ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT QUỐC GIA
NĂM HỌC 2014 - 2015.
A. CẤU TRÚC ĐỀ THI
TT Chuyên đề Nội dung kiến thức, kĩ năng
PHẦN I: ĐỌC HIỂU
1
Kĩ năng đọc
hiểu
1. Kĩ năng đọc hiểu theo các cấp độ
2. Kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học
3. Kĩ năng đọc hiểu văn bản
1. Các kiến thức về từ: từ đơn; từ ghép; từ
láy
2. Các kiến thức về câu: câu đơn, câu
ghép
3. Các biện pháp tu từ và các biện pháp
nghệ thuật khác
4. Đặc điểm diễn đạt và chức năng của các
phong cách ngôn ngữ.
5. Những phương thức biểu đạt trong văn
nghị luận.
PHẦN II: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1
Nghị luận về
một tư tưởng
đạo lí
1. Kĩ năng làm bài nghị luận về một tư
tưởng đạo lí
2. Hướng dẫn luyện tập làm bài nghị luận
về tư tưởng đạo lí
2
Nghị luận về
một hiện tượng
đời sồng
1. Kĩ năng làm bài nghị luận về một hiện
tượng đời sống
2. Hướng dẫn luyện tập làm bài nghị luận
về hiện tượng đời sống
3
Nghị luận về
vấn đề xã hội
đặt ra trong tác
1. Kĩ năng làm bài nghị luận về vấn đề xã
hội đặt ra trong tác phẩm
2. Hướng dẫn luyện tập làm bài nghị luận
xã hội đặt ra trong tác phẩm
PHẦN III: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
1
Nghị luận về bài
thơ, đoạn thơ
1. Kĩ năng làm bài nghị luận về bài thơ,
đoạn thơ
2. Hướng dẫn luyện tập làm bài nghị luận
về Bài thơ, đoạn thơ trong chương trình
THPT
2
Nghị luận về
một tác phẩm,
đoạn trích văn
1. Kĩ năng làm bài nghị luận về một tác
phẩm, đoạn trích văn xuôi
2. Hướng dẫn luyện tập làm bài nghị luận
về Tác phẩm, đoạn trích trong chương trình
THPT
3
Nghị luận về ý
kiến bàn về văn
học
1. Kĩ năng làm bài nghị luận về ý kiến bàn
về văn học
2. Luyện tập làm bài nghị luận ý kiến bàn
về văn học
4
Kiểu bài so
sánh văn học
1. Kĩ năng làm bài nghị luận so sánh văn
học
2. Những vấn đề so sánh trong văn học
PHẦN IV: ĐỀ THI THAM KHẢO:
RA BÀI TẬP VỀ NHÀ CHO HỌC SINH LÀM.
B. NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG CỤ THỂ.
BUỔI THỨ NHẤT:
CÁCH LÀM PHẦN ĐỌC – HIỂU TRONG ĐỀ THI
( Phần Tiếng Việt và làm văn )
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Giúp học sinh nắm vững cấu trúc đề thi, các dạng câu hỏi, cách
trả lời ngắn gọn mà đúng nhất.
- Biết vận dụng kĩ năng trong làm bài thi.
B.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
I. TIẾNG VIỆT VÀ LÀM VĂN.
Nội dung kiến thức Cách xác định và trả lời Ghi chú.
1. Các biện pháp tu từ.
- Nhân hóa.
- So sánh.
- Ẩn dụ.
- Phép điệp, phép đối.
Trả lời ngắn gọn, chính xác dựa
vào các dấu hiệu trên bản thân
từ ngữ.
2. Xác định phong cách
ngôn ngữ văn bản.
- Phong cách ngôn
ngữ: chính luận, báo
chí, nghệ thuật, khoa
học
Trả lời ngắn gọn, chính xác dựa
vào các dấu hiệu trên bản thân
từ ngữ.
3. Xác định các thao
tác lập luận: phân tích,
giải thích, chứng minh,
bình luận.
Trả lời ngắn gọn, chính xác dựa
vào các dấu hiệu trên bản thân
từ ngữ.
4. Xác định phương
thức biểu đạt: miêu tả,
tự sự, biểu cảm
Trả lời ngắn gọn, chính xác dựa
vào các dấu hiệu trên bản thân
từ ngữ.
5. Xác đinh thể thơ, nội
dung, nghệ thuật
Trả lời ngắn gọn, chính xác dựa
vào các dấu hiệu trên bản thân
từ ngữ.
6. Viết đoạn văn ngắn Trình bày ngắm gọn theo cấu
trúc đoạn văn diễn dịch.
II. CÁC BƯỚC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC
Bước 1: Đọc - hiểu ngôn từ: Hiểu được các từ khó, từ lạ, các điển
cố, các phép tu từ, hình ảnh… (đối với thơ). Đối với tác phẩm truyện
phải nắm được cốt truyện và các chi tiết từ mở đầu đến kết thúc. Khi đọc
văn bản cần hiểu được các diễn đạt, nắm bắt mạch văn xuyên suốt từ câu
trước đến câu sau, từ ý này chuyển sang ý khác, đặc biệt phát hiện ra
mạch ngầm – mạch hàm ẩn, từ đó mới phát hiện ra chất văn. Bởi thế,
cần đọc kĩ mới phát hiện ra những đặc điểm khác thường, thú vị.
Bước 2: Đọc - hiểu hình tượng nghệ thuật: Hình tượng trong văn
bản văn học hàm chứa nhiều ý nghĩa. Đọc - hiểu hình tượng nghệ thuật của
văn bản văn học đòi hỏi người đọc phải biết tưởng tượng, biết “cụ thể
hóa” các tình cảnh để hiểu những điều mà ngôn từ chỉ có thể biểu đạt khái
quát. Đọc - hiểu hình tượng nghệ thuật còn đòi hỏi phát hiện ra những mâu
thuẫn tiềm ẩn trong đó và hiểu được sự lô gic bên trong của chúng.
Bước 3: Đọc - hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản
văn học: Phải phát hiện được tư tưởng, tình cảm của nhà văn ẩn chứa
trong văn bản. Tuy nhiên tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản
văn học thường không trực tiếp nói ra bằng lời. Chúng thường được thể
hiện ở giữa lời, ngoài lời, vì thế người ta đọc – hiểu tư tưởng tác phẩm
bằng cách kết hợp ngôn từ và phương thức biểu hiện hình tượng.
Bước 4: Đọc - hiểu và thưởng thức văn học: Thưởng thức văn học
là trạng thái tinh thần vừa bừng sáng với sự phát hiện chân lí đời sống
trong tác phẩm, vừa rung động với sự biểu hiện tài nghệ của nhà văn,
vừa hưởng thụ ấn tượng sâu đậm đối với các chi tiết đặc sắc của tác
phẩm. Đó là đỉnh cao của đọc – hiểu văn bản văn học. Khi đó người đọc
mới đạt đến tầm cao của hưởng thụ nghệ thuật.
III. THỰC HÀNH:
I.PHẦN ĐỌC-HIỂU ( 3 điểm):
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới
Kết thúc tiểu thuyết Suối nguồn , nhà văn Ayn Rand đã để cho
nhân vật chính Howard Roark phát biểu như sau:
“Trong những thế kỉ qua, đã có những người đặt bước chân đầu
tiên của họ trên những con đường mới; họ không được trang bị vũ khí gì
ngoài tầm nhìn riêng của họ. Họ có mục đích khác nhau, nhưng tất cả
đều có một số điều chung: bước chân của họ là bước chân đầu tiên, con
đường của họ là con đường hoàn toàn mới, nhãn quan của họ không hề
do vay mượn, và phản ứng mà họ nhận được luôn là sự căm ghét.
Những nhà phát minh vĩ đại, những nghệ sĩ, những nhà tư tưởng… đều
phải đơn độc chống lại những người cùng thời với họ. Động cơ máy đầu
tiên bị coi là ngu xuẩn. Chiếc máy bay đầu tiên bị coi là không tưởng.
Chiếc máy dệt đầu tiên bị coi là con ác quỷ. Việc gây mê bị coi là tội
lỗi…Nhưng những người đó, với tầm nhìn không vay mượn, vẫn tiếp tục
tiến lên. Họ đã chiến đấu, họ đã đau khổ và họ phải trả giá.Nhưng họ
đã chiến thắng.”
Câu hỏi 1: Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
(0.25 điểm)
Câu hỏi 2: Đoạn văn trên nói lên điều gì? (0.25 điểm)
Câu hỏi 3: Hãy đặt tên cho đoạn văn ấy? ( 0.5 điểm)
Câu hỏi 4: Theo anh/chị vì sao “Những nhà phát minh vĩ đại, những
nghệ sĩ, những nhà
tư tưởng…đều phải đơn độc chống lại những người cùng thời với
họ”(0.5điểm)
Đọc đoạn thơ sau (Trong bài “ Quê hương” của nhà thơ Giang
Nam):
Cô bé nhà bên ( có ai ngờ!)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)
Câu hỏi 5: Phương thức biểu đạt mà tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên?
(0.25 điểm)
Câu hỏi 6:Nghệ thuật được sử dụng ở hai cụm từ trong ngoặc đơn và ý
nghĩa? ( 0.5 điểm)
Câu hỏi 7: So sánh hai cách diễn đạt sau: “Thương quá đi thôi!” và
“Thương thương quá đi thôi!”? (0.25 điểm)
Câu hỏi 8: Điều gì ở cô gái khiến em ấn tượng nhất? Vì sao? ( 0.5 điểm)
ĐÁP ÁN
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1 Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ gì?
- Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận
Câu 2 Đoạn văn trên nói lên điều gì?
- Đoạn văn trên bàn về những người đi tiên phong, những người
khai sáng. Những người đi tiên phong trong mọi lĩnh vực của
cuộc sống (như khoa học, nghệ thuật, văn hoá…) ban đầu đều
chịu thiệt thòi, đau khổ, thậm chí phải trả giá đắt…vì thường
không được mọi người đương thời hiểu, đồng tình và ủng hộ
ngay.
- Nhưng với bản lĩnh, khát vọng cống hiến, đặc biệt là khả năng
sáng tạo, những người đó thường đạt được thành công, trở thành
người chiến thắng và có những đóng góp to lớn cho cộng đồng,
cho nhân loại.
Câu 3 Hãy đặt tên cho đoạn văn ấy.
- Những người đặt bước chân đầu tiên
- Những người đi khai phá
- Đi trước bình minh…
Câu 4 Theo anh/chị vì sao “Những nhà phát minh vĩ đại, những
nghệ sĩ, những nhà tư tưởng đều phải đơn độc chống lại
những người cùng thời với họ”
- Vì trong những bước chân đầu tiên trên con đường mới, những
người sáng tạo thường đơn độc vì những ý tưởng, những công
trình mà họ đưa ra thường không dễ chấp nhận ngay được, bởi
nó vượt qua khỏi suy nghĩ, tầm nhìn của mọi người đương thời.
Câu 5 - Phương thức biểu cảm, miêu tả.
Câu 6
- Nghệ thuật được sử dụng ở phần ngoặc đơn: phép chêm xen.
- Ý nghĩa: thể hiện thái độ ngạc nhiên cùng tình cảm yêu mến
tự hào đối với cô gái láng giềng bé nhỏ mà dũng cảm: tham gia
du kích đề bảo vệ quê hương
Câu 7
- Từ “ thương” diễn tả tình thương mến song “ thương thương”
da diết hơn, trong sáng hơn và giàu chất thơ hơn.
Câu 8 - Ghi lại điều ấn tượng nhất về cô gái: nụ cười hoặc đôi mắt.
BUỔI THỨ HAI:
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
XÃ HỘI VỀ MỘT VẤN ĐỀ CỦA CUỘC SỐNG.
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh: - Nắm được cách làm bài nghị luận về một vấn đề của
cuộc sống.
- Có nhận thức, tư tưởng, thái độ và hành động đúng trước những hiện
tượng của cuộc sống hằng ngày.
- Rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một vấn đề của đời sống.
B. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Tiến trình bài dạy.
I. Ôn lại phần lí thuyết: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề của
cuộc sống.
Bài làm cần đảm bảo những nội dung sau:
- Nêu rõ hiện tượng.
- Phân tích các mặt đúng sai lợi hại.
- Chỉ ra nguyên nhân.
- Bày tỏ thái độ ý kiến của bản thân
* Lưu ý: diễn đạt chuẩn xác, mạch lạc, có thể sử dụng một số phép
tu từ, yếu tố biểu cảm.
II. Thực hành:
ĐỀ 1: Em có suy nghĩ và hành động như thế nào trước tình hình tai nạn
giao thông hiện nay.
a- Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý.
1/ Xác định vấn đề cần nghị luận.
+ Tai nạn giao thông đây là vấn đề bức xúc đặt ra đối với mọi phương
tiện, mọi người tham gia giao thông nhất là giao thông trên đường bộ.
+ Vấn đề ấy đặt ra đối với tuổi trẻ học đường. Chúng ta phải suy nghĩ và
hành động như thế nào để làm giảm tới mức tối thiểu tai nạn giao thông.
Vậy vấn đề cần bàn luận là: Vai trò trách nhiệm từ suy nghĩ đến hành
động của tuổi trẻ học đường góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông.
2/ Giải thích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý:
+ Tai nạn giao thông nhất là giao thông đường bộ đang diễn ra thành vấn
đề lo ngại của xã hội.
+ Cả XH đang hết sức quan tâm. Giảm thiểu TNGT đây là cuộc vận
động lớn của toàn xã hội.
+ Tuổi trẻ học đường là một lực lượng đáng kể trực tiếp tham gia giao
thông. Vi thế tuổi
trẻ học đường cần suy nghĩ và hành động phù hợp để góp phần làm giảm
thiểu tai nạn
giao thông.
3/ Suy nghĩ và hành động như thế nào trước vấn đề?
+ An toàn giao thông góp phần giữ gìn an ninh trật tự xã hội và
đảm bảo hạnh phúc gia đình. Bất cứ trường hợp nào, ở đâu phải nhớ “an
toàn là bạn tai nạn là thù”.
+ An toàn giao thông không chỉ có ý nghĩa xã hội mà còn có ý
nghĩa quan hệ quốc tế nhất là trong thời buổi hội nhập này.
+ Bản thân chấp hành tốt luật lệ giao thông ( không đi dàn hàng
ngang ra đường, không đi xe máy tới trường, không phóng xe đạp nhanh
hoặc vượt ẩu, chấp hành các tín hiệu chỉ dẫn trên đường giao thông. Ph-
ương tiện bảo đảm an toàn…
+ Vận động mọi người chấp hành luật lệ giao thông. Tham gia
nhiệt tình vào các phong trào tuyên truyền cổ động hoặc viết báo nêu
điển hình người tốt , việc tốt trong việc giữ gìn an toàn giao thông.
Đề 2: Suy nghĩ từ ý kiến:“Chỉ có vào đại học thì cuộc đời mới có
tương lai”.
1/Giải thích ý kiến
- Câu nói thể hiện một tư tưởng không đúng về việc học và việc lập
thân của con người: Quá coi trọng việc học ở bậc cao đến mức tuyệt đối
hóa việc học ở đại học, coi đó là cứu cánh duy nhất cho cuộc đời của
mỗi con người.
2/Bàn luận
- Học đại học là cần, nhưng đó không phải là con đường duy nhất cho
việc học của mỗi người.
- Để lập thân, rất cần học vấn nhưng đó không phải là yếu tố duy nhất
mà còn có nhiều yếu tố khác quan trọng và có tính chất quyết định hơn
như ý chí, nghị lực, cách nhìn, cách nghĩ, sự sáng tạo, dám làm…
+ Học đại học mà không có các yếu tố khác thì cuộc đời chắc gì đã có
tương lai? (dẫn chứng)
+ Ngược lại, có những nghười vốn không được học nhiều nhưng lại rất
thành đạt, có phát minh sáng chế, có đóng góp cho phát triển nước và
dân tộc. Thực tiễn của công cuộc đổi mới của đất nước hai chục năm
qua đã nói rõ điều đó (dẫn chứng)
3/Bài học nhận thức và hành động.
Nêu suy nghĩ riêng của bản thân về việc học và việc lập thân để có thể tự
học suốt đời và đi lên bằng đôi chân của chính mình.
BUỔI THỨ BA:
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
XÃ HỘI VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ.
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh: - Nắm được cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo
lý.
- Có nhận thức, tư tưởng, thái độ và hành động đúng trước những vấn
đề tư tưởng đạo lý.
- Rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý.
B. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Tiến trình bài dạy.
I. Hướng dẫn luyện tập làm bài nghị luận về tư tưởng đạo lí.
Đề số 1:
Anh (chị) hãy cho biết ý kiến của mình về câu ngạn ngữ: “Đừng sống
theo điều ta
ước muốn. Hãy sống theo điều ta có thể ”. (Bài viết khoảng 600 từ).
Phân tích đề
- Yêu cầu về nội dung: con người cần chọn cách sống thực tế, phù
hợp với khả năng của mình, để không rơi vào viễn vông.
- Yêu cầu về thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận.
- Yêu cầu về phạm vi tư liệu: đời sống xã hội.
Lập dàn ý
a. Mở bài:
Giới thiệu câu ngạn ngữ: “Đừng sống theo điều ta ước muốn. Hãy sống
theo điều ta có thể ”.
b. Thân bài:
* Giải thích:
- “ Điều ta ước muốn” là những khát vọng, ước mơ của con người.
- “ Điều ta có thể” là những gì nằm trong khả năng của bản thân.
- Ý nghĩa của câu ngạn ngữ: Con người cần chọn cách sống thực
tế, phù hợp với khả năng của mình, để không rơi vào viễn vông.
* Phân tích, chứng minh:
- Câu nói nêu ra một quan niệm sống tích cực đem lại niềm vui,
niềm tin cho con người.
- Nếu “ước muốn” quá cao xa, không phù hợp với khả năng của
bản thân thì việc làm không có kết quả. Từ đó, con người sẽ chán nản,
mất niềm tin vào cuộc sống.
- Sống theo những điều làm được trong khả năng của mình thì
công việc có kết quả. Vì vậy, con người sẽ có niềm tin, phát huy năng
lực đóng góp cho xã hội.
(Đưa dẫn chứng chứng minh).
* Bình luận (bàn bạc, mở rộng vấn đề):
- Khẳng định câu nói hoàn toàn đúng.
- Nêu ý nghĩa của câu nói.
+ Ước mơ có vai trò quan trọng trong đời sống con người.
+ Mơ ước, khát vọng tạo động lực cho con người phấn đấu vươn
lên trong học tập và lao động.
+ Sống không có mơ ước, luôn vừa lòng với thực tại thì cuộc sống
trở nên trì trệ.
=> câu ngạn ngữ: Là bài học cho con người trong cách chọn cách
sống:biết ước mơ nhưng cần thực tế, phù hợp với khả năng của mình, để
không rơi vào viễn vông.
c. Kết bài:
- Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức, hành động: Sống tích
cục, phải có ước mơ cao đẹp và ước mơ phải phù hợp với năng lực của
bản thân.
Đề số 2:
“Có ba cách để tự làm giàu mình: mỉm cười, cho đi và tha thứ”
(Theo: Hạt giống tâm hồn - NXB Tổng hợp TP HCM,
2008)
Những suy ngẫm của anh /chị về quan niệm trên.
Phân tích đề
- Yêu cầu về nội dung: tâm hồn con người sẽ trở nên trong sáng,
giàu đẹp hơn nếu biết lạc quan, sẻ chia và độ lượng với mọi người.
- Yêu cầu về thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận.
- Yêu cầu về phạm vi tư liệu: đời sống xã hội.
Lập dàn ý
a. Mở bài:
Giới thiệu câu nói: “Có ba cách để tự làm giàu mình: mỉm cười, cho
đi và tha thứ”.
b. Thân bài:
* Giải thích câu nói:
- Tự làm giàu mình: tự nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn mình
Mỉm cười: biểu hiện của niềm vui, sự lạc quan, yêu đời
Cho đi: là biết quan tâm, chia sẻ với mọi người
Tha thứ: là sự bao dung, độ lượng với lỗi lầm của người khác
- Ý cả câu: Tâm hồn con người sẽ trở nên trong sáng, giàu đẹp hơn
nếu biết lạc quan, sẻ chia và độ lượng với mọi người.
* Phân tích, chứng minh:
- Lạc quan, yêu đời giúp con người có sức mạnh để vượt lên những
khó khăn, thử thách trong cuộc sống, có niềm tin về bản thân và hướng
đến một khát vọng sống tốt đẹp (dẫn chứng, phân tích).
- Biết quan tâm, chia sẻ, con người đã chiến thắng sự vô cảm, ích
kỷ để sống giàu trách nhiệm và yêu thương hơn (dẫn chứng, phân tích).
- Biết bao dung, độ lượng, con người sẽ trút bỏ đau khổ và thù hận
để sống thanh thản hơn và mang lại niềm vui cho mọi người (dẫn chứng,
phân tích).
- Ngoài sự lạc quan, sẻ chia, độ lượng con người còn có thể bồi
đắp, và nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng những ứng xử tốt đẹp khác (dẫn
chứng, phân tích).
* Bình luận (bàn bạc, mở rộng vấn đề):
- Câu nói đúng. Sự giàu có về tâm hồn có ý nghĩa quyết định sự
hoàn thiện nhân cách của mỗi người.
- Cần có ý thức gìn giữ và bồi đắp để đời sống tinh thần, tình cảm
của bản thân không bị xói mòn và chai sạn bởi mặt trái của cuộc sống
hiện đại.
- Để làm được điều đó, phải bắt đầu từ những thái độ sống tích
cực, có ý nghĩa với mình và mọi người.
=> Ý nghĩa của câu nói: Câu nói có tác dụng gợi mở, nhắc nhở
mọi người phải luôn chú ý hoàn thiện bản thân
c. Kết bài:
Liên hệ thực tế bản thân về ý thức tu dưỡng, hành động: Phải biết
nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn mình để tâm hồn trở nên trong sáng,
giàu đẹp hơn bằng sự lạc quan, sẻ chia và độ lượng với mọi người
BUỔI THỨ TƯ:
LÀM BÀI NGHỊ LUẬN Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC
VÀ KIỂU BÀI SO SÁNH VĂN HỌC.
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh: - Nắm được cách làm bài nghị luận ý kiến về văn học
và kiểu bài so sánh văn học.
- Có nhận thức, tư tưởng, thái độ và hành động đúng trước những vấn
đề trong tác phẩm văn học.
- Rèn kĩ năng làm bài nghị luận ý kiến về văn học và kiểu bài so sánh
văn học.
B. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Tiến trình bài dạy.
I. Luyện tập làm bài nghị luận ý kiến bàn về văn học
Đề số 1:
Về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng,
có ý kiến cho rằng: người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở
trước. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: hình tượng người lính mang đậm vẻ
đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp.
Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận
những ý kiến trên.
Hướng dẫn làm bài
a. Mở bài:
+ Quang Dũng một nghệ sĩ đa tài, nhưng trước hết là một thi sĩ
mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, tài hoa.
+ Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng và thơ ca
chống Pháp; tác phẩm đã khắc họa thành công hình tượng người lính
Tây Tiến.
b. Thân bài:
Giải thích:
+ “Dáng dấp tráng sĩ thuở trước” là nói đến những nét đẹp trượng
phu giàu tính ước lệ kiểu văn chương trung đại trong hình tượng người
lính; “Mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời chống Pháp” là muốn
nói ở hình tượng người lính có nhiều nét đẹp thân thuộc chắt lọc từ đời
sống chiến trường của những anh vệ quốc quân thời
chống Pháp.
+ Đây là hai nhận xét khái quát về hai bình diện khác nhau của
hình tượng người lính Tây Tiến: ý kiến trước chỉ ra vẻ đẹp truyền thống,
ý kiến sau chỉ ra vẻ đẹp hiện đại.
Phân tích, bình luận, chứng minh
* Phân tích, chứng minh:
- Vẻ đẹp người lính mang dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước
+ Người lính trong Tây Tiến có dáng vẻ oai phong, lẫm liệt, đầy
hào khí; tinh thần chinh chiến kiêu dũng, xả thân; thái độ ngang tàng,
ngạo nghễ, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng.
+ Hình tượng người lính đặt trong miền không gian đầy không khí
bi hùng cổ xưa với cuộc trường chinh vào nơi lam chướng nghìn trùng,
với chiến trường là miền viễn xứ chốn biên ải, gắn với chất liệu ngôn
ngữ trang trọng, hình ảnh ước lệ,
- Hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời
chống Pháp.
+ Người lính với tinh thần vệ quốc của thời đại chống Pháp cảm tử
cho tổ quốc quyết sinh: không tiếc đời mình, không thoái chí sờn lòng,
không bỏ cuộc; đời sống quân ngũ gian khổ mà vẫn trẻ trung, tinh
nghịch; lăn lộn trận mạc đầy mất mát hi sinh mà vẫn đa cảm đa tình; dồi
dào tình yêu thiên nhiên, tình quân dân và tình đôi lứa.
+ Hình tượng người lính gắn chặt với một sự kiện lịch sử là cuộc
hành binh Tây Tiến; một không gian thực là miền Tây, với những địa
danh xác thực, những cảnh trí đậm sắc thái riêng của xứ sở vốn hiểm trở
mà thơ mộng; với ngôn ngữ đậm chất đời thường của những người lính
trẻ
* Bình luận:
- Hai ý kiến đều đúng, tuy có nội dung khác nhau, tưởng đối lập,
nhưng thực ra là bổ sung nhau, cùng khẳng định những đặc sắc của
hình tượng người lính Tây Tiến: đó là sự hoà hợp giữa vẻ đẹp tráng sĩ cổ
điển với vẻ đẹp chiến sĩ hiện đại để tạo nên một hình tượng toàn vẹn.
- Hình tượng có được sự hoà hợp đó là do nhà thơ đã kế thừa thơ
ca truyền thống, sử dụng bút pháp lãng mạn, đồng thời đã mang được
vào thơ không khí thời đại, hiện thực chiến trường, đời sống trận mạc
của bộ đội Tây Tiến mà tác giả vốn là người trong cuộc.
c. Kết bài:
Khẳng định lại ý kiến, rút ra bài học.
II. Kiểu bài so sánh văn học.
1. Kĩ năng làm bài nghị luận so sánh văn học
1.1. Mục đích, yêu cầu
a. Mục đích
- Chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữa các đối tượng so sánh,
từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng
khuynh hướng văn học, giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm; thấy được
vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng muôn màu của phong cách
nhà văn.
- Góp phần hình thành kĩ năng lí giải nguyên nhân của sự khác
nhau giữa các hiện tượng văn học.
b. Yêu cầu
- Nắm được kĩ năng so sánh. Vận dụng kết hợp các thao tác lập
luận: phân tích, bác bỏ, bình luận.
- Có hiểu biết về đối tượng so sánh.
1.2. Đối tượng
Kiểu bài so sánh văn học yêu cầu thực hiện cách thức so sánh trên
nhiều bình diện: khuynh hướng văn học, giai đoạn văn học, tác phẩm (đề
tài, nhân vật, tình huống, cốt truyện, cái tôi trữ tình, chi tiết nghệ thuật,
nghệ thuật trần thuật, phong cách nghệ thuật…).
1.3. Cách làm
a. Mở bài:
- Dẫn dắt (mở bài gián tiếp)
- Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh
b. Thân bài:
- Làm rõ đối tượng so sánh thứ nhất (bước này vận dụng kết hợp
nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
- Làm rõ đối tượng so sánh thứ 2 (bước này vận dụng kết hợp
nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
- Chỉ ra nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên các
bình diện (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ
yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh).
- Lý giải sự tương đồng, khác biệt giữa hai đối tượng dựa vào các
bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong
cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…( bước này vận
nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
c. Kết bài:
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.
- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.
2. Những vấn đề so sánh trong văn học
Đề số 1: Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Nắng mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
(Nguyễn Bính, Tương tư)
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
(Tố Hữu, Việt Bắc)
Gợi ý:
a. Mở bài:
- Nguyễn Bính là gương mặt nổi bật của phong trào Thơ mới và
cũng tiêu biểu cho thơ ca sau Cách mạng, với hồn thơ chân quê, có sở
trường về lục bát. Tương tư là bài thơ đặc sắc của ông, thể hiện tâm
trạng nhớ mong chân thực và tinh tế của chàng trai quê.
- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng, với phong cách trữ
tình chính trị. Việt Bắc là bài thơ xuất sắc của ông, thể hiện tình cảm
cách mạng sâu nặng đối với chiến khu và những kỉ niệm kháng chiến
(0,5).
b. Thân bài:
Làm rõ đối tượng thứ nhất (bước này vận dụng kết hợp nhiều
thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)
* Về đoạn thơ trong bài Tương tư (2,0)
- Nội dung (1,0 điểm).
+ Tâm trạng tương tư của chàng trai quê được bộc lộ thành những
nhớ mong da diết, trĩu nặng. Nỗi niềm ấy được xem như một quy luật tự
nhiên không thể cưỡng lại, một thứ "tâm bệnh" khó chữa của người đang
yêu.
+ Niềm mong nhớ gắn liền với khung cảnh làng quê khiến cho cả
không gian như cũng nhuốm đầy nỗi tương tư.
- Nghệ thuật (1,0 điểm).
+ Thể thơ lục bát thấm đượm phong vị ca dao.
+ Chất liệu ngôn từ chân quê với những địa danh, thành ngữ gần
gũi; cách tổ chức lời thơ độc đáo; sử dụng nhuần nhuyễn nhiều biện
pháp tu từ: hoán dụ, nhân hoá, đối sánh, tăng tiến, khoa trương
Làm rõ đối tượng thứ 2 (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao
tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)
* Về đoạn thơ trong bài Việt Bắc (2,0 điểm)
- Nội dung (1,0 điểm).
+ Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ đằm thắm, sâu nặng của người cán bộ
kháng chiến dành cho Việt Bắc, trong đó chan hoà tình nghĩa riêng
chung.
+ Hiện lên trong nỗi nhớ ấy là hình ảnh Việt Bắc thân thương, với
cảnh vật bình dị mà thơ mộng, với nhịp sống đơn sơ mà êm đềm, đầm
ấm.
- Nghệ thuật (1,0 điểm).
+ Thể thơ lục bát kết hợp nhuần nhuyễn chất cổ điển và chất dân
gian, nhịp điệu linh hoạt uyển chuyển, âm hưởng tha thiết, ngọt ngào.
+ Hình ảnh thơ giản dị mà gợi cảm; cách ví von quen thuộc mà vẫn
độc đáo; cách tổ chức lời thơ với phép tiểu đối, phép điệp cân xứng,
khéo léo
Về sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn thơ (0,5 điểm)
- Tương đồng: Cả hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ da diết, sâu
nặng; sử dụng thể thơ lục bát điêu luyện.
- Khác biệt: Đoạn thơ trong bài Tương tư là nỗi nhớ của tình yêu lứa
đôi, gắn với không gian làng quê Bắc Bộ, vừa bày tỏ vừa "lí sự" về tương
tư, với cách đối sánh táo bạo ; đoạn thơ trong bài Việt Bắc là nỗi nhớ của
tình cảm cách mạng, gắn với không gian núi rừng Việt Bắc, nghiêng hẳn
về bộc bạch tâm tình, với cách ví von duyên dáng
Lý giải sự khác biệt:
Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội,
văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi
pháp của thời kì văn học…(bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng
chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
c. Kết bài:
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.
- Liên hệ mở rộng.
(Học sinh dựa vào gợi ý bên để viết kết bài. Có nhiều cách kết bài
khác nhau, hướng dẫn bên chỉ có tính chất tham khảo)
Đề số 2:
Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ
nhặt (Vợ Nhặt - Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc
thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu ).
Gợi ý:
* Yêu cầu về hình thức và kĩ năng :
Học sinh biết làm bài nghị luận văn học, kết hợp các thao tác lập
luận làm rõ vấn đề càn nghị luận.
Bài viết có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, lý lẽ dẫn chứng cụ thể, diễn
đạt lưu loát, dùng từ đặt câu đúng, không mắc lỗi chính tả, chữ viết cẩn
thận.
Khuyến khích cho điểm cao những bài làm sáng tạo, văn viết hay
độc đáo.
* Yêu cầu về nội dung :
Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau, nhưng cần đảm bảo
nội dung sau: