Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

BÀI BÁO CÁO MÔN CƠ SỞ SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP - tình hình xuất khẩu ngành dệt may nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.42 KB, 3 trang )

Câu hỏi:Trình bày tình hình xuất khẩu ngành dệt may nước ta
từ năm 1995 đến 6 tháng đầu năm 2012.
.Biểu đồ tình hình xuất khẩu ngành dệt may ở Việt Nam từ năm 1995 đến tháng 6/2012
Bảng theo dõi kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may trong nước
từ năm 1995 đến tháng 6/2012:
Kim ngạch xuất khẩu
(đơn vị tính: tỷ USD)
1995 0.85
1996 1.15
1997 1.35
1998 1.45
1999 1.7
2000 1.8
2001 2
2002 2.75
2003 3.6
2004 4.6
2005 4.85
2006 5.8
2007 7.8
2008 9.0
2009 9.5
2010 11.2
2011 14.9
6/2012 6.6
- 1996-2001 : Tình hình kim ngạch xuất khẩu ở nước ta nhìn chung tăng đều nhưng chậm, điển hình như:
Năm 1996 (1,15 tỷ USD) tăng 0.2 tỷ USD so với năm 1997 (1,35 tỷ USD)
Năm 2001 (2 tỷ USD) tăng 0.2 tỷ USD so với năm 2000( 1,8 tỷ USD).
Nguyên nhân :
+kim ngạch xuất khẩu nước ta tăng đều nhưng chậm, do các doanh nghiệp ngành dệt may trong nước còn
non yếu trong công tác thị trường, phụ thuộc nhiều vào đối tác trong lực chọn mặt hàng, quản lý sản xuất,


lựa chọn công nghệ và thường tiếp cận theo hướng đầu tư – sản xuất, mà xem nhẹ phương thức thị trường
và hiệu quả. Các doanh nghiệp thường không có chiến lược về mặt hàng, nên không chọn cho mình được
mặt hàng chủ lực, mũi nhọn để từ đó xây dựng kế hoạch phát triển hợp lý mà thường chạy theo nhu cầu thị
trường một cách thụ động.
Vũ Ngọc Vân Linh
Trần Thị Thanh Mai
Nguyễn Tài Ngân
Nguyễn Đông Ái
Nguyễn Thị Bích Tuyền
Võ Thị Lành
Nguyễn Triều Tiên
Đỗ Thị Thu Yến
Trương Thị Thúy Trường
G Giáo viên: Nguyễn Thị Cẩm Tú
Báo cáo thuyết trình
 Trả lời:
+ Trong các nhà máy dệt, việc đầu tư còn thiếu sự cân đối, đồng bộ giữa các khâu về thiết bị công nghệ cũng
như về sản lượng từng công đoạn, mặt khác mối quan hệ trong ngành cũng chưa chặt chẽ, chưa có sự phối
hợp giữa các doanh nghiệp có công nghệ dệt tốt. Các doanh nghiệp đều muốn đầu tư khép kín trong khi
nguồn vốn đầu tư và khả năng trả nợ bị hạn chế. Do đó, việc khai thác năng lực sản xuất chưa cao, chất
lượng sản phẩm còn kém, hiệu quả đầu tư thấp.
+ Bên cạnh đó, để đảm bảo cán cân mua bán trong nước, nhiều nước trên thế giới đã đặt ra hạn ngạch với
việc nhập khẩu hàng nước khác, Việt Nam chúng ta cũng không ngoại lệ, nên vẫn còn nhiều hạn chế trong
xuất khẩu ra các thị trường lớn, đặc biệt là thị trường Mỹ.
+ Bộ máy quản lý chưa thực sự quan tâm đến chuyển giao công nghệ mới, công tác quản lý chưa đủ trình độ hội
nhập với khu vực và thế giới, chưa có chế độ khích lệ công nhân lẫn vật chất và tinh thần.
- Từ năm 2001 đến năm 2006:
Tăng nhanh, tăng đáng kể trong vòng 6 năm,
tăng gần 4 tỷ USD
năm 2001: 2 tỷ USD

năm 2006: 5,8 tỷ USD),
Nguyên nhân:
+do năng lực sản xuất ngành dệt- may phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Số lượng doanh nghiệp tăng
gấp năm, sáu so với mười năm trước, trong đó có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 30%.
+ Trình độ công nghệ được cải thiện đáng kể, nhiều công đoạn sản xuất đạt trình độ công nghệ tiên tiến trên
thế giới.
+ Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế. Mở rộng thị trường xuất khẩu đã
thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Hàng dệt- may Việt Nam hiện có mặt tại hơn 100 nước và vùng
lãnh thổ, trong đó có thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU…
+ Có chính sách hỗ trợ sản xuất xuất khẩu hàng dệt- may như vay vốn đầu tư, hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương
mại, cải cách thủ tục hành chính…, đồng thời vừa thúc ép các doanh nghiệp quyết liệt vươn lên để nâng cao
sức cạnh tranh.
+ Bắt đầu tháng 1/2005, chấm dứt chế độ hạn ngạch theo Hiệp định dệt- may của WTO (ATC), nên nước ta
phải đứng trước thách thức thị trường xuất khẩu cạnh tranh ngày càng quyết liệt, đấu đầu với các đối thủ
mạnh như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Bangladet,…Bỡi lẽ, các nước thành viên WTO có thế mạnh như
Trung Quốc, Thái Lan… được thoải mái làm hàng dệt- may xuất khẩu, thì những nước chưa phải là thành viên
thì không được hưởng những ưu đãi đó, do vậy các doanh nghiệp dệt- may nước ta khó có thể ký được
những hợp đồng xuất khẩu giá trị lớn.
-Năm 2007 :
Kim ngạch xuất khẩu : 9 tỷ USD
Bước sang năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO, Hoa Kỳ -hiện đang là thị trường lớn nhất - sẽ buộc phải bãi
bỏ hạn ngạch, do đó, ta có nhiều cơ hội đẩy mạnh lượng hàng xuất khẩu sang thị trường này. Thêm vào đó, các thị
trường khác như EU sẽ không có cơ hội áp đặt hạn ngạch như đã làm trước đây, từ đó đảm bảo tính ổn định hơn
cho thị trường dệt may Việt Nam.Giảm chi phí xuất khẩu gắn với việc phân bổ hạn ngạch, từ đó làm tăng khả năng
cạnh tranh của hàng xuất khẩu.
TạithịtrườngMỹ, nơichiếm 55% thịphầnxuấtkhẩu (XK) dệt may củaViệt Nam (VN), kimngạch XK trongnăm 2009
chỉđạtgần 5 tỷ USD, giảm 5% so với 5,4 tỷ USD củanăm 2008. Vớimứcgiảmnày, dệt may VN vẫncólợithếhơn so
vớicácnước XK khácnhư Trung Quốc, ẤnĐộ, Indonesia, TháiLancómứcgiảmtừ 10% - 25%. Trênthựctế, do
đơngiátrungbìnhgiảm 10% - 15%, nêntổngkimngạch XK giảmnhưngkhốilượng XK vẫntăng so vớinăm 2008.
-Năm 2008- 2009 :Tình hình xuất khẩu Việt Nam vẫn tăng dần

2009 :9.5 tỷ USD tăng 0.5 tỷ USD, , tănggần 2% so vớinămtrước
trongnăm 2009, XK hàngdệt may vàothịtrườngNhậtBảntăngtừ 23% đến 25%.
ĐâylàthànhcônglớncủangànhDệt may Việt Nam do Việt Nam vàNhậtBảnđãkýhiệpđịnh song phươngtừngày
1/10/2009, thuếsuấtcủahàngdệt may từViệt Nam vàoNhậtBảnđượccắtgiảm. Theo đó, doanhnghiệpViệt Nam
sửdụngnguyênliệuvảicóxuấtxứtừcácnướccóhiệpđịnhthươngmạivớiNhậtBảnsẽđượchưởngthuếsuất 0% thayvì
5% đến 10% nhưtrướcđây. Thêmvàođó, cácnhànhậpkhẩuNhậtBảnđánhgiácaotínhổnđịnh,
trìnhđộtaynghềcủacôngnhân, cũngnhưchấtlượng, mẫumãphongphú, đadạngcủahàngdệt may Việt Nam.
Nhận thấy trong khi thế giới rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế nhưng tình hình xuất khẩu của Việt Nam vẫn
tăng.
Nguyên nhân:
+ do các doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh nhạy, linh động trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường qua các
nước khác.
+ do khủng hoảng kinh tế nên phần kinh tế của người dân có phần eo hẹp, trong khi đó hàng dệt may Việt
Nam chất lượng tốt và giá cả hợp với túi tiền của người dân các nước, nên mặt hàng của nước ta có phần
được ưa chuộng hơn.
+ Sau năm 2007, nhờ sự việc gia nhập WTO vừa là thúc đẩy cho các mối quan hệ mang tính chất quốc tế của
nước ta phát triển.
-Năm 2010 – hết năm 2011 : nghành xuất khẩu nước ta tăng vượt bậc
2010 11.2
2011 14.9
Năm 2010 tăng 12%
Năm 2011 tăng 10,6%
Thành công xuất khẩu của ngành dệt may trong thời điểm này nguyên nhân là do:
+ Kinh tế một số nước đã ra khỏi khủng hoảng và bắt đầu khôi phục, nhu cầu tiêu dùng đã được cải thiện
hơn
+ Các doanh nghiệp đã phát triển thị trường tốt, tăng sản lượng.
+Đơn giá cchung của toàn thế giới có sự điều chỉnh
+ Việc gia nhập WTO ngày càng thúc đẩy việc xuất khẩu ngành dệt may của Việt Nam.
-6 tháng đầu năm 2012: 6.6 tỷ USD
Trong những quý đầu của năm 2012 ngành dệt may Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến kim ngạch xuất khẩu

giảm hơn 7 tỷ USD.Tính đến đầu tháng 2/2012, mới chỉ 10% doanh nghiệp lớn có đơn đặt hàng quý III và IV.Nhiều
hợp đồng có hướng điều chỉnh giảm số lượng xuống 20-30%.
Nguyên nhân: chủ yếu do nền kinh tế thế giới đang có nhiều biến đổi
Nhà nước và các doanh nghiệp đang cố gắng khắc phục khó khăn để ổn định lại thị trường xuất khẩu nghành dệt
may như là
+ cổ phần hóa các doanh nghiệp.
+ Tập trung vốn hoạt động.
+ Nâng cao chất lượng dự báo và đánh giá thị trường.
+ Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thị trường nội địa, phát triển thương hiệu, mẫu mã….
Tuy nhiên, kinh tế thế giới được dự báo tiếp tục có những bất ổn khó lường, xuất khẩu ngành dệt may sẽ còn nhiều
biến đổi lớn.
Tóm lại,xuất khẩu ngành dệt may Việt nam có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân. Ngành cung cấp các mặt hàng thiết yếu hco xã hội, giải quyết việc làm cho một lực
lượng lớn lao động, đồng thời đã mang lại nguồn ngoại tệ lớn từ xuất khẩu, và đóng góp
một nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Tuy qua mỗi năm, xuất khẩu dệt may nước ta
đều có biến đổi, nhưng nhìn chung, xuất khẩu dệt may đang ngày một hoàn thiện, phát
triển hơn so với thời kỳ trước.

×