Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Pháp luật Việt Nam về hợp đồng đại lý Luận văn ThS. Luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 141 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT





NGUYỄN MAI CHI



PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ





LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Hà Nội – 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




NGUYỄN MAI CHI




PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ


Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số : 60 38 50


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGÔ HUY CƢƠNG

Hà Nội – 2012
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 2
Chƣơng 1 – LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ 8
1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại Đại lý thương mại 8
1.1.1 Khái niệm Đại lý thương mại 8
1.1.2 Một số đặc điểm của đại lý thương mại 16
1.1.2.1 Đặc điểm 16
1.1.2.2 Phân loại 24
1.1.3 Phân biệt đại lý thương mại với một số loại hình trung gian thương mại 30
1.1.3.1 Đại diện cho thương nhân 30
1.1.3.2 Môi giới thương mại 33

1.1.3.3 Ủy thác mua bán hàng hóa 35
1.2 Khái niệm Hợp đồng đại lý 38
1.2.1 Khái niệm 38
1.2.2 Đặc điểm pháp lý của Hợp đồng đại lý 45
1.2.2.1 Chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng đại lý thương mại 45
1.2.2.2 Giao kết hợp đồng đại lý 48
1.2.2.3 Hình thức và nội dung hợp đồng đại lý 48
1.2.2.4 Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng đại lý 51
1.2.2.5 Chấm dứt hợp đồng đại lý 54
1.2.3 Một số nguyên tắc cơ bản của Hợp đồng đại lý 56
1.2.3.1 Nguyên tắc tự do, tự nguyện và bình đẳng 56
1.2.3.2 Nguyên tắc thiện chí, trung thực 56
1.2.3.3 Nguyên tắc đảm bảo cam kết 56
1.2.3.4 Nguyên tắc không xâm phạm đến lợi ích hợp pháp khác 57
1.2.4 Vai trò và ý nghĩa của HĐĐL 57
1

Chương 2 - PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ 60
2.1. Pháp luật điều chỉnh hoạt động đại lý thương mại và hợp đồng đại lý thương
mại 60
2.1.1 Pháp luật Việt Nam 60
2.1.1.1 Sơ lược lịch sử pháp luật điều chỉnh hoạt động đại lý và hợp đồng đại lý 60
2.1.1.2 Pháp luật chuyên ngành 67
2.1.2 Pháp luật nước ngoài 81
2.2 Một số tranh chấp liên quan tới hợp đồng đại lý 91
Chương 3 – KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI
LÝ 105
3.1 Thực trạng và định hướng xây dựng khung quy định pháp lý về hợp đồng đại lý 105
3.2 Giải pháp và đề xuất: 110
KẾT LUẬN 128

TÀI LIỆU THAM KHẢO 131
2

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thương mại hàng hóa và dịch vụ càng phát triển, vai trò của trung gian
thương mại càng được coi trọng vì nó hỗ trợ đắc lực cho thương nhân trong
khâu phân phối, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ được nhanh chóng, ít rủi ro, chi
phí thấp và dễ dàng gia nhập hoặc từ bỏ thị trường. Là một loại hình động
trung gian thương mại nhưng khái niệm đại lý thương mại ở Việt Nam có sự
khác biệt và đặc thù so với các hình thức trung gian thương mại trong pháp
luật các nước.
Ở Việt Nam, bắt đầu từ thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung mô hình
đại lý thương mại ngày càng được được sử dụng phổ biến. Trong những năm
gần đây, hoạt động đại lý thương mại ngày càng phát triển và số lượng đại lý
hoạt động tại Việt Nam tăng nhanh. Đại lý thương mại có mặt trên toàn quốc
từ nông thôn đến thành thị, từ trung du đến miền núi hoặc những khu vực xa
xôi hẻo lánh. Đại lý thương mại đa dạng về loại hình và phát triển nhanh
chóng trong hầu hết mọi lĩnh vực và ngành nghề, cả về doanh số bán hàng và
phạm vi cung cấp dịch vụ.
Để thừa nhận về mặt pháp lý sự tồn tại của loại hình hoạt động thương
mại này, để bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia quan hệ hợp
đồng đại lý cũng như bảo đảm cho việc giao kết, thực hiện hợp đồng đại lý
thương mại trong một trật tự ổn định, cần có pháp luật điều chỉnh hoạt động
đại lý thương mại và hợp đồng đại lý thương mại. Xét về mặt nội dung, pháp
luật về hoạt động trung gian thương mại nói chung và về đại lý thương mại nói
riêng điều chỉnh không tách rời hai nhóm quan hệ: (i) quan hệ hợp đồng giữa
bên thuê dịch vụ (bên giao đại lý) với bên đại lý và (ii) quan hệ giữa bên giao
đại lý, bên đại lý và bên thứ ba. Hợp đồng đại lý là căn cứ pháp lý cho thỏa

3

thuận đại lý thương mại được thực hiện trong một hành lang pháp lý an toàn vì
nó ghi nhận sự tự do thể hiện ý chí của các bên trong quan hệ hợp đồng, đồng
thời là căn cứ pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đối với tranh
chấp phát sinh trong và liên quan tới quá trình thực hiện hoạt động đại lý.
Hiện nay ngoài Luật thương mại 2005, pháp luật điều chỉnh hoạt động
đại lý ở Việt Nam còn được đề cập trong nhiều văn bản luật như Bộ luật Hàng
Hải, Luật kinh doanh bảo hiểm…và các văn bản dưới luật khác. Không thể
phủ nhận những đóng góp nhất định trong việc xây dựng và ban hành hệ
thống các quy định nêu trên, tuy nhiên hiện nay nhận thức của thương nhân và
nhiều chủ thể khác về hoạt động đại lý còn khá mơ hồ, chưa hiểu rõ bản chất
pháp lý của đại lý thương mại và mối quan hệ của các chủ thể tham gia quan
hệ hợp đồng đại lý với bên thứ ba. Mặt khác, hệ thống pháp luật hiện hành về
hoạt động đại lý chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thực tiễn đặt ra. Các quy
định pháp luật điều chỉnh đại lý thương mại còn bộc lộ nhiều mâu thuẫn,
chồng chéo. Một số quy định còn thiếu tính cụ thể hoặc chưa phù hợp với
thông lệ quốc tế. Đây là một trong những nguyên nhân làm ảnh hướng tới sự
phát triển của hoạt động đại lý của nước ta.
Trước nhu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, trước thực trạng pháp luật
điều chỉnh hoạt động đại lý ở Việt Nam đang cần bổ sung, hoàn thiện, chúng
tôi đã lựa chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam về hợp đồng đại lý” cho luận văn
với mong muốn nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ các vấn đề lý luận
cũng như thực tiễn nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật điều chỉnh lĩnh vực
hợp đồng này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong khoa học pháp lý, pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý là một lĩnh
vực pháp luật thương mại ít được các nhà khoa học quan tâm. Đã có một số
sách nghiên cứu về các chế định trung gian thương mại, đặc biệt về đại diện
4


và ủy quyền thương mại như Giáo trình Luật thương mại của một số cơ sở
đào tạo Luật (Trường đại học Luật Hà Nội, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà
Nội v.v…), PGS.TS Nguyễn Như Phát và TS. Phan Thảo Nguyên Pháp luật
thương mại dịch vụ Việt Nam và Hội nhập kinh tế quốc tế, PGS.TS Phạm Duy
Nghĩa Chuyên khảo Luật kinh tế…
Ngoài các sách chuyên khảo, ở phạm vi và mức độ khác nhau có một số
bài viết, công trình nghiên cứu của các nhà luật học bàn về một vài khía cạnh
pháp luật liên quan (trong đó đề cập đại lý thương mại với tính chất là một
loại hình trung gian thương mại và chủ yếu trong lĩnh vực mua bán hàng hóa)
được công bố qua các tài liệu, báo cáo và tạp chí chuyên ngành như “Chế
định đại diện thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhìn từ góc
độ luật so sánh” của TS. Ngô Huy Cương – Tạp chí nhà nước và pháp luật
(2009); “Tìm hiểu khái niệm đại lý thương mại” của Nguyễn Thị Vân Anh –
Tạp chí Luật Học (2006), “Báo cáo hỗ trợ Bộ Công thương xây dựng Nghị
định về Đại lý thương mại trong lĩnh vực phân phối” của dự án EU – Việt
Nam Mutrap III Dự án hỗ trợ thương mại đa biên (2011), luận án tiến sĩ
“Pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian thương mại ở Việt Nam” của
ThS. Nguyễn Thị Vân Anh (2007)… song chưa có công trình khoa học
chuyên sâu nào nghiên cứu hợp đồng đại lý thương mại ở bình diện lý luận cơ
bản cũng như thực trạng ban hành và thực thi pháp luật về hợp đồng đại lý ở
Việt Nam.
3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ
bản về hợp đồng đại lý cũng như vai trò và ý nghĩa của hợp đồng đại lý đối
với hoạt động kinh doanh, thương mại và sự phát triển của nền kinh tế. Mặt
khác, luận văn nghiên cứu và phân tích một số vấn đề liên quan đến bản chất
pháp lý của hợp đồng đại lý theo quy định của pháp luật Việt Nam trong
5


tương quan so sánh với pháp luật một số nước và thực trạng pháp luật điều
chỉnh về hợp đồng đại lý để đề xuất các giải pháp bước đầu góp phần hoàn
thiện chế định pháp luật về hợp đồng đại lý ở nước ta.
Hợp đồng đại lý xuất hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã
hội, trong nhiều nhóm ngành hoạt động từ phân phối, môi giới, tài chính tiền
tệ, du lịch, lữ hành…Chính vì vậy việc nghiên cứu toàn diện và sâu sắc mọi
khía cạnh pháp lý của hợp đồng đại lý trong tất cả lĩnh vực, nhóm ngành mà
hiện tại pháp luật Việt Nam quy định trong luận văn này là khó, đòi hỏi nhiều
thời gian. Để đảm bảo cho luận văn có phạm vi nghiên cứu hợp lý, giải quyết
được các nội dung pháp lý theo mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn
tập trung vào những nội dung cơ bản của pháp luật về hợp đồng đại lý thương
mại theo Luật thương mại năm 2005 và một số luật chuyên ngành khác có
quy định về đại lý mua bán hàng hóa và đại lý cung ứng dịch vụ trong tương
quan so sánh với các quy định về hợp đồng trung gian thương mại của một số
nước theo hai hệ thống luật lớn trên thế giới là Common Law và Civil Law.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài được cụ thể hóa trong việc
giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về hợp đồng đại lý thương mại và
pháp luật điều chỉnh loại hợp đồng này.
- Nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam về hợp đồng đại lý trong
tương quan so sánh với pháp luật một số nước điều chỉnh về vấn đề hợp đồng
trung gian thương mại, từ đó đánh giá những ưu nhược điểm và những vấn đề
còn tồn tại của pháp luật hiện hành.
- Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật
điều chỉnh hợp đồng đại lý, đưa ra một số đề xuất cụ thể để hoàn thiện pháp
luật điều chỉnh hợp đồng đại lý ở Việt Nam.
6

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu trên, luận văn sử dụng nhiều
phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như: phương pháp tổng hợp và
phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và đối chiếu, kết hợp
nghiên cứu lý luận với thực tiễn. Các phương pháp nghiên cứu trong luận văn
được thực hiện trên nền tảng của phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện
chứng và các quan điểm, đường lối về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của
Đảng cộng sản Việt Nam.
6. Đóng góp của Luận văn
Về mặt lý luận
Luận văn là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống và tương đối
toàn diện về hợp đồng đại lý dưới giác độ luật học với những điểm mới chủ
yếu sau:
- Luận văn đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động đại
lý và hợp đồng đại lý, theo đó phân tích kỹ về khái niệm, đặc điểm pháp lý và
đã so sánh, luận giải một cách có hệ thống và chiều sâu giữa hoạt động đại lý
với các hoạt động trung gian thương mại khác nhằm làm rõ bản chất pháp lý
của đại lý thương mại trong mối liên hệ với ủy quyền hay đại diện, vấn đề mà
từ trước đến nay còn nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình giải thích và áp
dụng luật, từ đó lý giải được vấn đề trách nhiệm pháp lý của chủ thể tham gia
quan hệ hợp đồng đại lý với bên thứ ba phù hợp với pháp luật quốc tế.
- Luận văn đã chỉ ra được các quy định hiện hành điều chỉnh hoạt động
đại lý ở Việt Nam còn một số nội dung không thống nhất: khái niệm đại lý
trong các luật chuyên ngành được hiểu khác với khái niệm đại lý trong Luật
Thương mại; Các quy định về hình thức của hợp đồng, quyền hưởng thù lao
của bên đại lý cũng như các quy định về sở hữu hàng hóa, hạn chế cạnh tranh,
chấm dứt hợp đồng phát sinh trong hoạt động đại lý còn bộc lộ một số bất
7

cập, chưa đảm bảo quyền tự do giao kết, thực hiện hợp đồng cũng như lợi ích
của các bên tham gia quan hệ hợp đồng.

- Luận văn đã nghiên cứu chuyên sâu về hợp đồng đại lý thương mại
theo quy định của luật Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật của
một số nước theo hai hệ thống pháp luật lớn trên thế giới, Common Law và
Civil Law để phát hiện những điểm tương đồng và khác biệt, chỉ ra những
kinh nghiệm pháp lý làm cơ sở quan trọng cho việc đề xuất một số kiến nghị
bước đầu góp phần hoàn thiện chế định pháp luật về hợp đồng đại lý ở Việt
Nam.
- Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát thực trạng thực thi pháp luật về hợp
đồng đại lý ở Việt Nam, luận văn đã chỉ rõ nguyên nhân của những tồn tại
trong hệ thống pháp luật hiện hành cũng của những tranh chấp trong giao kết
và thực hiện hợp đồng đại lý, từ đó đề xuất một số phương hướng và giải
pháp cụ thể để tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đại lý thương mại và hợp đồng
đại lý ở Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và xu thế hội nhập của thị
trường.
Về mặt thực tiễn
- Nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tư
liệu tham khảo giúp cho việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chế định pháp
luật về hợp đồng đại lý ở Việt Nam hiện tại và trong tương lai.
- Ngoài ra, luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục
vụ nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong ngành luật.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
bao gồm ba chương:
Chương 1. Lý luận chung về hợp đồng đại lý.
Chương 2. Pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý.
Chương 3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng đại lý.
8

Chƣơng 1 – LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ


1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại Đại lý thƣơng mại
1.1.1 Khái niệm Đại lý thƣơng mại
Theo từ điển Hán - Việt “đại lý” là từ Hán - Việt có nguồn gốc là từ
tiếng Hán. Trong tiếng Hán “đại” có nghĩa là “thay thế”; “lý” có nghĩa là quản
lý, thu xếp, xử lý. Từ điển tiếng Việt giải thích các hoạt động,trong đó một
người thay mặt người khác để làm một việc được gọi là đại lý, do đó theo
nghĩa này, từ đại lý và đại diện có cùng nghĩa. Theo từ điển bách khoa Việt
Nam, đại lý được hiểu là quan hệ pháp lý, trong đó một bên cho bên kia thay
mình thực hiện việc quản lý một số công việc thường dùng trong hoạt động
mua bán, giao dịch hoặc xử lý các công việc theo sự uỷ thác của đơn vị sản
xuất, thương nghiệp. So với “đại diện”, “đại lý” có nhiều nét giống nhưng
cũng có những điểm khác.
Dưới phương diện kinh tế, “đại lý” là phương thức kinh doanh hay một
cách thức giao dịch. Điều này xuất phát và là kết quả của quá trình phân công
lao động xã hội và trao đổi hàng hóa có từ lâu trong lịch sử thế giới. Ban đầu
việc mua bán, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ thương mại được thực hiện trực tiếp
giữa người mua và người bán hay, người cung ứng dịch vụ và người sử dụng
dịch vụ. Dần dần khi quy mô kinh doanh mở rộng, nhu cầu tiêu thụ lớn trong
khi thời gian có hạn và điều kiện địa lý cách xa (từ nước này sang nước khác
qua đường biển) khiến thương nhân nhận ra cách thức giao dịch trực tiếp là
kém hiệu quả và cần tới sự hỗ trợ của những người trung gian. Họ là những
người chuyên nghiệp và tạo điều kiện để thương nhân thực hiện giao dịch với
bạn hàng, thực hiện các công việc phân phối sản phẩm, hàng hóa. Theo
Robert Baldi, xuất hiện sớm nhất trong lĩnh vực trung gian mua bán, trao đổi
hàng hóa (từ thế kỷ XIII và phát triển phổ biến trong khoảng thời gian từ giữa
9

thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX) là người làm ủy thác hoa hồng [31, tr.3].
Đây là khởi nguồn của các hoạt động trung gian thương mại khác như đại
diện, môi giới, và đại lý. Ở Việt Nam, các hoạt động trung gian như ủy thác,

đại lý, môi giới đã bắt đầu được áp dụng đối với các cơ sở kinh tế quốc doanh
từ thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung mà ủy thác mua bán hàng hóa
được ghi nhận là một trong những hoạt động trung gian sớm nhất. Đối với
hoạt động đại lý mua bán hàng hóa, sau giải phóng miền Nam thương nghiệp
quốc doanh đã bắt đầu sử dụng các thương nghiệp tư nhân phía Nam để bán lẻ
hàng hóa. Mô hình đại lý thương mại được sử dụng phổ biến hơn khi nhu cầu
mua bán hàng hóa của các nhà sản xuất từ quy mô nhà máy, xí nghiệp đến các
công ty, tập đoàn lớn đòi hỏi nguồn cung nguyên, nhiên liệu hay tiêu thụ sản
phẩm ổn định và có hệ thống [13]. Ngoài ra, trong các lĩnh vực vận tải đường
biển, bảo hiểm, nông nghiệp cũng xuất hiện các đại lý tàu biển, đại lý bảo
hiểm, đại lý thu mua nông sản…[3, tr.15].
Dưới giác độ pháp lý, hiện tượng thương nhân nhận ủy quyền của người
khác để tiến hành các hoạt động vì lợi ích của bên ủy quyền để mua, bán hàng
hóa hoặc cung ứng dịch vụ thương mại được pháp luật một số nước khái quát
bằng khái niệm “trung gian tiêu thụ” hoặc “đại diện thương mại”. Có nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra sự khác nhau giữa pháp luật của các nước trên thế giới
thuộc 02 hệ thống luật Anh – Mĩ (common law) và Châu Âu lục địa (Civil
law) liên quan đến cách phân loại các hoạt động trung gian thương mại, điều
mà có ảnh hưởng tới sự ghi nhận và quy định về đại lý thương mại ở những
nước này so với Việt Nam. Có quan điểm cho rằng, Bộ luật Thương mại Đức
năm 1908 là bộ luật đầu tiên đưa ra các quy định đặc biệt về “đại lý thương
mại” (Handlungsagenten) – là tiền thân của chế định về đại diện thương mại
ngày nay. Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã đi theo xu hướng này trong đó
có Thụy Điển, Na uy, Đan Mạch năm 1914, Áo năm 1921, Hà Lan năm 1936,
10

Italy năm 1942, Thụy Sỹ năm 1944…Sau khi ra đời, các quy định về “đại lý
thương mại” đã đòi hỏi phải được sửa đổi vì không xác định rõ ràng được địa
vị pháp lý của người đại lý với các quan hệ pháp lý gần gũi với nó như người
giúp việc thương mại hoặc đại diện thương mại với tính chất giống như người

làm công…Vì vậy, hầu hết các quy định về đại lý thương mại đã được sửa đổi
ở Châu Âu và chế định đại diện thương mại ra đời [22, tr.112]. Ở một nghiên
cứu khác, TS. Nguyễn Thị Vân Anh cho rằng khó có thể tìm thấy một định
nghĩa chính thức về hoạt động trung gian thương mại nói chung cũng như
khái niệm đại lý thương mại nói riêng trong pháp luật nước ngoài [2, tr.5].
Căn cứ vào pháp luật thực định của các nước theo truyền thống luật Châu Âu
lục địa (điển hình là Cộng hòa Pháp và Cộng hòa liên bang Đức) cho thấy,
các nước này có quy định tương đối cụ thể về những loại người trung gian
chuyên nghiệp với chức năng giúp đỡ, tạo điều kiện để các bên thiết lập giao
dịch thương mại với nhau. Luật thương mại của nước Cộng hòa Pháp năm
2005 quy định về 03 loại người hành nghề dịch vụ trung gian thương mại
chuyên nghiệp là: người môi giới, người nhận ủy thác và đại diện thương mại.
Điều L132-1 quyển 1 Bộ luật thương mại Pháp quy định người nhận ủy thác
là người hành động với danh nghĩa của mình hoặc công ty mình vì lợi ích của
người ủy thác. Điều L134 quy định người đại diện thương mại là bên được ủy
quyền và chịu trách nhiệm tiến hành thường xuyên với tính chất hoạt động
nghề nghiệp độc lập và không bị ràng buộc bởi một hợp đồng dịch vụ, các
hoạt động đàm phán và nếu có thể, giao kết hợp đồng mua bán, thuê hoặc
cung ứng dịch vụ với danh nghĩa và vì lợi ích của người sản xuất, người hoạt
động công nghiệp, thương nhân hoặc các đại lý thương mại khác. Đại diện
thương mại có thể là thể nhân hoặc pháp nhân. Đối với các nước cùng theo hệ
thống pháp luật này như Bỉ, Nhật Bản, Thái Lan đều có những quy định
tương tự về người đại diện ủy quyền, người môi giới và người nhận ủy thác
11

hoa hồng. Bộ luật dân sự của Liên Bang Nga (phần 2 ban hành năm 1995) có
nhiều quy định về người đại diện thương mại, người nhận ủy thác thương mại
và đại lý.
Khác với cá nước theo hệ thống luật Châu Âu lục địa, các nước Anh,
Mỹ, Australia theo truyền thống thông luật (Common law) không có sự phân

biệt rõ rệt từng loại người trung gian trong hoạt động thương mại. Luật Anh –
Mĩ gọi những người này là “agency” [19, 24]. Theo đó, hoạt động agency
được hiểu là việc một người (thụ ủy) tiến hành các hoạt động thương mại
(trong phạm vi ủy quyền) nhân danh người giao đại diện/đại lý (chủ ủy) hay
nhân danh chính mình, vì lợi ích của người giao đại điện, thông qua thỏa
thuận (agreement), được tạo ra và xác định bởi các nghĩa vụ (obligations)
giữa các bên [32, 2 1]. Từ “agency” trong tiếng Anh, Mỹ có nhiều nghĩa
nhưng trong lĩnh vực hoạt động trung gian có thể dịch ra Tiếng Việt là đại lý
hoặc đại diện để chỉ một người thay mặt cho một người khác (the principal)
giao dịch với bên thứ ba.
Như vậy, pháp luật các nước theo hệ thống thông luật không có sự tách
bạch giữa đại lý và đại diện thương mại. Tất cả các hoạt động ủy quyền
thương mại thông qua bên trung gian được xác định là hoạt động đại diện. Lý
giải cho điều này, có thể thấy các nước theo hệ thống Common law coi các
hoạt động thương mại qua trung gian mang bản chất của đại diện, thay mặt và
vì lợi ích của bên giao đại diện. Hai giáo sư Konrad Zweigert và Hein Koetz
khi tìm hiểu về luật so sánh cũng đã giải thích rằng Luật La Mã không có khái
niệm về đại diện hoàn hảo (agency) như ở các nước theo truyền thống thông
luật. Sau này, vào thế kỷ XVIII vấn đề đại diện được thúc đẩy ở Châu Âu lục
địa bởi các luật gia theo trường phái luật tự nhiên trong bối cảnh thương mại
phát triển với sự xuất hiện các vấn đề như giao một con tàu cho thuyền trưởng
điều khiển và quản lý, hay cho hoạt động kinh doanh thông qua sự điều hành
12

của một người khác [29, tr.432]. Bên cạnh đó, chỉ thị số 86/653/EEC ngày
18/12/2986 của Hội đồng Châu Âu nhằm hài hòa hóa luật của các nước thành
viên về người đại diện thương mại để áp dụng chung cho toàn khối EEC đã
quy định [24, tr.83]: commercial agent (đại diện thương mại) là người trung
gian độc lập, được ủy quyền để giao dịch mua hoặc bán hàng hóa thay mặt
một người hoặc để giao dịch và ký kết hợp đồng thay mặt và nhân danh bên

ủy quyền (principal).
So với pháp luật của nhiều nước trong việc xác định các hình thức hoạt
động trung gian thương mại, pháp luật Việt Nam ngoài việc quy định ba hình
thức hoạt động trung gian thương mại là đại diện, ủy thác và môi giới, Luật
thương mại 2005 của Việt Nam còn quy định thêm một hình thức là đại lý
thương mại. Điều này đồng nghĩa với việc khó để tìm thấy khái niệm tương
ứng và chuẩn xác về loại hình đại lý thương mại của pháp luật Việt Nam trên
thế giới. Khi dịch ra tiếng Anh, mặc dù mang bản chất khác hoàn toàn với
hoạt động agency (đại diện thương mại theo luật của các nước nhân danh bên
giao đại diện để quan hệ với bên thứ ba trong phạm vi ủy quyền, còn bên đại
lý nhân danh chính mình để quan hệ với bên thứ ba theo yêu cầu của bên giao
đại lý) nhưng thuật ngữ đại lý thương mại vẫn được dịch là commercial
agency. Do đó, khi nghiên cứu các khía cạnh pháp lý liên quan đến đại lý
thương mại và hợp đồng đại lý (HĐĐL) ở luận văn này, chúng tôi đề cập tới
khái niệm và bản chất pháp lý của đại lý thương mại theo quy định của pháp
luật Việt Nam trong tương quan so sánh với các hình thức đại diện nói chung
và đặc biệt là đại diện thương mại (agency) và ủy thác thương mại.
Ở Việt Nam, khái niệm hoạt động trung gian thương mại được hiểu là
hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một
hoặc một số thương nhân xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương
13

nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại”
(Khoản 11 Điều 3 Luật thương mại 2005).
Như vậy, với tính chất là một loại hình hoạt động trung gian thương mại,
khái niệm “đại lý thương mại” được ghi nhận tại Điều 166 Luật thương mại
2005 như sau: “Đại lý thương mại là hoạt động thương mại theo đó bên giao
đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua,
bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý
cho khách hàng để hưởng thù lao”.

Định nghĩa đại lý thương mại theo Luật thương mại 2005 đã thể hiện rõ
đại lý thương mại là hoạt động dịch vụ thương mại dưới hình thức thuê và
nhận làm dịch vụ mua bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ trong đó bên giao
đại lý là bên có nhu cầu mua bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ nhưng
không trực tiếp thực hiện công việc này mà giao cho một bên khác (bên đại
lý) thay mặt mình mua bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ hộ mình. Đại lý
thương mại là khái niệm có ngoại diên bao gồm nhiều đại lý trong nhiều lĩnh
vực như đại lý mua bán hàng hoá, đại lý cung ứng các loại dịch vụ bảo hiểm,
quảng cáo, du lịch, vận tải, bưu chính, viễn thông…do vậy, tại các luật
chuyên ngành có những định nghĩa khác nhau về khái niệm đại lý, ví dụ:
Luật Kinh doanh bảo hiểm Việt Nam quy định: “Đại lý bảo hiểm là tổ
chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền trên cơ sở lập hợp đồng
đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của
Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Bộ Luật Hàng hải Việt Nam định nghĩa đại lý tàu biển là dịch vụ mà
người đại lý tàu biển nhân danh chủ tàu hoặc người khai thác tàu tiến hành
các dịch vụ liên quan đến tàu biển hoạt động tải cảng.
Qua khái niệm của Luật, có thể thấy khi thực hiện hoạt động, bên đại lý
là chủ thể trung gian nhân danh chính mình để mua bán hàng hoá hoặc cung
14

ứng dịch vụ với bên thứ ba, vì lợi ích của bên giao đại lý và được hưởng thù
lao. Do đó, trong hoạt động đại lý thương mại tồn tại hai nhóm quan hệ: quan
hệ giữa bên giao đại lý và bên đại lý; quan hệ giữa bên đại lý và bên thứ ba.
Theo quy định của Luật thương mại 2005, đại lý thương mại có phạm vi
hoạt động rất rộng, bao gồm hoạt động đại lý được thực hiện trong nhiều lĩnh
vực hoạt động thương mại đó là: mua bán hàng hoá cho bên giao đại lý và các
hoạt động đại lý cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho bên thứ ba như đại
lý bảo hiểm, đại lý du lịch lữ hành…Như vậy, Luật thương mại 2005 đã mở
rộng phạm vi hoạt động đại lý chứ không bó hẹp ở hoạt động đại lý mua bán

hàng hoá như quy định tại Luật thương mại 1997. Mặt khác, phạm vi của hoạt
động đại lý mua bán hàng hoá được mở rộng hơn so với Luật thương mại
1997, bởi khái niệm hàng hoá trong Luật thương mại 2005 cũng đã mở rộng,
theo đó đại lý mua bán hàng hoá không chỉ giới hạn ở hoạt động đại lý mua
bán máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng, nhà ở dùng để kinh
doanh dưới hình thức cho thuê, mua, bán, mà bao gồm hoạt động đại lý mua
bán các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật
gắn liền với đất đai. Nguyên nhân của sự thay đổi này bắt nguồn từ sự chuyển
biến của nền kinh tế đất nước ta sang nền kinh tế thị trường từ sau Đại hổi
Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986. Luật thương mại 1997 ra đời quy định
cơ bản về hoạt động đại ý và một số hoạt động trung gian thương mại khác,
tuy nhiên sau hơn 7 năm thi hành Luật thương mại 1997 đã bộc lộ nhiều bất
cập cần phải sửa đổi, bổ sung để tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của
thương mại trong nước bắt nhịp cùng thương mại quốc tế.
Đại lý cung cấp dịch vụ là trung gian thương mại dịch vụ, theo đó một
thương nhân nhân danh chính mình để cung cấp dịch vụ cho nhà cung cấp
dịch vụ đến với khách hàng. Đây là hành vi trung gian rất phổ biến trong
thương mại dịch vụ, được xem như cánh tay nối dài của nhà cung cấp dịch vụ
15

đến cho khách hàng. Với tính chất của dịch vụ là vô hình, không lưu kho bãi,
quá trình cung cấp dịch vụ diễn ra đồng thời, nên đại lý trong thương mại dịch
vụ là trung gian giúp nhà cấp dịch vụ cung ứng dịch vụ cho người sử dụng
dịch vụ, điều này khác với đại lý trong thương mại hàng hóa luôn gồm đại lý
mua hàng và đại lý bán hàng. Đại lý bảo hiểm, đại lý du lịch lữ hành, địa lý
dịch vụ bưu chính, đại lý dịch vụ viễn thông, đại lý làm thủ tục hải quan, đại
lý xăng dầu, đại lý sổ xố…Ứng với mỗi loại hình dịch vụ, pháp luật chuyên
ngành quy định khác nhau về cách thức thực hiện hành vi đại lý cung cấp dịch
vụ [20]. Đặc điểm khác biệt giữa đại lý mua bán hàng hóa và đại lý cung cấp
dịch vụ sẽ được phân tích rõ hơn trong mối quan hệ pháp lý giữa bên giao đại

lý và bên đại lý; quan hệ giữa bên đại lý và bên thứ ba ở mục 2 của Chương
này.
Tiểu kết
Thương mại hàng hóa và dịch vụ càng phát triển, vai trò của trung gian
thương mại càng được coi trọng vì nó hỗ trợ đắc lực cho thương nhân trong
khâu phân phối, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ được nhanh chóng, ít rủi ro, chi
phí thấp và dễ dàng gia nhập hoặc từ bỏ thị trường. Đại lý, đại diện hay ủy
thác được quy định khác nhau ở mỗi nước tuy nhiên hầu hết pháp luật các
nước đều thừa nhận về bản chất, chúng đều là hành vi thương mại được thực
hiện qua trung gian. Theo đó, người thụ ủy thực hiện công việc mua bán hàng
hóa hoặc cung cấp dịch vụ vì lợi ích của bên chủ ủy để nhận thù lao theo thỏa
thuận. Mang bản chất của hoạt động trung gian nhưng đặt chúng trong mối
liên hệ giữa người chủ ủy và người thụ ủy, giữa người thụ ủy và bên thứ ba
cho thấy, các loại hình trung gian thương mại này không đồng nhất. Là một
dạng hoạt động trung gian thương mại nhưng khái niệm đại lý thương mại ở
Việt Nam có sự khác biệt và đặc thù so với các hình thức trung gian thương
16

mại trong pháp luật các nước. Vì vậy, để có cái nhìn toàn diện, luận văn sẽ
nghiên cứu cụ thể các đặc điểm của đại lý thương mại.
1.1.2 Một số đặc điểm của đại lý thƣơng mại
1.1.2.1 Đặc điểm
Là một loại hình hoạt động trung gian thương mại theo luật thương mại
của Việt Nam, do đó đại lý thương mại trước hết mang những đặc điểm chung
của trung gian thương mại. Nói đến đặc điểm của đại lý thương mại, ta sẽ
xem xét đặc điểm pháp lý của trung gian thương mại.
Chế định trung gian thương mại ở các nước không hoàn toàn giống nhau
do sự khác biệt về điều kiện kinh tế, chính trị và truyền thống lập pháp. Ở
Việt Nam, Luật thương mại 2005 đưa ra định nghĩa về hoạt động trung gian
thương mại, đó là cơ sở pháp lý để xác định các hoạt động đại diện chi thương

nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại.
Căn cứ định nghĩa tại Luật và các điều khoản quy định về từng loại hoạt động
trung gian thương mại (chương V Luật thương mại 2005) thì có thể rút ra
những đặc điểm tương đồng của hoạt động trung gian thương mại theo pháp
luật Việt Nam và các nước như sau:
*Hoạt động trung gian thương mại là loại hoạt động cung ứng dịch vụ
thương mại, người trung gian được bên thuê dịch vụ trao quyền tham gia vào
việc xác lập, thực hiện giao dịch thương mại với bên thứ ba vì lợi ích của bên
thuê dịch vụ để hưởng thù lao [2, tr.9]. Hoạt động trung gian thương mại
trước hết có nội hàm là hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại. Bên thuê
dịch vụ là bên có nhu cầu sử dụng dịch vụ và phải có nghĩa vụ trả thù lao cho
bên thực hiện dịch vụ còn bên cung ứng dịch vụ (bên trung gian) là bên có
nghĩa vụ thực hiện một số công việc cho bên thuê dịch vụ và được nhận thù
lao. Qua đó ta thấy sự khác biệt giữa cung ứng dịch vụ trong dân sự và hoạt
động trung gian thương mại là ở chỗ, trong dân sự, việc trả thù lao thực hiện
17

dịch vụ không phải là nghĩa vụ bắt buộc đối với bên thuê dịch vụ trừ trường
hợp các bên có thỏa thuận tại hợp đồng.
Tuy nhiên, các hoạt động trung gian thương mại có điểm khác biệt so với
các hoạt động cung ứng dịch vụ khác ở phương thức thực hiện. Các hoạt động
cung ứng dịch vụ theo phương thức giao dịch trực tiếp, tức là chỉ cần có sự
tham gia của hai bên. Các bên tham gia quan hệ trực tiếp giao dịch với nhau,
bàn bạc thỏa thuận nội dung giao dịch. Trong hoạt động dịch vụ trung gian
thương mại có sự tham gia của ba bên, trong đó bên trung gian nhận sự ủy
nhiệm của bên thuê dịch vụ để quan hệ với bên thứ ba [24, tr.78]. Điều này
có nghĩa là bên trung gian làm cầu nối giữa bên thuê dịch vụ và bên thứ ba.
Trong các hoạt động dịch vụ trung gian thương mại này, bên được thuê làm
dịch vụ là người trung gian nhận sự ủy nhiệm của bên thuê dịch vụ và có thể
thay mặt bên thuê dịch vụ thực hiện các hoạt động thương mại với bên (hoặc

các bên) thứ ba. Khi giao dịch với bên thứ ba, thương nhân trung gian có thể
sử dụng danh nghĩa của mình hoặc danh nghĩa của bên thuê dịch vụ, tùy theo
loại hình dịch vụ mà họ cung ứng. Theo quy định của Luật thương mại năm
2005, trong trường hợp thực hiện dịch vụ đại lý thương mại, ủy thác mua bán
hàng hóa hoặc môi giới thương mại, thương nhân trung gian sử dụng danh
nghĩa của chính mình khi giao dịch với bên thứ ba.
Trong các hoạt động trung gian thương mại, bên thuê dịch vụ sẽ yêu cầu
bên thực hiện dịch vụ thay mặt mình hoặc giúp mình quan hệ với bên thứ ba
để mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại. Do đó, bên trung gian sẽ
có nhiệm vụ tìm hiểu thị trường, tìm hiểu đối tác, đàm phán giao dịch với bên
thứ ba để thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên chủ ủy
(bên thuê dịch vụ) theo yêu cầu của họ. Hoạt động dịch vụ trung gian thương
mại khác với các hoạt động dịch vụ có liên quan đến bên thứ ba như: Dịch vụ
vận tải, dịch vụ giao nhận hàng hóa…ở chỗ những dịch vụ này được thực
18

hiện trực tiếp giữa bên làm dịch vụ với bên thuê dịch vụ mà không có sự tham
gia của bên trung gian. Bên trung gian lúc này có chức năng làm cầu nối giữa
bên thuê dịch vụ và bên thứ ba. Tùy từng giao dịch và tùy theo mức độ tham
gia của bên trung gian vào giao dịch, người trung gian có thể chỉ hỗ trợ cho
bên thuê dịch vụ trong việc gặp gỡ, trao đổi để làm việc với bên thứ ba, hoặc
cũng có thể được ủy quyền để thay mặt bên thuê dịch vụ quan hệ với bên thứ
ba (trong hoạt động đại diện thương mại).
Trong hoạt động dịch vụ trung gian thương mại, bên trung gian có vai
trò làm cầu nối giữa bên thuê dịch vụ và bên thứ ba, do đó họ không thực hiện
việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ với bên thứ ba vì lợi ích của bản
thân mình mà vì lợi ích của bên thuê dịch vụ. Tuy nhiên, bên trung gian sẽ
được hưởng thù lao khi hoàn thành nhiệm vụ mà bên chủ ủy giao phó. Do đó,
mục đích của bên trung gian trong các hoạt động trung gian thương mại là
nhằm tới thù lao mà bên thuê dịch vụ sẽ trả cho họ chứ không mua, bán hàng

hóa, cung ứng dịch vụ nhằm lợi ích của bản thân họ.
*Trong hoạt động trung gian thương mại, bên trung gian phải là thương
nhân, có tư cách pháp lý độc lập với bên thuê dịch vụ và bên thứ ba [24,
tr.79].
Người thực hiện dịch vụ trung gian thương mại là những người chuyên
nghiệp, có tư cách pháp lý hoàn toàn độc lập với bên thuê dịch vụ và bên thứ
ba, Họ cung ứng một dịch vụ thương mại cho bên chủ ủy/bên thuê dịch vụ
chứ không phải người làm công ăn lương. Điều này thể hiện ở việc người
trung gian có trụ sở riêng, tự định đoạt thời gian làm việc, tự chịu trách nhiệm
về hoạt động của mình. Đặc điểm này của người trung gian khác với các chi
nhánh, văn phòng đại diện do thương nhân lập ra là những người không có tư
cách pháp lý độc lập và chỉ được hoạt động trong phạm vi, quyền hạn theo
quy định nội bộ của thương nhân đó. Pháp luật một số nước như Anh, Mỹ quy
19

định trong hoạt động trung gian thương mại, bên trung gian phải là chủ thể
độc lập với các bên còn lại và có thể là bất cứ tổ chức, cá nhân nào có khả
năng độc lập thực hiện dịch vụ. Trong khi đó, luật Việt Nam quy định bên
trung gian phải là thương nhân (Điều 6 Luật thương mại 2005). Theo điều
này, thương nhân phải là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân
hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên và có đăng ký kinh
doanh. Ngoài ra, đối với một số dịch vụ trung gian thương mại như ủy thác
mua bán hàng hóa, ngoài điều kiện là thương nhân, bên trung gian còn phải
đáp ứng điều kiện kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác
(Điều 156 Luật thương mại 2005).
*Hoạt động trung gian thương mại luôn song song tồn tại hai nhóm quan
hệ: (i) quan hệ giữa bên thuê dịch vụ và bên trung gian thực hiện dịch vụ; (ii)
quan hệ giữa bên thuê dịch vụ, bên trung gian thực hiện dịch vụ với bên thứ
ba. Các quan hệ này phát sinh trên cơ sở hợp đồng.
Xuất phát từ đặc trưng quan trọng nhất của hoạt động trung gian thương

mại là hoạt động trong đó bên có nhu cầu sử dụng dịch vụ của người trung
gian (bên chủ ủy) và bên cung ứng dịch vụ trung gian phải thiết lập quan hệ
mà trong đó, nội dung thỏa thuận về công việc cần thực hiện (mua bán hàng
hóa/cung ứng dịch vụ), quyền và nghĩa vụ giữa các bên trên cơ sở tự do ý chí.
Bởi vậy, có thể thấy trong hoạt động trung gian thương mại, quan hệ giữa bên
chủ ủy và bên thụ ủy thực hiện dịch vụ trung gian có mối quan hệ chặt chẽ,
gắn bó biểu hiện dưới hình thức hợp đồng ghi nhận sự thỏa thuận. Đó là các
hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng môi giới, hợp đồng ủy thác
mua bán hàng hóa, HĐĐL. Các hợp đồng này có tính chất là hợp đồng song
vụ, ưng thuận và có tính đền bù. Hình thức của các hợp đồng này bắt buộc
phải được thể hiện bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý
tương đương với văn bản, bao gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu (là
20

thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương
tiện điện tử) và các hình thức khác theo quy định của pháp luật [2, tr.12].
Tuy nhiên, hoạt động trung gian thương mại sẽ không thể thực hiện được
nếu như chỉ tồn tại quan hệ giữa bên thuê dịch vụ và bên trung gian. Để thực
hiện hoạt động này, bên thụ ủy cần phải giao dịch với bên thứ ba để hoàn
thành yêu cầu mà bên chủ ủy đã giao. Khi giao dịch với bên thứ ba, tư cách và
vai trò của người trung gian có thể khác nhau, bởi họ có thể nhân danh bên
chủ ủy (trong quan hệ đại diện thương mại) để giao dịch với bên thứ ba hoặc
hân danh chính mình tạo ra quan hệ với bên thứ ba (trong quan hệ ủy thác
hoặc đại lý thương mại), hoặc cũng có thể chẳng thiết lập quan hệ với bên thứ
ba mà chỉ thực hiện nhiệm vụ giới thiệu bên thứ ba với bên chủ ủy. Điều này
dẫn đến hệ quả pháp lý trực tiếp là xác định trách nhiệm trong quan hệ với
bên thứ ba thuộc về bên thuê dịch vụ hay bên trung gian, hay nói cách khác
trong hoạt đông trung gian thương mại, bên thứ ba sẽ có quan hệ pháp lý với
bên chủ ủy hay trực tiếp với bên thụ ủy. Trong trường hợp bên trung gian
thực hiện các hoạt động thương mại với bên thứ ba nhân danh bên thuê dịch

vụ (trong phạm vi được ủy quyền) sẽ làm phát sinh quan hệ hợp đồng giữa
bên thuê dịch vụ và bên thứ ba. Ngược lại, trường hợp bên trung gian nhân
danh chính mình (như quan hệ của người nhận ủy thác, người đại lý với bên
thứ ba) thực hiện các hoạt động thương mại với bên thứ ba thì quan hệ hợp
đồng sẽ phát sinh giữa bên trung gian với các bên thứ ba đó. Tùy thuộc vào
đối tượng của hợp đồng giao kết với bên thứ ba mà các hợp đồng đó có thể là
hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hợp đồng cung ứng dịch vụ.
Như vậy, từ những đặc điểm pháp lý của hoạt động trung gian thương
mại nêu trên, ta thấy hoạt động đại lý thương mại cũng có những đặc điểm
như sau:
21

Đại lý thương mại là một loại hình hoạt động cung ứng dịch vụ, theo đó
bên giao đại lý là bên thuê dịch vụ của bên đại lý để mua bán hàng hóa hoặc
cung ứng dịch vụ và phải có nghĩa vụ trả thù lao cho bên đại lý. Trong hoạt
động đại lý thương mại có sự tham gia của ba bên: bên giao đại lý, bên đại lý
và bên thứ ba và theo đó bên đại lý có nhiệm vụ thực hiện giao dịch với bên
thứ ba thay cho bên giao đại lý. Ở đây tồn tại song song hai nhóm quan hệ: (i)
quan hệ giữa bên giao đại lý và bên đại lý; (ii) quan hệ giữa bên bên giao đại
lý, bên đại lý với bên thứ ba. Các quan hệ này phát sinh trên cơ sở HĐĐL.
Hoạt động đại lý thương mại được thực hiện trong các lĩnh vực thương mại,
mà căn cứ theo danh mục phân loại các hoạt động dịch vụ theo quy định của
Tổ chức thương mại thế giới, hoạt động đại lý được thực hiện không chỉ trong
lĩnh vực mua bán hàng hóa mà ở cả những ngành dịch vụ như: dịch vụ của đại
lý hưởng hoa hồng trong các nhóm dịch vụ phân phối; dịch vụ đại lý bảo
hiểm; môi giới bảo hiểm, môi giới tiền tệ trong các nhóm dịch vụ tài chính,
dịch vụ lữ hành trong các nhóm dịch vụ du lịch và lữ hành….Để thực hiện
hoạt động đại lý, bên đại lý được quyền tự do lực chọn bên thứ ba để giao kết
hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hợp đồng cung ứng dịch vụ theo những quy
định cụ thể trong HĐĐL.

Tuy có nhiều đặc điểm chung so với các hoạt động trung gian thương
mại như đại diện, ủy thác mua bán hàng hóa nhưng đại lý thương mại cũng có
một số đặc điểm pháp lý khác biệt so với những loại hình trung gian thương
mại khác:
Trong quan hệ đại lý thương mại, chủ thể của quan hệ là bên giao đại lý
và bên đại lý, cả hai đều phải là thương nhân. Bên giao đại lý giao hàng hóa
cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc ủy quyền thực
hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ cho bên thứ ba. Ngược lại, bên đại
22

lý nhận hàng hóa để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua,
hoặc là bên nhận ủy quyền để cung ứng dịch vụ.
Nội dung của hoạt động đại lý bao gồm việc giao kết, thực hiện HĐĐL
giữa bên giao đại lý và bên đại lý, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc
cung ứng dịch vụ giữa bên đại lý và bên thứ ba theo yêu cầu của bên giao đại
lý. Theo quy định của Luật Thương mại Việt Nam, khi giao kết hợp đồng
mua bán hàng hóa với bên thứ ba, bên đại lý sẽ nhân danh chính mình để thực
hiện giao dịch, còn trong quan hệ cung ứng dịch vụ thì bên đại lý là bên nhận
ủy quyền. Vậy giữa đại lý mua bán hàng hóa và đại lý cung ứng dịch vụ phải
chăng có sự khác nhau về bản chất pháp lý bởi quy định của luật về tư cách
của bên đại lý trong giao dịch với bên thứ ba?
Hiện nay, do quy định của luật không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu
khác nhau trong các tài liệu và công trình nghiên cứu. Có quan điểm cho rằng
“nhân danh chính mình” nghĩa là khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
hoặc cung ứng dịch vụ với bên thứ ba, các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp
đồng sẽ ràng buộc trách nhiệm giữa bên đại lý và bên thứ ba chứ không ràng
buộc trách nhiệm của bên giao đại lý [24, tr.116]. Tuy nhiên quan điểm này sẽ
không hợp lý khi giải thích về tính chất ủy quyền trong mối quan hệ giữa bên
giao đại lý và bên đại lý cung ứng dịch vụ mà Luật thương mại đã quy định.
Theo Bộ luật Dân sự 2005 bên chủ ủy (bên ủy quyền) vẫn phải chịu trách

nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền
(Điều 586). Vậy ủy quyền và nhân danh có nhất thiết phải gắn liền với nhau?
Để lý giải cho điều này, chúng tôi cho rằng việc nhận ủy quyền và hành động
nhân danh hay bằng tên của chính mình không phải là một, bởi bản thân các
nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 2004 cho phép
người đại diện hoặc hành động bằng tên của chính mình hoặc hành động bằng
tên của người được đại diện (the agent acts in its own name or in that of the

×