Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Quản lý và theo dõi hoạt động tín dụng cho vay tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.26 KB, 104 trang )

Mở đầu
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội là một chi nhánh của Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam, được thành lập nhằm phục vụ nhu cầu vốn cho
phát triển kinh tế của thủ đô nhất là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Đây là
một trong những Ngân hàng Thương mại hoạt động kinh doanh có hiệu quả
của Thành phố Hà Nội trong những năm qua. Ngân hàng Ngoại thương Hà
Nội có nguồn vốn cho vay tương đối dồi dào đáp ứng nhu cầu vay vốn để
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng nh nhân dân.
Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội luôn chú
ý đến việc đổi mới công nghệ nhằm phục vụ tốt hơn cho hoạt động kinh
doanh. Đây là một trong những Ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam áp dụng
công nghệ Ngân hàng hiện đại cùng với trang thiết bị tiên tiến. Nhận thấy
được vai trò hết sức quan trọng của khoa học công nghệ đối với hoạt động
của ngân hàng, chi nhánh đang tiếp tục đầu tư nâng cấp và phát triển công
nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin nhằm biến Ngân hàng Ngoại thương Hà
Nội thành một Ngân hàng Thương mại hiện đại đủ sức cạnh tranh với các
Ngân hàng khác trên địa bàn Hà Nội.
Hoạt động tín dụng cho vay của ngân hàng luôn là hoạt động quan
trọng nhất của các ngân hàng thương mại. Quá trình cho vay thường phải
trải qua nhiều công đoạn. Việc ứng dụng của tin học vào lĩnh vực này luôn
được các ngân hàng đặc biệt quan tâm. Nhờ có công cụ tin học mà việc quản
lý các hoạt động tín dụng trở thuận tiện hơn.
Trong chuyên đề thực tập này em xin được trình bày quá trình phân
tích thiết kế hệ thống quản lý và theo dõi hoạt động tín dụng cho vay tại
ngân hàng ngoại thương Hà Nội. Đây là một đề tài mang tính chất cấp thiết
đối với ngân hàng ngoại thương Hà Nội nói riêng và các ngân hàng thương
mại nói chung. Tín dụng, nhất là tín dụng cho vay luôn là hoạt động phức
tạp có mức độ rủi do cao và yêu cầu độ chính xác luôn được đặt lên hàng
đầu, chính vì lẽ đó mà việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực này
là một yêu cầu bức thiết của các Ngân hàng thương mại. Hệ thống quản lý
và theo dõi hoạt động tín dụng cho vay cho phép có thể thực hiện quản lý và


thực hiện toàn bộ quá trình cho vay của Ngân hàng, theo dõi tình hình trả nợ,
dư nợ của khách hàng.

Kết cấu của chuyên đề :
Tên chuyên đề “ Quản lý và theo dõi hoạt động tín dụng cho vay
tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội “
Bố cục của chuyên đề gồm Phần Mở Đầu, 3 chương và Phần kết
luận, Phần phụ lục :
Chương I - Tổng quan về cơ sở thực tập và các vấn chuyên môn cần
nghiên cứu
Chương II – Các vấn đề về phương pháp luận trong việc nghiên cứu
đề tài
CHƯƠNG III - PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN
LÝ VÀ THEO DÕI HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN
HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
PHẦN PHỤ LỤC – MỘT SÈ GIAO DIỆN CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Lời cảm ơn
Để có thể hoàn thành được chuyên đề thực tập này em phải nhờ đến
sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, cơ quan thực tập, bạn bè, người thân.
Những người đã trực tiếp, gián tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, tạo điều kiện thuận
lợi cho em trong suốt quá trình thực tập và thực hiện chuyên đề.
Trước hết em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo TS. Trư-
ơng Văn Tú về những hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình và khoa học đối với em
trong suốt quá trình thực tập và thực hiện chuyên đề này.
Em xin cám ơn các thầy cô giáo trong khoa Tin Học Kinh Tế trường
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã giảng dạy em trong suốt 4 năm đại học, giúp
em có được những kiến thức khoa học, tư duy làm việc phục vụ cho công
việc sau này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến anh Phạm Văn Hoàng - cán bộ của phòng

Tin Học, anh Nguyễn Tuấn Phong- cán bộ phòng Tín Dụng Tổng Hợp Ngân
hàng Ngoại thơng Hà Nội, những người đã trực tiếp hướng dẫn em trong
thời gian thực tập. Đồng thời em cũng cũng xin cảm ơn các anh chị trong
phòng Tin Học, Phòng Tín Dụng Tổng Hợp đã tạo điều kiện thuận lợi cho
em trong suốt thời gian thực tập.
Sau cùng em xin được gửi lời cảm ơn tới ngời thân trong gia đình, bạn
bè những người giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho em có thể hoàn thành được
chuyên đề thực tập này.
Xin chân thành cảm ơn!
Chương 1.
Tổng quan về cơ sở thực tập và các vấn đề chuyên môn cần
nghiên cứu
I- Giới thiệu về Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được thành lập ngày 01 tháng 04
năm 1963, với tư cách Ngân hàng phục vụ đối ngoại duy nhất của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam. Tổ chức tiền thân của Ngân hàng Ngoại thương là
cục ngoại hối Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội là chi nhánh của Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 177/NH.QĐ ngày
22/12/1984 của Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Chi
nhánh chính thức được thành lập và đi vào hoạt động ngày 01 tháng 03 năm
1985 với mụch đích phục vụ nhu cầu vốn để phát triển kinh tế - xã hội của
thủ đô. Đây là thời kỳ nền kinh tế nước ta bắt đầu chuyển sang cơ chế thị
trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước.
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội có trụ sở tại 78 Nguyễn Du - đây là địa
điểm lý tưởng cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và các chi nhánh
cấp 2 tại Thành Công, Cầu Giấy, một quầy đổi tiền tại sân bay Nội Bài,
Phòng giao dịch Số 2 Hàng Bài.
Từ khi đổi mới đến nay nền kinh tế thủ đô đã có những bước phát triển

vượt bậc, đời sống của nhân dân được nâng nên rõ rệt. Ngân hàng Ngoại
thương Hà Nội luôn bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô
trong từng giai đoạn cụ thể. Phân tích thế mạnh và lợi thế so sánh của mình,
Chi nhánh đã hoạch định chiến lược, mục tiêu kinh doanh cụ thể nhằm mang
lại hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng vốn, hạn chế thấp nhất rủi ro trong
kinh doanh Ngân hàng. Với nhận thức đó trong quá trình hoạch định chính
sách, cũng như mục tiêu kinh doanh, Chi nhánh luôn hướng tới và coi trọng
công tác tín dụng, cho vay các dự án và phương án kinh doanh, phục vụ sản
xuất có hiệu quả, đặc biệt là những dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển
của thành phố. Trong những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương
Hà Nội ngoài cho vay các phương án phục vụ sản xuất kinh doanh có hiệu
ngắn hạn, còn cho vay để đầu tư vào các công trình. Sau đây là sơ bộ về quá
trình hoạt động và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội :
Bằng nguồn vốn vay ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội các
doanh nghiệp của Thủ đô nhập các thiết bị, máy móc nhằm đổi mới công
nghệ cũng như nguyên vật liệu và hàng hoá máy móc phục vụ sản xuất và
tiêu dùng. Tuy nhiên trong những năm cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90
của thế kỷ XX, tốc độ tăng trưởng tín dụng ngoại tệ chậm. Lý do đây là thời
đầu đổi mới các doanh nghiệp của Thủ đô chập chững bước vào nền kinh tế
thị trường, còn nhều bỡ ngỡ và chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro. Trong khi đó
tỷ giá hối đoái, không khuyến khích nhà xuất khẩu. Còn cơ chế thương mại
thì hạn chế xuất - nhập khẩu, chỉ có một số Ýt doanh nghiệp được cấp giấy
phép xuất – nhập khẩu trực tiếp. Tất cả các yếu tố đó đã tác động không tốt
đến công tác tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.
Những năm đầu mới thành lập, nguồn vốn ngoại tệ còn hạn hẹp, nhu cầu
vốn cho tín dụng lớn hơn khả năng huy động vốn, do vậy Ngân hàng Ngoại
thương Hà Nội vay bù đắp vốn ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam để cho vay. Bắt đầu từ năm 1998, Nguồn vốn huy động ngoại tệ tăng
mạnh, năm sau cao hơn năm trước. Mặc dù dư nợ tín dụng có tăng nhưng
không bằng tốc độ tăng của huy động vốn, công tác huy động vốn tạo đà đắc

lực cho công tác tín dụng phát triển. Công tác tín dụng phát triển tạo thuận
lợi cho tăng nhanh huy động vốn. Từ đó trong sử dụng vốn, ngoài nghiệp vụ
cho vay còn có nghiệp vụ kinh doanh tiền gửi, ở đây thực hiện sự chỉ đạo
của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là : an toàn và hiệu quả cho toàn hệ
thống, vốn của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội chủ yếu được gửi ở Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam , tạo điều kiện cho Ngân hàng Ngoại thương
tăng thêm nguồn lực đầu tư vào các dự án lớn cho thủ đô Hà Nội nói riêng
và cả nước nói chung
Từ năm 1992, sau khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông âu sụp đổ,
nước ta đã đẩy mạnh công cuộc đổi mới trên tất cả các lĩnh vực. Trên lĩnh
vực tài chính Ngân hàng nước ta đã khai thông quan hệ với các tổ chức tài
chính trên thế giới nh : Quỹ tiền tệ thế giới: IMF, Ngân hàng thế giới: WB,
Ngân hàng phát triển Châu á: ADB. Các chính sách kinh tế vĩ mô nh: điều
hành tỷ giá, kiềm chế lạm phát. v.v đã phát huy tác dụng, nền kinh tế nước
ta đã phát triển với tốc độ tương đối cao. Nhu cầu nhập khẩu máy móc,
nguyên vật liệu và hàng hoá thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống tăng
nhanh. Trong khi đó Ngân hàng Ngoại thương là Ngân hàng chủ đạo phục
vụ kinh tế đối ngoại lúc bấy giờ. Thanh toán xuất nhập khẩu qua hệ thống
Ngân hàng Ngoại thương chiếm tỷ trọng khá cao trong nền kinh tế quốc dân.
Có thể nói các nghiệp vụ Ngân hàng phục vụ cho kinh doanh xuất nhập khẩu
là nghiệp vụ truyền thống cuả Ngân hàng Ngoại thương đây là thế mạnh mà
Ngân hàng Ngoại thương cần duy trì và phát triển. Ngân hàng Ngoại thương
Hà Nội đã luôn phát huy thế mạnh của mình trong quá trình hoạt động và
phát triển.
Tuy những năm này tốc độ phát triển tín dụng rất nhanh song tăng trưởng
nguồn vố ngoại tệ còn nhanh hơn nhiều. Nh vậy luôn có một số lượng vốn
ngoại tệ dư được gửi tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ xảy ra tại một số nước Đông Nam á
và Châu á vào năm 1997 đã cá tác động lớn đến nền kinh tế nước ta. Cuộc
khủng hoảng này đã làm cho một loạt doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, dẫn tới

đổ bể tín dụng, vỡ nợ tác động đến việc tăng trưởng của dư nợ tín dụng. Dư
nợ tín dụng ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội giảm dần, trong
khi nguồn vố huy động ngoại tệ vẫn tăng nhanh, số dư tiền gửi ngoại tệ của
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội tại Ngân hàng Ngoại thương trung ương
lại càng tăng, nghiệp vụ tiền gửi đã mang lại nguồn thu đáng kể cho Ngân
hàng Ngoại thương Hà Nội do chênh lệch lãi suất giữa việc sử dụng vốn và
huy động vốn ngoại tệ.
Ngay từ ngày thành lập, công tác huy động vốn bằng VNĐ luôn đáp ứng
đầy đủ nhu cầu tín dụng của chi nhánh. Dư nợ bằng VNĐ luôn tăng trưởng,
phục vụ chủ yếu cho thu mua, sản xuất hàng xuất khẩu và nhập khẩu hàng
thiết yếu của sản xuất và đời sống. Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội luôn có
số dư tiền gửi của khách hàng chờ thanh toán ở mức cao, đây là nguồn vố có
lãi suất thấp ( lãi suất không kỳ hạn ), với chức năng của Ngân hàng Thương
mại là : Tạo nguồn vốn có kỳ hạn từ nguốn vốn không kỳ hạn ( Chức năng
tạo tiền của Ngân hàng Thương mại ). Đó chính là lợi thế của Ngân hàng
Ngoại thương Hà Nội trong việc cạnh tranh về mặt lãi suất.
Trong sử dụng vốn VNĐ, ngoài vốn để cho vay và đảm bảo khả năng
thanh toán hàng ngày, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội còn thừa vốn, qua
tính toán lãi suất huy động vốn đầu vào, xem xét để thực hiện các cuộc mua
kỳ phiếu cũng như gửi tiền ở các Ngân hàng Thương mại khác. Nhờ đó đã
tăng thêm hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng vốn của chi nhánh. Tuy nhiên,
thực hiện mục tiêu kinh doanh của toàn hệ thống nguồn vốn VNĐ của Ngân
hàng Ngoại thương Hà Nội chủ yếu được tại Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam.
Kể từ khi thành lập, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội không ngừng phát
triển, từng bước khẳng định là một chi nhánh Ngân hàng vững mạnh trên địa
bàn thủ đô. Từ chỗ chỉ có 5 phòng khi mới thành lập, đến nay chi nhánh đã
có 9 phòng và các chi nhánh cấp 2 đó là các chi nhánh Thành Công và Chi
nhánh Cầu Giấy, một quầy đổi tiền ở sân bay Nội Bài, sắp tới Ngân hàng
Ngoại thương Hà Nội sẽ mở thêm chi nhánh tại Gia Lâm và ở một số nơi

khác . Số cán bộ nhân viên của chi nhánh từ 58 người tăng lên 104 người và
còn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới nhằm đáp ứng với nhu cầu phát triển
và mở rộng của chi nhánh Số cán bộ có trình độ trên đại học trở lên chiếm
trên 90%, tuổi đời bình quân là 33,5 tuổi. Đội ngũ cán bộ của Ngân hàng
Ngoại thương Hà Nội có trình độ, có kinh nghiệm có ý thức tổ chức kỷ luật,
có tinh thần đoàn kết và có chí hướng vươn lên trong công việc. Đó là yếu tố
quan trọng giúp chi nhánh là doanh nghiệp được Nhà nước xếp hạng I, có
tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu : nguồn vốn, sử dụng vốn, lợi nhuận v.v.
năm sau cao hơn năm trước. Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã và đang có
chính sách khuyến khích cử cán bộ công nhân viên đi học tập và đào tạo
nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng trong công việc.
Sau 20 năm đi vào hoạt động Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã đạt
được nhiều thành tích xuất sắc, luôn là lá cờ đầu trong hệ thống Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam.
Các chỉ tiêu huy động vốn – dư nợ lợi nhuận
Từ năm 1985 đến năm 2000
Đơn vị tính: 1 triệu đồng và 1000
USD
Năm
Huy động vốn Dư nợ Lợi nhuận
Việt
NamĐ
Ngoại tệ Việt
NamĐ
Ngoại tệ Việt
NamĐ
1985 881 3.365 502 856 4.1
1986 3.840 2.929 648 3700 61
1987 10.736 2.973 3.117 5.182 236
1988 24.826 6.318 15.658 4.764 2.160

1989 20.372 12.146 11.050 7.743 4.173
1990 36.432 16.288 18.206 5.738 1.840
1991 57.410 23.220 25.383 5.931 5.958
1992 67.830 29.058 10.204 8.269 8.657
1993 70.702 27.536 25.511 20.082 8.089
1994 120.933 46.606 56.018 35.420 13.250
1995 314.318 55.354 68.744 32.016 20.663
1996 370.512 50.998 90.326 22.177 31.180
1997 407.556 65.660 111.894 12.209 24.014
1998 449.127 90.274 110.771 12.105 24.649
1999 454.398 109.957 209.529 13.796 28.012
2000 520.072 154.242 263.317 14.486 34.650
Nguồn : Niên giám 15 năm Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Chi nhánh đã nộp cho ngân sách của Hà Nội hàng trăm tỷ đồng, góp phần
vào công cuộc đổi mới kinh tế xã hội của thủ đô trong suốt thời gian qua.
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội cũng như các chi nhánh khác của Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam đang hàng ngày khắc phục những khó khăn,
yếu kém làm lành mạnh hoá tình hình tài chính, thực hiện thành công lộ
trình cơ cấu lại Ngân hàng Thương mại để xây dựng Ngân hàng Ngoại
thương thành một Ngân hàng Thương mại hàng đầu của Việt Nam, đủ sức
cạnh tranh với các Ngân hàng khác trong khu vực, phù hợp với xu thế mở
cửa và hội nhập.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam nói chung và Hà Nội
nói riêng đã có những bước phát triển vượt bậc. Do vậy tình cho vay của
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội cũng có những bước tiến đáng kể. Điều
này được thể hiện qua các chỉ tiêu nh : quy mô cho vay, cơ cấu cho vay và
chất lượng cho vay. Đặc biệt chất lượng cho vay của Ngân hàng Ngoại
thương Hà Nội ngày càng được nâng cao.
Tình hình tăng trưởng cho vay của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Từ năm 1997 – 2000 ( quy ra VNĐ )


Đơn vị : triệu đ.
1997 1998 1999 2000
Chỉ tiêu 1998 So với
1997
1999 So với
1998
2000 So với
2000
1-Doanh
sè cho vay
810.75
7
985.51
0
121,55% 1.884.91
4
187,20% 1872.341 101.49%
2-Doanh
sè thu nợ
879.78
8
973.040 110.60
%
1.709.406 175.68
%
1.810.22
0
105.90%
3-Dư nợ 268.03

1
289.92
2
108,17
%
402.894 138,97
%
473.382 117,50%
Nguồn : B/C hoạt động kinh doanh của NHNT Hà Nội (1997 – 2000)
Sau gần 20 năm đi vào hoạt động chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà
Nội đã có sự tăng trưởng và phát triển vượt bậc, đóng vai trò quan trọng
trong hệ thống chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, thúc
đẩy quá trình phát triển kinh tế của thủ đô trong những năm qua. Từ khi
thành lập đến nay mặc dù trải qua nhiều thăng trầm của nền kinh tế nhưng
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội vẫn vững vàng đi lên, tạo được lòng tin đối
với các doanh nghiệp của thủ đô nhất là các doanh nghiệp hoạt động sản
xuất kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
2. Những kết quả đã đạt được cho đến năm 2001
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội là địa chỉ đáng tin cậy của khách hàng
trên địa bàn thủ đô với số lượng khách hàng hiện nay là 19.250, quản lý
khoảng 43.000 tài khoản tiết kiệm và kỳ phiếu ( Ngân hàng Ngoại thương
Hà Nội quản sổ tiết kiệm và kỳ phiếu bằng tài khoản ), có 3.500 tài khoản cá
nhân giao dịch. Bình quân một ngày có khoảng 2.000 giao dịch được thực
hiện. Chi nhánh là đơn vị đầu tiên của hệ thống Ngân hàng Ngoại thương đã
triển khai công nghệ “ Ngân hàng bán lẻ “ là một công nghệ ngân hàng hiện
đại vào tháng 9 năm 2000, tạo điều kiện cho Ngân hàng Ngoại thương áp
dụng khoa học kỹ thuật vào nghiệp vụ ngân hàng, giúp cho nối mạng
ONLINE ( trực tuyến ) trong toàn hệ thống
Với tác phong phục vụ tận tình chu đáo, công nghệ ngân hàng tương đối
hiện đại và chỉ số an toàn cao, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội có nguồn

vốn huy động tăng nhanh và chiếm tỷ trọng đáng kể so với hơn 90 tổ chức
Tín dụng khác trên địa bàn Hà Nội :
Tháng 12 năm 1997 : Tổng nguồn vố qui VNĐ đạt 1.084 tỷ, chiếm
3,68% tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn
Tháng 12 năm 1998 : Tổng nguồn vố qui VNĐ đạt 1.587 tỷ, tăng 51,4%
so với năm trước, chiếm 3,68% tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng
trên địa bàn
Tháng 12 năm 1999 : Tổng nguồn vố qui VNĐ đạt 2.065 tỷ, tăng 30,1%
so với năm trước, chiếm 3,68% tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng
trên địa bàn
Tháng 12 năm 2000 : Tổng nguồn vố qui VNĐ đạt 2.757 tỷ, tăng 33,5%
so với năm trước, chiếm 3,68% tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng
trên địa bàn
Đến 31 tháng 7 năm 2001 : Tổng nguồn vố qui VNĐ đạt 3.198 tỷ, tăng
15,08% so với cuối năm trước, chiếm 3,68% tổng nguồn vốn huy động của
các ngân hàng trên địa bàn
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội có nguồn vốn tương đối lớn luôn luôn
đáp ứng được mọi nhu cầu nguồn vốn cho vay với lãi suất thấp. Ví dụ vào
31/07/2001, nguồn vốn VNĐ của chi nhánh dồi dào trong khi các Ngân hàng
Thương mại khác lại hết sức căng thẳng. Lãi suất huy động vốn thấp, bình
quân là 0,322% tháng ở thời điểm trên khi Ngân hàng Nhà Nước đã công bố
lãi suất cơ bản VNĐ là 0,65% tháng
Dư nợ cho vay hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước, nguồn
vốn tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội góp một phần vốnào sự
nghiệp phát triển kinh tế của thủ đô, đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội tạo ra cho mình được nhiều khách hàng
truyền thống có bề dày thời gian gắn bó, họ luôn mong muốn có được những
dịch vụ của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. Còn Ngân hàng Ngoại thương
Hà Nội luôn lắng ý kiến của khách háng, đổi mới phong cách và chất lượng
phục vụ đồng thời với mức phí cạnh tranh, nhằm thu hút và mở rộng cho vay

theo hướng : đa loại hình, đa phương thức, đa thành phần kinh tế, đần chọ
lọc khách hàng để đưa vào đội ngũ khách hàng truyền thống.
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã và đang hướng tới đa phương thức
và hình thức cho vay. Năm 1999 chỉ cho vay theo phương thức từng lần và
cho vay theo dự án đầu tư là chủ yếu, đến năm 2000 phát triển các phương
thức cho vay nh : cho vay theo hình thức đồng tài trợ, cho vay theo hạn mức
tín dụng. Đó là hai hình thức cho vay tạo điều kiện cho khách hàng và cho
cả Ngân hàng nhằm mục đích mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay. Chi
nhánh đã chú trọng hơn vào cho vay trung và dài hạn đem nguồn vốn vào
phục vụ các dự án phát triển kinh tế của Hà Nội và cả nước, làm thay đổi
dần cơ cấu dư nợ, dư nợ cho vay trung và dài hạn đang tăng lên cả về số
lượng và tỷ trọng.
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã và đang hướng tới cho vay đa thành
phần kinh tế. Dư nợ của các thành phần kinh tế ngoài Doanh nghiệp Nhà
Nước đang tăng lên về cả số lượng và tỷ trọng. Nhiều công ty cổ phần, công
ty TNHH chi nhánh đã cho vay tín chấp và nhận thấy rằng đây là thành phần
kinh tế tiềm năng.
Chính sách lãi suất cho vay của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội linh
hoạt, cạnh tranh và có tính chất định hướng rõ ràng là : ưu tiên các Doanh
nghiệp sản suất đặc biệt là các Doanh nghiệp sản suất hoặc thu mua hàng
xuất nhập khẩu.
Tóm lại, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã và đang khẳng định mình là
một Ngân hàng Thương mại kinh doanh có hiệu quả trên địa bàn thủ đô.
Nguồn vốn cho vay của chi nhánh góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế
xã hội của Hà Nội .
3. Các hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội cũng giống nh hoạt
động của các Ngân hàng Thương mại khác. Ngày nay hoạt động của Ngân
hàng Thương mại hết sức đa dạng và phong phó. Tuy nhiên có thể khái quát
toàn bộ hoạt động kinh doanh của một Ngân hàng Thương mại nh sau :

- Nhận tiền gửi : Ngân hàng Thương mại được nhận tiền gửi của cá nhân,
tổ chức, các đơn vị kinh tế và các Ngân hàng Thương mại khác dưới hình
thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
- Dịch vụ thanh toán : Trong quá trình làm trung gian thanh toán, Ngân
hàng Thương mại cung ứng các dịch vụ thanh toán sau : thực hiện thanh
toán trong nước cho khách hàng, thanh toán quốc tế, thực hiện dịch vụ
thu hộ và chi hộ. Ngân hàng có thể sử dụng tiền nhàn rỗi của các dịch vụ
thanh toán vào mục đích kinh doanh còng nh tài trợ. Đây là nguồn vốn có
chi phí thấp nhất bởi vì tiền của khách hàng ở Ngân hàng Thương mại
với mục đích giao dịch chứ không phaỉ mục đích sinh lời.
- Tài trợ cho nền kinh tế : Tài trơ cho nền kinh tế là hoạt động quan trọng
nhất của Ngân hàng Thương mại, nó bao gồm các hoạt động sau : cho các
cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vay nhằm đáp ứng nhu cầu sản suất kinh
doanh; đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh, cáccông trình; cho các
cá nhân doanh nghiệp thuê tài chính; bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài
chính của mình đối với người nhận bảo lãnh.
- Kinh doanh ngoại tệ : Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội kinh doanh
ngoại tệ nhằm phục vụ khách hàng kinh doanh xuất nhập khẩu. Ngân
hàng Ngoại thương Hà Nội kinh doanh ngoại tệ nhằm tìm kiếm lợi nhuận
thông qua thị trường ngoại tệ trong và ngoài nước.
- Kinh doanh chứng khoán : Ngân hàng Thương mại phát hành chứng
khoán để thu hút vốn kinh doanh, mua bán các chứng khoán trên thị
trường chứng khoán, phát hành chứng khoán cho các công ty và cho nhà
nước.
- Dịch vụ khác : Ngân hàng Thương mại có các dịch vụ khác trên thị
trường như : dịch vụ tư vấn; dịch vụ ngân quỹ; kinh doanh và dịch vụ
bảo hiểm; kinh doanh bất động sản; nghiệp vụ uỷ thác đại lý; dịch vụ
bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ… Các
dịch vụ này giúp Ngân hàng thu được một khoản lợi nhuận.
4. Giới thiệu về các dịch vụ của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội

a/ Dịch vụ bảo lãnh. Bằng kinh nghiệm hoạt động, uy tín lâu năm của
mình Ngân hàng Ngoại thương đã trở thành bạn hàng đáng tin cậy của mọi
khách hàng không phân biệt thành phần kinh tế. Với các nghiệp vụ bảo lãnh
phong phú, thuận tiện, mức phí hấp dẫn luôn thu hút được khách hàng. Các
loại bảo lãnh chủ yếu : Bảo lãnh bằng vốn ( vốn trong nước và vốn nước
ngoài ), bảo lãnh thanh toán và thư tín dự phòng, bảo lãmh hợp đồng, bảo
lãnh dự phòng, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh chất lượng sản phẩm…
b/ Dịch vô cho vay. Trong những năm qua Ngân hàng Ngoại thương
Hà Nội luôn duy trì được một lượng vốn lớn đáp ứng được nhu cầu vay vốn
để phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt là cho vay xuất nhập khẩu. Thủ
tục cho vay nhanh gọn, thuận tiện, lãi suất hấp dẫn, đội ngũ cán bộ có trình
độ chuyên môn cao.
c/ Dịch vụ chuyển tiền. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nhận
chuyển tiền cho quý khách trong và ngoài nước. Nhờ mạng lưới rộng khắp
nên việc chuyển tiền được thuận tiện, giá cước thuận tiện.
d/ Dịch vô thanh toán quốc tế. Hoạt động thanh toán quốc tế luôn là
hoạt động mạnh nhất của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Đây chính là
Ngân hàng của Việt Nam chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực đối ngoại. Là
Ngân hàng thương mại đầu tiên của Việt Nam tham gia vào mạng thanh toán
quốc tế SWIFT. Ngân hàng Ngoại thương 5 năm liền được công nhận là
Ngân hàng có chất lượng thanh toán SWIFT tốt nhất.
e/ Dịch vụ Ngân hàng đại lý. Năm 2002 VietComBank triển khai hệ
thống E- Bank , thanh toán điện tử giữa VietCombank với các Ngân hàng
đại lý trong nước
f/ Dịch vụ kỳ phiếu. Tuỳ theo nhu cầu vốn ngắn hạn trong từng thời
kỳ, Ngân hàng Ngoại thương phát hành kỳ phiếu. Đây là hình thức đầu tư an
toàn với lãi suất cao, được đảm bảo bí mật.
g/ Dịch vụ chiết khấu chứng từ. Tạo thuận lợi cho các khách hàng có
nhu cầu vốn tạm thời khi những chứng từ chưa đến hạn thanh toán, hoặc các
khách hàng xuất khẩu đang chờ Ngân hàng nước ngoài thanh toán khi đã

xuất trình chứng từ thanh toán qua Ngân hàng Ngoại thương thì Ngân hàng
có thể áp dụng dịch vụ này.
5. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Tổ chức bộ máy của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội theo
Quyết định số 287/QĐ/TCCB-ĐT ngày 27/7/2000 của Tổng giám đốc Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam gồm có các phòng sau :
1 – Phòng tín dụng – Tồng hợp
2 – Phòng Kế toán và Tài chính
3 – Phòng thanh toán Xuất Nhập khẩu
4 – Phòng hành chính nhân sự
5 – Phòng Ngân quỹ
6 – Phòng Tin học
7 – Phòng dịch vụ Ngân hàng
8 – Phòng giao dịch số 2 Hàng Bài
9 – Tổ Kiểm tra và kiểm toán nội bộ
Mỗi phòng do Trưởng phòng điều hành và có một số Phó trưởng phòng
giúp việc.
Ngoài ra Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội còn có các chi nhánh cấp 2 :
• Chi nhánh cấp 2 Thành Công có 5 phòng chức năng
• Chi nhánh cấp 2 Cầu Giấy có 5 phòng chức năng
Trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của
Thành phố Hà Nội, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội sẽ tiếp tục mở rộng
quy mô hoạt động ở các quận huyện khác trong thành phố như : Thanh
Xuân, Ba Đình, Gia Lâm, Thanh Trì v.v
II- Các vấn đề chuyên môn thu được trong quá trình thực tập tại Ngân
hàng Ngoại thương Hà Nội
1. Tình ứng dụng công nghệ thông tin tại Ngân hàng Ngoại thương
Hà Nội
Trang thiết bị và công nghệ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
được đánh giá là một Ngân hàng trong nước đi đầu về lĩnh vực công nghệ,

nói chung là hiện đại với tiêu chuẩn 1 người một máy tính, hệ thống máy
tính được nối mạng trực tuyến ( ONLINE ) trong toàn bộ hệ thống Ngân
hàng Ngoại thương.
Hiện nay Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã mở rộng hoạt động của
mình xuống các chi nhánh cấp 2. Các chi nhánh này được nối mạng với chi
nhánh cấp 1, chi nhánh lại được nối với Ngân hàng Ngoại thương trung
ương. Các nghiệp vụ của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội hầu hết được
thực hiện thông qua máy tính bằng các phần mềm chuyên dụng của ngân
hàng, các trương trình này đều được cài đặt trên Host và được quản lý một
cách thống nhất. Hệ thống mạng máy tính của Ngân hàng Ngoại thương Hà
Nội sử dụng hệ điều hành WINDOWS NT 4.0, đây là hệ điều hành mạng
thông dụng hiện nay. Đây là hệ điều hành của hãng Microsoft, được thiết kế
để hoạt động trong vai trò cả mày phục vụ và máy sử dụng trong môi trường
mạng cục bộ (LAN) và mạng diện rộng (WAN), hệ điều hành này có chế độ
bảo mật cao rất phù hợp với hoạt động của Ngân hàng. Hầu hết các dữ liệu
của Ngân hàng được lưu trữ bằng FOXPRO, nhiều chương trình cũng được
thiết kế bằng ngôn ngữ này. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập trong việc ứng
dụng công nghệ : một nghiệp vụ phải sử dụng nhiều chương trình khác nhau
trên chương trình của Ngân hàng bán lẻ. Do mới sử dụng nên chương trình
Ngân hàng bán lẻ vẫn còn một số lỗi nhất định vẫn còn một số lỗi nhất định,
gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc quản lý các món vay, đặc biệt
là khi tính lãi tiền vay.
Toàn bộ hoạt động của hệ thống mạng máy tính của Ngân hàng Ngoại
thương Hà Nội được thực hiện bởi Phòng Tin học. Phòng Tin học của Ngân
hàng Ngoại thương Hà Nội bao gồm các kỹ sư, cử nhân có trình độ, kinh
nghiệm, năng lực, có tinh thần trách nhiệm cao.
2. Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Tin học
Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tin học được quy định tại quyết định số
16/QĐ-NHNTHN ngày 01/8/2000 của giám đốc chi nhánh Ngân hàng Ngoại
thương Hà Nội bao gồm :

- Thực hiện công tác nghiên cứu và phát triển công nghệ Ngân hàng, cải
tiến, bổ sung các chương trình phần mềm hiện có và xây dựng các
chương trình phần mềm mới phục vụ cho hoạt động của chi nhánh Ngân
hàng Ngoại thương Hà Nội.
- Quản lý và bảo quản, bảo dưỡng toàn bộ thiết bị tin học của chi nhánh.
Bảo mật các số liệu trong máy tính và mạng theo quy chế của Giám đốc
chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội và Tổng giám đốc Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam ban hành.
- Tiếp nhận các quy trình kỹ thuật và các chương trình phần mềm ứng
dụng nghiệp vụ của Ngân hàng Việt Nam để triển khai tại chi nhánh và
có trách nhiệm bảo quản các phần mềm đó như những tài sản khác của cơ
quan.
- Xây dựng kế hoạch vật tư, trang bị mới và bảo hành các thiết bị tin học
nhằm phục vụ cho hoạt động hàng ngày và phát triển kỹ thuật tin học tại
chi nhánh .
- Thực hiện quản trị mạng của toàn bộ hệ thống mạng của chi nhánh
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.
- Truyền và tiếp nhận thông tin trong nội bộ cơ quan theo chế độ quy
định của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và chi nhánh .
- Chịu trách nhiệm phổ biến và hướng dẫn nghiệp vụ tin học cho các
phòng ban khi cần thiết và khi có quy trình mới.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác trong lĩnh vực tin học mà giám đốc
giao
3. Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội chủ yếu là các
hoạt động cho vay. Hoạt động cho vay của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
luôn có bước phát triển và là địa chỉ đáng tin cậy cung cấp các sản phẩm
dịch vụ Ngân hàng cho các doanh nghiệp của thủ đô.
Hiện nay Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đang áp dụng các cơ cấu cho
vay nh sau :

- Cho vay theo hình thức chủ sở hữu. Khách hàng vay vốn tại Ngân hàng
Ngoại thương Hà Nội bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN),
công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và tư nhân. Dư nợ
phân theo hai thành phần chính đó là DNNN và doanh nghiệp ngoài Nhà
nước.
- Cơ cấu cho vay theo thời hạn. Cho vay theo thời hạn bao gồm cho vay
ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội cho vay
chủ yếu là ngắn hạn và trung hạn, còn dài hạn thì chưa được phát triển.
Dư nợ được phân theo từng hình thức cho vay.
- Cho vay xuất nhập khẩu : Như đã đề cập ở trên Ngân hàng Ngoại
thương Hà Nội là Ngân hàng Thương mại đối ngoại đầu tiên của thủ đô,
đó là đặc điểm quan trọng, nó chi phối đến toàn bộ quá trình hoạt động
kinh doanh của mình. Với đặc điểm đó dư nợ cho vay xuất nhập khẩu của
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội chiếm đa số trong tổng dư nợ.
- Cho vay có bảo đảm và cho vay không có bảo đảm. Ngân hàng Ngoại
thương Hà Nội cho vay không có bảo đảm (tín chấp ) là chủ yếu, đó là
cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người thứ
ba mà chỉ dựa vào phương án kinh doanh và uy tín của khách hàng. Tuy
nhiên tuỳ theo phương án kinh doanh và uy tin của khách hàng mà Ngân
hàng Ngoại thương Hà Nội cho khách hàng vay có đảm bảo. Tức là đòi
khách hàng phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người thứ
ba.
Việc phân loại các cơ cấu cho vay nh vậy giúp cho Ngân hàng Ngoại
thương Hà Nội có thể quản lý tốt hơn hoạt động tín dụng của mình, thuận
tiện trong việc theo dõi các khoản nợ của khách hàng.
Quy trình cho vay vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội được thực
hiện thông qua các bước sau :
- Kiểm tra thẩm định trước khi vay bao gồm các công việc : thu nhận hồ
sơ vay vốn; thẩm định tính khả thi, hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ
và lập tờ trình thẩm định

- Kiểm tra trong và sau khi cho vay, tính lãi và thu lãi, thu nợ. Các công
việc chủ yếu nh sau : kiểm tra, kiểm soát vốn vay; gia hạn nợ; thu nợ.
4. Đề tài nghiên cứu
Sau giai đoạn thực tập tổng hợp tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
được tìm hiểu về chức năng, vai trò và các hoạt động của Ngân hàng và tình
hình ứng dụng công nghệ thông tin tại đây em quyết định chọn đề tài : Xây
dựng phần mềm “ Quản lý và theo dõi hoạt động tín dụng cho vay tại
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội ”
Quản lý và theo dõi hoạt động tín dụng của Ngân hàng bao gồm các công
việc như : Quản lý các món vay theo các cơ chế đã phân loại ở trên, quản lý
theo dõi tình hình công nợ của khách hàng, quản lý quá trình thu nợ, tính lãi
vay, thu lãi, hàng tháng in ra các báo cáo về tình hình dư nợ, các khoản nợ
quá hạn, các báo cáo tín dụng chi tiết , các báo cáo tín dụng theo thành phần
kinh tế
Đây là vấn đề mang tính thực tiễn cao, nó giúp cho cán bộ tín dụng thuận
tiện hơn trong công việc của mình. Hiện nay Ngân hàng Ngoại thương Hà
Nội đã có các phần mềm thực hiện các chức năng này nhưng chúng là các
phần mềm riêng lẻ chưa thống nhất vẫn còn một số yêu cầu chưa thực hiện
được như việc gia hạn nợ đối vơi khách hàng.
Hiện nay dữ liệu của ngân hàng ngoại thương Hà Nội chủ yếu được lưu
trữ bằng Foxpro. Do vậy trong chuyên đề thực tập này em chọn công cụ là
hệ quản trị cơ sở dữ liệu Visual Foxpro 6.0 để thiết kế chương trình. Đây là
công cụ thuận tiện và nhanh chóng cho việc thiết kế CSDL còng nh thiết kế
chương trình, nó cung cấp cho người dùng nhiều tính năng mạnh mẽ tiện lợi.
Chương 2
Cơ sở phương pháp luận trong việc nghiên cứu đề tài
I - Các khái vấn đề cơ bản về hệ thống thông tin
1. Hệ thống thông tin

×