Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong công ty cổ phần tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




NGUYỄN THỊ MAI HOA




TRANH CHẤP PHÁP LÝ GIỮA CÁC CỔ ĐÔNG
TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM




LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC










HÀ NỘI - 2010



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




NGUYỄN THỊ MAI HOA



TRANH CHẤP PHÁP LÝ GIỮA CÁC CỔ ĐÔNG
TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số : 60 38 50


LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC




Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ GIANG THU







HÀ NỘI - 2010


MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìa


Lời cam đoan


Mục lục


Danh mục các từ viết tắt



MỞ ĐẦU
1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ TRANH
CHẤP PHÁP LÝ GIỮA CÁC CỔ ĐÔNG TRONG
CÔNG TY CỔ PHẦN

6
1.1.
Tổng quan về mô hình Công ty cổ phần theo quy định của pháp
luật Việt Nam

6
1.1.1.
Khái niệm Công ty cổ phần
6
1.1.2.
Đặc điểm của mô hình Công ty cổ phần
7
1.1.3.
Cơ cấu tổ chức và quản trị của Công ty cổ phần
8
1.2.
Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần
21
1.2.1.
Khái niệm và đặc trưng của Tranh chấp pháp lý giữa các cổ
đông trong Công ty cổ phần
21
1.2.2.
Phân loại Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty
cổ phần
23
1.2.3.
Mức độ và nguyên nhân của Tranh chấp pháp lý giữa các cổ
đông trong Công ty cổ phần
28














Chương 2: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁP LÝ
GIỮA CÁC CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN

32
2.1.
Phương thức giải quyết Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông
trong Công ty cổ phần
32
2.1.1.
Giải quyết Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty
cổ phần bằng Thương lượng
33
2.1.2.
Giải quyết Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ
phần bằng trung gian Hòa giải
34
2.1.3.
Giải quyết Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty
cổ phần bằng Trọng tài
35
2.1.4.
Giải quyết Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ

phần bằng Tòa án
40
2.2.
Vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật trong Công ty cổ
phần - nguyên nhân chính dẫn tới Tranh chấp pháp lý giữa các
cổ đông trong Công ty cổ phần
43
2.2.1.
Các quy định về góp vốn trong Công ty cổ phần
44
2.2.2.
Ví dụ 1: Tranh chấp giữa các cổ đông của CTCP Du lịch Núi
Lớn – Núi Nhỏ và Cáp Treo Vũng Tàu (VCCT)
46
2.2.3.
Các quy định về chuyển nhượng cổ phần trong Công ty cổ phần
49
2.3.
Ví dụ 2: Rắc rối vụ chuyển nhượng cổ phần ở CTCP Cảng
Đình Vũ – Hải Phòng
51
2.3.1.
Các quy định về quản lý trong Công ty cổ phần
54
2.3.2.
Ví dụ 3: Tranh chấp quyền quản lý ở CTCP Bông Bạch Tuyết
59










Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT
HIỆU QUẢ HƠN NHỮNG TRANH CHẤP PHÁP LÝ
GIỮA CÁC CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN

68
3.1.
Chính sách của Nhà nước Việt Nam và định hướng giải quyết
Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần
68
3.2.
Nguyên nhân và một số giải pháp nhằm hạn chế và giải quyết
hiệu quả hơn Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công
ty cổ phần
70
3.2.1.
Nhóm giải pháp pháp lý
72
3.2.2.
Nhóm giải pháp về quản lý nội bộ trong Công ty cổ phần
74
3.2.3.
Nhóm giải pháp cho các phương thức giải quyết Tranh chấp
pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần
76


KẾT LUẬN
89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
93











DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT





LDN
Luật Doanh nghiệp
LCK
Luật Chứng khoán
CTCP
Công ty cổ phần
ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông
HĐQT
Hội đồng quản trị
BKS
Ban kiểm soát
TCNB
Tranh chấp nội bộ

1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Bắt đầu từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đánh dấu mốc cho
công cuộc đổi mới mà Đảng và Nhà nước ta. Trọng tâm của công cuộc đổi
mới là phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa, có
sự quản lý của Nhà nước, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong
đó kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Thực tế cho thấy, hơn 20 năm qua
thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển
mạnh mẽ với nhiều thành tựu đáng ghi nhận.
Năm 2009, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế
Việt Nam chịu ảnh hưởng chưa phục hồi, song tốc độ đăng ký doanh nghiệp
vẫn ở mức rất cao. Tính đến hết năm 2009, có khoảng 84.531 doanh nghiệp
mới được thành lập với tổng số vốn đăng ký mới là 515 nghìn tỷ đồng, ở mức
độ cao so với các năm trước đó. Theo đó, tổng số doanh nghiệp đăng ký đạt
463.842 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký 2.165,6 nghìn tỷ đồng. So với
năm 2008, số doanh nghiệp đăng ký mới đã tăng xấp xỉ 30%, tuy nhiên số
vốn đăng ký mới giảm 9,6%. Theo số liệu thống kê, trong 8 năm hoạt động
của thị trường chứng khoán Việt Nam (7/2000 - 7/2008), đã có khoảng 1.015
Công ty cổ phần đăng ký là công ty đại chúng với Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước tại thời điểm 15/8/2008, với tổng vốn đăng ký là gần 39.665,9 tỷ Việt

Nam đồng. Tại thời điểm 31/12/2007, có 249 công ty niêm yết trên hai sàn giao
dịch chứng khoán với giá trị vốn hoá toàn thị trường là 500.000 tỷ Việt Nam
đồng, tương đương 31,25 tỷ USD (bằng khoảng 43,7% GDP của năm 2007),
gấp đôi năm 2006 và gấp 15 lần so với năm 2005 [35].
Nền kinh tế thị trường của chúng ta vẫn đang trong giai đoạn sơ khai và
còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức. Cụ thể, đó là những

2
tranh chấp của các chủ thể hoạt động kinh doanh diễn ra ngày càng nhiều về
số lượng, phức tạp về mức độ tranh chấp, nổi lên đó là các Tranh chấp pháp
lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần (CTCP). Có thể nói, tranh chấp
trong kinh doanh thương mại nói chung và tranh chấp pháp lý giữa các cổ
đông trong CTCP nói riêng là một hiện tượng tất yếu của xã hội đang phát
triển mạnh mẽ như Việt Nam.
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh của Việt
Nam đã có từ lâu và đang từng bước được hoàn thiện trong một hệ thống pháp
luật đang được xây dựng ngày càng đồng bộ. Tuy nhiên, những quy định thực
định của pháp luật Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh
thương mại còn nhiều thiếu sót và bất cập trong khi tranh chấp kinh doanh,
thương mại ngày càng gia tăng. Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
nói chung và tranh chấp pháp lý giữa cổ đông và giữa cổ đông với người quản
lý trong CTCP đang là nhu cầu cấp thiết của xã hội cũng như của các doanh
nghiệp cổ phần.
Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: "Tranh chấp pháp lý
giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần tại Việt Nam" làm đề tài cho Luận
văn Thạc sĩ Luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Luật Doanh nghiệp (LDN) 2005 ra đời đã tạo ra bước đột phá trong hệ
thống pháp luật kinh doanh, luật chơi mới của những doanh nhân được củng
cố, Nhà nước công nhận và đảm bảo quyền tự do kinh doanh của mọi tổ chức

cá nhân, tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh. Thêm vào đó, Luật
Chứng khoán (LCK) ra đời tiếp tục một "cú huých" tạo sự chuyển biến mạnh
mẽ trong môi trường kinh doanh cũng như trong lĩnh vực học thuật. Thực tế,
nhiều doanh nghiệp được thành lập với các loại hình, trong đó phần lớn các
doanh nghiệp chọn mô hình CTCP. Tình hình thực tế thay đổi và phát triển

3
nhanh chóng với hàng loạt các vấn đề pháp lý mới mẻ khiến cho hoạt động
nghiên cứu, đánh giá, tổng kết trở nên sôi động hơn. Những vấn đề tuy không
mới nhưng vẫn có tính thời sự, yêu cầu thực tiễn vẫn cần được giải quyết.
Trong 10 năm gần đây, tranh chấp kinh doanh, thương mại nói chung
và tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp nói riêng đã được khá nhiều công
trình khoa học đề cập đến. Tiêu biểu trong số đó là: Đào Văn Hội (2003), Giải
quyết tranh chấp kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận
án Tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội; Lê Quốc Hùng (2004), “Thương
lượng như thế nào để giải quyết tranh chấp có hiệu quả?”, Tạp chí Thương
mại (Số 35/2004); Đào Thị Xuân Lan (2004), Hòa giải trong giải quyết tranh
chấp kinh tế tại Tòa án Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà
Nội; Đặng Thị Bích Liễu (1998), Giải quyết tranh chấp bằng con đường
trọng tài, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Dương Nguyệt Nga (2007), “Các
phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo pháp luật
Việt Nam trong điều kiện kinh tế hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Tòa án
nhân dân (Số 16/2007); Phan Chí Hiếu (2006), “Thực trạng pháp luật giải
quyết tranh chấp kinh doanh ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước & pháp luật
(tháng 12/2006)…. Các công trình nghiên cứu nói trên hầu hết tập trung
nghiên cứu việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại nói chung chứ
chưa tập trung nghiên cứu sâu về các loại Tranh chấp pháp lý giữa các chủ thể
trong Công ty cổ phần.
Đề tài "Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty Cổ phần
tại Việt Nam" mà tác giả lựa chọn là Công trình nghiên cứu được thực hiện ở

cấp độ Luận văn Thạc sĩ Luật học nghiên cứu chuyên sâu về các loại tranh
chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần, quy định của pháp luật
về giải quyết tranh chấp pháp lý giữa các chủ thể trong Công ty Cổ phần và
hướng hoàn thiện cho các quy định lỗi thời.

4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Với quan điểm, tranh chấp là hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế thị
trường, chúng tôi thiết nghĩ không thể “triệt tiêu” những tranh chấp pháp lý
phát sinh giữa các cổ đông CTCP mà cần giải quyết những tranh chấp này
một cách hiệu quả nhất. Với các tiêu chí: tranh chấp phải được giải quyết
nhanh chóng, kịp thời; ưu tiên con đường giải quyết bằng hòa giải, thương
lượng; chi phí giải quyết tranh chấp thấp Giải quyết hiệu quả tranh chấp
kinh doanh thương mại nói chung và tranh chấp trong CTCP nói riêng sẽ hạn
chế được thiệt hại (thời gian, công sức) và uy tín, thương hiệu doanh nghiệp,
giảm thiệt thòi cho người lao động, cho người tiêu dùng nhằm tạo môi trường
kinh doanh cạnh tranh lành mạnh hơn.
Với mục tiêu đó, Đề tài đặt ra mục đích phân loại tranh chấp pháp lý
giữa các cổ đông trong CTCP ở Việt Nam, tìm hiểu các quy định pháp luật hiện
hành giải quyết tranh chấp, đồng thời đề xuất các giải pháp giải quyết hiệu
quả những tranh chấp đó. Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:
- Tổng quan về Công ty cổ phần và Tranh chấp pháp lý giữa các cổ
đông trong Công ty cổ phần.
- Thực tiễn giải quyết Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong
Công ty cổ phần.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết hiệu quả hơn những
Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Tranh chấp trong CTCP trên thực tế được lý giải bởi nhiều nguyên
nhân và được giải quyết thông qua nhiều con đường, tuy nhiên, trong phạm vi

Luận văn này, chúng tôi tập trung tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân các tranh
chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP. Tuy nhiên, Luận văn không đi
sâu tìm hiểu các quy tắc tố tụng được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự

5
năm 2004, hoặc Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 (vẫn đang có hiệu lực.
Vì Luật trọng tài Thương mại đã được Quốc hội ban hành, song kể từ
1/1/2011 mới có hiệu lực thi hành), cũng chưa có điều kiện khảo sát tình hình
thực tế của hiện tượng Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP.
Luận văn chỉ tập trung tìm hiểu, phân tích các nguyên nhân dẫn đến tranh
chấp từ thực tế, phân loại tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong công ty
cổ phần, đối chiếu với pháp luật thực định, đồng thời đề xuất các giải pháp
nhằm giải quyết có hiệu quả các tranh chấp này.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ đề tài đặt ra, Luận văn sử dụng phối hợp nhiều
phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành như: phương pháp lịch sử
phân tích, so sánh pháp luật, chứng minh, tổng hợp và một số phương pháp xã
hội học (Chương 1, Chương 2). Đồng thời, trong suốt quá trình nghiên cứu
chúng tôi sử dụng việc phân tích các tình huống cụ thể kết hợp với phương
pháp tổng kết thực tiễn để hoàn thành Luận văn (Chương 2, Chương 3).
6. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
Luận văn gồm 3 chương:
- Chƣơng I: Tổng quan về Công ty cổ phần và Tranh chấp pháp
lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần.
- Chƣơng II: Thực tiễn giải quyết Tranh chấp pháp lý giữa các cổ
đông trong Công ty cổ phần.
- Chƣơng III: Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết hiệu quả
hơn những Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần.





6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ TRANH CHẤP
PHÁP LÝ GIỮA CÁC CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN

1.1. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN THEO
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.1.1. Khái niệm Công ty cổ phần
Các Công ty cổ phần ở Việt Nam được hình thành từ ba nguồn: được
chuyển đổi từ doanh nghiệp quốc doanh sang CTCP (kéo dài từ 1992- tới
nay); được chuyển đổi và thành lập mới từ khu vực dân doanh trong nước;
được chuyển đổi hoặc thành lập mới từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Mô hình CTCP lần đầu tiên được quy định trong Luật Công ty 1990, đến Luật
Doanh nghiệp 1999 và đặc biệt là Luật Doanh nghiệp 2005 địa vị pháp lý của
loại hình Công ty này mới được hoàn thiện một cách căn bản.
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, Khoản 4 Điều 1 LDN 2005 quy định:
"Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao
dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích thực hiện hoạt động kinh doanh" [14].
Theo quy định tại Điều 77 LDN 2005:
- Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba
và không hạn chế số lượng tối đa;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh
nghiệp;


7
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người
khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều
84 của Luật này [14].
- Thêm nữa, theo LDN 2005, CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- CTCP có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
1.1.2. Đặc điểm của mô hình Công ty cổ phần
Công ty cổ phần có một số đặc điểm cơ bản và đặc trưng như sau:
* Trên phương diện pháp lý:
Công ty cổ phần là tổ chức kinh doanh, có tư cách pháp nhân độc lập,
được hưởng quy chế pháp lý của Nhà nước, độc lập và bình đẳng với các chủ
thể khác trước các cơ quan tư pháp. CTCP có vốn kinh doanh do nhiều người
đóng góp dưới hình thức cổ phần. Các cổ đông của CTCP hưởng quyền và
chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn góp. Trên thực tế, mệnh giá
cổ phần của CTCP thường được định giá thấp để có thể huy động được tối đa
mọi nguồn vốn trên thị trường và trong công chúng.
* Trên phương diện huy động vốn:
Công ty cổ phần có cơ chế huy động vốn linh hoạt, đây là đặc điểm
riêng có của loại hình doanh nghiệp này. Quy định pháp luật về tổ chức và
hoạt động của CTCP cho phép doanh nghiệp tạo điều kiện cho các tổ chức, cá
nhân có cơ hội đầu tư an toàn và có lãi. Việc mua cổ phiếu của CTCP không
chỉ đem lại cho cổ đông nguồn cổ tức mà còn thể tăng thu nhập nhờ sự tăng
giá trị của cổ phiếu khi công ty làm ăn có hiệu quả, các cổ đông còn được
hưởng ưu đãi trong việc mua những cổ phiếu mới phát hành của công ty trước
khi công ty phát hành rộng rãi ra công chúng. Đồng thời, việc mua bán cổ
phiếu tự do, dễ dàng, tạo thuận lợi cho những cổ đông muốn rút vốn hay đầu
tư thêm trong CTCP. Do đó, việc luân chuyển nguồn vốn trong công ty sẽ


8
được thực hiện nhanh chóng mà không ảnh hưởng nhiều đến tổ chức và hoạt
động của công ty. Mặt khác, các cổ đông còn có thể tham gia quản lý công ty
theo điều lệ của CTCP và được pháp luật bảo đảm.
* Trên phương diện sở hữu:
Công ty cổ phần là doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, chủ sở hữu
CTCP là các cổ đông của công ty. Thông thường, các cổ đông không trực tiếp
tham gia vào công việc quản lý, điều hành công ty, mà thông qua một bộ phận
là Hội đồng quản trị (HĐQT). Thông thường các cổ đông thực hiện quyền sở
hữu của mình thông qua việc nhận cổ tức, tham dự Đại hội đồng cổ đông
(ĐHĐCĐ) để quyết định các vấn đề mang tính chiến lược của công ty như:
thông qua Điều lệ của công ty, phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh,
báo cáo tài chính, bầu cử, ứng cử HĐQT và các chức danh quản lý công ty…
1.1.3. Cơ cấu tổ chức và quản trị của Công ty cổ phần
Tìm hiểu về Cơ cấu tổ chức và quản trị của Công ty cổ phần quy định
trong LDN 2005, để hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của các chức danh, cơ quan
quản lý trong CTCP, từ đó, thấy rõ mối liên hệ và sự tranh chấp pháp lý giữa
các cổ đông trong CTCP.
Điều 95 LDN 2005 quy định:
- Công ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; đối với công ty cổ phần có trên
mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu
trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát.
- Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là
người đại diện theo pháp luật của công ty được quy định tại Điều lệ
công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú
ở Việt Nam; trường hợp vắng mặt trên ba mươi ngày ở Việt Nam thì
phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều

9

lệ công ty để thực hiện các quyền và nhiệm vụ của người đại diện
theo pháp luật của công ty [14].
Có thể mô hình hóa cơ cấu tổ chức của CTCP như sau:













1.1.3.1. Đại Hội đồng cổ đông
Đại Hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền lực cao nhất trong CTCP
bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất
của CTCP.
Điều 96 LDN 2005 quy định các các quyền và nhiệm vụ của ĐHĐCĐ
như sau:
- Thông qua định hướng phát triển của công ty;
- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được
quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ
phần, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Ban Tổng Giám đốc/
Giám đốc

Các phòng ban
BAN KIỂM SOÁT

10
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm
soát;
- Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn
50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất
của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;
- Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều
chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng
cổ phần được quyền chào bán quy định tại Điều lệ công ty;
- Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
- Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
- Xem xét và xử lý các vi phạm của HĐQT, Ban kiểm soát gây thiệt
hại cho công ty và cổ đông công ty;
- Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp
và Điều lệ công ty.
Có thể nhận thấy LDN 2005 đã ghi nhận ĐHĐCĐ là cơ quan quyền lực
cao nhất trong CTCP qua việc quy định cho cơ quan này quyền quyết định
những vấn đề trọng yếu, mang tính sống còn của doanh nghiệp. Mặt khác,
ĐHĐCĐ là cơ quan tập hợp sự có mặt của tất cả các cổ đông có quyền biểu
quyết, do đó, có thể coi đây là tổ chức của những ông chủ công ty, do vậy
những người đầu tư vào công ty có quyền quyết định đối với tài sản của mình
là điều tất yếu.
1.1.3.2. Hội đồng quản trị
HĐQT do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền
nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty
không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.


11
Điều 108 LDN 2005 quy định HĐQT có các quyền và nhiệm vụ sau
đây:
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch
kinh doanh hằng năm của công ty;
- Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của
từng loại;
- Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được
quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo
hình thức khác;
- Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty;
- Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại Khoản1 Điều 91 LDN;
- Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và
giới hạn theo quy định của LDN hoặc Điều lệ công ty;
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có
giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong
báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn
quy định tại Điều lệ công ty, trừ hợp đồng và giao dịch quy định tại
khoản 1 và khoản 3 Điều 120 LDN;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng
đối với Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và người quản lý quan trọng
khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định mức lương và lợi ích
khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền
thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác,
quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó;
- Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý
khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;


12
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết
định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và
việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;
- Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp ĐHĐCĐ triệu
tập họp ĐHĐCĐ hoặc lấy ý kiến để ĐHĐCĐ thông qua quyết định;
- Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên ĐHĐCĐ;
- Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ
tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
- Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của LDN và Điều lệ công
ty.
Như vậy HĐQT là cơ quan nắm hầu hết các quyền quyết định liên quan
trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP, có thể coi HĐQT là
“đầu não” của công ty, đồng thời là cơ quan chịu trách nhiệm chính trước
ĐHĐCĐ về hiệu quả hoạt động của công ty.
Về nhiệm kỳ và số lượng thành viên HĐQT, LDN 2005 cũng quy định
rất rõ ràng đồng thời những quy định này đều mang tính mở, tạo điều kiện để
công ty tự quyết định cơ cấu quản lý phù hợp với tình hình thực tế của công
ty thông qua các quy định của điều lệ công ty. Cụ thể là: HĐQT có không ít
hơn ba thành viên, không quá mười một thành viên, nếu Điều lệ công ty
không có quy định khác. Số thành viên HĐQT phải thường trú ở Việt Nam do
Điều lệ công ty quy định. Nhiệm kỳ của HĐQT là năm năm. Nhiệm kỳ của
thành viên HĐQT không quá năm năm; thành viên HĐQT có thể được bầu lại
với số nhiệm kỳ không hạn chế.




13

1.1.3.3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong CTCP do HĐQT của công ty bổ
nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác đảm nhiệm. Trường hợp
Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp
luật thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của
công ty.
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh
doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách
nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm
vụ được giao. Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá năm
năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Một điểm
đáng lưu ý là Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty không được đồng thời
làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.
Điều 116 LDN 2005 quy định, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các
quyền và nhiệm vụ sau đây:
- Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng
ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của HĐQT;
- Tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT;
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của
công ty;
- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công
ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của HĐQT;
- Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong
công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám
đốc hoặc Tổng giám đốc;
- Tuyển dụng lao động;

14
- Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ
công ty và quyết định của HĐQT.
Có thể thấy rằng, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa
vụ như một người lao động của CTCP, do đó Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
cũng phải thực hiện hoạt động điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của
công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động
ký với công ty và quyết định của HĐQT. Đồng thời nếu điều hành trái với
quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công
ty.
1.1.3.4. Ban kiểm soát
Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra, đây là cơ quan khá đặc thù trong mô
hình CTCP, xuất phát từ đặc trưng của CTCP về cơ cấu vốn, hoạt động của
CTCP ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều chủ thể, do vậy cần có cơ chế kiểm soát
hoạt động của Công ty nói chung và của HĐQT cũng như Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc nói riêng.
Ban kiểm soát trong CTCP có từ ba đến năm thành viên nếu Điều lệ
công ty không có quy định khác; nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá năm
năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không
hạn chế.
Các thành viên Ban kiểm soát bầu một người trong số họ làm Trưởng
ban kiểm soát. Quyền và nhiệm vụ của Trưởng ban kiểm soát do Điều lệ công
ty quy định. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở
Việt Nam và phải có ít nhất một thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán
viên.

15
Trong trường hợp vào thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà Ban kiểm soát
nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì Ban kiểm soát đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục
thực hiện quyền và nhiệm vụ cho đến khi Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới được

bầu và nhận nhiệm vụ.
Qua nghiên cứu sơ bộ về tổ chức và quản trị trong CTCP có thể nhận
thấy: Tổ chức và quản trị trong CTCP là một hệ thống các thiết chế, theo đó
việc tổ chức, điều hành các hoạt động trong công ty được thực hiện trên cơ sở
phân định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các cổ đông, HĐQT, người quản
lý điều hành và những người có quyền và lợi ích liên quan. Công tác quản trị
CTCP bao gồm các phương pháp được áp dụng theo trình tự thủ tục nhất định
nhằm đảm bảo tổ chức và hoạt động của công ty một cách hiệu quả nhất.
LDN 2005 là văn bản pháp lý quy định khá chi tiết về mô hình CTCP, tuy vậy
các quy định liên quan đến tổ chức và quản trị trong CTCP vẫn được quy định
theo hướng mở, tôn trọng ý chí và sự thống nhất của các cổ đông trong Điều
lệ công ty trên cơ sở tuân thủ những quy định chung của LDN 2005.
1.1.4 Những lợi ích của cổ đông trong hoạt động đầu tư tại CTCP:
Cổ đông: người mua cổ phần để hùn vốn vào CTCP được gọi là cổ
đông. Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức, trừ những trường hợp bị cấm
theo Điều 13 LDN 2005: (i) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang
nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để
thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; (ii) Các đối tượng không được góp
vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Cổ phiếu: mỗi cổ đông có thể mua một hoặc nhiều cổ phiếu, số lượng
cụ thể đôi khi bị hạn chế bởi điều lệ công ty hoặc bởi pháp luật (ví dụ hạn chế
đối với các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của công ty trong nước).
Chứng chỉ xác nhận số lượng cổ phần đó do công ty cấp cho cổ đông được
gọi là cổ phiếu. Cổ phiếu có những nội dung nhất định như: (i) tên, địa chỉ, trụ

16
sở chính, số, ngày cấp giấy chứng nhận ĐKKD của CTCP phát hành cổ phiếu,
(ii) số lượng cổ phần, loại cổ phần, (iii) mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh
giá cổ phần ghi trên cổ phiếu, (iv) tóm tắt về thủ tục chuyển nhượng cổ phần,
(v) số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông, (vi) ngày phát hành, chữ ký của người

đại diện theo pháp luật và dấu của công ty, (vii) cổ phiếu có thể ghi tên cổ
đông (cổ phiếu ghi danh) hoặc không ghi tên cổ đông Khoản 1 Điều 85 LDN
2005. Cổ phiếu có thể là chứng chỉ cấp cho từng cổ đông, cũng có thể chỉ là
bút toán ghi sổ, nếu chứng chỉ này có sai sót, bị hư hại hoặc bị mất, cổ đông
không bị mất quyền vì các sự cố này và có thể yêu cầu công ty cấp lại cổ
phiếu Khoản 2 và Khoản 3 Điều 85 LDN 2005. Công ty có thể bán cổ phần
mà không phát hành cổ phiếu, trong trường hợp này thông tin về cổ đông tại
sổ đăng ký là bằng chứng đủ để chứng thực cổ đông đó có cổ phần trong công
ty Khoản 2 Điều 86 và Khoản 4 Điều 87 LDN 2005.
Loại cổ phần:
- Cổ phần phổ thông (tự do chuyển nhượng, mỗi cổ phần có một phiếu
biểu quyết)
- Cổ phần ưu đãi:
(i) cổ phần ưu đãi biểu quyết áp dụng cho cổ đông sáng lập và
các tổ chức được Chính phủ ủy quyền, Khoản 3 Điều 78 và Điều
81 LDN 2005
(ii) cổ phần ưu đãi cổ tức Điều 82 LDN 2005
(iii) cổ phần ưu đãi hoàn lại Điều 83 LDN 2005.
Cổ phần phổ thông không thể được chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi.
Ngược lại, hết 3 năm kể từ ngày công ty được Cấp giấy chứng nhận ĐKKD,
cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập được chuyển đổi thành cổ
phần phổ thông, các cổ phần ưu đãi khác cũng có thể được chuyển đổi thành

17
cổ phần phổ thông theo quyết định của ĐHĐCĐ Khoản 3, Khoản 6 Điều 78
LDN 2005.
Khoản 5 Điều 78 LDN 2005 pháp luật bảo đảm quyền bình đẳng giữa
các cổ đông nắm giữ cùng một loại cổ phần, theo đó, mỗi cổ phần của cùng
một loại đều tạo ra các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau đối với cổ đông
chiếm hữu chúng. Tuy nhiên, cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi có thể có

những quyền lợi và nghĩa vụ khác với cổ đông. Ví dụ: được ưu đãi về phiếu
biểu quyết, được trả cổ tức (lợi nhuận hàng năm chia cho từng cổ từng cổ
phần) ổn định hoặc cao hơn mức trả cho cổ phần phổ thông, hoặc được quyền
yêu cầu công ty hoàn lại vốn góp theo các điều kiện đã thỏa thuận Điều 81,
Điều 82 và Điều 83 LDN 2005. Tuy nhiên, có được những ưu đãi đó, quyền
cổ đông của những cổ đông này cũng bị hạn chế, ví dụ như cấm chuyển
nhượng đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết tại ĐHĐCĐ, mất quyền đề cử
người vào HĐQT và BKS trong công ty Khoản 3 Điều 82 và Khoản 3 Điều
83 LDN 2005.
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông theo LDN 2005
Quyền của cổ đông:
(i) Quyền được xác nhận đã góp vốn cổ phần,
(ii) Quyền tự do chuyển nhượng, cho tặng, để thừa kế hoặc bán
cổ phần,
(iii) Quyền dùng cổ phần làm tài sản thế chấp, vay vốn khi cần
thiết,
Quyền được chia lãi từ cổ phần đã góp (nhận cổ tức),
(iv) Quyền được có thông tin về tình hình kinh doanh của Công
ty,
(v) Quyền dự họp và biểu quyết tại ĐHĐCĐ,

18
(vi) Quyền ưu tiên mua cổ phần khi công ty phát hành cổ phiếu
mới,
(vii) Quyền buộc công ty mua lại cổ phần trong những trường
hợp lợi ích của cổ đông có thể bị vi phạm nghiêm trọng.
* Quyền được xác nhận cổ phần đã góp:
Khi góp vốn, cổ đông mất quyền sở hữu đối với tài sản dùng làm vốn
góp, song nhận lại quyền hưởng lợi và các quyền khác từ cổ phần. Các cổ
đông không phải là đồng sở hữu khối tài sản của công ty, không thể tự ý định

đoạt về tài sản đã góp. Chứng thực về cổ phần của một cổ đông được thể hiện
qua cổ phiếu và sổ đăng ký Điều 85, Điều 86 và Điều 87 LDN 2005. Cổ phiếu
phát cho từng cổ đông có thể có sai sót, bị hư hỏng, bị mất; song thông tin tại
Sổ đăng ký cổ đông đủ để minh chứng về quyền lợi của cổ đông Khoản 2
Điều 85 và Khoản 4 Điều 87 LDN 2005.
* Quyền tự do chuyển nhượng cổ phần:
Đây là một đặc trưng cơ bản trong CTCP được nhắc lại nhiều lần tại
Khoản 1 Điều 77, Khoản 1 Điều 79 và Khoản 5 Điều 85 LDN 2005. Tuy
nhiên, quyền này bị hạn chế một phần đối với cổ phần phổ thông của cổ đông
sáng lập. Cụ thể Khoản 5 Điều 84 cổ đông sáng lập có thể tự do chuyển
nhượng cổ phần phổ thông của mình cho các cổ đông sáng lập khác, song chỉ
được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được
ĐHĐCĐ chấp thuận.
* Quyền được hưởng cổ tức:
Khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt, bằng cổ
phần của công ty hoặc bằng các tài sản khác từ nguồn lợi nhuận của công ty
sau khi đã thực hiện nghĩa vụ tài chính được gọi là cổ tức Khoản 9 Điều 4
LDN 2005. Mức cổ tức hàng năm cho từng loại cổ phần do ĐHĐCĐ thường
niên quyết định Điểm b, Khoản 2, Điều 96 LDN 2005. Dựa trên quyết định

19
của ĐHĐCĐ, HĐQT lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức
cổ tức được trả đối với từng cổ phần và thông báo về việc trả cổ tức đến tất cả
các cổ đông Khoản 3 Điều 93 LDN 2005.
* Quyền ưu tiên mua cổ phần mới:
Cổ đông phổ thông có quyền được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán
tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty Điểm c
Khoản 1 Điều 79 LDN 2005. Thông thường loại cổ phần và tổng số cổ phần
được quyền chào bán của từng loại do ĐHĐCĐ quyết định (với sự chấp thuận
của 75% phiếu biểu quyết) Điểm b Khoản 3 Điều 104 LDN 2005. Trong số cổ

phần được quyền chào bán đã do ĐHĐCĐ quyết định, HĐQT phải ưu tiên
chào bán cho các cổ đông hiện hữu của công ty. Cổ đông có thể sử dụng
quyền ưu tiên mua (tức là đăng ký mua số cổ phần được ưu tiên chào bán)
hoặc bán quyền ưu tiên đó cho người khác Điểm b, c Khoản 2 Điều 87 LDN
2005. Nếu các cổ đông không đăng ký mua hoặc thực hiện góp vốn như cam
kết, HĐQT có thẩm quyền quyết định chào bán số cổ phần đó Điểm c Khoản
2 LDN 2005.
* Quyền được thông tin:
Cổ đông được quyền xem xét, tra cứu, trích lục các thông tin từ danh
sách cổ đông, có quyền biểu quyết, xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chép
Điều lệ công ty, sổ biên bản và các quyết nghị của ĐHĐCĐ Điểm đ, e Khoản
1 Điều 79 LDN 2005. Ngoài ra cổ đông được thông báo tóm tắt nội dung báo
cáo tài chính hàng năm của công ty Khoản 2 Điều 129 LDN 2005. Cổ đông
cũng có thể xem hoặc sao chép báo cáo tài chính hàng năm của Công ty tại cơ
quan ĐKKD Khoản 3 Điều 129 LDN 2005. Nếu muốn biết nhiều thông tin
chi tiết hơn, ví dụ xem xét, trích lục sổ biên bản và các quyết nghị của HĐQT,
báo cáo tài chính giữa năm và hàng năm của công ty, báo cáo của BKS, cổ

×