Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Đặc trưng tiểu thuyết thế sự Ma Văn Kháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
___________________



Trần Thị Phi Nga






ĐẶC TRƯNG TIỂU THUYẾT THẾ SỰ CỦA
MA VĂN KHÁNG



Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34



LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC


Người Hướng Dẫn Khoa Học:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ THANH XUÂN








Thành phố Hồ Chí Minh – 2008.
LỜI CẢM ƠN

Trước hết, cho tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy
PGS.TS
NGUYỄN THỊ THANH XUÂN
đã dành thời gian và công sức tận tình
hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin gởi lời cảm ơn đến các quí Thầy Cô trong Hội đồng chấm luận
văn đã dành thời gian đọc và đóng góp ý kiến giúp cho bài luận văn được
hoàn chỉnh hơn.

Cho tôi gởi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Sư Phạm TP.Hồ
Chí Minh. Quí thầy cô đã tham gia giảng dạy tôi trong suốt khóa học qua.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình cũng như những lời động
viên của Ban giám hiệu và đồng nghiệp đã dành cho tôi t
rong suốt thời gian
tôi tham gia khóa học này.
Trong quá trình viết luận văn này, khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc .

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2008.
Trần Thị Phi Nga



MỞ ĐẦU

1 - Lí do chọn đề tài:
Vào những năm 60, Ma Văn Kháng, một bút danh lạ, đã gây cho người đọc sự chú ý đặc
biệt. Trong số các nhà văn hiện đại Việt Nam, ông là người có thời gian gắn bó với miền đất
vùng biên ải khá dài (22 năm (1954 - 1976) ông sống và làm việc ở vùng miền núi Lào Cai -
mảnh đất mà ông xem như quê hương thứ hai của mình). Văn nghiệp của ông chủ yếu tập trung
vào hai mảng đề tài chính là: cuộc sống của người dân vùng biên ải phía Bắc và cuộc sống
thành thị đầy rẫy sự phức tạp của miền xuôi sau những năm
1975. Từ tác phẩm đầu tay Phố cụt
- truyện ngắn mở đầu văn nghiệp của Ma Văn Kháng in trên tuần báo Văn Nghệ số 136 ngày
3/3/1961 đến nay, ông đã đóng góp cho văn học hiện đại Việt Nam hơn một trăm truyện ngắn
(khảo sát trong 4 tập “Truyện ngắn Ma Văn Kháng” của n
hà xuất bản Công An nhân dân -
2003), 12 cuốn tiểu thuyết và một số tác phẩm viết cho thiếu nhi…
Cùng với các nhà văn hiện đại, các sáng tác của Ma Văn Kháng vừa khẳng định sự thành
công trong văn nghiệp của ông, vừa khẳng định vai trò của ông trong việc góp phần vào sự đổi
mới của văn xuôi nghệ thuật nước ta. Với số lượng tác phẩm khá nhiều, đề cập đến nhiều vấn
đề của cuộc sống người dân m
iền núi và cuộc sống thành thị miền Bắc sau những năm 1975,
tác phẩm của Ma Văn Kháng đã thu hút được sự quan tâm của giới phê bình và bạn đọc. Phong
phú về vốn sống, cũng như ngôn ngữ, trong các tác phẩm của mình, Ma Văn Kháng luôn xen
cài vào những dòng triết lí sâu xa về con người, về lẽ sống ở đời.
Để hiểu một cách sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về Ma Văn Kháng, thiết nghĩ cần tìm hiểu
những đặc sắc nghệ thuật trong các tác phẩm của ông một cách toàn diện và có hệ thống. Ở đây
chúng tôi chọn khảo sát mảng tiểu thuyết của ông cũng nhằm mục đích đó.
2 - Lịch sử vấn đề:
Về mảng tiểu thuyết,

Ma Văn Kháng cũng đã gặt hái được khá nhiều thành công. Ông đã
đạt được một số giải thưởng danh dự. Với tiểu thuyết “M
ùa lá rụng trong vườn”, Ma Văn
Kháng đã đạt giải thưởng văn học ASEAN năm 1998, giải thưởng Nhà nước về văn học và đã
được dựng thành phim. Và ông đã nói về tác phẩm của mình khi nó bước vào lĩnh vực điện ảnh
rằng: “Cái mừng lớn là dù “Mùa là rụng trong vườn” đã qua 16 năm, nhưng các vấn đề đề cập
trong t
ác phẩm vẫn không phải là cũ đối với cuộc sống hiện nay” [34].
Một số tiểu thuyết của Ma Văn Kháng cũng tạo được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu,
phê bình. Khi nói về tiểu thuyết “Đồng bạc trắng hoa xòe”, tác giả Trần Đăng Suyền cho rằng
“Ma Văn Kháng, bằng hình tượng nghệ thuật, đã chứng minh rằng đồng bào các dân tộc ít
người, mặc dù bị chìm đắm trong đau khổ, tăm tối nhưng đều có mầm sống, khả năng cách
mạng” [65, tr.13]. Nhưng khi nhận xét về mặt hạn chế của tiểu thuyết này tác giả cũng đưa ra
những nhận xét rõ ràng. Ông cho rằng “Đọc Đồng bạc trắng hoa xòe, tôi nghĩ, với những tư
liệu phong phú như vậy, Ma Văn Kháng có thể viết hay hơn. Đáng tiếc, tác phẩm của anh còn
bộc lộ một số th
iếu sót” [65, tr.14]. Và Trần Đăng Suyền cũng chỉ ra những thiếu sót cụ thể là
“chúng ta có thể nhận ra cái lúng túng của Ma Văn Kháng ngay ở một trăm trang đầu tiểu
thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe. Nó không ăn nhập lắm với những chương sau” [65, tr.14]. Hơn
nửa, về khả năng xây dựng nhận vật – một vấn đề sống còn của tiểu thuyết, thì M
a Văn Kháng
vẫn chưa thực sự nổi trội, bởi “nhiều nhân vật trong Đồng bạc trắng hoa xòe có hiện tượng
hành động lấn át tâm lý. Cái mà ai đó gọi là khám phá con người trong con người, là phép biện
chứng tâm hồn, anh chưa làm được bao nhiêu” [65, tr. 16].
Về cách xây dựng nhân vật trong Đồng bạc trắng hoa xòe, Trần Đăng Suyền nhận xét: “có
những nhân vật được Ma Văn Kháng xây dựng khá công phu” [65, tr. 12]. Còn khi nói về cách
xây dựng nhân vật nói chung, thì Lã Nguyên đã nhấn mạnh: “…nhân vật của Ma Văn Kháng
dù phức tạp đến đâu, có những biểu hiện phong phú như thế nào, sau khi tiếp xúc, ta có thể
nhận diện được ngay nhân vật ấy thuộc hạng người nào, cao thượng hay đê tiện, độc ác hay
nhân từ, ích kỉ hay hảo tâm…” [35, tr.5]. Về những nhân vật trí thức trong tiểu thuyết Ma Văn

Kháng, tác giả Lý Ho
àn Thục Trâm nhận xét rằng: “Qủa thật, Ma Văn Kháng là một trong số ít
những nhà văn đương đại rất tâm đắc với nhân vật n
gười trí thức. khi người đọc bắt đầu có
phần hoa mắt với chân dung đặc tả của người chiến sĩ trong đời sống hậu chiến hay người
nông dân trong giai đoạn đô thị mới nông thôn nhan nhãn trong hàng loạt tiểu thuyết; thì
người trí thức của Ma Văn Kháng tuy đôi khi chỉ mới ở mức những bức kí họa sơ sài nhưng đã
đem lại một hứng thú nhất định” [
79]. Và khi “gặp gỡ người trí thức trong tiểu thuyết Ma Văn
Kháng, người đọc không tránh khỏi những xúc cảm bâng khuâng nhẹ nhàng của sự thanh lọc
tâm hồn” [79 ].
Người phụ nữ đời nào cũng vậy, là tặng phẩm tuyệt diệu của tạo hóa, nhưng sự phản ánh
họ trong văn học - cái nhìn nghệ thuật của nhà văn thì mỗi thời mỗi khác, mỗi người mỗi khác.
Trong sáng tác của Ma Văn Kháng nói c
hung, nhân vật nữ xuất hiện khá nhiều và chiếm được
cảm tình của không ít độc giả. Trong tiểu thuyết của ông, nhân vật nữ cũng được xây dựng khá
công phu. Đúng như tác giả Nguyễn Nguyên Thanh nhận xét: “Viết về người phụ nữ nhan sắc,
Ma Văn Kháng có khả năng khám phá tinh tế và sắc sảo”. Đào Đồng Điện cho rằng: “nhà văn
Ma Văn Kháng khi làm một cuộc đột phá vào mảng đề tài gia đình, ông gần như giao phó hoàn
toàn chủ đề cho các nhân vật nữ”.
Nhận xét về nhóm tiểu thuyết viết về đề tài miền núi, tác giả Nguyễn Ngọc Thiện cho
rằng: “Cuốn tiểu thuyết Gió rừng (1977), Đồng bạc trắng hoa xòe (1980), Vùng biên ải (1983)
viết sau các tập truyện ngắn về miền núi, là một sự hội tụ, kết tinh cao độ vốn sống về con
người và cuộc sống miền núi, mà ông tích lũy suốt hơn 20 năm gắn bó với nó. Người đọc có thể
tìm thấy những bức tranh si
nh động, những chuyện, những con người và con đường của người
dân tộc thiểu số đã tìm tòi để hòa nhập vào cộng đồng các dân tộc ở Việt nam như thế nào.
Khát vọng sống trong độc lập và tự do, lịch sử đấu tranh đau thương mà anh dũng, quả cảm,
đời sống t
hường nhật, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, nếp sống, nếp nghĩ của các dân tộc

anh em trên dải đất Tây Bắc liền kề biên giới phía Bắc được miêu tả khá đậm đà”. Không chỉ
thành công ở mảng tiểu thuyết viết về đề tài miền núi, sau những năm 80, khi bước vào thời kì
đổi mới, Ma Văn Kháng lại cho ra đời hàng loạt tiểu thuyết đời tư - thế sự như Mưa mùa hạ
(1982), Mù
a lá rụng trong vườn (1985), Đám cưới không có giấy giá thú (1989)… “Với nhãn
quan tinh tế, thái độ bao dung và tấm lòng nhân ái, ông chăm chú đến những cảnh sinh hoạt
đời thường, những quan hệ, những cách ưng xử phô bày sự lựa chọn theo lợi ích cá nhân của
đời sống bị chi phối bởi kinh tế thị trường”[ 79 ].
Tóm lại, có khá nhiều ý kiến về tiểu thuyết của M
a Văn Kháng, nhưng cho đến nay vẫn
chưa có một công trình tập trung đánh giá chuyên sâu và khái quát về đặc trưng tiểu thuyết thế
sự của Ma Văn Kháng. Luận văn của chúng tôi sẽ cố gắng để góp một phần nhỏ vào việc khắc
phục khoảng trống này.
3 - Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Vận dụng lý thuyết về thể loại, luận văn của chúng tôi sẽ khảo sát sâu về những đặc
trưng của tiểu thuyết thế sự của M
a Văn Kháng, tập trung vào những tác phẩm: Mưa mùa hạ
(1982), Mùa lá rụng trong vườn (1985), Đám cưới không có giấy giá thú (1989), Ngược
dòng nước lũ (1998), Gặp gỡ ở La Pan Tẩn

(1999) qua hai phương diện nội dung và nghệ
thuật, từ đó xác định phong cách sáng tác của nhà văn và sự đóng góp của ông đối với tiểu
thuyết nói riêng và văn xuôi hiện đại Việt Nam nói chung.
Về mặt tư liệu, chúng tôi chọn khảo sát toàn bộ tiểu thuyết Ma Văn Kháng, trong đó
phân tích tập trung những tác phẩm về đề tài thế sự mà chúng tôi cho là tiêu biểu, có so sánh
với một số truyện ngắn của ông. Bên cạnh đó, khi khảo sát về hệ thống đề tài, chúng tôi cũng
liên hệ tới những tác phẩm khác của một số tác giả khác cùng nằm trong hệ đề tài đó để tìm ra
nét riêng trong thể hiện của Ma Văn Kháng.
4 - Phương pháp nghiên cứu:
Xuất phát từ yêu cầu của đối tượng và mục đích nghiên cứu, luận văn vận dụng một số

phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử - phát sinh được sử dụng để làm rõ sự ra đời và phát
triển của tiểu thuyết Ma Văn Kháng trong tương quan với hoàn cảnh xã hội, văn học .
- Phương pháp so sá
nh để khu biệt những đặc trưng của tiểu thuyết Ma Văn Kháng bên
cạnh tiểu thuyết của những nhà văn cùng thời.
- Vận dụng những hiểu biết về thi pháp học hiện đại kết hợp với cảm thụ truyền thống để
khảo sát và nhận định tác phẩm theo quan niệm, hiểu biết của m
ình. Dựa vào những nhận xét,
nghiên cứu của những người đi trước để có cái nhìn toàn diện hơn về tác phẩm.
- Ngoài ra các thao tác thống kê, phân tích, tổng hợp, giải thích được vận dụng trong toàn
văn bản.
5 - Đóng góp của luận văn:
Tập trung nghiên cứu nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, luận văn nhằm:
- Tìm hiểu đặc trưng tiểu thuyết Ma Văn Kháng, tập trung ở mảng đề tài thế sự.
- Đánh giá những đóng góp của Ma Văn Kháng trong quá trình phát triển, đổi mới của
văn xuôi Việt Nam.
6 - Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần Mở đầu (6 trang) và phần Kết luận (3 trang), luận văn được tổ chức thành 3
chương như sau:
- Chương 1: Tiểu thuyết và khái quát về tiểu thuyết Ma
Văn Kháng (42 trang).
- Chương 2: Tiểu thuyết thế sự của Ma Văn Kháng: Cảm hứng nghệ thuật và loại hình
nhân vật (49 trang).
- Chương 3: Tiểu thuyết thế sự của Ma Văn Kháng: Các đặc trưng nghệ thuật (54 trang).
Tài liệu tham
khảo (6 trang)






Chương 1
TIỂU THUYẾT VÀ KHÁI QUÁT VỀ TIỂU THUYẾT
MA VĂN KHÁNG

1.1. Tiểu thuyết:
1.1.1. Khái niệm:
Vào nửa sau thế kỉ XVIII, đặc biệt là trong thế kỉ XIX, ở Phương Tây, tiểu thuyết đã xuất
hiện như một thể loại văn học chủ đạo, như chiếc máy cái của mọi nền văn học phát triển. Sự
tác động của tiểu thuyết vào đời sống tinh thần của toàn xã hội rất

mạnh mẽ. Điều đó không
phải ngẫu nhiên mà bởi so với các thể loại khác, tiểu thuyết có khả năng phản ánh rộng lớn
trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống và đi sâu vào những diễn biến phức tạp của tâm hồn
con người. Hơn thế, tiểu thuyết còn là thể văn cho phép nhà văn bộc lộ hết khả năng sáng tạo
của mình một cách tự do và thoải m
ái.
Vậy “Tiểu thuyết là gì?”. Về điều này, chúng ta có thể trả lời bằng vô số những định
nghĩa khác nhau. Phần lớn các định nghĩa đều chịu ảnh hưởng của quan niệm về tiểu thuyết
giống cuộc đời, nghĩa là giống sự thực, nhưng cũng có người cho rằng “tiểu thuyết phải tạo ra
những cái gì không có thực. Có văn phái cho rằng t
iểu thuyết trước hết phải là một câu chuyện
tưởng tượng có đầu, có đuôi hẳn hoi (tất nhiên phải có cả khúc giữa). Văn phái khác lại không
câu nệ trong lề lối như thế; với họ, đã đành tiểu thuyết là một câu chuyện tưởng tượng xếp đặt
rồi, nhưng cần phải linh hoạt và phức tạp như cuộc đời, như sự sống mà sự sống t
hì không có
khuôn phép gì nhất định cả” [56, tr.85].
Định nghĩa ngày nay về tiểu thuyết là: “Tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh
hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận

của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt
giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [64,

tr.277].
Tuy nhiên, tiểu thuyết là một “phạm trù lịch sử’, nó luôn luôn biến động và chưa định
hình. Vì vậy mà nhà văn Tô Hoài cho rằng: “Không thể cho tiểu thuyết một định nghĩa cố
định, tiểu thuyết lúc nào cũng phát triển và biến đổi. Tiểu thuyết có một khả năng tung hoành
không bờ”. Nội dung mà tiểu thuyết miêu tả, phản ánh rất đa dạng. Có khi là một vấn đề lớn,
mang tính thời đại; có khi đó chỉ là những vấn đề rất đơn giản của cuộc sống thường nhật.
Nhưng dù lớn, dù nhỏ, dù rộng,
dù hẹp thì cái đích cuối cùng mà nhà văn muốn vươn đến là thể
hiện quan điểm của mình về thế giới quan, nhân sinh quan.
Tiểu thuyết có thể xây dựng những bức tranh cuộc sống rộng lớn, qui mô, về những số
phận lắt léo phức tạp của con người. Bức tranh đó cho phép người nghệ sĩ có được sự tự do cả
về thời gian lẫn không gian. Ví dụ như: thời gian của Tây Du kí có thể là hơn 515 năm; còn thời
gian của Tam Quốc chí là hơn 80 năm… Hồng Lâu Mộng kể về mọi chuyện xảy ra trong gia
đình họ Giả - không gian là một lâu đài; Chiến tranh và hòa bình kể về câu chuyện của một nửa
Châu Âu; không gian của Tắt đèn lại là một làng quê; không gian Sống mòn lại là một vùng
ngoại ô nhỏ…. Mặt khác trong tiểu thuyết, nhà văn có thể mặc sức phóng đi sự tưởng tượng của
m
ình nhằm tạo được sự lôi cuốn về phía độc giả.
Vốn là một thể loại u
yển chuyển, mềm dẻo nên dường như tiểu thuyết không bị đóng
khung trong những quy phạm chật hẹp như một số thể loại khác. Theo giáo sư Phan Cự Đệ, tiểu
thuyết “tự bản chất nó vốn không có tính quy phạm. Đó chính là hiện thân của sự uyển chuyển.
Đó là một thể loại luôn luôn đi tìm, luôn luôn nghiên cứu bản thân và luôn luôn soát lại tất cả
những hì
nh thức đã hình thành của mình. Một thể loại như thế chỉ có thể là một thể loại được
xây dựng trong khu vực tiếp xúc trực tiếp với hiện thực đang tiến triển” [12, tr.500]. Nhưng để
có một tiểu thuyết hay, những nhà viết tiểu thuyết đã phải vất vả, lăn lộn, trải nghiệm cùng cuộc

sống để góp nhặt thông tin và tích lũy kinh nghiệm.
Tất cả sẽ được phản ánh trung thực và đem
đến cho người đọc những nhận thức sâu xa về cuộc sống hiện tại, về tương lai.
Tuy nhiên, để được xem là một tác phẩm thực sự thành công thì nghệ thuật viết tiểu
thuyết đóng vai trò là một điều kiện đủ. Trong cuốn Khảo về tiểu thuyết, nhà nghiên cứu
Vương Trí Nhàn cho rằng: “… viết để làm gì, viết về thứ gì, cái đó không quan trọng. Cái quan
trọng nhất là
viết có hay không, tức là nghệ thuật có cao không”. Như vậy, ngoài một nội dung
mới lạ, hấp dẫn thì phải có sự hoàn chỉnh về mặt nghệ thuật mới thực sự là một tiểu thuyết hay.
Cũng chính nghệ thuật xây dựng tác phẩm sẽ góp phần tạo một dấu ấn riêng, một phong cách
riêng cho mỗi nhà văn.
1.1.2. Đặc trưng:
Trong quá trình vận động và phát triển, diện mạo của thể loại tiểu thuyết không ngừng
thay đổi. Tuy nhiên, khi tìm
hiểu về đặc trưng của nó, chúng ta có thể rút ra một số nét như sau:
So sánh tiểu thuyết với các thể loại tự sự khác như anh hùng ca (sử thi), truyện thơ, ngụ
ngôn, truyện vừa, truyện ngắn…, ta sẽ thấy rõ những đặc trưng của tiểu thuyết. Trong khi anh
hùng ca chủ yếu m
iêu tả các sự kiện quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với đời sống tinh
thần, vận mệnh của dân tộc và nhân dân. “Vì vậy, đặc trưng chủ yếu của anh hùng ca là biểu
hiện ý thức cộng đồng của nhân dân, dân tộc đối với quá khứ vẻ vang của mình” [52, tr. 380].
Còn đặc trưng đầu tiên tiêu biểu nhất của tiểu thuyết là có cái nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư.
Đời tư là “tiêu điểm để miêu tả cuộc sống một cách tiểu thuyết” [52, tr.390]. Tiểu thuyết tuy là
giả tưởng nhưng lại tạo dựng một bầu không khí xác thực, bởi chất liệu của tiểu thuyết là đề tài,
là biến cố, là nhân vật đều gần gũi với cuộc sống t
hực. Đặc trưng này là một đặc trưng có tính
chất thẩm mĩ và là cơ bản của tiểu thuyết và đã được hình thành ngay trong tiểu thuyết cổ đại.
Về sau, cái nhìn đời tư của tiểu thuyết khá linh hoạt theo những biến động lịch sử. Khi yếu tố
đời tư càng phát triển thì chất tiểu thuyết càng tăng.
Khác với chất thi vị, lãng mạn của các thể loại trữ tình, dung lượng lớn và bản chất tổng

hợp của tiểu thuyết đã khiến c
ho thể loại văn học này mang đậm chất văn xuôi. Chất văn xuôi
trong tiểu thuyết là phương tiện để nhà văn đi sâu vào mô tả mọi cảm xúc, mọi khía cạnh phức
tạp nhất trong tâm hồn con người. Tiểu thuyết tái hiện cuộc sống một cách khách quan, không
thi vị hóa, lãng mạn hóa, lí tưởng hóa và tất cả những gì có thể xảy ra trong cuộc sống thì đều
có thể xảy ra trong tiểu thuyết.
Khi miêu tả cuộc sống, tiểu thuyết có thể khai thác tất cả mọi
mặt của cuộc sống: cái cao cả lẫn cái phàm tục, cái nghiêm túc và cái buồn cười, cái bi và cái
hài, cái lớn lẫn cái nhỏ, những cái đơn giản và những cái lắt léo, cả ánh sáng và bóng tối… Đó
là thế giới mà con người đang sống, và nhà văn một lần nữa giúp ta hiểu sâu hơn về nó.
Tính văn xuôi của tiểu thuyết được thể hiện ngay trong ngôn ngữ nghệ thuật. Để phản
ánh cuộc sống bì
nh thường hằng ngày, ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết phải mang tính
chính xác, khách quan. Đó là thứ ngôn ngữ rất gần với ngôn ngữ miêu tả sự việc trong hồi ký,
nhật ký, thứ ngôn ngữ kể chuyện chính xác, rất thật và không cần tô điểm. Chính thứ ngôn ngữ
này đã tạo ra sức hấp dẫn đặc biệt của nghệ thuật tiểu thuyết.
Trong cuộc sống đời thường, có khi
ta bắt gặp những xung đột nội tâm rất tế nhị, nhưng
cũng rất dữ dội. Và nếu không có sự khai thác sâu sắc của tiểu thuyết chắc hẳn chúng ta không
thể nào khám phá hết được những cung bậc tình cảm của con người.
Trong tiểu thuyết, tình tiết thường là éo le. Chính những tình tiết đó sẽ giúp cho tiểu
thuyết có một sắc thái riêng biệt, chúng cho phép phân biệt tiểu thuyết với những thể loại khác.
Bởi vì những tình t
iết trong tiểu thuyết là những tình tiết được kết cấu ở một mức độ cao hơn,
tinh vi hơn. Chúng không chỉ thuật lại sự việc một cách đơn thuần theo đúng thứ tự thời gian
mà nó xảy ra
, mà điều quan trọng là đó là những tình tiết được phối hợp theo một hệ thống
nhân quả khăng khít.
Và để thực sự gây được hứng thú cho người đọc, bên cạnh lựa chọn những tình tiết éo le,
tiểu thuyết còn phải xây dựng được những nhân vật là những con người có cá tính. Bởi theo

như nhận định của các nhà nghiên cứu thì họ cho rằng: “Nhân vật là gì nếu không do biến cố
tình tiết tạo thành? Biến cố tình tiết là gì nếu không do nhân vật biểu trưng?” [68, tr.136]. Và
đó phải là con người nếm trải, tư duy, chịu nhiều khổ đau, dằn vặt. Là con người đang biến đổi,
đang trưởng thành cùng với cuộc đời. Mặt khác, ngoài những thành phần chính như hệ thống sự
kiện, biến cố, những chi tiết tính cách… tiểu thuyết còn m
iêu tả và giúp cho người đọc hiểu
được sự suy tư về thế giới, về đời người của nhân vật; phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm,
tâm lí của con người lắm lúc ngoắt nghéo, bất ngờ; trình bày tường tận tiểu sử của nhân vật,
mọi chi tiết về quan hệ giữa người và người, môi trường…
Tiểu thuyết cho phép xóa bỏ khoảng cách về giá trị giữa người trần thuật và nội dung
trần thuật, để mi
êu tả hiện thực như cái hiện tại đương thời của người trần thuật. Đó chính là
tính dân chủ của thể loại văn học này. Tức là khi viết tiểu thuyết, tác giả có thể có một thái độ
hết sức đa dạng: nghiêm trang, thân mật, suồng sã… Giọng điệu nghệ thuật biến hóa vô cùng.
Có khi lạnh lùng mổ xẻ, nhưng cũng có khi tạo cho người đọc những tràng cười khoái trá bằng
lối nói dí dỏm,
hài hước. “Nói chung thì những cuốn tiểu thuyết lớn bao giờ cũng vừa là bi kịch,
vừa là hài kịch, vừa nghiêm trang vừa hài hước, vừa là chính trị xã hội, vừa là sinh hoạt phong
tục, vừa căng thẳng dồn dập, vừa ung dung thoải mái (trong nhịp điệu)… nghĩa là nó phong
phú, phức tạp, sinh động và tự nhiên như cuộc đời bình thường hằng ngày vậy” [12, tr.527]
.
Chính đặc trưng này khiến cho tiểu thuyết trở thành một thể loại văn học rất gần gũi với cuộc
sống.
Một đặc trưng nữa của tiểu thuyết là tính tổng hợp. “Tiểu thuyết có khả năng mô tả một
cách quy mô, toàn diện thế giới khách quan rộng lớn, có thể tái hiện những x
ung đột căng
thẳng đầy kịch tính trong hành động và ngôn ngữ của con người; mặt khác, lại có thể đi sâu
vào khám phá những biểu hiện rất nhỏ, rất tinh tế của đời sống tâm lý bên trong. Tính chất kịch
và tính chất trữ tình không làm giảm mất tính chất khách quan và qui mô rộng lớn, sử thi, nó là
cái nền chủ yếu của tiểu thuyết” [10, trang 44-46]. Nói như thế có nghĩa là, trong một tiểu

thuyết, nhà văn có thể vừa thể hiện tính hoành tráng của lịch sử và tính anh hùng l
ãng mạn của
chất sử thi, vừa thể hiện những diễn biến tình cảm, vẻ đẹp hình thức và tâm hồn của con người.
Qua những trang văn tiểu thuyết, chúng ta cũng có thể chiêm ngưỡng những bức tranh thiên
nhiên, con người, xã hội rất đỗi sinh động, thi vị không khác gì trong hội họa. Hơn thế, tiểu
thuyết còn có thể sử dụng cả hồi kí, nhật kí, bút kí, phóng sự, thư từ… để làm chất liệu. Ch
ính
vì thế đã hình thành nên nhiều loại tiểu thuyết khác nhau. Tiểu thuyết – sử thi (kiểu Vỡ bờ của
Nguyễn Đình Thi, Cửa biển của Nguyên Hồng, Vùng trời của Hữu Mai…), tiểu thuyết phóng
sự (kiểu Lều chõng của Ngô Tất Tố, Bút nghiên của Chu Thiên…), tiểu thuyết hoạt kê, trong
đó có ảnh hưởng của hài kịch, biếm họa (kiểu Số đỏ của Vũ Trọng Phụng…), tiểu thuyết tự
truyện (kiểu Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, Thời thơ ấu của M.Goócki, Những lời tự
thú của J.J. Rousseau…).
Tính tổng hợp đó đã đem
lại cho tiểu thuyết một mảnh đất rộng rãi. Ở đó, nhà văn tự do
khai thác thế giới xung quanh và vận dụng tối đa tài năng của mình. Với tiểu thuyết, cái bao la,
vĩ đại của cuộc sống ngoài kia hay những ngõ sâu của tâm hồn con người đều được miêu tả,
khám phá.
Trên đây là những đặc trưng tiêu biểu của tiểu thuyết. Song trên con đường hình thành,
tiểu thuyết hiện đại Việt Nam vẫn còn có những đặc điểm khác, đánh dấu giai đoạn phát triển từ
truyện kể dân gian, truyện ngụ ngôn sang truyện Nôm, từ những tiểu thuyết chịu ảnh hưởng của
tiểu thuyết cổ Trung Quốc sang tiểu thuyết hiện đại.
1.1.3. Đôi nét về lịch
sử:
Tiểu thuyết thế giới có thể chia thành hai bộ phận, đó là tiểu thuyết phương Tây và tiểu
thuyết phương Đông.
Ở phương Tây, tiểu thuyết xuất hiện vào t
hời kì xã hội cổ đại tan rã và văn học cổ đại suy
tàn. Cá nhân con người tự nhận thức về mình, nhận thấy lợi ích, quyền lợi, và nguyện vọng của
mình không phải lúc nào cũng gắn liền và hòa tan với cộng đồng xã hội cổ đại. Từ đó, nhiều

vấn đề của đời sống riêng tư được đặt ra gay gắt. Cảm hứng về cái ta chu
yển sang cảm hứng về
cái tôi, số phận của những cá nhân phong phú, đáng quan tâm hơn số phận của cộng đồng...
Mầm mống ban đầu là hệ thống thần thoại Hy La, những bản anh hùng ca như Iliad,
Odyssey của Homer. Sau đó là những tác phẩm bằng văn xuôi và văn vần viết bằng ngôn ngữ
gốc La Ti
nh. Từ đó hình thành nên một loại tiểu thuyết gọi là tiểu thuyết kỵ sĩ, có đặc điểm là
đề cập đến những biến cố phi thường, những sự kiện siêu tự nhiên, những chuyện phiêu lưu và
ái tình.
Thời Phục Hưng (XIV - XVI), xét về mặt chính trị thì đây là thời kì hết sức đen tối khi
chế độ phong kiến sụp đổ, nhưng văn hóa và khoa học thì lại phát triển mạnh mẽ, là thời kì của
những phá
t kiến vĩ đại. Những đại biểu tiêu biểu của văn học thời kì này là Rabelais – người
mà Bêlinxki đã gọi là một thiên tài, “một Voltaire của thế kỷ XVI”; Miguel De Cervantes với
tác phẩm Don Quixote… đã xây dựng hình ảnh con người tư sản khẳng định mình với lý tưởng
nhân văn cao quý.
Vào thế kỉ XVIII - XIX, là mùa gặt bội thu của tiểu thuyết phương Tây với những nguồn
tiểu thuyết như Anh, Pháp, Nga… Với sự xuất hiện của những tên tuổi bậc thầy như Victor
Hugo, Honoré De Balzac, Stendhal (Pháp), Emily Brontë, William Makepeace Thackeray
(Anh), Gogol, L.Tolstoi, Fedor Dostoievski (Nga)… tiểu thuyết phương Tây đã đạt tới sự nảy
nở trọn vẹn, theo hai khuynh hướng lãng mạn và hiện thực.
Bước sang thế kỷ XX, bên cạnh những khuynh hướng hiện đại và hậu hiện đại ở châu

Âu, ở châu Mỹ La tinh xuất hiện trào lưu tiểu thuyết hiện thực xã hội chủ nghĩa, tiểu thuyết
hiện thực huyền ảo… Và đến đây thì bức tranh tiểu thuyết thế giới đã đầy đủ những màu sắc,
mảng khối hết sức đa dạng, tới mức phức tạp.
Khi nói đến tiểu thuyết phương Đông – da
nh từ tiểu thuyết đã có mặt trong bộ Hán Thư,
ở mục Nghệ văn chí. Ở đây họ cho rằng, tiểu thuyết là những chuyện vụn vặt nơi tôn giáo, phố
phường. Những viên quan lại có nhiệm vụ thu nhặt, tổng hợp, nhằm khảo sát tư tưởng chính trị,

phong tục tập quán của nhân dân, từ đó có thể khái quát lên được những nguyện vọng của nhân
dân để báo
cáo với triều đình.
Thời cổ đại, ở Trung Quốc, dần dần hình thành một loạt các thể tự sự như: thần thoại, cổ
tích, truyền thuyết, tiếu thoại… Và chính những thể loại tự sự này là mầm mống của tiểu thuyết
Trung Hoa. Đến đời Tống, ở Trung Hoa, có hình thức thoại bản – một hình thức văn học diễn
xướng (giảng xướng). Hình thức văn học này xuất phát từ nhu cầu phi
êu lưu, kiếm sống của
một nhóm nghệ nhân. Họ đã tập hợp lại và cùng nhau đi đến mọi nơi, dừng lại biểu diễn võ
nghệ, kết hợp diễn xướng, đóng trò có cốt truyện, có kịch tính, có cao trào. Khi đến cao trào thì
họ dừng lại, vì thế đã gây nên sự tò mò ở người xem và hôm sau họ sẽ phải đến để xem
tiếp.
Đây chính là mầm mống của thể loại tiểu thuyết chương hồi.
Ở Trung Hoa, đời Minh – Thanh chính là thời kì hoàng kim của tiểu thuyết cổ điển
Trung Quốc. Giai đoạn này có những cuốn tiểu thuyết đặc sắc bậc nhất được gọi là “Tứ đại kì
thư” như: Tam Quốc chí, Hồng Lâu Mộng, Thủy Hử, Tây Du kí. Sau này, các nhà nghiên cứu đã
mở rộng ra với nhữn
g tác phẩm như: Nho Lâm ngoại sử, Đông Chu liệt quốc, Liêu Trai chí dị,
Kim Bình Mai.
Về tên gọi, nếu xét về triều đại thì nó có tên gọi là tiểu thuyết Minh Thanh, nếu xét về
mặt lịch sử thì gọi là tiểu thuyết cổ điển, còn xét về đặc điểm cấu trúc thì người ta gọi đó là tiểu
thuyết chương hồi. Cảm hứng chủ yếu của tiểu thuyết đời Minh là cảm hứng sử thi. Nội dung
tiểu thuyết là dựng lên những bức tranh hoành tráng, qui m
ô, trong đó có những nhân vật phi
thường. Còn tiểu thuyết đời Thanh lại nghiêng về cảm hứng thế sự, chuyển cái nhìn vào số
phận riêng tư, luân lý và thế thái nhân tình (Hồng Lâu Mộng, Chuyện làng Nho…). Tuy nhiên,
giữa hai giai đoạn tiểu thuyết này có sự chuyển tiếp, có những tác phẩm với vai trò là cầu nối.
Một trong những cầu nối tiêu biểu là tác phẩm Tây Du kí. Ở tiểu thuyết này, vừa có cảm hứng
sử thi và con người phi thường, vừa có cảm hứng thế sự và nhân vật đời thường (nhân vật Trư
Bát Giới: ham ăn, mê gái, trung thành với thầy nhưng lười biếng…).

Gọi là tiểu thuyết chương hồi bởi vì tác phẩm
bao gồm nhiều chương đoạn. Tư tưởng cốt
lõi của tiểu thuyết chương hồi đó là những quan niệm mang tính chất tôn giáo: Trung - Hiếu -
Tiết -Nghĩa, Tam cương ngũ thường… Chính thể loại tiểu thuyết này đã ảnh hưởng rất lớn đến
tiểu thuyết Việt Nam. Dấu ấn của tiểu thuyết chương hồi đến Việt Nam
có ở cả hai thời kì: văn
học trung đại và văn học hiện đại.
Ở Việt Nam, tiểu thuyết văn xuôi ra đời rất muộn. Và khi nói đến tiểu thuyết thì không
thể không nhắc đến những thể loại văn học dân gian như: cổ tích, thần thoại, truyền thuyết, sử
thi…Bởi theo nhiều nhà nghiên cứu thì xét đến cùng, một nền văn học dân tộc phát triển, vững
mạnh là một nền văn học có nguồn gốc từ nền văn học dân gian phát t
riển và đa dạng. Ví dụ
như tác phẩm Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật có nguồn gốc từ truyền thuyết Mai An
Tiêm, truyện nôm bác học Hoa Tiên lại chịu ảnh hưởng của truyện nôm dân gian Phạm Trân
Cúc Hoa...
Vào đầu t
hế kỉ XIX, sự xuất hiện của những tiểu thuyết văn xuôi viết bằng chữ Hán như:
Nam triều công nghiệp diễn chí, Hoàng Việt long hương Chí, Việt Lam xuân thu, và Hoàng Lê
nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái. Với 17 hồi, gồm hơn 300 nhân vật, bao quát một khoảng
thời gian dài (từ 1767 - 1802), Hoàng Lê nhất thống chí là một tác phẩm rất có giá trị, được xem
như một tiểu thuyết cổ điển được viết the
o phương pháp hiện thực chủ nghĩa. Bằng việc phản ánh
lịch sử chân thật, chính xác và thái độ trung thực tri thức của người viết, các tác giả Hoàng Lê nhất
thống chí không chỉ cung cấp cho chúng ta những bức tranh hiện thực của đời sống với những chi
tiết chính xác và cụ thể, mà bước đầu còn xây dựng được “những tính cách điển hình trong hoàn
cảnh điển hì
nh”. Về mặt nghệ thuật, có những ảnh hưởng của tiểu thuyết chương hồi nhưng được
thể hiện một cách nhuần nhuyễn, thuyết phục. Bên cạnh đó, Truyện Kiều - đỉnh cao của nền văn
học thời kì Lê mạt – Nguyễn sơ, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu cũng được xem như là
cái mốc quan trọng đánh dấu hình thành bước đầu của chủ nghĩa hiện thực Việt Nam.

Đến cuối thế kỉ XIX, khi nhìn lại văn xuôi Quốc ngữ, chúng t
a không thể không nhắc đến
tiểu thuyết Truyện Thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản (1887). Đây là cuốn tiểu thuyết
viết bằng chữ Quốc ngữ xuất hiện đầu tiên ở Nam Kỳ và cũng là tác phẩm đầu tiên viết theo
kiểu tiểu thuyết phương Tây. Trong bối cảnh văn học Nam Bộ lúc ấy, Truyện Thầy Lazarô
Phiền được xem như là một sự cách tân về cảm hứng sáng tạo, giọng điệu và lối viết tiểu
thuyết. Trong tiểu thuyết truyền thống, lối tự sự theo dòng thời gian một chiều mà ta thường bắt
gặp là: hội ngộ - lưu lạc - đoàn viên. Nguyễn Trọng Quản đã không đi theo trật tự ấy mà lấy
trạng thái tâm
lí làm đối tượng miêu tả và sự ăn năn, day dứt làm chủ đề.
Vào những năm đầu thế kỉ XX, tiểu thuyết bắt đầu thu hút được sự chú ý của đông đảo
quần chúng. Trong giai đoạn này, tiểu thuyết được hình thành qua ba chặng: dịch thuật, phóng
tác và sáng tác. Bước đầu là dịch thuật những tiểu thuyết của Trung Quốc và phương Tây để
làm
quen, học hỏi. Chặng thứ hai là phóng tác, dựa vào cốt truyện rồi tổ chức lại kết cấu, họa
lại các tình tiết và quan trọng là Việt hóa các yếu tố: không gian, thời gian và nhân vật…Và đã
có những tiểu thuyết mô phỏng theo cốt truyện Tàu của Nguyễn Tử Siêu, Tân Dân Tử…, và
không ít tiểu thuyết mô phỏng tiểu thuyết Pháp của Hồ Biểu Chánh như Chúa tàu Kim Quy,
Cay đắng mùi đời… Những tiểu thuyết đó đã được Việt hóa, và ít nhiều mang tính cách An

Nam. Sự mô phỏng đó không tránh khỏi những bất cập, nhưng theo như Vương Trí Nhàn nhận
xét thì nó cũng đã “cướp được một số đông độc giả của các tiểu thuyết Tàu mà bắt đầu biến đổi
được chút ít cái sở kiến của quần chúng An Nam” [56, tr. 62]
Đi qua giai đoạn phóng tác, các tác giả chuyển sang sáng tác. Từ 1920 đến 1930 được
xem là những năm c
huẩn bị và hình thành của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại với những cuốn
tiểu thuyết quốc ngữ như: Kim Anh lệ sử (1924) của Trọng Khiêm, Tố Tâm (1925) của Hoàng
Ngọc Phách, Quả dưa đỏ (1925) của Nguyễn Trọng Thuật, Tiền bạc, bạc tiền (viết 1925, in
1926) của Hồ Biểu Chánh… Nhìn chung, trong giai đoạn này, tiểu thuyết Nam Bộ ra đời sớm
hơn và phát triển hơn. Nghệ thuật tiểu thuyết Nam

Bộ đơn giản, dễ hiểu, sử dụng nhiều phương
ngữ, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tiểu thuyết chương hồi và đối tượng phục vụ chủ yếu là
người lao động bình dân. Còn ở miền Bắc, đối tượng tiếp nhận là những thành phần trí thức
trung lưu, trình độ nhận thức cao hơn, nên nó đòi
hỏi hình thức và nghệ thuật tác phẩm khác
hơn so với tiểu thuyết Nam Bộ. Qua đó ta thấy, tiểu thuyết trước 1945 rất đa dạng về cảm hứng,
trào lưu và phong cách.
Đến thời kỳ 1930 - 1945, tiểu thuyết phát triển rực rỡ và đa dạng, gồm nhiều khuynh
hướng: tiểu thuyết lãng mạn của Tự lực văn đoàn (Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo…), tiểu
thuyết hiện thực phê phán của Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên
Hồng, Nam Cao, Tô Hoài…
Trong tôn chỉ của nhóm, Tự lực văn đoàn đã ghi: “Soạn hay dịch những cuốn sách có tư
tưởng xã hội, chú ý làm cho con người và xã hội ngày một hay hơn lên” (Dẫn theo Phan cự đệ,
Tuyển tập, tập 2, tr.9). Thế nhưng, thời kì đầu (1932 - 1935) đã có một số tiểu thuyết Tự lực
văn đoàn khiến cho nhiều nhà nghiên cứu phải xếp nó vào dòng văn học lãng mạn và khẳng
định tính chất thoát ly thực tế cuộc sống như Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân, Đôi bạn,
Đoạn tuyệt, Gánh hàng hoa, Ti
êu Sơn tráng sĩ…
Song không phải tất cả các tác phẩm của Tự lực văn đoàn đều là tiểu thuyết lãng mạn.
Đến giai đoạn phát triển thứ hai (những năm 1936 – 1939), thì không khí của thời kì Mặt trận
Dân chủ đã đi vào những sáng tác của Tự lực văn đoàn. Ở giai đoạn này, với sự ra đời của các
tác phẩm n
hư Gia đình, Thoát ly, Băn khoăn…của Khái Hưng, Lạnh lùng của Nhất Linh, Con
đường sáng của Hoàng Đạo…thì tính chất lãng mạn đã mờ nhạt đi rất nhiều. Trong những tác
phẩm đó, “các tác giả đã đặt ra những vấn đề xã hội sâu sắc với nhiều chi tiết sinh động và
chân thực” [2]. Về nhân vật trong tiểu t
huyết Tự lực văn đoàn, Phan Cự Đệ có nhận xét rằng
“cũng có những nhân vật được xây dựng bằng bút pháp hiện thực (bà Án, Hàn Thanh trong
Nửa chừng xuân; bà Ba, sư Cụ trong Thừa tự; bà Tuần trong Gia đình; bà Phán trong Thoát
ly; Nghị Đá trong Những ngày vui và đặc biệt là Thanh Đức trong Băn khoăn)” [12 , tr. 82].

Những mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp trong xã hội Việt Nam thời kỳ 1930 –
1945, thực tiễn đấu t
ranh của phong trào cách mạng cũng như ánh sáng của chủ nghĩa xã hội
khoa học đã giúp các nhà văn hiện thực phê phán thấy rõ hơn vấn đề giai cấp và cuộc đấu tranh
giai cấp trong xã hội. Lúc này, các nhà tiểu thuyết hiện thực phê phán thông qua những tác
phẩm của mình, đã lên án một cách gay gắt cái xã hội thực dân nửa phong kiến ở chặng đường
tan rã của nó. Thời kỳ này, nội dung chủ yếu của tiểu thuyết hiện thực là tập trung vào những
vấn đề xã hội: cuộc đời cùng khổ của tầng lớp nông dân (Tắt đèn, Bước đường cùng, Vỡ đê),

công nhân (Lầm than), những thủ đoạn áp bức, bóc lột của bọn cường hào (Giông tố, Cái thủ
lợn).
Thời kỳ 1936 – 1939, tuy có những hạn chế về điều kiện sáng tác, gặp phải sự kiểm
duyệt gay gắt của bọn thực dân Pháp, nhưng ít nhiều, các nhà tiểu thuyết cũng cố gắng hoàn
thành nhiệm vụ “người thư kí t
rung thành của thời đại”. Họ đả kích bọn kẻ thù của cách mạng
bằng cách lên án những thối nát, tàn nhẫn, thói dâm ô của chúng.
Trong Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã phát hiện và vạch trần được một số
mặt của cái xã hội thực dân phong kiến t
hời thuộc Pháp: những tên công sứ nguy hiểm, những
tên thực dân cáo già, các chính sách đàn áp, lừa phỉnh, chủ trương “chấn hưng Phật giáo”, cái
sa đọa của phong trào Âu hóa…
Với Bước đường cùng, Lá ngọc cành vàng…, ngòi bút của Nguyễn Công Hoan lại
nhằm vào bọn quan lại với một bút pháp phóng đại sinh động. Có thể nói không quá lời rằng,
tiểu thuyết của ông như là “những bức tranh triển lãm các kiểu quan”.
Bọn địa chủ, cường hào ở nông thôn lại bị đả kích mạnh mẽ trong những tác phẩm của
Ngô Tất Tố. Với Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã góp
“một tiếng nói đanh thép đòi hủy bỏ chế độ thuế
thân và gấp rút cải thiện đời sống lam lũ, cực khổ của nông dân ở thôn quê”, vì thế mà Tắt đèn
được xem là “một tác phẩm lớn có tính nhân dân sâu sắc nhất trong tiểu thuyết hiện thực phê
phán Việt Nam” [12, tr.108].

Cách mạng tháng Tám đã xóa bỏ xiềng xích nô lệ cho dân tộc Việt Nam
bước qua một
giai đoạn mới. Mốc son lịch sử này cũng đã “cứu sống một thế hệ nhà văn” và mở ra những
triển vọng tốt đẹp cho tiểu thuyết. Bước sang giai đoạn mới, từ 1945 - 1975, tiểu thuyết Việt
Nam tập trung vào khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa và cảm hứng sử thi với mục tiêu:
“không từ bỏ nhiệm vụ tấn công vào những gi
ai cấp thù địch, phê phán những tàn tích xấu xa
của xã hội cũ nhưng nhiệm vụ hàng đầu của nó là phải khẳng định, ca ngợi những anh hùng
mới trong quần chúng lao động, những người chủ nhân mới của xã hội” [12, tr.136]. Tiểu
thuyết hiện thực xã hội chủ nghĩa đã thể hiện được “tấm lòng quyết tâm phục vụ sự nghiệp
kháng chiến kiến quốc của anh em văn nghệ sĩ”. Lần đầu tiên, người đọc được chứng kiến
những nhân vật chiếm vị trí trung tâm
là đông đảo quần chúng công nông binh với những tác
phẩm như: Vùng mỏ, Xung kích, Nhân dân tiến lên, Con trâu, Truyện Tây Bắc…).
Trong khoảng thời gian từ 1945 – 1975, qúa trình phát tiển của tiểu thuyết được chia
thành nhiều giai đoạn nhỏ, nhưng tựu trung lại thì chủ yếu là tập trung vào hai cuộc kháng
chiến của dân tộc, đó là kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống Mỹ. Cho nên
tiểu thuyết giai đoạn này trổi lê
n cảm hứng sử thi. Những hình thái khác nhau của cuộc kháng
kháng chiến chống Pháp đã được tiểu thuyết giai đoạn này phản ánh rõ nét. Nổi bật lên là các
tác phẩm như: Đất nước đứng lên (giải nhất Giải thưởng văn học Hội văn nghệ Việt Nam 1
954
-1955), Một truyện chép ở bệnh viện (1959), Trước giờ nổ súng (1960), Sống mãi với thủ đô
(1961), Cao điểm cuối cùng (1961), Những người cùng làng (1961), Một chặng đường
(1962), Phá vây (1963)… Tiểu thuyết kháng chiến chống thực dân Pháp đã “dám xông vào
những đề tài gay cấn, phức tạp, đi sâu vào những mâu thuẫn đối kháng về mặt giai cấp và phát
hiện ra những cuộc đấu tranh tư tưởng trong nội bộ nhân dân,
nội bộ quân đội ta” [12, tr.162 -
163]. Tuy nhiên trong một vài tác phẩm vẫn còn những thiếu sót do những hạn chế về thế giới
quan và vốn sống của tác giả, họ chưa thực sự hiểu người dân, nên đôi lúc chưa phản ánh đúng

đắn con người bình thường mà thường chỉ nhấn mạnh mặt tầm thường bản năng của con người
(Phá vây, trên mảnh đất này, Mở hầm…).
Và những hạn chế đó đã được khắc phục nhanh chóng trong các tiểu thuyết chống Mỹ
cứu nước.
Tiểu thuyết chống Mỹ chủ yếu tập trung vào các chủ đề chính như: Tổ quốc và chủ nghĩa
xã hội, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quần chúng. Trong khói
lửa chiến tranh, một loạt
những tiểu thuyết đã ra đời, kịp thời phản ánh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân
tộc ta. Tiêu biểu như: Vào lửa (1966), Mặt trận trên cao (1967) của Nguyễn Đình Thi, Cửa
sông (1967) của Nguyễn Minh Châu, Sao băng (1968) của Nguyễn Gia Nùng, Đường trong
mây, Ra đảo (1970) của Nguyễn Khải, Vùng trời (1971) của Hữu Mai, Dấu chân người lính
(1972) của Nguyễn Minh Châu, Thôn ven đường (1973) của Xuân Thiều… Nhìn chung, tiểu
thuyết chống Mỹ cứu nước đã “đi sâu vào các mũi nhọn của cuộc sống và trực tiếp m
iêu tả cái
hiện thực nóng bỏng tính chất thời sự”. Khi miêu tả con người, tiểu thuyết chống Mỹ cứu nước
đã phản ánh được sự lớn mạnh và phát triển không ngừng của họ qua những thử thách của
chiến tranh cách mạng.
Cũng như ở miền Bắc, tiểu thuyết hiện thực xã hội chủ nghĩa ở miền Nam cũng gặt hái
được những thành tựu rất đáng kể, cùng góp phần “xây dựng một nền t
iểu thuyết Việt Nam
mang tính chất dân tộc và hiện đại”. Sự có mặt của những cuốn tiểu thuyết như: Hòn đất (1966)
của Anh Đức, Gia đình má Bảy (1968) của Phan Tứ, Ở xã Trung Nghĩa (1969) của Nguyễn
Thi, Rừng U Minh (1970) của Trần Hiếu Minh, Đất Quảng (1971) của Nguyễn Trung Thành,
Mẫn và tôi (1972) của Phan Tứ… đã ch
o thấy tiểu thuyết đang có những bước phát triển mạnh
mẽ.
Đến những năm 80, do có độ lùi về thời gian, cộng thêm độ chín của tài năng khiến cho
các tác gia tiểu thuyết một lần nữa có thể nhìn bao quát toàn cảnh hai cuộc kháng chiến, “miêu
tả chiến tranh một cách toàn diện và sâu sắc hơn, không chỉ tập trung vào những thắng lợi vĩ đại
mà cả những mất mát hy sinh, không phải chỉ ở phía ta mà cả ở phía địch…”. Từ đây, tiểu

thuyết Việt Nam
có thêm một mùa tiểu thuyết sử thi với hàng loạt tác phẩm như: Đất trắng (2
tập, 1979, 1984), Đất nước (1984), Đất miền Đông (1984 - 1985), Người cùng quê (1985 –
1995 - 1997), Đường thời đại (4 tập, 1985 - 1991), Quãng đời xưa in bóng (1990)… Tuy
nhiên, so với tiểu thuyết những năm 70, 80, như

Vỡ bờ, Cửa biển, Dấu chân người lính, Mẫn
và tôi, Vùng trời… thì những bộ tiểu thuyết này còn có nhiều hạn chế.
Thời kì đổi mới, tiểu thuyết đề cập nhiều đến vấn đề hoàn thiện nhân cách. “Các nhà văn
xuôi đã đi sâu vào tâm lí bên trong, để cho các nhân vật soi bóng vào nhau hoặc tự khám phá
mình, như là một sự lắng lại, suy ngẫm về cuộc đời đã qua, hồi tưởng những kỉ niệm đáng ghi
nhớ nhất t
rong hai cuộc chiến tranh, những kỷ niệm đẹp đẽ đó dường như luôn tỏa sáng lấp
lánh, trở thành điểm tựa tinh thần cho những năm về sau…” [12, tr.271]. Bên cạnh đó, những
tiểu thuyết viết về số phận cá nhân, bi kịch cá nhân, hạnh phúc cá nhân cũng xuất hiện khá
nhiều (Sao đổi ngôi của Chu Văn, Đám cưới không có giấy giá thú của M
a Văn Kháng, Bến
không chồng của Dương Hướng, Chim én bay của Nguyễn Trí Huân…). Đặc điểm của tiểu
thuyết giai đoạn từ 1986 đến nay đó là tinh thần tự vấn, phản tỉnh; cả nhà văn và nhân vật đều
hướng về người đọc; dấu ấn của chủ thể nhà văn thể hiện rõ qua từng trang sách... Nhân vật của
tiểu thuyết nhìn lại bản thân một cách trầm tĩnh, tự m
ình đối diện với mình như một sự phán
xét. Đa dạng cả về phương pháp sáng tác và phương thức tiếp cận hiện thực (lịch sử - cụ thể,
trữ tình lãng mạn, tương trưng, huyền thoại, viễn tưởng…), tiểu thuyết thời kỳ đổi mới đã có
khả năng phản ánh chân lý cuộc sống và tạo nên những cảm hứng thẫm mĩ lành mạnh với
người đọc. Ý nghĩa quan trọng của tiểu thuyết thời kỳ đổi mới là “góp phần giải
quyết những
vấn đề sống còn của đất nước, của chủ nghĩa xã hội, đồng thời cũng quan tâm đến số phận
những cá nhân, đấu tranh cho những mục tiêu của chủ nghĩa nhân đạo chân chính”


[12,
tr.276].
Trên đây là đôi nét về lịch sử hình thành và phát triển của thể loại tiểu thuyết nhìn một
cách khái quát nhất. Trong quá trình đó, tiểu thuyết Việt Nam không tránh khỏi những hạn chế
nhất định. Nhưng với những thành tựu đã đạt được rất đáng phấn khởi, nó góp phần đẩy mạnh
sự phát triển không ngừng của văn xuôi Việt Nam, góp phần hiện đại hóa nền văn học và hội
nhập với văn học thế giới.
Tiểu thuyết hôm
nay có được những thành tựu đó là nhờ vào đội ngũ những nhà văn tài
năng, tâm huyết. Mặt khác, họ phải luôn ý thức được rằng tiểu thuyết là vì con người, tức là yếu
tố con người phải có trong tiểu thuyết, tiểu thuyết phải là những cảm giác, suy nghĩ của con
người và viết tiểu thuyết không bao giờ là chỉ để vui vẻ vì như thế người viết sẽ không tìm
cho
mình được một cách viết riêng. Nhìn vào những thành công mà tiểu thuyết của Ma Văn Kháng
có được, chắc hẳn ông đã nắm rất rõ những yếu tố cơ bản này của tiểu thuyết.
1.2. Khái quát về tiểu thuyết Ma Văn Kháng
1.2.1. Hoàn cảnh xã hội, văn học và sự xuất hiện của Ma Văn Kháng
Ma Văn Kháng tên thật là Đinh Trọng Đoàn, sinh ngày 1 tháng 12 năm 1936, tại làng
Kim Liên, thuộc Kẻ Chợ (nay thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội). Vùng quê
ấy gọi là “Ô Đồng Lầm” – một cái tên gợi lên khá rõ cái lam lũ cực nhọc.
Ở tuổi thiếu niên, Đinh Trọng Đoàn tham gia quân đội, sau đó được đi học ở khu học xá
Nam Ninh (Trung Quốc). Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm
1954, ông đã xung phong lên
vùng đất Tây Bắc, khai hoang, mở trí. Đây là một bước ngoặt rất quan trọng trong cuộc đời
ông. Ông từng tâm sự rằng: “Tôi ra đi theo biến cố của mốc lịch sử hào hùng năm 1954, mở
đầu thời kỳ hòa bình lập lại, thế hệ thanh niên miền Bắc theo tiếng gọi của những Đan cô,
Paven Cooxaghin mang sứ mệnh cao đẹp đi đến những vùng khó khăn nhất của đất nước. Sống
nhiệt thành, lửa dân tộc bùng lên, đi như viên đạn thẳng đầu, ấy là tâm thế của cả một thế
hệ…” [ 80
, tr.41].

Năm 1960, Đinh Trọng Đoàn được cử về học tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Lúc
đó, ông đang là hiệu trưởng trường cấp II Lào Cai, vốn viết lách cũng đang phát triển. Về Hà
Nội, ông được gặp gỡ nhiều thầy cô, bạn bè
, tiếp xúc với nhiều trí thức và ông đã không ngừng
học hỏi, trau dồi kinh nghiệm. Kết thúc khóa học, Đinh Trọng Đoàn lại trở về Lào Cai tiếp tục
công tác với cương vị mới là phó tổng biên tập báo Đảng bộ Lào Cai. Sau đó là làm thư ký cho
ban Bí thư Tỉnh uỷ Lào Cai. Đến năm 1974, ông trở thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam,
đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.
Trong một lần đi công tác ở vùng nông thôn, Đinh Trọng Đoàn làm
quen với ông Ma
Văn Nho. Mối quan hệ thân thiết giữa hai người được nhà văn kể lại như sau: “Có những lần
tôi bị ốm nặng, anh Nho tiêm thuốc, trèo đèo lội suối cõng tôi đi. Rồi chúng tôi kết nghĩa anh
em và tôi lấy họ Ma của anh ghép vào với tên mình thành Ma Văn Kháng” [70, tr. 95].
Với một thời gian gắn bó với mảnh đất Lào Cai khá dài, Ma Văn Kháng đã cảm n
hận
một cách tinh tế cuộc sống của người dân nơi đây. Dần dần nhà văn càng khám phá ra những vẻ
đẹp riêng rất độc đáo của con người và thiên nhiên ở miền sơn cước này. Những vẻ đẹp hồn
nhiên, thơ mộng dường như lúc nào cũng hiện lên lung linh trước mắt ông, khiến ông không thể
không cầm bút. Và những trang văn đầu tiên về mảnh đất mà ông xem như quê hương thứ hai
của m
ình đã đến với độc giả. Sự thành công của ông là kết quả của quá trình lao động cần cù,
chịu khó trong cuộc sống cũng như trong lao động nghệ thuật. Ma Văn Kháng đã luôn muốn
mình phải vận động, vật lộn với cuộc sống để cắt nghĩa hiện tượng và tìm ra chân lý. Những gì
ông từng trải, từng thấy, từng cảm nhận, khi đi vào trang văn cũng sôi động như chính cuộc đời
thực của nó vậy.
Năm 1976, sau khi nước nhà thống nhất, Ma Văn Kháng rời Lào Cai để trở về Hà Nội và
hoạt động như một nhà văn chuyên nghiệp. Từ đây, sáng tác của Ma Văn Kháng nở rộ, những
gì ông nung nấu, ấp ủ bấy lâu nay được trải dài trên những trang văn, các tác phẩm ra đời nha
nh
chóng như một tất yếu của cuộc sống. Tuy nhiên, những năm đầu sau khi trở về Hà Nội, đề tài

Ma Văn Kháng phản ánh vào trong tác phẩm vẫn là cuộc sống và con người miền núi. Có thể
nói, đây là giai đoạn chiêm nghiệm, là sự hồi tỉnh của tiềm thức, nó thôi thúc nhà văn phải viết
và viết bằng tất cả sự trải nghiệm về cuộc đời.
Viết nhiều, viết khỏe và được bạn đọc đón nhận ở cả hai thể loại tiểu thuyết và truyện
ngắn. Từ khi bước vào nghề văn cho đến nay, Ma Văn Kháng đã có gần năm mươi năm cầm
bút. Cùng với thời gian, các tác phẩm của ông ra đời đã để lại cho độc giả những ấn tượng thật
khó quên. Sự nghiệp văn c
hương của ông được đán
h dấu bằng truyện ngắn đầu tay mang tên Phố
cụt (1961) và tiểu thuyết đầu tay in năm 1976, nhưng ông bộc bạch rằng: “tự coi là qua được kỳ
tập dượt là từ những năm 80” [63, tr. 206]. Bởi vậy, sau những năm 80, nhiều tác phẩm có giá trị
lần lượt ra đời và Ma Văn Kháng đã dần khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn cũng như
trong lòng người đọc.
Trong thể tài tiểu thuyết, một thể tài văn xuôi được Ma Văn Kháng đặc biệt lưu tâm tíc
h
lũy, được đánh dấu với “đứa con tinh thần đầu lòng” là Gió rừng. Nhìn một cách bao quát, sự
nghiệp sáng tác của Ma Văn Kháng có thể chia thành hai giai đoạn, trước và sau những năm
đầu của thập niên 80. Tuy nhiên, mọi sự phân chia ở đây cũng chỉ mang tính tương đối. Và ở
mỗi giai đoạn, ông đều có những đóng góp nhất định cho văn học nước nhà và để lại dấu ấn
khó quên t
rong lòng người đọc.
Trong giai đoạn đầu, tiểu thuyết của Ma Văn Kháng tập trung viết về đề tài miền núi.
Nhìn chung, ở giai đoạn này, tiểu thuyết của ông còn mang khuynh hướng sử thi rất rõ, nhưng
ông đã có đóng góp thực sự cho mảng văn học viết về miền núi.
Giai đoạn sau, có thể xem
Mưa mùa hạ (1982) như là một dấu mốc đánh dấu bước
chuyển trong đời văn Ma Văn Kháng. Lúc này, tiểu thuyết của ông đã có sự thay đổi rõ rệt về
đề tài, tư duy nghệ thuật, đó là những tiểu thuyết hướng về đời sống của người dân thành thị
đương thời với những mặt tích cực, tiêu cực của nó.
Qua từng chặng đường sáng tác, chúng ta có thể thấy rõ sự vận động của tiểu thuyết Ma

Văn Kháng về quan niệm, cảm hứng nghệ thuật và bút pháp nghệ thuật. Viết về cuộc sống của
đồng bào dân tộc vùng cao trong suối nguồn cảm hứng sử thi còn kéo dài sau chiến tranh, ngòi
bút tiểu thuyết Ma Văn Kháng đã đạt được thành tựu trên nhiều phương diện. Do chịu ảnh
hưởng của khuynh hướng văn học sử thi, phần lớn nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Văn
Kháng được soi chiếu từ góc nhìn chính trị - xã hội, cái nhìn con người thiên về lối tư duy nhị
phân rạch ròi. Cũng có những dấu hiệu của sự thay đổi
trong quan niệm nghệ thuật về con
người, đó là việc tác giả đem tình yêu gắn với cảm xúc nhục thể vào trang viết, song chứng kiến
sự đổi thay thực sự trong tư duy nghệ thuật của Ma Văn Kháng thì phải đợi đến chặng thứ hai
trong quá trình sáng tác của ông.
1.2.2. Hệ đề tài trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng:
1.2.2.1. Đề tài dân tộc và miền núi.
Nhìn vào thực tế hoạt động văn chương cho thấy, thường thì mỗi một nhà văn đều chọn
cho m
ình một vùng đất thích hợp với sở trường để làm nơi “gieo mầm” văn chương, phát triển
sự nghiệp. Nguyễn Quang Sáng thì có duyên với vùng sông nước Nam Bộ, nét hùng vĩ của núi
rừng Tây Nguyên đã là đặc điểm quen thuộc trong những tác phẩm của Nguyên Ngọc, Tô Hoài
lại lên Tây Bắc… Còn Ma Văn Kháng, đến với văn chương, ông chọn cho mình vùng miền núi
cao, cụ thể là mảnh đất Lào Cai, mảnh đất có nhiều dân tộc anh em
sinh sống làm nơi gieo mầm
sáng tạo.
Ma Văn Kháng không phải là người đầu tiên khai thác các sự kiện lịch sử nơi biên giới,
bởi trước đó đã có Tô Hoài, Thế Lữ, Lan Khai... Chấp nhận thực tế ấy và nhận ra sẽ có không ít
khó khăn, nhưng bản chất của văn chương là sáng tạo, không thể giẫm lên dấu chân của người
đi trước. Gắn bó với vùng đất ấy khá dài nên “Ma Văn Kháng không dừng ở cái nhì
n quen
thuộc gói gọn trong quan điểm giai cấp”, mà ông chú ý nhiều đến “đời sống con người và xã
hội vùng biên ải gắn chặt với một trình độ văn hóa, một giới hạn văn minh”, bởi một lẽ “Thế
giới ở thời mới khai thiên là nơi ngự trị của cái hoang sơ rừng rú. Vô khối con người ở đây
không ý thức được hành vi của mình”. [35, tr.12]

. Và với hơn hai mươi năm cần cù tích lũy tư
liệu, vốn sống, Ma Văn Kháng đã có những tác phẩm tiêu biểu như: Gió rừng (1976), Đồng
bạc trắng hoa xòe (1979), Vùng biên ải (1983), Trăng non (1984) và Gặp gỡ ở La Pan Tẩn
(2001). Tuy chưa phải là nhà văn viết về miền núi hay nhất, nhưng những tác phẩm của ông đã
“làm sống lại bức tranh đời sống hiện t
hực mang tính chất sử thi về con đường của các dân tộc
miền núi phía bắc làm cuộc đổi đời, đi theo cách mạng mà từng người lao động lương thiện giữ
gìn và phát huy được phẩm cách của mình, mỗi cộng đồng dân tộc từng bước tiến đến ấm no,
hạnh phúc và văn minh” [35, tr.10].
Gió rừng là nét phác thảo về cuộc sống của đồng bào Dao đỏ, ở xã Chin San đang trong
thời kì thực hiện chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp, kết hợp với hoàn thành cải cách dân chủ.
Còn Trăng non, như chính tác giả đã thú nhận, nó là “một vòm trời cổ tích”. Miêu tả công cuộc
xây dựng một vùng kinh tế mới lên sản xuất lớn, một cuộc sống đầy gian lao, vất vả nhưng có
sức hút mãnh liệt đối với những khát khao của bao kiếp người bao đời khốn khó, có sức lay
động những tâm
hồn u mê và thức tỉnh cả những kẻ lầm đường lạc lối của người dân Xã Hồ.
Trong cuộc chiến tranh bảo vệ nền độc lập của Tổ Quốc, trong gian khổ của sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội, miền núi và miền xuôi đã sát cánh cùng nhau, kiên trì thực hiện lí tưởng
độc lập, tự do, bình đẳng, bác ái và nhân văn. Những tác phẩm của Ma Văn Kháng ra đời nối
tiếp nhau như để “làm sáng lên bức tranh lịch sử - xã hội hào hùng, bi tráng của một vùng miền
núi phía Tây Bắc nước ta trọn một nửa t
hế kỷ, từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống
Pháp đến thời kì xây dựng trong hòa bình và chống Mỹ cứu nước” [35, tr.11]. Đồng bạc trắng
hoa xòe và Vùng biên ải có thể xem
như một bộ tiểu thuyết liên hoàn hai tập, phản ánh một
cách sinh động hiện thực lịch sử đời sống của đồng bào dân tộc Lào Cai trong bối cảnh đêm
trước cách mạng và trong những năm kháng chiến. Đến Gặp gỡ ở La Pan Tẩn một câu chuyện
về người thầy giáo Thiêm tận tụy, hết lòng cho sự nghiệp khai sáng bộ tộc Mèo La Pa Tẩn thì
bối cảnh câu chuyện chủ yếu vẫn là cuộc sống m
iền núi. Thế mới biết, miền núi với Ma Văn

Kháng như một duyên nợ vậy.
Tô Hoài cũng là một trong những nhà văn viết về chế độ lang đạo thổ ty miền núi, và đã
tạo nên được sắc thái riêng cho những tác phẩm của mình. Ma Văn Kháng, Tô Hoài và các nhà
văn viết về miền núi khác đều gặp nhau ở chỗ là cùng tái hiện cái ác, cái tàn bạo của chế độ
lang đạo thổ ty ở đó. Tuy nhiên, cái đặc sắc trong những tác phẩm của Tô Hoài là ông còn cho
người đọc thấy được cái đẹp say người của tinh hoa văn hóa miền núi, và
không phải nhà lang
nào cũng như nhau. Hình ảnh nhà lang Đinh Công Diêu trong Đà Bắc, Mai Châu ngày ấy, một
nhà lang được cách mạng giác ngộ và đi theo cách mạng, mang một vẻ đẹp giàu bản sắc văn
hóa dân tộc. Có thể xem đó là một hình ảnh hiếm hoi về một nhà lang. Tuy vậy, có thể nói rằng,
bằng tài năng, cảm
quan nghệ thuật riêng của mình, mỗi nghệ sĩ khi viết về miền núi đã tái hiện
rất sinh động những đặc trưng của văn hóa miền núi với ít nhiều dấu ấn riêng. Đấy cũng là
những thành công đáng ghi nhận, trong đó có Ma Văn Kháng.
Viết về miền núi, cũng như một số nhà văn khác, Ma Văn Kháng cũng viết về thổ phỉ,
chế độ lang đạo thổ ty, nhưng cái riêng trong những tác phẩm của ông là: ông t
hường nhìn nhận
vấn đề một cách toàn diện, tỉ mỉ và tìm cách giải quyết nó một cách toàn vẹn, triệt để. Ngoài
việc quan tâm xây dựng hình tượng như một số nhà văn khác, Ma Văn Kháng còn hướng đến
giải thích bản chất, cội nguồn lịch sử của các hiện tượng, vấn đề. Đây là một đặc điểm riêng của
ông, và chính đặc điểm này khiến cho tiểu thuyết Ma Văn Kháng đầy ắp thông tin, dồi dào tư
liệu… Và Ma Văn Kháng đã thành công trong việc xử lý, kết hợp hai yếu tố tư liệu và chất văn
thật nhuần nhuyễn, cho nên tác phẩm có sức lôi cuốn người đọc.
Viết chế độ phong kiến thế tập phiên thần, Ma Văn Kháng đã viết về những tên thổ ty,
những lãnh chúa khét tiếng một
cách rất sinh động. Mỗi tên trấn giữ một vùng với luật pháp và
quân đội riêng của mình. Không ai giống ai, mỗi người một vẻ, uy quyền của mỗi thổ ty được
thể hiện rõ nét qua kiểu kiến t
rúc nhà ở và luật lệ riêng. Thổ ty Hoàng Văn Chao, có tòa nhà
nhìn từ bên ngoài qủa thực rất kỳ dị, không thể gọi tên, bởi sự pha tạp của nhiều kiểu kiến trúc.

Luật pháp trong tay Chao, được văn bản hóa với các điều luật chi tiết, lạ lùng như: “Chó cắn
seo phái chủ chó bị phạt một đồng, cắn binh thầu tăng lên hai đồng. Ngựa vào ruộng nhà quan,
bất kể đã vặt ngọn t
huốc phiện nào chưa, cứ theo lệ, phạt hai lạng thuốc và năm đồng bạc. Mỗi
năm, mỗi nhà dân trong châu phải góp cho nhà quan một cân thóc, một cân gà, gọi là thóc
khách, gà khách; ai chậm nộp, phạt gấp đôi... …” [35, tr.175]. Cái hà khắc, tàn bạo của chế độ
thổ ty thể hiện ngay trong những luật lệ ấy. Chỉ chừng ấy thôi, người đọc cũng có thể hình dung
về cuộc sống của đồng bào dân tộc trong xã hội cũ. Và chính những trang viết như thế về
những thổ ty như La Văn Đờ, Nông Vĩnh Yêng trong Đồng bạc trắng hoa xòe đã đưa chúng ta
trở về với chế độ phong kiến t
hế tập phiên thần một thời.
Sức lôi cuốn trong tiểu thuyết viết về miền núi của Ma Văn Kháng, không chỉ là ở những
tư liệu, những thông tin mà tác giả đã dày công tì
m hiểu, góp nhặt… mà nó còn nằm ở những
trang viết đặc sắc về thiên nhiên, lối sống, phong tục tập quán mang dấu ấn xứ sở của vùng đất
rẻo cao.
Với ngòi bút trữ tình, thiên nhiên vùng cao đã đi vào những trang tiểu thuyết của Ma Văn
Kháng đầy tính nguyên sơ và thơ mộng. Chúng ta như đi vào một thế giới xa lạ khi đọc những
câu văn tác giả viết về xứ Hmông: “Xứ lạ này, trâu trông thấy người mặc áo trắng, tưởng con
vật lạ, xôn
g tới giương sừng đòi tỷ thí”. Khi đến tận nơi lại “có cảm giác đã được đặt chân tới
cái ngõ hẻm tận cùng trời bị lãng quên của vũ trụ”. Ngọn gió xứ này cũng làm ngất ngây hồn
người, “gió xuân hây hẩy mùi men rượu, gió hè nồng đậm hương trà, gió thu mang mùi cây lá
thơm và mùa đông gió chở múi tuyết băng”. Trên bản làng có những đêm trăng rất đỗi mộng
mơ: “Trăng tãi sáng.
Dưới làng mờ mờ bóng nhà. Nước ở các mảnh ruộng bậc thang hất lên
long lanh ánh gương soi”. Xứ này còn đẹp ở trong những câu chuyện cổ, trong những câu hát
trữ tình, hồn nhiên: “Đêm qua đêm tàn. Ta lê bước về nhà. Hồn ta còn ngủ ở thắt lưng em”, hay
“Nếu ta là hạt sương, ta xin tan trên tay nàng. Nếu ta là hạt mưa, ta xin tan trên chân nàng”…
Đời sống của những người dân miền núi còn nhiều lắm những nỗi nhọc nhằn, nhưng

không vì thế mà buồn, mà ít thi vị. Trái lại, cứ mỗi độ xuân về, cuộc sống nơi đây lại như
những ngày hội. Nào là “hội ăn ước” – bàn bạc về những dự định của công việc trong năm,
“hội
gầu tào” (hội leo núi mùa xuân) với đủ các trò chơi như thi ngựa, đánh én, chọi chim, ném
pao… Và từ khi có bộ đội về làng, miền đất ấy còn có thêm những đêm “lửa trại công đồn”,
“lửa trại đêm đông” với không khí rộn ràng, ấm áp tình quân dân.
Hình ảnh những phiên chợ vùng cao với nhiều nét đặc trưng riêng cũng làm cho người
đọc phải nhớ mãi
. Đàn ông thì có khu chợ súng dành riêng cho mình, với đầy đủ những mặt
hàng là sản phẩm của kỹ nghệ chiến tranh. Những sản phẩm ấy được “bày trên chõng con, trên
mẹt, trên nón sơn để ngửa dưới đất, trên mảnh vải bạt vải dù như một thứ hàng thông thường
quen thuộc”. Vui nhộn nhất vẫn là phiên chợ chính bởi “người mua đi lại như nước chảy”, có
“các cô gái Mèo diện váy sặc sỡ, xanh đỏ, vòng bạc sáng trắng như thủy ngân”. Trong phi
ên
chợ chính ấy, đặc sắc nhất có lẽ là các hàng ăn với những chảo thắng cố nhiều loại: thắng cố
ngựa, thắng cố chó, thắng cố dê, những chảo thịt đang sôi ình ịch, bốc khói không cạn. Khách
quen có thể uống chịu, thiếu tiền mặt thì đổi thuốc phiện, củ thuốc. Có một cảnh mà có lẽ ở bất
cứ một vùng m
iền nào ở xuôi cũng không thể có, đó là cảnh “cả chợ say”. Đàn ông uống rượu
say lăn ra mà ngủ ở các quán lều, bên cạnh là những bà vợ ngồi canh giấc cho họ, chờ khi họ
tỉnh dậy thì đỡ họ lên ngựa và về nhà. Cảnh này không phải lần đầu được nhắc đến trong tiểu
thuyết Ma Văn Kháng, mà ở những tác phẩm Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây của Tô Hoài t
a
đã hơn một lần được chứng kiến. Ở đó cũng có hình ảnh các ông chồng uống rượu say, trên
đường về khi gặp người đi qua, các bà vợ thường nhấc cao ô chào hỏi như muốn khoe rằng
chồng mình có nhiều bạn nên mới được uống say như thế. Nhưng Tô Hoài chỉ miêu tả cảnh ấy
một cách rất khái quát, còn Ma Văn Kháng ông dừng lại lâu hơn, miêu tả tỉ mỉ hơn. Chính vì

thế, khi đọc những tác phẩm của ông, người đọc tìm thấy những cảm xúc thẩm mĩ tốt đẹp,
những chi tiết thân quen ấy còn góp phần khơi dậy tình yêu mến quê hương xứ sở.

Cuộc sống khốn khó của đồng bào vùng cao đi vào tác phẩm của Ma Văn Kháng một
cách rất bình dị. Ông không hề thi vị hóa, lý tưởng hóa cuộc sống ấy. Nơi ấy, lịch sử luôn có
những biến động thăng trầm
. Hình ảnh khu chợ súng - một biểu trưng sinh động của sự loạn lạc
đã thể hiện rất rõ điều đó. Từ những phong tục, tập quán cổ hủ, lạc hậu: thờ ma, cúng ma chữa
bệnh, tục nối dây, tục cướp vợ…, bức tranh đời sống tăm tối, đau thương của đồng bào rẻo cao
đã được tác giả tái hiện một cách sống động, khiến người đọc cứ ám ảnh mãi về miền đất ấy. Sự
tối tăm của đời sống nơi đây còn thể hiện ở những niềm tin thơ ngây vào một đấng tối cao nào
đấy ngoài con người, mà với họ là rất đỗi thiêng liêng. Họ thờ “Vua Mèo” vì họ cho rằng một
đấng tối cao có nhiều phép lạ như thần thánh, chỉ cần “phất tay thì lau thành m
ía”, “lá chuối
thành vải”, “giậm chân là cỏ thành ngô”. Thế mới hiểu được rằng, cái nghèo đói cơ cực luôn
vây bủa, bám chặt vào từng cuộc đời, từng thành viên của bộ tộc. Những con người tội nghiệp
ấy chỉ có thể tìm được cơm no, áo ấm trong niềm tin mù quáng, trong trí tưởng tượng hư ảo mà
thôi.
Nam Cao từng nói: “Sống đã rồi hãy viết”. Câu nói này rất đúng với trường hợp của Ma
Văn Kháng. Ông gắn bó với dân tộc Mèo, ăn ở, sinh hoạt cùng họ, nên khi ông viết về họ,
người đọc cứ ngỡ ông là người Mèo chính gốc. Ông đến với vùng rừng núi xa xôi
, hiểm trở ấy
bằng cả trái tim tình nguyện của một người muốn đi tìm vẻ đẹp trong chiều sâu nhân bản, trong
cái hoang sơ của núi rừng. Ma Văn Kháng luôn nghĩ rằng: phải sống hết mình vì nhân dân
trước rồi sau đó mới có thể làm một cái gì thích hợp với sở trường của mình. Và thực tiễn sá
ng
tác của ông đã phản ánh đúng điều nhà văn suy nghĩ: “Sự ra đời của những trang viết ở ngay vị
trí công tác là kết quả ở cả hai phía: người viết văn và người cán bộ nhưng hài hòa làm một từ
gốc rễ sâu xa; một tình yêu, một cách cảm nghĩ và một lối sống đúng đắn. Tình yêu, cách cảm
nghĩ và lối sống ấy được chung đúc lại thành ý thức trách nhiệm của người cầm bút trong việc
tự khẳng định phong cách nghệ thuật của mình trên cơ sở bảo đảm tính chất dân tộc đậm đà
cho tác phẩm - hai y
êu cầu nhất thiết phải được gắn kết một cách nhuần nhuyễn trong một hiện

tượng nghệ thuật thống nhất, xem nhẹ mặt nào đều là không đúng yêu cầu của đề tài này” [ 77,
tr. 132]

Viết về vùng đất biên ải đó, Ma Văn Kháng cho chúng ta thấy rằng, cuộc sống ấy, những
con người ấy đáng thương biết chừng nào. Tuy nhiên, những gì xảy ra trên những mảnh đất
vùng cao ấy không chỉ là thầy mo, ma thuật, thổ phỉ, không chỉ là những cam chịu, niềm tin mù
quáng; mà còn là hình ảnh của những con người lao động và chiến đấu dũng cảm bên cạnh
người Kinh. Điều này đã được nói
đến trong Gió rừng và Trăng non, nhưng Ma Văn Kháng
chưa thực sự thành công khi đề cập đến công cuộc xây dựng cuộc đời mới của những con người
đã được cách mạng giác ngộ.
Dẫu vậy, với những gì đã làm được, người đọc đã có thể tìm thấy ở các tác phẩm của Ma
Văn Kháng những bức tranh sống động, những câu chuyện, những con người và con đường của
người dân tộc thiểu số đã tìm
tòi để hòa nhập vào cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam như thế

×