BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
VÕ THỊ THANH TÂM
QUAN NIỆM NHÂN SINH TRONG THƠ
NGUYỄN BỈNH KHIÊM
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS-TS. ĐOÀN THỊ THU VÂN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2007
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh ra trong thời kỳ cực thịnh của triều Hậu Lê nhưng lại
trưởng thành ở thời kỳ rối ren nhất của lịch sử nước nhà. Những trang lịch sử nửa sau thế kỷ
XV-XVI đã ghi lại nhiều biến động về chính trị, nhiều bất công trong xã hội và kéo theo đó
là những suy đồi về đạo đức. Hầu như những nguyên tắc đạo lý của Khổng giáo bị sa sút
trầm t
rọng, thói đời đen bạc được phơi bày làm cho những ai có tâm huyết với đời, có kỳ
vọng trung hưng về một xã hội phong kiến càng thêm ngao ngán chán chường. Toàn bộ bức
tranh hiện thực xã hội thời ấy đã tác động sâu sắc lên những trang đời và trang thơ của nhà
thơ, ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình cảm, tư tưởng, đặc biệt là thái độ xuất xử của ông trước
thời cuộc. Ông nhập t
hế là để giúp nước cứu đời. Ông lui về ở ẩn là để giữ vững khí tiết,
thực hiện thú nhàn tản. Thế nhưng, thái độ ẩn dật của tác giả không trầm tư, mặc tưởng như
những nhà Nho thời Lý-Trần mà chứa đựng một “nỗi đau tình đời, vận nước”(Năm trăm
năm Nguyễn Bỉnh K
hiêm một nỗi đau tình đời, vận nước-Nguyễn Phan Quang)[78, tr.148],
thái độ “nhàn” của ông là thể hiện cái dũng khí “dĩ bất biến ứng vạn biến” của những bậc
chân Nho.Vì thế, các nhà nghiên cứu cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm xuất hiện không chỉ là
một cây đại thụ của nền thơ ca mà còn là cây đời tỏa bóng đạo đức. Ông sống giữa cuộc đời
đảo điên nhưng lại là tấm gương sáng về nhân nghĩa. Tất cả những điều ấy đều xuất phát từ
một quan niệm
nhân sinh với những triết lý vô cùng sắc sảo, thâm sâu vượt thời gian của tác
giả.
Bình về những triết lý này là điều mà bao năm qua các nhà nghiên cứu, phê bình đã làm
và ngày nay là điều mà chúng tôi mong muốn đóng góp một chút gì đó vào việc tìm hiểu
thêm về nhà hiền triết.
1.2. Ngày nay, đất nước Việt Nam đang vận động trong thế kỷ XXI, tuy không có những
phong ba về mặt chính trị nhưng mấy ai dám khẳng định trong cuộc sống hiện tại không có
cảnh con người chạy theo vật chất mà quên đi nét đẹp tâm hồn. Cuộc sống tinh thần, đạo l
ý
thánh hiền, truyền thống dân tộc có bị lung lay hay không giữa một xã hội đang hội nhập về
mọi mặt ? Khi công cuộc toàn cầu hóa văn hóa đang diễn ra rất phức tạp, khi cơn bão táp
của nền kinh tế thị trường đang làm cho không ít người chỉ biết lấy vật chất làm thước đo
giá trị con người thì lúc ấy mấy ai quan tâm đến đạo lý làm người. Khi thế lực đồng tiền và
văn hóa thực dụng lên ngôi, thì mấy ai sẽ còn nhớ đến những tinh hoa dân tộc ẩn dưới lớp
bụi thời gian. Vì vậy,“ trong thời buổi xô bồ, náo loạn, quay quắt, bề bộn”(Một danh nhân
văn hóa lớn thế kỷ XVI-Lê Quốc Sử)[78, tr.164], việc đi vào tìm hiểu quan niệm nhân sinh
trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhu cầu bức thiết của cuộc sống. Bởi cái nhìn triết
lý về cuộc đời của ông ngày xưa vẫn còn ảnh hưởng đến hậu thế, vẫn có tác dụng hữu hiệu
cho sự phân định những điều thật-giả; tốt-xấu; thiện-ác; đúng-sai đang diễn ra hàng ngày
hàng giờ trong cuộc sống của chúng ta.
Tất cả những vấn đề trên đều là những vấn đề lí thú cần nghiên cứu để hiểu sâu hơn về
nhà hiền triết Nguyễn Bỉnh Khiêm, để bày tỏ tinh thần trân trọng di sản văn hóa quá khứ,
trân trọng một tấm gương cao quí xưa. Đó c
hính là những lý do mà chúng tôi chọn làm đề
tài nghiên cứu trong luận văn này.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Nguyễn Bỉnh Khiêm được người đời xưng tụng là “cây đại thụ tỏa bóng gần suốt cả thế
kỷ XVI”. Cuộc đời và thơ văn của ông là đề tài khá hấp dẫn cho các nhà nghiên cứu. Cho
nên, tính đến thời điểm ngày hôm nay, ngoài một số bài viết lẻ tẻ trên Tạp chí Văn học, còn
có nhiều công trình nghiên cứu về thời kỳ lịch sử phức tạp và cuộc đời có nhiều mâu thuẫn
của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Nguyễn Bỉnh Khiêm về tác gia và tác phẩm-Trần Thị Băng Thanh-Vũ Thanh tuyển
chọn và giới thiệu. Gồm 67 bài viết tập trung nghiên cứu theo từng phương diện: Nguyễn
Bỉnh Khiêm giữa thế kỷ XVI đầy biến động; Triết nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm-Tư tưởng và
nhân cách ; Nguyễn Bỉnh Khiêm-Nhà thơ; Nguyễn Bỉnh Khiêm trong tâm thức thế nhân xưa
và nay. Những bài viết này thể hiện nhiều phát hiện khoa học lý thú và những lời
bình sắc
sảo của các học giả.
Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc–Viện khoa học xã hội –
Trung tâm nghiên cứu Hán Nôm, đóng góp 28 bài viết có chiều sâu, với nhiều tư liệu có giá
trị về Nguyễn Bỉnh Khiêm: Thân thế và hoàn cảnh lịch sử ; Tư tưởng và Thơ văn; Một số
vấn đề khác có liên quan đến Trạng Trình.
Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch Vân am thi tập-Nguyễn Khuê. Đây là một công trình
nghiên cứu và phiên dịch có giá trị mới mẻ. Công trình bao gồm bốn phần. Phần thứ nhất,
tác giả đã trình bày những nét đại cương về hoàn cảnh lịch sử, về cuộc đời, về những tác
phẩm chữ Hán, tác phẩm chữ Nôm, Sấm ký. Phần thứ hai, tác giả đi vào khai thác tình cảm,
tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Phần t
hứ ba là những nhận xét về hình thức nghệ thuật
và giá trị nội dung của Bạch Vân am thi tập, đồng thời đã khẳng định vị trí và ảnh hưởng
của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử văn hóa dân tộc, trong lòng dân tộc Việt Nam. Phần
thứ tư là 102 bài thơ trong Bạch Vân am thi tập đã được tuyển dịch khá công phu.
Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm- Đinh Gia Khánh (chủ biên), tập trung trích 161 bài thơ
Nôm và gần 100 bài thơ văn Việt Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tập sách có lời giới thiệu
của tác giả với những lời nhận xét chung khá thuyết phục về nội dung tư tưởng và nghệ
thuật thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Triết lý nhàn dật và tự tại trong sách Nguyễn Bỉnh Khiêm-danh nhân văn hóa-Trần
Đình Hượu. Tập trung bàn khá thú vị về lối sống nhàn, tự tại của nhà hiền triết.
Tập kỷ yếu về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được thực hiện nhân lễ kỷ niệm 500
năm năm sinh của ông. Bao gồm 52 bài tham luận xoay quanh những vấn đề “luôn luôn có
một ý nghĩa thời sự, là những vấn đề còn để ngỏ chứ chưa khép lại”(Lời nói đầu-Trạng
Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm). Những bài viết đề cập đến nhiều vấn đề về Nguyễn Bỉnh K
hiêm
và được sắp xếp theo một hệ thống chủ đề gồm bốn phần: phần thứ nhất nói về thời đại và
quê hương Vĩnh Bảo; phần hai là những bài bình thú vị về con người và tư tưởng Nguyễn
Bỉnh Khiêm; phần ba đề cập sự nghiệp văn chương của Nguyễn Bỉnh Khiêm với những lời
bình sâu sắc về nội dung và nghệ thuật thơ. Cuối cùng là những ý kiến trân trọng về vị trí
của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong tâm thức con người hiện nay.
Bạch Vân Quốc ngữ thi tập- Sống Mới của Nguyễn Quân thì chỉ làm rõ thêm một số
vấn đề về thân thế và sự nghiệp tác giả; nêu thêm mấy nghi vấn về Thái ất thần kinh, Thái
Huyền, kinh Dịch, sấm ký Trạng Trình; những ý kiến sơ lược của tác giả về xã hội thời
Nguyễn Bỉnh Khiêm và những lời bình ngắn lướt qua về nội dung-nghệ thuật một vài bài
thơ.
Ngoài ra, còn có những công trình nghiên cứu có giá trị khác viết về Nguyễn Bỉnh
Khiêm của Bùi Duy Tân, Bùi Văn Nguyên, Mai Cao Chương, Mai Quốc Liên, Vũ Tiến
Quỳnh, Vũ Tiến Phúc, Trần Lê Sáng, Vân Trình… Mỗi một tác giả nhìn nhận về Nguyễn
Bỉnh Khiêm ở góc độ khác nhau, mỗi một lời bình khá lí thú và hấp dẫn đã mở ra rất nhiều
vấn đề mới. Dù những bài viết đó có mang tính chủ quan hay khách quan hoặc chưa đi sâu
vào một khía cạnh nhưng đều tập trung vào vấn đề chính: tư tưởng và tình cảm của Nguyễn
Bỉnh Khiêm. Chính những nhận định khá sắc sảo của các nhà nghiên cứu đi trước và được
nêu sau đây sẽ làm nền vững c
hắc để cho luận văn này ra đời :
Mai Quốc Liên khẳng định: “ ….Nguyễn Bỉnh Khiêm được xem như Giang, Hán trong
các sông, như ánh mặt trời thu, cây đại thụ của đạo đức, văn chương thế kỷ XVII”. (Nguyễn
Bỉnh Khiêm trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc)
Trần Thị Băng Thanh, Vũ Thanh ch
o rằng : “Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà nho có bản
lĩnh, một trí giả. Tìm đến với sự nhàn dật chính là Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tìm về với cái
vụng, cái chuyết mà theo quan niệm của Nho gia, đã được điều chỉnh bởi quan niệm của đạo
Lão, mới là bản chất tự nhiên của sự vật Chính quan niệm
nhàn dật đạt tới ý vị triết học đó
đã tạo nên một Nguyễn Bỉnh Khiêm-Bạch Vân cư sĩ tự do, tự tại, giản phác, hồn nhiên, lạc
quan, khỏe khoắn, rất hiếm thấy trong làng thơ nhàn thời trung đại” (Sức sống của thơ ca và
tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Riêng Lê Trọng Khánh-Lê Anh Trà có những ý tưởng trân trọng khi phát hiện quan
niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm: “…tính chất nhàn tản của Nguyễn Bỉnh Khiêm
thực chất không phải yếm thế, xu thời, ích kỷ và hoàn toàn hưởng lạc…tư tưởng nhàn tản
của Nguyễn Bỉnh Khiêm có những khía cạnh tích cực, phù hợp với tư tưởng hành đạo của
Nho giáo. Cái nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một lối phản ứng của tầng lớp nho sĩ bất lực
trước thời cuộc lúc bấy giờ, phản ứng bằng hình thức tiêu cực, nhưng vẫn bao hàm
một nội
dung đấu tranh bằng phương pháp theo lẽ tự nhiên.”(Nguyễn Bỉnh Khiêm-Nhà thơ triết lý)
Còn Nguyễn Khuê nhận định : “Thơ ông là tiếng nói rất chân thực rất nhân bản
của một nhà hiền triết trước cảnh ngộ, nhân sinh, thiên nhiên vũ trụ; là một nỗ lực
hướng tới chân, thiện, mỹ. Vì thế, tiếng nói ấy m
ãi mãi vang vọng trong tâm hồn dân
tộc”(Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch Vân am thi tập)
Trong Nguyễn Bỉnh Khiêm-Nhà thơ lớn thế kỷ XVI, Nguyễn Phương Chi có lời bình khá
thuyết phục về Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Thơ văn ông là khát vọng hòa bình, là nỗi lo lắng về
tương lai của đất nước, là nỗi hoài nghi trật tự phong kiến, một trật tự mà đến thế kỷ XVI đã
bị xáo trộn”.
Và
khi bàn về Bạch Vân quốc ngữ thi tập, Nguyễn Quân cũng có khẳng định: “Lại nữa,
cụ có chủ trương là chủ trương vô sự, nghĩa là không để có sự gì rắc rối, chớ đâu phải là chủ
trương vô vi nghĩa là không làm gì hết, cứ việc phó mặc cho con tạo xoay vần …..Có thể
nói sự lánh đời, nhưng còn khuyên đời, c
òn mong ước đời và vẫn không quên ơn vua chúa,
không phụ tình nước non.”
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trong tiến trình khảo sát, ngoài việc tiếp thu thành quả của những công trình đi trước,
chúng tôi tiếp tục đi vào nghiên cứu sâu hơn quan niệm nhân sinh trong thơ của Nguyễn
Bỉnh Khiêm, hướng tới một số vấn đề sau:
1. Đi vào nghiên cứu thời đại và tiểu sử của Nguyễn Bỉnh Khiêm để tìm hiểu cơ sở
khách quan, chủ quan của việc hình thành quan niệm nhân sinh.
2. Khảo sát thơ chữ Hán và chữ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm để tìm hiểu quan niệm
nhâ
n sinh của ông thể hiện như thế nào? Tìm hiểu quan niệm nhân sinh của Nguyễn Bỉnh
Khiêm trong sự đối sánh với tư tưởng các nhà thơ khác.
3. Nhận xét ý nghĩa tích cực và tiêu cực trong quan niệm nhân sinh của Nguyễn Bỉnh
Khiêm.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp lịch sử-xã hội
Phương pháp Mác-xít khẳng định mối quan hệ giữa văn học và xã hội, giữa văn học
và thời đại, giữa cá nhân và thời đại. Vì vậy, người viết đặt tác giả vào bối cảnh lịch sử-xã
hội thế kỷ XV-XVI để nghiên cứu. Tham khảo những tài liệu có độ chính xác cao, có sự
đồng tình của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình qua quá trình tiếp nhận. Nhưng xin mạn phép
là không tham dự vào cuộc tranh luận để phân định
ai đúng ai sai mà chỉ đưa ra ý kiến cá nhân để chia sẻ cách hiểu riêng về một tác gia.
4.2. Phương pháp hệ thống
Phương pháp này giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn tổng quan đối với vấn đề
đang nghiên cứu. ở đây, quan niệm
nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm được biểu
hiện cụ thể qua cuộc đời, tư tưởng, cách sống và tình cảm trước hiện thực khách quan.
Người viết sẽ sưu tầm những tài liệu có liên quan và sắp xếp có hệ thống khoa học. Phân
loại thơ theo từng đề tài nhằm thể hiện cụ thể quan niệm nhân sinh của tác giả.
4.3. Phương pháp đối chiếu so sánh
Sử dụng phương phá
p này để khẳng định rằng thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là sự tiếp
nối và phát triển truyền thống văn học Việt Nam. So sánh đối chiếu những điểm tương đồng
và dị biệt với thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Phùng Khắc
Khoan….nhằm phân tích sâu hơn tư tưởng của nhà thơ.
4.4. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Trong quá trình khảo sát, sẽ đi tìm những yếu tố lặp đi lặp lại, xác định những yếu
tố nổi bật làm
nên quan niệm nhân sinh. Phân tích từng câu thơ, bài thơ nhằm làm bật lên tư
tưởng, tình cảm của tác giả.
5. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Từ trước đến nay, có thể nói chưa có tác gia nào chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi thời
cuộc như Nguyễn Bỉnh Khiêm, cho nên muốn hiểu rõ quan niệm của ông, trước hết phải
khảo sát thời đại ông đang sống. Quan niệm nhân sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể
hiện trong 100 bài thơ chữ Hán và 161 bài thơ chữ Nôm. Bên cạnh đó, người viết cũng lưu
ý tới điểm gặp gỡ về qua
n niệm nhân sinh của tác giả với các nhà thơ trước và sau
ông.Trong quá trình nghiên cứu người viết sẽ tham khảo những công trình nghiên cứu về
Nguyễn Bỉnh Khiêm từ trước tới nay, tham khảo thơ của Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến,
Phùng Khắc Khoan….…
5.2. Giới hạn đề tài
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là khảo sát quan niệm nhân sinh trong thơ
Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hướng đi cụ thể là từ xa đến gần từ cái chung đến cái riêng.Vấn đề
nghiên cứu đư
ợc khảo sát từ hoàn cảnh lịch sử-xã hội, từ tư tưởng Nho, Phật, Đạo, từ truyền
thống văn hóa dân tộc, từ cuộc đời - sự nghiệp đến quan niệm nhân sinh của nhà thơ và sau
đó là so sánh với các nhà thơ khác. Từ đó người viết sẽ đưa ra cách hiểu về ý nghĩa tích cực
và tiêu cực trong quan niệm nhân sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Cuối cùng, vì khả năng có hạn, luận án chưa có điều kiện đề cập tới những giai thoại,
toàn bộ Lý học trong Thái ất Thần kinh, sấm Trạng Trình. Tài liệu nghiên cứu chủ yếu dựa
vào tập Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm của Đinh Gia Khá
nh biên soạn và Tuyển dịch Bạch
Vân am thi tập của Nguyễn Khuê.
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Từ hệ qui chiếu lấy những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc làm chuẩn, chúng tôi soi
vào những tác phẩm thơ ca của Nguyễn Bỉnh Khiêm để tìm hiểu sâu hơn quan niệm nhân
sinh của ông như một giá trị văn hóa quý báu của dân tộc Việt Nam. Đồng thời đóng góp
thêm một số ý kiến về ý nghĩa tích cực và tiêu cực trong quan niệm nhân sinh của Nguyễn
Bỉnh Khiêm.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Luận văn chia làm 3 phần :
7.1. Mở đầu
7.2. Nội dung : có 2 chương. Bao gồm:
Chương 1: Những tiền đề của quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh
Khiêm.
Chương 2: Các khía cạnh của quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
7.3. Kết luận
CHƯƠNG MỘT
NHỮNG TIỀN ĐỀ CỦA QUAN NIỆM NHÂN SINH TRONG THƠ
NGUYỄN BỈNH KHIÊM
1.1. Hoàn cảnh lịch sử thế kỷ XVI
Xã hội Việt Nam nửa sau thế kỷ XV và thế kỷ XVI xuất hiện những dấu hiệu khủng
hoảng trầm trọng về mọi phương diện. Chính những biến động về chính trị, về xã hội cũng
như về kinh tế đã ảnh hưởng sâu sắc đến tình cảm, đến tư tưởng và thái độ xuất xử của
Nguyễn Bỉnh Khiêm.
1.1.1. Về chính trị
Ngay từ thuở ấu thơ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được sống trong cảnh thái bình thịnh
trị của nhà Hậu Lê. Đó là thời Lê Thánh Tông (húy Tư Thành, niên hiệu Hồng Đức 1470-
1497). Đến khi Lê Hiến Tông (húy Tăng, niên hiệu Cảnh Thống 1497-1504) qua đời, mầm
mống suy vong của một triều đại bắt đầu xuất hiện. Lê Hiến Tông truyền ngôi cho con thứ
ba là Thuần tức vua Lê Túc Tông (niên hiệu Thái Trinh 1504). Nhưng Lê Túc Tông chỉ làm
vua đư
ợc sáu tháng đã qua đời, thời kỳ hoàng kim của nhà Lê chấm dứt.
Triều đình tôn người anh thứ hai của Túc Tông là Tuấn lên ngôi tự là Lê Uy Mục (niên
hiệu Đoan Khánh 1505-1509). Kế vị chưa bao lâu, Uy Mục đã làm nhiều điều bạo ngược,
tin dùng bọn hoạn quan và ngoại thích giết hại hoàng thân, ăn chơi hoan lạc. Trong Lịch
triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú đã viết: “Nhà vua đam mê tửu sắc, ưa việc tàn
sát”[Quyển VI, 7, tr.43]. Phó sứ nhà Minh là Hứa Thiên Tích sang nước ta, chứng kiến cảnh
bạo ngược, đã làm thơ:
An Nam tứ bách vận vưu trường,
Thiên ý như hà giáng quỷ vương?[7, tr.44]
Cuối năm
1509, Giản Tu công Lê Oanh trốn khỏi ngục, cùng với Nghĩa quốc công
Nguyễn Văn Lang khởi quân ở Thanh Hóa, đánh vào Đông Đô bắt giết Uy Mục rồi lên làm
vua, xưng Tương Dực đế (niên hiệu Hồng Nhuận 1510-1516). Nhưng Tương Dực cũng bạo
ngược, hoa
ng dâm, tư thông với các cung nhân triều trước, sống xa hoa phung phí (sai Vũ
Như Tô xây ngôi điện một trăm nóc và Cửu trùng đài trong nhiều năm liền). Trong Lịch
triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú cũng viết: “…nhà vua…ăn chơi vô độ, xây cất
nhiều cung điện, khiến cho dân oán, giặc dã nổi khắp nơi, gây nên thảm họa nguy
vong…”[7, tr.45]. Sứ thần nhà Minh là Phạm Hy Tàng gọi là Trư vương, loạn vong không
lâu nữa sẽ tới.
Ứng với lời tiên đoán đó, giặc giã nổi lên khắp nơi, chia bè kết phái đóng ở từng vùng:
năm 1511, tại Kinh Bắc có Thân Duy Nhạc, Ngô Văn Tổng khởi binh ở huyện Đông Ngạn,
Gia Lâm; vùng Sơn Tây có Trần Tuân dấy binh chiếm cứ Hưng Hóa; năm 1512 Lê Hy,
Trịnh Hưng và Lê Minh Triết nổi quân ở Nghệ An; năm 1515 nổi lên ở Tam Đảo có Phùng
Chương, Đặng Hân, Đặng Ngật ở Ngọc Sơn; năm
1516 Trần Công Minh nổi dậy ở huyện
Yên Lãng; Trịnh Ân và Lê ất ở Thanh Hóa…. Đặc biệt đội quân của Trần Cảo rất hùng
mạnh. Trần Cảo tự xưng là Đế Thích giáng sinh tiến chiếm Hải Dương, Đông Triều, Bồ Đề.
Quân triều đình nhiều lần đi đánh mà vẫn không diệt được.
Năm 1516, Trịnh Duy Sản cùng với Lê Quảng Độ, Trình Chí Sâm mượn cớ đi đánh
Trần Cảo, kéo quân vào cung bắt giết Lê Tương Dực, cùng với triều đìn
h lập con Mục ý
Vương là Quang Trị mới 8 tuổi lên ngôi. Nhưng Quang Trị làm vua mới được 3 ngày lại bị
Trịnh Duy Đại giết ở Tây Kinh. Sau đó, Trịnh Duy Sản lập con Cẩm Giang vương là ỷ lên
làm vua, tức là Lê Chiêu Tông (niên hiệu Quang Thiệu 1516-1522) rồi rước vua vào Tây
Kinh. Lợi dụng sự rối loạn trong triều, Trần Cảo đem
quân về chiếm Đông Đô, tự lên ngôi
hoàng đế niên hiệu Thiên ứng. Triều đình cử Trịnh Duy Sản, Nguyễn Hoằng Dụ, Trịnh Tuy
và Trần Chân tiến đánh Đông Đô. Trần Cảo yếu thế bỏ chạy lên Lạng Nguyên. Trịnh Duy
Sản kéo quân truy đánh và bị giặc giết. Do thế lực yếu, Trần Cảo chạy lên đóng quân ở
Lạng Sơn rồi sau đó ở Bồ Đề. The
o Trần Xuân Sinh trong Việt Sử kỷ yếu thì Trần Cảo
“Thấy sự nghiệp không thành, giao binh quyền cho con là Trần Thăng (có sách chép là Trần
Cung) rồi cắt tóc đi tu”[48, tr.290]. Nghĩa quân dần dần tan rã. Trong thời gian này, chẳng
những chiếc ngai vàng đã bao lần thay ngôi đổi chủ mà mâu thuẫn trong nội bộ phong kiến
diễn ra càng lúc càng gay gắt: Trịnh Duy Đại và Trần Chân mưu phản, âm mưu bại lộ bị
giết; Nguyễn Hoằng Dụ và Trịnh Tuy c
hia bè kết phái, đem quân đánh lẫn nhau. Năm 1518,
bộ tướng của Trần Chân là bọn Hoàng Duy Nhạc, Nguyễn Kính, Nguyễn Ang đem quân
đánh phá kinh thành. Chiêu Tông cho vời Nguyễn Hoằng Dụ ra dẹp loạn nhưng Hoằng Dụ
không ra. Trước tình thế đó, Chiêu Tông phải giao binh quyền cho Vũ Xuyên hầu Mạc
Đăng Dung. Như vậy, rõ ràng mầm họa của triều Hậu Lê bắt đầu xuất hiện từ năm 1518.
Mạc Đăng Dung tiến thân từ thời
vua Uy Mục, được phong tước Vũ Xuyên bá từ thời vua
Tương Dực và nhanh chóng được Chiêu Tông thăng làm Vũ Xuyên hầu, cử đi trấn thủ Hải
Dương. Sau khi tảo thanh được bọn loạn thần, Mạc Đăng Dung nắm hầu hết binh quyền từ
trong triều đến ngoài quận. Từ đấy, Đăng Dung chuyên quyền, tìm mọi cách lần lượt giết
chết những người tâm phúc của vua như Đô ngự sử Đỗ Nhạc và phó Đô ngự sử Ngu
yễn
Dự….Năm 1519, khi Nguyễn Sư làm phản, lập Lê Do làm vua đóng ở Từ Liêm. Nguyễn
Hoằng Dụ cùng với Mạc Đăng Dung đem quân chinh phạt, bắt được Lê Do; chiêu dụ tướng
Nguyễn Kính, Nguyễn Ang, Hoàng Duy Nhạc; dẹp cuộc nội loạn của Vũ Nghiêm Uy ở
Tuyên Quang (1520); phá tan đoàn quân của Trần Cung ở vùng Kinh Bắc, Thái Nguyên
(1521) và Lê Bá Hiến, Lê Khắc Cương ở Đông Ngàn. Từ thời điểm này, có thể nói rằng
Mạc Đăng Dung đã trở thành một nhân vật quan trọng trong triều đình nhà Lê và Đăng
Dung đã tìm mọi cách để mở rộng thế lực dòng họ Mạc.
Chính vì vậy, Chiêu Tông càng lúc càng cô thế, bí mật bàn với Nguyễn Hiến, Phạm
Thứ rời kinh thành trốn lên Sơn Tây, hiệu triệu anh hùng hào kiệt bốn phương đánh giặc.
Lòng người lúc bấy giờ còn hướng về họ Lê nên t
heo về rất đông. Chiêu Tông lệnh cho
Trịnh Tuy khởi quân đánh họ Mạc. Đăng Dung hội các đại thần trong triều lập em Chiêu
Tông là Xuân lên ngôi, tức là Lê Cung Hoàng (niên hiệu Thống Nguyên 1522-1527). Cuối
năm 1525, Mạc Đăng Dung kéo quân vào Thanh Hóa đánh bại Trịnh Tuy. Vì nội bộ không
đoàn kết, không biết trọng dụng nhân tài, lòng người bất phục, cuối
cùng Lê Chiêu Tông bị
bắt. Sau đó Mạc Đăng Dung sai Bùi Khê bá Phạm Kim Bảng giết chết. Dòng họ nhà Lê
tưởng chừng đứt đoạn từ đây.
Mãi đến năm 1533, cơ nghiệp triều Lê Trung hưng nhờ công thần Nguyễn Kim.
Nguyễn Kim cùng Lý quốc công Trịnh Duy Thoan, Phúc Hưng hầu Trịnh Duy Duyệt…đưa
con trai Lê Chiêu Tông từ Ai Lao về tên là Duy Ninh lên ngôi tức Lê Trang Tông (niên
hiệu Nguyên Hòa 1533-1548), đóng ở Sầm Châu. Anh hùng hào kiệt khắp nơi tìm đến quy
phục rất đông,
thanh thế càng ngày càng lớn, tạo thế đối đầu với nhà Mạc. Lê Trung Tông
kế vị (tên Huyên, niên hiệu Thuận Bình 1549-1556). Dưới sự phò tá đắc lực của Lương
quốc công Trịnh Kiểm, đất đai nhà Lê càng lúc càng được mở rộng, nhiều danh sĩ ra giúp
sức như Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh….Lê Trung Tông qua đời, Thái quốc công
Trịnh Kiểm nghinh lập cháu huyền tôn của Lê Trừ (anh Lê Thái Tổ) là Lê Duy Bang lên
ngôi tức Lê Anh Tông (niên hiệu Thiê
n Hựu, Chánh Trị, Hồng Phúc). Vì là cháu họ xa với
các vua Lê tiền triều, lại không nắm được binh quyền cho nên nhà Lê chỉ có hư vị.
Nhìn lại lịch sử triều Lê, có thể nhận thấy triều đại nhà Lê bắt đầu khởi nghiệp từ vị anh
hùng Lê Lợi tức Lê Thái Tổ và kết thúc bằng sự sụp đổ ngai vàng của Lê Cung Hoàng (tuy
sau đó cơ nghiệp triều Lê có trung hưng nhưng thực quyền không có). Nhà Lê trị vì thiên hạ
đư
ợc gần 100 năm (1428-1527), truyền được 10 đời vua. Trong vòng 100 năm, đất nước
Đại Việt trải qua biết bao thăng trầm. Lê Thái Tổ đã từng dấy binh đánh đuổi quân Minh,
khôi phục xã tắc giang sơn, khiến: “Bốn phương biển cả thanh bình, ban chiếu duy tân khắp
chốn”(Bình Ngô đại cáo-Nguyễn Trãi). Lê Thái Tông thì được xưng tụng là một vị lương
chúa, biết trọng dụng nhân tài. Lê Nhân Tông thì yêu thương dân, trọng người hiền. Lê
Thánh Tông là một đấng m
inh quân, văn tài võ lược. Đời Hồng Đức là thời kỳ cực thịnh của
triều Lê, là thời kỳ mà bờ cõi đất nước được mở rộng. Còn vua Lê Hiến Tông thì rất thông
minh, ham chuộng văn học, quan tâm đến cuộc sống nhân dân. Cảnh thái bình thịnh trị, vua
hiền tôi trung chấm dứt khi xuất hiện vua Quỷ, vua Lợn. Vua hoang dâm, vô đạo; quan
tranh giành quyền lực chém giết lẫn nhau. Đạo đức suy đồi. Dân chúng khổ ải, lòng người
ly tán. Chiêu Tông chẳng những không biết trọng nhân tài mà còn giết hại người ngay nên
không giữ vững được cơ đồ. Trong tình hình bi đát như vậy, những ai thật sự có tâm huyết
với đời cũng không muốn ra giúp đời vì không đủ lực xoay chuyển càn khôn, những ai có
tấm lòng trung hiếu cũng không muốn ra bảo vệ ngai vàng cho những vị vua bất tài vô đức.
Mặt khác, từ năm 1509 cho đến 1527, hàng loạt cuộc biến l
oạn tranh giành quyền lực nổ ra
như sấm sét cho thấy sự suy sụp tất yếu của triều đình nhà Lê. Nhà Lê không còn giữ vững
vai trò quan trọng của giai cấp phong kiến. Chính vì vậy, nếu không có một Mạc Đăng
Dung này đứng ra thay đổi thời cuộc, kiên quyết trấn dẹp các cuộc nội loạn, viết nê
n trang
sử triều Mạc thì cũng sẽ có một người khác muốn lật đổ một vương triều thối nát. Sử Trung
Hoa cũng đã ghi lại chuyện xưa nhà Thương diệt nhà Hạ, nhà Chu lật đổ nhà Thương là
không trái với đạo nghĩa. Về sau, triều Lê được trung hưng, tuy Lê Trang Tông rồi đến Lê
Trung Tông có tài lược của bậc đế vương, chăm dân lo nước nhưng binh quyền phần lớn lần
lượt lại nằm
trong tay của Nguyễn Kim, Trịnh Kiểm và Trịnh Tùng. Cho nên, nhà Lê chỉ
còn hư vị.
Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lấy niên hiệu Minh Đức(1527-1529)
mở đầu cho triều đại nhà Mạc. Mạc Đăng Dung giết Cung Hoàng và Thái hậu. Đến năm
1529, Mạc Đăng Dung nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh (niên hiệu Đại Chính
1530-1540) và lên làm Thái thượng hoàng. Trong Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy
Chú có viết: “Đăng D
oanh là con của Đăng Dung, tính khoan nhân, giản dị, hay giữ gìn
pháp độ, ngăn cấm những việc hà khắc, bạo ngược, giảm nhẹ sưu dịch thuế khóa. Thuở ấy
được mùa, mọi nhà đều sung túc, nhân dân no đủ, trong nước gọi thời ấy là thời trị bình”[7,
tr.68]. Năm 1537, vua nhà Minh mượn cớ khôi phục nhà Lê đem quân sang đóng gần ải
Nam Quan. Nguyễn Văn Thái được Mạc Đăng Dung cử đi sứ sang Trung Quốc xin thần
phục. Và đến năm 1540, Mạc Đăng Dung đầu hàng quân Minh khi chúng tiến đánh.
Mạc Phúc
Hải lên kế vị (niên hiệu Quảng Hòa 1541-1546) Đăng Doanh mất. Phúc Hải
“chỉ thích du hí, lúc ở nhà thì đam mê con hát, đi ra thì tìm thú chọi gà”(Lịch triều hiến
chương loại chí-Phan Huy Chú)[7, tr.68]. Năm 1532, một cựu thần nhà Lê là An Thanh hầu
Nguyễn Kim lập Duy Ninh con Chiêu Tông lên ngôi, tức Trang Tông, rồi khởi quân về
Nghệ An đánh chiếm Tây Đô năm 1543. Đất nước bấy giờ chia làm hai: Nam và Bắc triều
từ Thanh Hóa trở và
o thuộc nhà Lê gọi là Nam triều; từ Sơn Nam trở ra gọi là Bắc triều
thuộc nhà Mạc. Hai phe đánh nhau triền miên nhiều năm liền. Đến triều Mạc Phúc Nguyên
(niên hiệu Vĩnh Định 1546), lợi dụng chúa còn nhỏ tuổi, bọn quyền thần trong triều thao
túng, mọi quyền hành rơi vào tay là Khiêm vương Kính Điển. Vì vậy, Thái tể Lê Bá Ly đem
một vạn tư quân phối hợp cùng với Thượng thư Đô Ngự sử Nguyễn Thiếp đầu hàng tập
đoàn Lê-Trịnh, khiến Phúc Nguyên phải rời bỏ kinh thành, sau đó bị bệnh chết. Năm 1592,
Trịnh Tùng chiếm thành Thăng Long, bắt giết Mạc Mậu Hợp (niên hiệu Thuần Phúc), rước
vua Lê về Đông Đô. Cuộc nội chiến chấm dứt chưa được bao lâu thì lại xảy ra sự phâ
n tranh
Trịnh- Nguyễn. Một lần nữa, đất nước bị chia cắt thành hai miền Đàng Ngoài- Đàng Trong .
Từ khi Mạc Đăng Dung tiếm ngôi nhà Lê (1527) cho đến khi Mạc Mậu Hợp bị giết là
gần 66 năm. Khách quan mà nói trong thời điểm này triều Mạc có xây dựng được một trật
tự xã hội ổn định, có kỷ cương và pháp luật nghiêm minh. Và chính Mạc Đăng Dung là
người đã có công trong việc thiết lập một triều đại mới khi triều đại cũ đã suy vong và liên
tục củng cố lực lượng để bảo vệ đất nước. Bên cạnh đó, phải nhìn nhận rằng nhà Mạc có
đưa ra nhiều chính sách có ý nghĩa tiến bộ nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, tranh thủ sự ủng
hộ của các cựu thần nhà Lê và nhân dân như khuyến khích phát triển nông nghiệp, thủ công
nghiệp, thương nghiệp (hình thành chế độ cấp phát
ruộng đất hợp lý, đúc tiền đồng, tiền sắt;
nghệ thuật điêu khắc, đồ gốm; mở rộng buôn bán với Nhật Bản, Triều Tiên…), quan tâm
đến giáo dục và việc trọng dụng, đào tạo nhân tài cho đất nước (xây trường, tổ chức các kỳ
thi…), nhiều nhân vật kiệt xuất có tâm huyết với đời lần lượt xuất hiện như Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Nguyễn Thiến, Nguyễn Q
uyện, Giáp Hải….
Tuy nhiên, theo quan niệm chính thống và không chính thống về một triều đại, Mạc
Đăng Dung vẫn bị một số thần tử trung thành với nhà Lê chống đối mạnh mẽ. Trong Việt Sử
kỷ yếu, Trần Xuân Sinh có viết: “Thượng thư bộ lễ Lê Tuấn Mậu bị cưỡng ép vào chầu, dấu
hòn đá trong tay áo, ném vào đầu Đăng Dung, rồi đành chịu giết chết. Đô ngự sử Vũ Duệ,
Tham chính sứ Ng
uyễn Huy Tưởng, Quan sát sứ Nguyễn Tự Cường….đều không chịu
khuất, chửi vào mặt Đăng Dung, rồi nhảy xuống sông mà chết, hoặc hướng về Lam Sơn lạy
rồi tự tử” [48, tr.294]. Các nhà sử gia cũng bày tỏ quan điểm gay gắt với nhà Mạc, Lê Quý
Đôn xếp các vua Mạc vào loại “nghịch thần”. Và sự kiện cắt đất đầu hàng nhà Minh vào
năm
1540 của Mạc Đăng Dung cũng tạo ra nhiều luồng ý kiến. Trong Lịch sử triều Mạc,
Đinh Khắc Thuần có trích lời phê phán kịch liệt của Trần Trọng Kim về Mạc Đăng Dung:
“Đối với vua là nghịch thần, đối với nước là phản quốc, đối với cách ăn ở của loài người, là
không có nhân phẩm; một người như thế ai m
à kính phục”.[64, Quyển II. tr.35]. Còn trong
Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, tác giả Đinh Gia Khánh bày tỏ thái độ phê phán mạnh mẽ
hơn: “….việc Mạc Đăng Dung đã cắt đất, thần phục một cách nhục nhã và hơn nữa đối với
nhà Minh thì về danh nghĩa không dám xưng là quốc vương đủ cho thấy giai cấp phong kiến
đã đốn mạt như thế nào rồi”[22,tr.7]
Nhưng từ sau năm 1985, nhân kỉ niệm 400 năm ng
ày mất và 500 năm ngày sinh của
Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhiều cuộc Hội thảo khoa học đã diễn ra tại quê hương Hải Phòng của
nhà thơ nhằm mục đích đánh giá lại nhà Mạc và Mạc Đăng Dung. Ngoài ra, các nhà nghiên
cứu cũng đưa ra nhiều ý kiến sâu sắc về thái độ ứng xử của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với nhà
Mạc. Trong bài viết Cần hiểu đúng Nguyễn Bỉnh Khiêm và nhà Mạc,Trần Khuê nhận định:
Việc giành lấy ngôi vua từ tay một triều đại, một dòng họ đã suy tàn là hợp qui luật,
việc trá hàng nhẫn nhục để giữ yê
n cõi bờ và bảo toàn chủ quyền là khôn khéo. Còn tội “cắt
đất” dâng cho kẻ thù rõ ràng là không có chứng cứ chính xác. Chờ đến khi có nhà nghiên
cứu nào đưa ra được chứng cứ lịch sử khác, tôi có thể khẳng định rằng: Nhà Mạc không mắc
tội phản quốc.[78, tr.44]
Trong bài Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bối cảnh văn hóa thế kỉ XVI, tác giả
Trần Quốc Vượng có lời bình sắc sảo và thú vị: “Tất cả những ứng xử của
nhà Mạc với
Minh cũng chỉ nằm trong một chiến lược ngoại giao hằng xuyên của Việt nhỏ với Hoa lớn
“thần phục giả vờ, độc lập thật sự”.[59, tr.78]
Chính nhờ việc nhìn nhận lại mặt tích cực của triều Mạc của các nhà nghiên cứu mà
người viết mới có cơ sở để phân tích quan niệm xuất xử của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông là
một người cẩn thận, s
uy xét sâu sắc thế sự, cho nên không thể là người hời hợt đi phụng sự
cho một triều đại mang tiếng cướp ngôi.
1.1.2. Về xã hội
Do chiến tranh xảy ra liên miên trong vòng một thế kỷ giữa các tập đoàn phong
kiến đã ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi tầng lớp trong xã hội. Bọn quan lại và địa chủ địa
phương ra sức nhũng nhiễu bóc lột dân lành. Còn nhân dân thì sống trong cảnh lầm than,
khốn khổ chẳng những vì chiến loạn mà còn vì nạn đê vỡ, hạn hán hàng năm, trộm cướp,
phiến loạn, thuế má tăng cao. Tuy thời Mạc Đăng D
ung, xã hội có bình ổn một thời gian, có
kỷ cương và pháp luật nhưng dấu tích chiến tranh vẫn ám ảnh trong lòng người thời đó. Đến
khi hai thế lực Nam triều-Bắc triều được hình thành thì cuộc chiến tranh bùng nổ trên một
vùng đất đai rộng lớn từ Thăng Long đến Quảng Bình. Chết chóc, chia lìa, đau thương, đói
kém hiện diện trong đời sống nhân dân trong khoảng thời gian khá
dài, khiến lòng người lo
lắng khôn nguôi.
1.1.3 Về kinh tế
Nông nghiệp càng lúc càng suy kém vì đất đai bị tàn phá trong chiến tranh, vả lại
do chế độ quân điền đời các vua Lê quá khe khắt nên ngành nông nghiệp không phát triển,
tạo điều kiện cho bọn quan lại cường hào thời đó cướp đoạt ruộng đất của dân. Về công
nghiệp (nghề tơ lụa, thêu thùa, vàng ngọc, đồ đồng, đồ gốm, nghề khai mỏ..) cũng phát triển
nhưng chỉ có tính cách gia đình không có tác dụng gì đối với ngành công nghiệp khác mà
chỉ phục vụ cho đời sống xa hoa của vua quan. Thương nghiệp không phát triển vì các thứ
thuế, việc buôn bán trong nước thì trì trệ, còn với các nước phương Tây thì bị hạn chế do bị
chính sách bế quan tỏa cảng. Chỉ khi nhà Mạc có một số thay đổi về chính sách thì bộ mặt
kinh tế thời đó mới khởi sắc. Về ruộng đất, năm 1543, triều Mạc có quy định mới về chế độ
quân điền thể hiện sự tôn trọng truyền thống cộng đồng làng xã hơn và đem lại quyền lợi
riêng cho nông dân, ruộng quan và ruộng chùa của các làng xã, ngoài những ruộng đất cấp
cho bi
nh sĩ, “còn bao nhiêu ruộng sẽ theo số người trong xã mà chia đồng đều”(Lê Quí Đôn
–Toàn tập, tập III, tr 280). Về công thương nghiệp, triều Mạc không áp dụng đường lối ức
thương quá nặng nề của triều Lê. Thương nhân được phép đi lại buôn bán trao đổi hàng hóa
thuận lợi hơn. Nghề gốm sứ, các thợ thủ công đã được chạm khắc cả tên họ của mình vào
sản phẩm.
Nói
chung, chính những tiền đề về chính trị, về xã hội và kinh tế trên đã ảnh hưởng rất
lớn đến quan niệm nhân sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Và một phần nào đó trả lời nguyên
nhân vì sao một nho sĩ tài danh như Nguyễn Bỉnh Khiêm “xuất” cũng muộn mà “xử” lại
càng muộn hơn.
1.2. Cuộc đời, sự nghiệp văn chương và tư tưởng chính trị của Nguyễn Bỉnh
Khiêm
1.2.1. Tiểu sử
Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm Tân Hợi (1491) năm Hồng Đức thứ 22 triều Lê
Thánh Tông, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương (nay là huyện Vĩnh
Bảo, ngoại thành Hải Phòng) . Ông húy là Văn Đạt, tự Hanh Phủ, hiệu là Bạch Vân cư sĩ.
Xuất thân trong gia đình có truyền thống văn hóa, tổ phụ là Văn Tĩnh được ấm phong Thiếu
bảo Tư quận công. Tổ mẫu là Phạm Thị Trinh Huệ được ấm
phong Chinh phu nhân. Ông
ngoại là Thượng thư bộ Hộ Nhữ Văn Lan. Phụ thân là Văn Định, hiệu Cù Xuyên tiên sinh,
học rộng đức cao, được phong Thái bảo Nghiêm quận công, được sung chức Thái học sinh.
Thân mẫu họ Nhữ được phong Từ Thục phu nhân. Bà thông kinh sử, giỏi văn chương, tinh
thông thuật số. Chính dòng dõi gia đình và sự giáo dục của người mẹ đã ảnh hưởng sâu sắc
đến sự phát triển toàn diện trong nhân cách của Nguyễn Bỉnh K
hiêm. Bỉnh Khiêm sinh ra
thông minh, từ nhỏ được mẹ dạy chính văn trong kinh truyện, thơ quốc âm. Trong bài tựa
tập thơ chữ Hán Bạch Vân Am thi tập, tác giả đã khẳng định cuộc đời của ông chịu ảnh
hưởng về sự giáo dục rất lớn của gia đình, ông cho biết: “Tôi lúc nhỏ chịu sự dạy dỗ của gia
đình, lớn lên bước vào giới sĩ phu, lúc về già chí thích nhàn dật….”. Lớn lê
n, theo học Bảng
nhãn Thượng thư Lương Đắc Bằng-một học giả uyên bác và khí tiết thanh cao. Vào năm 7
tuổi, Bỉnh Khiêm đã phải sống với cha vì mẹ bỏ ra đi do bất đồng trong việc dạy dỗ con cái.
Từ trước đến nay, có thể nói, chưa có một tác giả nào bị lịch sử tác động mạnh mẽ đến tư
tưởng, quan niệm như Nguyễn Bỉnh K
hiêm. Cho nên, dựa vào các cột mốc lịch sử và những
hoạt động, có thể chia cuộc đời của nhà thơ làm ba chặng:
Chặng thứ nhất tính từ thời niên thiếu đến năm 1534. Ngay từ tuổi ấu thơ, Bỉnh
Khiêm được mẹ nuôi dạy, chăm sóc cẩn thận về cả thể lực và trí lực. Đến tuổi trưởng thành,
Nguyễn Bỉnh Khiêm được học với quan hưu trí Hộ bộ Thượng thư Dương Đức Nhan và trở
thành con rể của ông. Sau đó, Bỉnh Khiêm “nghe tiếng cụ Bảng nhãn Lương Đắc Bằng là
bậc văn chương cái thế, bèn lặn lội tìm đến học”(Phả kí). Đây là khoảng thời gian mà từ
trong triều đến ngoài xã hội có nhiều biến động, “Nội chiến phi nghĩa làm cho hao người,
tốn của, sưu cao, thuế nặng; rồi cướp bóc, chém giết,….v.v….” (Văn học Việt Nam từ đầu
thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVIII - Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương).[21,
tr.358]
Trong
khoảng thời gian 1523 và 1526, triều Lê Tương Dực có mở khoa thi nhưng
Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn mai danh ẩn tích, không ra ứng thí. Còn theo bài Phả kí về Bạch
Vân Am Cư sĩ Nguyễn Văn Đạt (Bỉnh Khiêm), Vũ Phương Đề có nói: “Nhưng Quang Thiệu
(1516-1526), gặp lúc loạn lạc, ông về ẩn cư để dạy học trò, lấy đạo làm vui, chẳng cầu danh
tiếng,.” [10, tr.398]. Khi Mạc Đăng Dung đoạt ngôi nhà Lê, nhà Mạc đã có một số chính
sách mới nhằm ổn định trật tự xã hội và nhằm thúc đẩy đất nước phát triển về mọi mặt. Do
đó, uy tín nhà Mạc chẳng những được củng cố dần dần mà còn được một số các quan lại
nhà Lê cũ phò trợ đắc lực. Và, tuy nhà Mạc có tổ chức các khoa thi Hội(1529), thi Hương
để kén chọn nhân tài, các sĩ tử hưởng ứng rất đông nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn ẩn cư,
dạy học.
“Người bốn mươi tuổi khỏe triều quan
Ta tuổi bốn mươi đã được nhàn.”
(Thơ Nôm, bài 135)
Năm Mạc Đăng Doanh mới lên ngôi
vua (1530), nhà thơ tự nhận mình chưa bằng
Khổng Tử, chưa thấu suốt được lẽ đương nhiên của tạo vật, còn băn khoăn chưa xác định
được hướng đi, còn trăn trở là c
ó nên ứng thí để đem đạo học ra giúp nước cứu đời hay
không, vì con đường trước mặt còn tối đen như mực:
“Thánh, bốn mươi tuổi chẳng còn ngờ
Ta, tuổi bốn mươi vẫn líu lo.”
(Thơ Nôm, bài 100)
Chặng thứ hai tính từ lúc ra đi thi và làm quan (1535-1542). Nguyễn Bỉnh Khiêm
quyết định nhập thế. Mặc dù đã 44 tuổi, ông vẫn đi thi Hương và đỗ Giải nguyên khoa Giáp
ngọ dưới triều Mạc Đăng Doa
nh (1534). Năm 1535, dự thi Hội bốn kì đều đạt nhất, đỗ Hội
nguyên; dự thi Đình, đỗ Trạng nguyên. Theo Vũ Khâm Lân, khi nghiên cứu Bia ký quán
Trung Tân, ông cho rằng sau khi thi đỗ Trạng nguyên, Nguyễn Bỉnh Khiêm lần lượt được
bổ chức Đông Các Hiệu Thư. Trạng nguyên có làm hai bài thơ “Xuân thiên ngự tửu” đều
đạt hạng ưu. Sau đó được sung chức Hữu Thị Lang Bộ Hình, rồi Tả Thị Lang bộ Lại kiêm
chức Đông Các Đại học sĩ. Như vậy, con đường khoa hoạn của tác giả không có gì trắc trở
thậm chí còn quá thuận lợi. Làm quan được 8 năm, ông từng dâng sớ chém đầu 18 nịnh thần
nhưng vua Mạc không thuận. Tiếp đó, lấy cớ con rể Phạm Dao cậy thế cậy quyền làm
nhiều
điều bất nghĩa, ông thác bệnh xin về trí sĩ vào thời Mạc Phúc Hải (1543). Trong bài Trung
Tân quán bi ký, ông cũng có viết: “Mùa thu năm Nhâm dần, ta bỏ quan chức về nghỉ ở quê
nhà, mời các cụ già đi dạo chơi ở bến giữa (Trung Tân)”.
Chặng thứ ba tính từ năm 1543 đến 1585. Trong thời gian ở ẩn, Nguyễn Bỉnh Khiêm
dựng am Bạch Vân, bắc hai chiếc cầu Nghinh Phong và Tràng Xuân, tu bổ chùa chiền, dựng
một ngôi quán gọi là Trung Tân trên bến Tuyết Giang, được học trò xưng tôn là Tuyết
Giang phu tử. Ông có dựng bia cạnh quá
n và soạn bài văn khắc vào bia đá để khuyên nhủ
người đời nên làm điều thiện. Dựa theo bài Phả ký, trong Công dư tiệp ký, Vũ Phương Đề
cho rằng tuy Nguyễn Bỉnh Khiêm ẩn cư dạy học nhưng với tài đức cao vời vợi của Trạng
Trình, vua Mạc vẫn lấy “sư lễ” đãi ông. N
hững khi nhà nước có việc gì quan trọng, triều
đình đều sai sứ đến hỏi, có khi triệu ông về kinh “thung dung trù liệu kế hoạch, rồi lại trở về
am, chứ không ở lại”. Bên cạnh đó, cả những người phù Lê cũng luôn tôn trọng, vị nể
Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sau 2 năm, Mạc Phúc Hải gia phong cho ông tước Trình Tuyền hầu
(Hầu tước khơi nguồn dòng suối triết học của họ Trì
nh). Người đời thường gọi ông là Trạng
Trình.
Với một tấm lòng nhân đạo, Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn luôn mong muốn đất nước được
thịnh vượng, thái bình. Với sự uyên thâm vốn có, ông nhận thấy vận mệnh của đất nước
trong hoàn cảnh bi đát này không thể trao vào tay bất kỳ một lực lượng chính trị nào. Bởi vì,
lúc bấy giờ các tập đoàn phong kiến huyết chiến với nhau chỉ vì m
uốn tranh giành quyền
lực. Vì vậy, tương truyền, để tránh những cuộc binh đao khói lửa lan tràn đến cuộc sống của
nhân dân, ông đều bày cho các phe phái những phương sách khác nhau để giữ thế “chân
vạc”. Chẳng hạn, năm 1568, Nguyễn Hoàng thấy anh là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm hãm
hại, sợ mầm họa sẽ xảy ra cho bản thân, đã ngầm cho thân cận đến hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm
về kế an thân. Được ông mách bảo: “Hoà
nh sơn nhất đái, vạn đại dung thân”(ngụ ý nói: Dựa
vào một dải Hoành sơn có thể lập nghiệp được lâu dài), Nguyễn Hoàng liền xin anh rể là
Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa (từ Đèo Ngang trở vào) và sống bình yên trong
nhiều năm. Thời ấy, tại kinh thành Thăng Long, chúa Trịnh cũng ra sức ức hiếp vua Lê, làm
nhiều điều bạo ngược kể cả có ý định muốn phế bỏ vua
Lê. Khi chúa Trịnh cho người đến
hỏi ý kiến Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông không trả lời mà lẳng lặng dẫn sứ giả của triều đình ra
thăm chùa và nói nói với nhà sư trong chùa: “Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản”(ngụ ý muốn
khuyên chúa Trịnh cứ tôn phò nhà Lê thì quyền hành sẽ nắm trong tay, nếu tự ý phế lập sẽ
dẫn đến chiến tranh). Riêng đối với nhà Mạc, sau nhiều trận đánh diễn ra liên miên, nhà
Mạc phải bỏ chạy lên Cao Bằng. Vua Mạc có cho người về hỏi ý kiến Nguyễn Bỉnh Khiêm,
ông đã trả lời: “Cao Bằng tuy thiển, khả diên sổ thể”(Cao Bằng tuy đất hẹp, nhưng có thể
giữ được vài đời). Quả nhiên, mãi đến năm 1688, sau ba đời giữ đất Cao Bằng, nhà Mạc
mới bị diệt. Sở dĩ, nhân dâ
n đưa ra những truyền thuyết trên là vì muốn chứng minh rằng
Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có tài tiên đoán, đo nắm được bí truyền của sách Thái ất thần
kinh. Ngoài ra còn rất nhiều truyền thuyết nữa về Trạng Trình trong tập Trình quốc công
sấm ký. Thực-hư, có hay không có, khẳng định hay phủ định sự việc còn là vấn đề mà các
học giả Việt Nam cần phải nghiên cứu kỹ để trả lại vị trí xứng đáng c
ho Nguyễn Bỉnh
Khiêm trong lòng dân tộc và cả trên lĩnh vực văn học. Một điều chắc chắn là đối với nhân
dân Việt Nam Nguyễn Bỉnh Khiêm thật sự là nhà học giả “thượng thông thiên văn, hạ đạt
địa lý, trung tri nhân sự”. Và trong thời gian trí sĩ ở điền viên, ông chính là một người thầy
mẫu mực, cao minh đã đào tạo biết bao danh sĩ tài năng cho đất nước như Giá
p Hải, Lương
Hữu Khánh, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Quyện……..
Tuy nhiên, Nguyễn Khuê nghiên cứu Bạch Vân am thi tập cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm
còn hai lần ra làm quan, trực tiếp tham gia những cuộc “ chinh phạt” của triều Mạc ở phía
Tây nữa rồi mới “ quy lão” năm 73 tuổi (1563):
“Đếm tuổi mình đã bảy mươi ba,
Treo xe hơi muộn, cũng nên thẹn.
Vốn tự hẹn đua ba
y với người ta, than ôi không đủ sức
Không cần sang hèn đâu phải là tham….”
(Về hưu gửi cho quan Thượng thư Bộ lại Kế Khê Bá)
Dựa vào bài thơ Quá Hữu Giang (bài 3), tác giả Vũ Đức Phúc cho rằng có thể Nguyễn Bỉnh
Khiêm về hưu năm 1541, nhưng sau đó lại ra làm quan và đến khi Phạm Dao cậy quyền càn
quấy, ông chán nản xin về trí sĩ. Nhưng sau đó lại “tòng nhung” hai lần dẹp loạn:
“ Tuổi ngoài sáu chục gắng gượng theo quân,
Hai dịp qua đây
, đóng lại ở núi này.”
Còn hơn hai chục bài thơ nói về việc Nguyễn Bỉnh Khiêm hộ giá nhà vua đi dẹp loạn.
Trong bài Qua sông Hữu (bài một, bài hai, bài bốn, bài sáu), ông đã thừa nhận tạm rời cái
thú điền viên để bước lại con đường quan trường tham gia chiến trận giúp vua cứu nước
thoát cảnh binh đao:
“Nho quan tạm khước ủng du chàng
Lưỡng độ trùng l
ai quá thử giang.”
(Quá Hữu giang-nhất)
Đôi lúc nâng chén ruợu nhàn nhìn bóng trời chiều, Nguyễn Bỉnh Khiêm nhớ lại những ngày
tòng chinh đi Qua sông Hữu “trợ sức cho quân nhà vua” (bài 2), cùng lo với nỗi lo “tìm một
vị tướng nhân đức” của vua Mạc (bài 4), cùng bày mưu tính kế và vui với nỗi vui mừng
chiến thắng của chư tướng (bài 6). Trong buổi loạn ly gửi Nguyễn Cảo Xuyên (Nguyễn
Thiến, trọng thần nhà Mạc, cha của Nguyễn Quyện), người bạn c
ùng chung chí hướng đã
từng cùng Nguyễn Bỉnh Khiêm hộ giá vua Mạc đánh Tuyên Quang, ông có tâm sự:
“Xét mình giúp vua trẻ còn giữ được nghĩa,
Biết ông tuy khởi biến vẫn không đành lòng.”
Vì tấm lòng chung thủy với dân, với nước cho nên:
“Ta tuổi già và tật bệnh mà gặp mãi cảnh loạn ly này,
Phải gắng đi theo để tham dự vào việc quân cơ.”
Hàng loạt bài Theo đánh miền Tây (bài một, bài hai) nói về Nguyễn Bỉnh Khiêm đi theo
quâ
n Mạc chinh phạt miền Tây-sáng tác trong khoảng niên hiệu Quang Bảo (niên hiệu của
Mạc Phúc Nguyên) từ 1554 đến 1561. Ông đi theo quân Mạc đánh anh em Vũ Văn Uyên,
Vũ Văn Mật ở vùng Hưng Hóa, Tuyên Quang:
“Thẹn già yếu vụng đường thao lược,
Gượng dấu mình dự cuộc viễn chinh.
Nắng soi rạng rợp cờ tinh,
Thác vang gió chuyển rập rình trống quân.”
Và khi trở lại doanh trại thăm lại bạn cố tri, Nguyễn Bỉnh K
hiêm có để lại một bài thơ thể
hiện thái độ tích cực của ông khi giúp nhà Mạc tiểu trừ “yêu nghiệt”:
“Khí yêu nghiệt ở ải phía tây chưa quét sạch
Lại lần nữa vâng mệnh vua đến nơi hành doanh.”
(Ngày mùa đông đến doanh trại, nhớ một vài bạn tri kỷ)
Ngoài ra, Văn Đạt Bá là tướng nhà Mạc. Đạt Bá thường xướng họa và trù tính kế hoạch diệt
bọn “hung tàn” với Nguyễn Bỉnh Khiêm lúc cùng đi tòng chinh:
“ Chuyến đi này bà
y sẵn kế sách vỗ yên bờ cõi,
Hẹn ngày bắt bọn hung tàn kia trả đất lấn lại.”
(Vâng mệnh đi theo quân, thuật hoài lúc xuất phát
-họa theo vần của Văn Đạt Bá)
Khánh Khê hầu là một trọng thần nhà Mạc cũng đã từng cùng đi tòng chinh và bàn kế sách
với Nguyễn Bỉnh Khiêm:
“Chuyến đi này hãy bày kế sách vỗ yên bờ cõi,
Đừng nói rằng nhiều năm ô
m chiếc lọng hoa.”
(Vâng mệnh đi theo quân qua sông Thao
-họa theo vần của Khánh Khê hầu)
Bên cạnh đó, còn một vài bài thơ chứng tỏ việc tham gia chiến trận của Nguyễn Bỉnh
Khiêm như : Qua nơi đóng doanh trại ở Qui Hóa; Đóng doanh trại ở Liệt Khê, Qua Châu
Văn Bàn thuộc trấn Hưng Hóa:
“Sườn núi vòng vèo, đường đi mấy dặm
Vâng mệnh đi dẹp yên bọn giặc hãy coi trọng chuyến đi này.”
Cuối cùng, điểm dừng t
hật sự của cuộc hành trình giúp triều đình nhà Mạc là:
“Tuổi đời đã quá bảy mươi tư
Mừng được về nhàn, thăm chốn xưa.”
(Đầu năm cảm xúc làm thơ)
Đến ngày 28 tháng 11 năm Diên Thành thứ 8 (1585) Nguyễn Bỉnh Khiêm mất hưởng
thọ 95 tuổi. Mạc Mậu Hợp sai Mạc Kính Điển đến dự tế, truy phong Thượng thư bộ Lại,
Thái phó Trình quốc công và tặng mấy c
hữ trước cửa đền thờ : “ Mạc triều Trạng nguyên
Tể tướng từ”
1.
2.2. Sự nghiệp văn chương
Tuy Tuyết Giang phu tử có nói: “…rất làvụng về trong nghề thơ. Tuy nhiên, cái
bệnh yêu thơ lâu ngày tích lại chưa chữa được khỏi vậy, mỗi khi được thư thả lại dậy hứng
mà ngâm vịnh, hoặc là ca tụng cảnh đẹp đẽ của sơn thủy hoặc là tô vẽ nét thanh tú của hoa
trúc, hoặc là tức cảnh mà ngụ ý, hoặc là tức sự mà tự thuật, thay thảy đều ghi lại thành thơ
nói về chí, đư
ợc tất cả một nghìn bài, biên tập thành sách, tự đặt tên là tập thơ Am Bạch
Vân”(Bài tựa tập thơ Am Bạch Vân) nhưng khi nghiên cứu thơ văn của ông, người viết nhận
thấy sự nghiệp văn chương của Trạng Trình chính là tấm gương sáng về quá trình lao động
sáng tạo không ngừng. Tác giả để lại cho đời một núi thơ vĩ đại chứa đựng nhiều tư tưởng
thâm
sâu, nhiều bài học giáo hóa rất thiết thực cho đời. Tác phẩm chữ Hán là Bạch Vân am
thi tập gồm 1000 bài (theo Đinh Gia Khánh hiện nay không còn đủ một nghìn bài).Tác
phẩm chữ Nôm là Bạch Vân quốc ngữ thi tập (còn gọi Trình quốc công Bạch Vân thi tập)
gồm hơn 160 bài làm theo thể thơ Đường luật và thất ngôn xen lẫn lục ngôn, không có đề
mục cụ thể, chỉ ghi số thứ tự.
1.2.3. Tư tưởng chính trị
Trong
thơ, Nguyễn Bỉnh Khiêm thường hướng về đề tài ngôn chí. Nhưng, có thể
nói, dù sáng tác theo hướng đề tài nào thì tình yêu nước, thương dân, ghét bạo tàn vẫn là nét
bản chất trong tư tưởng và tình cảm của nhà thơ. Khi bàn về Tư tưởng yêu nước, thương
dân trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vũ Đình Toàn cho rằng: “Nguyễn Bỉnh Khiêm không
đưa ra một quan niệm về Nước như Nguyễn Trãi ở Cáo Bì
nh Ngô mà ở Nguyễn Bỉnh
Khiêm Nước đã có từ ấy. Trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nước thường gắn với “thời” với
“đời” thì yêu nước là “ưu quốc”, “vị quốc”(lo nước, vì nước)”. [79, tr.286].
Tấm lòng của Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ là một tấm lòng vô vi hay vô sự trước cảnh
bon chen của cuộc đời mà còn là tấm lòng “ưu ái”. Niềm ưu ái đó bao giờ cũng “Trong sạch
không tì vết trong và ngoài đều thông”(Mắt tấm giại), trong sáng vằng vặc như vầng trăng
in đáy nước:
“Ái ưu vằng vặc: trăng in nước,
Danh lợi lâng lâng: gió thổi hoa”
(Thơ N
ôm, bài 1)
Ra đời sau Nguyễn Trãi 100 năm nhưng điểm gặp gỡ trong tư tưởng chính trị của Ức Trai
và Bạch Vân cư sĩ là tư tưởng nhân nghĩa và ý chí hòa bình. Trong đó bao gồm cả lòng yêu
nước, thương dân, ghét bạo tàn. Điều đặc biệt là tư tưởng này t
uy nằm trong phần tích cực
của đạo Nho nhưng đã được cả hai nhà yêu nước tạo cho nó một màu sắc Việt Nam. Nếu
lòng ưu ái của Nguyễn Trãi dào dạt mãnh liệt suốt đêm ngày như nước thủy triều: “Bui một
tấc lòng ưu ái cũ. Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông” (Tự thuật-5) thì Nguyễn Bỉnh
Khiêm cũng trải tấm lòng son với khói mây, với nhật nguyệt:
“Lồng cửa động, vân yên cách,
Giải lòng đan, nhật nguyệt thâu.”
(Thơ Nôm, bài 54)
Mấy ai hiểu được tấm
lòng sáng trong, cao vời như trăng, như núi của nhà thơ:
“ Có ai biết được lòng tri kỷ?
Vòi vọi non cao, nguyệt một vừng.”
(Thơ Nôm, bài 6)
Đồng cảm với lòng yêu nước, yêu dân của Nguyễn Bỉnh Khiêm, khi đọc Thơ Nôm, bài 1
của ông, Thomas Engelbert có lời nhận định: “…Đó là nỗi lo đau đáu chân thành vì Tổ
Quốc, lo cho sự gì
n giữ đạo lý, giống nòi trong một thời kỳ các cuộc chiến tranh phong kiến
xảy ra triền miên cùng với những biến động xã hội lớn lao”(Giúp nước giúp dân)[60,
tr.657]. Thomas Engelbert cảm nhận một cách rất giản dị cái tình của Nguyễn Bỉnh Khiêm
đối với dân, với nước:
“Thông cảm với người dân, yêu thương đất nước,
Trong trắng như ánh trăng lung linh soi trên mặt hồ,
Niềm vinh quang và danh dự: lâng lâng như đóa hoa, phất phơ trong gió”
Vì tấm
lòng son với nước với dân mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã lên đường ứng thí đầu
quân nhà Mạc dù “Chẳng quản ai chê, chẳng quản khen”(Thơ Nôm, bài 128). Ông tự an ủi:
“Vốn học vấn chưa đủ thỏa lòng tin mong của kẻ sĩ. Chỉ có cái hư danh, chuốc lấy sự cười
chê của người đời”(Lý cư giản chư đồng chí). Và có thể nói chính niềm ưu quốc ưu thời là
thứ tâm bệnh nan y khiến ông chẳng những hao gầy về thể xác mà còn thương tổn về tinh
thần:
“…Tuổi đời của ta nay đã sáu mươi,
Già đến, lại cùng bệnh tật hẹn hò nhau.
Tiếc xuân, gượng khuyên mời vài chén rượu
Lo nước, đừng nói hai mái tóc đã bạc như tơ.”
. (Tỏ nỗi lòng trong dịp Nguyên đán)
Nếu tấm
lòng: “Ưu ái lòng phiền nửa đêm”(Tự thuật 4) của Nguyễn Trãi dạt dào như ngọn
thủy triều; trong trắng, cứng rắn như viên ngọc thạch; nếu suốt đời Nguyễn Trãi luôn: “Bình
sinh chỉ tâm niệm việc lo trước thiên hạ,” đến nỗi : “Đêm lạnh quàng chăn ngủ chẳng
yên”(Hải khẩu dạ bạc Hữu cảm 2) thì cũng đã biết ba
o đêm ròng Nguyễn Bỉnh Khiêm lo
lắng, ngậm ngùi cho vận mệnh ngả nghiêng của nước nhà. Nếu hình ảnh nước nhà và “đám
dân xanh đầu” luôn thường trực trong trí của Nguyễn Trãi đến nỗi:
“ Tuế nguyệt vô tình song mấn bạch,
Quân thân tại niệm thốn tâm đan.”
(Hải khẩu tại niệm thốn tâm đan)
Và cảnh nhân dân đau khổ vì nạn can qua là niềm trăn trở lo lắng khôn nguôi của
Phùng Khắc Khoan:
“Can qua loạn lạc khổ lưu ly
Trường sử anh hùng mạn tự tư”
(Thương l
oạn)
thì cảnh chém giết lẫn nhau để tranh giành quyền lợi, cảnh nhân dân ly tán trong chiến
tranh, cảnh đạo đức suy đồi cũng làm cho Nguyễn Bỉnh Khiêm “mấn thành ty”(mái tóc trở
nên bạc như tơ), biết bao nhiêu lần trái tim ông nhắc nhở “Niềm xưa trung ái, thề chẳng
phụ”(Thơ Nôm, bài 11):
“Bần tiện trùng phùng thử loạn ly,
Khu khu ưu quốc mấn thành ti”
(Trung T
ân quán ngụ hứng, thập)
Khi đọc đến hai câu thơ tràn đầy tình yêu nước thương dân của Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Huỳnh Hữu Bát có cảm nhận: “Điềm đạm mà sâu lắng. Ưu tư mà như có lửa đốt ở trong
lòng. Ngậm ngùi mà lại có chất men của trí tuệ. Lo việc nước mà trước hết là lo việc đời,
việc dân.…Dồn lại đến c
ùng, vẫn là tấm lòng lo cho dân khỏi cảnh điêu linh khốn khổ, có
được cuộc sống sung túc, yên vui.”(Sự an lạc của nhân dân, điểm hội tụ của thơ văn
Nguyễn Bỉnh Khiêm).[79, tr.284]. Dân và nước đã truyền sức mạnh cho Nguyễn Bỉnh
Khiêm, giúp ông có đủ dũng khí để dâng sớ chém đầu bọn loạn thần mà không sợ nguy hại
đến bản thân. Và khi từ bỏ công danh lợi lộc, vui với cảnh quê nhà, trí sĩ vẫn không thể nào
quên hai chữ “ưu ái”. Đó chính là tấc lòng, là tâm huyết suốt đời của ông:
“Ưu ái chẳng quên niềm trước
Thị phi biếng nói sự nay.”
(Thơ Nôm, bài 70)
Chính vì vậy, dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào, chốn an nhàn hay chốn xôn xao, đeo đai
vàng, đội mũ nho hay sống tự tại. Dù đang ở và
o vị trí “xuất” hay “xử”, tấm lòng “trung
cần” của nhà thơ cũng không bao giờ phai lạt:
“Chẳng hết “trung cần” hai chữ ấy
Nhờ ơn đất rộng, cậy trời cao.”
(Thơ Nôm, bài 83)
Tấm lòng “trung cần” hay “trung hiếu” là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc
ta. Nó thấm nhuần trong tư tưởng, tình cảm của các nho sĩ và trụ lại trong t
âm như một bức
tường thành vững chắc. Tác giả Huỳnh Hữu Bát cho rằng trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh
Khiêm “có sự đồng nhất giữa vua với nước, giữa chế độ phong kiến với lịch sử dân tộc”.
Điều này là lẽ đương nhiên trong một xã hội còn tồn tại cái nghĩa quân thần. Nói đến nước
là nói đến vua, nói đến sự hưng thịnh ha
y suy vong của một triều đại là gắn với vận mệnh
của một dân tộc. Rõ ràng, tư tưởng yêu nước, thương dân của ông vẫn không thể thoát khỏi
ý thức hệ phong kiến. Trong ông, học thuyết Khổng Mạnh vẫn tồn tại mạnh mẽ:
“No lòng ấm cật, ơn nhà chúa
Tiết ngọc gan vàng, giữ phận tôi”
(Thơ Nôm, bài 97)
Cho dù có nhiều bài thơ, câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm có nét giống thơ Nguyễn Trãi
nhưng điều chủ yếu m
à người viết muốn trình bày là cả hai nhà thơ lớn của dân tộc đều có
chung một tấm lòng “ưu ái”. Tấm lòng đó hay đi về dưới ngòi bút tràn đầy tình cảm chân
thật, giản dị của hai nhà yêu nước. “Bui có một lòng trung mấy hiếu”(Thơ Nôm, bài 128),
câu thơ đẹp cả ý lẫn tình. “Bui có” là tiếng cổ, nghĩa là chỉ có, một cách nói đầy tự hào sang
trọng về tấm
lòng của chính Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chẳng những thế, nhà thơ còn đưa ra lời
thề sắt son, trong sáng với vua với dân, cái tình đối với vua và cái tình đối với dân quả là
một. Câu thơ lục ngôn với hai vế tiểu đối: “Mài chẳng khuyết, nhuộm chẳng đen” đã thể
hiện thái độ cương quyết của nhà thơ: tấm lòng trung hiếu dù có mài đi cũng chẳng khuyết,
dù có nhuộm đi cũng chẳng ba
o giờ đen. Đó chính là đạo làm người mà kẻ sĩ tôn thờ, cũng
là tôn chỉ của Nho giáo. Nếu Nguyễn Trãi dõng dạc tuyên bố rằng: “Chữ học ngày xưa quên
hết dạng. Chẳng quên có một chữ : cương thường” thì Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng từng
khẳng định:
“ Từng xem sách cũ một hai pho,
Mến đạo, thề chăng phụ nghiệp nho.”
(Thơ Nôm, bài 27)
Vì vậy, trong lòng nhà thơ lúc nào cũng mong muốn: “Cơm áo khôn đền Nghiêu, Thuấn
trị”, cũng nuôi một ước vọng : “Thái bình thiên tử, thái bình dân”. Có vua hiền, bề tôi mới
tận trung: “Tể tướng hiền tài, chúa thánh minh”. Có đất nước thanh bình, người nho sĩ mới
thanh thản sống nhàn trọn vẹn, là
m bạn cùng với phong nguyệt:
“Non Phú Xuân cao, nước Vị thanh,
Mây quyến khách, nguyệt vô tình.
Đất thiên tử dưỡng tôi thiên tử,
Đời thái bình ca khúc thái bình…”
(Thơ Nôm, bài 140)
Vua hiền, tôi thảo là mơ ước của biết bao người. “Giúp đỡ dân và yêu thương kẻ có
đức”(Thương cảnh loạn ly) là tiêu chí của những người có chủ trương “nhập thế hành đạo”.
“Lấy lòng nhân mà đánh kẻ bất nhâ
n”(Thương cảnh loạn ly) là mục đích chiến đấu vì đại
nghĩa của những đấng trượng phu. Tiêu chí đó cũng là phương châm sống của Nguyễn Trãi:
“Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược; Có nhân, có trí, có anh hùng”. Cho nên, cuộc chiến nào
mang tính chất chính nghĩa, đội quân nào vì dân mà tiểu trừ bạo tặc thì tất sẽ chiến thắng, vị
vua nào biết chăm lo đời sống của dân thì sẽ giữ vững được triều đại. Bởi “Xưa na
y nước
phải lấy dân làm gốc, nên biết rằng muốn giữ được nước, cốt phải được lòng dân!”(Cảm
hứng), bởi “Xưa nay nhân giả là vô địch”(Hữu cảm):
“Quân nhà vua biết là tất thắng,
Cứu cho dân điêu đứng bệnh hoạn này
Thì là bước lên cõi nhân cõi thọ.”
(Thương cảnh loạn ly)
Cũng chính vì có một “Tấm lòng lo trước thiên hạ đến già chưa thôi”(Tự thuật), cho
nên, tuy là nhà N
ho, trung thành với thuyết “Tam cương ngũ thường” nhưng Nguyễn Bỉnh
Khiêm không cố chấp, câu nệ trong quan niệm xuất xử. Ông nghĩ rằng người quân tử sống
trên đời phải biết chọn lựa cho mình một lối đi riêng. Trên con đường lập sự nghiệp công
danh, người quân tử sẽ đứng trước hai con đường “xuất” và “xử”. Con đường nào cũng
qua
n trọng đối với người có lý tưởng nhưng chỉ được chọn một mà thôi. Khi lao mình vào
chốn quan trường thì phải cố giữ mình, giữ đạo đức, phải dốc lòng vì vua, vì nước, vì dân.
Khi đã quyết chí lui về ở ẩn thì không nên ghen ghét, quan tâm gì đến những người còn ở lại
chốn đua chen:
“Quân tử gẫm hay nơi xuất xử,
Ắt là khôn hết cả hòa hai.”
(Thơ Nôm, bài 39)
Khảo sát chặng đường hoạt động từ thời niên thiếu đến năm 1534, ta thấy đây là khoảng
thời gian Nguyễn Bỉnh Khiêm không tham gia vào thời cuộc nhưng vẫn không đứng ở vị
thế khách quan. Ông vẫn ẩn nhẫn nghiền ngẫm thế sự và
đau lòng chứng kiến triều đình nhà
Lê dần dần đi vào chỗ suy tàn. Vẫn tâm niệm trong lòng
một chữ “trung”, nhưng không phải là một thứ “ngu trung” của Nho giáo, theo ông:
“Quân nào thần ấy đã bày
Trên đầu bất chính dưới nay dấy loàn.”
Ông không thể giữ vẹn chữ “trung” đối với những tên vua hoang dâm, bạo tàn. Ông càng
không thể ra phụng sự một triều đình thối nát, nhan nhản trước mắt với những chuyện
thương luân bại lý. Ông từ chối bước và
o chốn quan trường vì nơi đó đầy rẫy cảnh đau lòng.
Bọn vua quan ăn chơi xa xỉ, trác táng vô độ. Nếu ông có xuất hiện trong các buổi “tiệc
vàng” thì chỉ là một vị khách lẻ loi:
“…Rau không đắng giốt là rau mát,
Cá có tanh tao ấy cá bùi.
Yến, thuở thôi đai nào kẻ cấm,
Hội, đêm thu mũ có ai đôi.
Tiệc vàng đã biết duyê
n chăng có,
Sơn dã thì làm khách lẻ loi.”
(Thơ Nôm, bài 101)
Rõ ràng, Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là một người vội vã trong quan niệm “xuất xử”.
Ông quan sát, chiêm nghiệm, phân tích tình hình thế sự xưa-nay và lựa chọn thời điểm thích
hợp để thực hiện con đường ông đã chọn. Ông nghĩ rằng: “Lâu chóng xem ra tùy cảnh
ngộ”(Gửi bạn). Ông khiêm tốn tự nhận là “học ít” lại thêm “bất tài”, nên hai con đường
“xuất” và “xử” chỉ có
thể chọn một, chỉ có thể hết lòng thờ một triều:
“Học ít hòa thêm lại bất tài,
Già mà luống phụ chí con trai.
Quân thân thề hết lòng thờ một,
Xuất xử cầu chưa đạo được hai.”
(Thơ Nôm, bài 12)
Tuy nhiên, con đường xuất xử của Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy nhất quán về tình cảm yêu
nước, thương dân nhưng đầy phức tạp do hoàn cảnh chính trị xã hội đương thời. Thử nghĩ,
khi nhà Lê còn tại vị nhưng bạc nhược thì liệu một con người có tâm huyết với đời, luôn
giương cao ngọn cờ nhân nghĩa như Tuyết Giang phu tử có nên “xuất” để giúp vua Lê giữ
vững cơ đồ hay không? Vả lại, vua hôn muội, quanh vua toàn là kẻ xu nịnh thì kẻ bầy tôi dù
có tài đến đâu, dù có đức đến mấy cũng không thể giữ được nước. Những bài học về “Quân
m
inh thần lương” trong Tam Quốc chí còn đó. Gia Cát Lượng Khổng Minh tuy có tài quán
thông vũ trụ, am tường binh pháp, dụng binh như thần, người đời nể phục, kẻ thù kiêng sợ
nhưng vị quốc sư nhà Hán đành bất lực vì gặp phải tên vua bạc nhược, hôn muội Lưu Thiện.
Vị hiền tài nhắm mắt lìa trần m
à lòng luôn trăn trở, những “Mong sao Vận Hán dần xoay
chuyển” để đất nước mãi mãi thanh bình.
Luận về chuyện xứ người, nghĩ lại chuyện xứ ta, khi Mạc Đăng Dung thay đổi lịch sử,
thay đổi luôn cả những chính sách giúp an dân, lợi nước, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn còn ẩn
nhẫn chờ thời. Có lẽ ông nghĩ rằng người thực sự có tài chẳng khác nào như và
ng mười, cần
chi vội vã, cần chi cầu danh. Vả chăng, trong quan niệm “xuất” của ông là mong muốn tìm
một vị vua anh minh. “Quân minh thần lương” là ước vọng không chỉ của riêng ông mà còn
là niềm mơ ước của bao nhiêu người, trong đó có Nguyễn Trãi : “Vua Nghiêu Thuấn, dân
Nghiêu Thuấn. Dường ấy ta đà phỉ sở nguyền” (Tự thán, 4). Như vậy, “tiệc ngọc, mâm son”
bày ra trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đang trông ngóng hiền tài. “Gươm trời, búa nguyệt”
chờ đó để trao vào ta
y người có chí. Cách nói của nhà thơ vừa cụ thể mà cũng vừa ẩn ý:
“…Tiệc ngọc còn chờ người quý giá,
Mâm son hãy đợi khách cao tài.
Gươm trời nỡ để tay phàm tuốt,
Búa nguyệt chi cho đứa độc mài.
Ơn nghiêm liệt soi thăm thẳm,
Vàng mười đúng giá lọ rao ai?”
(Thơ Nôm, bài 79)
Khi thấy nhà Mạc đã ở thế vững vàng và có nhiều chính sánh mới, Nguyễn Bỉnh Khiêm như
con c
him phượng hoàng vỗ cánh mạnh mẽ bay cao để thực hiện hoài bão. Ông khẳng định
cái chí và cái trung khi ra phụng sự triều Mạc:
“Bình cũ, song bình vẫn dấu hương,
Con công thần lỡ gọi rằng ương.”
(Thơ Nôm, bài 98)
Cách hành xử “cũng tùy theo cảnh ngộ” của Nguyễn Bỉnh Khiêm chẳng khác nào như cách
hành xử của Khổng Tử khi đến giúp đại phu nước Lỗ-Công Sơn Phất Nhiễu, như Khương