Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Khóa luận tốt nghiệp Nghiên cứu quá trình tạo màng BC từ chủng Gluconacetobacter ứng dụng làm bao bì bảo quản thực phẩm và thay thế túi nilông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.12 KB, 34 trang )

LỜI CẢM ƠN
Bằng tất cả tấm lòng kính trọng, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đinh
Thị Kim Nhung đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn này, cùng toàn thể thầy cô trong tổ
vi sinh vật, khoa Sinh - KTNN, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã nhiệt tình giảng dạy và
khuyến khích em trong thời gian học tập. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2 và Ban chủ nhiệm khoa Sinh - KTNN đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2013 Sinh viên
Trần Thị Mai
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan những gì viết trong luận văn này đều là sự thật. Đây là kết quả nghiên
cứu của riêng em. Tất cả các số liệu đều được thu thập từ thực nghiệm, qua xử lý thống kê,
không có số liệu sao chép hay bịa đặt, không trùng với kết quả đã công bố.
Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2013
Sinh viênTrần Thi Mai
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, BẢNG, HÌNH Từ viết tắt Danh
mục bảng Danh mục bảng hình
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Mai Khoa Sinh - KTNN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, BẢNG, HÌNH Từ viết tắt
BC: Bacterỉal cellulose
Danh mục bảng
Bảng 1.1. Đặc điểm phân biệt các chi thuộc họ Acetobacteraceae Bảng 1.2. Đặc
điểm sinh hoá của chủng Gỉuconacetobacter Bảng 1.3. Thành phần hóa học của
nước dừa Bảng 1.4. Các vitamin có trong nước dừa Bảng 1.5. Các acid amin có
trong nước dừa
Bảng 3.1. Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ s/v đến khả năng tạo màng BC khi lên men trong chậu


nhựa Bảng 3.2. So sánh bảo quản cà chua bằng màng BC với túi nilông thông thường và không
bảo quản Bảng 3.3. So sánh bảo quản một số loại quả bằng màng BC, túi nilông và không bảo
quản
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Mai Khoa Sinh - KTNN
Danh mục hình •
Sợi cellulose của màng BC Sợi cellulose của thực
vật
Con đường sinh tổng hợp cellulose ở chủng Gluconacetobacter Hình
thái tế bào vi khuẩn Gluconacetobacter BHN2 khi nhuộm Gram và
khuẩn lạc của vi khuẩn Gluconacetobacter BHN2 trên MT1
Khối lượng màng BC tươi
Thu màng BC từ chậu nhựa
Bảo quản dưa chuột
Dưa chuột hỏng sau 5 ngày
Cam hỏng sau 10 ngày
Cà rốt hỏng sau 5 ngày
Cà chua bọc bằng màng BC
Cà chua hỏng sau 7 ngày
Cà chua bọc túi nilông hỏng sau 12 ngày
Cà chua bọc hỏng màng BC hỏng sau 23 ngày
Roi hỏng sau 4 ngày
Roi hỏng sau 10 ngày
Hình
1.1.
Hình
1.2.
Hình
1.3.
Hình

3.1.
Hình
3.2.
Hình
3.3.
Hình
3.10
Hình
3.11
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm
ữọng. Đã có nhiều cảnh báo, Việt Nam đã và đang đứng trước nguy cơ "ô nhiễm
trắng” do túi nilông. Neu trung bình mỗi người Việt Nam dùng 1 túi/ngày, mỗi ngày
có khoảng 86 triệu chiếc túi nilông được dùng, một năm số túi nilông được dùng là
31,4 tỉ chiếc, có khối lượng tương đương với 1 triệu tấn nhựa không phân hủy, rõ
ràng là một nguy cơ rất lớn đối với môi trường và sức khỏe con người. Theo các
chuyên gia y tế và môi trường, túi nilông chôn vùi dưới đất phải mất từ 400 - 600
năm mới có thể phân hủy hết. Túi nilông chứa 2 chất PE và pp, khi đốt sẽ tạo thành
khí cacbonic, mêtan và khí đioxin cực độc.
Ở nước ta, việc nghiên cứu và sản xuất túi nilông tự phân huỷ gần đây mới bắt
đầu. Hiện nay, Trung tâm Nghiên cứu vật liệu Polime Đại học Bách khoa Hà Nội
đang tiến hành nghiên cứu công trình "sáng chế túi nilon tự huỷ" và ứng dụng rộng
rãi vào cuộc sống. Ngoài ra, PGS.TS. Trương Vĩnh, Trưởng bộ môn Công nghệ hóa
học Đại học Nông Lâm TP. HCM đã tiến hành nghiên cứu và sản xuất thành công
một loại polymer sinh học mới được làm từ bột khoai mì. Sản phẩm này có triển
vọng thay thế nhựa (nilông) không phân hủy hiện đang gây nguy hại cho môi trường.
Chủng Gluconacetobacter thuộc nhóm vi khuẩn Gram âm hiếu khí bắt buộc,
hóa dưỡng thuộc chi Acetobacter, họ Acetobacteraceae. Khi nuôi cấy vi khuẩn này
trên môi trường dịch lỏng tĩnh sẽ hình thành trên bề mặt một lớp màng BC. Màng

sinh học BC có cấu trúc và đặc tính rất giống với cellulose của thực vật (gồm các
phân tử glucose liên kết với nhau bằng liên kết P- l,4glucorit) cellulose vi khuẩn khác
với cellulose thực vật ở chỗ: không chứa cấc hợp chất cao phân tử do vậy chúng có
những đặc tính vượt trội với độ dẻo dai, bề chắc [8], [9], [10].
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khốa luận tốt nghiệp
Trần Thị Mai 4 Khoa Sình - KTNN
Trên thế giới màng Bacterial cellulose (BC) đã được ứng dụng rất nhiều trong
các lĩnh vực công nghệ khác nhau: như dùng làm màng phân tách cho quá trình xử lí
nước, chất mang đặc biệt cho các pin và năng lượng cho tế bào, dùng làm chất biến
đổi độ nhớt trong sản xuất các sợi truyền quang, trong lĩnh vực y học, màng BC đã
được ứng dụng làm da tạm thời thay thế da trong quá trình điều trị bỏng, loét da, làm
mạch máu nhân tạo điều trị các bệnh tim mạch, làm mặt nạ dưỡng da cho con
người [21], [22], [24].
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu và ứng dụng màng BC mới chỉ là những bước
đầu. Nguyễn Thúy Hương, Trần Thị Tưởng An, Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG -
HCM đã bước đầu sử dụng màng mỏng cellulose vi khuẩn (BC) hấp phụ bacteriocin
để bảo quản thịt tươi qua sơ chế tối thiểu [2]. Trong những năm gần đây phòng thí
nghiệm Yi sinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 phân lập tuyển chọn được chủng
Gluconacetobacter BHN2CÓ khả năng tạo màng BC. Nhằm tìm kiếm nguồn nguyên
liệu có bản chất polyme sinh học để tạo cơ sở cho sản xuất túi nilông bảo quản thực
phẩm tự hủy và nhiều ứng dụng khác tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu quá
trình tạo màng BC từ chủng Gluconacetobacter, ứng dụng làm bao bì bảo quản thực
phẩm và thay thế túi nilông ”
2. Muc tiêu của đề tài
Nghiên cứu quá trình tạo màng BC từ chủng Gluconacetobacter BHN2 ứng
dụng làm bao bì bảo quản thực phẩm và làm túi thay thế túi nilông
3. Nội dung
3.1. Nghiên cứu quá trình tạo màng BC từ chủng vi khuẩn Gluconacetobacter BHN
2
3.2. Khảo sát khả năng bảo quản thực phẩm trên cà chua của màng BC sau khi xử lý

3.3. ứng dụng bảo quản thực phẩm và thay thế túi nilông
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khốa luận tốt nghiệp
Trần Thị Mai 5 Khoa Sình - KTNN
Nghiên cứu quá trình tạo màng BC từ chủng Gluconacetobacter BHN2 trên
dụng cụ lên men có diện tích lớn
4.2. Ỷ nghĩa thực tiễn
ứng dụng màng BC làm bao bì bảo quản thực phẩm và thay thế túi nilông
4.3. Điểm mới
Tạo màng BC từ chủng Gluconacetobacter BHN2trên diện tích lớn
ứng dụng màng BC làm bao bì bảo quản thực phẩm và làm túi
thay thế túi nilông.
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vị trí, đặc điểm phân loại chủng Gluconacetobacter trong sinh giới
1.1.1. Phân loại vi khuẩn Gluconacetobacter
Đã có rất nhiều công trình phân loại vi khuẩn acetic như Rothenback 1898,
Beijerinck 1898, Hoyer 1899, Hansen 1911, Heneberg 1926, Frateur 1950 [20]
Thuật ngữ “Gluconacetobacter” được dùng đầu tiên cho cấp độ phân loại giống phụ
trong giống Acetobacter khi Yamada và Kondo (1984) nhận thấy thành phần
ubiquinone chính trong thành phần màng tế bào vi khuẩn sinh acetic khác nhau. Các
chủng có Q - 10 là thành phần ubiquinone chính được phân loại trong giống phụ
Gluconacetobacter, trong khi Q - 9 là thành phần ubiquinone chính trong màng tế bào
vi khuẩn Acetobacter. Sau đó giống phụ Gluconacetobacter được đưa lên thành giống
thứ 4 trong họ Acetobacteraceae dựa vào mối quan hệ phát sinh khi phân tích một
phần ưình tự gen mã hóa 16S rARN. Do cách đặt tên Gluconacetobacter chưa đúng
quy cách nên Yamada (1998) đã sửa lại tên giống thành Gluconacetobacter nom.
corrig, theo khoản luật Rule 61 trong Bacteriological code [21]. Ban đầu giống
Gluconacetobacter chưa được chấp nhận rộng rãi do được công bố dựa vào một phần
trình tự mà không phải toàn bộ gen 16S rARN. Tuy nhiên, Franke et al (1999) đã xác

nhận việc phân loại và đặt tên giống Gluconacetobacter và đề nghị phân tích trình tự
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khốa luận tốt nghiệp
Trần Thị Mai 6 Khoa Sình - KTNN
16S rADN để chuyển các loài đã biết, định danh nhầm giống Acetobacter vào đúng
giống Gluconacetobacter. Cuối cùng Yamada (2000) đã kết luận sự hiện diện của
giống Gluconacetobacter dựa vào các đặc điểm phát triển được trên môi trường thạch
có nguồn cacbon duy nhất là D - mantose, sở hữu Q - 10 là thành phần uniquinone
chính và kết quả phân tích toàn bộ trình tự gen mã hóa rARN. Các loài thuộc giống
Gluconacetobacter có đặc điểm hình thái học tế bào khác nhau nhưng không rõ rệt
lắm và được phân loại chủ yếu dựa trên mối quan hệ phát sinh loài trên cơ sở phân
tích vùng trình tự 16S rADN và mức độ tương đồng ADN.
Theo Bergey (2005) [16], G.ỉntermedỉus được xếp vào chi
Gluconacetobacter thuộc họ vi khuẩn Acetobacteraceae. Họ này gồm 6 chi:
Acetobacter, Acidomonas, Asaỉa, Gluconobacter, Gluconacetobacter và Kozakia. Đặc
điểm phân loại giữa các chi được ưình bày ở bảng 1.1:
Bảng 1.1. Đặc điểm phân biệt các chi thuộc họ Acetobacteraceae
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khốa luận tốt nghiệp
Trần Thị Mai 7 Khoa Sình - KTNN
1.1.2. Đặc điểm phân loại của chủng Gluconacetobacter
Vi khuẩn Acetobacter xylinum BHN2 được tác giả Nguyễn Thị Thùy Vân [9],
[10] phân lập từ nguồn Bia Hà Nội, tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, năm 2009.
Đến năm 2011, tác giả Dương Minh Lam và cs [1], [3], [14] phân lập và tiến hành
định loại bằng sinh học phân tử chủng vi khuẩn A. xylỉnum BHN2 trên (chủng số 21
là chủng sinh trưởng nhanh, có khả năng tạo màng BC có tiềm năng ứng dụng lớn)
tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, bằng việc giải trình tự các nucleotide của một
đoạn gen của gen 16S rARN. Kết quả phân tích đoạn trình tự gen 16S rDNA cho thấy
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khốa luận tốt nghiệp
Trần Thị Mai 8 Khoa Sình - KTNN
Đặc đỉêm (1) (2) (3) (4) (5) (6)
Oxy hóa ethanol thành acid acetic + + -/w + + +

Oxy hóa acid acetic thành C0
2
và H
2
0 + + + + - w
Oxy hóa lactate thành CƠ2 và H
2
0 + w + +/-
-
w
Sinh trưởng trong môi trường chứa
0,35% acid acetic
+ + - + + +
Sinh trưởng trên D-manitol +/- w +/- +/- + +
Sinh trưởng trên methanol
-/w
+
- - - -
Tông hợp cellulose
- - - +/- - -
Oxy hóa glycerol thành
dihydroxyaceton
+/-
w -/w
+/- + +
Hình thành acid từ:
D-manitol -/+ - +/- +/- + -
Glycerol -/+ - + + + +
Raffinose
-

nd
- - - +
Loại
Ubiquinon
Q-9 Q-10 Q-10 Q-10 Q-10 Q-10
% mol G+C
52-60 63-66 59-61 55-66 54-63 56-57
Chú thích:(1): Acetobacter (4): Gluconacetobacter
(2) : Acidomonas (5): Gluconobacter
(3) : Asaia (6): Kozakia
+: Ket quả dưang tính Ket quả âm tính
w: Yếu nd: Chưa xác định
chủng BHN2_21 có quan hệ gần gũi với các loài Gluconacetobacter intermedius
AB166739, Gluconacetobacter intermedius AB099296, Gluconacetobacter
ỉntermedỉus AB099297. Từ kết quả phân tích ADN khẳng định chủng
Gluconacetobacter BHN2_21 là Gluconacetobacter ỉntermedỉus [1].
Đăc điểm hình thái, tế bào hoc
Chủng Gluconacetobacter có dạng hình que (hoặc hình cầu), thẳng hay hơi
cong, kích thước khoảng 2 Jim, tế bào đứng riêng lẻ hoặc xếp thành từng chuỗi,
không có khả năng di động, không sinh bào tử. Các tế bào được bao bọc bởi chất
nhày tạo váng nhăn và dày. Váng có chứa hemicellulose nên khi gặp H2SO4 và thuốc
nhuộm iôt sẽ bắt màu xanh (do phản ứng của hemicellulose), chúng tích luỹ 4,5%
acid acetic trong môi trường. Khi nồng độ acid acetic vượt giới hạn cho phép, nó ức
chế hoạt động của vi khuẩn [15].
Đặc điểm nuôi cấy
Trên môi trường thạch đĩa, chủng Gluconacetobacter hình thành khuẩn lạc
nhẵn hoặc xù xì, rìa mép khuẩn lạc bằng phang hay gợn sóng, màu trắng hoặc trong
suốt, khuẩn lạc bằng phẳng hoặc lồi lên dễ tách khỏi môi trường. Chủng
Gluconacetobacter khi nuôi cấy trong môi trường lỏng tĩnh, chúng sẽ hình thành trên
bề mặt môi trường một lớp màng BC. Ngược lại trong điều kiện nuôi lắc, cellulose

hình thành dạng hạt nhỏ với kích thước không đều nhau và phân tán trong môi trường
dinh dưỡng tạo ra những đặc tính hình thái khác hẳn cellulose trong điều kiện nuôi
cấy tĩnh [11], [13], [18], [20].
Đặc điểm sinh lý, sinh hoá
Đặc điểm sinh lý: chủng Gluconacetobacter có thể phát triển ở pH: 4-6, nhiệt
độ 25 - 35°c. Nhiệt độ, pH tối ưu tuỳ thuộc chủng. Ở 37°c, tế bào sẽ suy thoái ngay
cả trong môi trường tối ưu. Chủng Gluconacetobacter chịu được pH thấp, bổ sung
acid acetic vào môi trường nuôi cấy để giảm sự nhiễm khuẩn lạ [23], [25].
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khốa luận tốt nghiệp
Trần Thị Mai 9 Khoa Sình - KTNN
Đặc điểm sinh hoá: năm 1950, Frateur đã chính thức đưa ra một khóa phân
loại mới căn cứ vào các tiêu chuẩn: Khả năng oxy hóa acid acetic thành CO2 và
H2O; hoạt tính catalase; khả năng sinh trưởng trên môi trường Hoyer Đặc điểm
phân biệt của chủng Gluconacetobacter với các chủng khác trong một chi được trình
bày bảng 1.2:
1.2. Nhu cầu dinh dưỡng của chủng Gluconacetobacter
Để đảm bảo hoạt động sống bình thường của vi khuẩn, môi trường thức ăn
ngoài rượu, nước còn phải cung cấp thêm muối khoáng, nguồn cacbon, nguồn nitơ dễ
hấp thụ như: CaHPƠ4, (NĨỈ4)2S04, (NIỈ4)2HP04, MgSC>4. 7H2O, KH2PO4, tùy
thuộc nhu cầu cụ thể của từng loài [3], [4],[17].
1.2.1. Nhu cầu nguồn cacbon
Cacbon có trong tế bào chất, thành tế bào, trong các phân tử enzim, acid
nucleic và sản phẩm trao đổi chất. Vì vậy, hợp chất hữu cơ chứa cacbon có ý nghĩa
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khốa luận tốt nghiệp
Trần Thị Mai 10 Khoa Sình - KTNN
Bảng 1.2. Đặc điểm sinh hoá của chủng Gluconacetobacter
STT Đăc điểm • Hiện tượng Kết quả
1
Oxy hoá ethanol thành acid
acetic

Chuyển hoá môi trường chứa

Bromphenol Blue 0,04% từ màu xanh
sang màu vàng
+
2 Hoạt tính catalase Hiện tượng sủi bọt khí +
3
Sinh trưởng trên môi

trường Hoyer
Sinh khối không phát triển
-
4
Chuyên hoá glycerol
thành
dihydroxyaceton
Tạo kêt tủa đỏ gạch trong dịch sau

lên men
+
5
Chuyển hoá glucose thành
âcỉd
Vòng sáng xuât hiện xung quanh

khuẩn lạc trên môi trường chứa
CaCƠ3
+
6
Kiêm tra khả năng sinh sắc

tố nâu
Không hình thành sắc tố nâu
-
7
Kiêm tra khả năng tổng

hợp cellulose
Váng vi khuân xuât hiện màu lam
+
quan trọng trong đời sống vi sinh vật. Người ta dùng đường làm nguồn cung cấp
cacbon cho phần lớn vi sinh vật dị dưỡng. Để tránh hiện tượng ở nhiệt độ cao và
ữong môi trường kiềm đường bị chuyển hóa khi khử trùng môi trường có chứa đường
người ta chỉ hấp ở áp lực 0,5 atm, 110° trong 30 phút. Để nuôi cấy vi khuẩn thường
dùng 0,2 - 0,5% đường [3], [5].
1.2.2. Nhu cầu nguồn nitơ
(NH4)2SƠ4 là nguồn cung cấp nitơ cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển
của chủng Gluconacetobacter. Khi nuôi cấy chủng Gluconacetobacter trong môi
trường có sử dụng NĨỈ4
+
sau khi đồng hóa NĨỈ4
+
trong môi trường sẽ tích lũy anion
vô cơ (SO4
2
, Cl" ) làm giảm pH môi trường. Chủng Gluconacetobacter có khả năng
đồng hóa tốt nitơ chứa trong các thức ăn hữu cơ, không có khả năng hấp thụ các
protein cao phân tử, chỉ các polypeptid không chứa quá 5 gốc acid amin mới có thể di
chuyển qua màng tế bào chất. Hàm lượng nitơ quá cao hay quá thấp sẽ ảnh hưởng
đến tính chất lý hoá môi trường, vì vậy ảnh hưởng tới quá trình tạo thành cellulose
của chủng Gluconacetobacter [6], [7].

Các hợp chất hữu cơ chứa cả cacbon cả nitơ (pepton, nước thịt, nước chiết
ngô, nước chiết nấm men, nước chiết đại mạch ) có thể vừa sử dụng làm nguồn
cacbon, vừa sử dụng làm nguồn nitơ đối với vi sinh vật.
1.2.3. Nhu cầu nguồn phospho
Phospho chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các nguyên tố khoáng của tế bào vi sinh
vật. Để đảm bảo nguồn dinh dưỡng phospho, người ta dùng các loại phospho vô cơ:
KH2PO4, K2HPO4, KNO3 Bổ sung phosphat các môi trường dinh dưỡng còn có
tác dụng tạo ra tính đệm của môi trường.
Ngoài ra còn nhiều nguyên tố vi lượng cũng có vai trò ảnh hưởng đến sinh
trưởng của chủng Gluconacetobacter và quá trình hình thành màng BC như Mg, Fe,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khốa luận tốt nghiệp
Trần Thị Mai 11 Khoa Sình - KTNN
s, Ca, Mn, Na, Cl Nếu thiếu một trong số các nguyên tố này thì chủng
Gluconacetobacter không sinh trưởng và phát triển bình thường.
1.2.4. Các chất kích thích sinh trưởng
Các vitamin pyridoxine, acid nicotinic, p-aminobenzoic acid (pABA), biotin
là cần thiết cho sự tăng trưởng tế bào và tổng hợp cellulose, trong khi pantothenate và
riboflavin cho kết quả ngược lại [16], [20], [23].
Nước dừa già là nguồn nguyên liệu chủ yếu được sử dụng để nuôi cấy
Gluconacetobacter thu màng BC. Tùy theo giống dừa, tuổi của quả dừa mà các thành
phần hoá học trong nước dừa có khác nhau. Lượng đường khử tổng và protein trong
nước dừa tăng lên khi dừa càng chín (cao nhất là vào tháng thứ 9, sau đó giảm dần).
Đường ở đây có thể là glucose, fructose, sucrose hay sorbitol. Ngoài ra, nước dừa có
nhiều khoáng chất, vitamin, acid amin phù hợp cho quá trình sinh trưởng và hình
thành màng BC của vi khuẩn Gluconacetobacter [8], [14].
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khốa luận tốt nghiệp
Trần Thị Mai 12 Khoa Sình - KTNN
Bảng 1.3. Thành phần hóa học của nước dừa
STT Thành phần Khối lượng STT Thành phần Khối lượng
1

Chât khô
4.71
8
Fe
0.01
2
Đường tổng số
2.08 9
Cu
0.04
3
Tro
0.02 10
p
3.7
4
K
3.12
11
s 3.4
5
Na
1.5
12
Protein
0.55
6
Ca
2.9 13
Dâu béo

0.74
7
Mg
3.0 14
Tỉ trọng
1.02
1.3. Đặc điểm và cơ chế hình thành màng BC
1.3.1. Đặc điểm cẩu trúc của cenllulose và màng BC
1.3.1.1. Đặc điểm cẩu trúc của cellulose
Cellulose là một polisaccarit có phân tử lượng: 8.10
5
- 22,68.10
5
đvC. Có
công thức chung của tinh bột (CßHioOs)!! trong đó n có thể nằm trong khoảng
5000 - 14000. Mỗi phân tử cellulose gồm những đường đa được cấu tạo từ các liên
kết glucose. Các phân tử glucose nối với nhau ở vị trí ß-1,4 bằng cầu nối oxi, có thể
được cấu tạo từ 200 đến 1000 phân tử glucose. Cellulose có hình dạng sợi dài,
nhiều sợi liên kết song song với nhau thành chùm nhờ các liên kết hydro giữa các
nhóm (-OH). Mạch cellulose xếp đối song song tạo thành các sợi có đường kính 3,5
nm. Mỗi phân tử cellulose chứa khoảng 8000 gốc momosaccharide. Cellulose có
tính chất của 1 tinh thể Crystal và có tính khúc xạ kép vì do cấu tạo mà phân tử
cellulose có tính định hướng không gian 3 chiều sắp xếp song song với nhau [26].
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khốa luận tốt nghiệp
Trần Thị Mai 13 Khoa Sình - KTNN
Bảng 1.4. Các vitamin có trong nước dừa
STT Vitamin Hàm lượng (g/l)
1
Acid ascorbic
3

2
Penthothennic
0.052
3
Acid nicotinic
0.064
4
Acid folic
0.03
5
Riboflavin
0.00001
Bảng 1.5. Các acid amin có trong nước dừa
STT Acid amin
Hàm lượng(%
khối lượng/ amin
tổng số)
STT Acid amỉn
Hàm lượng(%
khối lượng/ amin
tổng số)
Acid glutamic
14.5
Tyrosine
2.83
Arginine
12.75
Alamine
2.41
Leucine

4.18
Histidine
2.05
Lysine
4.51
Phenyl alanỉn
1.23
Proline
4.12
Senine
0.91
Aspartic
3.6
Cystein
1.17
Cellulose là chất rắn dạng sợi, có màu trắng, không mùi, không vị. Tính bền
vững cơ học cao, chịu được nhiệt độ đến 200°c mà không bị phân hủy. Tỷ trọng khô
là 1,45. Khi khô cellulose dai và khi tẩm nước nó mềm đi. Cellulose không tan trong
nước và các dung môi hữu cơ nhưng tan trong dung môi như: HCl, HNO3 và một
số dung dịch muối: Z11CI2, PbCỈ2
Cellulose được cấu tạo bởi các mắt xích ß-D glucose liên kết với nhau bằng
liên kết 1,4 glucorid, liên kết này thường không bền: Đun nóng cellulose trong dung
dịch acid vô cơ đặc thu được glucose.
(C
6
H
10
O
5
)„+ 11H2O -> nCßHiaOß Đun nóng cellulose

trong hỗn hợp acid nitric đặc và acid sunfuric đặc thu được cellulose nitrat.
[C
6
H
7
0
2
(0H)3]„+ 3n HNO3 (đặc) ->[C
6
H
7
0
2
(0N0
2
)3]„ + 3nH
2
0
1.3.1.2. Đặc điểm cẩu trúc của màng BC
Màng BC được cấu tạo bởi chuỗi polyme ß-1,4 glucopyranose mạch thẳng.
Chuỗi polyme ß-1,4 glucopyranose mới hình thành liên kết với nhau tạo thành sợi
nhỏ (subfibril) có kích thước 1,5 nm. Những sợi nhỏ kết tinh tạo sợi lớn hơn - sợi vĩ
mô, những sợi này kết hợp với nhau tạo thành bó và cuối cùng tạo dải lớn. Những dải
lớn từ tế bào này khi đẩy ra ngoài sẽ liên kết với những dải lớn của tế bào khác bằng
liên kết hiđro hoặc vandesvan tạo thành dạng sệt (gel) hay một lớp màng mỏng. Kích
thước bên của màng tăng lên khi quần thể vi khuẩn sinh trưởng.
Màng BC có cơ chế kết tinh khác hẳn cellulose của thực vật ở chỗ chúng
không có sự kết hợp hemixellulose, lignin hay những thành phần phụ khác mà
được cấu tạo từ các sợi microfibil tạo nên những bó sợi song song cấu thành mạng
lưới cellulose. Do đó màng BC có độ bền cơ học, độ tinh khiết cao, khả năng

thấm nước lớn hơn hẳn cellulose của thực vật [1], [26].
1.3.2. Cơ chế tổng hợp màng BC
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khốa luận tốt nghiệp
Trần Thị Mai 14 Khoa Sình - KTNN
Quá trình sinh tổng hợp BC là một tiến ưình bao gồm nhiều bước được
điều hoà một cách chuyên biệt và chính xác bằng một hệ thống chứa nhiều loại
enzyme, phức hợp xúc tác và các protein điều hoà.
Hình 1.1. Sợi cellulose của màng BC Hình 1.2. Sợi cellulose cửa thực vật
Theo tác giả Alina Krystynowics và cộng sự có 4 enzyme tham gia xúc tác
tổng hợp cellulose ở chủng Gluconacetobacter: Glucokinase (GK),
Phosphoglucomutase (PGM), Glucose-1-phosphate uridylyltransferase (UDPG
pyrophosphorylase hay UGP), Cellulose synthase (CS). Trong đó UGP là enzyme
có vai trò quan trọng nhất [27].
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khốa luận tốt nghiệp
Trần Thị Mai 15 Khoa Sình - KTNN
Hình 1.3, Con đường sinh tổng hợp cellulose ở chủng Gluconacetobacter
1.4. Tình hình nghỉên cứu màng BC
1.4,1. Tình hình nghiên cửu màng BC trên thế giới
Chủng Gỉuconacetobacter và màng BC đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà
khoa học trên thế giới và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong công nghệ thực
phẩm sử dụng chủng Gluconacetobacter tạo màng BC dày để sản xuất thạch dừa,
màng BC để bảo quản thực phẩm. Trong công nghiệp gỉấy, màng BC được dùng để
sản xuất giấy chất lượng cao, dùng để làm màng lọc nước trong công nghệ môi
trường, làm chất mang đặc bỉệt cho các pin và tế bào năng lượng. Trong lĩnh vực y
học, màng BC bước đầu được nghiên cứu làm màng trị bỏng, da nhân tạo thay thế da
tạm thời, mạch máu nhân tạo và ngày nay tìm ra những ứng dụng mới của màng
BC như làm vải may mặc thời trang, bao bì bảo quản thực phẩm, túi tự hủy thay thế
túi nilông đang được các nước trên thể giới nghiên cứu.
CKILIJI.OSF
HDỊ

UDPÍilc Clucuiic
1.4.2. Tình hình nghiên cứu màng BC ở Việt Nam
Tại Việt Nam việc nghiên cứu và sử dụng màng BC từ chủng
Gluconacetobacter BHN2ĩigày càng được nhiều tác giả quan tâm.
Ngày càng có nhiều các nghiên cứu, công bố liên quan đến
chủng Gluconacetobacter BHN2 sự hình thành màng BC và ứng dụng
màng BC. Các công trình mới chỉ bước đầu nghiên cứu quá
trình tạo màng BC, đặc tính cấu trúc màng làm cơ sở sản
xuất thạch dừa của Nguyễn Thúy Hương (Bộ môn Công nghệ
sinh học, trường Đại học Bách Khoa TP. HCM). PGS.TS.
Nguyễn Văn Thanh (Trưởng bộ môn Vi Sinh - Ký Sinh ĐH Y
Dược TP. HCM) và nhóm nghiên cứu của ông chế tạo thành
công màng trị bỏng sinh học có tẩm dầu mù u bằng phương
pháp lên men. Nguyễn Thúy Hương, Trần Thị Tưởng An,
Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG - HCM đã bước đầu sử dụng
màng mỏng cellulose vi khuẩn (BC) hấp phụ bacteriocin để
bảo quản thịt tươi sơ chế tối thiểu. Gần đây nhất có nhóm
nghiên cứu của PGS.TS. Đinh Thị Kim Nhung và cộng sự đang
nghiên cứu một số đặc tính sinh học của chủng vi khuẩn
Gluconacetobacter BHN2 bước đầu ứng dụng màng BC làm bao bì
bảo quản thực phẩm, túi thay thế túi nilông.
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu và hóa chất
2.1.1. Đổi tượng nghiên cứu
Chủng Gluconacetobacter BHN2 được phân lập từ màng của các nguồn
nguyên liệu khác nhau nhờ quá trình lên men giấm từ bia, giấm lên men theo phương
pháp cổ truyền, chủng Gluconacetobacter BHN2 nhận từ phòng Vi sinh, Khoa Sinh -
KTNN, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.
2.1.2. Thiết bi và hóa chất
8

2.1.2.1. Hóa chất
Nguồn cacbon: glucose (công ty dược trung ương MEDI PTANTEX). Nguồn
nitơ: cao nấm men, pepton, (NĨỈ4)2SC)4 (Trung Quốc)
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Mai 17 Khoa Sinh - KTNN
Các loại muối khoáng: KH2PO4, CaCƠ3, MgS04.7IỈ20, NaOH, C11SO4
Thuốc thử: dung dịch fehling, dung dịch blue bromophenol.
Thuốc nhuộm: tím gentian, íucshin, lugol (Việt Nam)
2.1.2.2. Dụng cụ, thiết bị
Tủ ấm, tủ sấy Binder (Đức), nồi hấp Tommy (Nhật), máy so màu uv - vis
(Nhật), máy đo pH (MP 200R - Thụy Sỹ), máy lắc Orbital Shakergallenkump (Anh),
máy li tâm Sorvall (Mỹ), Micropipet Jinson (Pháp), các loại tử 2001 - 1000|a.l, kính
hiển vi quang học Labomed (Mỹ), cân (Precisa XT 320M - Thụy sỹ), hộp lồng, ống
nghiệm, bình tam giác, que trang, đèn cồn,
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp vi sinh
2.2.1.1. Phương pháp phân biệt tể bào chủng Gluconacetobacter bằng phương
pháp nhuộm Gram
Chủng Gluconacetobacter là các vi khuẩn Gram âm, do đó có thể phân biệt
với vi khuẩn Gram dương nhờ phương pháp nhuộm Gram. Tiến hành: Lấy chủng
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Mai 18 Khoa Sinh - KTNN
2.1.2.3. Môi trường nghiên cứu
Thành phàn MT1 MT2 MT3 MT4 MT5 MT6
1. Glucose 20 g 20 g 20 g 20 g 20 g 20 g
2. Agar 20 g 0 0 0 0 0
3. (NH
4
)
2

so
4
3 g 3 g 3 g 3 g 5 g 3 g
4. KH2PO4 2g 2g 2g 2g 2g 2g
5. MgSƠ
4
. 7H
2
0 2g 2g 2g 2g 0 2g
6. Acid axetic 2% 2% 2% 2% 5 ml 2,5 ml
7. Rượu etylic 2% 2% 2% 2% 0 2%
8. Pepton 0 5 g
0
5 g
0
5 g
9. Nước mía ép
0 0 0
200 ml
0 0
10. Nước dừa
0 0 0 0 0
1000 ml
11. Nước máy 1000 ml 1000 ml 1000 ml 800 ml 1000 ml
0
Chú ý: Acid axetic và rượu etylic được bổ sung sau khi đã khử trùng môi trường Trong đó: MT1 là
môi trường phân lập
MT2 là môi trường nhân giống cơ bản
MT3 MT6 là môi trường nghiên cứu khả năng tạo màng
Gluconacetobacter nhuộm tiêu bản theo phương pháp Gram. Sau đó soi tiêu bản

dưới vật kính dầu của kính hiển vi quang học Olympus với độ phóng đại 1000 lần
[4], [7], [13].
2.2.1.2. Phương pháp bảo quản chủng Gluconacetobacter trên môi trường thạch
nghiêng
Các chủng sau khi phân lập, sơ bộ xác định là chủng Gluconacetobacter được
cấy vào ống thạch nghiêng, nuôi 4-5 ngày trong tủ ấm ở 30°c. Sau đó giữ lạnh trong
tủ lạnh ở 4°c dùng cho các nghiên cứu tiếp theo, cấy truyền và giữ giống trên thạch
nghiêng khoảng 1 tháng một lần [3], [5], [7].
2.2.1.3. Phương pháp hoạt hoá giống
Giống từ ống nghiệm được bảo quản trong tủ lạnh, trước khi đem sử dụng
phải hoạt hoá giống, nhân giống đảm bảo đủ số lượng tế bào vi sinh vật cho quá trình
lên men. Phương pháp hoạt hoá giống sử dụng môi trường tiêu chuẩn không có thạch
agar, đem hấp thanh ưùng ở 110° trong 20 phút. Sau đó đem xử lý trong đèn tím 15
phút, cấy truyền giống từ ống thạch nghiêng vào và nuôi lắc 135 vòng/phút trong 24
giờ [5], [10], [14].
2.2.1.4. Phương pháp lên men tạo màng BC
Sử dụng môi trường lên men tạo màng đem hấp thanh trùng ở 110°c trong 20
phút để tránh phân rã đường. Sau đó khử khuẩn ở đèn cực tím trong 15 phút. Bổ sung
vào môi trường 10% giống hoạt hoá. Nuôi cấy ở điều kiện tĩnh trong 4-8 ngày [1],
[2], [9].
2.2.1.5. Phương pháp nghiên cứu tìm tỷ lệ diện tích thiết bị lên màng đến khả năng
tạo màng BC tot nhất từ chủng Gluconacetobacter
2.2.1.6. Phương pháp xử lỷ màng BC sinh từ vi khuẩn Gluconacetobacter
2.2.2. Phương pháp vật lý
2.2.2.1. Phương pháp xác định dai (độ bền cơ học) của màng BC
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Mai 19 Khoa Sinh - KTNN
Độ chịu kéo (tensile strenght): lực kéo lớn nhất mà mẫu thử chịu được trước
khi đứt trong điều kiện xác định của phương pháp thử tiêu chuẩn.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu khả năng chịu lực theo chiều dọc và chiều

ngang của màng BC bằng cách chọn ngẫu nhiên 5 màng, thử độ chịu kéo theo
phương pháp thử ASTM D828 - 93 (American society for testing and materials)
TCVN 1862 - 2: 2011 tại Viện Công nghiệp giấy và xenlulô.
2.2.3. Phương pháp hóa học
2.2.3.1. Phương pháp làm trắng, sạch chất dư thừa trong quá trình nuôi cấy
Phương pháp được giới thiệu bởi John Mercer (1850) phương pháp
Mercer. Đây là phương pháp cổ điển biến tính sợi cellulose, trong đó có bước sử
dụng ngâm kiềm. Hiệu quả làm trắng của nó phụ thuộc vào loại, nồng độ dung dịch,
thời gian và nhiệt độ xử lý.
Chúng tôi sử dụng kiềm là NaOH, thay đổi nồng độ, nhiệt độ và thời gian xử
lý, từ đó tìm ra các yếu tố thích hợp nhất cho quá trình xử lý màng.
2.2.3.2. Phương pháp làm sạch tể bào trên màng BC
Màng BC cần được làm sạch vi khuẩn nhằm ưánh nhiễm khuẩn vào vết bỏng.
Phương pháp chúng tôi lựa chọn để làm sạch vi khuẩn là: làm sạch tế bào vi khuẩn
bằng dung dịch kiềm NaOH [1].
2.2.3.3. Phương pháp chuẩn độ pH của màng
Màng BC sau khi được làm sạch các tế bào vi khuẩn, làm trắng thường có pH
kiềm. Vì vậy, cần sử dụng acid giúp trung hòa lượng kiềm dư trong quá trình xử lý
trước đó để đưa pH màng về trung tính. Acid mà chúng tôi lựa chọn sử dụng là acid
citric [9], [10].
2.2.4. Phương pháp bảo quản, ứng dụng
2.2.4.1. Phương pháp bảo quản màng BC sinh từ vi khuẩn Gluconacetobacter
Màng BC sau khi được xử lý cần được bảo quản để dùng cho các
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Mai 20 Khoa Sinh - KTNN
nghiên cứu tiếp theo và sử dụng cho điều trị bỏng ữong thời gian dài mà không mất
đi các đặc tính sinh học của màng. Chúng tôi lựa chọn phương pháp sấy khô màng
BC. Màng BC sau khi sấy khô chỉ mỏng như tờ giấy, nhẹ, dễ dàng bảo quản và sử
dụng tiện lợi [1], [14].
2.2.4.2. Phương pháp ứng dụng làm bao bì bảo quản thực phẩm

ứng dụng làm bao bì bảo quản thực phẩm: dùng màng BC sau xử lý bao kín
một số loại quả: táo, cà chua để bảo quản ngoài môi trường bình thường xem thời
gian bảo quản được bao lâu [2].
2.2.5. Phương pháp thống kê và xử lý kết quả
Xử lý thống kê các kết quả thí nghiệm theo một số phương pháp trong cuốn
“ứng dụng tin học trong sinh học” và “Thống kê và ứng dụng”
[12]. Chúng tôi xử lý các kết quả thống kê thí nghiệm theo một số phương pháp
như:
■ Số trung bình cộng: dùng để tính giá trị trung bình của các lần lặp lại
thí nghiệm: x=—
Ỵ\
Xị
n
1=
1
s
■ Sai sô đại diện của trung bình cộng: ±m - —ị=
yỊn
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu quá trình tạo màng BC từ chủng vi khuẩn Gỉuconacetobacter
BHN
2
3.1.1. Hình thái tế bào học và đặc điểm nuôi cấy trên môi trường thạch đĩa của vi
khuẩn Gluconacetobacter BHN
2
a, Hình thái tế bào học
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Mai 21 Khoa Sinh - KTNN
Để quan sát hình dạng tế bào vi khuẩn Gluconacetobacter BHN2 chúng tôi
tiến hành làm tiêu bản nhuộm Gram với mẫu màng hoặc dịch nuôi cấy của vi khuẩn

trên, sau đó soi trên kính hiển vi Olympus CX31 với độ phóng đại 1000 lần. Kết quả
cho thấy Gluconacetobacter BHN2 là Gram âm, có dạng hình que ngắn, đầu tròn đều
với kích thước ữung bình 1,5 - 2,0 |im, tế bào xếp dạng đơn, đôi, hoặc chuỗi ngắn.
Theo tác giả Trần Thị Linh Châm độ dẻo dai, bền chắc của màng cellulose do
vi khuẩn sinh ra có liên quan đến hình dạng tế nào vi khuẩn. Nếu tế bào có kích
thước càng dài thì tính bền vững của màng cellulose do vi khuẩn đó tổng hợp càng
cao. Do vậy, kết quả quan sát hình thái, kích thước cho thấy việc lựa chọn chủng
Gluconacetobacter BHN2 hoàn toàn hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài [1].
b, Đặc điểm của khuẩn lạc khi nuôi cấy trên môi trường MT1
Vi khuẩn Gluconacetobacter BHN2 khi nuôi cấy trên môi trường đặc sau 3
ngày sẽ hình thành các khuẩn lạc đặc trưng, khuẩn lạc của vi khuẩn có dạng tròn,
màu trắng đục, đa số bề mặt khuẩn lạc trơn bóng, cấu trúc khuẩn lạc đồng nhất, kích
thước trung bình của khuẩn lạc 1 - 2 mm.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Mai 22 Khoa Sinh - KTNN
Hình 3.1. Hình thái tế bào vi khuẩn Gluconacetobacter BHN
2
khi nhuộm Grarn và
khuẩn lạc của vi khuẩn Gluconacetobacter BHN
2
trên MT1
3.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng tỉ lệ S/Vtới khả năng tạo màng BC từ chủng vi
khuẩn Gluconacetobacter BHN
2
trên diện tích lớn
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng tỷ lệ diện tích mặt thoáng môi
trường/thể tích dịch lên men (S/V) tới quá trình tạo màng BC của vi khuẩn
Gluconacetobacter BHN2.
Mô hình nghiên cứu: cố định diện tích bề mặt thoáng đồng thời thay đổi thể
tích dịch lên men lần lượt là lOOOml, 1500ml, 2000ml, 2500ml, 3000ml, 3500ml,

4000ml, của chậu nhựa có bề mặt thoáng (S) là 1400cm
2
nhằm thay đổi tỷ lệ s/v và
chiều sâu của cột môi trường. Các chậu lên men được đậy nắp che kín miệng chậu,
nhưng đảm bảo thoáng khí, lên men trong điều kiện tĩnh, ở nhiệt độ 30°c, sau 5 ngày
tiến hành thu màng. Lặp lại thí nghiệm 5 lần, kết quả được thể hiện qua bảng 3.1
Tỷ lệ s/v > 0,933 thì diện tích mặt thoáng lớn hơn nhiều so với thể tích môi
trường lên men, chiều cao của cột môi trường thấp, độ thoáng khí được đảm bảo,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Mai 23 Khoa Sinh - KTNN
Bảng 3.1. Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ s/y đến khả năng tạo màng BC
khi lên men trong chậu nhựa
Thể tích dịch
lên men (ml)
h (cm)
Tỷ lệ s/v
(1/cm)
Khối lượng
màng (g)
Đặc điểm màng
1000 1,0
1,4
122,00 ± 5 Màng mỏng, dai
1500 1,5 0,933 131,48 ± 5
Màng mỏng, dai, kết tinh khá
tốt
2000 2,0 0,7 175,32 ± 5
Màng mỏng, dai, kết tinh
tốt
2500 2,5 0,56 176,84 ± 5

3000 2,9 0,467 180,46 ± 5
3500 3,3 0,4 185,72 ± 5
4000 3,8 0,35 189,09 + 5
4500 4,0 0,311 193,58 + 5
5000 4,4 0,28 201,25 ± 5
Qua kết quả thí nghiệm tôi thấy:
nhưng ở tỷ lệ này môi trường dinh dưỡng không đủ cho vi khuẩn Gluconacetobacter
BHN2tổng hợp màng với khả năng lớn nhất.
Tỷ lệ s/v < 0,7 thì khả năng tạo màng tốt. Vi khuẩn Gluconacetobacter BHN2
sinh trưởng chủ yếu tập chung ở bề mặt môi trường dinh dưỡng. Vì vậy, theo chúng
tôi, ở tỷ lệ < 0,7 chiều cao của cột môi trường tăng dần không làm thay đổi độ thoáng
khí, môi trường dinh dưỡng cung cấp cho quá trình lên men tạo màng của vi khuẩn
Gluconacetobacter BHN2 tăng dần. Do vậy quá trình tổng hợp diễn ra thuận lợi,
màng dày hơn và kết tinh tốt hơn.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Mai 24 Khoa Sinh - KTNN
Theo tác giả Trần Thị Linh Châm, khi cố định thể tích môi trường và lên men
ở những diện tích khác nhau đã chứng tỏ diện tích bề mặt tỷ lệ thuận với khả năng
tạo màng BC, các thí nghiệm cho rằng khi tăng gấp đôi diện tíchbề mặt thì khả năng
sản xuất cellulose cũng tăng gấp đôi. Trong cơ chế của quá trình lên men, lượng oxy
cần cung cấp là tương đối lớn. Nhiều tác giả cho rằng lượng oxy cần thiết phải lớn
gấp đôi lượng oxy theo lý thuyết (2,3m
3
/lkg rượu khan) [1].
Hình 3.3. Thu màng BC từ chậu nhựa
Nhận xét 1: Đe tiết kiệm môi trường dinh dưỡng vẫn thu được màng đủ tiêu
chuẩn màng mỏng, dai, kết tinh tốt, đồng nhất thì tỉ lệ s/v = 0,7 là thích hợp nhất với
chủng Gluconacetobacter BHN
2
.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Mai 25 Khoa Sinh - KTNN
Hình 3.2. Khối lượng màng BC tươi

×