Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

TÌNH HUỐNG VỀ TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY TNHH YAZAKI EDS VIỆT NAM.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.7 KB, 7 trang )

Mục Lục
Trang
I. Tổng quan về tranh chấp trong Doanh nghiệp có vốn FDI. 2
II. Tình huống về tranh chấp. 3
III. Nhận xét. 4
IV. Kết luận. 6
Tài liệu tham khảo 7
1
TÌNH HUỐNG VỀ TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY
TNHH YAZAKI EDS VIỆT NAM.
I. Tổng quan về tranh chấp.
1. Khái niệm và bản chất của tranh chấp.
Tranh chấp là một phạm trù chỉ các xung đột hoặc mâu thuẫn giữa các
cá nhân (tập thể) này với các cá nhân (tập thể) khác về mặt lợi ích dẫn tới
việc tranh giành lẫn nhau và thường đòi hỏi phải có sự can thiệp của bên thứ
ba để giải quyết mâu thuẫn, xung đột đó. Tuy nhiên, không phải xung đột,
mâu thuẫn nào cũng trở thành tranh chấp mà chỉ có những xung đột, mâu
thuẫn mà bản thân các đương sự có nhận thức khác nhau, cố gắng tranh
giành với nhau để đạt được mục đích của họ mới được gọi là tranh chấp.
2. Quản trị tranh chấp trong doanh nghiệp có vốn FDI.
Quản trị tranh chấp là quá trình các nhà quản trị thường xuyên dự
đoán khả năng có thể xảy ra các tranh chấp, quy mô và mức độ của nó, theo
dõi diễn biến của cuộc tranh chấp, tìm ra các nguyên nhân gây ra tranh chấp,
trên cơ sở đó đề xuất và lựa chọn các giải pháp xử lý sao cho nhanh chóng
và ít thiệt hại nhất.
3. Phân loại tranh chấp trong doanh nghiệp có vốn FDI.
- Căn cứ vào số lượng của chủ thể tranh chấp có:
+ Tranh chấp giữa các cá nhân người lao động với nhau.
+ Tranh chấp giữa các nhóm người lao động với nhau.
+ Tranh chấp giữa cá nhân và nhóm người lao động.
- Căn cứ vào lĩnh vực tranh chấp:


+ Tranh chấp về lao động.
+ Tranh chấp về tài chính.
+ Tranh chấp về chuyển giao công nghệ.
+ Tranh chấp về quyền lực trong bộ máy quản trị.
+ Tranh chấp về hợp đồng.
- Căn cứ vào các giai đoạn hoạt động của DN:
+ Tranh chấp trong quá trình vận hành.
+ Tranh chấp trong giai đoạn kết thúc.
2
II. Tình huống về tranh chấp.
“Được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 1995,
Công ty TNHH Yazaki EDS Việt Nam (YEV) là doanh nghiệp có 100% vốn
Nhật Bản, chuyên sản xuất hệ thống dây dẫn điện dùng cho xe hơi. Đến nay,
YEV đã thu hút khoảng 7.000 công nhân lao động đang làm việc tại nhà máy
ở Dĩ An và một phân xưởng ở Mỹ Phước (Bến Cát). 80% lao động hiện đang
làm việc cho YEV là công nhân nữ.
Vào ngày 13/02/2008 hơn 5.000 công nhân của công ty TNHH Yazaky
đã đồng loạt ngừng làm việc tập thể, yêu cầu được tăng lương và một số chế
độ phụ cấp khác.
Theo phản ánh của công nhân, hiện tại công ty đang áp dụng 2 ca làm
việc là ca sáng và ca đêm với cường độ làm việc khá cao. Thậm chí trước mỗi
ca, công nhân thường phải vào làm trước giờ quy định từ 10 - 15 phút. Đã có
một số trường hợp công nhân bị ngất trong quá trình làm việc. Từ ngày
1/1/2008, tuy công ty đã áp dụng mức lương mới theo quy định của Chính
phủ, nhưng lại cắt giảm một số chế độ phụ cấp khác như tiền nặng nhọc…
Theo nhiều công nhân, mức thu nhập trung bình từ 1,1 - 1,2 triệu
đồng/tháng là không đủ trang trải sinh hoạt. Công ty áp dụng phụ cấp thâm
niên chưa rõ ràng, nhiều cán bộ quản lý có thái độ thiếu tôn trọng công nhân,
cán bộ y tế còn thiếu trách nhiệm, bữa ăn ca không đủ dinh dưỡng để làm
việc. Chế độ thai sản chưa đúng theo luật quy định, nhiều nữ công nhân nuôi

con nhỏ dưới một tuổi vẫn phải tăng ca...
Theo đó, công nhân yêu cầu được tăng lương cơ bản và các phụ cấp
thâm niên, nặng nhọc. Yêu cầu các cán bộ quản lý không được chửi mắng
công nhân, yêu cầu thay cán bộ y tế. Sau khi công nhân đình công, lãnh đạo
BQL KCN&KCX Hải Phòng phối hợp với tổ chức công đoàn xuống giải
quyết. Tuy nhiên, trong buổi sáng ngày 13/02/2008, hai bên vẫn chưa tìm
được tiếng nói chung: Công nhân vẫn tập trung ngoài cổng công ty và tiếp
tục nêu ý kiến, thậm chí một số công nhân còn có những lời nói quá khích.
Đại diện giới chủ phía Nhật Bản cũng chưa có câu trả lời về những
3
kiến nghị của công nhân. Được biết trước đó khoảng 1 tháng, công nhân ở
đây đã rục rịch đình công yêu cầu được tăng lương và các khoản phụ cấp,
công ty hứa sẽ giải quyết, nhưng từ đó đến nay vẫn chưa có tiến triển gì, nên
những công nhân này đã ngừng làm việc để phản đối.
Đến ngày 18/02/2008, sau những ngày đình công, phần lớn công nhân
của công ty TNHH Yazaki đã đi làm trở lại.
Theo đó, phần lớn các kiến nghị của NLĐ đã được công ty giải quyết:
Công ty đồng ý tăng lương cơ bản từ 900.000đ lên 960.000đ /người/ tháng;
tăng tiền đi lại từ 150.000 đ lên 200.000đ/ tháng; lập ban giám sát, xem xét
đổi nhà cung cấp dịch vụ nấu ăn; tiền thâm niên công tác của NLĐ sẽ được
tính vào lương cơ bản…
Chiều 18/02/2008, BCH CĐ công ty Yazaki đã có cuộc họp rút kinh
nghiệm từ vụ đình công vừa qua với sự tham dự của LĐLĐ TP.Hải Phòng và
CĐ BQL KCN&KCX Hải Phòng.”
III. Nhận xét.
Quá trình sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn FDI
thường xảy ra các mâu thuẫn và xung đột về mặt quyền lợi và nghĩa vụ giữa
người lao động, tập thể lao động và bên sử dụng lao động. Những tranh chấp
này gắn liền với quyền lợi và trách nhiệm của các bên. Vì thế tranh chấp lao
động làm thiệt hại đến lợi ích của tất cả các bên, nhất là tranh chấp lao động

tập thể. Nó tác động xấu đến quá trình sản xuất kinh doanh và trật tự an ninh
của toàn xã hội.
Ở trên là tình huống tranh chấp về lao động giữa tập thể người lao
động với doanh nghiệp trong vấn đề về thực hiện hợp đồng lao động lao
động và thoả ước lao động tập thể trong việc trả lương, thưởng, giờ làm việc,
nghỉ ngơi của người lao động… Nguyên nhân dẫn đến việc nảy sinh tranh
chấp ở tình huống trên là rất nhiều. nhưng ở đây ta chỉ phân tích trên một vài
khía cạnh chủ yếu sau:
4
1. Nguyên nhân khách quan:
Trong vài năm gần đây Việt Nam có đà tăng trưởng cao, trung bình
gần 8%/năm. Thế nhưng tỷ lệ lạm phát cũng đã vượt mức cho phép, chỉ số
giá tiêu dùng ngày càng tăng mạnh. Vì vậy, với mức thu nhập trung bình từ
1,1 đến 1,2 triệu đồng/tháng không thể đủ để trang trải cho cuộc sống hiện
nay. Hơn nữa, gần đây thiên tai xảy ra liên miên, giá lương thực, thực phẩm
cũng theo đó mà leo cao. Trên thế giới, giá dầu ngày một tăng, đồng đô la
sụt giảm cũng tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam mà người tiêu dùng
là nạn nhân trực tiếp.
2. Nguyên nhân chủ quan.
2.1. Từ phía công ty.
- Mặc dù họ đã biết những khó khăn hiện tại của người lao động, khi
công nhân của công ty có kiến nghị đòi tăng lương, tăng khoản phụ cấp thế
nhưng công ty vẫn cố tình lờ đi, lảng tránh trách nhiệm.
- Tuy công ty vẫn tăng mức lương theo quy định của Chính Phủ Việt
Nam nhưng lại cắt giảm các khoản phụ cấp khác một cách vô cớ. Cường độ
làm việc của công nhân quá cao, thậm chí còn kéo dài thời gian làm việc của
họ. Công ty áp dụng phụ cấp thâm niên chưa rõ ràng, Chế độ thai sản chưa
đúng theo luật quy định, nhiều nữ công nhân nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi vẫn
phải tăng ca...
- Nhiều cán bộ quản lý có thái độ thiếu tôn trọng công nhân, cán bộ y

tế còn thiếu trách nhiệm, bữa ăn ca không đủ dinh dưỡng để làm việc…
2.2. Từ phía người lao động.
- Phần lớn công nhân vừa rời khỏi ghế trưòng phổ thông trung học, rời
khỏi nông thôn, thiếu sự hiểu biết về các quy định của pháp luât lao động vì
thế đã dẫn đến tình trạng quá khích phát sinh tranh chấp.
5

×