Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (979.21 KB, 84 trang )



1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT





ĐẶNG THU HẰNG





PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN TRỌNG
TÀI Ở VIỆT NAM







LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC









HÀ NỘI - 2014


2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT





ĐẶNG THU HẰNG




PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN TRỌNG
TÀI Ở VIỆT NAM



Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60 38 50




LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC




Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS Nguyễn Am Hiểu





HÀ NỘI - 2014


3
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƢỜI CAM ĐOAN



Đặng Thu Hằng


4
LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những
sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác.
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại Khoa Luật - Đại học quốc gia
Hà Nội đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy
cô. Các thầy, các cô bằng tri thức và tâm huyết của mình đã truyền đạt vốn
kiến thức quý báu cho chúng em. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi đến quý
thầy cô ở Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội lời cảm ơn chân thành nhất.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ Nguyễn Am Hiểu, người đã tận tâm
hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, cộng với vốn
kiến thức còn hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, khiếm
khuyết. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy
cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn.





5
MỤC LỤC

Trang


Lời cam đoan
1

Lời cảm ơn
2

Mục lục
3

MỞ ĐẦU
5

Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật
về thỏa thuận trọng tài
10
1.1
Khái quát về Trọng tài Thương mại
10
1.1.1
Khái niệm Trọng tài Thương mại
10
1.1.2
Đặc điểm của Trọng tài Thương mại
11
1.1.3
Khái lược sự hình thành, phát triển của trọng tài trong lịch
sử pháp luật Việt Nam
13
1.2

Pháp luật về thỏa thuận trọng tài
14
1.2.1
Khái niệm "Thỏa thuận trọng tài"
14
1.2.2
Phân loại thỏa thuận trọng tài
19
1.2.3
Hình thức thỏa thuận trọng tài
21
1.2.4
Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài
26
1.2.5
Tính độc lập của thỏa thuận trọng tài
40

Chƣơng 2: Thực trạng quy định pháp luật về thỏa thuận
trọng tài và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam hiện nay
43
2.1
Các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về thỏa thuận
trọng tài
43
2.1.1
Các quy định về thỏa thuận trọng tài vô hiệu
43
2.1.2
Các quy định về tính độc lập của thỏa thuận trọng tài

46
2.1.3
Các quy định khác về thỏa thuận trọng tài
47
2.2
Thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam
49
2.2.1
Thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài thông qua
một số vụ việc cụ thể
49
2.2.2
Thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam
57


6

Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật
về thỏa thuận trọng tài và nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam
68
3.1
Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về thỏa thuận
trọng tài ở Việt Nam
68
3.2
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về
thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam
72


KẾT LUẬN
80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
81


7
MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trọng tài Thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp rất phổ
biến trên thế giới, đặc biệt là tại những nước có nền kinh tế phát triển. Ở Việt
Nam, cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại thông qua trọng tài được xác
lập từ lâu, dù theo quy định của pháp luật mỗi thời kỳ, cách thức tổ chức và
hoạt động của tổ chức trọng tài là khác nhau.
Năm 2010, Quốc Hội Việt Nam đã ban hành Luật Trọng tài Thương
mại số 54/2010/QH12 quy định cụ thể các vấn đề liên quan đến Trọng tài
Thương mại như: thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài, định nghĩa
Trọng tài Thương mại, thỏa thuận trọng tài, trọng tài viên, trung tâm trọng tài,
trình tự tố tụng trọng tài và các vấn đề khác. Luật Trọng tài Thương mại 2010
có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2011 và tính đến nay đã đi vào đời sống được
hơn ba năm, tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều quy định đang gây tranh luận trong
giới khoa học pháp lý.
Một trong những vấn đề vẫn còn tiếp tục gây tranh luận hiện nay chính
là những quy định hiện hành của pháp luật về thỏa thuận trọng tài và các vấn
đề có liên quan. Trong quy định về thỏa thuận trọng tài còn nhiều điểm chưa
được giải thích rõ ràng trong Luật Trọng tài Thương mại 2010, gây khó khăn
cho việc hiểu và áp dụng pháp luật đối với những tổ chức, cơ quan trực tiếp

áp dụng đó là các tổ chức Trọng tài Thương mại, Tòa án và đặc biệt là các
doanh nghiệp có tranh chấp yêu cầu trọng tài giải quyết.
Trong bối cảnh như vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Pháp luật về thỏa
thuận trọng tài ở Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ với mong muốn nghiên
cứu, tìm ra những điểm còn thiếu sót, những điểm chưa phù hợp của Luật
Trọng tài Thương mại 2010, để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện


8
quy định của pháp luật về thỏa thuận trọng tài và nâng cao hiệu quả áp dụng
quy định về thỏa thuận trọng tài vào thực tế.
Tình hình nghiên cứu
"Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam" là đề tài đã được
nhiều tác giả nghiên cứu và cho ra đời những tác phẩm giá trị: Tiến sĩ Đỗ Văn
Đại và tiến sĩ Trần Hoàng Hải với cuốn sách "Pháp luật Việt Nam về Trọng
tài Thương mại"; Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam với "Trọng tài và các
phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn"; Bộ Tư pháp cũng có đăng một
số chuyên đề "Pháp luật về Trọng tài Thương mại" trên tạp chí Dân chủ và
pháp luật năm 2010; Bài viết "Giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng
tài ở Việt Nam" - TS. Đỗ Văn Đại – Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra
có rất nhiều tác giả đã chọn đề tài này làm đề tài viết khóa luận tốt nghiệp
như: Khóa luận tốt nghiệp "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thỏa thuận
trọng tài đối với giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại tại Việt
Nam" của Nguyễn Thị Thu thảo - Lớp KT31H - Đại học Luật Hà Nội; Khóa
luận tốt nghiệp "Những điểm mới của Luật Trọng tài Thương mại năm 2010
về thỏa thuận trọng tài và những vấn đề đặt ra" của Mỵ Duy Thanh - CN3
QTKD - Đại học Ngoại Thương - Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc
Hà; Khóa luận tốt nghiệp "Pháp luật về thỏa thuận Trọng tài Thương mại"
của Tống Thị Lan Hương - Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Viết Tý và
các bài viết của nhiều tác giả khác.

Những công trình nghiên cứu trên là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích
và quý báu đối với tôi trong quá trình nghiên cứu về đề tài "Pháp luật về thỏa
thuận trọng tài ở Việt Nam".
"Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam" không phải là một đề
tài mới vì đã có rất nhiều tác giả chọn đề tài này (hoặc đề tài tương tự) để


9
nghiên cứu. Tuy nhiên, các tác phẩm hầu hết đều viết về Trọng tài Thương
mại nói chung hoặc viết về thỏa thuận trọng tài vào thời điểm Luật Trọng tài
Thương mại 2010 chưa được ban hành hoặc chưa có hiệu lực. Hiện nay, chưa
có luận văn cấp thạc sỹ nghiên cứu về thỏa thuận trọng tài một cách chuyên
biệt theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Vì vậy, đề tài "Pháp
luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam" mà tôi chọn để viết luận văn thạc
sỹ vào thời điểm này vẫn bảo đảm tính mới của đề tài nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu
Trong giới hạn số trang quy định, cộng thêm vốn kiến thức còn hạn
chế, phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ xoay quanh những nội dụng chính
đó là:
- Những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về thỏa thuận trọng
tài: nêu những quy định về khái niệm, phân loại, hình thức, hiệu lực và tính
độc lập của thỏa thuận trọng tài theo quy định của Luật Mẫu, pháp luật của
một số nước về thỏa thuận trọng tài và theo quy định của Luật Trọng tài
Thương mại năm 2010.
- Thực trạng quy định pháp luật về thỏa thuận trọng tài và thực tiễn
áp dụng ở Việt Nam hiện nay: nêu những điểm còn bất cập của quy định
hiện hành về thỏa thuận trọng tài trong Luật Trọng tài Thương mại 2010,
đồng thời trình bày thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài thông
qua một số vụ việc cụ thể từ đó nêu lên những nhận xét về thực tiễn áp dụng
quy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam hiện nay.

- Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về thỏa thuận trọng tài
và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt
Nam: Từ những nhận xét về thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn áp
dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, đề ra giải pháp nhằm hoàn


10
thiện các quy định của pháp luật liên quan đến thỏa thuận trọng tài và những
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về thỏa thuận trọng tài ở
Việt Nam.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở:
- Phương pháp luận của Triết học Mác - Lênin;
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích,
phương pháp logic, phương pháp tổng hợp, hệ thống, phương pháp bình luận.
Những điểm mới của luận văn
Hệ thống được những quy định của pháp luật hiện hành về thỏa thuận
trọng tài, đồng thời có sự so sánh với quy định của Luật Mẫu và pháp luật của
một số nước trên thế giới để thấy được sự kế thừa và sự khác biệt giữa pháp
luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về thỏa thuận trọng tài, nhận định những
điểm còn hạn chế trong quy định về thỏa thuận trọng tài theo Luật Trọng tài
Thương mại 2010. Từ đó, đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện thêm các
quy định về thỏa thuận trọng tài. Ngoài ra, luận văn còn nhận xét về thực tiễn
áp dụng quy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam hiện nay, những thành
tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại, qua đó tìm ra những phương
hướng nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về thỏa thuận trọng tài ở
Việt Nam trong thời gian tới.
Cơ cấu luận văn
Luận văn được chia làm 03 (ba) phần lớn:

- Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về thỏa thuận
trọng tài.


11
- Chương 2: Thực trạng quy định pháp luật về thỏa thuận trọng tài và
thực tiễn áp dụng ở Việt Nam hiện nay.
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về thỏa thuận
trọng tài và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở
Việt Nam.


12
Chƣơng 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ
THỎA THUẬN TRỌNG TÀI

1.1 Khái quát về Trọng tài Thƣơng mại
1.1.1 Khái niệm Trọng tài Thương mại
Trọng tài Thương mại là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu và ngày
càng phổ biến trong đời sống kinh tế ở khắp nơi trên thế giới. Khái niệm này
được nghiên cứu dưới rất nhiều bình diện khác nhau trong khoa học pháp lý
và hiện nay cũng có rất nhiều cách tiếp cận về khái niệm này.
Trọng tài với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp là cách
tiếp cận chủ yếu của hệ thống các quy định pháp luật về trọng tài. Theo Điều
2.a, Luật mẫu của UNCITRAL thì: “Trọng tài nghĩa là mọi hình thức trọng
tài có hoặc không có sự giám sát của tổ chức”. Hay theo Hiệp hội trọng tài
Hoa kỳ (AAA) thì: “Trọng tài là cách thức giải quyết tranh chấp bằng cách
đệ trình vụ tranh chấp cho một số người khách quan xem xét giải quyết và họ
sẽ đưa ra quyết định cuối cùng, có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp phải

thi hành”.
Pháp luật trọng tài Việt Nam cũng có quy định tương tự về khái niệm
này: Khoản 1, Điều 2 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 ghi nhận: "Trọng
tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương
mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự thủ tục do pháp
lệnh quy định". Khoản 1, Điều 3, Luật Trọng tài Thương mại 2010 cũng quy
định: "Trọng tài Thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các
bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này"


13
Bên cạnh đó, trọng tài với tư cách là một cơ quan giải quyết tranh chấp
cũng là cách tiếp cận khá phổ biến. Theo từ điển tiếng Việt thì trọng tài là
“Người được cử ra để phân xử, giải quyết những vụ tranh chấp”.
Ngoài ra, khái niệm này còn được tiếp cận với tư cách là một chế định
pháp luật, theo cuốn Danh từ pháp luật lược giải thì trọng tài là “một chế định
cử tư nhân giải quyết sự bất hòa cho hai bên nguyên bị trong một vụ tranh
chấp”.
Như vậy, có rất nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về trọng tài, tuy
nhiên khi nghiên cứu khái niệm này ta thường xem xét dưới hai góc độ chủ
yếu: là một hình thức giải quyết tranh chấp và là cơ quan giải quyết tranh chấp:
- Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh
doanh thương mại: Với tính chất là một phương thức giải quyết tranh chấp,
Trọng tài Thương mại được hiểu là phương thức, trong đó các bên tranh chấp
tự nguyện thỏa thuận với nhau để ủy thác việc giải quyết tranh chấp đã hoặc
sẽ phát sinh giữa họ cho trọng tài và trọng tài, trên cơ sở các tình tiết khách
quan của tranh chấp, được quyền đưa ra quyết định cuối cùng để giải quyết
tranh chấp và quyết định này có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên.
- Trọng tài là một cơ quan giải quyết tranh chấp: Trọng tài Thương
mại là cơ quan được thành lập tự nguyện bởi các trọng tài viên để giải quyết

tranh chấp kinh doanh thương mại theo yêu cầu của các bên tranh chấp. Trọng
tài là một cơ quan tài phán, có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh
trong hoạt động thương mại. Trọng tài được thừa nhận là một cơ quan tài
phán độc lập, tồn tại song song với Tòa án. [20, tr 3 - tr 5]
1.1.2 Đặc điểm của Trọng tài Thương mại
Về bản chất, Trọng tài Thương mại là một phương thức giải quyết tranh
chấp thương mại không mang ý chí quyền lực nhà mà được giải quyết thông


14
qua phán quyết của Trọng tài Thương mại theo thủ tục linh hoạt, mềm dẻo, là
một phương thức giải quyết tranh chấp được tiến hành bởi các thiết chế đặc
biệt, do vậy trọng tài mang một số đặc trưng cơ bản sau:
- Trọng tài Thương mại là một loại hình tổ chức phi Chính phủ, trọng
tài có quyền phán quyết như Tòa án và quyết định của trọng tài được cưỡng
chế thi hành.
- Cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là sự kết hợp giữa hai yếu
tố thỏa thuận và tài phán. Thỏa thuận làm tiền đề cho phán quyết và không thể
có phán quyết thoát ly được những yếu tố đã được thỏa thuận.
- Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài bảo đảm quyền tự
định đoạt của các đương sự rất cao. Các bên có quyền lựa chọn trọng tài viên,
quy tắc tố tụng trọng tài, luật áp dụng.
- Phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm, không bị kháng cáo,
kháng nghị và có hiệu lực thi hành với các bên. Nếu một bên không thi hành
thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án công nhận và cho thi hành phán quyết
trọng tài.
- Phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại cần sự
hỗ trợ của Tòa án. Sở dĩ cần sự hỗ trợ của Tòa án vì phán quyết của trọng tài
không mang tính quyền lực Nhà nước, do đó cần phải có một cơ quan Nhà
nước hỗ trợ, đó là Tòa án.

- Trọng tài tồn tại dưới hai hình thức cơ bản là: trọng tài vụ việc và
trọng tài thường trực. Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài được lập ra để
giải quyết các tranh chấp cụ thể và tự giải thể khi giải quyết xong tranh chấp


15
đó. Trọng tài thường trực là những tổ chức trọng tài có hình thức tổ chức, trụ
sở ổn định, danh sách trọng tài viên và hoạt động theo điều lệ riêng.
1.1.3 Khái lược sự hình thành, phát triển của trọng tài trong lịch sử
pháp luật Việt Nam
Ở nước ta, cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đã được hình
thành từ khá lâu và trải qua các giai đoạn phát triển.
Vào năm 1963 và 1964, ở miền Bắc nước ta đã thành lập Hội đồng
trọng tài Ngoại thương và Hội đồng trọng tài Hàng hải Việt Nam bên cạnh
phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam. Vào những năm 1990 của thế
kỷ 20, một hệ thống trọng tài kinh tế từ huyện, tỉnh đến Trung Ương đã được
thành lập để giải quyết các tranh chấp chủ yếu giữa các xí nghiệp quốc doanh,
các hợp tác xã. Trọng tài kinh tế thực chất là những cơ quan hành chính Nhà
nước mà chưa thực hiện được vai trò đúng như tên gọi.
Năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 116/CP, cho phép thành
lập tổ chức trọng tài kinh tế với tư cách là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp
dưới hình thức Trung tâm Trọng tài Thương mại, tách biệt hẳn với trọng tài
kinh tế nhà nước. Đây là một bước ngoặt khi Nhà nước đã trả Trọng tài
Thương mại về đúng bản chất và chức năng của nó.
Để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đưa hệ thống pháp luật
Việt Nam tiệm cận với pháp luật quốc tế, nâng cao tính minh bạch, chuyên
nghiệp cho hoạt động của các trung tâm Trọng tài Thương mại, Pháp lệnh
Trọng tài Thương mại 2003 được ban hành. Tuy nhiên, sau một quá trình áp
dụng vào thực tế, Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 đã bộc lộ nhiều vấn
đề bất cập, hạn chế, bởi vậy, đến ngày 17/06/2010, Quốc Hội đã chính thức

ban hành Luật Trọng tài Thương mại 2010 để thay thế Pháp lệnh trọng tài
2003, nhằm hoàn thiện các quy định liên quan đến Trọng tài Thương mại.


16
1.2. Pháp luật về thỏa thuận trọng tài
Pháp luật về thỏa thuận trọng tài được hiểu là tập hợp những quy định
của pháp luật về những vấn đề liên quan đến thỏa thuận trọng tài như: khái
niệm thỏa thuận trọng tài; phân loại thỏa thuận trọng tài; hình thức thỏa thuận
trọng tài; hiệu lực của thỏa thuận trọng tài; tính độc lập của thỏa thuận trọng
tài và những vấn đề khác có liên quan.
Thỏa thuận trọng tài được quy định khá toàn diện trong Luật mẫu về
Trọng tài Thương mại quốc tế của Ủy ban pháp luật thương mại quốc tế Liên
Hợp Quốc (sau đây gọi là "Luật mẫu"). Trên cơ sở các quy định của Luật Mẫu
về thỏa thuận trọng tài, các quốc gia kế thừa và quy định cho phù hợp với tình
hình thực tiễn ở quốc gia mình.
1.2.1 Khái niệm "Thỏa thuận trọng tài"
Điều 7.1, Luật Mẫu quy định:
Thoả thuận trọng tài là thoả thuận mà các bên đưa ra trọng tài
mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các
bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là
quan hệ hợp đồng. Thoả thuận trọng tài có thể dưới hình thức Điều khoản
trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thoả thuận riêng.
Như vậy, có thể thấy rằng, Luật mẫu không chỉ ghi nhận thỏa thuận
trọng tài là thỏa thuận của các bên đưa ra trọng tài để giải quyết các tranh
chấp đã phát sinh hoặc có thể phát sinh mà còn bao gồm cả nội dung về
những tranh chấp được thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài và hình thức xác
lập của thỏa thuận trọng tài.
Trong khi đó, pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ ghi nhận thỏa thuận
trọng tài là sự thỏa thuận của các bên về việc đưa các tranh chấp đã phát sinh



17
hoặc có thể phát sinh ra giải quyết bằng trọng tài, còn các nội hàm về các
tranh chấp được thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài là những tranh chấp nào?
Chủ thể của tranh chấp là những ai? Thỏa thuận trọng tài được xác lập dưới
những hình thức nào? lại được quy định riêng tại các điều luật khác.
Khoản 2, Điều 3, Luật Trọng tài Thương mại 2010 quy định: "Thoả
thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng tài
tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh"
Thỏa thuận trọng tài theo quy định tại Luật Trọng tài Thương mại 2010
là sự thỏa thuận của các bên về việc giải quyết các tranh chấp có thể sẽ xảy ra
trong tương lai hoặc tranh chấp đã xảy ra bằng con đường Trọng tài Thương
mại. Nội hàm khái niệm thỏa thuận trọng tài được phân tích như sau:
- Thời điểm xác lập thỏa thuận trọng tài
Theo quy định của Luật Trọng tài Thương mại 2010 thì tranh chấp
được giải quyết bằng Trọng tài Thương mại là “tranh chấp có thể phát sinh”
hoặc “đã phát sinh”. Như vậy, thời điểm hai bên thỏa thuận giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài có thể là trước khi tranh chấp giữa hai bên xảy ra hoặc
vào thời điểm sau khi tranh chấp đã xảy ra.
+ Trường hợp thỏa thuận trọng tài được xác lập trước khi tranh chấp
xảy ra:
Ví dụ: Công ty A mua hàng hóa của Công ty B, trong Hợp đồng mua
bán hàng hóa, hai bên có thỏa thuận về điều khoản giải quyết tranh chấp như
sau: "Mọi tranh chấp phát sinh hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải
quyết chung thẩm tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) theo quy
tắc tố tụng trọng tài của trung tâm này".


18

+ Trường hợp thỏa thuận trọng tài được xác lập sau khi tranh chấp đã
xảy ra
Ví dụ: Công ty A thuê Công ty B gia công các sản phẩm đồ thủ công
mỹ nghệ, trong Hợp đồng thuê không có điều khoản về giải quyết tranh chấp.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty B đã vi phạm các thỏa thuận
trong hợp đồng nên giữa hai bên xảy ra tranh chấp. Sau khi tranh chấp xảy ra,
Công ty A và Công ty B đã lập một văn bản thỏa thuận về việc đưa tranh chấp
phát sinh từ hợp đồng thuê gia công ra giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc
tế Việt Nam (VIAC).
- Các loại tranh chấp được thỏa thuận giải quyết bằng Trọng tài
Thương mại
Những tranh chấp được các bên thỏa thuận giải quyết bằng con đường
Trọng tài Thương mại phải là những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết
của Trọng tài Thương mại được quy định tại Điều 2, Luật Trọng tài Thương
mại 2010.

Theo quy định trên, những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của
Trọng tài Thương mại bao gồm:
+ Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại: Luật
Trọng tài Thương mại 2010 không có định nghĩa về hoạt động thương mại.
Tuy nhiên, trong pháp luật hiện hành, khái niệm "hoạt động thương mại"
được đề cập trong hai văn bản quan trọng là Luật thương mại 2005 và Bộ luật
tố tụng dân sự. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật thương mại 2005 thì
"Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bao gồm: mua
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt
động nhằm mục đích sinh lời khác". Điều 29, Bộ luật tố tụng dân sự quy định
những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của


19

Tòa án rất rộng. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm
quyền giải quyết của Toà án gồm:
 Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa
cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi
nhuận bao gồm: mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện,
đại lý; ký gửi; thuê, cho thuê, thuê mua; xây dựng; tư vấn, kỹ thuật; vận
chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa;
vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; mua bán
cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; đầu tư, tài chính, ngân hàng; bảo
hiểm; thăm dò, khai thác.
 Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá
nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
 Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các
thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải
thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
 Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.
Khi Luật Trọng tài Thương mại 2010 không quy định cụ thể thế nào là
hoạt động thương mại thì thiết nghĩ, bất kỳ hoạt động nào được coi là hoạt
động thương mại trong một văn bản pháp luật khác ở Việt Nam đều thuộc
khái niệm "hoạt động thương mại" của Luật Trọng tài Thương mại 2010. Do
đó, tất cả những hoạt động được coi là hoạt động thương mại trong Luật
thương mại 2005 hay Bộ luật tố tụng dân sự đều thuộc khái niệm "hoạt động
thương mại" của Luật Trọng tài Thương mại 2010. Như vậy, các tranh chấp
phát sinh từ hoạt động này có thể được giải quyết bằng phương thức trọng tài.
+ Tranh chấp giữa các bên, trong đó có ít nhất một bên có hoạt động
thương mại: Loại tranh chấp này có thể xảy ra giữa:


20
Tranh chấp xảy ra giữa các bên trong đó một bên có hoạt động thương

mại và một bên không có hoạt động thương mại. Ví dụ: tranh chấp xảy ra
giữa ông A và công ty X, ông A mua các thiết bị điện của Công ty X để lắp
đặt cho ngôi nhà mới. Trong tranh chấp này, Công ty X là bên có hoạt động
thương mại, còn ông A là bên không có hoạt động thương mại;
Tranh chấp giữa các bên mà cả hai bên đều thực hiện các hoạt động
thương mại. Ví dụ: tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa giữa hai Công
ty X và Y. Trong tranh chấp này, Công ty X và Công ty Y đều là các chủ thể
có hoạt động thương mại.
+ Những tranh chấp khác mà pháp luật quy định được giải quyết bằng
trọng tài: Đây là quy định mang tính chất mở của Luật Trọng tài Thương mại
về thẩm quyền giải quyết của trọng tài. Theo quy định này, ngoài hai loại
tranh chấp đã nêu ở trên thì Trọng tài Thương mại còn có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp phát sinh trong bất kỳ lĩnh vực nào, giữa bất kỳ các chủ thể
nào mà pháp luật quy định tranh chấp đó được giải quyết bằng Trọng tài
Thương mại. Ví dụ: Luật đầu tư 2005 quy định Trọng tài Thương mại có
thẩm quyền giải quyết các tranh chấp mà một bên chủ thể là cơ quan Nhà
nước.
- Các chủ thể của tranh chấp
Khoản 3, Điều 3, Luật Trọng tài Thương mại 2010 giải thích khái niệm
“Các bên tranh chấp là cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài
tham gia tố tụng trọng tài với tư cách nguyên đơn, bị đơn”.
Theo quy định nêu trên, Luật Trọng tài Thương mại 2010 không giới
hạn về phạm vi chủ thể được thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
Các cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam hay nước ngoài đều có quyền được


21
thỏa thuận giải quyết tranh chấp phát sinh bằng con đường trọng tài và tham
gia tố tụng trọng tài.
1.2.2 Phân loại thỏa thuận trọng tài

Điều 7.1 Luật Mẫu quy định: "Thoả thuận trọng tài là thoả thuận mà
các bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc
có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp
đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng".
Theo quy định của Luật Mẫu thì thỏa thuận trọng tài được chia thành
hai loại:
- Thỏa thuận trọng tài được xác lập trước khi tranh chấp phát sinh: thỏa
thuận trọng tài loại này được xác lập để giải quyết các tranh chấp "có thể phát
sinh" trong tương lai.
- Thỏa thuận trọng tài được xác lập sau khi tranh chấp phát sinh: thỏa
thuận trọng tài loại này được xác lập để giải quyết những tranh chấp đã phát
sinh giữa các bên.
Trong khi đó, Khoản 1, Điều 3, Luật Trọng tài Thương mại 2010 quy
định: "Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài nếu trước hoặc sau khi xảy
ra tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài".
Theo quy định trên, căn cứ vào thời điểm xác lập thỏa thuận trọng tài,
thỏa thuận trọng tài được phân chia thành hai loại là:
- Thỏa thuận trọng tài được xác lập trước khi tranh chấp phát sinh
Thỏa thuận trọng tài loại này thường có trong hợp đồng giữa các bên và
là một thỏa thuận để đưa các tranh chấp xảy ra trong tương lai ra trọng tài.
Điều khoản trọng tài thường có nội dung khá ngắn gọn, vì điều khoản trọng
tài liên quan đến các tranh chấp có thể phát sinh trong tương lai. Điều khoản


22
trọng tài thường không quá đi vào chi tiết vì rất khó biết chắc được loại tranh
chấp nào sẽ phát sinh và đâu là cách tốt nhất để giải quyết tranh chấp đó. Trên
thực tế, mặc dù trong hợp đồng hai bên luôn dự trù tình huống tranh chấp có
thể phát sinh nên đồng ý đưa vào hợp đồng một điều khoản trọng tài nhưng
thực chất cả hai bên đều không mong muốn tranh chấp xảy ra và không cần

phải sử dụng đến điều khoản này. Bởi vậy, các bên thường lựa chọn một điều
khoản trọng tài mẫu của một tổ chức trọng tài uy tín. [11, tr 158]
- Thỏa thuận trọng tài được xác lập sau khi tranh chấp phát sinh
Thỏa thuận trọng tài được xác lập sau khi tranh chấp phát sinh là loại
thỏa thuận nhằm đưa tranh chấp hiện tại ra trọng tài. Thỏa thuận trọng tài loại
này liên quan đến tranh chấp đã phát sinh trên thực tế, bởi vậy, thỏa thuận
trọng tài này có thể hoàn toàn biến đổi để phù hợp với nội dung vụ tranh chấp.
Nội dung của thỏa thuận trọng tài loại này thường bao gồm chi tiết hầu hết
các vấn đề liên quan như: tổ chức trọng tài được lựa chọn, quy tắc tố tụng
được áp dụng, chỉ định trọng tài viên, xác định vấn đề đang tranh chấp,
Quan điểm của các bên khi bàn bạc về một thỏa thuận trọng tài sau khi
tranh chấp đã phát sinh khác hoàn toàn với quan điểm của họ khi đưa một
điều khoản trọng tài vào hợp đồng vì: Khi đó tranh chấp đã thực sự phát sinh
và điều này đồng nghĩa với việc đã xảy ra mâu thuẫn trong quan hệ giữa hai
bên. Hơn nữa, khi tranh chấp đã phát sinh, các bên sẽ biết họ đang đối diện
với loại tranh chấp nào từ đó sẽ biết được họ muốn đưa vụ tranh chấp ra giải
quyết tại tổ chức trọng tài nào cho hiệu quả và hợp lý. Xảy ra tranh chấp cũng
đồng nghĩa với việc có sự xung đột về lợi ích giữa các bên. Khi đó, bên
nguyên đơn thường muốn nhanh chóng giải quyết vụ việc để bảo đảm lợi ích
cho mình, trong khi bị đơn thường cố tình muốn kéo dài thời gian, trì hoãn


23
quá trình tố tụng, do vậy, việc đàm phán để đi đến một thỏa thuận trọng tài
trong trường hợp này thường mất một thời gian khá dài. [11, tr 193]
Theo pháp luật một số nước trên thế giới mà điển hình là pháp luật Pháp
luôn có quy định sự khác biệt giữa hai loại thỏa thuận trọng tài. Các chủ thể
được tự do hơn đối với loại thỏa thuận trọng tài được xác lập sau khi tranh chấp
phát sinh. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chỉ dừng lại ở việc ghi nhận có hai
loại thỏa thuận trọng tài mà chưa có quy định cụ thể sự khác nhau giữa chúng.

1.2.3 Hình thức thỏa thuận trọng tài
* Hình thức của thỏa thuận trọng tài
Tất cả các công ước quốc tế về trọng tài cũng như Luật mẫu và hầu hết
luật trọng tài của các nước trên thế giới đều quy định một thỏa thuận trọng tài
phải được lập thành văn bản. Điều II Công ước New York quy định yêu cầu
thỏa thuận trọng tài được thể hiện dưới hình thức văn bản, Điều 7.2 Luật mẫu
cũng quy định: "Thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản" . Tuy
nhiên, định nghĩa "văn bản" lại được giải thích khác nhau.
Công ước New York định nghĩa "văn bản" như sau: thỏa thuận bằng
văn bản bao gồm một điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc một thỏa
thuận trọng tài được các bên ký hoặc có trong các thư từ hoặc điện tín trao
đổi. Tuy nhiên, kể từ khi Công ước New York ra đời năm 1958, đã có một
cuộc cách mạng trong truyền thông. Điện tín - một phương tiện truyền tin
bằng văn bản phổ biến đã được thay thế bằng telex, fax và bây giờ là thư điện tử.
Luật mẫu đã kịp thời cập nhật sự thay đổi về phương tiện liên lạc và có
sự tiến bộ hơn so với Công ước New York trong việc định nghĩa "văn bản",
Điều 7.2, Luật mẫu quy định: Thoả thuận là văn bản nếu nó nằm trong một
văn bản được các bên ký kết hoặc bằng sự trao đổi qua thư từ, Telex,
telegrams hoặc các hình thức trao đổi viễn thông khác mà ghi nhận thoả thuận


24
đó hoặc qua trao đổi về đơn kiện và bản biện hộ mà trong đó thể hiện sự tồn
tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận. Việc dẫn
chiếu trong hợp đồng tới một văn bản ghi nhận điều khoản trọng tài lập nên
thoả thuận trọng tài với điều kiện hợp đồng này phải là văn bản và sự dẫn
chiếu đó là một bộ phận của hợp đồng này. Vì vậy, theo Luật mẫu, bất cứ
phươg tiện viễn thông nào ghi nhận thỏa thuận đều thỏa mãn quy định về thỏa
thuận phải bằng văn bản. Khi một bên tham gia vào một quá trình tố tụng
trọng tài mà không phủ nhận sự tồn tại của thỏa thuận trọng tài thì một thỏa

thuận trọng tài ngầm là đủ. [11, tr 161, 162]
Luật trọng tài Anh còn tiến một bước rất xa trong việc quy định phạm
vi thỏa thuận bằng văn bản. Theo đó, có một thỏa thuận bằng văn bản khi:
thỏa thuận được lập bằng văn bản (cho dù nó có được các bên ký hay không);
thỏa thuận được lập thông qua việc trao đổi các thông tin bằng văn bản hoặc
thỏa thuận được chứng minh bằng văn bản. Thậm chí, trong quá trình tố tụng
trọng tài hoặc tố tụng tư pháp, nếu một thỏa thuận không được xác lập bằng
văn bản nhưng được một bên viện dẫn và bên kia không phủ nhận thì việc
trao đổi đó tạo thành một thỏa thuận trọng tài bằng văn bản có giá trị pháp lý.
[12, tr 37]
Ở một số hệ thống pháp luật, không có quy định hình thức cụ thể cho
thỏa thuận trọng tài. Tuy nhiên, luôn có quy định thỏa thuận trọng tài phải
bằng văn bản hay ít nhất là một bản ghi lưu trữ dữ liệu lâu dài như đĩa hoặc
băng từ để có thể in ra thành văn bản. Ví dụ: Luật Hà Lan 1986 quy định thỏa
thuận trọng tài phải được chứng minh bằng một công cụ dưới dạng văn bản
được các bên chấp nhận một cách rõ ràng hoặc ngụ ý. Luật Thụy Sỹ quy định
thỏa thuận trọng tài phải bằng văn bản hoặc bằng các phương tiện liên lạc có
thể chứng minh thỏa thuận trọng tài được lập bằng văn bản "Về vấn đề hình
thức, một thỏa thuận trọng tài có hiệu lực khi được lập thành văn bản, bằng


25
điện tín, telex, telecopieer hay bằng bất kỳ phương tiện liên lạc nào có thể
chứng minh thỏa thuận được lập bằng văn bản". [11, tr 162]
Trong pháp luật Việt Nam, hình thức của thỏa thuận trọng tài được quy
định tại Khoản 2, Điều 16, Luật Trọng tài Thương mại 2010. Thỏa thuận
trọng tài phải được xác lập bằng văn bản hoặc các hình thức khác được coi là
văn bản như:
- Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax,
telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

- Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản
giữa các bên.
Ví dụ: trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng, Công ty X và Công
ty Y có gửi công văn qua lại, trao đổi với nhau trong đó có nội dung ghi nhận
việc nếu có tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hoặc liên quan đến hợp đồng
xảy ra thì Trọng tài Thương mại sẽ là tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp đó. Trong trường hợp này, thỏa thuận của Công ty X và Công ty Y được
ghi nhận trong các công văn qua lại là một hình thức thỏa thuận trọng tài.
- Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm
quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên.
Ví dụ: Ông A và Công ty B có ký kết hợp đồng cho thuê mặt bằng để
làm địa điểm kinh doanh. Trong quá trình thỏa thuận, ký kết hợp đồng, hai
bên đã đến Văn phòng công chứng X để công chứng hợp đồng cho thuê mặt
bằng, đồng thời yêu cầu công chứng viên ghi nhận lại việc hai bên thỏa thuận
giải quyết tranh chấp (nếu có) phát sinh bằng trọng tài. Khi đó, văn bản do
công chứng viên ghi chép lại ghi nhận ý chí thỏa thuận của các bên được coi
là một thỏa thuận trọng tài.

×