Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Luận văn thạc sĩ Quan hệ giữa con người và tự nhiên trong Biện chứng của tự nhiên của PH.Ăngghen và vận dụng vào xây dựng Thành phố môi trường ở Đà Nẵng hiện nay (full)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1007.19 KB, 106 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG




NGUYỄN THỊ KIỀU NGA




QUAN HỆ GIỮA CON NGƢỜI VÀ TỰ NHIÊN
TRONG “BIỆN CHỨNG CỦA TỰ NHIÊN”
CỦA PH.ĂNGGHEN VÀ VẬN DỤNG VÀO
XÂY DỰNG THÀNH PHỐ MÔI TRƢỜNG
Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY





LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






Đà Nẵng - Năm 2014






BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG




NGUYỄN THỊ KIỀU NGA



QUAN HỆ GIỮA CON NGƢỜI VÀ TỰ NHIÊN
TRONG “BIỆN CHỨNG CỦA TỰ NHIÊN”
CỦA PH.ĂNGGHEN VÀ VẬN DỤNG VÀO
XÂY DỰNG THÀNH PHỐ MÔI TRƢỜNG
Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY


Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 80


LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Hồng Lƣu



Đà Nẵng - Năm 2014




LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Kiều Nga





MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 4

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
6. Bố cục của đề tài 4
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA PH.ĂNGGHEN VỀ CON NGƢỜI, TỰ
NHIÊN 10
1.1. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 10
1.1.1. Tiểu sử của Ph.Ăngghen 10
1.1.2. Tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” của Ph.Ăngghen 11
1.2. QUAN ĐIỂM CỦA PH.ĂNGGHEN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ
NHIÊN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA LOÀI NGƯỜI 15
1.2.1. Quan điểm của Ph.Ăngghen về sự phát triển của tự nhiên 15
1.2.2. Quan điểm của Ph.Ăngghen về sự ra đời của loài người 17
1.2.3. Vai trò của lao động trong việc chuyển biến từ vượn thành người
19
1.3. QUAN ĐIỂM CỦA PH.ĂNGGHEN VỀ QUAN HỆ GIỮA CON
NGƯỜI, XÃ HỘI, TỰ NHIÊN 24
1.3.1. Vai trò của các yếu tố con người, xã hội và tự nhiên trong hệ
thống con người – xã hội – tự nhiên 24
1.3.2. Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa con người, xã hội
và tự nhiên 27
Kết luận chương 1 34




CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG SINH THÁI Ở THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY 36
2.1. VÀI NÉT VỀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 36
2.2. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
SINH THÁI Ở ĐÀ NẴNG 40

2.2.1. Quá trình đô thị hóa 40
2.2.2. Phát triển du lịch, dịch vụ 42
2.2.3. Phát triển công nghiệp 45
2.2.4. Các hoạt động kinh tế khác 48
2.2.5. Vấn đề dân số 52
2.3. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG SINH THÁI Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY
VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ 54
2.3.1. Môi trường nước 54
2.3.2. Môi trường không khí 59
2.3.3. Môi trường đất 63
2.3.4. Tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học 65
CHƢƠNG 3: VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG CỦA ĂNGGHEN VỀ QUAN HỆ
GIỮA CON NGƢỜI VỚI TỰ NHIÊN VÀO XÂY DỰNG THÀNH PHỐ
MÔI TRƢỜNG Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY 68
3.1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT 68
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG THÀNH PHỐ MÔI
TRƯỜNG Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY 69
3.2.1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đối với Đà Nẵng phải thực
sự khoa học 69
3.2.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước về
bảo vệ môi trường tự nhiên ở thành phố Đà Nẵng 70




3.2.3. Không ngừng phát triển kinh tế, ổn định xã hội, nâng cao đời
sống cho nhân dân 72
3.2.4. Tăng cường công tác giáo dục, nâng cao nhận thức về kết hợp
giữa phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên cho các nhà quản
lý, các cấp chính quyền và quần chúng nhân dân 75

3.2.5. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân và nâng cao trách nhiệm
của chính quyền địa phương đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiên trong
quá trình phát triển kinh tế 80
3.2.6. Xây dựng lực lượng cán bộ làm nhiệm vụ bảo vệ môi trường
thực sự vững mạnh 84
3.2.7. Tăng cường hợp tác quốc tế trên lĩnh vực phát triển kinh tế gắn
với bảo vệ môi trường tự nhiên 88
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)




1



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề môi trường, phát triển và bảo vệ môi trường hiện nay, đã và
đang trở thành vấn đề nóng bỏng trong sự phát triển bền vững của mỗi quốc
gia, dân tộc. Đà Nẵng là thành phố trẻ đang trên đà phát triển nhanh và hướng
tới sự phát triển bền vững. Mục đích hướng tới của thành phố miền Trung này
là phát triển thành phố môi trường, thành phố đáng sống.
Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung đang trong quá trình phát
triển và hội nhập kinh tế quốc tế trên tinh thần phát triển bền vững. Chính vì
vậy, việc phát triển xã hội và bảo vệ môi trường là hai vấn đề quan trọng.
Chúng ta không thể vì sự phát triển của xã hội mà bỏ quên vấn đề bảo vệ môi
trường, hay ngược lại, không thể vì để bảo vệ môi trường mà hạn chế các hoạt

động phát triển xã hội. Bên cạnh sự gia tăng các lợi ích được mang lại từ sự
phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, thành phố Đà Nẵng nói
riêng thì những tác động xấu đến môi trường cũng đang diễn ra với mức độ
ngày càng tăng, đi ngược lại với xu thế của thời đại là phát triển bền vững.
Thực trạng môi trường nước ta đang tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có
nơi, có lúc đã đến mức báo động: đất đai bị xói mòn, thoái hoá; chất lượng
các nguồn nước suy giảm mạnh; không khí ở nhiều đô thị, khu dân cư bị ô
nhiễm nặng; khối lượng phát sinh và mức độ độc hại của chất thải ngày càng
tăng; tài nguyên thiên nhiên trong nhiều trường hợp bị khai thác quá mức,
không có quy hoạch; đa dạng sinh học bị đe doạ nghiêm trọng; điều kiện vệ
sinh môi trường, cung cấp nước sạch ở nhiều nơi không bảo đảm. Những vấn
đề về môi trường toàn cầu đang được đặt ở mức độ báo động: khí hậu thay
đổi theo hướng nóng lên, tầng ôzôn suy giảm, mực nước biển dâng cao, mưa
axít, bão lũ, mưa lớn, hạn hán; các sự cố tràn dầu trên biển, sự cố môi trường
ở các cơ sở sản xuất ngày càng gia tăng đã và đang gây ra hàng loạt ảnh

2



hưởng xấu đến sản xuất và đời sống ở nhiều vùng. Việc đẩy mạnh phát triển
công nghiệp, dịch vụ, quá trình đô thị hoá, sự gia tăng dân số trong khi mật độ
dân số đã quá cao, tình trạng đói nghèo chưa được khắc phục tại một số vùng
nông thôn, miền núi, các thảm hoạ do thiên tai và những diễn biến xấu về khí
hậu toàn cầu đang tăng, gây áp lực lên tài nguyên và môi trường, đưa công tác
bảo vệ môi trường trước những thách thức lớn.
Những thách thức trên không nằm ngoài sự quan tâm của thành phố Đà
Nẵng. Với một thành phố trẻ như Đà Nẵng, năng động, tốc độ đô thị hóa cao,
diện mạo đô thị ngày một khang trang với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật
và cơ sở hạ tầng xã hội được đầu tư cả về số lượng lẫn chất lượng, đã đem lại

cho Đà Nẵng một tầm vóc mới cả về không gian lẫn chất lượng của đô thị loại
1. Hệ quả của sự phát triển kinh tế, xã hội sẽ kéo theo những tác động xấu đến
môi trường nếu thiếu sự cân nhắc, tính toán để giảm thiểu những mặt trái của
sự phát triển. Do đó, kết hợp và đảm bảo mối quan hệ thống nhất giữa đẩy
nhanh tốc độ phát triển xã hội với thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường là
một yêu cầu bức thiết đối với Đà Nẵng khi đi vào hoạch định các chiến lược
phát triển, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong đó, nhân tố nhận thức của con người và chất lượng của các hoạt động
kinh tế xã hội đóng vai trò quan trọng, là hạt nhân trong công tác bảo vệ môi
trường tự nhiên.
Trong di sản của các vị thủy tổ sáng lập ra chủ nghĩa Mác, Ph Ăngghen
là người có công bàn đến khá nhiều vấn đề liên quan đến môi trường tự nhiên
trong mối quan hệ với con người. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và kế thừa tư
tưởng của Ph. Ăngghen về vấn đề này để vận dụng vào xây dựng thành phố
môi trường ở Đà Nẵng hiện nay, theo tôi là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Xuất phát từ thực trạng và yêu cầu xây dựng một thành phố môi trường
ở Đà Nẵng hiện nay, trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và tự

3



nhiên trong tác phẩm "Biện chứng của tự nhiên" của Ph.Ăngghen, nhằm đưa
ra những giải pháp cho hoạt động bảo vệ môi trường đảm bảo sự hài hòa giữa
con người và tự nhiên cho sự phát triển bền vững của thành phố. Đó chính là
lý do tôi chọn đề tài “Quan hệ giữa con người và tự nhiên trong “Biện
chứng của tự nhiên” của Ph.Ăngghen và vận dụng vào xây dựng thành
phố môi trường ở Đà Nẵng hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận văn cao
học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu
- Trên cơ sở nghiên cứu quan hệ giữa con người và tự nhiên trong
“Biện chứng của tự nhiên” của Ph.Ăngghen và thực trạng môi trường ở Đà
Nẵng, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm xây dựng thành phố
môi trường ở Đà Nẵng hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những quan điểm của Ph.Ăngghen về tự nhiên, về con
người và mối quan hệ giữa con người với môi trường sống, làm cơ sở lý luận
khoa học cho việc nhận thức vấn đề này trong giai đoạn hiện nay.
- Liên hệ thực tiễn công tác bảo vệ môi trường trong tiến trình xây dựng
một thành phố môi trường ở Đà Nẵng hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp cho hoạt động bảo vệ môi trường đảm bảo
cho sự phát triển bền vững của thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu quan điểm của Ph.Ăngghen về mối quan hệ
giữa con người, xã hội và tự nhiên mà chủ yếu là mối quan hệ giữa con người
với môi trường sống. Trên cơ sở đó nghiên cứu thực trạng của vấn đề môi
trường tại thành phố Đà Nẵng trong 10 năm trở lại đây nhằm góp phần xác
định đúng những phương hướng và giải pháp để vận dụng vào xây dựng

4



thành phố môi trường ở Đà Nẵng hiện nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của phép biện chứng duy vật; các quan
điểm của Đảng, Nhà nước và của Thành phố Đà Nẵng về vấn đề phát triển và
bảo vệ môi trường, luận văn sử dụng các phương pháp logic và lịch sử; phân
tích, tổng hợp, thống kê, so sánh đối chiếu nhằm thực hiện mục đích và

nhiệm vụ của luận văn.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1. Luận văn phân tích một cách cụ thể mối quan hệ biện chứng giữa con
người với tự nhiên trên lập trường triết học Mác - Lênin.
2. Liên hệ thực tiễn tình hình phát triển kinh tế xã hội và quá trình xây
dựng thành phố môi trường của Đà Nẵng. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải
pháp cho việc thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ môi trường sinh thái trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
3. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và học tập
một số nội dung về mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên và sự
phát triển bền vững.
4. Luận văn cũng có thể làm tài liệu tham khảo và cung cấp các luận cứ
cho việc đề ra các chủ trương, chính sách đối với công tác bảo vệ môi trường
sinh thái ở thành phố Đà Nẵng nhằm hướng tới một sự phát triển bền vững.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 03 chương, 09 tiết.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên đã thu hút nhiều nhà khoa học
nghiên cứu trên thế giới, bỡi lẽ nó gắn liền với việc phát triển kinh tế, bảo vệ
môi trường tự nhiên - một trong những vấn đề quan trọng bậc nhất đối với bất

5



cứ quốc gia nào trên thế giới. Các nhà nghiên cứu ở các nước đã bàn luận rất
nhiều tới vấn đề này ở các góc độ khác nhau. Điển hình là các nhà sáng lập
chủ nghĩa Mác với các tác phẩm: Bản thảo kinh tế - triết học, bộ Tư bản, Hệ
tư tưởng Đức, đặc biệt là trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên và những

thư từ ghi chép khác đã phân tích và luận giải sâu sắc mối quan hệ giữa con
người và tự nhiên, dự báo về tình hình môi trường sống trong xã hội hiện tại,
về sự biến đổi của môi trường cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, từ đó đúc
rút thành những nguyên lý, lý luận triết học mang tính triết lý cao.
Ngoài ra còn có rất nhiều công trình nghiên cứu trong thời kỳ hiện đại
của các nhà khoa học ở các quốc gia, các nghiên cứu chủ yếu nhấn mạnh việc
phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường tự nhiên ở
những quốc gia khác nhau, từ đó đề cập tới các nhóm giải pháp nhằm có được
sự phát triển bền vững trong tương lai.
Ở Việt Nam, bảo vệ môi trường tự nhiên trong giai đoạn đất nước tập
trung cho việc phát triển kinh tế xã hội là một vấn đề bức xúc hiện nay. Đảng
và Nhà nước đã ra nhiều văn bản nhằm thực hiện tốt sự kết hợp giữa tăng
trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường tự nhiên để tạo ra sự phát triển bền vững
của đất nước. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực
tiễn của vấn đề trên chưa được đầu tư và quan tâm thích đáng. Các văn bản
mà Đảng và Nhà nước đưa ra mới chỉ dừng lại ở sự khái quát chung, chủ yếu
là thông qua các văn kiện Đại hội Đảng, các Hội nghị chuyên đề của Ban
chấp hành Trung ương các khoá và đề cập ở một số Bộ luật. Mặt khác, điều
đó cũng mới chỉ dừng lại ở phạm vi chung của cả nước, riêng đối với thành
phố Đà Nẵng thì chưa được xem xét một cách công phu và có hệ thống. Vì
vậy cần thiết phải đi sâu vào nghiên cứu về mặt lý luận, mà cụ thể ở đề tài này
là đi sâu nghiên cứu quan hệ giữa con người và tự nhiên trong Biện chứng của
tự nhiên của Ph.Ăngghen, từ đó đưa ra phương hướng và giải pháp tối ưu cho

6



việc bảo vệ môi trường sinh thái nhằm góp phần vào việc xây dựng một thành
phố môi trường ở Đà Nẵng cho hôm nay và những ngày mai.

Liên quan đến nội dung của đề tài có các công trình nghiên cứu theo
các hướng sau:
- Các công trình nghiên cứu về quan hệ giữa tự nhiên và con người:
Hồ Sĩ Quý (chủ biên), Mối quan hệ giữa tự nhiên và con người trong
sự phát triển xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2000.
Nguyễn Trọng Chuẩn, Một số vấn đề về Triết học – Con người – Xã hội,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2002.
Nguyễn Đình Hòa (2007), “Phát triển bền vững trên nền tảng sự đồng
tiến hóa giữa con người và tự nhiên”, Tạp chí Triết học, tr. 29-25.
Các nghiên cứu này có đề cập đến mối quan hệ giữa con người và tự
nhiên từ lập trường của C.Mác và Ph. Ăngghen. Trên cơ sở phân tích lý luận
và thực tiễn của vấn đề, từ đó nêu ra những suy nghĩ bước đầu cho triết lý về
mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong sự phát triển của xã hội Việt
Nam và vận dụng vào việc bảo vệ môi trường sống của con người ngày nay.
- Các công trình nghiên cứu về môi trường và môi trường tự nhiên, môi
trường sinh thái:
Lương Đình Hải, “Một số nguyên tắc phương pháp luận căn bản của
việc giải quyết mối quan hệ giữa hiện đại hóa xã hội và môi trường sinh thái”,
Tạp chí Triết học số 6 (181), tháng 6/2006.
Phạm Thị Ngọc Trầm, “Xây dựng đạo đức sinh thái - một trách nhiệm
xã hội của con người đối với tự nhiên”, Tạp chí Triết học số tháng 6/2009.
Phan Văn Thạng, “Mối quan hệ giữa con người và môi trường trong sự
phát triển bền vững ở nước ta nhìn từ góc độ xã hội học”, Tạp chí Khoa học
2011 (Trường Đại học Cần Thơ), tr.251-257.
Các nghiên cứu này đề cập đến vấn đề môi trường sinh thái - một trong

7




những vấn đề toàn cầu của thời đại, mối quan hệ giữa hiện đại hóa xã hội và
môi trường sinh thái, vai trò của con người trong công tác bảo vệ môi trường
sinh thái. Từ đó đưa ra những phương hướng giải quyết vấn đề trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các giải pháp nhằm xây dựng những
mô hình hành động hợp lý cho con người với mục đích tạo ra một môi trường
sống lành mạnh.
- Các công trình nghiên cứu về giáo dục, bảo vệ môi trường, giáo dục
đạo đức sinh thái:
Trần Văn Miều, Tuổi trẻ Việt Nam với sự nghiệp bảo vệ môi
trường, NXB Thanh niên, năm 2002.
Đỗ Huy, “Giáo dục đạo đức sinh thái và xây dựng môi trường văn hoá
trong lịch trình thế kỷ XXI”, Tạp chí Lý luận chính trị tháng 2/2007.
Phan Thị Hồng Duyên, “Giáo dục đạo đức sinh thái vì sự phát triển bền
vững cho con người và giới tự nhiên”, Tạp chí Triết học số tháng 1/2008.
Lê Thị Thanh Hà, “Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam
hiện nay”, Khoa học xã hội Việt Nam, tr 84-91, số 9, năm 2013.
Nguyễn Công Thảo, Phạm Thị Cẩm Vân, “Nghiên cứu môi trường dưới
góc độ nhân học ở phương Tây và Việt Nam”, Khoa học xã hội Việt Nam, tr
92-104, số 9, năm 2013.
Các nghiên cứu này đề cập đến việc giáo dục, bảo vệ môi trường, giáo
dục đạo đức sinh thái, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng môi trường
văn hoá, phát triển bền vững…
- Các công trình nghiên cứu về phát triển bền vững nhìn từ góc độ quan
hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và về phát triển kinh tế với
bảo vệ môi trường tự nhiên:
Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh, “Quản lý môi trường cho sự phát
triển bền vững”, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, năm 2005.

8




Hoàng Đình Cúc “Phát triển bền vững ở Việt Nam - một số vấn đề lý
luận và thực tiễn”, Tạp chí Triết học số 8/2009.
Nguyễn Văn Thanh, “Mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên
trong phát triển bền vững, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3 năm 2012.
Các nghiên cứu này đề cập đến phát triển bền vững nhìn từ góc độ quan
hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường tự nhiên. Từ đó đưa ra những
giải pháp trong quản lý Nhà nước để bảo vệ môi trường cho sự phát triển bền
vững ở Việt Nam.
- Các công trình nghiên cứu theo hướng kết hợp phát triển kinh tế xã
hội với bảo vệ môi trường tự nhiên ở thành phố Đà Nẵng
Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XIX
(nhiệm kỳ 2006 – 2010).
Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XX
(nhiệm kỳ 2010 - 2015).
Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà
Nẵng đến năm 2020.
Báo cáo tổng quan hiện trạng môi trường của thành phố Đà Nẵng 5
năm giai đoạn 2005 - 2010, định hướng đến năm 2015.
Quyết định số 41/2008/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2008 của
thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Đề án “Xây dựng Đà Nẵng – thành phố
môi trường”.
Trần Hồng Lưu (chủ biên) (2013), Đà Nẵng- Thành phố phát triển bền
vững, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội.
Các công trình nghiên cứu này ngoài việc đưa ra các nội dung cụ thể
còn đưa ra các giải pháp ngăn chặn sự ô nhiễm môi trường, tình trạng suy
thoái, bảo đảm cân bằng sinh thái ở thành phố Đà Nẵng trong tương lai.
Nhìn chung, nghiên cứu về con người và môi trường tự nhiên và các


9



vấn đề liên quan đã được nhiều quốc gia, nhiều địa phương và các nhà khoa
học quan tâm. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên mới chỉ tập trung vào
nghiên cứu quan hệ giữa con người và tự nhiên mang tính khát quát hay
nghiên cứu ở góc độ kinh tế - xã hội nhằm tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề
môi trường tự nhiên. Riêng đối với những vấn đề môi trường tự nhiên ở thành
phố Đà Nẵng cũng mới chỉ dừng lại ở các văn kiện, báo cáo hoặc đề án của
thành phố chứ chưa phải là một công trình nghiên cứu công phu và mang tính
khái quát, toàn diện dưới góc độ triết học. Đặc biệt nghiên cứu và tìm ra các
giải pháp cho việc xây dựng một thành phố môi trường ở Đà Nẵng trên cơ sở
xác lập quan hệ hài hoà giữa con người với tự nhiên dưới góc độ triết học
Mác – Lênin thì chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống.








10



CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CỦA PH.ĂNGGHEN VỀ CON NGƢỜI, TỰ NHIÊN


1.1. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1.1.1. Tiểu sử của Ph.Ăngghen
Ph. Ăngghen sinh ngày 28-11-1820 ở Bac-men (Barmen). Bố của ông
là một chủ xưởng dệt lớn ở Phổ lúc bấy giờ.
Năm 1837, Ăngghen phải thôi học trung học để làm kinh doanh. Ông tự
học sử học, triết học, văn học, ngôn ngữ, thơ ca và thường xuyên đến Đại học
Beclin để nghe giảng và thảo luận về triết học.
Năm 1841, Ăngghen đi nghĩa vụ quân sự, gia nhập đội pháo binh ngự
lâm quân, vì thế có điều kiện đến Beclin để nghe giảng ở trường đại học, tham
gia nhóm Hêghen trẻ, cộng tác với Nhật báo Sông Ranh.
Năm 1844, Ăngghen sang Paris gặp Mác và từ đó hai ông trở thành đôi
bạn thân thiết, cộng tác chặt chẽ với nhau trong hoạt động khoa học và cách
mạng.
Tình bạn của hai ông được đánh giá là một trong những tình bạn có tính
huyền thoại của thời cận đại.
Các tác phẩm tiêu biểu của Ph. Ăngghen: Tình cảnh của giai cấp công
nhân ở Anh (1842), Những phác thảo phê phán môn kinh tế chính trị học, Gia
đình thần thánh (1845, viết chung với C.Mác), Hệ tư tưởng Đức (1845-1846,
viết chung với C.Mác), Tuyên ngôn của Đảng cộng sản (1848, viết chung với
C.Mác), Chống Đuy-rinh (1818), Nguồn gốc gia đình, Chế độ tư hữu và Nhà
nước (1884), Lút-vích Phơ-bách và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức
(1866), Biện chứng của tự nhiên (1873-1883), Vấn đề nông dân ở Pháp và
Đức (1894), và nhiều bài báo, tác phẩm có giá trị khác.

11



1.1.2. Tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” của Ph.Ăngghen
Tác phẩm Biện chứng của tự nhiên của Ph.Ăngghen viết vào những

năm 1873 - 1883. Khi bắt đầu xuất hiện một xu hướng chống chủ nghĩa Mác
thâm nhập vào phong trào cách mạng của giai cấp công nhân. Đó là chủ nghĩa
cơ hội: núp dưới chiêu bài chủ nghĩa xã hội, nhưng thực ra tìm cách thay thế
lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học của chủ nghĩa Mác bằng các loại lý luận
chủ nghĩa xã hội giả hiệu, phản động của giai cấp tư sản. Một trong những đại
biểu của chủ nghĩa cơ hội đó là Đuyrinh. Thời điểm này giai cấp tư sản đã
tiến hành một cuộc tấn công quy mô vào lý luận chủ nghĩa Mác, bằng cách lợi
dụng tất cả các trào lưu chống duy vật phản khoa học.
Một nhiệm vụ bức thiết đề ra trước các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác là
phải đập tan tất cả các trào lưu ấy, vạch rõ rằng các trào lưu ấy không dựa vào
những tài liệu khoa học về tự nhiên, mà trái lại mâu thuẫn với mọi thành tựu
của khoa học tự nhiên thời bấy giờ.
Trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, Ăngghen vạch trần mọi xu
hướng xa rời chủ nghĩa duy vật và phê phán triệt để những người theo “chủ
nghĩa Đácuyn xã hội”, “chủ nghĩa duy tâm sinh lý học”, “chủ nghĩa duy tâm
toán học” v.v cùng với những người theo “thuyết không thể biết”, “chủ
nghĩa máy móc” và “phép siêu hình”. Ăngghen vạch rõ sự liên hệ trực tiếp
của những trào lưu triết học phản động đó với tình hình chính trị lúc bấy giờ
và mục đích nhằm phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản.
Chủ nghĩa Mác có nhiệm vụ tự giác vận dụng phép biện chứng duy vật
để đưa khoa học tự nhiên thời đó ra khỏi tình trạng vô cùng rối loạn và đầy
rẫy mâu thuẫn không giải quyết được. Chính tác phẩm Biện chứng của tự
nhiên của Ăngghen là nhằm giải quyết nhiệm vụ mà sự phát triển của khoa
học tự nhiên lúc đó đã đặt ra. Có thể nêu một cách tóm tắt mục đích chủ yếu
của Ăngghen khi viết tác phẩm này là:

12




Thứ nhất, tổng kết những thành tựu phát triển của khoa học tự nhiên lúc
đó và xây dựng quan niệm của phép biện chứng duy vật về giới tự nhiên.
Thứ hai, cung cấp cho khoa học tự nhiên phương pháp nhận thức khoa
học, đó là phép biện chứng duy vật thay cho chủ nghĩa duy tâm và phép siêu
hình đang chi phối khoa học tự nhiên lúc bấy giờ.
Thứ ba, vẽ nên một bức tranh biện chứng về thế giới mà khâu quan
trọng là trình bày sự quá độ từ giới tự nhiên lên xã hội loài người.
Thứ tư, mục đích trực tiếp nhất của tác phẩm là phê phán những trào
lưu tư tưởng duy tâm, siêu hình đang chi phối khoa học tự nhiên và tấn công
vào chủ nghĩa Mác.
Quá trình viết và xuất bản tác phẩm Biện chứng của tự nhiên của
Ăngghen trải qua nhiều giai đoạn khó khăn và phức tạp. Tuy tác phẩm chưa
được hoàn thành nhưng đây là một tác phẩm lớn đầu tiên của chủ nghĩa Mác
bàn về giới tự nhiên và về khoa học. Ăngghen bắt tay viết tác phẩm này từ
tháng 2-1870, nhưng đến năm 1876 thì bị gián đoạn. Ăngghen phải để hai
năm viết những bài báo phê phán chủ nghĩa Đuyrinh. Sau đó, Ăngghen lại
tiếp tục nghiên cứu những vấn đề phép biện chứng của tự nhiên cho đến năm
1883, khi Mác qua đời. Ăngghen lại một lần nữa phải tạm dừng công việc
nghiên cứu về khoa học tự nhiên để tập trung vào công việc chỉnh lý, hoàn
thiện và đưa xuất bản tập II đến tập IV của bộ Tư bản của Mác. Tập sách Biện
chứng của tự nhiên đến khi Ăngghen mất (1895) cũng chưa được hoàn thiện,
nên chưa xuất bản được. Chỉ có hai bài Tác dụng của lao động trong quá
trình chuyển biến từ vượn thành người và Khoa học tự nhiên trong thế giới
thần linh được xuất bản sau khi Ăngghen mất, lần lượt vào những năm 1896
và 1898. Còn lại, toàn bộ bản thảo tác phẩm Biện chứng của tự nhiên bị
những người xã hội - dân chủ Đức cất giấu đi, không đưa ra xuất bản. Lý do
chủ yếu là Bécstanh - lãnh tụ của Đảng xã hội - dân chủ Đức, là người chống

13




lại chủ nghĩa Mác, đồng thời Bécstanh là người theo quan điểm của thuyết
Cantơ mới mà Ăngghen đã phê phán kịch liệt trong tác phẩm Biện chứng của
tự nhiên. Mãi tới năm 1925, với sự quan tâm của Đảng Cộng sản Liên Xô, tác
phẩm Biện chứng của tự nhiên của Ăngghen mới được xuất bản ở Mátxcơva.
Tác phẩm chưa hoàn thành, nhưng nó có ý nghĩa to lớn trong kho tàng
lý luận Mác-Lênin. Nó cung cấp cho chúng ta kiểu mẫu về việc vận dụng
phép biện chứng trong quá trình phân tích, khái quát các thành tựu của khoa
học tự nhiên, vạch ra phương hướng cho khoa học tự nhiên phát triển. Nó
cung cấp nhiều vấn đề thế giới quan và phương pháp luận biện chứng duy vật.
Nội dung cơ bản trong tác phẩm: được in toàn văn trong C.Mác và
Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội, 2004.
Thông qua “Sơ thảo đề cương chung” của quyển sách chúng ta có thể
tiếp cận rõ ràng hơn khi nghiên cứu tác phẩm này:
1. Nhập đề lịch sử: trong khoa học tự nhiên, do sự phát triển của bản
thân nó, quan điểm siêu hình không thể tồn tại được nữa.
2. Tiến trình phát triển lý luận ở nước Đức từ thời kỳ Hêghen đến nay
(bài tựa cũ). Trở lại phép biện chứng một cách không tự giác cho nên đầy
mâu thuẫn và chậm chạp.
3. Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến. Những quy luật
chủ yếu: sự chuyển hoá lượng thành chất, sự xâm nhập lẫn nhau của các mâu
thuẫn đối cực và chuyển hoá từ mâu thuẫn này sang mâu thuẫn khác khi mâu
thuẫn đó lên tới cực độ, sự phát triển bằng mâu thuẫn hoặc phủ định của phủ
định - phát triển theo hình xoáy trôn ốc.
4. Liên hệ giữa các bộ môn khoa học: toán học, cơ học, vật lý học, hoá
học, sinh vật học - Xanh Ximông (Côngtơ) và Hêghen.
5. Nhận xét về các môn khoa học riêng biệt và nội dung biện chứng của


14



các môn khoa học:
a) Toán học: công cụ bổ trợ và phương thức biểu hiện biện chứng, - vô
hạn toán học tồn tại trong thực tế.
b) Cơ học thiên thể, - hiện nay người ta coi toàn bộ nó là một quá
trình nào đó. - Cơ học: xuất phát điểm của nó là quán tính, mà quán tính chỉ là
biểu hiện mặt trái của tính không thể bị tiêu diệt được của vận động.
c) Vật lý học, - chuyển hoá lẫn nhau của các vận động phân tử Claudiút
và Lốtsmít.
đ) Hoá học: Các lý thuyết năng lượng.
e) Sinh học. Chủ nghĩa Đácuyn. Tất nhiên và ngẫu nhiên.
6. Giới hạn của nhận thức (Đuy Boa Râymông và Nêgơli, Hemhôntxơ,
Cantơ, Hium).
7. Thuyết cơ giới - Hếchken.
8. Linh hồn của thể hạt nhỏ. - Hếchken và Nêgơli.
9. Khoa học và việc giảng dạy. - Viếcsốp.
10. Quốc gia tế bào - Viếcsốp.
11. Chính trị của chủ nghĩa Đácuyn và học thuyết Đácuyn về xã hội.
Hếchken và Smít, lao động phân hoá con người. - Áp dụng kinh tế chính trị
học vào khoa học tự nhiên. Khái niệm về “công” của Hemhôntxơ (“những
báo cáo phổ thông”, quyển II).
Đề cương này gồm có 11 điểm, có thể coi mỗi một điểm là một loại nội
dung trong sách. Do đó, xem đề cương có thể hình dung được thứ tự Ăngghen
định trình bày các vấn đề liên quan tới phép biện chứng của khoa học tự nhiên.
Đề cương có thể chia làm ba phần.
Phần mở đầu (gồm 3 điểm đầu) nói về lịch sử của khoa học tự nhiên và
liên hệ của nó với triết học, Ăngghen phân tích tình trạng khoa học tự nhiên

thời đó và trình bày những điểm chung của phép biện chứng duy vật với tư

15



cách là khoa học về liên hệ phổ biến và những quy luật chủ yếu của nó: quy
luật chuyển hoá lượng thành chất và ngược lại, quy luật xâm nhập vào nhau
của các mặt đối lập và quy luật phủ định của phủ định.
Phần thứ hai là phần chủ yếu, nói về phân loại các khoa học tự nhiên và
nêu những ý kiến về từng môn khoa học và nội dung biện chứng của khoa học
đó. Phần này gồm điểm 4 và điểm 5 của đề cương (điểm 5 lại có 5 điểm nhỏ).
Phần cuối cùng gồm có 6 điểm, gồm các điểm 6, 7, 8, 9, 10 và 11.
Ăngghen định phê phán và vạch trần những xu hướng thế giới quan trong
“thuyết không thể biết” (nhận thức có giới hạn), chủ nghĩa máy móc (quy
những hình thức vận động cao thành hình thức thấp), Thuyết sức sống, chủ
nghĩa Đácuyn về xã hội,…
Ăngghen vạch trần và giải thích những sai lạc của các nhà tư tưởng tư
sản về các hiện tượng xã hội (áp dụng một cách vô lý những quy luật của tự
nhiên hữu sinh vào xã hội), đồng thời nêu nhiệm vụ chứng minh rằng: con
người nhờ lao động mà tách ra khỏi giới động vật.
Quyển sách dự định kết thúc bằng phần xem xét các hiện tượng xã hội,
bước đầu vạch ra mối liên hệ biện chứng giữa các hiện tượng tự nhiên với các
hiện tượng xã hội, biện chứng của tự nhiên và biện chứng của xã hội.
1.2. QUAN ĐIỂM CỦA PH.ĂNGGHEN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ
NHIÊN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA LOÀI NGƢỜI
1.2.1. Quan điểm của Ph.Ăngghen về sự phát triển của tự nhiên
- Ph.Ăngghen đã kế thừa một cách có hệ thống và có cơ sở từ những
phát minh khoa học lúc bấy giờ để nghiên cứu về sự phát triển của thế giới tự
nhiên, về vũ trụ và sự hình thành con người, điển hình như giả thuyết của

Cant về sự hình thành và phát triển của trái đất và hệ thống mặt trời, thuyết
tiến hoá địa chất, thuyết bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, thuyết tiến hoá
các giống loài của Đac-uyn, thuyết cấu tạo tế bào… Ph.Ăngghen cho rằng,

16



những phát minh khoa học này đã tạo ra một quan niệm mới về giới tự nhiên
và phủ định quan niệm siêu hình về tính bất di bất dịch của giới tự nhiên.
“Quan niệm mới về giới tự nhiên đã được hoàn thành trên những nét cơ
bản: tất cả cái gì cứng nhắc đều bị tan rã, tất cả cái gì là cố định đều biến
thành mây khói, và tất cả những gì đặc biệt mà người ta cho là tồn tại vĩnh
cửu thì đã trở thành nhất thời; và người ta đã chứng minh rằng toàn bộ giới tự
nhiên đều vận động theo một dòng và một tuần hoàn vĩnh cửu” [39, tr. 471].
Điều này đã được Ph.Ăngghen lý giải rằng giới tự nhiên không bất biến,
đứng im và không thay đổi, mà giới tự nhiên luôn luôn vận động theo thời gian
và không gian, không có một vật thể nào, một sự vật và hiện tượng nào mãi
mãi tồn tại một cách vĩnh hằng. Thế giới tự nhiên luôn vận động và phát triển.
- Ph.Ăngghen đã phác hoạ ra bức tranh về sự tiến hoá của giới tự
nhiên:
“Từ những đám tinh vân đỏ rực quay tít mà từ đó đã hình thành vô số
mặt trời và hệ thống mặt trời của cái hòn đảo vũ trụ của chúng ta” [39, tr. 472].
Những thiên thể cá biệt được hình thành như vậy, đầu tiên vận động
nhiệt năng chiếm ưu thế, sau đó nhiệt chuyển thành điện hay thành từ. Các
thiên thể nguội dần. Các thiên thể càng nhỏ thì nguội nhanh hơn, các thiên thể
ở trung tâm thì nguội chậm hơn. Sự giảm nhiệt độ đã làm cho các hình thức
vận động của sự vật xuất hiện dần dần tuỳ theo những điều kiện mới (từ hình
thái vận động vật lý dẫn đến sự xuất hiện hình thức vận động hóa học). Hành
tinh có được cái vỏ cứng và nước tích tụ trên bề mặt của nó. Cuối cùng nhiệt

độ giảm xuống tới mức mà các giới hạn trong đó an-bu-min (chất sống đầu
tiên, sơ đẳng) có thể sống được [39, tr. 473-474].
Sinh vật phát triển từ đơn bào đến đa bào. Bản chất của sự sống là
“phương thức tồn tại của những thể an-bu-min, và phương thức tồn tại ấy chủ
yếu là ở chỗ các thành phần hoá học của những vật thể ấy luôn luôn đổi mới

17



thông qua dinh dưỡng và điều tiết” [39, tr. 837]. Điều này về sau đã được
Ăngghen trình bày trong tác phẩm “Chống Đuy-ring”.
1.2.2. Quan điểm của Ph.Ăngghen về sự ra đời của loài ngƣời
Ph.Ăngghen đã phân tích một cách logic về quá trình tiến hoá của thế
giới sinh vật, từ chất an-bu-min không có hình thù nhất định, đến tế bào đầu
tiên với cái nhân và cái màng bọc bên ngoài, các loài sinh vật nguyên thuỷ
không tế bào và có tế bào, những cây cỏ đầu tiên dần dần được phân hoá,
những động vật đầu tiên đã phát triển, tiếp tục phân hoá thành vô số giống
loài động vật, đến các loài có xương sống với hệ thống thần kinh phát triển
đầy đủ nhất, cuối cùng trong các loài có xương sống mà trong đó giới tự nhiên
đạt tới trình độ tự nhận thức được mình đó là con người. [39, tr. 474-475]
Như vậy chúng ta có thể thấy được rằng con người xuất hiện trên trái
đất không phải do thần thánh sinh ra, mà là kết quả của quá trình tiến hoá
lâu dài của tự nhiên.
Một số ngành khoa học tự nhiên cho rằng: con người từ vượn mà ra.
Thực chất cách nói như vậy không hoàn toàn đúng, vì nói như vậy người ta
hình dung con người là do giống vượn ngày nay mà ra. Thực ra giống vượn
hiện nay không thể đẻ ra người được, nó khác với người, như lợn rừng khác
lợn thường. Có thể tổ tiên của các loài vượn hiện nay và tổ tiên của loài người
giống nhau. Đến một giai đoạn phát triển nào đó có sự nhảy vọt thay đổi về

chất và từ một tổ tiên chung đã đẻ ra giống vượn người và giống khỉ. Chính
giống vượn người ấy dần dần đã trở thành người thượng cổ và thành người
như bây giờ.
Bước chuyển quan trọng từ vượn thành người là việc người đi theo tư
thế thẳng đứng, hai chi trước được giải phóng tự do hơn hai chi sau để làm
những chức năng khác. Khi việc đi thẳng trở thành thường lệ, và sau đó trở
thành tất yếu, thì nhờ có bàn tay con người quen làm được nhiều chức năng và

18



chủ yếu nhất trong việc chuyển từ vượn thành người là con người bắt đầu làm
ra công cụ. Nên đặc biệt chú ý điều này, bước nhảy vọt có tính quyết định trong
việc từ vượn thành người và con người biết làm công cụ, chứ không nên chỉ
thấy rằng vượn đi hai chân mà cho đó là một đặc điểm chuyển thành người.
Thật ra con vượn khi nào cũng có thể đi hai chân được và nếu chúng ta dạy cho
nó thì nó cũng đứng thẳng được. Nhưng không có một động vật nào có thể tự
nó làm ra công cụ. Ăngghen khẳng định: “Chưa hề có một bàn tay vượn nào có
thể chế tạo ra được một con dao bằng đá dù thô sơ nhất… Nhưng bước quyết
định đã được hoàn thành: bàn tay đã được giải phóng, từ đấy, nó có thể đạt
được ngày càng nhiều những sự khéo léo mới, và sự mềm mại hơn đã đạt được
đó được di truyền lại và cứ tăng lên mãi từ thế hệ này sang thế hệ khác”.
“Cả con người cũng xuất hiện nhờ sự phân hóa và không những phân
hóa về phương diện cá thể - bằng cách phát triển từ một tế bào trứng duy nhất
đến một cơ thể phức tạp nhất mà giới tự nhiên sản sinh ra được- mà còn phân
hóa theo ý nghĩa lịch sử nữa. Sau cuộc đấu tranh kéo dài hàng nghìn năm,
cuối cùng bàn tay đã phân biệt với bàn chân và dáng đi thẳng đã được xác lập
vững chắc rồi, thì con người tách khỏi con khỉ, và mới có cơ sở cho sự phát
triển của tiếng nói có âm tiết và cho sự phát triển mạnh mẽ của bộ óc, sự phát

triển đã làm cho cái vực sâu giữa người và khỉ từ đó trở nên không thể vượt
qua”. [39, tr. 475]
Như vậy, từ các cách phân tích của Ăngghen chúng ta có thể gói gọn lại
với hai cách tiếp cận. Thứ nhất, con người và giới tự nhiên được hình thành từ
những chất cơ bản chất, qua quá trình vận động và biến đổi từ đó mới hình
thành nên giới tự nhiên và con người. Thứ hai, con người trở thành người với
một điểm xuất phát là từ một loài vượn người, qua thời gian với sự tác động
của nội và ngoại cảnh, loài vượn người này dần dần trở thành người như bây
giờ.

19



1.2.3. Vai trò của lao động trong việc chuyển biến từ vƣợn thành
ngƣời
- Vai trò của lao động trong việc hình thành con người.
Ăngghen nói: “Các nhà kinh tế chính trị khẳng định rằng lao động là
nguồn gốc của mọi của cải. Lao động đúng là như vậy, khi đi đôi với giới tự
nhiên là cái cung cấp những vật liệu cho lao động biến thành của cải. Nhưng
lao động còn là một cái gì vô cùng lớn lao hơn thế nữa. Lao động là điều kiện
cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến một mức mà
trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân
con người”. [39, tr.641]
Đề cập đến vai trò của lao động trong việc hình thành con người,
Ph.Ăngghen cho rằng: Lao động tạo ra dáng đi thẳng, lao động rèn luyện cơ
năng và giác quan, bàn tay của con người. Ph.Ăngghen khẳng định: “Như vậy,
bàn tay không những là khí quan của lao động, mà còn là sản phẩm của lao
động nữa. Chỉ nhờ có lao động, nhờ thích ứng được với những động tác ngày
càng mới, nhờ sự di truyền của sự phát triển đặc biệt đã đạt được bằng cách

đó của các cơ, của các gân, và sau những khoảng thời gian dài hơn, cả xương
nữa, và cuối cùng, nhờ luôn luôn áp dụng lại sự tinh luyện thừa hưởng được
đó vào những động tác mới, ngày càng phức tạp hơn,- mà bàn tay con người
mới đạt được trình độ hoàn thiện rất cao khiến nó có thể, như một sức mạnh
thần kỳ, sáng tạo ra các bức tranh của Raphaen, các pho tượng của Tovanxen
và các điệu nhạc của Paganini”. [39, tr. 643]
- Thông qua lao động, con người ngày càng hiểu rõ và nắm bắt được
bản chất của tự nhiên, làm chủ được tự nhiên, phát hiện ra được những đặc
tính mới của tự nhiên: “Dần dần với sự phát triển của bàn tay và với quá trình
lao động, con người bắt đầu thống trị tự nhiên và cứ mỗi lần sự thống trị đó
tiến lên một bước, là mỗi lần nó mở rộng thêm tầm mắt của con người. Trong

×