Trần Sĩ Tùng Đại số 10 Nâng cao
Ngày soạn: 10/08/2011 Chương I: MỆNH ĐỀ – TẬP HỢP
Tiết dạy: 01 Bài 1: MỆNH ĐỀ VÀ MỆNH ĐỀ CHỨA BIẾN
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
− Biết thế nào là một mệnh đề, mệnh đề phủ định.
− Biết được mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương đương.
Kĩ năng:
− Xác định được một câu cho trước có là mệnh đề hay không.
− Biết phủ định của một mệnh đề, xác định được tính đúng sai của các mệnh đề trong các
trường hợp đơn giản.
− Lập được mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương và xác định được tính đúng sai của các
mệnh đề đó.
− Biết lập mệnh đề đảo của một mệnh đề cho trước.
Thái độ:
− Tư duy các vấn đề của toán học một cách lôgic và hệ thống.
− Biết phân biệt rõ các khái niệm cơ bản và vận dụng trong từng trường hợp cụ thể.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, phiếu học tập.
Học sinh: Ôn tập các dấu hiệu chia hết, dấu hiệu nhận biết các loại tam giác, tứ giác,
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
H.
Đ.
3. Giảng bài mới:
TL Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm mệnh đề
10'
• GV đưa ra một số câu, cho
HS nhận xét loại câu gì và xét
tính Đ–S của chúng.
a) Hà Nội là thủ đô của VN.
b) Paris là thủ đô nước Ý.
c) 2 + 3 = 5
d) Hôm nay trời đẹp quá!
e) Hôm nay bạn có rỗi không?
H. Những câu nào là mệnh đề?
• Cho HS tự đưa ví dụ và xét.
• Các nhóm thảo luận và trình
bày.
a) Khẳng định đúng.
b) Khẳng định sai.
c) Khẳng định đúng.
d) Câu cảm thán.
e) Câu nghi vấn.
Đ. a, b, c
• Các nhóm thảo luận và trình
bày.
1. Mệnh đề là gì?
Một mệnh đề lôgic (mệnh đề)
là một câu khẳng định đúng
hoặc một câu khẳng định sai.
Một câu khẳng định đúng gọi
là một mệnh đề đúng. Một câu
khẳng định sai gọi là một mệnh
đề sai. Một mệnh đề không thể
vừa đúng vừa sai.
Chú ý: Câu không phải là câu
khẳng định hoặc câu khẳng
định mà không có tính đúng –
sai thì không phải là mệnh đề.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm mệnh đề phủ định
10'
• GV nêu ví dụ và giới thiệu
khái niệm mệnh đề phủ định.
H1. Phát biểu mệnh đề phủ
định và xét tính Đ–S của
chúng?
a) 15 là số nguyên tố.
b) 6 chia hết cho 2.
c) 5 lớn hơn 3
H2. Hãy phát biểu mệnh đề
Đ1.
a) 15 không là số nguyên tố
b) 6 không chia hết cho 2.
c) 5 không lớn hơn 3
Đ2.
2. Mệnh đề phủ định
Cho mệnh đề P. Mệnh đề
"Không phải P" đgl mệnh đề
phủ định của P và kí hiệu là
P
. Mệnh đề P và
P
là hai câu
khẳng định trái ngược nhau.
Nếu P đúng thì
P
sai và
ngược lại.
Chú ý: Mệnh đề phủ định của
1
Đại số 10 Nâng cao Trần Sĩ Tùng
phủ định của các mệnh đề trên
bằng các cách khác nhau?
• Cho HS tự đưa ví dụ và xét
a) 15 là hợp số
c) 5 nhỏ hơn hoặc bằng 3
• Các nhóm thực hiện yêu cầu
P có thể diễn đạt theo nhiều
cách khác nhau.
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm mệnh đề kéo theo và mệnh đề đảo
10'
• GV cho ví dụ và giới thiệu
khái niệm mệnh đề kéo theo.
• Cho HS nêu các mệnh đề P,
Q, rồi lập mệnh đề P ⇒ Q. Xét
tính Đ–S của các mệnh đề đó.
• Cho HS nêu các mệnh đề
dạng P ⇒ Q đã biết.
• GV giới thiệu khái niệm
mệnh đề đảo.
• Cho HS phát biểu các mệnh
đề đảo của các mệnh đề trên và
xét tính Đ–S của chúng.
• Các nhóm thảo luận và trình
bày.
• Các nhóm thảo luận và trình
bày.
– Nếu tam giác ABC có hai
cạnh bằng nhau thì nó là tam
giác cân.
– Nếu một số chia hết cho 6 thì
nó chia hết cho 2 và cho 3.
• Các nhóm thảo luận và trình
bày.
3. Mệnh đề kéo theo và mệnh
đề đảo
• Cho hai mệnh đề P và Q.
Mệnh đề "Nếu P thì Q" đgl
mệnh đề kéo theo và kí hiệu là
P
⇒
Q. Mệnh đề P
⇒
Q sai
khi P đúng, Q sai và đúng
trong các trường hợp còn lại.
Chú ý: Ta có thể phát biểu
mệnh đề P
⇒
Q bằng nhiều
cách khác nhau: P kéo theo Q,
P suy ra Q, …
• Cho mệnh đề P
⇒
Q. Mệnh
đề Q
⇒
P đgl mệnh đề đảo của
mệnh đề P
⇒
Q.
Hoạt động 4: Tìm hiểu khái niệm mệnh đề tương đương
10'
H1. Hãy nêu các mệnh đề dạng
P ⇒ Q và Q ⇒ P sao cho
chúng cùng đúng?
• GV giới thiệu khái niệm
mệnh đề tương đương.
• Cho HS tìm ví dụ các mệnh
đề tương đương đã biết.
Đ1.
– Nếu tam giác ABC cân thì nó
có hai cạnh bằng nhau.
– Nếu tam giác ABC có hai
cạnh bằng nhau thì nó là tam
giác cân.
• Các nhóm thảo luận và trình
bày.
4. Mệnh đề tương đương
•
Cho hai mệnh đề P và Q.
Mệnh đề có dạng "P nếu và chỉ
nếu Q" đgl mệnh đề tương
đương và kí hiệu P
⇔
Q.
Mệnh đề P
⇔
Q đúng khi cả
hai mệnh đề kéo theo P
⇒
Q
và Q
⇒
P đều đúng và sai
trong các trường hợp còn lại.
•
Mệnh đề P
⇔
Q đúng nếu cả
hai mệnh đề P và Q cùng đúng
hoặc cùng sai. Khi đó, ta nói
hai mệnh đề P và Q tương
đương nhau.
Hoạt động 5: Củng cố
3'
• Nhấn mạnh các khái niệm
mệnh đề vừa học.
• Cho HS cho VD về các loại
mệnh đề vừa học và xét tính
Đ–S các mệnh đề đó.
• Các nhóm thực hiện yêu cầu.
4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
− Bài 1, 2, 3 SGK.
− Đọc tiếp bài "Mệnh đề và mệnh đề chứa biến".
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
2