Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Lựa chọn chủng vi khuẩn để chế tạo thử nghiệm vacxin phòng bệnh viêm phổi do actinobacillus pleuropneumoniae, pasteurella multocida và streptococcus suis gây ra ở lợn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 93 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




NGUYỄN XUÂN HUYÊN



LỰA CHỌN CHỦNG VI KHUẨN ðỂ CHẾ TẠO THỬ
NGHIỆM VACXIN PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI DO
ACTINOBACILLUS PLEUROPNEUMONIAE,
PASTEURELLA MULTOCIDA VÀ STREPTOCOCCUS
SUIS GÂY RA Ở LỢN



LUẬN VĂN THẠC SĨ






HÀ NỘI, NĂM 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO


TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



NGUYỄN XUÂN HUYÊN


LỰA CHỌN CHỦNG VI KHUẨN ðỂ CHẾ TẠO THỬ
NGHIỆM VACXIN PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI DO
ACTINOBACILLUS PLEUROPNEUMONIAE,
PASTEURELLA MULTOCIDA VÀ STREPTOCOCCUS
SUIS GÂY RA Ở LỢN


CHUYÊN NGÀNH: THÚ Y
MÃ SỐ: 60 64 01 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. CÙ HỮU PHÚ
2. PGS. TS. NGUYỄN HỮU NAM



HÀ NỘI, NĂM 2013

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… ii

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất
kì công trình nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ
rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2013
Tác giả




Nguyễn Xuân Huyên





Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… iii

LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành luận văn này, cùng với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi xin
ñược ñặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS. TS. Cù Hữu Phú, người ñã
trực tiếp hướng dẫn, giúp ñỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin ñược chân thành cảm ơn thầy PGS. TS. Nguyễn Hữu Nam, các thầy
cô trong bộ môn Bệnh lý cùng toàn thể các thầy cô giáo Khoa Thú y, Ban ñào tạo
sau ðại học- Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã tận tình giúp ñỡ và tạo mọi
ñiều kiện thuận lợi ñể tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh ñạo Viện Thú y, các anh chị em ñồng
nghiệp tại Bộ môn Vi trùng- Viện Thú y, ñặc biệt là gia ñình ñã tạo mọi ñiều kiện

thuận lợi nhất giúp ñỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2013
Tác giả




Nguyễn Xuân Huyên


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… iv

MỤC LỤC
Trang
Lời cam ñoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình ix
MỞ ðẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 ðặc tính của vi khuẩn A. pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi - màng phổi do
vi khuẩn gây ra ở lợn 3
1.2 ðặc tính của vi khuẩn P. multocida và bệnh viêm phổi do vi khuẩn gây ra ở lợn
12
1.3 ðặc tính của vi khuẩn S. suis và bệnh do vi khuẩn gây ra ở lợn 17
1.4 Tình hình sử dụng vacxin phòng bệnh viêm phổi cho lợn ở nước ta 24
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

2.1 Nội dung nghiên cứu 27
2.2 ðối tượng và ñịa ñiểm nghiên cứu 27
2.3 Nguyên liệu dùng trong nghiên cứu 27
2.4 Phương pháp nghiên cứu 29
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 40
3.1 Kết quả thu thập các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S.
suis phân lập ñược dùng cho nghiên cứu 40
3.2 Kết quả giám ñịnh, xác ñịnh serotype và một số yếu tố gây bệnh của các chủng
A. pleuropneumoniae nghiên cứu 40
3.3 Kết quả giám ñịnh, xác ñịnh serotype của các chủng P. multocida nghiên cứu. 47

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… v

3.4 Kết quả giám ñịnh, xác ñịnh serotype và một số yếu tố gây bệnh của các chủng
S. suis nghiên cứu 50
3.5 Kết quả kiểm tra ñộc lực của các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P.
multocida và S. suis nghiên cứu trên chuột nhắt trắng 58
3.6 Kết quả gây bệnh thực nghiệm một số chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P.
multocida và S. suis nghiên cứu trên lợn 63
3.7 Kết quả chế tạo thử nghiệm vacxin phòng bệnh viêm phổi do vi khuẩn A.
pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis gây ra ở lợn 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
1. Kết luận 74
2. Kiến nghị 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADN Acid Deoxyribonucleic
AGID Agar Gel Immuno Diffusion
A. pleuropneumoniae Actinobacillus pleuropneumoniae
Apx Apx-toxins (ðộc tố Apx)
BHI Brain Heart Infusion
bp Base pair
CAMP Christie Atkins Munch-Peterson
CFU Colony Forming Unit
CPS Capsule polysaccharide
cs. Cộng sự
ELISA Enzyme Linked Immunosorbent Assay
et al. (và) cộng sự
H. pleuropneumoniae Haemophilus pleuropneumoniae
LPS Lipopolysaccaride
LD
50
50% Lethal Dose
NAD Nicotinamide Adenine Dinucleotide
OMPs Outer membrane proteins
PCR Polymerase Chain Reaction
PPLO Pleuropneumonia-like organism
P. multocida Pasteurella multocida
PRRS Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome
RTX-toxin Repeats in the Structural Toxin
S. aureus Staphylococcus aureus
S. suis Streptococcus suis
TCN Tiêu chuẩn ngành
TYE Tryptone Yeast Extract Broth
TSA Tryptone Soya Agar

TSB Tryptic Soy Broth
THB Todd Hewitt Broth
YE Yeast Extract

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Trình tự mồi dùng ñể xác ñịnh gen omlA 29
Bảng 2.2 Trình tự các cặp mồi dùng ñể xác ñịnh gen quy ñịnh sản sinh ba loại ñộc tố
Apx của A. pleuropneumoniae 30
Bảng 2.3 Trình tự các cặp mồi ñể xác ñịnh serotype A, B, D của P. multocida 32
Bảng 2.4 Trình tự mồi dùng ñể xác ñịnh gen gdh của S. suis 34
Bảng 2.5 Trình tự các cặp mồi dùng ñể xác ñịnh một số gen mã hoá các yếu tố ñộc
lực của S. suis 35
Bảng 2.6 Trình tự các mồi dùng ñể xác ñịnh các serotype 1, 2, 7, 9 của S. suis 36
Bảng 3.1 Kết quả lựa chọn các chủng vi khuẩn dùng cho nghiên cứu 40
Bảng 3.2 Kết quả kiểm tra một số ñặc tính sinh học của các chủng A.
pleuropneumoniae nghiên cứu 42
Bảng 3.3 Kết quả giám ñịnh A. pleuropneumoniae bằng phương pháp PCR 43
Bảng 3.4 Kết quả xác ñịnh serotype của các chủng A. pleuropneumoniae nghiên cứu
bằng phản ứng AGID 44
Bảng 3.5 Kết quả xác ñịnh gen sản sinh ñộc tố Apx của các chủng A.
pleuropneumoniae nghiên cứu 46
Bảng 3.6 Kết quả kiểm tra một số ñặc tính sinh học của các chủng P. multocida
nghiên cứu 48
Bảng 3.7 Kết quả xác ñịnh serotype của các chủng P. multocida nghiên cứu 49
Bảng 3.8 Kết quả giám ñịnh một số ñặc tính sinh học của các chủng S. suis nghiên
cứu 51
Bảng 3.9 Kết quả giám ñịnh S. suis bằng phương pháp PCR 52

Bảng 3.10 Kết quả xác ñịnh serotype của các chủng S. suis nghiên cứu 54
Bảng 3.11 Kết quả xác ñịnh các gen mã hoá một số yếu tố ñộc lực của các chủng S.
suis nghiên cứu 57

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… viii

Bảng 3.12 Kết quả kiểm tra ñộc lực của các chủng A. pleuropneumoniae nghiên cứu
trên chuột nhắt trắng 59
Bảng 3.13 Kết quả kiểm tra ñộc lực của các chủng P. multocida nghiên cứu trên
chuột nhắt trắng 61
Bảng 3.14 Kết quả kiểm tra ñộc lực của các chủng S. suis nghiên cứu trên chuột nhắt
trắng 63
Bảng 3.15 Kết quả gây bệnh thực nghiệm một số chủng A. pleuropneumoniae, P.
multocida và S. suis trên lợn 65
Bảng 3.16 ðặc tính của các chủng A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis
ñược chọn ñể chế tạo thử nghiệm vacxin 69
Bảng 3.17 Kết quả kiểm tra một số chỉ tiêu các lô vacxin 70
Bảng 3.18 Kết quả kiểm tra an toàn của vacxin trên chuột nhắt trắng 71
Bảng 3.19 Kết quả thử hiệu lực của vacxin trên chuột nhắt trắng 72

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… ix

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Quy trình sản xuất vacxin vô hoạt bổ trợ keo phèn 38
Hình 3.1 Sản phẩm của phản ứng PCR xác ñịnh A. pleuropneumoniae 43
Hình 3.2 Kết quả xác ñịnh serotype của các chủng A. pleuropneumoniae 44
Hình 3.3 Sản phẩm PCR xác ñịnh ñộc tố Apx của A. pleuropneumoniae 46
Hình 3.4 Kết quả xác ñịnh serotype của các chủng P. multocida nghiên cứu 50
Hình 3.5 Sản phẩm của phản ứng PCR xác ñịnh serotype của P. multocida 50

Hình 3.6 Sản phẩm của phản ứng PCR xác ñịnh S. suis 53
Hình 3.7 Kết quả xác ñịnh serotype của các chủng S. suis nghiên cứu 55
Hình 3.8 Sản phẩm của phản ứng PCR xác ñịnh serotype của S. suis 55
Hình 3.9 Sản phẩm của phản ứng PCR xác ñịnh ñộc tố của S. suis 57
Hình 3.10 Lợn chết do gây bệnh thực nghiệm 66
Hình 3.11 Phổi lợn bị viêm dính thành ngực do A. pleuropneumoniae 66
Hình 3.12 Phổi lợn bị viêm do P. multocida 67
Hình 3.13 Lợn bị viêm, xuất huyết màng não do S. suis 67





Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
1

MỞ ðẦU

Hiện nay, chăn nuôi lợn tiếp tục ñóng vai trò quan trọng trong ngành chăn
nuôi ở nước ta, số lượng ñầu lợn vẫn không ngừng gia tăng, quy mô chăn nuôi ngày
càng lớn. Theo ñịnh hướng ñược Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quyết ñịnh số
10/2008/Qð-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2008 về chiến lược phát triển chăn nuôi ñến
năm 2020, thì ñến năm 2020 mục tiêu là phát triển nhanh quy mô ñàn lợn ngoại theo
hướng trang trại, duy trì quy mô nhất ñịnh ñối với chăn nuôi lợn lai, lợn ñặc sản phù
hợp với ñiều kiện chăn nuôi của nông hộ và của một số vùng. Tăng tổng ñàn lợn bình
quân 2% năm, ñạt 35 triệu con trong ñó ñàn lợn ngoại nuôi trang trại công nghiệp
chiếm 37%.
Tuy nhiên, ngành chăn nuôi lợn ở nước ta luôn phải ñối mặt với nhiều khó khăn
như về chất lượng con giống, thức ăn, giá cả thị trường,… ñặc biệt là bệnh dịch vẫn
thường xuyên xảy ra trên ñàn lợn gây thiệt hại lớn về kinh tế. Một số bệnh thường

xuyên xảy ra trong thời gian vừa qua có thể kể ñến như: Bệnh Tai xanh, Lở mồm long
móng, bệnh ñường hô hấp ở lợn… không những ảnh hưởng ñến mục tiêu phát triển
chăn nuôi mà còn ñe dọa ảnh hưởng ñến sức khỏe của con người. Trong ñó, bệnh
ñường hô hấp ở lợn là một trong những bệnh ñã và ñang nhận ñược rất nhiều sự quan
tâm của người chăn nuôi cũng như các nhà nghiên cứu vì những tổn thất kinh tế mà nó
gây ra, ñặc biệt với mô hình chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
Trong số các nguyên nhân gây bệnh ñường hô hấp ở lợn, các loại vi khuẩn
Actinobacillus pleuropneumoniae (A. pleuropneumoniae), Pasteurella multocida (P.
multocida) và Streptococcus suis (S. suis) ñã ñược nhiều tác giả nghiên cứu xác ñịnh
là những tác nhân thường gặp nhất gây bệnh viêm phổi cho lợn ở nước ta như:
Nguyễn Thị Nội và Nguyễn Ngọc Nhiên (1993), Nguyễn Ngọc Nhiên (1996), Cù
Hữu Phú và cs. (2005), ðỗ Ngọc Thúy và cs. (2009), Cù Hữu Phú và cs. (2011),…
Các tác nhân này có khi là nguyên phát, có khi cộng phát hoặc thứ phát gây bệnh
nên việc phát hiện và ñiều trị bệnh thường rất khó khăn và tốn kém. Do ñó, việc

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
2

phòng bệnh do các loại vi khuẩn này gây ra có vai trò rất quan trọng, trong ñó việc
sử dụng vacxin phòng bệnh ñược xem là giải pháp tối ưu. Tuy nhiên ở nước ta hiện
nay, ngoài một số loại vacxin nhập ngoại với giá thành ñắt, chúng ta chưa sản xuất
ñược vacxin phòng bệnh viêm phổi do các vi khuẩn này gây ra. Vì vậy, việc nghiên
cứu chế tạo một loại vacxin ña giá có thể phòng cùng lúc cả ba loại tác nhân gây
bệnh viêm phổi ở lợn với hiệu quả phòng bệnh cao, giá thành thấp là hết sức cần
thiết và cấp bách.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế ñó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Lựa
chọn chủng vi khuẩn ñể chế tạo thử nghiệm vacxin phòng bệnh viêm phổi do
Actinobacillus pleuropneumoniae, Pasteurella multocida và Streptococcus suis
gây ra ở lợn”
Mục tiêu nghiên cứu

Lựa chọn ñược một số chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và
S. suis phân lập ñược mang tính ñại diện, ñiển hình, phù hợp với thực ñịa ñể dùng
làm giống sản xuất vacxin phòng bệnh viêm phổi cho lợn và bước ñầu thử nghiệm
hiệu quả phòng bệnh của vacxin chế tạo ñược.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
Kết quả nghiên cứu bước ñầu sẽ là cơ sở, tiền ñề cho những nghiên cứu tiếp
theo nhằm chọn ra ñược một bộ giống vi khuẩn phù hợp, có kháng nguyên tính cao,
ổn ñịnh ñể chế tạo vacxin phòng bệnh viêm phổi cho lợn có hiệu lực phòng bệnh
cao, giá thành vừa phải, phù hợp với ñiều kiện thực tế ở nước ta.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 ðặc tính của vi khuẩn A. pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi - màng phổi
do vi khuẩn gây ra ở lợn
1.1.1 ðặc tính sinh học của vi khuẩn A. pleuropneumoniae
* ðặc tính hình thái và tính chất nuôi cấy:
Theo phân loại của Pohl et al. (1983), vi khuẩn A. pleuropneumoniae thuộc
họ Pasteurellaceae, thuộc giống Actinobacillus, trước ñây còn có tên là
Haemophilus parahaemolyticus hay Haemophilus pleuropneumoniae, ñã ñược xác
ñịnh là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm phổi - màng phổi truyền nhiễm ở lợn.
Vi khuẩn A. pleuropneumoniae là loại cầu trực khuẩn nhỏ, gram âm, kích
thước 0,3- 0,5 x 0,6- 1,4 µm, không di ñộng, không sinh nha bào và có khả năng
hình thành giáp mô. Dưới kính hiển vi ñiện tử quan sát thấy vi khuẩn có lông hay
còn gọi là pili có kích thước 0,5- 2 x 60- 450 nm (Utrena and Pijoan, 1991).
A. pleuropneumoniae là một loại vi khuẩn khó tính, khó nuôi cấy trên các
môi trường thông thường và thường phụ thuộc vào yếu tố V ñể phát triển (Møller
and Kilian, 1990). Do vậy, khi nuôi cấy vi khuẩn này cần các môi trường giàu dinh

dưỡng. Vi khuẩn không mọc trên môi trường thạch máu thông thường trừ khi thạch
máu ñược bổ sung NAD hoặc có cấy kèm vi khuẩn Staphylococcus aureus (S.
aureus). Vi khuẩn phát triển thành khuẩn lạc xung quanh ñường cấy S. aureus với
kích thước 0,5- 1 mm sau 24 giờ nuôi cấy trên thạch máu có cấy kèm S. aureus và
hình thành vùng dung huyết β, vùng dung huyết này thường rõ hơn trên môi trường
thạch có bổ sung 5- 7% máu cừu (Kilian et al., 1978). Ngoài ra A.
pleuropneumoniae còn gây nên một vùng dung huyết tăng cường trong vùng dung
huyết bán phần, xung quanh ñường cấy S. aureus có ñộc tố dung huyết β gọi là hiện
tượng CAMP (Kilian, 1976). Hiện tượng này liên quan tới sự có mặt của ba chất làm
tan tế bào là ApxI, ApxII và ApxIII.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
4

A. pleuropneumoniae thuộc biotype 1 có thể phân biệt ñược với Haemophilus
parasuis bởi khả năng gây dung huyết xung quanh ñường cấy S. aureus trên thạch
máu, vì vi khuẩn Haemophilus khi nuôi cấy trên thạch máu không gây ra hiện tượng
dung huyết (Kilian et al., 1978).
Trên môi trường thạch TSA ñược bổ sung Yeast Extract (YE) và huyết thanh
ngựa, vi khuẩn tạo thành khuẩn lạc nhỏ, màu trắng trong, dưới ánh sáng ñèn ñiện có
màu xám xanh sau 24- 48 giờ nuôi cấy. Trên môi trường thạch chocolate, sau 24 giờ
nuôi cấy vi khuẩn tạo thành khuẩn lạc nhầy, màu trắng xám. Vi khuẩn không mọc
trên môi trường MacConkey.
Vi khuẩn A. pleuropneumoniae có khả năng lên men các loại ñường:
Glucose, Fructose, Maltose, Mannitol, Ribose, Xylose, và không lên men các loại
ñường: Arabinose, Lactose, Raffinose, Trehalose, Phản ứng Indol âm tính,
Oxidase, Catalase, Urease, CAMP Test dương tính.
* Phân loại:
A. pleuropneumoniae ñược xác ñịnh là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm
phổi - màng phổi ở lợn và ñược chia thành 2 biotype chính dựa trên nhu cầu sử dụng

NAD hay còn gọi là yếu tố V cho quá trình sinh trưởng của vi khuẩn. Biotype 1 của
vi khuẩn khi nuôi cấy trên môi trường nhân tạo cần có NAD, còn biotype 2 không
ñòi hỏi có NAD trong quá trình nuôi cấy nhưng vẫn cần có các pyridine nucleotide
ñặc hiệu hoặc các chất tiền thân của pyridine nucleotide ñể tổng hợp NAD cần thiết
cho sự phát triển của chúng. Biotype 1 có ñộc lực cao hơn biotype 2 (Pohl et al.,
1983).
ðến nay, ñã xác ñịnh ñược trong biotype 1 có 12 serotype khác nhau dựa trên
sự khác nhau của capsule polysaccharide (CPS) và của lipopolysaccharide (LPS)
thành tế bào, ký hiệu từ 1- 12 (Perry et al., 1990), riêng serotype 5 ñược chia làm hai
loại 5a và 5b (Nicolet, 1988; Nielsen, 1988).
Trong biotype 2, các serotype 2, 4, 7 và 9 có chung nhóm quyết ñịnh kháng
nguyên như biotype 1. Gần ñây, serotype 13 và 14 thuộc biotype 2 ñược phát hiện

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
5

và ñược mô tả có kháng nguyên khác với biotype 1 (Nielsen et al., 1997). Blackall
et al. (2002) ñã phát hiện ra serotype 15 thuộc biotype 1 ở 9 chủng phân lập ñược tại
Úc.
* Cấu trúc kháng nguyên và các yếu tố ñộc lực:
Hiện nay ñã xác ñịnh ñược một số thành phần cấu trúc và các loại protein
của A. pleuropneumoniae. Một số trong các thành phần này liên quan tới quá trình
sinh bệnh.
- Lớp vỏ vi khuẩn (Capsule Polysaccharide - CPS):
Vi khuẩn A. pleuropneumoniae ñược bao bọc bên ngoài bởi một lớp vỏ có
bản chất là các polysaccharide. Lớp vỏ polysaccharide này tích ñiện âm và ñược cấu
tạo bởi các ñơn vị Oligosaccharide, các polymer của axit teichoic gắn kết với nhau
bởi các cầu nối phosphate diester, hoặc các polymer oligosaccharide gắn kết với
nhâu bởi các cầu nối phosphate (Perry et al., 1990). ðây là một trong những thành
phần quyết ñịnh ñộc lực của vi khuẩn và cũng là một nhân tố quyết ñịnh tính ñặc

hiệu serotype của vi khuẩn (Ward and Inzana, 1997). Nhiều nghiên cứu ñã chứng
minh rằng 12 serotype A. pleuropneumoniae ñược phân biệt bởi ñặc tính miễn dịch
học của thành phần và cấu trúc polysaccharide vỏ (Perry et al., 1990).
Lớp vỏ polysaccharide của A. pleuropneumoniae có ñộ dày từ 80- 230 nm
tùy thuộc vào các serotype khác nhau. ðã có những ý kiến cho rằng sự khác biệt về
ñộ dày vỏ dẫn ñến sự khác nhau về ñộc lực. Các serotype có lớp vỏ dày có ñộc lực
mạnh hơn so với các serotype có lớp vỏ mỏng (Jensen and Bertram, 1986; Jacobsen
et al., 1996). ðiều này cho thấy lớp vỏ vi khuẩn có thể là một trong những yếu tố
ảnh hưởng ñến ñộc lực của các serotype khác nhau.
- Lipopolysaccharide (LPS):
Lipopolysaccharide là thành phần chính của lớp màng ngoài vi khuẩn, và
ñược cho là nguyên nhân gây tổn thương mô bào. LPS có cấu trúc phức tạp gồm 3
vùng xác ñịnh: lipid A, Oligosaccharide lõi chứa 3-deoxy-D-manno-Oct-2-ulosonic

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
6

axit (Kdo), và chuỗi O-polysaccharide bao gồm các ñơn vị lặp ñi lặp lại (Jacques,
2004).
Udeze et al. (1987) ñã xác ñịnh các trường hợp khi bị nhiễm bệnh ñiển hình
do A. pleuropneumoniae thấy LPS có khả năng gây tổn thương mô phổi với những
mức ñộ khác nhau từ xuất huyết ñến hoại tử. LPS và ngoại ñộc tố có khả năng tương
tác làm tăng ñộc lực của A. pleuropneumoniae (Inzana, 1991). Ngoài ra, LPS ñược
xác ñịnh có vai trò quan trọng trong sự bám dính của vi khuẩn lên tế bào biểu mô và
lớp màng nhầy khí quản của lợn (Perry et al., 1990). Bám dính là hoạt ñộng ban ñầu
giúp cho sự xâm nhập của vi khuẩn, rồi từ ñó gây ra bệnh. Belanger et al. (1990)
cho thấy 83% các serotype với LPS mịn (smooth LPS) bám dính phần lớn vào vành
khí quản, trong khi 80% các serotype với LPS bán mịn (semi-smooth LPS) bám
dính yếu. ðiều này cho thấy, LPS có thể là một nhân tố quan trọng ñối với sự tồn tại
của A. pleuropneumoniae ở ñường hô hấp trên của lợn.

- ðộc tố của vi khuẩn A. pleuropneumoniae:
Nhiều nghiên cứu ñã cho thấy mức ñộ ñộc lực khác nhau của các serotype A.
pleuropneumoniae phần lớn có liên quan ñến ngoại ñộc tố (Apx) sản sinh từ vi
khuẩn và ñược cho là ñóng vai trò chính trong quá trình gây bệnh cho lợn (Frey,
1995).
Người ta ñã chứng minh ñộc lực của A. pleuropneumoniae có liên quan ñến
bốn loại protein ñộc tố, ñược xếp vào nhóm RTX-toxin và ñược ñặt tên là ñộc tố
Apx, bao gồm ApxI, ApxII, ApxIII (Frey and Bosse, 1993) và ApxIV (Cho and
Chae, 2001). Người ta tin chắc chắn về vai trò của Apx trong quá trình gây bệnh của
A. pleuropneumoniae. Mỗi ñộc tố này khác nhau do hoạt ñộng phân giải hồng cầu
gây ñộc tế bào. Tính ñộc của mỗi loại ñộc tố có thể thay ñổi và phụ thuộc vào các
serotype khác nhau của A. pleuropneumoniae (Frey, 1995).
+ ApxI là một protein có khả năng gây dung huyết mạnh, gây ñộc mạnh cho
tế bào, có trọng lượng phân tử 105- 110 kDa, ñược tiết ra bởi các chủng thuộc
serotype 1, 5, 9, 10 và 11 thuộc biotype 1 (Frey and Nicolet, 1990; Kamp et al.,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
7

1994) và serotype 14 của biotype 2 (Rayamajhi et al., 2005). Operon mã hoá cho
ApxI ñược xác ñịnh là gen ApxI gồm 4 gen là apxIC, apxIA, apxIB và apxID (Jansen
et al., 1993), trong ñó C là gen hoạt hoá, A là gen quy ñịnh cấu trúc ñộc tố, B và D
là hai gen mã hóa cho các protein kết hợp với màng liên quan ñến sự tiết ñộc tố qua
cả hai màng. Các chủng sản sinh ra ApxI thường có ñộc lực cao, ñiều này cho thấy
ñộc tố có liên quan ñến ñộc lực của A. pleuropneumoniae (Frey and Nicolet, 1990;
Kamp et al., 1991).
+ ApxII là ñộc tố làm tan huyết, gây dung giải tế bào ở mức ñộ trung bình và
có trọng lượng phân tử khoảng 103- 105 kDa (Frey and Nicolet, 1988). Tất cả các
serotype của A. pleuropneumoniae ñều tiết ApxII, ngoại trừ serotype 10 và 14
(Kamp et al., 1991, 1994; Rayamajhi et al., 2005). Operon mã hóa ApxII chỉ chứa

các gen apxIICA và thiếu các gen bài tiết tương ứng. Sự tiết ApxII phụ thuộc vào
gen apxIBD và gen này ñược tìm thấy ở tất cả các serotype của A.
pleuropneumoniae, ngoại trừ serotype 3 (Frey, 1995).
+ ApxIII là ñộc tố không làm tan huyết nhưng có khả năng gây dung giải tế
bào mạnh, có trọng lượng phân tử 120 kDa (Kamp et al., 1991). ðộc tố ApxIII ñược
tiết ra bởi các serotype 2, 3, 4, 6, 8 và 15 của A. pleuropneumoniae (Rayamajhi et
al., 2005). Vùng gen ñiều hòa (operon) mã hóa cho ApxIII chứa các gen
apxIIICABD và giống với vùng gen ñiều hòa (operon) cho apxI (Chang et al., 1993).
+ ApxIV là ñộc tố RTX thứ 4 của A. pleuropneumoniae ñã ñược phát hiện và
ñề xuất ñặt tên là ApxIVA (Schaller et al., 1999). Gen ApxIVA không phát hiện
thấy ở A. pleuropneumoniae ñược nuôi cấy trong ñiều kiện phòng thí nghiệm, tuy
nhiên khi gây nhiễm cho lợn bằng A. pleuropneumoniae serotype 1, 5, 7 các nhà
nghiên cứu lại phát hiện thấy có sự hiện diện của kháng thể kháng ñộc tố ApxIVA
sau 14 ngày tiêm. Qua ñó cho thấy ApxIVA ñược tạo ra trong cơ thể vật chủ- môi
trường in vivo (khi gây bệnh). Gen ApxIVA ñược phát hiện thấy ở tất cả các
serotype của A. pleuropneumoniae và ñiều ñó chứng tỏ nó có tính chất ñặc trưng của
loài (Cho and Chae, 2001). Vai trò của ñộc tố ApxIV với vật chủ như thế nào trong

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
8

quá trình gây bệnh cần ñược nghiên cứu kỹ, song ñã có một số công trình nghiên
cứu chứng minh sự tồn tại của ApxIVA trong cơ thể sống và ñược tạo ra từ gen ñộc
tố của A. pleuropneumoniae (Schaller et al., 1999; Liu J et al., 2009).
Không có serotype nào của A. pleuropneumoniae có khả năng sản sinh ra cả
ba loại ñộc tố Apx, chủ yếu là có khả năng tạo ra 2 ñộc tố: Các serotype 1, 5, 9, 11
và 13 sản sinh ra ApxI và ApxII; Serotype 2, 3, 4, 6, 8 và 15 sản sinh ra ApxII và
ApxIII; Một số lượng nhỏ các serotype chỉ sản sinh một ñộc tố Apx như: serotype
10 chỉ sản sinh ra ApxI và serotype 7, 12 chỉ sản sinh ra ApxII (Frey and Nicolet,
1990).

ðộc lực của các serotype A. pleuropneumoniae thay ñổi từ mức ñộ mạnh ñến
yếu. Sự thay ñổi này tùy thuộc vào loại ñộc tố mà mỗi serotype tiết ra. Những
serotype sản sinh ra một hoặc hai ñộc tố có ñộc lực mạnh hơn những serotype không
sản sinh ra ñộc tố (Frey and Nicolet, 1990; Kamp et al., 1991).
- Ngoài các yếu tố ñộc lực chính, A. pleuropneumoniae còn có một số thành
phần khác ñược xác ñịnh có vai trò quan trọng trong sinh bệnh học như: Protein
màng ngoài (OMPs), fimbriae, ngưng kết tố, HlyX protein, men tiêu ñạm – protease,
enzyme superoxide dismutase, Urease.
1.1.2 Bệnh viêm phổi - màng phổi do vi khuẩn A. pleuropneumoniae gây ra ở lợn
Vi khuẩn A. pleuropneumoniae là một tác nhân gây bệnh viêm phổi - màng
phổi ở lợn. ðây là một bệnh truyền nhiễm quan trọng ở ñường hô hấp của lợn và xảy
ra ở hầu hết các nước có nền công nghiệp chăn nuôi lợn phát triển. Bệnh có mặt và
lan truyền ở hầu hết các nước châu Âu và một phần ở Mỹ, Canada, Mexico, Nam
Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc.
Mặc dù A. pleuropneumoniae có nhiều serotype khác nhau nhưng sự phân bố
các serotype có tính chất ñịa lý nhất ñịnh, ở mỗi quốc gia chỉ có một vài serotype
nhất ñịnh lưu hành và gây bệnh trên ñàn lợn, như serotype 2 có ở Thụy ðiển, ðức
và Thụy Sĩ, còn serotype 1, 5 ở Mỹ và Canada. Nhưng cũng có một số trường hợp
phát hiện thấy nhiều serotype cùng lưu hành trên ñàn lợn ở cùng một nước.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
9

Maldonado et al. (2009) cho biết: trong 127 chủng A. pleuropneumoniae biotype 2
phân lập ñược ở Tây Ban Nha có 4,7% thuộc serotype 2; 4,7% thuộc serotype 4;
68,5% thuộc serotype 7; 1,6% thuộc serotype 11 và 26 chủng không xếp loại ñược.
Về ñộc lực, có một số serotype có tính ñộc yếu và về dịch tễ chúng không quan
trọng ở một số nước nhất ñịnh, nhưng lại có thể gây nên dịch ở một số nước khác
(Brandreth and Smith, 1985).
Theo Bongtae et al. (2001), từ năm 1995 ñến 1998, tại Hàn Quốc ñã phân

lập ñược 76 chủng A. pleuropneumoniae từ lợn mắc bệnh viêm phổi - màng phổi.
Trong số ñó, tỷ lệ các chủng thuộc serotype 2 chiếm 60,53%, serotype 5 chiếm
26,32% và serotype 6 chiếm 13,16%. Theo Min and Chae (1999), các serotype
thường gặp tại Hàn Quốc là 2, 5, 6 và 7. Trong khi ñó, ở ðài Loan thường xuất hiện
các serotype 1, 2, 5 (Chang et al., 2002).
Tại Việt Nam trong những năm gần ñây, A. pleuropneumoniae ñã ñược phân
lập và xác ñịnh là một tác nhân gây bệnh nhiễm trùng hô hấp khá quan trọng cho lợn
nuôi ở tất cả các trại lợn quy mô lớn. Tuy tỷ lệ phát hiện ñược chưa cao, song sự có
mặt của chúng ñã chứng tỏ vai trò quan trọng trong bệnh viêm phổi - màng phổi ở
lợn nuôi tại Việt Nam.
Cù Hữu Phú và cs. (2005) khi nghiên cứu xác ñịnh nguyên nhân gây bệnh
ñường hô hấp ở lợn cho thấy có nhiều vi khuẩn gây bệnh cư trú tại ñường hô hấp
của lợn, trong ñó A. pleuropneumoniae cư trú chủ yếu ở niêm mạc ñường hô hấp
trên. Kiểm tra các mẫu bệnh phẩm của lợn khỏe và lợn bệnh cho thấy trong số 542
mẫu dịch ngoáy mũi của lợn dưới 3 tháng tuổi, số mẫu phân lập ñược A.
pleuropneumoniae là 43 (7,93%) và chỉ có 1/53 (0,19%) mẫu phổi, hạch phổi của
lợn dương tính với A. pleuropneumoniae. Kết quả xác ñịnh serotype của 44 chủng vi
khuẩn phân lập ñược cho thấy chúng thuộc serotype 1, 2, 5 (trong ñó, có 19 chủng
thuộc serotype 2 chiếm 43,18% và 22 chủng thuộc serotype 5 chiếm 50%).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
10
Trịnh Quang Hiệp và cs. (2004) ñã phân lập ñược A. pleuropneumoniae ở
17/250 mẫu bệnh phẩm là dịch ngoáy mũi lợn nuôi tại 3 trại lợn của Thái Bình và
Hải Phòng.
Nguyễn Thị Thu Hằng (2010) ñã phân lập ñược A. pleuropneumoniae ở 63
trong tổng số 685 mẫu bệnh phẩm của lợn có biểu hiện bệnh ñường hô hấp nuôi tại 6
tỉnh phía Bắc là Hà Nội, Hà Tây, Bắc Giang, Thái Bình, Hải Phòng, Thái Nguyên.
Trong ñó, kết quả phân lập A. pleuropneumoniae từ các mẫu bệnh phẩm của lợn có
triệu chứng và bệnh tích viêm phổi - màng phổi ñiển hình là 53,16% (42/79 mẫu

dương tính). Kết quả xác ñịnh serotype cho thấy, trong số 63 chủng A.
pleuropneumoniae phân lập ñược có 54 chủng thuộc serotype 2 (chiếm tỷ lệ
85,71%) và 9 chủng thuộc serotype 5 (chiếm tỷ lệ 14,29%).
Cù Hữu Phú và cs. (2011) ñã xác ñịnh ñược mối liên quan giữa hội chứng rối
loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS) và bệnh viêm phổi ở lợn do vi khuẩn gây ra
với vai trò gây bệnh viêm phổi của vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida, S.
suis ở lợn nuôi tại Việt nam. Với 453 mẫu bệnh phẩm ñã xác ñịnh có 94 mẫu dương
tính với virus PRRS và 173 mẫu phân lập ñược 3 loại vi khuẩn A.
pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis. 22 chủng A. pleuropneumoniae phân lập
ñược ñều thuộc các serovar 2 và 5. Trong ñó, ña số các chủng thuộc về serovar 2,
với 17 chủng (chiếm tỷ lệ 72,27%) và 5 chủng thuộc serovar 5 (chiếm tỷ lệ 27,73%).
* Triệu chứng và bệnh tích của bệnh viêm phổi - màng phổi do A.
pleuropneumoniae gây ra ở lợn:
Nhìn chung tất cả các lứa tuổi lợn ñều bị cảm nhiễm, nhưng bệnh thường xảy
ra ở lợn 2- 6 tháng tuổi. Trong trường hợp cấp tính của bệnh thì tỷ lệ chết thường
cao. Tỷ lệ chết cũng phụ thuộc vào ñộc lực của vi khuẩn và sự lưu hành bệnh trong
môi trường. Bệnh nặng hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn nếu nhiễm kế phát các bệnh
khác như bệnh Aujeszky’s và hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
11
Triệu chứng lâm sàng có nhiều mức, phụ thuộc vào tuổi của lợn, tình trạng
miễn dịch, ñiều kiện môi trường và mức ñộ cảm nhiễm với tác nhân gây bệnh. Biểu
hiện lâm sàng của bệnh có thể là quá cấp tính, cấp tính hoặc mãn tính.
- Thể quá cấp tính: Một hoặc nhiều lợn cai sữa cùng một chuồng hoặc khác
chuồng trở nên ốm nặng, sốt tới 41,5

C, ñờ ñẫn, bỏ ăn, nôn mửa và ỉa chảy, con vật
bị bệnh nằm trên nền chuồng, không có dấu hiệu thở rõ ràng, mạch ñập tăng lên rất
sớm và trụy tim mạch. Da trên mũi, tai, chân và sau cùng là toàn bộ cơ thể trở nên

tím tái ở giai ñoạn cuối và chết.
Thời gian ngắn trước khi chết thường có những biểu hiện khó thở dữ dội, gia
súc ở tư thế ngồi ñể thở, nhiệt ñộ ở hậu môn giảm nhanh. Ngay trước khi chết
thường có chảy nhiều dịch bọt nhuốm máu ở mồm và lỗ mũi. Lợn chết trong vòng
24- 36 giờ sau khi xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng. Một số trường hợp con vật chết
ñột ngột không có biểu hiện lâm sàng. Nhiều nghiên cứu cho thấy thời gian diễn
biến của bệnh ít nhất là 3 giờ từ khi bị nhiễm trùng cho ñến chết. Ở lợn sơ sinh bệnh
xảy ra như nhiễm trùng huyết dẫn tới hậu quả tử vong.
- Thể cấp tính: Lợn sốt cao từ 40,5- 41

C, da ñỏ, con vật mệt mỏi, không
muốn dậy, không ăn uống. Các dấu hiệu hô hấp nặng với khó thở, ho, và ñôi khi thở
bằng mồm trở nên rõ. Thường xuất hiện trụy tim mạch, với xung huyết ở các ñầu tứ
chi. Toàn thân suy sụp trong vòng 24 giờ ñầu. Bệnh diễn biến khác nhau ở từng con
vật, phụ thuộc mức ñộ tổn thương phổi và thời ñiểm bắt ñầu ñiều trị.
- Thể mãn tính: Xuất hiện sau khi các dấu hiệu cấp tính mất ñi. Không sốt
hoặc sốt nhẹ, xuất hiện ho tự phát, với các cường ñộ khác nhau. Có thể con vật kém
ăn, giảm tăng trọng, lười vận ñộng. Ở các ñàn gia súc bị nhiễm mãn tính thường có
nhiều súc vật bị nhiễm không biểu hiện rõ trên lâm sàng.
Các dấu hiệu lâm sàng có thể trở nên rõ hơn bởi sự kết hợp với các yếu tố gây
nhiễm trùng ñường hô hấp khác (Mycoplasma, Pasteurella, virus,…). Các biến
chứng như viêm khớp, viêm nội tâm mạc và áp xe ở các vị trí khác nhau có thể xảy
ra cùng với nhiễm trùng A. pleuropneumoniae.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
12
Tổn thương bệnh lý ñại thể chủ yếu ở ñường hô hấp. ða số các trường hợp bị
viêm phổi với tổn thương ở các thùy ñỉnh và thùy tim, cũng như một phần các mỏm
trên của thuỳ hoành. Ở các trường hợp lợn chết nhanh, khí quản và các phế quản
chứa ñầy các chất tiết nhầy bọt có lẫn máu.

Có thể thấy một số tổn thương ñại thể ở các trường hợp quá cấp tính, các
vùng viêm phổi trở nên sẫm màu và chắc kèm theo viêm màng phổi có ít hoặc
không có tơ huyết. Viêm màng phổi tơ huyết thường rất rõ ở các gia súc chết trong
giai ñoạn cấp tính của bệnh ít nhất 24 giờ sau khi nhiễm trùng và khoang màng phổi
chứa dịch lẫn máu. Khi tổn thương tiến triển nặng hơn, viêm màng phổi tơ huyết
trên vùng phổi tổn thương trở nên xơ và có thể dính rất chặt màng phổi vào thành
ngực.
Ở thể mãn tính, bệnh tích quan sát thấy là các ổ áp xe và kích thước khác
nhau nằm chủ yếu ở trên thùy hoành và giới hạn với tổ chức xung quanh bởi một vỏ
mô liên kết mỏng, một số vùng của màng phổi có thể bị viêm dính vào thành ngực.
1.2 ðặc tính của vi khuẩn P. multocida và bệnh viêm phổi do vi khuẩn gây ra ở
lợn
1.2.1 ðặc tính sinh học của vi khuẩn P. multocida
* ðặc tính hình thái và tính chất nuôi cấy:
Theo phân loại của Carter (1984) thì P. multocida nằm trong bộ
Eubacteriales, thuộc họ Pasteurellaceae, thuộc giống Pasteurella và thuộc loài P.
multocida. P. multocida là loại cầu trực khuẩn nhỏ, hình trứng hoặc bầu dục, kích
thước 0,25- 0,4 x 0,4- 1,5µm. Vi khuẩn bắt màu gram âm, không có lông, không di
ñộng, không hình thành nha bào. Trong cơ thể gia súc mắc bệnh, P. multocida khi
nhuộm màu có hiện tượng bắt màu sẫm ở hai ñầu. Vì thế người ta gọi Pasteurella là
vi khuẩn lưỡng cực. Nguyên nhân là do nguyên sinh chất dung dải dồn về hai ñầu.
Trong canh khuẩn thường thấy vi khuẩn hình trứng, hình cầu, ñứng riêng lẻ hoặc
thành chuỗi ngắn. Trong canh khuẩn già vi khuẩn suy yếu, biến dạng, thay ñổi hình
thái.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
13
P. multocida là loại vi khuẩn hiếu khí hoặc yếm khí tùy tiện, nhiệt ñộ thích
hợp cho vi khuẩn phát triển là từ 13
0

C- 38
0
C, tốt nhất là 37
0
C, pH thích hợp từ 7,2-
7,4. Trên các môi trường nuôi cấy thông thường vi khuẩn phát triển kém, khi môi
trường ñược bổ sung thêm máu hay huyết thanh thì vi khuẩn phát triển tốt.
Khuẩn lạc của vi khuẩn P. multocida không gây dung huyết trên môi trường
thạch máu, vi khuẩn không mọc trên môi trường MacConkey. Vi khuẩn có khả năng
lên men ñường Glucose, Saccharose, Succrose, Mannitol, Xylose, không lên men
Lactose, Maltose, Arabinose, Salixin. Phản ứng Indol, Catalase, Oxydase dương
tính. Phản ứng Urease âm tính và không làm tan chảy gelatin.
* Giáp mô và yếu tố ñộc lực của vi khuẩn P. multocida:
Phần lớn các chủng P. multocida ñều có giáp mô. ðó là một lớp vỏ nhày hay
dịch nhày bao bọc ngoài thành tế bào. Giáp mô vừa có tác dụng bảo vệ vi khuẩn
chống lại sự thực bào và các tác ñộng có hại của môi trường, vừa là nơi dự trữ các
chất dinh dưỡng của vi khuẩn. Giáp mô là yếu tố ñộc lực của vi khuẩn.
Theo Carter (1952), ña số các trường hợp vi khuẩn P. multocida phân lập từ
ñộng vật mắc bệnh cấp tính sẽ thấy có giáp mô và có ñộc lực. Khi nuôi cấy những vi
khuẩn này lâu trong môi trường nhân tạo, giáp mô của vi khuẩn sẽ mất và vi khuẩn
không còn ñộc lực. Nhưng nếu cấy những vi khuẩn ñã mất giáp mô trên môi trường
có thêm máu hoặc tiêm truyền qua ñộng vật thì vi khuẩn có thể tái tạo lại giáp mô và
thể hiện ñộc lực. Ông cũng ñã chia P. multocida thành 5 serotype kháng nguyên
giáp mô khác nhau là serotype A, B, D, E và F.
Bain (1982) cho rằng thành phần của giáp mô có chứa axit hyaluronic và gắn
một lớp polysaccharide. Lớp polysaccharide giáp mô là yếu tố quyết ñịnh bề mặt
quan trọng không chỉ ñối với P. multocida mà còn ñối với một số vi khuẩn gây bệnh
khác.
Theo Manninger (1991), ñộc lực của P. multocida rất phức tạp và không ổn
ñịnh, nó tùy thuộc vào chủng vi khuẩn, loài vật mà nó ký sinh. Những chủng vi

khuẩn P. multocida có giáp mô thì có ñộc lực, không có giáp mô thì không có ñộc

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
14
lực. Khả năng xâm nhập vào ký chủ và sự phát triển trong ký chủ của vi khuẩn là
nhờ sự có mặt của giáp mô. Vi khuẩn khi mất khả năng tái tạo giáp mô sẽ không còn
ñộc lực. Tác giả còn thấy rằng nhiều chủng vi khuẩn P. multocida phân lập ñược có
giáp mô rõ nhưng ñộc lực lại thấp vì ñộc lực của vi khuẩn có thể phụ thuộc vào cấu
trúc hoá học của giáp mô hơn là sự có mặt của chúng.
Một ñặc tính quan trọng khác của P. multocida gây nên quá trình bệnh lý là
khả năng sản sinh nội ñộc tố, với thành phần chính của nội ñộc tố là
lipopolysaccharide. Chế phẩm tinh khiết của nội ñộc tố có tính chịu nhiệt, nhưng sẽ
bị giảm ñộc dưới tác dụng của Phenol ở 22

C, hoặc khi xử lý bằng dung dịch
Trichloracetic 4% trong 1 giờ ở 37

C. Lipopolysaccharide có thể gây viêm, sốt và
sinh ra ñáp ứng miễn dịch chống vi trùng ở các mức ñộ khác nhau.
* Cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn P. multocida:
Kháng nguyên của P. multocida rất phức tạp và cấu trúc từng loại kháng
nguyên cũng luôn thay ñổi. Cho ñến nay ñã xác ñịnh ñược vi khuẩn P. multocida có
2 loại kháng nguyên chính là kháng nguyên giáp mô (K) và kháng nguyên thân (O).
Kháng nguyên K bao xung quanh thân vi khuẩn che chở kháng nguyên thân O khỏi bị các
phage tác dụng nhưng ñồng thời cũng ngăn cản sự tiếp xúc giữa kháng nguyên O và kháng
thể O.
Kháng nguyên giáp mô (K) có hai thành phần α và β. Chúng ñược cấu tạo từ
protein và polysaccharide, ngoài ra còn một số ít các lipopolysaccharide. Kháng nguyên
K của vi khuẩn P. multocida còn có khả năng gắn với thụ thể của tế bào hồng cầu. Một
số chủng P. multocida serotype D có khả năng sản sinh một yếu tố ñược gọi là ñộc tố gây

hoại tử da (Dermonecrotic Toxin). ðộc tố này của P. multocida serotype D có liên quan
ñến bệnh viêm teo mũi ở lợn. Vi khuẩn P. multocida ñược chia thành các type giáp mô A,
B, D, E, F tuỳ thuộc vào cấu trúc polysaccharide bề mặt (Carter, 1952). Trong ñó, các
serotype A, B và D thường gây bệnh cho lợn (ðỗ Ngọc Thuý, 2007).
Kháng nguyên thân (O) là các kháng nguyên thành tế bào vi khuẩn, chỉ ñược
bộc lộ khi kháng nguyên giáp mô (K) ñã tách ra. Kháng nguyên O là một phức hợp

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
15
protein - lipid - polysaccharide, ñược chia thành 16 loại ký hiệu từ 1 - 16
(Heddleston, 1972).
1.2.2 Bệnh viêm phổi do P. multocida gây ra ở lợn
Vi khuẩn P. multocida có thể là nguyên nhân nguyên phát hoặc thứ phát gây
ra thể bệnh viêm phổi ở lợn, bệnh có thể gây chết lợn hoặc làm giảm khả năng tăng
trọng của lợn do vậy gây thiệt hại rất lớn cho người chăn nuôi.
Theo De Alwis (1992), bệnh viêm phổi do P. multocida gây ra xuất hiện rộng
khắp thế giới, nhưng bệnh hay xảy ra và gây thiệt hại ở các nước nhiệt ñới và á nhiệt
ñới như: Ấn ðộ, Pakistan, Iran, Thái Lan, Philippin, Indonexia, Triều tiên, Lào và
Việt Nam, ở tất cả các ñiều kiện khí hậu và ñiều kiện chăn nuôi. Vì vi khuẩn P.
multocida thường cư trú ở ñường hô hấp trên của lợn khoẻ mạnh do vậy rất khó tiêu
diệt. Vi khuẩn P. multocida gây bệnh thường kết hợp với các tác nhân khác như
Mycoplasma hyopneumoniae, A. pleuropneumoniae, làm cho quá trình viêm phổi
càng nặng thêm.
Bệnh viêm phổi do vi khuẩn P. multocida gây ra ở lợn ñã ñược nhiều nhà
khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu. Tại Nhật Bản, trong số 116 mẫu P.
multocida phân lập từ phổi lợn có bệnh tích nhục hóa, áp xe phổi và viêm màng phổi
có 81,9% thuộc serotype A; 18,1% thuộc serotype D (Iwanmatsu and Sawada,
1988). Kang-Hee O et al. (1990) khi phân lập vi khuẩn từ 155 mẫu phổi của lợn thịt
ñã cho biết các chủng vi khuẩn P. multocida ñược xác ñịnh serotype A chiếm phần
lớn 60,4%, serotype D chiếm 18,6%, còn lại 21,0% chưa xác ñịnh ñược serotype.

Tại Triều Tiên, Ahn and Kim (1994) cho biết khi nghiên cứu 450 mẫu phổi lợn bệnh
ñã phân lập ñược 80 chủng P. multocida trong ñó có 96,3% chủng thuộc serotype A
và 3,7% chủng thuộc serotype D.
Ở nước ta P. multocida cũng ñược thông báo là tác nhân gây bệnh quan trọng
ở lợn và ñược quan tâm nghiên cứu. Nguyễn Ngọc Nhiên (1996) khi nghiên cứu 72
phổi lợn có bệnh tích bị nhục hóa, áp xe và viêm màng phổi cho biết tỷ lệ nhiễm P.
multocida là 37,5%. Khi tiến hành xác ñịnh nguyên nhân gây bệnh ñường hô hấp

×