3
.
- Ảnh hưởng của ánh sáng:
Gia cầm rất nhạy cảm với ánh sáng, ñặc biệt là giai ñoạn gà con và giai
ñoạn gà ñẻ, nên chế ñộ chiếu sáng là vấn ñề cần ñược quan tâm. Thời gian và
cường ñộ chiếu sáng phù hợp sẽ tạo ñiều kiện thuận lợi cho gà ăn, uống, vận
ñộng ảnh hưởng tốt tới khả năng sinh trưởng.
Theo Bùi ðức Lũng và Lê Hồng Mận (1995), gà broiler cần ñược chiếu
sáng 23 giờ/ngày khi nuôi trong nhà kín (môi trường nhân tạo), kết quả thí
nghiệm 1 - 2 giờ chiếu sáng sau ñó 2 - 4 giờ không chiếu sáng cho kết quả tốt gà
lớn nhanh, chi phí thức ăn giảm.
Arbor Acres (1995) khuyến cáo: với gà broiler giết thịt sớm 38 - 42 ngày
tuổi, từ 1 ngày tuổi ñến 3 ngày tuổi chiếu sáng 24/24 giờ cường ñộ chiếu sáng 20
lux. Từ ngày thứ 4 trở ñi thời gian chiếu sáng 23/24 giờ, cường ñộ 5 lux. Với gà
broiler nuôi dài ngày 49 - 56 ngày, thời gian chiếu sáng ngày thứ 1 là 24 giờ;
ngày thứ 2 là 20 giờ; ngày thứ 3 ñến ngày thứ 15 là 12 giờ; ngày thứ 16 - 18 là 14
giờ; ngày 19 - 22 là 16 giờ; ngày 23 - 24 là 18 giờ; và ngày 25 ñến kết thúc là 24
giờ; cường ñộ chiếu sáng ở ngày ñầu 20 lux, những ngày sau là 5 lux.
- Ảnh hưởng của sự thông thoáng:
Sự thông thoáng cũng có vai trò rất quan trọng ñối với sinh trưởng của gà.
Nó giúp cho gà có ñủ O
2
ñể thở, thải khí CO
2
và các chất ñộc khác, ñiều hoà ẩm
ñộ chuồng nuôi, và qua ñó hạn chế bệnh tật. ðối với gà lớn, cần tốc ñộ lưu thông
không khí cao hơn gà nhỏ. Theo ðỗ Ngọc Hoè (1995), việc cải tạo khí hậu bằng

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10

cách làm trần, lắp quạt thông gió và các hệ thống làm mát mang lại hiệu quả kinh
tế cao trong chăn nuôi gà công nghiệp
1.1.3. Các chỉ tiêu ñánh giá sự sinh trưởng
ðể ñánh giá tốc ñộ sinh trưởng của gia cầm, người ta dựa vào một số chỉ
tiêu như: Khối lượng cơ thể (sinh trưởng tích luỹ), sinh trưởng tương ñối, sinh
trưởng tuyệt ñối và ñường cong sinh trưởng.
* Sinh trưởng tích luỹ (Khối lượng cơ thể):
Khối lượng cơ thể ở từng thời ñiểm là chỉ tiêu ñược sử dụng ñể ñánh giá
sinh trưởng của gà. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ xác ñịnh ñược sự sinh trưởng ở một
thời ñiểm nhất ñịnh của cơ thể mà không chỉ ra ñược sự sai khác và tỷ lệ sinh
trưởng của các thành phần cơ thể trong một khoảng thời gian ở các ñộ tuổi khác
nhau. Chỉ tiêu này ñược minh hoạ bằng ñồ thị, thay ñổi theo giống, dòng và ñiều
kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Ở gia cầm, khối lượng cơ thể thường ñược xác ñịnh
theo tuần tuổi, ñơn vị tính bằng kg/con hoặc g/con. ðối với gà thịt, sinh trưởng tích
luỹ là chỉ số năng suất quan trọng nhất, làm căn cứ ñể so sánh các cá thể, các dòng
hoặc giống với nhau.
ðối với gà ñẻ, sinh trưởng tích luỹ (ñặc biệt giai ñoạn hậu bị) liên quan
chặt chẽ ñến khả năng sinh sản của gà ở giai ñoạn ñẻ trứng. Nếu khối lượng cơ
thể nhỏ thì khả năng sinh sản thấp, còn khối lượng cơ thể lớn sẽ làm cho tiêu tốn
thức ăn tăng. Như vậy, khối lượng cơ thể gà mái ñẻ trứng ảnh hưởng ñến hiệu
quả kinh tế.
* Sinh trưởng tuyệt ñối:
Sinh trưởng tuỵệt ñối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích cơ
thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát (T.C.V.N 2.39, 1997). Sinh
trưởng tuyệt ñối ñược tính bằng g/con/ngày hoặc g/con/tuần. ðồ thị sinh trưởng
tuyệt ñối có dạng parabol. Giá trị sinh trưởng tuyệt ñối càng cao thì hiệu quả kinh
tế càng lớn. Gà broiler hướng thịt thường ñạt ñỉnh cao từ 6 - 8 tuần tuổi.

* Sinh trưởng tương ñối:
Sinh trưởng tương ñối: là tỷ lệ phần trăm (%) tăng lên của khối lượng,
kích thước và thể tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc ñầu khảo sát
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11

(T.C.V.N 2.40, 1997), ñơn vị tính là %. ðồ thị sinh trưởng tương ñối có dạng
hypepol. Gà con có tốc ñộ sinh trưởng tương ñối cao, sau ñó giảm dần theo ñộ
tuổi. Gà broiler thường có tốc ñộ sinh trưởng tương ñối tăng từ tuần tuổi ñầu ñến
tuần tuổi thứ 3, sau ñó giảm dần qua các tuần tuổi.
* ðường cong sinh trưởng:
ðường cong sinh trưởng biểu thị tốc ñộ sinh trưởng. Theo Chambers
(1990), ñường cong sinh trưởng gồm bốn pha và có bốn ñặc ñiểm chính:
- Pha sinh trưởng tích luỹ: tăng nhanh sau khi nở.
- ðiểm uốn của ñường cong tại thời ñiểm có tốc ñộ sinh trưởng cao nhất.
- Pha sinh trưởng có tốc ñộ giảm dần sau ñiểm uốn.
- Pha sinh trưởng tiệm cận có giá trị khi gà trưởng thành.
Trần Long (1994) ñã nghiên cứu ñường cong sinh trưởng của các dòng gà
V
1
, V
3
, V
5
thuộc sống gà Hybro (HV 85). ðường cong sinh trưởng của 3 dòng gà
có sự khác nhau và trong mỗi dòng giữa gà trống và mái cũng có sự khác nhau:
Tốc ñộ sinh trưởng cao ở 7 - 8 tuần tuổi ở gà trống và 6 - 7 tuần ở gà mái.
1.2. Khả năng sinh sản của gia cầm
1.2.1. Tuổi thành thục sinh dục
Ở gà, tuổi thành thục sinh dục ñược tính từ khi gà bắt ñầu ñẻ quả trứng

ñầu tiên ñối với từng cá thể hoặc lúc ñẻ ñạt 5% ñối với ñàn quần thể (Pingel và
Jeroch, 1980). Tuy nhiên, xác ñịnh tuổi thành thục ñối với từng cá thể là chính
xác nhất.
Tuổi thành thục sinh dục chịu ảnh hưởng của giống và môi trường. Các
giống khác nhau có tuổi thành thục về sinh dục khác nhau. Theo Pingel và Jeroch
(1980), gà thành thục sinh dục ở ñộ tuổi khoảng 170 - 180 ngày và biến ñộng
khoảng 15 - 25 ngày. Theo Nguyễn Văn Thạch (1996), tuổi ñẻ quả trứng ñầu tiên
của gà Ri là 135 - 144 ngày, gà ðông Tảo là 157 - 165 ngày (Lê Thị Nga, 1997),
gà Hồ là 240 - 255 ngày (Lê Văn Tưởng, 1977), gà Mía là 174 ngày (Nguyễn
Văn Thiện và Hoàng Phanh, 1999) và ở gà Ác là 113 - 121 ngày (Nguyễn Văn
Thiện và CS, 2000).
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12

Tuổi thành thục sinh dục của gà có hệ số di truyền không cao. Theo
Wegner (1980), tuổi thành thục sinh dục có hệ số di truyền là 0,42; còn theo
Pingel và Jeroch (1980) là 0,15 - 0,40. Tuổi thành thục sinh dục của gà có thể
ñược rút ngắn qua chọn lọc nhiều thế hệ. Pingel và Jeroch (1980) chọn lọc qua 5
thế hệ, ñã rút ngắn ñược tuổi thành thục sinh dục của gà Rhode Island từ 256
ngày xuống còn 194 ngày. Các tác giả cho biết, tuổi ñẻ quả trứng ñầu tiên và
khối lượng cơ thể có tương quan với nhau. Những giống gà có khối lượng cơ thể
nhỏ thường có tuổi thành thục sinh dục sớm.
Thời gian chiếu sáng có ảnh hưởng ñến tuổi thành thục sinh dục. Nghiên
cứu của Morris (1967) trên gà Leughorn ñược ấp nở quanh năm cho biết những
gà ñược ấp nở vào tháng 12 và tháng 1 thành thục sinh dục ở 150 ngày tuổi còn
những gà ñược ấp nở từ tháng 4 ñến tháng 8 thành thục ở 170 ngày tuổi.
Theo Nguyễn Thị Mai và CS (2009), ánh sáng trong giai ñoạn hậu bị rất
quan trọng. Kéo dài thời gian chiếu sáng, gà sẽ thành thục sớm hơn, nhưng sẽ
làm sức ñẻ trứng giảm và giảm khả năng kháng bệnh. Các tác giả cũng cho biết,
giống gà chuyên trứng thành thục sinh dục sớm hơn so với gà kiêm dụng và

chuyên thịt. Theo các tác giả, gà Leughorn bắt ñầu ñẻ lúc 18 - 19 tuần tuổi, còn
gà Plymouth lúc 22 - 23 tuần tuổi và gà Hybro lúc 24 - 25 tuần tuổi.
Trong công tác giống, nên chọn gà thành thục sớm. Tuy nhiên khi nuôi gà
hậu bị phải tác ñộng sao cho tuổi ñẻ phù hợp với sự phát triển của cơ thể.
1.2.2. Sức sản xuất trứng của gia cầm
* Sức ñẻ trứng:
Sức ñẻ trứng là số lượng trứng ñược ñẻ ra trong một thời gian nhất ñịnh.
Nguyễn Thị Mai và CS (2009) cho biết sức ñẻ trứng là một tính trạng quan trọng
trong chăn nuôi gia cầm, ñược ñánh giá qua các chỉ tiêu như: sức bền ñẻ trứng,
cường ñộ ñẻ trứng, tỷ lệ ñẻ trứng, chu kỳ ñẻ trứng
Theo Pingel và Jeroch (1980), cường ñộ ñẻ trứng có thể tính theo ñộ dài
trật ñẻ (khoảng thời gian gia cầm ñẻ trứng liên tục) hoặc tỷ lệ phần trăm ñẻ trong
một giai ñoạn nhất ñịnh (một tuần hoặc một tháng). Cường ñộ ñẻ trứng có quan
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13

hệ mật thiết với sản lượng trứng. Kết quả nghiên cứu của Mehner Alfred (1962)
cho biết cường ñộ ñẻ trứng có tương quan dương chặt chẽ với sản lượng trứng.
Cường ñộ ñẻ trứng mang ñặc ñiểm của từng giống và ñặc trưng cho từng
cá thể gà mái. Cường ñộ ñẻ trứng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như chế
ñộ dinh dưỡng, phương thức chăn nuôi. Theo Nguyễn Văn Thạch (1996), gà Ri
nuôi bán thâm canh có tỉ lệ ñẻ là 39,43%; cao hơn so với nuôi chăn thả có tỷ lệ
ñẻ là 31,45%.
Tỷ lệ ñẻ trứng là chỉ tiêu thường ñược sử dụng ñể ñánh giá sức ñẻ trứng ở
tất cả các giống, các ñàn gia cầm (Nguyễn Thị Mai và CS, 2009). Theo nhóm tác
giả này, ñồ thị biểu diễn tỷ lệ ñẻ trứng trong một chu kỳ ñẻ có dạng giống nhau.
Từ khi ñàn gia cầm vào ñẻ, tỷ lệ ñẻ tăng dần lên và ñạt ñỉnh cao, sau ñó ổn ñịnh
và giảm dần.
* Năng suất trứng:
Năng suất trứng là số trứng của gia cầm sinh ra trong một ñơn vị thời gian.

ðối với gia cầm ñẻ trứng, ñây là chỉ tiêu năng suất quan trọng nhất. Năng suất
trứng phụ thuộc vào giống, ñặc ñiểm của cá thể, hướng sản xuất, mùa vụ và dinh
dưỡng. Năng suất trứng có hệ số di truyền không cao, hệ số di truyền của năng
suất trứng là 0,12 - 0,30 (Nguyễn Văn Thiện, 1995).
Phùng ðức Tiến và CS (1999) nghiên cứu trên gà Ai Cập cho biết năng
suất trứng từ 22 - 64 tuần ñạt 158,4 quả/mái. Năng suất trứng của gà Lương
Phượng Hoa lúc 48 tuần ñạt 158,63 quả/mái (Vũ Ngọc Sơn và CS, 1999).
* Một số yếu tố ảnh hưởng tới sức sản xuất trứng của gia cầm:
- Các yếu tố di truyền cá thể:
Theo ðặng Hữu Lanh (1995), sức sản xuất trứng chịu chi phối của tập
ñoàn gen khác nhau; các gen quy ñịnh tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể
thường và bị hạn chế bởi giới tính. Những yếu tố di truyền ảnh hưởng ñến sức ñẻ
trứng của gia cầm là: tuổi thành thục sinh dục, cường ñộ ñẻ trứng, tính nghỉ ñẻ,
thời gian kéo dài chu kỳ ñẻ trứng sinh học và tính ấp bóng.
+ Tuổi thành thục sinh dục:
Tuổi thành thục sinh dục của cá thể ñược xác ñịnh thông qua tuổi ñẻ quả
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14

trứng ñầu tiên. Tuổi thành thục của một nhóm hay một ñàn gia cần ñược xác ñịnh
theo tuổi ñạt tỷ lệ ñẻ 5% (Nguyễn Thị Thanh Bình, 1998).
Thể trạng và ñộ dài ngày chiếu sáng ảnh hưởng ñến khả năng thành thục
sinh dục. Khi nghiên cứu về mối quan hệ phụ thuộc giữa thể trạng và tuổi thành
thục sinh dục Letner và Asmundsen (1983) cho biết những gà thuộc giống có tầm
vóc nhỏ bắt ñầu ñẻ sớm hơn những giống có tầm vóc lớn.
Ngoài ra, tuổi thành thục sinh dục sớm hay muộn phụ thuộc vào giống, loài,
giới tính, thời gian nở ra trong năm Gà hướng trứng tuổi thành thục sớm hơn gà
hướng thịt. Theo ðặng Hữu Lanh (1995), hệ số di truyền của tính trạng này là 0,32.
Brandsch và Biilchel (1978) cho biết hệ số di truyền của tính trạng tuổi ñẻ quả trứng
ñầu tiên là 0,14 - 0,15.

+ Cường ñộ ñẻ trứng:
Cường ñộ ñẻ trứng là sức ñẻ trứng trong thời gian ngắn. Card và Neshein
(1970) cho rằng, cường ñộ ñẻ trứng thường ñược xác ñịnh theo khoảng thời gian
30 - 60 ngày và 100 ngày. Các tác giả này còn cho biết các giống gà chuyên
trứng cao sản thường có cường ñộ ñẻ trứng lớn nhất vào tháng thứ hai và thứ ba,
sau ñó giảm dần ñến hết năm ñẻ. Nguyễn Mạnh Hùng và CS (1994) cho biết có
sự tương quan rất chặt chẽ giữa cường ñộ ñẻ trứng của 3 - 4 tháng ñầu tiên với
sức ñẻ trứng cả năm. Vì vậy, người ta thường dùng cường ñộ ñẻ trứng ở 3 - 4
tháng ñầu tiên ñể dự ñoán sức ñẻ trứng của gia cầm mà ghép ñôi và chọn lọc
giống. Cường ñộ ñẻ trứng còn liên quan mật thiết với thời gian hình thành trứng
và chu kỳ ñẻ trứng.
+ Thời gian nghỉ ñẻ:
Gà thường có hiện tượng nghỉ ñẻ trong một thời gian, có thể kéo dài trong
năm ñầu ñẻ trứng, từ vài ngày tới vài tuần, thậm chí 1 - 2 tháng. Thời gian nghỉ
ñẻ thường vào mùa ñông, ảnh hưởng trực tiếp ñến sản lượng trứng cả năm. Gia
cầm thường thay lông vào mùa ñông nên thời gian này gà nghỉ ñẻ. Trong ñiều
kiện bình thường, lúc thay lông ñầu tiên là thời ñiểm quan trọng ñể ñánh giá gia
cầm ñẻ tốt hay xấu. Những ñàn gà thay lông sớm, thời gian bắt ñầu thay lông từ
tháng 6 - 7 và quá trình thay lông diễn ra chậm, kéo dài 3 - 4 tháng là những ñàn
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
15

ñẻ kém. Ngược lại, có những ñàn thay lông muộn, thời gian thay lông bắt ñầu từ
tháng 10 - 11 và quá trình thay lông diễn ra nhanh là những ñàn gà ñẻ tốt. ðặc
biệt ở một số ñàn gà cao sản, thời gian nghỉ ñẻ chỉ 4 - 5 tuần và lại ñẻ ngay khi
chưa hình thành xong bộ lông mới. Có con ñẻ ngay trong thời gian thay lông.
+ Thời gian kéo dài chu kỳ ñẻ trứng sinh học:
Chu kỳ ñẻ trứng sinh học liên quan ñến thời vụ nở của gia cầm con. Tuỳ
thuộc vào thời gian nở mà sự bắt ñầu và kết thúc của chu kỳ ñẻ trứng sinh học có
thể xảy ra trong thời gian khác nhau trong năm. Thường ở gà, chu kỳ này kéo dài

trong năm. Chu kỳ ñẻ trứng sinh học có mối tương quan thuận với tính thành
thục sinh dục, nhịp ñẻ trứng, sức bền ñẻ trứng và chu kỳ ñẻ trứng. Giữa tuổi
thành thục và thời gian kéo dài chu kỳ ñẻ trứng sinh học có mối tương quan
nghịch rõ rệt. Giữa thời gian kéo dài ñẻ trứng và sức sản xuất trứng có hệ số
tương quan dương rất cao. Theo Lerner và Taylo (1943), thời gian kéo dài chu kỳ
ñẻ trứng là yếu tố quyết ñịnh ñến năng suất trứng.
- Giống, dòng gia cầm:
Theo Nguyễn Thị Mai và CS (2009), các giống gia cầm khác nhau có khả
năng ñẻ trứng khác nhau. Giống, dòng gia cầm ảnh hưởng rất lớn ñến sức sản
xuất trứng. Gà Kabir có sản lượng trứng trung bình 195 quả/mái/năm, gà Brown
Nick là 300 quả/mái/năm. Các giống gà ñược chọn lọc theo hướng chuyên trứng
thường có sản lượng trứng cao hơn các giống kiêm dụng và các giống chuyên thịt.
Các giống gà nội thường có sản lượng và khối lượng trứng thấp hơn so với các
giống gà ngoại nhập. Theo Nguyễn Thị Mai và CS (2007), năng suất trứng của
một số giống gà nội như sau: Gà Ri 120 - 130 quả/mái/năm; gà ðông Tảo 50
quả/mái/năm và gà Hồ 55 quả/mái/năm. Các giống gà chuyên trứng sản lượng cao:
Goldline ñạt 260 - 280 quả/mái/năm; Isa Brown 280 - 290 quả/mái/năm; CP -
Brown 270 - 290 quả/mái/năm. Trong cùng một giống, sản lượng trứng cũng khác
nhau ở các dòng khác nhau. Những dòng ñược chọn lọc, sản lượng trứng cao hơn
dòng không ñược chọn lọc 15 - 20%.
- Tuổi gia cầm:
Tuổi gia cầm có liên quan ñến năng suất trứng. Sản lượng trứng gia cầm
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
16

giảm dần theo tuổi, thường thì năm thứ hai giảm 15 - 20% so với năm thứ nhất.
Khi gà mới bắt ñầu ñẻ, sản lượng trứng thường thấp và chưa ổn ñịnh. Sau ñó sản
lượng trứng tăng dần lên ñến khi ñạt ñỉnh cao tỷ lệ ñẻ và giảm dần. Năm thứ nhất
sản lượng trứng cao nhất, sau ñó giảm dần theo tuổi (năm thứ hai sản lượng trứng
còn 85% so với năm thứ nhất). Còn ở vịt và gà tây, sản lượng trứng cao nhất vào

năm thứ hai và ở ngỗng năm thứ ba sản lượng trứng lại cao nhất (Nguyễn Thị
Mai và CS, 2007). Như vậy, trong cùng một giống gia cầm, ở các tuần tuổi khác
nhau thì tỷ lệ ñẻ cũng khác nhau.
- Thức ăn và dinh dưỡng:
Thức ăn và dinh dưỡng có liên quan chặt chẽ với khả năng ñẻ trứng.
Muốn gia cầm có sản lượng trứng cao, chất lượng trứng tốt thì phải ñảm bảo một
khẩu phần ăn ñầy ñủ và cân ñối các chất dinh dưỡng. Quan trọng nhất là cân bằng
protein và năng lượng, các axit amin, các chất khoáng và vitamin. Thức ăn chất
lượng kém sẽ không cho năng suất cao, thậm chí còn gây bệnh cho gà. Giữa năng
lượng và protein trong khẩu phần có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nếu khẩu
phần ñủ năng lượng mà thiếu protein thì tốc ñộ sinh trưởng cũng như khả năng
sinh sản giảm, vì protein là vật liệu xây dựng tế bào. Khẩu phần ñủ protein mà
thiếu năng lượng thì protein sẽ ñược dùng ñể cung cấp năng lượng, năng suất của
gà bị giảm và chi phí thức ăn tăng lên. Vì vậy, mức protein khẩu phần phải cân
ñối với năng lượng.
Theo Wegner (1980), ảnh hưởng của protein, năng lượng, axit amin,
vitamin và khoáng vi lượng cần ñược chú ý, vì nó ảnh hưởng rất lớn ñến sức ñẻ
trứng của gia cầm. Gia cầm ñẻ trứng cần năng lượng ñể duy trì hoạt ñộng của cơ
thể và tạo trứng, ngoài ra còn ñể phát triển. Năng lượng thừa sẽ gây tích luỹ mỡ
làm gia cầm béo và giảm sản lượng trứng. Thiếu năng lượng thì giảm tốc ñộ phát
triển, giảm sản lượng trứng và ảnh hưởng ñến khối lượng trứng. Nhu cầu năng
lượng tuỳ thuộc vào từng giai ñoạn phát triển và giai ñoạn ñẻ.
Protein giúp gia cầm duy trì hoạt ñộng, sản xuất trứng, tăng trọng, ñặc biệt
trong việc hình thành trứng. Thiếu protein thì gia cầm sẽ huy ñộng protein của cơ
thể ñáp ứng quá trình sản xuất, do ñó ảnh hưởng ñến quá trình tạo trứng. Ngoài

×