Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

ĐỀ CƯƠNG Quan hệ quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.74 KB, 32 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ
Câu 1: Chủ thể cơ bản của quan hệ chính trị quốc tế - khái niệm, sự phân
loại?
Trả lời:
* Khái niệm
Chủ thể quan hệ chính trị quốc tế là những thực thể chính trị - xã hội và cá nhân có hoạt
động xuyên quốc gia, hoặc có các hoạt động có tác động, ảnh hưởng xuyên quốc gia, làm
nảy sinh và phát triển các mối quan hệ chính trị quốc tế.
* Sự phân loại
Có nhiều phương cách phân loại chủ thể quan hệ chính trị quốc tế. Tùy theo mục đích,
yêu cầu nghiên cứu, phân tích mà lựa chọn các tiêu chí phân loại cho phù hợp.
- Theo tiêu chí về khả năng thực hiện và gánh vác trách nhiệm, nghĩa vụ quốc tế cũng
như tác động và ảnh hưởng của các chủ thể vào sự phát triển của quan hệ chính trị quốc tế,
có thể phân biệt thành:
+ Quốc gia có chủ quyền: là chủ thể chính, đầy đủ nhất của quan hệ chính trị quốc tế.
+ Các tổ chức quốc tế và khu vực: một bộ phận không thể thiếu trong việc giao lưu, thực
hiện nghĩa vụ và quyền lợi quốc tế của các quốc gia.
+ Các tổ chức chính trị - xã hội: các đảng phái, các tổ chức nghề nghiệp, lứa tuổi, tôn
giáo, giới tính, sở thích,
+ Các công ty xuyên quốc gia: các tập đoàn dầu lửa, tập đoàn viễn thông, máy tính, có
khả năng tác động lớn đến đời sống chính trị thế giới, có mức lợi nhuận lớn hơn nhiều so
với một quốc gia nhỏ.
+ Các cá nhân: các lãnh tụ của một quốc gia, các tổ chức quốc tế và các cá nhân bình
thường có ảnh hưởng đến đời sống chính trị thế giới.
- Theo phạm vi, mức độ phân tích, các chủ thể quan hệ chính trị quốc tế được chia thành:
+ Công dân và lãnh tụ;
+ Quần chúng và tầng lớp thượng đẳng;
+ Các chính khách và nhà ngoại giao;
+ Truyền thông và nhóm quyền lợi;
+ Cộng đồng dân tộc, cộng đồng tôn giáo;
+ Liên minh quốc gia và các tổ chức khu


vực;
+ Đảng chính trị và các nhóm chính
trị khác;
+ Quốc gia;
+ Các tổ chức tập thể tổng hợp;
+ Các tập đoàn xuyên quốc gia (bao
gồm cả các công ty đa quốc gia);
+ Hệ thống thế giới.
Câu 2: Quốc gia với tư cách là chủ thể cơ bản của quan hệ chính trị quốc
tế- khái niệm, các thuộc tính cơ bản?
Trả lời:
1, Khái niệm:
a, Định nghĩa:
Cho đến nay, chưa có một định nghĩa thống nhất về Quốc gia. Nhìn nhận dưới góc độ
lịch sử và chính trị, có thể đưa ra định nghĩa:
Quốc gia là một phạm vi lãnh thổ/ có tính độc lập về phương diện đối ngoại,/ trong đó
hính thành các cơ cấu không thể tách rời là chính quyền,/ một cộng đồng người với yếu tố
tập quán thói quen tín ngưỡng và các đoàn thể.
Có 4 tiêu chí để một thực thể được coi là quốc gia:
+ Có lãnh thổ (qtrọng nhất): với điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của mình
+ Có dân cư thường xuyên: thường gồm nhiều dân tộc
+ Có nhà nước: với các ngành hành pháp, lập pháp, tư pháp, các cơ quan từ TW đến địa
phương, các tổ chức chính trị-xh, văn hóa.
+ Có năng lực tham gia vào các quan hệ với các thực thể, quốc gia khác.
b, Lãnh thổ quốc gia:
Là không gian địa lý mà quốc gia đó có chủ quyền.
Là yếu tố quan trọng đối với một quốc gia và mang những đặc điểm rất phức tạp về lịch
sử hình thành, đường biên giới, những thay đỏi đường biên giới…
Xét về diện tích, các quốc gia có thể có diện tích rất khác nhau: Nga (1/12 TG: 17,1 tr
km

2
); Canada (10 tr km
2
); Việt Nam ( 330 nghìn km
2
)…
Về vị trí, 1 quốc gia có thể nằm trên 1 châu lục hoặc nhiều châu lục.
Đường biên giới có thể là đường biên giới tự nhiên và nhân tạo.
c, Quốc gia và dân tộc:
Dân tộc là một cộng đồng người sống trong một vùng lãnh thổ, tạo nên một cộng đồng
trên cơ sở đồng nhất về đời sống kinh tế, đời sống văn hóa, ngôn ngữ và tín ngưỡng.
Có hai khía cạnh của khái niệm dân tộc:
* Dân tộc gắn liền với lãnh thổ: ( dân tộc được đồng nhất với quốc gia)
+ Dân tộc độc lập chỉ được hình thành vào thời kì hình thành phương thứ sản xuất
TBCN.
+ Sự hình thành các dân tộc không giống nhau ở châu Âu và châu Á, Phi. Ở châu Âu
dân tộc hình thành cùng với sự ra đời của nhà nước tư bản. Nhưng ở châu Á và châu
Phi sự hình thành dân tộc gắn liền với phong trào giải phóng dân tộc.
* Dân tộc gắn liền với thuộc tính của con người: ( dt không đồng nhất với quốc gia)
+ Tính cộng đồng
+ Ngôn ngữ ( tiếng nói và chữ viết)
+ Đời sống văn hóa
+ Tập quán, tín ngưỡng
+ Được hình thành lâu dài trong lịch sử nhân loại.
d, Nhà nước và quốc gia
Nhà nước và quốc gia là hai khái niệm khác nhau nhưng thường được dùng tương đương
với nhau. Tuy nhiên, cũng có hai cách hiểu khái niệm Nhà nước:
+ Nhà nước cũng có các thuộc tính cơ bản như lãnh thổ, biên giới, các yếu tố bên trong
như lịch sử, văn hóa, các cộng đồng người… => NN = QG
+ Nhà nước như một tổ chức quyền lực, một thiết chế xã hội để xây dựng và thực thi

quyền lực. Khi đó nhà nước là một bộ máy điều hành đất nước được tổ chức chặt chẽ, theo
những thể chế khác nhau và có những điều luật, nguyên tắc hoạt động khác nhau… => NN
không đồng nhất với QG
2. Các thuộc tính của quốc gia
a. Chủ quyền quốc gia:
_ Là khái niệm mang tính chính trị, pháp lí để xác định vị thế của một quốc gia trong
quan hệ quốc tế.
_ Quốc gia là một tổ chức quyền lực có chủ quyền.
_ Các tổ chức đảng phái, công đoàn, các tổ chức chính trị - xã hội khác không có chủ
quyền quốc gia.
* Chủ quyền quốc gia thể hiện ở 2 điểm:
+ Trong qhqt:
- Biểu thị tính độc lập, tự quyết, tự khẳng định của một quốc gia đối với các chủ thể quốc
gia khác_ là một tiêu chí cơ bản để xác định quyền bình đẳng trong qhqt
- Là nền độc lập của một nước, một dân tộc không chịu sự phụ thuộc và quốc gia khác –
là quyền tự quyết của quốc gia không chính quyền bên ngoài chi phối
+ Trong quan hệ đối nội:
- Họat động tổ chức, quản lí của chính quyền trên các mặt đời sống xh mà không bị chi
phối, phụ thuộc và sự can thiệp, hạn chế của chính quyền bên ngoài.
- Là quyền tối cao của một đất nước, dân tộc được thực hiện toàn bộ quyền của mình
trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia mình.
b. Sức mạnh quốc gia
_ Là khả năng tổng hợp của một quốc gia ( gồm vật chất, tính thần, hiện có, tiềm tàng…).
_ Nhằm tác động và ảnh hưởng ra bên ngoài để thực hiện lợi ích quốc gia.
_ Được so sánh trong sự tương quan với sức mạnh các quốc gia khác trong khu vực và
trên trường quốc tế.
_ Sức mạnh quốc gia khác với quyền lực của quốc gia
Các yếu tố tác động đến sức mạnh của quốc gia:
1
_ Tự nhiên: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, địa hình… liên quan đến khả năng phát triển

kinh tế và phòng thủ của quốc gia.; Tài nguyên thiên nhiên_ là cơ sở cho sự phát triển kinh
tế quốc gia, không có mqh bắt buộc với sức mạnh quốc qia.
2
_ Dân số: Số lượng dân; số lượng dân số phù hợp; tốc độ tăng, giảm dân số; cơ cấu tuổi;
tỉ lệ nam nữ….
3
_ Truyền thống và tập quán: Truyền thống là những thói quen trong đời sống cùng
những nếp suy nghĩ, tư duy về các hành vi, ứng xử trong sản xuất và giao tiếp được hình
thành lâu đời trong cộng đồng người, gắn với những môi trường tn và xh nhất đinh.
VD: Trọng nam khinh nữ
4
_ Sức mạnh quân sự thể hiện ở:
+ Khả năng phòng thủ bảo vệ lãnh thổ và công dân, bảo vệ đl, chủ quyền quốc gia
chống các lực lượng phá hoại từ bên trong có bên ngoài hỗ trợ và bên ngoài.
+ Hiệu quả của các hoạt động quân sự ở bên ngoài, khả năng phát huy ảnh hưởng
quân sự trong các quan hệ quốc tế.
+ Việc sản xuất, mua sắm vũ khí hiện đại, khả năng sử dụng vũ khí hiện đại, khả
năng, kinh nghiệm chiến đấu, tổ chức quân đội…
5
_Sức mạnh kinh tế: Thể hiện ở:
+ Tổng sản phẩm quốc dân ( GDP)
+ Tỉ trọng ngoại thương, tỉ trọng đầu tư trong khu vực và quốc tế
+ Nguồn dự trữ vàng và ngoại tệ
+ Khả năng, kỹ thuật chuyển sức mạnh kinh tế thành sức mạnh quân sự.
+ Vị trí địa lí trong vận tải quốc tế, giao dịch q tế, vai trò trong nền kinh tế quốc tế…
6
_ Khả năng của giới lãnh đạo thể hiện qua:
+ Nhận thức đúng đắn tình hình khu vực và thế giới
+ Khả năng hoạch định chính sách phù hợp.
+ Khả năng tổ chức, thực hiện chính sách.

+ Khả năng tập hợp lực lượng trong nước và quốc tế để thực hiện mục tiêu đề ra.
c. Quyền và nghĩa vụ quốc tế cơ bản của quốc gia.
Nội dung quyền và nghĩa vụ cơ bản của quốc gia được hình thành và phát triển cùng với
sự phát triển của luật quốc tế
Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các quốc gia bao gồm:
Quyền: (7)
+ Quyền bình đẳng về chủ quyền và quyền lợi
+ Quyền được tự vệ cá nhân hoặc tự vệ tập thể
+ Quyền được tồn tại trong hòa bình và độc lập
+ Quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ
+ Quyền được tham gia vào việc xây dựng các quy phạm pháp luật quốc tế.
+ Quyền được tự do quan hệ với các chủ thể khác của Luật quốc tế
+ Quyền được trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế phổ cập
Nghĩa vụ: (8)
+ Tôn trọng chủ quyền các quốc gia
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
+ Hợp tác hữu nghị với các qg khác nhằm duy trì hb và an ninh quốc tế.
+ Tôn trọng nguyên tắc bình đẳng trong qhqt
+ Tôn trọng quy phạm Jus cogens và những cam kết quốc tế.
+ Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình.
Câu 3: Phân tích nội dung, tính chất của thời đại ngày nay? Những đặc
điểm của giai đoạn hiện nay của thời đại?
Trả lời:
1. Nội dung của thời đại ngày nay
Thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm
vi thế giới, mở đầu bằng cách mạng XHCN tháng 10 Nga vĩ đại năm 1917, là thời đại đấu
tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH.
2. Tính chất của thời đại ngày nay
Thời đại ngày nay có 2 tính chất cơ bản, đó là: thời đại quá độ và tính chất phát triển.
Mặc dù trong những năm qua, tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, chế độ

XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ khiến CNXH tạm thời lâm vào thoái trào, nhưng bản
chất thời đại vẫn k hề thay đổi: loài người vẫn đang trong thời kỳ quá độ từ CNTB lên chủ
nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
3. Những đặc điểm của giai đoạn hiện nay của thời đại
Trước tiên, ta cần tìm hiểu về đặc điểm của thời đại ngày nay, hiện nay, mặc dù có nhiều
thay đổi nhưng các đặc điểm cơ bản trên thế giới thể hiện dưới nhiều hình thức và mức độ
khác nhau vẫn tồn tại và phát triển, biểu hiện ở những vấn đề sau:
- CNXH tạm thời lâm vào thoái trào nhưng điều đó không làm thay đổi tính chất của thời
đại, loài người vẫn đang trong thời đại qua độ từ CNTB lên CNXH.
- Nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi nhưng xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ,
xung đột về dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ xảy ra ở
nhiều nơi.
- CMKH-CN phát triển với trình độ ngày càng cao, các nước đều đứng trước cơ hội để
phát triển nhưng do ưu thế thuộc về các nước tư bản phát triển cho nên các nước chậm phát
triển đứng trước những thách thức to lớn.
- Cộng đồng thế giới đứng trước nhiều vấn đề có tính toàn cầu, cần cí sự hợp tác đa
phương.
- Khu vưc châu Á-Thái Bình Dương đang tiếp tục phát triển năng động nhưng cũng tiềm
ẩn nhiều khó khăn, thách thức.
Giai đoạn hiện nay của thời đại là giai đoạn từ năm 1991 đến nay: giai đoạn CNXH thế
giới lâm vào thoái trào, hiện đứng trước nhiều khó khăn thách thức.
Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay là cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc gay go,
phức tạp của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Đối với các quốc gia đã giành được độc lập, đây là thời kỳ khẳng định mạnh mẽ ý thức
độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, ý thức dân tộc gắn với hòa bình, dân chủ, phát triển xã
hội, bảo vệ môi sinh, chống bất bình đẳng, những tệ nạn, tội ác, những suy đồi giữa các nước
phát triển và chậm phát triển.
Thời đại ngày nay có những biến đổi lớn, nhưng những đảo lộn ấy không làm thay đổi
nội dung và tính chất của một thời đại có tính chất lịch sử toàn thế giới đã được mở đầu bằng
cách mạng tháng 10 Nga 1917.

Câu 4: Những mâu thuẫn cơ bản của thời đại? Xu hướng vận động trong
quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc thời đại ngày nay?
Trả lời:
1. Những mâu thuẫn cơ bản của thời đại ngày nay:
a. Mâu thuẫn giữa TBCN và CNXH:
_ Đây là mâu thuẫn xuyên suốt thời đại thời đại quá độ.
_ Mâu thuẫn này là mâu thuẫn cơ bản và có tính chất quyết định đối với các mâu thuẫn
khác.
Điều này được chứng minh trong thực tiễn lịch sử từ sau cm tháng Mười Nga đến nay.
VD: Khoảng thời gian chiến tranh lạnh với mâu thuẫn giữa 2 phe đứng đầu là Liên Xô và
Mỹ:
+ Liên Xô, Mỹ can thiệp vào bán đảo Triều Tiên, bán đảo Đông Dương.
+ Mỹ gây chiến ở Việt Nam ….
Sau chiến tranh lạnh, hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ:
+ Các nước đế quốc lợi dụng sự sụp đổ của CNXH ở LX và Đông Âu để tuyên
truyền, đẩy mạng phản kích nhằm tiêu diệt tận gốc CNXH
_ Hiện nay, giữa một số nước XHCN và TBCN phát triển đã thiết lập quan hệ chính thức
về mặt nhà nước, có quan hệ vừa hợp tác, vừa đấu tranh về mọi mặt.
_ Mâu thuẫn giữa XHCN và TBCN ngày nay biểu hiện chủ yếu bằng “ diễn biến hòa
bình” và “ chống dbhb”. Tuy khác trước về hình thứ nhưng đây vẫn là cuộc đấu tranh hết
sức quyết liệt.
b. Mâu thuẫn giữa tư bản và lao động.
_ Đây là mâu thuẫn cơ bản của thời đại.
_ Xuất hiện gay gắt trong lòng các nước TBCN.
_ Nhưng, mâu thuẫn này không chỉ xuất hiện trong lòng các nước tư bản chủ nghĩa mà
còn xuất hiện ở các nước xhcn tuy nhiên nó biểu hiện không gay gắt do nền kinh tế các nước
này chịu sự định hướng của nhà nước.
_ CNTB đã có những điều chỉnh nhất định về kt-xh nhằm điều hòa một phần mâu thuẫn
này, tranh sự đe dọa trực tiếp cùng với đó là sự phát triển của kh-kt làm cải tiến phương
pháp quản lí, thay đổi cơ cấu xh, điều chỉnh những hình thức sở hữu và chính sách xã hội…

góp phần làm dịu đi nhưng xung đột xã hội.
_ Tuy nhiên, sự điều chỉnh đó vẫn không có tác dụng lớn trong việc giải quyết mâu thuẫn
cơ bản này. Biểu hiện rõ nét là sự phân cấp giàu nghèo ngày càng lớn.
VD: Phong biểu tình “ chiếm phố Wall” ở Mỹ
c. Mâu thuẫn giữa các nước đang phát triển và chủ nghĩa đế quốc.
_ Sau năm 1960, hầu hết các thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đều đã giành được độc lập.
Tuy nhiên, các quốc gia, dân tộc đó vẫn phải lệ thuộc vào các nước phát triển do xuất phát
điểm còn kém và lạc hậu.
_ Sự cách biệt giữa các nước giàu và nghèo ngày càng tăng và đang trở thành mâu thuẫn
nổi bật trong giai đoạn hiện nay. Các nước phát triển thực hiện bòn rút chất xám và biến các
nước kém phát triển trở thành những bãi rác của thế giới => phá hủy đời sống xh và con ng.
_ Ngày nay, trong qhqt hiện đại còn bộc lộ mâu thuẫn cơ bản giữa các nước đang pt,
chậm pt với các nước lớn, chủ nghĩa bành trướng đế quốc.
_ Biểu hiện:
+ Lợi dụng sự sụp đổ của LX và các vến đề tôn giáo, sắc tộc… gây mâu thuẫn, chiến
tranh
+ TBCN dùng chính sách viện trợ kinh tế, can thiệp vào nội bộ, áp đặt tư tưởng phương
Tây.
+ Dùng chính sách mua bán không ngang giá tạo sự chênh lệch quá lớn giữa các dân tộc.
_ Các quốc gia đang pt hiện nay vẫn đang đứng lên từng bước đấu tranh để thoát khỏi sự
lệ thuộc vào các quốc gia lớn.
d, Mâu thuẫn giữa các nước TBCN với nhau.
_ Các nước TBCN có nhiều nét tương đồng và có cùng sự thống nhất về việc chống
XHCN và tiến bộ xh, tuy nhiên trong hệ thống các nước TBCN vẫn không tránh khỏi những
mâu thuẫn, nhiều khi gay gắt.
_ Mẫu thuẫn cơ bản và chủ yếu nằm giữa ba trung tâm kinh tế, chính trị của thế giới tư
bản: Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu; giữa các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia, các tập đoàn trong
một qg.
_ VD: Các tập đoàn cạnh tranh nhau: Các tập đòan nước giải khát: Coca cola & Pepsi.
Hai tập đoàn Apple và Samsung

=> Trong giai đoạn hiện nay của thời kì quá độ lên cnxh, còn có mâu thuẫn giữa lực
lượng bảo vệ hòa bình và lực lượng gây chiến tranh.
_ Trước những vấn đề toàn cầu cấp bách hiện nay như môi trường, bùng nổ dân số, bệnh
dịch… đòi hỏi sự hợp tác và đấu tranh cũng như tinh thần trách nhiệm của các dân tộc.
2. Xu hướng vận động trong quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc thời đại ngày nay.
Quá trình cách mạng thế giới từ sau CM tháng Mười Nga năm 1917 đã dẫn đến việc hình
thành nhiều loại quốc gia khác nhau về chế độ chính trị- xã hội và trình độ phát triển. Các
quan hệ khác nhau giữa các nước cũng hình thành.
Có một số xu hướng vận động trong quan hệ giữa các quốc gia dân tộc thời đại ngày nay:
+ Hòa bình, ổn định, hợp tác để phát triển: Đây là đòi hỏi bức xúc của tất cả các quốc gia,
dân tộc trong giai đoạn hiện nay. Các nước đều nhận thức được chỉ có hòa bình thì mới có
thể phát triển đặc biệt là phát triển kinh tế. Điều này có ý nghĩa lớn giúp tăng cường sức
mạnh tổng hợp của quốc gia .
+ Các quốc gia lớn nhỏ đều tham gia vào quá trình hội nhập, hợp tác và liên kết khu vực,
liên kết kinh tế, thương mại và nhiều lĩnh vực hoạt động khác.
+ Các dân tộc ngày càng nâng cao ý thức độc lập, tự chủ, từ cường. Đấu tranh chống lại
sự áp đặt và can thiệp của nước ngoài, bảo vệ độc lập, chủ quyền và nền văn hóa dân tộc.
+ Khi chiến tranh lạnh kết thúc, nhu cầu hợp tác được đẩy mạnh. Các nước có chế độ
chính trị - xh khác nhau vừa hợp tác, vừa đấu tranh cùng tồn tại trong hòa bình.
VD: Việt Nam hợp tác với Mỹ
+ Các ĐCS, các phong trào công nhân quốc tế vẫn kiên trì đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ
và phát triển.

Câu 5: Trình bày cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của Liên hợp
quốc?
Trả lời:
1. Liên hợp quốc
Sau khi chiến thắng chủ nghĩa phát xít, ngày 26/6/1945, tại hội nghị Xan Phranxisco
(Mỹ), họp từ ngày 25/4 đến 26/6/1945, đại diện của 51 nước đã ký tham gia Hiến chương
Liên Hợp Quốc_bắt đầu có hiệu lực từ ngày 24/10/1945, từ đó ngày 24/10 hằng năm được

kỷ niệm là ngày LHQ.
LHQ_trụ sở đóng tại New York (Mỹ)_ là một tổ chức tập hợp trên cơ sở tự nguyện của
các nước có chủ quyền nhằm duy trì, củng cố hòa bình và an ninh quốc tế, phát triển sự hợp
tác giữa các nước. Tính đến năm 2011, số thành viên của LHQ là 193 quốc gia.
Trong Hiến chương LHQ, đã ghi nhận các mục đích của LHQ như sau:
- Duy trì hòa bình và an ninh trên toàn thế giới: ngăn ngừa và loại trừ những mối đe dọa
hòa bình và thủ tiêu hành động xâm lược hoặc sự xâm phạm hòa bình khác, giải quyết các
tranh chấp và xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình.
- Phát triển các cơ quan hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình
đẳng và quyền tự quyết giữa các dân tộc.
- Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, tôn trọng
quyền con người, không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ và tôn giáo.
- Là trung tâm phối hợp hành động giữa các nước nhằm đạt được mục đích chung trên
đây.
2. Nguyên tắc hoạt động của LHQ
Trong Hiến chương LHQ đã đề ra những nguyên tắc hoạt động cơ bản sau:
- Đảm bảo sự bình đẳng chủ quyền của mọi thành viên.
- Các thành viên của LHQ tự nguyện thực hiện các nghĩa vụ của Hiến chương.
- Các thành viên LHQ giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình, không đe
dọa hòa bình, an ninh và đạo lý quốc tế.
- Không đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực chống lại quyền bất khả xâm phạm về
lãnh thổ hoặc sự độc lập về chính trị của bất cứ nước nào trái với mục đích của LHQ.
- Mọi thành viên giúp đỡ LHQ thực hiện các biện pháp cưỡng chế đối với những nước
gây ra hành động đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế.
- Bảo đảm những nước không phải là thành viên của LHQ hành động phù hợp với những
nguyên tắc trên, vì đây là điều kiện cần thiết nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
- LHQ không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.
3. Cơ cấu tổ chức của LHQ
Theo Hiến chương LHQ có 6 cơ quan chủ yếu:
a. Đại hội đồng

Bao gồm các thành viên của LHQ, mỗi thành viên có nhiều nhất 5 đại diện và 5 phó đại
diện, một số cố vấn và chuyên viên cần thiết, khi biểu quyết mỗi thành viên 1 lá phiếu.
Chức năng và thẩm quyền: có quyền thảo luận bất cứ một vấn đề hoặc sự kiện nào trong
phạm vi Hiến chương, xem xét các nguyên tắc chung về sự hợp tác quốc tế và về an ninh
quốc tế, về chính trị, về luật pháp quốc tế, về KT, XH, VH, giáo dục y tế, thúc đẩy việc thực
hiện quyền con người và các vấn đề có liên quan đến các quốc gia, dân tộc. (Trừ 2 TH: Đại
hội đồng không có quyền khuyến nghị về một tranh chấp đối tượng là Hội đồng bảo an; Đại
hội đồng không có quyền dùng chế tài đối với thành viên vi phạm Hiến chương LHQ).
Theo nghị quyết Đại hội đồng 51/241(1997) các khóa họp toàn thể của Đại hội đồng sẽ
khai mạc chính thức hàng năm vào ngày thứ 3 đầu tiên sau ngày 1/9.
Đại hội đồng còn thành lập các cơ quan giúp việc (32 cơ quan).
b. Hội đồng bảo an
Bao gồm 5 ủy viên thường trực: Liên Xô (nay là Nga), Mỹ, Anh , Pháp, Trung Quốc; và
10 nước ủy viên không thường trực (2 năm bầu lại 1 lần).
Nhiệm vụ: chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế; giải
quyết các phát sinh (kể cả xung đột quốc tế), điều tra mọi tranh chấp, khuyến nghị các
phương pháp giải quyết.
Chức năng: ra khuyến nghị kết nạp thành viên mới; các khu vực chiến lược, thực hiện
chức năng quản thác; trình Đại hội đồng về việc bầu Tổng thư ký, bầu thẩm phán quốc tế.
Hội đồng bảo an còn có Ban tham mưu quân sự; Ban chuyên viên; ngoài ra còn có các cơ
quan giúp việc: Ủy ban kết nạp thành viên mới, Ủy ban Nam Rôđêdia, Ủy ban về các nước
nhỏ, Ủy ban tiến hành các phiên họp ngoài Hội đồng, Hội đồng lương thực thế giới (WFO).
c. Hội đồng kinh tế - xã hội (ECOSOC)
Là cơ quan chủ yếu chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội;
bao gồm 54 ủy viên, đa số do hội đồng bầu hằng năm (nhiệm kỳ 3 năm
Chức năng:
- Thực hiện hoặc khởi xướng các công việc nghiên cứu và báo cáo liên quan đến kinh tế
quốc tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, cũng như các vấn đề khác liên quan.
- Đưa ra các kiến nghị về các vấn đề trên cho Đại hội đồng, các thành viên của LHQ và
các cơ quan chuyên môn có liên quan khác.

- Dự thảo các hiệp ước để đệ trình cho Đại hội đồng về các vẫn đề nằm trong thẩm quyền
của mình; tổ chức hội thảo về các vấn đề này.
- Thực hiện hiệp định với các cơ quan chuyên môn, cung cấp hoạt động tư vấn với các tổ
chức phi chính phủ (NGO).
Cơ cấu Hội đồng: cao nhất là khóa họp trường kỳ được triệu tập mỗi năm 2 lần (ở New
York và Giownevơ).
Các ủy viên được chia thành 3 ủy ban: Ủy ban Kinh tế; Ủy ban xã hội; Ủy ban phối hợp.
Ngoài ra, còn có các cơ quan giúp việc như: Ủy ban thường trực; Ủy ban chức năng (thống
kê, dân số, địa vị phụ nữ, ); Ủy ban KT khu vực (châu Âu, Ủy ban KT – XH châu Á –
TBD_ESCAP, Ủy ban KT châu Phi_ECA, ). Và các cơ quan khác quan hệ với ECOSOC:
Quỹ nhi đồng LHQ_UNICEF; Cơ quan cao ủy LHQ về người tị nạn_UNHCR; Tổ chức
lương thực và nông nghiệp về chương trình lương thực thế giới_PAM; Hội đồng kiểm soát
ma túy, chống ma túy; Văn phòng cứu trợ thiên tai.
d. Hội đồng quản thác
Thành phần: gồm các thành viên LHQ đang thực hiện sự quản thác, các ủy viên thường
trực của Hội đồng bảo an không quản thác và các thành viên khác của LHQ do Đại hội đồng
bầu với thời hạn 3 năm, phải thỏa mãn điều kiện số nước quản thác bằng số nước không
quản thác.
Thành viên: gồm các nước ủy viên thường trực Hội đồng bảo an: Hoa Kỳ, Liên Bang
Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp.
Chức năng: xem xét các báo cáo do chính quyền quản thác trình bày, tiếp nhận các bản
điều trần, tổ chức đi thăm trường kỳ các lãnh thổ quản thác.; soạn thảo các bản tường trình
về sự tiến bộ của nhân dân ở các lãnh thổ quản thác về CT, KT, XH.
Hội đồng quản thác có 2 ủy ban: Ủy ban điều trần và Ủy ban liên minh hành chính.
e. Tòa án quốc tế
Là cơ quan xét xử chủ yếu của LHQ thành lập năm 194
Chức năng: xét xử các tranh chấp vi phạm điều ước quốc tế (kể cả những ca kết quốc tế),
ra các quyết định buộc thi hành.
f. Ban thư ký
Đứng đầu Ban thư ký là Tổng thư ký (nhiệm kỳ 5 năm và có thể được kéo dài)

Ban thư ký thực hiện chức năng hành chính, phục vụ các cơ quan của LHQ thực hiện các
chương trình. Ban thư ký có bộ máy của BTK và 30 ban chuyên môn.
Đến nay, LHQ đã hoạt động theo chức năng mục đích của mình được hơn 65 năm và đã
trải qua 8 kỳ Tổng thư ký.
Câu 6: Vai trò của Liên hợp quốc trên trường quốc tế? Quan hệ Việt
Nam và Liên hợp quốc?
Trả lời:
I. Vai trò
Liên Hợp Quốc là tổ chức dược tạo ra nhằm mục đích lớn nhất là duy trì hòa bình và an
ninh trên thế giới. Để thực hiện chức năng đó, LHQ đã có nhưng phương thức nhất định như
giải quyết các vụ tranh chấp bằng hòa bình hoặc cưỡng chế.
Trong quá trình hoạt động của mình, Liên Hợp quốc đóng những vai tro to lớn. Cụ thể:
1, Vai trò kiến tạo hòa bình
_ Trong việc kiến tạo hòa bình, Liên Hợp quốc nhìn nhận là: “ hoạt động gìn giữ hòa
bình là việc ngăn chặn, kiềm chế, hòa giải và loại bỏ các sự thù địch giữa hoặc trong các
quốc gia thông qua sự can thiệp trung gian hòa bình của nhân tố thứ ba thông qua sự can
thiệp trung gian hòa bình của nhân tố thứ ba, được quốc tế công nhận và chỉ đạo, trong đó sử
dụng lực lượng quân đội, cảnh sát và dân sự đa quốc gia nhằm tái lập và duy trì hòa bình”.
_ Hoạt động của LHQ từ khi thành lập đến những năm 80 không đạt nhiều hiệu quả, Từ
năm 1948, LHQ đã có những hoạt động để giám sát việc ngừng bắn ở Ả rập- Ixraen nhưng
đến năm 80 LHQ cũng chỉ mới tiến hành được 13 hoạt động gìn giữ hòa bình. Đặc biệt trong
giai đọn 1967-1973 không có một hoạt động gìn giữ hb nào được tiến hành. Liên Hợp quốc
trong giai đoạn chiến tranh lạnh này gần như bị đóng băng.
_ Sau chiến tranh lạnh, với xu hướng hợp tác giữa các nước lớn trong việc giải quyết các
vấn đề quốc tế thì vai trò của LHQ được nâng cao. Trong vòng 1 năm ( 1988- 1989) có rất
nhiều hoạt động gìn giữ hòa bình được tiến hành ở Pakistan, Iran- Irắc, Anggola, Ả rập-
Ixraen… Đặc biệt ngày 31.1.1992, Hội đồng bảo an lần đầu tiên họp phiên thượng đỉnh. Đây
là sự kiện mang tính bước ngoặt trong tình hình chính trị TG.
_ Hiện nay, nét mới trong hoạt động gìn giữ hb của LHQ là thay vì được sử dụng quân sự
để trừng phạt xâm lược, các nhân viên quân sự tham gia giải quyết xung đọt không được coi

bất cứ bên đối tác nào là kẻ thù, sử dụng vũ lực để tự vệ.
_ Liên hợp quốc đang thực hiện rất tốt vai trò kiến tạo hòa bình của mình. Tuy nhiên
công việc này cũng có không ít đòi hỏi và khó khăn: Nguồn ngân sách, lực lượng, các tranh
chấp lớn khó giải quyết…
Bên cạnh công cược giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế, phát triển kinh tế cũng là yêu
cầu quan trọng của ý tưởng thành lập LHQ
2. Phát triển kinh tế-xã hội:
_Trong những thập kỉ phát triển đầu tiên, từ những năm 1961, LHQ mà trực tiếp là hội
đồng kt-xh( ECOSOC) và các cơ quan chuyên môn khác đã đưa ra sáng kiến nhằm thay đổi
một số yếu tố then chốt của nền kinh tế TG. Lợi ích của các nước phát triển được chú trọng
từ sau hội nghị thế giới về thương mại và phát triển năm 1964.
_ Trong kế hoạch hành động của những thập kỉ 60,70,80, phát triển được coi là phương
sách đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt hơn và cải thiện công bằng xã hội trong các nước
đang phát triển.
_ Những năm 70 thông qu những chương trình hành động lớn:
+ 1974: Đại hội đồng LHQ thông qua tuyên bố LIMA_ xóa bỏ bất bình đẳng giữa các
nước giàu vào nghèo.
+ 1975: UNIDO kêu gọi tăng tỷ trọng của các nước đang pt trong sx công nghiệp TG
lên 25% và năm 2000.
+ UNCTAD ( diễn đàn LHQ về thương mại và phát triển) thành lập tạp dienx đàn cho
các nước phát triển trình bày lập trường của mình thông qua nhóm 77.
_ Từ cuối những năm 70, những yếu kém về cơ cấu của LHQ đã gây ra nhiều khó khăn
cho các nước đang phát triển.
_ Có thể nói LHQ nói chung và ECOSOC nói riêng đang cố gắng thực hiện các chương
trình kinh tế -xh của mình với hy vọng xây dựng một trậ tự thế giới mới song lại thiếu
phương tiện và biện pháp thực hiện.
_ Hoạt động của ECOSOC ngày cảng mở rộng nhưng hiệu quả không cao do sự hạn chế
về vấn đề bất bình đẳng giữa WB và IMF…
_ Trong bối cảnh chug của tình hình quốc tế với nhiều biến đổi từ nửa sau thập kỉ 80,
Hội đồng bảo an LHQ quyên bố ( 1.1992):

“ Thế giới ngày nay có cơ hội tốt nhất để thành đạt hòa bình và an ninh quốc tế kể từ khi
LHQ thành lập”
3. Các vấn đề đặt ra:
Từ những năm 80 của tk XX, LHQ có vai trò to lớn trên diễn đàn thế giới, pham vi cũng
được mở rộng trên nhiều phương diện.
Những vấn đề quốc tế lớn mà LHQ đã và đang giải quyết đó là vấn đề Campuchia, Nam
Tư, Irax …Bên cạnh những khó khăn về tài chính và vật chất, Liên hợp quốc còn phải giải
quyết các mâu thẫn lớn:
+ Vấn đề xử lí nguồn gốc xung đột đòi hỏi phải có một độ ngũ chuyên gia hoạt động có
hiệu quả.
+ LHQ luôn luôn tôn trọng chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc, không áp đặt
một giải pháp bên ngoài nào đối với mọi xung đột và khủng hoảng.
+ Một xu thế toàn cầu xuất hiện đòi hỏi dân chủ hóa trên mọi phương diện đối với đời
sống quốc tế. Nhiều quốc gia đã tự khẳng định mình song vẫn còn các hiện tượng của chủ
nghĩa cường quyền, lộng hành, vi phạm đến tôn chỉ, mục đích của LHQ.
+ Về mặt tổ chức và cơ cấu, Hội đồng bào An_ cơ quan chấp hành cao nhất về an ninh và
hb thế giới cần phải bổ sung và cải cách. Liên hợp quốc cần xác định lại mqh giữa Đại hội
đồng và HĐBA để tăng cường giám sát và kiểm tra, đồng thời cũng cần đổi mới hoạt động
của ECOSOC nhằm phát triển kt-xh quốc tế.
+ LHQ cần cải tổ để giảm sự cồng kềnh và hoạt động hiệu quả hơn.
+ Tháng 9.2000, hai hội nghị lớn đã được tổ chức thông qua Tuyên bố thiên niên kỷ
khẳng định những giá trị và nguyên tắc của quan hệ quốc tế mới: hòa bình, an ninh, giải trừ
quân bị, xóa đói giảm nghèo, bình đằng giới, bảo vệ môi trường, châu Phi…Tuyên bố mang
đậm tiếng nói của các nước đang phát triển…
Liên hợp quốc sẽ tiếp tục đổi mới và thực sự là công cụ hiệu quả, là tổ chức lớn nhất, góp
phần đảm bảo cho trật tự thế giới lành amnhj hơn, bình đẳng hơn, phù hợp với tình hình thực
tiễn của TK XIX.
II. Quan hệ Việt Nam- Liên Hợp Quốc.
_ Từ khi Liên hợp quốc thành lập, Việt Nam đã coi LHQ là diễn đàn quan trọng để thể ý
hiện ý chí, nguyện vọng của dân tộc mình đối với cộng đồng thế giới. Bởi vậy, sau khi thống

nhất đất nước, ngày 20.9.1977, LHQ chính thức công nhận nước CHXHCNVN trở thành
thành viên chính thức thay vào vị trí chính phủ Sg cũ vẫn giữ trước đó.
_ Sau khi tham gia LHQ, Việt Nam đã tích cực tham gia nhiều hoạt động và có nhiều
khuyến nghị được đại hội đồng xem xét và biểu quyết. Đồng thời, Việt nam cũng tán thành
báo cáo của Tổng thư kí LHQ về quyền tự quyết các dân tộc và giải quyết tranh chấp bằng
thương lượng hòa bình.
_ Bên cạnh đó Việt Nam cũng nhận được nhiều hỗ trợ trừ các tổ chức của LHQ: FAO…
_ Việt Nam đã khẳng định con đường đổi mới và phát triển trong điều kiện khó khăn:
chến tranh, kinh tế lạc hâu, bị cấm vận. Đến nay VN đã vượt qua giai đoạn khủng hoảng, đạt
nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân tương đối cao.
_ Việt Nam hiện nay đã và đang triển khai chính sách đối ngoại cởi mở, đa phuuwong
hóa, đa dạng hóa quan hệ, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới đất nước,
góp phần vào những vấn đề vầ tiến bộ xh, dân chủ và hòa bình quốc tế.
Câu 7: Những vấn đề toàn cầu cấp bách hiện nay và phương hướng giải
quyết?
Trả lời:
1. Khái niệm
Thuật ngữ "những vấn đề toàn cầu" dùng để chỉ những vấn đề mà tác động của nó ảnh
hưởng trực tiếp đến mỗi cá nhân, vận mệnh tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới (bất kể
giàu, nghèo, nền chính trị khác nhau, )
Để tiếp cận một vấn đề toàn cầu, trước hết ta cần phải hiểu được nguyên nhân nảy sinh và
phát triển của vấn đề đó; phạm vi, quy mô, và tác động của nó đối với các quốc gia trên thế
giới như thế nào; và cuối cùng là cần phải qiair quyết, khắc phục hậu quả mà nó gây ra.
Nhưng, để giải quyết 1 vấn đề toàn cầu là một bài toán rất khó, vì: cần sự chung tay, góp sức
của nhiều quốc gia trên TG; phụ thuộc vào ý thức cá nhân của con người về việc giải quyết
vấn đề, ý thức phòng tránh, ; chạm tới lợi ích cá nhân - tập thể; quốc gia – nhân loại,
VD: Vấn đề thay đổi khí hậu: Hiệp định Kyoto có 4 quốc gia không ký. trong đó, Mỹ đã
ký năm 1997 những đến năm 2001, Mỹ rút khỏi hiệp định do nền KT của Mỹ chủ yếu phụ
thuộc vào than đa, dầu mỏ, nếu ký hiệp định Mỹ sẽ phải thay 1 loạt về KT, sản xuất, do
không đồng ý với quyết định trong hiệp định Kyoto của Mỹ.

Hiện nay, có 2 vấn đề toàn cầu cấp bách, đó là: Môi trường và chiến tranh. Ở VN, theo
quan điểm của ĐCVN (trong cương lĩnh chính trị 1991), những vấn đề toàn cầu ở VN hiện
nay chính là: chiến tranh-hòa bình, dân số, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, đói
nghèo, dịch bệnh, khủng bố và tội phạm quốc tế, khí hậu (Đại hội Đảng toàn quốc).
2. Một số vấn đề toàn cầu và hướng giải quyết
a. Chiến tranh-hòa bình
- Trong 5500 năm gần đây, chỉ có 292 năm là sống trong hòa bình; năm 200, có 144 cuộc
xung đột đột, 12 cuộc chiến tranh, 24 cuộc khủng hoảng.
- Nguyên nhân của những cuộc chiến tranh:
+ Vấn đề nâng cao lợi ích các quốc gia ( mở rộng lãnh thổ, tài nguyên)
VD: chiến tranh Irax liên quan đến lợi ích về dầu mỏ
+ Xung đột ( về tôn giác, sắc tộc…) vẫn đang tồn tại ở nhiều nơi và có nguy cơ xảy ra
chiến tranh do chế độ tư hữu vẫn còn tồn tại mà tiêu biểu là cntb; 8 quốc gia trên thế giới có
kho vũ khí hạt nhân (với nhiều mục đích như: để đe dọa các nước khác; phòng vệ, răn đe các
thế lực thù địch; tấn công )
- Cách giải quyết vấn đề:
+ Nâng cao khả năng hoạt động của các thể chế khu vực
+ Sau CMT10 Nga, Lenin có đưa ra nguyên tắc: "Cùng tồn tại hòa bình" giữa các nước
có chế độ chính tri-xã hội khác nhau, với nội dung: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ; không xâm lược lẫn nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; bình đẳng và
2 bên đều có lợi; cùng tồn tại hòa bình. => phù hợp với quy luật phát triển của thế giới.
+ Hợp tác cùng phát triển
b. Ô nhiễm môi trường
Theo Điều 1, luật bảo vệ môi trường của Việt Nam: "Môi trường bao gồm các yếu tố tự
nhiên và yếu tố vật chất, nhân tạo, có quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, có
ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên"
“ Ô nhiễm môi trường là làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi
trường”.
Có nhiều loại ô nhiễm môi trường như: ô nhiễm nguồn nước; không khí; đất;
Số liệu:

+ Môi trường nước: Mỗi năm trên TG có khoảng 500 tỷ tấn nước bẩn thải vào các vùng
nước của tự nhiên làm ô nhiễm khoảng 40% lưu lượng nước các dòng sông. Có khoảng 20%
số dân thành thị và 70% dân cư nông thôn không được dùng nước sạch. Năm 2003, 40% dân
số trên 80 quốc gia bị thiếu nước nghiêm trọng và hiện tượng này có thể nghiêm trọng hơn
trong tương lai.
+ Mội trường đất: Có trên 2 tỷ tấn rác thải công nghiệp đổ ra trên thị trường mỗi năm,
trong đó có rá thải khó phân hủy là túi nilon. Hiện tượng mất rừng đang diễn ra, theo dự
đoán, trong 200 năm tới sẽ không còn mảnh rằng nào trên trái đất.
+ Ngoài ra còn có tình trạng khan hiếm năng lượng vì khai thác quá mức và việc khí hậu
biến đổi thất thường
Để giải quyết vấn đề này, tại nhiều quốc gia trên thế giới đã tiến hành các biện pháp như:
tổ chức tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức các cá nhân và cộng đồng về vấn đề thải rác,
gây tiếng ồn, ; tổ chức các đợt vận động trồng cây gây rừng để phủ xanh đồi trọc, chăm
sóc, không chặt phá cây rừng bừa bãi, ; xây dựng những biện pháp xử lý rác thải, tái chế có
hiệu quả; sử dụng các nguồn năng lượng xanh
c. Dân số
Hiện nay, trên thế giới có nhiều nước đang xảy ra hiện tượng bùng nổ dân số: VN_90
triệu người, xếp thứ 13 TG và thứ 3 châu Á; TQ vs số dân xấp xỉ 1,3 tỷ người; Điều đó
làm quy giảm chất lượng cuộc sống của các quốc gia này; tỷ lệ người mắc phải tệ nạn xã hội
cao, Mà nguyên nhân chủ yếu của những hậu quả đó là do ý thức con người: do quan
niệm người xưa muốn nhà đông con, do tỉ lệ sinh-tử chênh lệch nhiều; y tế phát triển dẫn
đến tỉ lệ tử giảm đi trong khi đó tỉ lệ sinh ngày càng tăng
Để giải quyết vấn đề này, các quốc gia có dân số cao thường sử dụng biện pháp tăng
cường tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình, giáo dục ý thức người dân về tác hại của việc
sinh nhiều con; có hình thức phạt đối với các quan chức nhà nước nếu đẻ quá 2 con;
d. Dịch bệnh
Hiện nay, y học phát triển, tuy nhiên, dịch bệnh vẫn là nguyên nhân cướp đi sịnh mạng
của rất nhiều người. Trong số các dịch bệnh ngày nay thì đại dịch HIV- AIDS vẫn là nỗi lo
lớn nhất của người dân khắp nơi trên thế giới.
Năm 1981 bệnh nhân mắc AIDS đầu tiên phát hiện tại Mỹ, sau đó lan rộng khắp thế giới.

Hiện nay, theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, đã có 14 triệu người mắc bệnh HIV, 2
triệu rưỡi người bị AIDS và con số này sẽ được nhân lên gấp 3 vào cuối thập niêm này.
AIDS là một bệnh mạn tính do HIV gây ra. Nó nguy hiểm là do không có thuốc chữa.
HIV phá huỷ các tế bào của hệ miễn dịch, khiến cơ thể không còn khả năng chống lại các
virus, vi khuẩn và nấm gây bệnh. Do đó bệnh nhân dễ bị một số loại ung thư và nhiễm trùng
cơ hội mà bình thường có thể đề kháng được.
Có 3 con đường lây nhiễm : Từ mẹ sang con, tình dục không lành mạnh, dùng chung
bơm kim tiêm.
Trên thế giới, Nam Phi là nước có tỷ lệ người nhiễm HIV cao nhất thế giới, tiếp đó là Ấn
Độ.
Riêng ở Việt Nam ca bệnh đầu tiên phát hiện cuối năm 1990, càng về sau phát hiện càng
nhiều. Trong đó, đối tượng tiêm chích ma túy chiếm 90% số cas mắc bệnh, thứ đến là mãi
dâm, bệnh hoa liễu Tuổi nhỏ nhất mắc bệnh là 14 tuổi, cao nhất mắc bệnh là 64 tuổi. Vì
con số luôn biến động nên chỉ nêu ra đây con số mắc vào tháng 7.1992 là 76 người thì đến
tháng 7.1993 (sau 1 năm) đã là 600 người ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Và đến đầu năm
1994 con số nhiễm HIV đã hơn 1.000 người.
Để phòng ngừa dịch bệnh cần;
+ Nâng cao công tác y tế, phát triển y học
+ nâng cao mức sống…
Ngoài những vấn đề trên, còn nhiều những vấn đề khác, mà biện pháp chung để giải
quyết những vấn đề đó là việc giáo dục, nâng cao ý thức người dân, có những biện pháp điều
chỉnh phù hợp để khắc phục các vấn đề đó;
Câu 8: Phân tích tình hình các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay và triển
vọng của chủ nghĩa xã hội?
Trả lời:
* Tình hình
Chủ nghĩa xã hội hiện thực ra đời là kết quả của 1 quá trình đấu tranh lâu dài của giai cấp
vô sản thế giới; trên thực tế, chủ nghĩa xã hội hiện thực đã ra đời ở những nước tư bản trung
bình và những nước lạc hậu. Từ sau chiến tranh TG II, một loạt các nước XHCN lần lượt ra
đời, CNXH trở thành một hệ thống TG. Một số nước tiến hành xây duwngh xã hội từ điểm

xuất phát là nền kinh tế công nghiệp lạc hậu như TQ, VN, Mông Cổ, Cuba. Tất cả các nước
XHCN đều ra đời và bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh khiến nề kinh tế cảu các nước lạc
hậu, nay lại càng trở nên khó khăn hơn do phải chiến đấu vì độc lập, chủ quyền và thống
nhất lãnh thổ như: TQ, VN, Mông Cổ, Triều Tiên. Nước Cuba XHCN, ngay từ khi mới ra
đời cho đến nay đã luôn phải đương đầu với cuộc bao vậy, cấm vận của chủ nghĩa đế quốc.
Tuy nhiên, trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, các nước XHCN đã không ngừng phát
triển, và đã có những thành tựu không thể phủ nhận về chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự và
khoa học-kỹ thuật. Bằng sức Mạnh tự thân, CNXH hiện thực đã vượt qua những thử thách
lịch sử và trở thành đối tượng trước thế giới tư bản chủ nghĩa trong thời đại ngày nay:
- Liên Xô, trước CMT10 Nga 1917, ¾ dân số nước Sa Hoàng còn mù chữ; nhưng đến
năm 1987 đã có 154 triệu người có trình độ trung học và đại học; xuất phát từ một nước có
nền KT trung bình và lạc hậu, bị chiến tranh TG II tàn phá nặng nề, bị cuộc chiến tranh lạnh
cùng sự cấm vận của chủ nghĩa đế quốc cản trở nhưng các nước XHCN đã xây dựng được
một nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao hơn nền KT TBCN trong cùng một thời kỳ. Đến
1985, sản lượng công nghiệp các nước XHCN đã chiếm 43% tổng giá trị CN thế giới. Đến
nay, Liên Xô đã vượt Mỹ trên nhiều ngành sản xuất chủ chốt như khai thác dầu khí, khí đốt,
phân hóa học, ximăng, dẫn đầu trong nghiên cứu, chinh phục vũ trụ;
- Trung quốc cũng từ một nước có nền KT nghèo nàn, lạc hậu, bị tàn phá nặng nề bởi
chiến tranh TG II, nay đã vươn lên, nỗ lực phát triển và trở thành nước có nền KT đứng thứ
2 thế giới và trở thành công xưởng của TG với số lượng sản phẩm lớn xuất hiện trên thị
trường quốc tế: sản xuất khoảng 50% tổng số lò vi sóng trên thế giới; chiếm 1/3 số máy thu
hình, 70% tổng lượng đồ chơi trẻ em, 60% tổng sản lượng xe đạp trên thế giới; các sản
phảm được sử dụng nhiều trên thế giới do giá thành rẻ,
* Triển vọng của CNXH
Hiện nay, CNXH hiện thực đã sụp đổ một mảng lớn. Điều đó không có nghĩa là "chủ
nghĩa xã hội đã cáo chung" mà trái lại, nó là sự phản ánh tất yếu khách quan quá trình ra đời
và phát triển của một chế độ xã hội chủ nghĩa mới – xã hội xã hội chủ nghĩa.
Chủ nghĩa xã hội đã và đang là niềm tin của hàng tỷ người trên hành tinh.
Do kiên trì những mục tiêu, nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội, có biện pháp và bước đi
thích hợp, hiện nay một số nước XHCN đang thực hiện có hiệu quả công cuộc cải cách, đổi

mới, tạo ra những sinh lực mới cho sự phát triển của CNXH:
- TQ: với gần 1,3 tỷ dân sau 2 lần cải cách, mở của và hiện đại hóa đất nước; lấy kinh tế
làm trọng tâm xây dựng đất nước; luôn đạt mức tăng trưởng GDP trung bình hàng năm xấp
xỉ 10% trong thời kỳ cải cách.
- VN: giành được nhiều thành tựu trong việc đổi mới đất nước trên các lĩnh vực của đời
sống xã hội, nhất là kinh tế. VN đang nỗ lực đẩy tới một bước CNH-HĐH đất nước, hướng
tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh,
- Cuba và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều tiên do phải trải qua nhiều khó khăn thử
thách trong nước, đối phó với hành động thù địch, cấm vận của các nước đế quốc nên công
cuộc xây dựng đất nước còn gặp nhiều trắc trở. Tuy nhiên, với sự nỗ lực, cố gắng, gần đây,
nền ngoại giao Cuba đã góp phần từng bước tháo gỡ những khó khăn trong đời sống xã hôi
và KT; tích cực tranh thủ sự ủng hộ quốc tes để đấu tranh phá thế bao vây, cấm vận của Mỹ,
tiếp tục khẳng định xây dựng đất nước theo con đường XHCN
Mặc dù hiện nay CNXH đang đướng trước những khó khăn thử thách to lớn và bị sụp đổ
1 mảng lớn ở Liên Xô, Đông Âu, song chủ nghĩa xã hội vẫn tiếp tục được duy trì, củng cố và
xây dựng ở TQ, VN, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Lào và Cuba.
Câu 9: Phân tích vị trí, vai trò của chủ nghĩa tư bản hiện đại? Mục đích,
nội dung các biện pháp điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản?
Trả lời:
1. Vị trí, vai trò của CNTB hiện đại
Trải qua hơn 300 năm hình thành và phát triển, CNTB đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử.
Từ đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã trở thành chủ nghĩa đế quốc; cũng trong nửa đầu thế
kỷ này, CNĐQ đã tiến hành 2 cuộc chiến tranh thế giới; lúc này, CNTB bị suy sụp lớn về
tinh thần, tổn thất lớn về ng và của, kéo theo sự suy yếu toàn bộ hệ thống tư bản chủ nghĩa
vào những năm 1945-1947.
Tháng 4-1948, Mỹ thực hiện kế hoạch Macsan, nhằm khôi phục và giúp đỡ các nước tư bản
bại trận_đây là một bước nhảy vọt về chất trong cơ cấu, trong quá trình phát triển của lực
lượng sản xuất bắt đầu vào giữa thế kỷ XX của CNTB.
Hiện nay, CNTB là một hệ thống chính trị rộng lớn gồm nhiều nước, nhiều quốc gia nhưng
phát triển ở nhiều trình độ khác nhau, trong đó có 7 nước phát triển cao nhất (G7): Mỹ, NB,

Đức, Anh, Pháp, Itali và Canada.
2. Những phương pháp điều chỉnh của CNTB
- Từ CNTB độc quyền sang CNTB độc quyền nhà nước:
+ CNTB nhà nước là sự kết hợp quyền lực của các tổ chức độc quyền và nhà nước tư
bản;
+ là sự phụ thuộc của nhà nước TB vào hoạt động kinh tế;
+ là sự mở rộng chức năng nhà nước TB sang quản lý và điều hành kinh tế;
+ là hợp pháp hóa hành động bóc lột và phản động của giai cấp tư sản.
- Chủ nghĩa tư bản đã tăng cường, mở rộng và kích thích thị trường tiêu thụ
+ bao giờ cũng gắn sản xuất với thị trường
- CNTB đã điều chỉnh là biến dạng quan hệ sản xuất: trước hết là quan hệ sở hữu về tài liệu
và tư liệu sản xuất => làm xuất hiện 1 hình thái kinh tế quá độ có tính hỗn hợp,
- CNTB xuất khẩu tư bản sản xuất
Từ cuối những năm 70 đến nay, CNTB đã phát triển xuất khẩu tư bản sản xuất: nhằm di
chuyển 1 nhà máy, xí nghệp, của một nhà tư bản sản xuất sang một quốc gia khác bằng
hình thưc liên doanh, liên kết. Sự điều chỉnh này không chỉ được thực hiện trong nội bộ các
nước phát triển mà còn ở nhiều nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ la tinh.
Xuất khẩu tư bản nhằm thu được lợi nhuận cao, nguyên liệu tại chỗ. Ở các nước đang phát
triển, lợi dụng được việc thuê nhân công với giá rẻ, chênh lệch giá cả và quá trình vận
chuyển lưu thông ngắn.
Câu 10: Phân tích những đặc điểm của khu vực châu Á – Thái Bình
Dương?
Trả lời:
Khu vực châu Á- TBD là một khu vực có sự phát triển năng động bậc nhất Tg hiện nay
về kt, trở thành cửa ngõ thương mại của thế giới.
Đây là khu vực gồm có nhiều nước lớn với nền văn hóa và thể chế chính trị pha trộn cùng
với sự đa dạng về tôn giáo. Những điều kiện này tạo ra nhiều sự xung đột về nhiều mặt
nhưng cũng từ đó xuất hiện sự hớp tác giao lưu gắn bó trong quan hệ giữa các nước.
Khu vực châu Á- TBD có những đặc điểm cơ bản:
1, Đặc điểm về địa lí và lịch sử:

* Về địa lí:
+ diện tích: 55 tr km
2

+ Dân số: 2,3 tỉ người
+ Gồn 34 nước và nhiều vùng lãnh thổ tự trị. Trog đó có các nước lớn; Hoa Kì, Trung
Quốc, Nhật, Canada, Oxtraylia…
+ Vê khoáng sản: Là vùng giàu có tài nguyên trên lục địạ và đại dương.: khoáng chất,
dầu mỏ, kim loại quý hiếm… => Thiên nhiên phong phú, thích hợp cho sự sinh sống của
sinh vật và loài người.
+ Có vị trí địa lí chiến lược. là đầu mối của các trục giao thông đường biển thuận lợi đi
Nam Á, châu Phi và Âu.
=> Nơi đây là điểm nóng về chính trị trong lịch sử và hiện tại đồng thời cũng là khu vực
có nền kinh tế phát triển
+ Trong lịch sử, khu vực này là nơi giao lưu của những nền văn minh Đ- T góp phần tạo
nên nền văn minh nhân loại.
* Vài nét lịch sử hình thành:
_ Mỹ sớm nhận thấy tiềm năng và thực hiện phát triển lâu dài ở khu vực này.
_ Tại hội nghị về chân Á- TBD (1921), Mỹ đã thực hiện xâm nhập thành công vào khu
vực này, phá tan âm mưu độc chiếm của TQ và Nhật và trở thành nước có tầm ảnh hưởng
lớn trong khu vực châu Á- TBD.
2. Đặc điểm về kinh tế.
- Trước CTTG 2: Về cơ bản là thấp, lạc hậu, năng suất lao động chưa cao, kinh tế chưa
phát triển đồng đều.
- Từ năm 1945, sau kế hoạch Macsan của Mĩ đã giúp khu vực khôi phục sự ổn định và
tạo đà phát triển.
- Những năm cuối TK XX: Kinh tế khu vực có sự chuyển biến mạnh mẽ, đã khẳng định
vài trog ngày càng cao trong đời sống kinh tế TG.
- Trước thềm TK XXI: TQ trở thành công xưởng của thế giới vượt qua Pháp, Anh và
Đức nhờ mức tăng trưởng Kt bình quân 10% hằng năm trong hai thập kỉ qua.

+ Công xưởng TG- TQ: Sản xuất 50% tổng số lò vi sóng của TG, 1/3 số máy thu
hình, 70% tổng số lượng đồ chơi trẻ em, 60% tổng số lượng xe đạp…
- Là một khu vực có tiềm lực lớn nhất TG; có dân số đông nhất TG, kinh tế phát triển sôi
động nhất, tập trung nhiều của cải vật chất nhất, lực lượng cũng như tiềm năng quân sự lớn
với vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân nghiêm trọng nhất thế giới.
- Bước sang TK XXI, Khu vực Châu Á- TBD đang khẳng định là nơi có mức sống cao
nhất Tg:
+ Số triệu phú lớn nhất TG ( Thống kê năm 2009 là 3 tr người, tăng 28,5% so với năm
2008)
+ Phát triển năng động nhất, vượt qua EU về tăng trưởng GDP
+ Những thành tựu về KT: Dự trữ ngoại tệ lớn nhất TG, chiếm 20% về xuất khảu và
25% về thương mại của thế giới ( Các chỉ báo quan trọng cho khu vực CA- TBD năm
2012 của ngân hàng TG)
- Tuy nhiên, sự phát triển của khu vực cũng đứng trước một vài khó khăn:
+ Chứa đựng nhiều mâu thuẫn giữ các nước lớn: Mỹ, Nhật Bản, TQ, Nga… về chính trị,
kinh tế trong quá khứ và cả hiện tại.
+ Trình độ khác nhau về kih tế, KHKT được mô tả như “Đàn sếu bay”. Mỹ, Nhật bản là
con chim đầu đàn, theo sát là các quốc gia NICs, rồi đến ASEAN.
+ Nhiều nước còn nợ nước ngoài lớn, và trình độ khkt lạc hậu
- Những mâu thuẫn đó thông qua sự ràng buộc về kinh tế cũng như lợi ích giữa các quốc
gia đã được hòa giải theo cơ chế song phương đồng thời có những sự điều chỉnh, giúp đỡ lẫn
nhau để giảm bớt sự chênh lệch về nghiều mặt.
- Những thành công của châu Á- TBD về tăng trưởng kt, thế mạnh về nhiều mặt cùng với
ựu phát triển năng động của ccs quốc gia như TQ, Ấn Độ, NB đã nâng cao vị thế của châu
Á- TBD so với những khu vực khác trên TG.
3. Đặc điểm về chính trị.
_ Khu vực châu Á- TBD có nhiều hệ tư tưởng và đường lối hác nhau, đan xen, hợp tác và
đấu tranh. VD: Mỹ theo TBCN, VN theo XHCN
_ Khu vực đang trải qua thời kì quá độ, các tư tưởng tự do của phương Tây mâu thuẫn
với tính truyền thống của các dân tộc Á Đông, có sự chuyển giao lãnh đạo giữa cũ và thế hệ

trẻ.
_ Môi trường chính trị trong khu vực cũng trải qua những biến động to lớn. Sự có mặt
của Mỹ không còn dễ dàng như trước, Quan hệ Mỹ- Trung- Xô có những bước phát triển
mới.Sự khủng hoảng của các nước XHCN và sự sụp đổ của LX tác động lớn vào khu vực.
Mối quan hệ quốc tế ngày càng phong phú và phức tạp. Người dân sóng trong sự đan xen
các tầng quan hệ và các hệ tư tưởng vẫn tiếp tục đấu tranh, hợp tác và phát triển.…
_ Trở ngại lớn đó là Mỹ muốn biến khu vực này chịu ảnh hưởng của mình, điều này được
thể hiện rõ nét trong các hoạt động của Mỹ gần đây.
4. Đặc điểm về quân sự:
- Mỹ vẫn tham trực tiến hoặc gián tiếp các hoạt động quân sự ở châu Á, song từng thời
điểm lại có sự điều chỉnh, thay đổi.
- Bước sang thế kỷ 21, các quốc gia sở hữu hạt nhân ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương
không ngừng tăng lên (Triều Tiên, )
- Là nơi tập trung nhiều thế lực quân sự hùng mạnh.
- Có những tranh chấp trên vùng biển đang thu hút sự quan tâm chú ý của thế giới.
- Xét về mặt chính trị, khu vực châu Á-Thái Bình Dương còn là những tuyến hàng hải
quan trọng của TG, nổi bật có eo biển Malacca chiếm ¼ lưu lượng giao thông hàng hải TG.
Câu 11: Phân tích sự giống và khác nhau trong chiến lược của Mỹ và
Nhật Bản đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương?
Trả lời:
1. Một số đặc điểm về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
* Về địa lý:
- Diện tích: 55.000.000 km2.
- Dân số toàn khu vực khoảng 2,3 tỷ người; có 34 nước, trong đó:
+ Nước đông dân nhất là TQ gần 1,3 tỷ người; nước nhỏ nhất là Nauru khoảng hơn
11.000 người.
+ Các nước lớn như: Nga, TQ, Mỹ Nhật (chiếm 80% dân số ven Thái Bình Dương, bằng
1/3 dân số thế giới).
+ Các nước được LHQ gọi là nước phát triển: Nhật, Mỹ, Canada, Niu Dilan, Oxtraylia.
+ Các nước và vùng lãnh thổ CN mới (NICs): Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Koong,

Xingapo (4 con rồng châu Á).
- Đây là khu vực đầu mối của các trục giao thông đường biển thuận lợi đi Nam Á, châu
Phi và châu Âu.
- Về khoáng sản: giàu có tài nguyên trên lục địa, thềm lục địa và các đại dương, có nhiều
các mỏ kim loại quý và hiếm, trữ lượng lớn, nhiều dầu mỏ và khoáng chất; thiên nhiên
phong phú, khí hậu thích hợp cho sự phát triển của sinh vật và con người.
* Về kinh tế:
- Đây là khu vực phát triển có sự quan tâm, theo dõi của quốc tế.
- Trước đại chiến thế giới II, KT nói chung còn thấp, lạc hậu, năng suất lao động, KT
chưa phát triển 1 cách đồng đều => 1945, từ khi Mỹ thực hiện kế hoạch Macsan, nền kinh tế
đã phát triển ổn định hơn.
- Những năm cuối của thế kỷ XX: có sự chuyển biến mạnh mẽ_tăng trưởng KT nhanh, sự
phát triển của KH-CN, tiềm năng và triển vọng lớn của khu vực này, tuy nhiên cũng dần bộc
lộ những mâu thuẫn do có sự chênh lệch khinh tế quá lớn (tới 100 lần) giữa các quốc gia.
- Trước thềm thế kỷ XXI:
+ TQ trở thành công xưởng của thế giới với mức tăng trưởng KT trung bình khoảng
10%/năm, vượt Pháp, Anh, Đức (tiêu biểu chính là số lượng lớn sản phẩm của TQ trên quốc
tế: sx khoảng 50% tổng số lò vi sóng trên TG, 1/3 máy thu hình, ).
+ Là khu vực có dân số đông dân nhất TG, là một trong những lĩnh vực có nền KT phát
triển sôi động nhất và tập trung nhiều của cải nhất (số triệu phú dollar Mỹ nhiều nhất trên
TG, tập trung nhiều nước CN lớn, dự trữ vàng lớn nhất TG, )
+ Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang khẳng định là nơi có mức sống cao nhất trên
TG: vượt Mỹ và EU về tăng trưởng GDP, dự trữ ngoại tệ lớn nhất TG, xuất khẩu đạt 200 tỷ
USD/năm, chiếm 20% xuất khẩu TG,
* Về chính trị:
- Nơi đây có nhiều điểm nóng về chính trị trong lịch sử và hiện tại; là khu vực có nhiều
hệ tư tưởng khác nhau, đường lối khắc nhau, đan xen, hợp tác và đấu tranh với nhau.
- Trong cơ cấu chính trị, một số nước đã chợn con đường pha tạp, kiểu đa nguyên độc
đoán (kiểu một đảng rưỡi).
- Trải qua thời kỳ quá độ, môi trường chính trị trong khu vực cũng đang trải qua những

bước biến đổi to lớn:
+ chuyển giao giữa nhà nước lãnh đạo cũ sang thế hệ mới
+ sự có mặt của Mỹ k còn dễ dàng như trước, quan hệ M-T-X có bước phát triển mới.
+ các hệ tư tưởng khác nhau vẫn tiếp tục đấu tranh, hợp tác và phát triển.
+ Mỹ muốn biến khu vực này chịu ảnh hưởng của mình, muốn áp đặt trật tự thế giới mới
theo kiểu Mỹ.
* Về quân sự:
- Mỹ vẫn tham trực tiến hoặc gián tiếp các hoạt động quân sự ở châu Á, song từng thời
điểm lại có sự điều chỉnh, thay đổi.
- Bước sang thế kỷ 21, các quốc gia sở hữu hạt nhân ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương
không ngừng tăng lên (Triều Tiên, )
- Là nơi tập trung nhiều thế lực quân sự hùng mạnh.
- Có những tranh chấp trên vùng biển đang thu hút sự quan tâm chú ý của thế giới.
- Xét về mặt chính trị, khu vực châu Á-Thái Bình Dương còn là những tuyến hàng hải
quan trọng của TG, nổi bật có eo biển Malacca chiếm ¼ lưu lượng giao thông hàng hải TG.
2. Sự giống và khác nhau trong chiến lược của Mỹ và Nhật Bản đối với khu vực châu
Á-Thái Bình Dương
a. Giống nhau
Điều chỉnh lại chính sách trong khu vực.
b. Khác nhau
* Mỹ_lợi dụng xu hướng có tính thời đại hiện nay và đấu tranh và hợp tác để chuyển
hướng chiến Đặc điểm chiến lược:
- Kiềm chế các đối thủ, cân bằng lực lượng đến chỗ thay thế lực lượng, làm trọng tài và
chỉ huy khu vực
- Ngăn chặn CNXH bằng mở rộng dân chủ tư sản trên phạm vi toàn cầu, khuếch trương
sức mạnh Mỹ, chuyển hóa các nước XHCN còn lại theo CNTB.
- Đẩy manh chiến lược "Diễn biến hòa bình"
Biện Pháp chiến lược:
- Sử dụng vai trò và các yếu tố KT, đưa các nước XHCN đi theo cơ chế thị trường, thúc
đẩy tư bản tư nhân, khuyến khích con đường dân chủ hóa tư bản (đa nguyên, đa đảng).

- Về quân sự:
+ Duy trì sự có mặt của Mỹ, thiết lập một trật tự và răn đe kiểu Mỹ. Sử dụng chiến tranh
chớp nhoáng, chiến tranh hạn chế thông qua đồng minh hoặc các lực lượng khác.
+ Lợi dụng sự sụp đổ của Liên Xô và sự khủng hoảng của các nước XHCN để tăng
cường ảnh hưởng, thâu tóm quyền lực trong khu vực.
+ Đối với đồng minh ở châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ tiếp tục củng cố an ninh Mỹ-Nhật,
hiệp ước phòng thủ Mỹ-Hàn Quốc, ép các đồng minh chia sẻ chi phí phòng thủ, kiềm chế
các lực lượng đối địch đe dọa vị trí bá quyền của Mỹ.
* Nhật Bản
Đặc điểm chiến lược:
- Sau năm 1945, ra sức bành trướng về KT, không tham gia chiến tranh, góp phần ổn
định chế độ tư bản có lợi cho Nhật.
- Tiếp tục đầu tư, xuất nhập khẩu cho các nước trong khu vực có lợi nhận cao.
- Có nhiều chính sách KT bằng KH-KT và CN, độc quyền nhiều loại hàng hóa (oto, điện
tử)
Biện pháp chiến lược

×