Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Cơ sở cảnh quan học cho việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong phát triển nông lâm nghiệp tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.46 KB, 50 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




Nguyễn Minh Nguyệt





CƠ SỞ CẢNH QUAN HỌC CHO VIỆC SỬ DỤNG HỢP LÝ
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP
TỈNH HÀ TĨNH





LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ










Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




Nguyễn Minh Nguyệt




CƠ SỞ CẢNH QUAN HỌC CHO VIỆC SỬ DỤNG HỢP LÝ
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP
TỈNH HÀ TĨNH


Chuyên ngành: Địa lí tự nhiên
Mã số: 62 44 02 17

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Khánh
2. GS.TS. Trương Quang Hải




Hà Nội - 2014
i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.

Tác giả luận án



Nguyễn Minh Nguyệt
ii

LỜI CẢM ƠN

Luận án được hoàn thành tại Khoa Địa lí, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên -
ĐHQG Hà Nội dưới sự hướng dẫn khoa học nghiêm khắc của PGS.TS. Nguyễn Ngọc
Khánh và GS.TS. Trương Quang Hải - Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất
đến các thầy - những người đã luôn tận tâm dạy bảo, động viên tác giả trong suốt thời
gian thực hiện luận án.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận được những chỉ bảo và góp ý quý
báu của các thầy, cô trong và ngoài trường: GS.TS. Nguyễn Cao Huần, PGS.TS. Đặng
Văn Bào, GS.TSKH. Phạm Hoàng Hải, PGS.TS. Nguyễn Khanh Vân, GS.TS. Đào
Đình Bắc, PGS.TS. Phạm Quang Tuấn, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Chương, PGS.TS.
Đặng Duy Lợi; PGS.TS. Nguyễn Thục Nhu, PGS.TS. Lại Vĩnh Cẩm, TS. Phạm Quang
Anh, PGS.TS. Lại Huy Anh, PGS.TS. Vũ Văn Phái, PGS.TS. Nguyễn Trần Cầu,
PGS.TS. Trần Văn Ý, thầy Nguyễn Thành Long, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thạch,

PGS.TS. Trần Văn Tuấn, PGS.TS. Nguyễn Hiệu, PGS.TS. Trần Anh Tuấn, PGS.TS.
Mai Trọng Thông, PGS.TS. Đinh Văn Thanh, TS. Nguyễn An Thịnh, PGS.TS. Nhữ Thị
Xuân, TS. Bùi Quang Thành, TS. Mẫn Quang Huy, TS. Đinh Thị Bảo Hoa, TS. Phạm
Thế Vĩnh, TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng, TS. Nguyễn Thị Hà Thành, TS. Đỗ Văn Thanh,
TS. Trần Thanh Hà. Tác giả xin chân thành cảm ơn những chỉ bảo và góp ý quý báu
đó của quý thầy, cô.
Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả cán bộ, thầy cô giáo trong Trường
Đại học Khoa học Tự nhiên, Phòng Sau Đại học, Khoa Địa lí, Bộ môn Sinh thái Cảnh
quan và Môi trường đã tạo mọi điều kiện để tác giả hoàn thành luận án.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến các anh chị và cán bộ UBND tỉnh Hà Tĩnh,
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh và người dân địa phương trong tỉnh đã hợp
tác, giúp đỡ nhiệt tình trong thời gian tác giả tiến hành nghiên cứu thực địa.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả cán bộ, thầy cô giáo
và đồng nghiệp Khoa Kinh tế - Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cũng như bạn bè và
gia đình đã động viên tác giả rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2014
Tác giả



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1

1. Lý do lựa chọn đề tài 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 2
4. Ý nghĩa của đề tài 3
5. Những điểm mới của luận án 3
6. Những luận điểm bảo vệ 3
7. Cơ sở tài liệu 4
8. Cấu trúc luận án 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
1.1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 5
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu cảnh quan trên Thế giới 5
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu cảnh quan ở Việt Nam 12
1.1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu về Hà Tĩnh 16
1.2. CƠ SỞ CẢNH QUAN HỌC CHO VIỆC SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN
THIÊN NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM
NGHIỆP 22
1.2.1. Mối liên hệ giữa nghiên cứu cảnh quan với nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong phát triển nông lâm nghiệp 22
1.2.2. Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng của cảnh quan học qua phân
tích và đánh giá cảnh quan 25
1.2.3. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong phát triển
nông lâm nghiệp trên cơ sở nghiên cứu cảnh quan 30
iv

1.2.4. Định hướng không gian sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ
môi trường trong phát triển nông lâm nghiệp 33
1.3. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 35
1.3.1. Các quan điểm nghiên cứu 35
1.3.2. Các phương pháp nghiên cứu 37
1.3.3. Quy trình nghiên cứu 40

Tiểu kết chương I 41
Chương 2: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN TỈNH HÀ TĨNH 42
2.1. CÁC HỢP PHẦN THÀNH TẠO CẢNH QUAN 42
2.1.1. Vị trí địa lý 42
2.1.2. Địa chất 43
2.1.3. Địa mạo 45
2.1.4. Khí hậu 50
2.1.5. Thủy văn 57
2.1.6. Thổ nhưỡng 60
2.1.7. Thảm thực vật 64
2.1.8. Hoạt động của con người 67
2.1.9. Tai biến thiên nhiên và biến đổi khí hậu 73
2.2. PHÂN LOẠI CẢNH QUAN TỈNH HÀ TĨNH 77
2.2.1. Hệ thống phân loại và bản đồ cảnh quan tỉnh Hà Tĩnh 77
2.2.2. Đặc điểm, chức năng, động lực cảnh quan tỉnh Hà Tĩnh 82
2.2.3. Sự phân hóa cảnh quan tỉnh Hà Tĩnh 94
2.3. PHÂN VÙNG CẢNH QUAN TỈNH HÀ TĨNH 97
2.3.1. Cơ sở phân vùng cảnh quan tỉnh Hà Tĩnh 97
2.3.2. Đặc điểm các tiểu vùng cảnh quan tỉnh Hà Tĩnh 103
Tiểu kết chương 2 105
Chương 3: ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN
THIÊN NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM
NGHIỆP TỈNH HÀ TĨNH 107
3.1. ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP 107
v

3.1.1. Xác định mục đích và lựa chọn đơn vị đánh giá 107
3.1.2. Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá 109
3.1.3. Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích hợp 117
3.1.4. Kiểm tra kết quả đánh giá cảnh quan với hiện trạng phân bố 121

3.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ CÁC VẤN ĐỀ
MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP TẠI
CÁC TIỂU VÙNG CẢNH QUAN TỈNH HÀ TĨNH 127
3.2.1. Tiểu vùng cảnh quan núi Giăng Màn 127
3.2.2. Tiểu vùng cảnh quan đồi Hương Sơn - Hương Khê 128
3.2.3. Tiểu vùng cảnh quan thung lũng Ngàn Phố - Ngàn Sâu 129
3.2.4. Tiểu vùng cảnh quan đồi núi Cẩm Xuyên - Kỳ Anh 130
3.2.5. Tiểu vùng cảnh quan đồng bằng ven biển Hà Tĩnh 131
3.3. ĐỊNH HƯỚNG KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH HÀ TĨNH 133
3.3.1. Xu thế biến động không gian trong quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp
và bảo vệ môi trường ở tỉnh Hà Tĩnh 133
3.3.2. Định hướng phát triển nông lâm nghiệp và bảo vệ môi trường theo các loại
cảnh quan 139
3.3.3. Định hướng không gian phát triển nông lâm nghiệp và bảo vệ môi trường
theo các tiểu vùng cảnh quan tỉnh Hà Tĩnh 145
Tiểu kết chương III 148
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 153
TÀI LIỆU THAM KHẢO 154
PHỤ LỤC 1: ĐẶC ĐIỂM CÁC LOẠI CẢNH QUAN TỈNH HÀ TĨNH i
PHỤ LỤC 2: TỔNG HỢP CÁC KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN iv
PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CẢNH QUAN HÀ TĨNH xviii

vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BTTN : Bảo tồn thiên nhiên

BVMT : Bảo vệ môi trường
CQ : Cảnh quan
CCN : Cây công nghiệp
DT : Diện tích
DTTN : Diện tích tự nhiên
ĐGCQ : Đánh giá cảnh quan
ĐGTN : Đánh giá thích nghi
ĐKTN : Điều kiện tự nhiên
KCN : Khu công nghiệp
KT-XH : Kinh tế - xã hội
KĐG : Không đánh giá
NCCQ : Nghiên cứu cảnh quan
SKH : Sinh khí hậu
STCQ : Sinh thái cảnh quan
TNTN : Tài nguyên thiên nhiên
VQG : Vườn quốc gia

vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Thống kê diện tích đất theo cấp độ dốc và cấp địa hình ở Hà Tĩnh 46
Bảng 2.2. Chỉ tiêu phân kiểu địa hình ở Hà Tĩnh 47
Bảng 2.3: Diện tích và phân bố các kiểu địa hình ở Hà Tĩnh 48
Bảng 2.4: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm ở Hà Tĩnh 51
Bảng 2.5: Tổng lượng mưa trung bình tháng và năm ở Hà Tĩnh 53
Bảng 2.6: Hệ thống chỉ tiêu phân loại SKH thảm thực vật tỉnh Hà Tĩnh 55
Bảng 2.7: Diện tích và phân bố các loại SKH ở Hà Tĩnh 56
Bảng 2.8: Đặc điểm mạng lưới sông suối ở Hà Tĩnh 58
Bảng 2.9: Diện tích các loại đất ở Hà Tĩnh 60

Bảng 2.10: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh năm 2000, 2010 68
Bảng 2.11: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh năm 2000, 2010 71
Bảng 2.12: Hệ thống phân loại CQ tỉnh Hà Tĩnh 79
Bảng 2.13: Phân vùng CQ lãnh thổ Việt Nam (tỷ lệ 1/1.000.000) 101
Bảng 2.14: Đặc điểm và chức năng của các TVCQ tỉnh Hà Tĩnh 104
Bảng 3.1: Kết quả đánh giá riêng cho một số cây trồng và nhóm cây trồng 113
Bảng 3.2: Kết quả đánh giá phân cấp xung yếu rừng phòng hộ đầu nguồn 116
Bảng 3.3: Kết quả đánh giá riêng cho phát triển rừng sản xuất 116
Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả ĐGCQ cho các mục đích sử dụng ở Hà Tĩnh 118
Bảng 3.5: Tổng hợp DT các loại CQ có điểm đánh giá rất thích hợp và thích hợp (S1,
S2) đối với các cây trồng, nhóm cây trồng phân theo các TVCQ ở Hà Tĩnh 119
Bảng 3.6: Tổng hợp DT các loại CQ có điểm đánh giá S1 và S2 đối với mục đích phát
triển rừng phân theo các TVCQ ở Hà Tĩnh 120
Bảng 3.7: So sánh hiện trạng phân bố các cây trồng, nhóm cây trồng ở Hà Tĩnh với kết
quả ĐGCQ 124
Bảng 3.7: So sánh hiện trạng phân bố các loại rừng ở Hà Tĩnh với kết quả ĐGCQ 126
Bảng 3.8: Định hướng phát triển các loại cây trồng chủ lực của Hà Tĩnh giai đoạn
2015-2020 134
Bảng 3.9: Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2020 136
Bảng 3.10: Dự báo xu hướng biến đổi khí hậu ở Hà Tĩnh trong thế kỷ XXI so với thời
kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình 138
Bảng 3.11: Dự báo mực nước biển dâng ở Hòn Dáu - Đèo Ngang theo các kịch bản có
sẵn (cm) 139
Bảng 3.12: Định hướng khai thác và sử dụng các loại CQ cho phát triển nông lâm
nghiệp tỉnh Hà Tĩnh 142
Bảng 3.13: Định hướng không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT theo các TVCQ
của Hà Tĩnh 147
viii

DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1 : Quy trình nghiên cứu………………………………

40
Hình 2.1 : Bản đồ vị trí khu vực nghiên cứu………………………………

42
Hình 2.2 : Bản đồ địa chất tỉnh Hà Tĩnh ……………………

43
Hình 2.3 : Bản đồ địa mạo tỉnh Hà Tĩnh …………………

49
Hình 2.4
:
Biến thiên nhiệt độ trung bình tháng trong nhiều năm (1963-
2011) tại các trạm ở Hà Tĩnh………………………………
51
Hình 2.5
:
Biến thiên lượng mưa trung bình tháng trong nhiều năm (1963-
2011) tại các trạm ở Hà Tĩnh………………………

52
Hình 2.6 : Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Hà Tĩnh ……… …………

56
Hình 2.7 : Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Hà Tĩnh …….……………

61

Hình 2.8 : Bản đồ thảm thực vật tỉnh Hà Tĩnh ……… ……………… 66
Hình 2.9 : Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hà Tĩnh năm 2010………

68
Hình 2.10 : Bản đồ cảnh quan tỉnh Hà Tĩnh………… ………………

82
Hình 2.11 : Lát cắt cảnh quan tỉnh Hà Tĩnh ……………… … 82
Hình 2.12 : Bản đồ phân vùng cảnh quan tỉnh Hà Tĩnh … ……………

105
Hình 3.1 : Bản đồ phân hạng thích nghi cây cao su ở Hà Tĩnh………… 118
Hình 3.2 : Bản đồ phân hạng thích nghi cây chè ở Hà Tĩnh…………… 118
Hình 3.3 : Bản đồ phân hạng thích nghi cây ăn quả ở Hà Tĩnh……… 118
Hình 3.4 : Bản đồ phân hạng thích nghi cây hàng năm ở Hà Tĩnh…… 118
Hình 3.5 : Bản đồ phân hạng thích nghi cây lúa ở Hà Tĩnh…… 118
Hình 3.6 : Bản đồ phân cấp xung yếu cho rừng phòng hộ đầu nguồn ở

Tĩnh………
118
Hình 3.7 : Bản đồ phân hạng thích nghi cho rừng sản xuất ở tỉnh Hà Tĩnh.

118
Hình 3.8 : Diện tích một số loại nông sản chủ lực của Hà T
ĩnh trong năm
2007 và năm 2011……………………………………………
121
Hình 3.9 : Năng suất một số loại nông sản chủ lực của Hà T
ĩnh trong năm
2007 và năm 2011……………………………………………


122
Hình 3.10 : Bản đồ hiện trạng môi trường tỉnh Hà Tĩnh năm 2008………

128
Hình 3.11
:
Bản đồ quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Hà Tĩnh……………

137
Hình 3.12 : Bản đồ định hướng không gian ưu tiên phát tri
ển nông lâm
nghiệp tỉnh Hà Tĩnh……………………………………………

142
Hình 3.13 : Bản đồ định hướng không gian cho phát triển nông lâm nghi
ệp
theo các TVCQ tỉnh Hà Tĩnh………
147
1

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trước sự biến đổi to lớn và khó lường của tự nhiên, con người ngày càng ý thức
rõ ràng hơn về khả năng và giới hạn của mình trong quá trình khai thác và sử dụng tài
nguyên. Chính vì thế, mỗi ngày chúng ta nghiên cứu là để hiểu một cách hoàn hảo hơn
về quy luật của tự nhiên và để nhận ra những hệ quả trước mắt và lâu dài của những
hành động can thiệp của chúng ta vào quá trình tự nhiên, Chúng ta sẽ ngày càng có
khả năng dự đoán và nhờ đó có khả năng điều chỉnh những hệ quả về lâu dài, ít nhất là
hệ quả của những hoạt động sản xuất chung nhất (Friedrich Engels). Và để hiểu rõ các

đặc điểm cũng như quy luật tự nhiên đó, việc xác lập cơ sở CQ học (một trong các tiếp
cận mang tính tổng hợp, thể hiện rõ nét các đặc tính không gian lãnh thổ) là hướng
nghiên cứu cần thiết và hiệu quả cho việc giải quyết các vấn đề thực tiễn trong các
lãnh thổ cụ thể.
Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, có DT 5997 km
2
với vị trí địa lý thuận lợi
và tiềm năng tự nhiên đa dạng cho phát triển kinh tế tổng hợp giữa núi - đồi - đồng bằng
và liên kết với các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, hiện nay đây vẫn còn là một tỉnh nghèo của dải
đất miền Trung với 26,1% dân số sống trong nghèo đói, cao hơn khu vực Bắc Trung Bộ
(20,4%) và của cả nước (14,2%) theo cách tính chuẩn nghèo mới vào năm 2010. Nông
lâm ngư nghiệp vẫn là ngành kinh tế chiếm tỷ trọng cao (33,7% GDP năm 2010) [88].
Đặc biệt, trong quá trình phát triển kinh tế, các hoạt động khai thác tài nguyên ở khu vực
này còn tùy tiện dẫn đến sự suy giảm đáng kể tài nguyên rừng, đất, nước, sinh vật và ô
nhiễm môi trường. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra các tai biến
thiên nhiên với tần suất ngày càng nhiều và mức độ ngày càng nghiêm trọng. Điển hình là
trận lũ quét lịch sử diễn ra vào tháng 9/2002 và liên tiếp xảy ra vào các thời điểm tháng
10/2010, 10/1013 trên địa bàn Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ, gây thiệt
hại lớn về người và tài sản. Ngoài những nguyên nhân về tự nhiên, chính việc thảm sát
rừng đầu nguồn gần như đã làm mất khả năng kìm hãm cường độ và tốc độ lũ quét, bởi
khi người ta phá rừng, họ đã hủy hoại cả những trung tâm chứa nước và giữ nước.
Những năm gần đây, mặc dù số đề tài, dự án nghiên cứu khoa học về Hà Tĩnh có
tăng lên, song những nghiên cứu đó cũng mới chỉ dừng lại ở một số huyện đơn lẻ,
2

hoặc chỉ phục vụ cho những mục tiêu cụ thể của từng ngành, của từng địa phương nên
còn thiếu tính đồng bộ và thống nhất. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, ĐGCQ trên toàn
lãnh thổ để khai thác, sử dụng hợp lí nguồn TNTN và BVMT trong phát triển nông
lâm nghiệp về lâu dài là rất cần thiết và cấp bách đối với Hà Tĩnh.
Với những lí do nêu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Cơ sở cảnh quan học

cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong phát triển
nông lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh” làm định hướng nghiên cứu của luận án.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Xác lập luận cứ khoa học cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo
vệ môi trường trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm và sự phân hóa có tính quy luật của các
hợp phần tự nhiên, cảnh quan và đánh giá cảnh quan cho phát triển nông lâm nghiệp
tỉnh Hà Tĩnh.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu trên, luận án đã thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Xác lập cơ sở lý luận của hướng tiếp cận CQ học cho định hướng không gian
phát triển nông lâm nghiệp ở tỉnh Hà Tĩnh.
- Phân tích đặc điểm của các hợp phần tự nhiên, CQ, thành lập bản đồ CQ và bản
đồ phân vùng CQ tỉnh Hà Tĩnh.
- ĐGCQ cho phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh.
- Phân tích hiện trạng sử dụng tài nguyên và những vấn đề môi trường nảy sinh
trong quá trình phát triển nông lâm nghiệp tại các TVCQ tỉnh Hà Tĩnh.
- Đề xuất định hướng không gian cho phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh.
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn phạm vi lãnh thổ: Luận án tập trung nghiên cứu lãnh thổ phần đất liền
của tỉnh Hà Tĩnh ở tỷ lệ nghiên cứu 1/100.000, không đề cập đến khu vực biển ven bờ.
- Giới hạn phạm vi khoa học:
+ Luận án đề cập và xác lập luận cứ khoa học không phải cho sử dụng từng loại
TNTN riêng biệt mà cho sử dụng tổng hợp tài nguyên trong phát triển nông lâm
nghiệp theo tiếp cận CQ học. Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng,… được xem xét
cùng với ĐKTN như là các yếu tố thành tạo CQ.
3

+ Luận án tập trung ĐGTN sinh thái của các loại CQ (KĐG hiệu quả KT-XH, tác
động đối với môi trường) cho phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh.

4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận án về lãnh thổ Hà Tĩnh thể hiện
tính đặc trưng và phân hóa CQ ở bản đồ tỷ lệ 1/100.000. Đồng thời, kết quả luận án
góp phần làm phong phú hơn phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu, ĐGCQ cho
mục đích phát triển nông lâm nghiệp gắn với sử dụng hợp lý TNTN và BVMT ở quy
mô cấp tỉnh.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đạt được cùng với tập bản đồ chuyên đề
giúp các nhà quản lí, các nhà quy hoạch có thêm cơ sở khoa học tin cậy cho bố trí
không gian phát triển nông lâm nghiệp, nâng cao đời sống của người dân Hà Tĩnh.
5. Những điểm mới của luận án
- Làm rõ được đặc điểm và sự phân hóa CQ một cách có quy luật trên toàn tỉnh,
thành lập bản đồ CQ, bản đồ phân vùng CQ tỉnh Hà Tĩnh ở tỷ lệ 1/100.000.
- Xác định được mức độ thuận lợi và thứ tự ưu tiên của các loại CQ cho phát
triển các cây trồng, nhóm cây trồng chủ đạo và các loại rừng làm cơ sở đề xuất định
hướng không gian phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh.
6. Những luận điểm bảo vệ
- Luận điểm 1: Sự kết hợp giữa vị trí địa lý, mối tương tác lục địa - biển và hoạt
động nhân sinh đã quy định nên đặc điểm và sự phân hoá CQ có tính quy luật ở Hà
Tĩnh thuộc 1 kiểu CQ phân hóa thành 3 lớp CQ, 7 phụ lớp CQ, 23 hạng CQ và 109
loại CQ được tổng hợp trong 5 TVCQ (TVCQ núi Giăng Màn, TVCQ đồi Hương Sơn
- Hương Khê, TVCQ thung lũng Ngàn Phố - Ngàn Sâu, TVCQ đồi núi Cẩm Xuyên -
Kỳ Anh và TVCQ đồng bằng ven biển Hà Tĩnh).
- Luận điểm 2: Kết quả ĐGCQ xác định mức độ thích hợp của các loại CQ theo
từng TVCQ cho các cây, nhóm cây ưu thế (cao su, chè, cây ăn quả, cây hàng năm, cây
lúa), mức độ ưu tiên phát triển các loại rừng được đối sánh với hiện trạng sử dụng tài
nguyên và các vấn đề môi trường nảy sinh trong các TVCQ là cơ sở khoa học cho định
hướng không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT trong phát triển nông lâm nghiệp
tỉnh Hà Tĩnh.
4


7. Cơ sở tài liệu
Ngoài những tài liệu nghiên cứu cơ bản liên quan đến luận án, nghiên cứu sinh
còn dựa vào các tài liệu sau:
- Kết quả điều tra nghiên cứu thực địa theo các tuyến: thu thập số liệu về hiện
trạng KT-XH, phân tích đặc điểm và sự phân hoá các yếu tố thành tạo CQ và thành lập
lát cắt CQ tỉnh Hà Tĩnh.
- Tài liệu bản đồ:
+ Bản đồ địa hình tỉnh Hà Tĩnh tỷ lệ 1/100.000 hệ VN 2000.
+ Bản đồ địa chất tỉnh Hà Tĩnh tỷ lệ 1/200.000 do Cục địa chất và Khoáng sản
thành lập năm 1996.
+ Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Hà Tĩnh tỷ lệ 1/100.000 do Viện Nông hóa và Thổ
nhưỡng thành lập năm 2010.
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hà Tĩnh (tỷ lệ 1/100.000) do Sở Tài nguyên
và Môi trường Hà Tĩnh thành lập năm 2010.
+ Bản đồ hiện trạng rừng tỉnh Hà Tĩnh tỷ lệ 1/100.000 do Viện Điều tra Quy
hoạch rừng thành lập năm 2010.
+ Bản đồ hiện trạng môi trường tỉnh Hà Tĩnh tỷ lệ 1/100.000 do Sở Tài nguyên
và Môi trường Hà Tĩnh thành lập năm 2008.
- Báo cáo kết quả thực hiện các đề tài, dự án; báo cáo khoa học về điều tra
ĐKTN, KT-XH và môi trường tỉnh Hà Tĩnh theo các năm (từ 2008 đến 2012).
8. Cấu trúc luận án
Luận án được trình bày trong 163 trang A4, trong đó có 27 bảng số liệu, 26 hình vẽ
(trong đó có 21 bản đồ), 102 tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt và 41 tài liệu tham khảo
bằng tiếng Anh. Ngoài mở đầu và kết luận, luận án được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Nghiên cứu đặc điểm cảnh quan tỉnh Hà Tĩnh
Chương 3: Đánh giá cảnh quan cho sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và
bảo vệ môi trường trong phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh
5


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu cảnh quan trên Thế giới
CQ là đối tượng quan trọng nghiên cứu bản chất của các đơn vị tự nhiên - lãnh
thổ trong địa lý ứng dụng. Từ những mô tả về CQ xuất hiện đầu tiên vào thế kỷ XV,
đặc biệt từ đầu thế kỷ XX đến nay, CQ đã trở thành một hướng nghiên cứu quan trọng
của địa lý [106]. Có thể chia các nghiên cứu về CQ thành 2 giai đoạn:
- Trong thế kỷ XX, khoa học CQ đạt được nhiều thành công rực rỡ cả về nghiên
cứu lý luận và thực tiễn. Số lượng các công trình NCCQ đa dạng, phong phú và có ý
nghĩa thiết thực. Dù NCCQ theo xu hướng địa lý tự nhiên hay nghiên cứu liên ngành,
dù xuất phát điểm và hướng tiếp cận khác nhau, nhưng tổng quát lại có thể nhận xét là
các NCCQ đã đạt được kết quả to lớn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của khoa học
địa lý và chuyên ngành địa lý tự nhiên tổng hợp, ứng dụng. Trong đó, các nhà CQ và
STCQ Tây Âu và Bắc Mỹ có ưu thế về hướng tiếp cận định lượng, sinh thái hóa CQ
nhờ vào các tiến bộ công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý [111]. Các NCCQ ở
Liên Xô (cũ) và Đông, Trung Âu lại thiên về NCCQ làm cơ sở cho sự phát triển bền
vững. Trong giai đoạn này, khoa học CQ phát triển mạnh mẽ ở các khu vực tiêu biểu
như Nga và các nước Đông Âu, các nước Tây và Bắc Âu, Bắc Mỹ,…
- Đầu thế kỷ XXI: mặc dù mới trải qua thời gian ngắn nhưng các NCCQ đã đạt
được nhiều thành quả to lớn. Những NCCQ giai đoạn này không những kế thừa các
nghiên cứu ở giai đoạn trước mà còn đa dạng hơn về hướng nghiên cứu. Bên cạnh các
quốc gia có thế mạnh NCCQ như ở trên, trong giai đoạn này còn ghi nhận sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học CQ ở khu vực Đông Á.
Có thể nói, từ khi ra đời đến nay, khoa học CQ đã có bước phát triển mạnh mẽ và
ngày càng hoàn thiện về lý luận, phương pháp và giải quyết hiệu quả hơn các nhu cầu
từ thực tiễn phát triển KT-XH của lãnh thổ.
a) Hướng nghiên cứu lý thuyết về CQ
CQ là một khái niệm đa dạng và là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khác
nhau như địa lý học, sinh thái học, triết học,… Trên cơ sở các cách tiếp cận CQ khác

nhau của nhiều tác giả, Angelstam và nnk (2013) đã thống kê và phân chia khái niệm
CQ thành 4 nhóm: nhóm 1 chỉ khái niệm CQ theo nghĩa sinh học đơn thuần
6

(Biophysical), nhóm 2 chỉ khái niệm CQ theo nghĩa văn hóa (Anthropogenic), nhóm 3
chỉ các NCCQ theo hướng trừu tượng (Intangible) và nhóm 4 NCCQ theo hướng “xã
hội - sinh thái” (Coupled social-ecological) chính là sự tích hợp của cả 3 nhóm trên
[103]. Hiện nay, hai hướng nghiên cứu được quan tâm rộng rãi là hướng nghiên cứu
theo nhóm 1 (đại diện là các nhà CQ Liên Xô) và theo nhóm 4 (đại diện là các nhà CQ
Tây Âu và Bắc Mỹ).
- Ở Liên Xô, CQ vẫn được xem xét là một nội dung của địa lý tự nhiên. Trong
đó, khái niệm CQ vẫn được xem xét ở cả ba khía cạnh: thứ nhất, xem CQ là những cá
thể địa lý không lặp lại trong không gian, là đơn vị cơ bản của phân vùng địa lý tự
nhiên, có nội dung xác định và chỉ tiêu rõ ràng, thể hiện mối quan hệ tương hỗ của các
hợp phần tự nhiên trong một lãnh thổ nhất định, được đề cập trong công trình của
L.C.Berg [109], N.A.Solxev [136], A.G.Ixatsenko [40, 41],… Thứ hai, xem CQ là đơn
vị mang tính kiểu loại, là sự phối hợp, thống nhất biện chứng của các hợp phần tự
nhiên, như một tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên tương đối đồng nhất, được xem xét
không phụ thuộc vào phạm vi phân bố và có sự lặp lại trong không gian, được thể hiện
trong các công trình của B.B.Polưnov, N.A.Gvozdexki,… Thứ ba, xem CQ là một
khái niệm chung có thể dùng cho mọi đơn vị phân loại và phân vùng ở bất kỳ lãnh thổ
nào, thể hiện trong nghiên cứu của F.N. Minkov, D.L.Armand, Trong đó, quan điểm
cá thể và kiểu loại trong NCCQ vẫn được sử dụng rộng rãi trong các NCCQ ở Liên Xô
và ảnh hưởng lớn đến NCCQ ở Việt Nam.
- Ở các nước Phương Tây và Bắc Mỹ, các tác giả thường sử dụng quan niệm CQ
như khái niệm chung đồng nghĩa với khái niệm đơn vị (unit) như đơn vị địa lý
(geographic unit), đơn vị CQ (landscape unit),… Đặc biệt, trong những NCCQ gần
đây, hầu hết CQ được coi như một hệ thống “sinh thái - xã hội” phức tạp, đòi hỏi có sự
tiếp cận liên ngành và đa tỷ lệ (quy mô). Tress Bärbel, Tress Gunther (2001) đã trình
bày một khái niệm mới về CQ được thiết kế để cho phép NCCQ liên ngành, dựa trên

năm kích thước của CQ: các thực thể không gian, thực thể tinh thần, kích thước thời
gian, mối quan hệ của thiên nhiên, văn hóa và các thuộc tính hệ thống của các CQ
[138]. Hàng loạt các công trình nghiên cứu của Wu (2006), Naveh (2007), Wu và
Hobbs (2007), Bloemers (2010), Axelsson (2011, 2013), Angelstam (2013),… đều cho
rằng tiếp cận liên ngành và phương pháp tích hợp trong NCCQ là hết sức cần thiết, vì
7

nó mang lại những lợi ích to lớn trong việc phát triển bền vững hệ thống “sinh thái - xã
hội”, cho phép đưa ra các giải pháp hữu hiệu trong quản lý và sử dụng CQ [103, 104,
107, 110, 130, 137].
b) Hướng NCCQ ứng dụng
* Hướng NCCQ làm cơ sở cho việc sử dụng hiệu quả tài nguyên
Cùng với sự phát triển KT-XH nhanh chóng, ĐKTN và TNTN cũng thay đổi
mạnh mẽ. Trước sự biến đổi to lớn đó, các nhà khoa học đã đặc biệt lưu tâm đến
hướng NCCQ nhằm sử dụng hợp lý TNTN, đặc biệt là trong phát triển nông lâm
nghiệp [112-115, 123, 126, 139, 140, 142, 143].
- Ở châu Âu và Mỹ, các nhà khoa học quan tâm đến hướng NCCQ phục vụ cho
việc sử dụng các loại tài nguyên đất, rừng, nước,… Đáng chú ý là nghiên cứu để phát
triển lâm nghiệp ở Nga (Holopainen, 2006), phục hồi đa dạng sinh học ở Thụy Điển
(Angelstam, 2011b), xác định mục tiêu bảo tồn cho các hệ sinh thái thủy sản
(Degerman, 2004), [104]. Bên cạnh đó, hướng đánh giá tổng hợp các yếu tố cho mục
đích phát triển kinh tế ở các lãnh thổ cụ thể rất được chú trọng [108, 110, 112, 122,
125, 141]. Gần đây nhất, Brown W. P., Schulte A. L (2011) nghiên cứu về sự thay đổi
CQ trong nông nghiệp ở ba thị trấn Iowa của Mỹ [110], Bastian Olaf (2000) tiến hành
phân loại CQ cho phát triển kinh tế ở Saxony (Đức) [108]. Các nghiên cứu này đều
thống nhất cho rằng, kết quả NCCQ chính là cơ sở tin cậy để đưa ra các chính sách
phát triển phù hợp cho các lãnh thổ.
- Ở châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Á, số lượng NCCQ ứng dụng cũng gia tăng
nhanh chóng. Các nhà CQ ở Nhật quan tâm nhiều đến hướng NCCQ cho việc sử dụng
hợp lý các lưu vực sông [126, 114]. Trên cơ sở xây dựng lại cấu trúc CQ cũ kết hợp

với việc phân tích các bản đồ thành phần cho thấy những thay đổi CQ ở lưu vực sông
liên quan đến những thay đổi trong mô hình sử dụng đất. Đây chính là cơ sở để sử
dụng và quản lý hiệu quả khu vực này [114]. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu ở Nhật còn
tập trung vào sự thay đổi CQ rừng [113, 140], CQ thung lũng [115]. Ở Trung Quốc, có
nhiều NCCQ tập trung vào việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất [135, 142]. Đáng chú ý
có nghiên cứu của Jun-Xi Wu và nnk (2009) đi sâu vào phân tích nguyên nhân dẫn đến
sự thay đổi CQ nông nghiệp ở đồng bằng sông Dương Tử để làm căn cứ đưa ra các
8

định hướng sử dụng hợp lý [143]. Bên cạnh đó, hướng nghiên cứu sự thay đổi CQ do
xây dựng các đập thủy điện, ở các hồ [129, 123], NCCQ rừng [121] cũng được chú ý.
* Hướng nghiên cứu tập trung vào phân tích cấu trúc và chức năng CQ phục
vụ sử dụng hợp lý TNTN
Có rất nhiều NCCQ gần đây đều khẳng định: kết quả của việc phân tích cấu trúc
và chức năng CQ chính là cơ sở quan trọng để đưa ra các định hướng sử dụng lãnh thổ
hợp lý.
Schlaepfer R. và cộng sự (2002) cho rằng muốn quản lý và sử dụng hiệu quả tài
nguyên cần phải dựa trên việc phân tích cấu trúc CQ. Ví dụ, để sử dụng chức năng của
tài nguyên rừng ở miền núi và để duy trì chất lượng của các CQ rừng sản xuất cần thiết
phải phân tích cấu trúc CQ, sau đó mới đưa ra được các quyết định phù hợp [132].
Veerle V.E. (2000) khi phân tích sự thay đổi CQ để đưa ra hướng sử dụng hợp lý
CQ đã quan tâm đến những thay đổi trong chỉ số cấu trúc, trong chỉ số hình dạng và
trong chỉ số mô hình CQ [141].
Bastian Olaf (2000) cho rằng để CQ trở thành một công cụ toàn diện cho việc
thiết lập kế hoạch ở một khu vực như Saxony (Đức), cần tiến hành phân loại CQ, xác
định tiềm năng CQ và đánh giá chức năng CQ [108].
Fujihara M., Kikuchi T. (2005) cũng quan tâm đến sự thay đổi trong cấu trúc CQ
của lưu vực sông Nagara (miền Trung nước Nhật). Trên cơ sở xây dựng lại cấu trúc
CQ cũ kết hợp với việc phân tích các bản đồ thành phần cho thấy những thay đổi CQ ở
lưu vực sông liên quan đến những thay đổi trong mô hình sử dụng đất. Đây chính là cơ

sở để sử dụng và quản lý hiệu quả khu vực này [114].
Matsushita B. và cộng sự (2006) đã phân tích sự thay đổi cấu trúc CQ trong lưu
vực hồ Kusumigaura, sử dụng dữ liệu GIS chất lượng cao. Kết quả nghiên cứu cho
thấy CQ có nhiều thay đổi theo xu hướng phân mảnh hơn và không đồng nhất. Xu
hướng phân mảnh này rất có thể sẽ tiếp tục diễn ra do sự gia tăng dân số trong lưu vực
hồ Kusumigaura trong những năm gần đây [126].
Chính việc phân tích cấu trúc và sự thay đổi cấu trúc CQ cho phép xác định các
nguyên nhân ảnh hưởng đến những thay đổi ấy và chính là cơ sở để đưa ra giải pháp
hiệu quả nhất.
9

- Hướng nghiên cứu tập trung vào sự thay đổi CQ theo thời gian phục vụ sử
dụng hợp lý TNTN
Các nhà nghiên cứu luôn đặt CQ trong sự vận động, biến đổi theo thời gian. Do đó,
việc NCCQ theo thời gian sẽ là cơ sở để đưa ra các định hướng sử dụng hợp lý.
N.A.Solsev (1948) cho rằng cần phải chú trọng đến sự thay đổi CQ theo thời gian,
biểu hiện trong tất cả các yếu tố thành tạo CQ: nước mặt, vi khí hậu, đất, quần thể động,
thực vật. Khi so sánh giữa CQ hiện tại với CQ trong quá khứ, nếu có sự khác biệt càng
lớn thì càng chứng tỏ sự biến đổi càng sâu sắc và CQ vận động càng nhiều. Ta có thể
nhận thấy trong mỗi một CQ có cả những đặc trưng lâu đời đang mất dần và cả những
đặc trưng mới hình thành đang phát triển, đó là kết quả của các quá trình vận động địa lý
hiện đại. Một CQ có thể tồn tại và biến đổi, tiềm năng tự nhiên của nó cũng thay đổi liên
tục bởi sự phức hợp liên kết nội bộ của những tiềm năng cụ thể. Đó là lý do vì sao cần
đặc biệt lưu tâm tới sự vận động của CQ và xác định con đường và hướng phát triển của
nó sao cho thật chính xác [136].
Marcucci J. D. (2000) cho rằng cần thiết phải nghiên cứu lịch sử CQ, xem xét nó
như một công cụ để lập kế hoạch sử dụng hợp lý. CQ thay đổi liên tục về mặt sinh thái
và văn hóa, các vector của sự thay đổi xảy ra trên nhiều quy mô thời gian. Do đó, để
lập kế hoạch sử dụng CQ thì cần thiết phải được hiểu trong bối cảnh không gian và
thời gian của CQ [127].

Marc Antrop (2000) khi tiến hành phân tích sự thay đổi độ che phủ đất ở Rome
trong giai đoạn 1954-2001 đã tập trung vào việc mô tả sự thay đổi theo thời gian,
không gian và để khám phá tác động sinh thái tiềm năng của nó. Kết quả nghiên cứu
được thể hiện ở sự thay đổi trong thành phần CQ, trong cấu hình CQ và ở quỹ đạo vận
động của CQ [105].
Zaizhi Zhou (2000) đi sâu vào phân tích sự thay đổi CQ trong nông trường Nam
Hoa ở miền nam Trung Quốc giai đoạn 1970-1990. Tác giả đã chỉ ra những thay đổi
đáng kể trong loại hình sử dụng đất năm 1972, 1985, 1995 và từ đó đưa ra các khuyến
nghị sử dụng đất hợp lý cho khu vực này [142]. Bên cạnh đó, Lubo G., Lei Y., Yi R.,
Zhewei C., Huaxing B. (2011) lại quan tâm đến sự thay đổi không gian và thời gian
của CQ mẫu trong khu vực đồi Gully ở cao nguyên hoàng thổ [125].
Veerle V.E. và Antrop M. (2004) cho rằng CQ truyền thống đang thay đổi với
tốc độ chóng mặt, do vậy cần nghiên cứu cơ chế của sự thay đổi CQ để đưa ra các
10

hướng giải quyết tối ưu. CQ thay đổi thể hiện trong chỉ số cấu trúc, trong chỉ số hình
dạng, trong chỉ số mô hình CQ [141].
Fujihara M., Kikuchi T. (2005) quan tâm đến sự thay đổi trong cấu trúc CQ lưu
vực sông Nagara (miền Trung nước Nhật) bằng cách xây dựng lại cấu trúc CQ cũ và
so sánh với cấu trúc CQ hiện tại để phân tích sự thay đổi CQ theo thời gian [115].
Levin N. và cộng sự (2007) cho rằng cần phân tích tính liên tục trong CQ và xem
đó là căn cứ để lập kế hoạch sử dụng. Tính liên tục của CQ là một yếu tố quan trọng
khi tiến hành đánh giá tài nguyên và CQ nhạy cảm [122].
Louise W. và cộng sự (2008) cho rằng có rất ít thông tin về sự thay đổi không
gian chức năng CQ. Do đó, nghiên cứu của họ đã phát triển một phương pháp luận để
lập bản đồ và định lượng chức năng CQ tùy thuộc vào sự sẵn có của thông tin không
gian [124].
Jun-Xi Wu và cộng sự (2009) chú trọng nghiên cứu sự thay đổi CQ nông nghiệp
truyền thống và nhận thấy sự thay đổi theo xu hướng phức tạp hơn. Chính sự gia tăng
dân số, thay đổi chính sách nông nghiệp và chiến lược quản lý đất đai theo hướng thị

trường là những nguyên nhân tạo nên sự thay đổi đó [143].
Lubo G. và cộng sự (2011) chỉ ra sự cần thiết phải phân tích sự thay đổi không
gian và thời gian của CQ khi nghiên cứu cho các lãnh thổ cụ thể [125].
- Hướng NCCQ gắn với quy hoạch không gian và BVMT
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng CQ là công cụ chính cho việc thiết lập kế hoạch sử
dụng hợp lý lãnh thổ, quy hoạch không gian phù hợp và BVMT [104, 108, 117, 127].
Bastian Olaf (2000) thậm chí còn xem CQ là một công cụ toàn diện dùng để định
hướng sử dụng tài nguyên hiệu quả cho khu vực như ở Saxony (Đức). Tác giả cho
rằng: các đơn vị CQ dùng để đánh giá mức độ phù hợp cho các hoạt động của con
người và thực hiện mục tiêu quản lý CQ. Việc phân tích các chức năng CQ, đánh giá
cho các mục đích phát triển và xây dựng các mục tiêu môi trường (tầm nhìn CQ) là
những cơ sở thiết yếu để sử dụng hợp lý lãnh thổ [108].
Schmid A.W. (2001) chú trọng đến vai trò của việc đánh giá trực tiếp tài nguyên
và CQ trong việc xây dựng kế hoạch ở Thụy Sĩ. CQ được tác giả này xem như “một
nguồn tài nguyên hình ảnh”. Với sự hỗ trợ của kỹ thuật số 3 chiều (3D), CQ sẽ tham
gia trong quá trình lập kế hoạch và sẽ trở thành một phần quan trọng của hệ thống hỗ
trợ quyết định trong quy hoạch không gian [133].
11

René Tissen - Frank Lekanne Deprez (2008) khẳng định: tổ chức không gian liên
quan đến việc thiết kế và “sắp xếp không gian”, nghĩa là sự pha trộn có mục đích của
không gian “vật lý” và “tinh thần” như là một phần của việc định hình và tổ chức
không gian sử dụng CQ [137].
Như vậy, kết quả NCCQ chính là cơ sở quan trọng để định hướng không gian sử
dụng hợp lý TNTN và BVMT cho các lãnh thổ cụ thể.
- Hướng NCCQ liên vùng, liên quốc gia
Bloemers (2010), Potschin (2012), Angelstam (2013) đều cho rằng bài học rút ra
trong việc NCCQ ở mỗi quốc gia chính là một minh chứng sống động cho các quốc
gia khác trong việc đưa ra các chính sách để sử dụng hợp lý và hiệu quả CQ. Sự khác
nhau về CQ giữa các quốc gia, khu vực trên thế giới được nghiên cứu như là một thử

nghiệm trong hệ thống “xã hội - sinh thái”. Ví dụ, dựa vào kết quả NCCQ ở Đông Âu,
Holopainen - cộng sự (2006), Nysten - Harala (2009) đã chia sẻ các thách thức và kinh
nghiệm liên quan đến việc sử dụng, quản lý tài nguyên trong quá trình chuyển đổi nền
kinh tế từ kế hoạch hóa sang kinh tế thị trường. Trong khi đó, Angelstam (2011, 2013)
lại chia sẻ thách thức và kinh nghiệm trong việc phục hồi CQ và bảo tồn đa dạng sinh
học ở các nước Tây Âu,… [103, 104].
Đặc biệt, sự thay đổi CQ trong lãnh thổ châu Âu là cơ hội thuận lợi cho các
nghiên cứu đa dạng về CQ [104]. Chính vì vậy, các NCCQ ở châu Âu có thể được
dùng làm ví dụ để minh họa cho các quốc gia và khu vực khác nhau trên thế giới,
nhằm mục đích đưa ra các giải pháp để sử dụng hợp lý lãnh thổ. Việc xây dựng bộ cơ
sở dữ liệu NCCQ liên vùng, liên quốc gia đã đem lại hiệu quả ứng dụng CQ để giải
quyết các vấn đề thực tiễn tốt hơn, phát triển bền vững CQ và mở ra nhiều hướng đi
mới cho NCCQ trong tương lai. Chính vì thế, cần có sự kế thừa và phát huy các hướng
NCCQ hiệu quả cho các lãnh thổ cụ thể.
Tóm lại:
- Số lượng các NCCQ ứng dụng xuất hiện ngày càng nhiều, không chỉ ở các nước
châu Âu, Bắc Mỹ mà còn lan rộng sang các nước châu Á. Điều này cho thấy NCCQ
ứng dụng luôn là một hướng quan trọng của địa lý tự nhiên hiện đại, phù hợp với yêu
cầu thực tiễn hiện nay ở tất cả các quốc gia. Đây chính là hệ thống tư liệu rất quan
trọng để tác giả hình thành hướng tiếp cận và phương pháp luận nghiên cứu phù hợp
cho luận án.
12

- Nhiều nghiên cứu đã cho rằng: để NCCQ trở thành cơ sở tin cậy trong sử dụng
hiệu quả tài nguyên và giải quyết các vấn đề thực tiễn, cần thiết phải đi sâu vào phân
tích cấu trúc và sự biến đổi CQ theo thời gian. Luận điểm này được vận dụng vào luận
án khi NCCQ tỉnh Hà Tĩnh cho mục tiêu sử dụng hợp lý TNTN và BVMT trong phát
triển nông lâm nghiệp.
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu cảnh quan ở Việt Nam
Tiếp thu những thành tựu NCCQ của các nước trên thế giới, nhất là từ kết quả

nghiên cứu lý thuyết, cách áp dụng NCCQ phục vụ các mục đích ứng dụng của Liên
Xô và các nước Đông Âu cũ, NCCQ ở Việt Nam đã được đề cập từ những năm 60 của
thế kỷ XX. Từ đó đến nay, mặc dù các NCCQ đã trải qua một quá trình phát triển chưa
dài nhưng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn với các hướng nghiên cứu khá đa dạng.
Trong đó, các hướng nghiên cứu liên quan đến luận án được tổng hợp như sau:
a) Hướng nghiên cứu lý thuyết về CQ
Các NCCQ cơ bản được nhiều nhà địa lý quan tâm. Cho đến nay, các quan điểm
nghiên cứu về CQ vẫn chưa đi đến thống nhất, tuy nhiên có thể chia thành 2 nhóm
quan điểm NCCQ như sau:
- Những NCCQ trên quan niệm CQ là cá thể địa lý
+ Vũ Tự Lập (1976) trong công trình “CQ địa lý miền Bắc Việt Nam” được xem
là điển hình của hướng tiếp cận này. Khi xây dựng bản đồ CQ địa lý ở miền Bắc, tác
giả đã cho rằng CQ là nhữnng cá thể địa lý không lặp lại trong không gian. Trên quan
điểm này, tác giả đã xây dựng hệ thống phân loại phục vụ phân vùng CQ gồm 8 cấp
(Hệ  Lớp  Phụ lớp  Nhóm  Kiểu  Chủng  Loại  Thứ) [22]. Kết quả là
lãnh thổ miền Bắc Việt Nam phân hóa thành 577 CQ thuộc 8 khu, 3 đai cao, 2 miền, 2
á đới và 1 đới [55].
+ Trương Quang Hải (1991) trong công trình “Landscape typology in Southeast
Vietnam” (tỷ lệ 1/1.000.000) sau khi phân kiểu CQ đã vận dụng quan điểm CQ theo cá
thể để phân chia lãnh thổ miền Nam Việt Nam thành 55 vùng CQ [119].
+ Nhóm tác giả Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh
(1997) khi tiến hành phân vùng CQ Việt Nam ở tỷ lệ 1/1.000.000 cũng cho rằng khi
phân vùng CQ lại gần như “cá thể hóa” các CQ, “mức độ cá thể càng cao khi cấp phân
vùng càng lớn, tức là sự khác biệt càng rõ nét còn trong phân loại CQ thì ngược lại,
cấp phân vị càng cao, tính chất chung càng lớn”. Trên quan điểm đó, nhóm tác giả đã
phân chia lãnh thổ Việt Nam thành 8 miền với 66 vùng CQ [26].
13

- Những công trình NCCQ trên quan điểm CQ là đơn vị kiểu loại
+ Trương Quang Hải (1991) trong công trình “Landscape typology in Southeast

Vietnam” đã tiến hành phân tích cấu trúc đứng của CQ, thành lập và biên tập loạt bản
đồ các hợp phần thành tạo CQ miền Nam Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 (bản đồ địa chất;
bản đồ địa mạo; bản đồ các yếu tố khí hậu, thủy văn; bản đồ thổ nhưỡng và bản đồ
thảm thực vật). Tác giả đã xây dựng hệ thống phân loại CQ miền Nam Việt Nam theo
quan điểm kiểu loại, gồm 6 cấp (Hệ CQ  Lớp CQ  Nhóm CQ  Kiểu CQ 
Hạng CQ  Loại CQ) và thành lập bản đồ phân kiểu CQ miền Nam Việt Nam tỷ lệ
1/1.000.000 trên cơ sở phân tích liên hợp các hợp phần thành tạo CQ [119].
+ Nguyễn Thành Long và nnk (1993) khi nghiên cứu thành lập bản đồ CQ ở các
tỷ lệ khác nhau cũng dựa trên quan điểm CQ là đơn vị kiểu loại. Theo đó, các tác giả
đã đưa ra hệ thống phân loại gồm 8 cấp (Hệ CQ  Phụ hệ CQ  Lớp CQ  Phụ lớp
CQ  Kiểu CQ  Phụ kiểu CQ  Hạng CQ  Loại CQ) và 2 cấp bổ trợ (dạng,
nhóm dạng địa lý và diện, nhóm diện địa lý) [55].
+ Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Thượng Hùng (1997) đã phát
triển những vấn đề lý luận và thực tiễn về nguyên tắc, phương pháp NCCQ, thành lập
bản đồ CQ Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 cũng trên quan điểm kiểu loại. Từ đó, hệ thống
phân loại CQ được xây dựng gồm 7 cấp (Hệ CQ  Phụ hệ CQ  Lớp CQ  Phụ lớp
CQ  Kiểu CQ  Phụ kiểu CQ  Loại CQ) [26].
+ Theo hướng nghiên cứu này còn có các NCCQ của Nguyễn Ngọc Khánh [44];
Phạm Quang Anh (1996) [2], Nguyễn Cao Huần, Trần Anh Tuấn (2002) [36]; Hà Văn
Hành (2002) [31], Phạm Quang Tuấn (2003) [81], Nguyễn An Thịnh (2007) [70],
b) Hướng NCCQ ứng dụng ở các lãnh thổ cụ thể
Trước sự suy giảm tài nguyên và những bức xúc về môi trường nảy sinh trong quá
trình phát triển KT-XH ở Việt Nam, nhiều công trình đã gắn kết nghiên cứu cơ bản với
nghiên cứu ứng dụng CQ trong sử dụng hợp lý TNTN và BVMT. Để các kết quả NCCQ
trở thành cơ sở tin cậy để đưa ra các giải pháp hữu hiệu cho các lãnh thổ cụ thể, các
NCCQ ứng dụng tập trung vào các nội dung sau:
- Hướng nghiên cứu nhằm xây dựng các cơ sở lý luận, phương pháp luận về việc
ứng dụng các kết quả NCCQ nhằm sử dụng hợp lý TNTN và BVMT
Điển hình là công trình của Phạm Hoàng Hải và nnk (1997) phân tích cơ sở CQ
học của việc sử dụng hợp lý TNTN và BVMT lãnh thổ Việt Nam [26]. Nguyễn Cao

14

Huần (2005) đi sâu vào nghiên cứu cơ sở lý luận và phương pháp ĐGCQ theo quan
điểm kinh tế - sinh thái [38]. Quan điểm về NCCQ ứng dụng và các phương pháp
ĐGCQ của các tác giả trên đã được vận dụng trong nhiều công trình NCCQ sau này.
- Hướng NCCQ ứng dụng chú trọng vào phân tích cấu trúc CQ cho sử dụng hợp
lý TNTN và BVMT
Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này có công trình của Phạm Quang Anh (1996)
đi sâu vào phân tích mô hình cấu trúc STCQ [2]; Trương Quang Hải và nnk (2008) tập
trung vào phân tích cấu trúc, chức năng và ĐGCQ khối karst Tràng An - Bích Động,
tỉnh Ninh Bình [29, 30], Trong việc xác định đặc điểm phân hóa và cấu trúc CQ, một
số tác giả như Phạm Hoàng Hải, Phạm Quang Anh, Nguyễn An Thịnh và nnk đã chú
trọng nhiều tới các đặc trưng sinh thái CQ; Nguyễn Cao Huần và Trần Anh Tuấn chú ý
nhiều đến đặc điểm CQ nhân sinh, Các NCCQ ứng dụng gần đây, các tác giả đã làm
rõ được tiềm năng sinh thái cho bảo tồn, phương thức khai thác hợp lý tài nguyên đất,
nước, rừng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế ở khu vực miền
núi, đồng bằng, ven biển [70, 81, 97, 100].
- Hướng NCCQ, ĐGCQ định hướng phát triển nông lâm nghiệp ở các lãnh thổ
+ Đối với các nghiên cứu lãnh thổ cấp tỉnh, huyện, các công trình NCCQ đã xây
dựng các hệ thống phân loại khác nhau và lựa chọn đơn vị đánh giá phù hợp với tỷ lệ
nghiên cứu và mục đích phát triển nông lâm nghiệp: Lê Văn Thăng (1995) khi nghiên
cứu lãnh thổ trung du Quảng Trị và Thừa Thiên Huế (DT 3129,6 km
2
) ở tỷ lệ bản đồ 1:
200.000, đã xây dựng hệ thống phân loại CQ gồm 7 cấp, trong đó loại CQ là đơn vị
dùng để đánh giá cho mục đích phát triển CCN dài ngày [68]. Hà Văn Hành (2001) đã
xây dựng hệ thống phân loại CQ 6 cấp khi NCCQ huyện vùng cao A Lưới (DT 1179,5
km
2
) ở tỷ lệ bản đồ 1:100.000, lấy loại CQ làm đơn vị cơ sở [31]; Phạm Quang Tuấn

(2003) khi nghiên cứu khu vực Hữu Lũng (DT 804,7 km
2
) ở tỷ lệ bản đồ 1:50.000 đã
xây dựng hệ thống phân loại gồm 4 cấp, dạng CQ là đơn vị cơ sở dùng để đánh giá cho
phát triển các loại cây dài ngày [81]; Nguyễn An Thịnh (2007) đã lựa chọn hướng tiếp
cận sinh thái CQ ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai (DT 683,3 km
2
) ở tỷ lệ bản đồ 1: 50.000
với 6 cấp phân loại, dạng CQ làm đơn vị cơ sở dùng để đánh giá [70]; Nguyễn Thị
Thúy Hằng (2011) khi NCCQ lãnh thổ Ninh Bình (DT 1389 km
2
) ở tỷ lệ bản đồ
1:100.000 đã xây dựng hệ thống phân loại CQ Ninh Bình gồm 5 cấp, loại CQ là đơn vị
cơ sở [32],…
15

+ Trên cơ sở phân tích cấu trúc CQ, nhiều tác giả đã lựa chọn một số cây trồng
hoặc nhóm cây trồng điển hình để tiến hành đánh giá. Tiêu biểu có nghiên cứu ĐGCQ
của Phạm Quang Anh (1983) và Nguyễn Xuân Độ (2005) nhằm phát triển CCN dài
ngày trên CQ cao nguyên; Phạm Quang Tuấn (2003) nhằm phát triển cây ăn quả và
CCN dài ngày (cà phê, chè, vải, na, nhãn) trên CQ gò đồi và trung du; Nguyễn An
Thịnh (2007) nhằm phát triển CCN dài ngày, cây dược liệu, cây ăn quả, cây lâm nghiệp
trên CQ núi. Gần đây, có một số nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Hằng (2011),
Trương Thị Tư (2012), Nguyễn Quang Tuấn (2013),… đều lựa chọn các cây trồng chủ
lực của các địa phương để đưa vào đánh giá.
+ Hướng nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá và phân hạng thích nghi sinh
thái cho một số loại hình sử dụng đất. Ví dụ, nghiên cứu của Hà Văn Hành đã sử dụng
phương pháp đánh giá và phân hạng thích nghi sinh thái cho một số loại hình sử dụng
đất chủ yếu (lúa nước hai vụ có tưới, hoa màu và CCN ngắn ngày, CCN dài ngày, cây
ăn quả, nông lâm kết hợp) tại địa phương, từ đó đề xuất sử dụng tổng hợp lãnh thổ

theo hướng bền vững [31]. Các nghiên cứu về sau cũng đã thừa kế cách tiếp cận này
để ứng dụng cho các địa phương cụ thể.
+ Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, ĐGCQ, các công trình nghiên cứu đã tiến
hành định hướng sử dụng các loại CQ cụ thể cho mục đích nông nghiệp (cây cao su,
cây chè, cây lúa, cây mía,…) và lâm nghiệp [32, 82, 85].
- Hướng nghiên cứu ứng dụng viễn thám và hệ thông tin địa lý: hiện nay các
NCCQ sử dụng viễn thám và hệ thông tin địa lý là hướng nghiên cứu rất được quan
tâm, tiêu biểu có các nghiên cứu của Lại Huy Phương (1995, 1997), Phạm Văn Cự
(1996), Nguyễn Thị Cẩm Vân (2001), Vũ Anh Tuân (2004), Với sự hỗ trợ của công
nghệ viễn thám và GIS, việc mở rộng lãnh thổ nghiên cứu và phân tích sự biến đổi CQ
theo thời gian được thực hiện thuận lợi và hiệu quả cao hơn, là cơ sở để kiến nghị tổ
chức không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT.
Nhận xét: Qua việc tổng luận các nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến hướng
nghiên cứu của đề tài cho thấy:
- Trong nhiều công trình nghiên cứu về CQ, quan niệm CQ là đơn vị cá thể và
quan niệm CQ là đơn vị kiểu loại được nhiều nhà địa lý Liên Xô và Việt Nam sử dụng
trong việc xây dựng bản đồ CQ. Trong luận án của mình, nghiên cứu sinh đã kế thừa
và vận dụng các quan niệm này khi NCCQ áp dụng cho toàn tỉnh Hà Tĩnh. Cụ thể,
luận án đã sử dụng quan niệm CQ là đơn vị mang tính kiểu loại khi thành lập bản đồ

×