Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 147 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT








HOÀNG LAN PHƯƠNG




PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THƯƠNG MẠI HÓA
QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC













HÀ NỘI – 2011



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT







HOÀNG LAN PHƯƠNG






PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THƯƠNG MẠI HÓA
QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ




Chuyên ngành : Luật Kinh tế

Mã số : 60 38 50


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Hải

Hà nội – 2011
2

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
MỤC LỤC 2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6
MỞ ĐẦU 7
1. Lý do chọn đề tài 7
2. Tình hình nghiên cứu 9
3. Mục tiêu nghiên cứu 12
4. Phạm vi nghiên cứu 13
5. Phương pháp nghiên cứu 13
6. Ý nghĩa của luận văn 14
7. Kết cấu của luận văn 14
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƯƠNG MẠI
HÓA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 15
1.1. Khái quát chung về quyền Sở hữu trí tuệ 15
1.1.1. Khái niệm về quyền Sở hữu trí tuệ 15
1.1.2. Các đối tượng của quyền Sở hữu trí tuệ 17
1.2. Khái quát chung về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ. 25

1.2.1. Định nghĩa thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ 25
1.2.2. Các nhóm quyền của quyền Sở hữu trí tuệ có thể thương mại hóa 26
1.2.3. Các điều kiện để thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ 29
1.3. Các hình thức thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ 31
1.3.1. Chủ sở hữu tự khai thác quyền Sở hữu trí tuệ của mình 32
1.3.2. Chuyển nhượng quyền sở hữu. 32
1.3.3. Chuyển quyền sử dụng 33
1.3.4. Nhượng quyền thương mại 37
1.3.5. Góp vốn bằng quyền Sở hữu trí tuệ 40
3

1.4. Định giá quyền Sở hữu trí tuệ - một công cụ để thương mại hóa quyền Sở
hữu trí tuệ 44
1.4.1. Khái niệm và đặc điểm của việc định giá quyền Sở hữu trí tuệ 45
1.4.2. Các phương pháp định giá quyền Sở hữu trí tuệ 45
CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HÓA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ
TUỆ 49
2.1. Pháp luật quốc tế về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ. 49
2.1.1. Quy định của pháp luật quốc tế về việc chủ sở hữu tự khai thác quyền
Sở hữu trí tuệ của mình 49
2.1.2. Quy định của pháp luật quốc tế về chuyển nhượng quyền sở hữu 56
2.1.3. Quy định của pháp luật quốc tế về chuyển quyền sử dụng 60
2.2. Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ. 61
2.2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về việc chủ sở hữu tự khai thác quyền
Sở hữu trí tuệ của mình 61
2.2.2. Quy định của pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng quyền sở hữu 66
2.2.3. Quy định của pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng 71
2.2.4. Quy định của pháp luật Việt Nam về nhượng quyền thương mại 76
2.2.5. Quy định của pháp luật Việt Nam về góp vốn bằng quyền Sở hữu trí
tuệ. 77

2.2.6. Quy định của pháp luật Việt Nam về định giá quyền Sở hữu trí tuệ 78
2.3. Những bất cập của pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở hữu
trí tuệ 82
2.3.1. Bất cập trong quy định về chuyển nhượng quyền sở hữu 82
2.3.2. Bất cập trong quy định về chuyển quyền sử dụng 89
2.3.3. Bất cập trong quy định về nhượng quyền thương mại 90
2.3.4. Bất cập trong quy định về góp vốn bằng quyền Sở hữu trí tuệ 94
2.3.5. Bất cập trong quy định về định giá quyền Sở hữu trí tuệ 96
4

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VỀ THƯƠNG MẠI HÓA QUYỀN SỞ HỮU
TRÍ TUỆ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
THƯƠNG MẠI HÓA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 106
3.1. Thực trạng thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam 106
3.1.1. Thực trạng của việc chủ sở hữu tự khai thác quyền Sở hữu trí tuệ của
mình 107
3.1.2. Thực trạng về chuyển nhượng quyền sở hữu 107
3.1.3. Thực trạng về chuyển quyền sử dụng 114
3.1.4. Thực trạng về nhượng quyền thương mại 119
3.1.5. Thực trạng về góp vốn bằng quyền Sở hữu trí tuệ 120
3.1.6. Thực trạng về định giá quyền Sở hữu trí tuệ 123
3.2. Nguyên nhân của việc thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ chưa hiệu
quả ở Việt Nam 125
3.2.1. Nguyên nhân từ phía pháp luật 125
3.2.2. Nguyên nhân từ phía các cơ quan quản lý nhà nước về Sở hữu trí tuệ126
3.2.3. Nguyên nhân từ phía chủ sở hữu 127
3.2.4. Các nguyên nhân khác 127
3.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thương mại hóa
quyền Sở hữu trí tuệ 128
3.3.1. Thống nhất các quy định của pháp luật Việt Nam về thương mại hóa

quyền Sở hữu trí tuệ 128
3.3.2. Quy định về cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại hóa quyền Sở
hữu trí tuệ 134
3.3.3. Nâng cao vai trò của các cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng và
thực thi pháp luật về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ 135
3.3.4. Các giải pháp khác để hoàn thiện pháp luật về thương mại hóa quyền
Sở hữu trí tuệ 135
5

KẾT LUẬN 138
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 140

6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLDS : Bộ luật dân sự
BMKD : Bí mật kinh doanh
CGCN : Chuyển giao công nghệ
CTCP : Công ty cổ phần
KDCN : Kiểu dáng công nghiệp
License : Chuyển quyền sử dụng
LDN : Luật Doanh nghiệp
NQTM : Nhượng quyền thương mại
SHTT : Sở hữu trí tuệ
SHCN : Sở hữu công nghiệp
TSCĐ : Tài sản cố định
WTO : World Trade Organization
(Tổ chức thương mại thế giới)
7


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO được hơn 4
năm với việc đồng ý tuân thủ toàn bộ các hiệp định và các quy định mang tính
ràng buộc của WTO kể từ thời điểm gia nhập. Song do là nước đang phát
triển nên Việt Nam đã được WTO chấp nhận cho hưởng một thời gian chuyển
đổi để thực hiện một số cam kết có liên quan tới thuế tiêu thụ đặc biệt, trợ cấp
phi nông nghiệp, quyền kinh doanh Riêng đối với việc bảo hộ quyền SHTT,
trong cam kết WTO, Việt Nam đã cam kết tuân thủ các quy định kể từ khi gia
nhập WTO. Pháp luật Việt Nam về quyền SHTT đã thực hiện đúng các cam
kết của mình với các quy định tương đối phù hợp với các quy định về SHTT
của WTO kể từ khi gia nhập. Theo đó, quyền SHTT bao gồm 3 nhóm quyền
đó là: quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là
“quyền liên quan”), quyền SHCN và quyền đối với giống cây trồng. Để thúc
đẩy sự sáng tạo không ngừng và đồng thời để bảo vệ quyền của các tác giả,
chủ sở hữu quyền SHTT, pháp luật Việt Nam đã đưa ra những quy định về
việc bảo hộ và thực thi quyền SHTT. Bên cạnh đặc trưng là sản phẩm trí tuệ
của con người thì quyền SHTT cũng mang bản chất thương mại và khả năng
sinh ra lợi nhuận rất lớn. Điều này được ghi nhận trong BLDS 2005, theo đó,
quyền SHTT là một trong những quyền tài sản được ghi nhận tại Điều 181
BLDS 2005. Quyền này là “quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển
giao trong giao dịch dân sự”. Việc thương mại hóa quyền SHTT sẽ đem lại
cho các chủ sở hữu hoặc những người được chủ sở hữu cho phép những giá
trị kinh tế lớn.
Thương mại hóa quyền SHTT là một đòi hỏi tất yếu của việc phát triển
kinh tế và hội nhập của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải là
8


một ngoại lệ. Đặc biệt ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra quá trình cổ phần
hóa các doanh nghiệp Nhà nước thì các hình thức của việc thương mại hóa
quyền SHTT như góp vốn, liên doanh, chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển
quyền sử dụng… đang được thực hiện. Trước những đòi hỏi của nền kinh tế
thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế thì cần có sự nỗ lực không ngừng của
Việt Nam trong việc thúc đẩy hoạt động thương mại hóa quyền SHTT. Với tư
cách là quyền tài sản, quyền SHTT đang là một phương tiện để đầu tư, kinh
doanh trong nền kinh tế thị trường; là phương tiện quan trọng để phát triển
doanh nghiệp và những giá trị mà các đối tượng của quyền SHTT đem lại
cũng là một động lực to lớn để khuyến khích sự sáng tạo không ngừng của
con người. Với chủ trương xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa với vị trí thượng tôn của pháp luật thì để việc thương mại hóa quyền
SHTT phát triển đòi hỏi Việt Nam cần có một hệ thống pháp luật đồng bộ,
hiệu quả và hoàn thiện. Các văn bản pháp luật Việt Nam như: BLDS 2005,
LDN 2005, Luật thương mại 2005, Luật SHTT 2005 được sửa đổi, bổ sung
năm 2009 (sau đây gọi là Luật SHTT), Luật đầu tư 2005, Luật CGCN 2006 và
các Nghị định hướng dẫn thi hành đã bước đầu ghi nhận việc thương mại hóa
quyền SHTT như việc góp vốn, đầu tư bằng giá trị tài sản là các đối tượng của
quyền SHTT được quy định trong Luật đầu tư, LDN; chuyển nhượng quyền
sở hữu, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền SHTT trong Luật
SHTT, Luật CGCN… Tuy nhiên, việc ghi nhận đó của các văn bản pháp luật
Việt Nam còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. BLDS - một văn bản
pháp lý quan trọng cũng chỉ quy định các nguyên tắc liên quan đến các giao
dịch dân sự đối với các tài sản nói chung chứ chưa có một quy định riêng nào
áp dụng cho các đối tượng của quyền SHTT. LDN và Luật Đầu tư cũng chỉ
ghi nhận quyền đầu tư, góp vốn bằng giá trị tài sản là các đối tượng của quyền
SHTT nhưng lại không có một hướng dẫn cụ thể nào để thực hiện các quyền
9

đó và theo thủ tục nào. Ngay cả Luật SHTT - một văn bản pháp luật chuyên

ngành tuy mới được sửa đổi, bổ sung vào năm 2009 sau 4 năm áp dụng cũng
chỉ quy định các nội dung của việc bảo vệ và thực thi quyền SHTT và đề cập
tới một phần về thương mại hóa quyền SHTT. Ngoài ra việc định giá quyền
SHTT là một hoạt động quan trọng để đem tới hiệu quả của việc thương mại
hóa quyền SHTT cũng chưa được ghi nhận thống nhất tại một văn bản pháp
luật nào. Những bất cập này của pháp luật đã khó thúc đẩy việc thương mại
hóa quyền SHTT ở Việt Nam.
Chính vì những bất cập của pháp luật Việt Nam về thương mại hóa
quyền SHTT, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật Việt Nam về thương mại
hóa quyền Sở hữu trí tuệ” làm đề tài luận văn Thạc sỹ của mình. Với đề tài
này, tác giả tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam về thương mại hóa
quyền SHTT, trong đó có so sánh với các quy định của pháp luật quốc tế về
thương mại hóa quyền SHTT; tìm hiểu những bất cập của pháp luật khi quy
định các hình thức thương mại hóa quyền SHTT; việc thương mại hóa quyền
SHTT trên thực tế ở Việt Nam và đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện các
quy định pháp luật để thúc đẩy quá trình thương mại hóa quyền SHTT ở Việt
Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Mặc dù đã mang bản chất thương mại, khả năng sinh ra lợi nhuận song
những nỗ lực để khai thác, phát huy giá trị của các đối tượng của quyền SHTT
ở Việt Nam chưa thực sự được hiệu quả. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về
việc thương mại hóa quyền SHTT chỉ đề cập tới một vài khía cạnh, hình thức
của thương mại hóa quyền SHTT như:
+ Vũ Đặng Hải Yến (2008), “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về
pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại trong nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam”, Luận án tiến sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội.
10

Luận án đề cập tới các quy định của pháp luật Việt Nam về NQTM và
thực tiễn của hoạt động này, bất cập của pháp luật về NQTM và hướng hoàn

thiện những bất cập này.
+ Lê Thị Thu Hà (2010), “Bảo hộ quyền SHCN dưới góc độ thương
mại đối với chỉ dẫn địa lý của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc
tế”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Ngoại thương Hà Nội.
Luận án đã đề cập tới việc bảo hộ quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý ở
Việt Nam hiện nay, các cách thức khai thác thương mại đối với chỉ dẫn địa lý
và các giải pháp để hoàn thiện việc bảo hộ quyền SHCN dưới góc độ thương
mại đối với chỉ dẫn địa lý trong việc hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, chỉ
dẫn địa lý chỉ là một trong những đối tượng được bảo hộ của quyền SHTT và
luận án cũng chỉ đi sâu nghiên cứu việc bảo hộ SHCN dưới góc độ thương
mại của đối tượng này.
+ Nguyễn Thị Minh Huệ (2005), “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về
Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học
Luật Hà Nội.
Luận văn đã chỉ rõ các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng
pháp luật về NQTM ở Việt Nam.
+ Nguyễn Thị Tình (2009), “Vấn đề bảo vệ quyền lợi của bên nhận
quyền trong quan hệ hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt
Nam – So sánh với pháp luật của Anh, Pháp và Liên minh Châu Âu”, Luận
văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội.
Luận văn đề cập tới vấn đề bảo vệ quyền lợi của bên nhận quyền trong
hợp đồng NQTM theo quy định của pháp luật Việt Nam và có sự so sánh với
pháp luật của các nước khác điều chỉnh lĩnh vực này.
+ Phạm Văn Khánh (2006), “Hợp đồng li-xăng trong pháp luật dân sự
Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ Luật học, Đại học Luật Hà Nội.
11

Luận văn đã đề cập tới bản chất, đặc điểm, hình thức của hợp đồng li-
xăng (license) trong pháp luật dân sự Việt Nam nói chung. Có thể nói, license
cũng là một trong những hình thức thương mại hóa quyền SHTT, song việc đề

cập tới bản chất, hình thức, đặc điểm hợp đồng license các đối tượng của
quyền SHTT nói riêng gần như không được đề cập một cách sâu sắc trong
luận văn.
+ Nguyễn Hà Phương (2009), “Pháp luật về hoạt động góp vốn vào
doanh nghiệp bằng nhãn hiệu hàng hóa”, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học
Luật Hà Nội.
Hoạt động góp vốn cũng là một hình thức thương mại hóa quyền
SHTT. Có rất nhiều loại tài sản có thể góp vốn vào doanh nghiệp trong đó có
quyền SHTT. Luận văn đã đề cập tới khía cạnh góp vốn vào doanh nghiệp
bằng một đối tượng của quyền SHTT đó là “nhãn hiệu hàng hóa”. Tuy nhiên,
tác giả đã sử dụng không đúng thuật ngữ “nhãn hiệu hàng hóa” vốn là thuật
ngữ được dùng trong các văn bản pháp luật trước khi ban hành Luật SHTT.
Ngoài ra, luận văn mới chỉ đề cập tới việc góp vốn bằng nhãn hiệu mà trong
khi đó còn có rất nhiều những đối tượng khác của quyền SHTT có thể đem
góp vốn được là sáng chế, KDCN, BMKD…
+ TS. Bùi Ngọc Cường (2007), “Hoàn thiện khung pháp lý về Nhượng
quyền thương mại”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 103, tháng 8 năm 2007.
(website: />phap-ly-ve-nhuong-quyen-thuong-mai/?searchterm=%22TÀI%20SẢN%22).
Bài viết đã đề cập tới bản chất của NQTM, các đặc trưng và hình thức
của NQTM, những bất cập của pháp luật và những kiến nghị hoàn thiện
những bất cập đó về NQTM. Tuy nhiên, NQTM chỉ là một hình thức để
thương mại hóa quyền SHTT do đó bài viết trên cũng chỉ đề cập được 1 phần
của thương mại hóa quyền SHTT.
12

+ Đào Minh Đức (2006), “Một số vấn đề về định giá nhãn hiệu”, Tạp
chí Khoa học pháp lý số 6 (37) năm 2006.
(website:
Định giá đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thương mại hóa
quyền SHTT, các đối tượng của quyền SHTT có được định giá thì mới có khả

năng thương mại hóa được. Bài viết nêu lên các phương pháp để định giá
nhãn hiệu – một trong những đối tượng của quyền SHTT, do đó cũng chưa
bao quát hết được các đối tượng của quyền SHTT.
+ Đoàn Văn Trường (2007), “Các phương pháp thẩm định giá quyền
SHTT”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
Cuốn sách đơn thuần chỉ nêu ra các phương pháp thẩm định giá quyền
SHTT mà chưa nêu ra các hình thức thương mại hóa quyền SHTT.
Trên thực tế chưa có một nghiên cứu khoa học nào đề cập hết các quy
định của pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền SHTT và chỉ ra bất
cập của pháp luật trong lĩnh vực này. Những hình thức thương mại hóa quyền
SHTT cũng được nghiên cứu một cách rời rạc, chưa có sự tập trung. Do vậy,
với đề tài luận văn “Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở hữu
trí tuệ” là một đề tài nghiên cứu còn khá mới thể hiện ở việc đưa ra định
nghĩa, điều kiện, các hình thức của việc thương mại hóa quyền SHTT; các
quy định và những bất cập của pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền
SHTT trong đó có sự so sánh với pháp luật quốc tế về thương mại hóa quyền
SHTT; định giá các đối tượng của quyền SHTT và thực tiễn áp dụng các quy
định pháp luật. Từ đó luận văn đưa ra các giải pháp để hoàn thiện pháp luật
nhằm khuyến khích việc thương mại hóa quyền SHTT ở Việt Nam hiện nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu
13

- Nghiên cứu, tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam; so sánh
với pháp luật quốc tế (mà Việt Nam đã tham gia); nhận diện những bất cập
của pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền SHTT;
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt
Nam về thương mại hóa quyền SHTT.
4. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi thời gian:
- Các văn bản pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền SHTT từ

năm 2005 đến 2010;
Tuy nhiên, để tiện cho việc so sánh, tác giả còn điểm tới các văn bản
pháp luật được ban hành trước thời điểm năm 2005.
- Những văn bản pháp luật quốc tế về thương mại hóa quyền SHTT mà
Việt Nam đã tham gia;
- Những văn bản pháp luật quốc tế về thương mại hóa quyền SHTT mà
Việt Nam chưa tham gia nhưng có khả năng tham gia trong tương lai.
+ Phạm vi không gian:
Khảo sát tại Công ty TNHH Tầm nhìn và Liên danh (Vision &
Associates Co., Ltd), Công ty TNHH Vĩnh Đạt (Lacom Co., Ltd).
+ Phạm vi về nội dung:
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những bất cập của pháp luật Việt
Nam về thương mại hóa quyền SHTT.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu chủ yếu: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương
pháp luật học so sánh, phương pháp phân tích quy phạm, phương pháp phỏng
vấn sâu.
Trong luận văn tác giả đã phỏng vấn:
14

- Ông Nguyễn Văn Bảy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo –
Cục SHTT;
- Bà Nguyễn Thị Thu Hương, chuyên viên của Phòng Nhãn hiệu -
Công ty TNHH Vĩnh Đạt (Lacom Co.,Ltd).
6. Ý nghĩa của luận văn
+ Ý nghĩa lý luận: Luận văn đưa ra những bất cập của pháp luật về
thương mại hóa quyền SHTT.
+ Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đưa ra những giải pháp để khắc phục
những bất cập của pháp luật về thương mại hóa quyền SHTT để từ đó có thể

áp dụng vào thực tiễn lập pháp và thi hành pháp luật của Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về thương mại hóa quyền Sở
hữu trí tuệ.
Chương 2: Pháp luật về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ.
Chương 3: Thực trạng về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ và giải
pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ.
15

CHƯƠNG 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
THƯƠNG MẠI HÓA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

1.1. Khái quát chung về quyền Sở hữu trí tuệ
1.1.1. Khái niệm về quyền Sở hữu trí tuệ
Có thể nói rằng, quyền SHTT là một trong những cơ sở của nền kinh tế
hiện đại. Quyền SHTT đã được WTO mà tiền thân là GATT (Hiệp định
chung về thuế quan và thương mại) đưa vào vòng đám phán Uruguay năm
1986 - 1994 với lý do là quyền SHTT không phải là một hoạt động tách rời
hoạt động thương mại mà nó có mối quan hệ chặt chẽ tới thương mại và phát
triển kinh tế. Hiện nay với sự hội nhập sâu rộng giữa các nền kinh tế trong
một thế giới phẳng và sự bùng nổ của các hoạt động đầu tư quốc tế từ những
thập niên 80 của thế kỷ trước, các hoạt động thương mại hóa quyền SHTT
không chỉ diễn ra trên phạm vi thị trường của quốc gia mà diễn ra sôi động
trên phạm vi toàn cầu.
Khoản 1 Điều 4 của Luật SHTT định nghĩa: “Quyền SHTT là quyền
của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền
liên quan đến quyền tác giả, quyền SHCN và quyền đối với giống cây trồng”.

Từ định nghĩa trên của Luật SHTT chúng ta thấy rằng quyền SHTT
chính là quyền sở hữu đối với các tài sản trí tuệ. Như vậy khái niệm về quyền
SHTT gắn liền với khái niệm tài sản trí tuệ. Quyền SHTT gồm 3 nhóm quyền:
quyền tác giả và quyền liên quan, quyền SHCN và quyền đối với giống cây
trồng.
Tài sản trí tuệ là một dạng tài sản vô hình và theo nghĩa thông dụng thì
tài sản trí tuệ được hiểu là tất cả các sản phẩm của hoạt động trí tuệ, do hoạt
16

động trí tuệ của con người sáng tạo ra thông qua sự tư duy, sáng tạo. Tài sản
trí tuệ có những đặc tính cơ bản:
+ Có khả năng lan truyền nhanh chóng và vô tận;
+ Có thể được nhiều chủ thể cùng chiếm hữu và sử dụng (khác biệt với
tài sản hữu hình, tại một thời điểm chỉ duy nhất một chủ thể có thể chiếm hữu
và sử dụng);
+ Dễ bị sao chép, bắt chước;
+ Có khả năng bị hao mòn vô hình [29; 5].
Tuy nhiên, không phải bất cứ một tài sản trí tuệ nào được sáng tạo ra
bởi trí tuệ và hoạt động tư duy của con người cũng là đối tượng được bảo hộ
theo quy định của pháp luật về SHTT. Vì vậy, trong phạm vi của luận văn, tác
giả chỉ tập trung nghiên cứu các tài sản trí tuệ là đối tượng được bảo hộ quyền
SHTT theo quy định của pháp luật về SHTT của Việt Nam.
Đối với một tài sản hữu hình, quyền sở hữu đối với các loại tài sản này
được pháp luật Việt Nam ghi nhận gồm 3 quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử
dụng và quyền định đoạt. Đối với tài sản trí tuệ, quyền sở hữu đối với loại tài
sản này lại có những nét rất đặc biệt.
+ Quyền chiếm hữu
“Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản” (Điều 182
BLDS 2005).
Đối với một tài sản hữu hình, tại một thời điểm thì chỉ có 1 chủ thể duy

nhất chiếm hữu các tài sản hữu hình này. Song với đặc trưng của tài sản trí tuệ
là một tài sản vô hình, nó không thể cầm nắm được và với khả năng lan
truyền vô tận thì có thể cùng một lúc có nhiều người chiếm hữu nó, do vậy
quyền chiếm hữu tài sản vô hình được thể hiện rất mờ nhạt và trong một số
trường hợp nhất định là không có ý nghĩa.
+ Quyền sử dụng
17

“Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức
từ tài sản” (Điều 192 BLDS 2005).
Đối với tài sản hữu hình thì việc sử dụng tài sản đó là do chủ sở hữu
quyết định, với một chiếc bút chẳng hạn, chủ sở hữu chiếc bút này có thể sử
dụng nó như viết, vẽ, dùng làm thước kẻ… là tùy thuộc vào ý chí của người
này. Nhưng đối với tài sản trí tuệ như một bài hát thì khi đã được công bố thì
có thể có nhiều người sử dụng nó một lúc. Nhưng cũng có những tài sản trí
tuệ chẳng hạn như sáng chế hay nhãn hiệu khi đang còn hiệu lực bảo hộ thì
việc sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng các loại tài sản này lại là độc
quyền của chủ sở hữu.
+ Quyền định đoạt
“Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ
bỏ quyền sở hữu đó” (Điều 195 BLDS).
Đối với các tài sản trí tuệ thì quyền định đoạt được thể hiện gần giống
như quyền định đoạt tài sản hữu hình, bởi vì chỉ có pháp luật của một số quốc
gia có quy định quyền từ bỏ quyền tác giả đối với tác phẩm, ví dụ Pháp, Đức
Ý, Tây Ban Nha
1.1.2. Các đối tượng của quyền Sở hữu trí tuệ
Quyền SHTT bao gồm 3 nhóm quyền: quyền tác giả và quyền liên
quan, quyền SHCN và quyền đối với giống cây trồng. Do đó, đối tượng của
quyền SHTT bao gồm các đối tượng của các quyền: quyền tác giả và quyền
liên quan, quyền SHCN, quyền đối với giống cây trồng.

18

Quyền tác giả: Tác phẩm: văn học, nghệ thuật, khoa học
- Cuộc biểu diễn
Quyền liên quan: - Bản ghi âm, ghi hình
- Chương trình phát sóng
SHTT - Tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa

- Sáng chế
- Kiểu dáng công nghiệp
SHCN - Nhãn hiệu
- Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
- Chỉ dẫn địa lý
- Tên thương mại
- Bí mật kinh doanh

Quyền đối với giống cây trồng Vật liệu nhân giống
Vật liệu thu hoạch

Hình 1.1. Các đối tượng của quyền SHTT

 Quyền tác giả và quyền liên quan
+ Quyền tác giả
Khoản 2 Điều 4 Luật SHTT định nghĩa: “Quyền tác giả là quyền của
các tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.
Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam là các tác phẩm văn
học, nghệ thuật, khoa học.
* Đặc điểm của quyền tác giả:
(i) Chỉ bảo hộ hình thức thể hiện, không bảo hộ nội dung, giá trị của
tác phẩm. Do đó, quyền tác giả phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được định

hình dưới hình thức vật chất nhất định.
(ii) Tác phẩm phải có tính nguyên gốc
Một tác phẩm được định hình dưới một dạng hình thức vật chất nhất
định thì mới chỉ là điều kiện cần để phát sinh quyền tác giả đối với tác phẩm.
Điều kiện đủ để một tác phẩm được bảo hộ đó là tính nguyên gốc. Tức là tác
19

phẩm đó phải do tác giả bằng trí tuệ của mình sáng tạo ra mà không sao chép
từ một hay những tác phẩm khác.
Quyền tác giả được phát sinh khi tác phẩm có tính nguyên gốc và được
thể hiện dưới một dạng vật chất nhất định, không phụ thuộc vào nội dung, giá
trị của tác phẩm. Đây là nguyên tắc “bảo hộ tự động” của quyền tác giả. Chủ
sở hữu tác phẩm không bắt buộc phải đăng ký quyền tác giả tại cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền. Tác phẩm dù có đăng ký hay không đăng ký quyền tác
giả đều được hưởng sự bảo hộ như nhau từ phía Nhà nước. Tuy nhiên, việc
đăng ký quyền tác giả lại cần thiết và rất có ý nghĩa trong việc chứng minh
quyền tác giả khi có tranh chấp xảy ra.
Quyền tác giả bao gồm: Quyền nhân thân và quyền tài sản. Trong đó,
quyền nhân thân gồm quyền nhân thân không gắn với quyền tài sản và quyền
nhân thân gắn với quyền tài sản:
(i) Quyền nhân thân không gắn với quyền tài sản được quy định tại
Khoản 1, 2 và 4 Điều 19 Luật SHTT. Các quyền này gắn liền với tác giả và
được bảo hộ vô thời hạn;
(ii) Quyền nhân thân gắn với quyền tài sản được quy định tại Khoản 3
Điều 19 Luật SHTT và quyền tài sản được quy định tại Điều 20 của Luật
SHTT. Quyền nhân thân gắn với quyền tài sản và quyền tài sản được bảo hộ
suốt cuộc đời tác giả + 50 năm sau khi tác giả tạ thế.
Quyền nhân thân gắn với quyền tài sản và quyền tài sản sẽ thuộc về chủ
sở hữu của tác phẩm - người đầu tư tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật… để tạo
nên tác phẩm (sẽ thuộc về tác giả nếu tác giả đồng thời là người đầu tư tài

chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật… để tạo nên tác phẩm).
+ Quyền liên quan:
20

Khoản 3 Điều 4 Luật SHTT quy định: “Quyền liên quan là quyền của
tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình
phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa”.
Như vậy, đối tượng của quyền liên quan là cuộc biểu diễn; bản ghi âm,
ghi hình; chương trình phát sóng và tín hiệu vệ tinh mang chương trình được
mã hóa.
Cũng giống như quyền tác giả, quyền liên quan cũng được bảo hộ theo
nguyên tắc “bảo hộ tự động” tức là nó phát sinh ngay khi cuộc biểu diễn; bản
ghi âm, ghi hình; chương trình phát sóng và tín hiệu vệ tinh mang chương
trình được mã hóa được định hình. Việc đăng ký bảo hộ quyền liên quan với
các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không phải là điều kiện bắt buộc.
 Quyền SHCN
“Đối tượng của quyền SHCN bao gồm sáng chế, nhãn hiệu, KDCN, tên
thương mại, BMKD, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và chỉ dẫn địa lý”
(Khoản 2 Điều 3 Luật SHTT).
+ Sáng chế
“Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình
nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự
nhiên” (Khoản 12 Điều 4 Luật SHTT).
Điều kiện để một sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc
quyền sáng chế là: có tính mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng
công nghiệp.
Điều kiện để một sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc
quyền giải pháp hữu ích là: có tính mới và có khả năng áp dụng công nghiệp.
Quyền SHCN đối với sáng chế và quyền SHCN đối với giải pháp hữu
ích được bảo hộ trong thời hạn Bằng độc quyền có hiệu lực. Tại Việt Nam,

Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 20 năm tính từ ngày
21

nộp đơn hợp lệ; Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp
đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ.
+ Kiểu dáng công nghiệp
KDCN là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng
đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó; có tính mới,
tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp.
Chủ thể muốn được hưởng quyền SHCN đối với KDCN tại Việt Nam
phải làm đơn xin cấp Bằng độc quyền KDCN và nộp cho Cục SHTT. Thời
hạn bảo hộ quyền đối với KDCN là thời hạn Bằng độc quyền KDCN có hiệu
lực. Bằng độc quyền KDCN có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 5 năm tính từ
ngày nộp đơn hợp lệ và có thể được gia hạn liên tiếp 2 lần, mỗi lần 5 năm.
+ Nhãn hiệu
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ
chức, cá nhân khác nhau. Đặc trưng của nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được
dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết
hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc. Nhãn hiệu
phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với
hàng hóa, dịch vụ cùng loại của chủ thể khác.
Nhãn hiệu được phân chia thành các loại: nhãn hiệu thông thường (bao
gồm cả nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ), nhãn hiệu tập thể, nhãn
hiệu liên kết, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu nổi tiếng.
Chủ thể muốn được bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu tại Việt
Nam phải làm đơn xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và nộp cho
Cục SHTT. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến
hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ và có thể được gia hạn liên tiếp nhiều
lần, mỗi lần 10 năm. Quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ
vô thời hạn và không phụ thuộc vào bất kỳ một thủ tục đăng ký nào.

22

+ Chỉ dẫn địa lý
“Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu
vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể” (Khoản 22 Điều 4 Luật
SHTT).
Ví dụ: Nước mắm Phú Quốc, Vải thiều Lục Ngạn, Gạo tám xoan Hải
Hậu, Chuối ngự Đại Hoàng…
Đối với chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thì chủ sở hữu duy nhất là Nhà
nước Việt Nam và Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời
hạn kể từ ngày cấp. Các tổ chức, cá nhân khác chỉ có quyền quản lý hoặc sử
dụng chỉ dẫn địa lý (nếu trong Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý ghi
nhận điều này).
+ Tên thương mại
Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động
sản xuất, kinh doanh. Tên thương mại sẽ không được bảo hộ nếu trùng hoặc
tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã được sử
dụng từ trước trên cùng một khu vực kinh doanh và trong cùng một lĩnh vực
kinh doanh, hoặc trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của
người khác hoặc chỉ dẫn địa lý đang còn hiệu lực bảo hộ từ trước khi bắt đầu
sử dụng tên thương mại đó, hoặc thuộc các đối tượng không được bảo hộ như:
tên gọi của các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -
xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc các chủ thể khác
không liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Tên thương mại được tự động bảo hộ (không cần phải đăng ký) khi đáp
ứng các yêu cầu nêu trên. Tên thương mại được bảo hộ chừng nào chủ sở hữu
vẫn còn duy trì hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
+ Bí mật kinh doanh
23


Để được bảo hộ với danh nghĩa BMKD, thông tin phải có đủ các điều
kiện quy định tại Điều 84 Luật SHTT:
(i) Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có
được;
(ii) Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ
BMKD lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng BMKD
đó;
(iii) Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để
BMKD đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
BMKD được bảo hộ mà không cần phải nộp đơn đăng ký và được bảo
hộ khi BMKD còn đáp ứng đủ các điều kiện bảo hộ như đã nêu trên và không
phải là bí mật về nhân thân, bí mật về quản lý nhà nước, bí mật về quốc
phòng, an ninh, thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.
+ Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (Thiết kế bố trí)
Thiết kế bố trí là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và các mối
liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn (Khoản 15 Điều 4 Luật
SHTT).
Để được bảo hộ thì thiết kế bố trí phải có tính nguyên gốc và tính mới
thương mại.
+ Tính nguyên gốc: thiết kế bố trí là kết quả lao động sáng tạo của
chính tác giả và chưa được những người sáng tạo thiết kế bố trí và những nhà
sản xuất mạch tích hợp bán dẫn biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm tạo ra
thiết kế bố trí đó.
+ Tính mới thương mại: thiết kế bố trí chưa được khai thác thương mại
tại bất kỳ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng ký.
Để được hưởng quyền đối với thiết kế bố trí tại Việt Nam thì phải làm
đơn xin cấp Bằng độc quyền thiết kế bố trí và nộp cho Cục SHTT. Bằng độc
24

quyền thiết kế bố trí có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Thời hạn bảo hộ

thiết kế bố trí bắt đầu từ ngày cấp Văn bằng bảo hộ và chấm dứt vào ngày
sớm nhất trong số những ngày sau: (i) Ngày kết thúc 10 năm, kể từ ngày nộp
đơn; (ii) Ngày kết thúc 10 năm, kể từ ngày thiết kế bố trí được người có
quyền nộp đơn hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần
đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới; (iii) Ngày kết thúc 15 năm, kể từ ngày
tạo ra thiết kế bố trí.
 Quyền đối với giống cây trồng
“Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với
giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được
hưởng quyền sở hữu” (Khoản 5 Điều 4 Luật SHTT).
Đối tượng của quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và
vật liệu thu hoạch. Trong đó:
Vật liệu nhân giống là cây hoặc bộ phận của cây có khả năng phát triển
thành một cây mới dùng để nhân giống hoặc để gieo trồng.
Vật liệu thu hoạch là cây hoặc bộ phận của cây thu được từ việc gieo
trồng vật liệu nhân giống.
Để được bảo hộ thì giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng
được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng
được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành,
có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.
Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết 25 năm
đối với giống cây thân gỗ và cây nho; đến hết 20 năm đối với các giống cây
trồng khác. Bằng bảo hộ giống cây trồng mới do Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn cấp (Khoản 1 Điều 4 Nghị định 88/2010/NĐ-CP về việc quy
định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT (sau đây gọi là
Nghị định 88/2010/NĐ-CP) và Điểm g Khoản 5 Điều 2 Nghị định

×