Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Nghiên cứu khả năng giâm cành của một số dòng chè shan chọn lọc và biện pháp kỹ thuật giâm cành chè shan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 130 trang )


1
ĐAI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM






LÊ THỊ PHƯƠNG THẢO





“NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG GIÂM CÀNH CỦA
MỘT SỐ DÒNG CHÈ SHAN CHỌN LỌC VÀ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GIÂM CÀNH CHÈ SHAN”






L
L
U
U



N
N


V
V
Ă
Ă
N
N


T
T
H
H


C
C


S
S
Ĩ
Ĩ


K
K

H
H
O
O
A
A


H
H


C
C


N
N
Ô
Ô
N
N
G
G


N
N
G
G

H
H
I
I


P
P










THÁI NGUYÊN, NĂM 2007

2
ĐAI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





LÊ THỊ PHƯƠNG THẢO





“NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG GIÂM CÀNH CỦA
MỘT SỐ DÒNG CHÈ SHAN CHỌN LỌC VÀ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GIÂM CÀNH CHÈ SHAN”




L
L
U
U


N
N


V
V
Ă
Ă
N
N


T
T

H
H


C
C


S
S
Ĩ
Ĩ


K
K
H
H
O
O
A
A


H
H


C
C



N
N
Ô
Ô
N
N
G
G


N
N
G
G
H
H
I
I


P
P





Chuyên ngành: Trồng trọt

Mã số: 60.62.01



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Tất Khương



THÁI NGUYÊN, NĂM 2007
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn này do chính tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS. TS Lê Tất Khương.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn của tôi hoàn toàn
trung thực và chưa hề công bố hoặc sử dụng để bảo vệ học vị nào.
Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được chỉ rõ
nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Thái Nguyên, tháng 10 nă
m 2007
Tác giả

Lê Thị Phương Thảo









3

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình
của các thầy cô giáo giảng dạy, thầy giáo hướng dẫn khoa học, nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của cơ quan, các đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Thầy giáo PGS. TS Lê Tất Khương và thầy giáo Th.s Hoàng Văn
Chung đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình th
ực hiện
đề tài.
Các thầy cô giáo khoa Trồng Trọt và khoa Sau đại học - Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trung
tâm Khí tượng thuỷ văn tỉnh Thái Nguyên, trung tâm Thực hành - Thực
nghiệm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị em đồng nghiệp, bạn bè và gia đình
đã động viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Lê Thị Phương Thảo

4

MỤC LỤC
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

1.3. Mục tiêu của đề tài 4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu 4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 4
Phần thứ hai:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 5
2.1.1. Nguồn gốc của cây chè 5
2.1.2. Phân loại cây chè 6
2.1.3. Sự phân bố của cây chè 9
2.1.4. Khả năng nhân giống vô tính của cây chè 10
2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới và trong nước 11
2.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới 11
2.2.1.1. Tình hình sản xuất 11
2.2.1.2. Tình hình tiêu thụ 13
2.2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè ở Việt Nam 15
2.2.2.1. Tình hình sản xuất 15
2.2.2.2. Tình hình tiêu thụ 18
2.3. Tình hình nghiên cứu chè trên thế gi
ới 19
2.3.1. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng phát triển 19
2.3.2. Kết quả nghiên cứu về giống chè 21
2.3.3. Tình hình nghiên cứu về nhân giống vô tính chè trên thế giới 25
2.4. Tình hình nghiên cứu chè ở Việt Nam 28
2.4.1. Tình hình nghiên cứu về giống chè 28
2.4.2. Tình hình nghiên cứu về nhân giống vô tính 30
2.4.3. Những kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của cây chè 34
2.4.4. Một số kết quả đi
ều tra, nghiên cứu về chè Shan ở Việt Nam 35
5



Phần thứ ba: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
3.1. Vật liệu nghiên cứu 39
3.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 42
3.3. Nội dung nghiên cứu 42
3.4. Phương pháp nghiên cứu 42
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu 42
3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 43
3.4.2.1. Nghiên cứu đánh giá khả năng nhân giống vô tính bằng
phương pháp giâm cành của các dòng chè Shan chọn lọc 43
3.4.2.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật giâm cành chè Shan 43
3.4.3. Phương pháp theo dõi, đo đếm các chỉ tiêu nghiên cứ
u thí nghiệm 44
3.4.4. Phương pháp sử lý số liệu 46
Phần thứ tư: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47
4.1. Diễn biến khí hậu thuỷ văn vùng nghiên cứu 47
4.2. Kết quả nghiên cứu đánh giá khả năng nhân giống vô tính bằng
phương pháp giâm cành của các dòng chè Shan chọn lọc 49
4.2.1 Tỷ lệ ra mô sẹo của các dòng chè Shan chọn lọc giâm cành 50
4.2.2. Tỷ lệ ra rễ của các dòng chè Shan chọn lọc giâm cành 52
4.2.3. Tỷ lệ nảy mầm của các dòng chè Shan chọn lọc giâm cành 54
4.2.4. Động thái tăng trưởng chiều cao cây con qua các thời kỳ của
các dòng chè Shan chọ
n lọc giâm cành 56
4.2.5. Diễn biến ra lá của các dòng chè Shan chọn lọc giâm cành 59
4.2.6. Tỷ lệ sống, tỷ lệ xuất vườn của các dòng chè Shan giâm cành 61
4.2.7. Chất lượng cây con xuất vườn của các dòng chè Shan giâm cành 63
4.2.8. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các dòng chè Shan giâm cành 67
4.3. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật giâm cành chè Shan 69

4.3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể bầu đất có tỷ lệ trấu
khác nhau đến ch
ất lượng cây con và hiệu quả giảm nhẹ bầu
chè Shan giâm cành khi xuất vườn 69

6

4.3.1.1. Ảnh hưởng của giá thể bầu đất có trộn tỷ lệ trấu khác nhau
đến tỷ lệ ra mô sẹo, tỷ lệ ra rễ và tỷ lệ nảy mầm của chè Shan
khi giâm cành 69
4.3.1.2. Ảnh hưởng của giá thể bầu đất có trộn tỷ lệ trấu khác nhau đến
một số chỉ tiêu chất lượng cây xuất vườn của chè Shan giâm cành 72
4.3.1.3. Ảnh hưởng của giá thể bầu đấ
t có trộn tỷ lệ trấu khác nhau
đến khối lượng cây, tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất vườn của chè Shan
giâm cành 73
4.3.1.4. Sơ bộ hạch toán chi phí và hiệu quả giảm nhẹ bầu chè của
việc sử dụng giá thể bầu đất có tỷ lệ trấu khác nhau để giâm
cành chè Shan 75
4.3.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến tỷ lệ sống, tỷ lệ
xuất v
ườn của chè Shan giâm cành 77
4.3.2.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến tỷ lệ sống của
chè Shan giâm cành 77
4.3.2.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng
thân lá của chè Shan giâm cành 79
4.3.2.3. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng
của bộ rễ chè Shan giâm cành 80
4.3.2.4. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến tỷ lệ sống, tỷ
lệ

xuất vườn và chất lượng cây chè con xuất vườn của chè Shan
giâm cành 82
4.3.2.5. Sơ bộ hạch toán chi phí của một số loại phân bón lá tham
gia thí nghiệm giâm cành chè Shan 83
Phần thứ năm:
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 85
5.1. Kết luận 85

7
5.2. Đề nghị 85
Phần thứ nhất
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chè (Camellia Sinensis (L) O Kuntze) là cây trồng có giá trị kinh tế,
giá trị dinh dưỡng và giá trị văn hoá cao. Hiện nay, thế giới có trên 60 quốc
gia trồng chè, tập trung chủ yếu ở các nước thuộc Châu Á và Châu Phi. Sản
phẩm từ cây chè đang được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới với nhiều công
dụng khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là đồ uống.
Việt Nam được xem là một trong những quê hương của chè, cây chè và
sản phẩm chè t
ừ lâu đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nền nông
nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm nước ta. Chè Việt Nam đang đứng
thứ 5 trên thế giới về diện tích, đứng thứ 8 về sản lượng xuất khẩu và trở
thành cây kinh tế mũi nhọn. Cả nước có khoảng 400.000 hộ sản xuất chè, hơn
600 doanh nghiệp chế biến ở quy mô công nghiệp, hàng năm thu hút khoảng
2 tri
ệu lao động tham gia vào các lĩnh vực sản xuất, chế biến, thương mại và
dịch vụ, mỗi năm xuất khẩu đạt xấp xỉ 100 triệu USD. Trồng chè đã trở thành
nghề truyền thống của nhiều địa phương. Hiện nay, chè Việt Nam đã được
Nhà nước cấp "Nhãn hiệu Chè Việt Nam”, thương hiệu chè Việt Nam đã

được đăng ký tại 77 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là một c
ơ hội tốt cho
ngành Chè Việt Nam đầu tư sản xuất, chế biến và mở rộng thị trường xuất
khẩu, đưa hương vị Chè của Việt Nam tới phục vụ quí khách trên toàn thế
giới [10].
Ở Việt Nam chè được trồng tập trung ở vùng Trung Du miền núi phía
Bắc và Lâm Đồng; ngoài diện tích chè trồng tập trung theo hướng sản xuất
công nghiệp có đốn hái, còn có nhiều nơi ở vùng núi phía Bắc như
các tỉnh
Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Kạn cây chè được trồng theo

1
phương thức trồng rừng; giống chè ở đây chủ yếu là giống chè Shan. Chè
Shan có đặc điểm là thân gỗ to, tán rộng, lá thuôn dài, phiến lá to xanh ngoài
khả năng cho thu hoạch búp thường xuyên còn có tác dụng che phủ lớn trên
70%. Sản phẩm chè Shan núi cao được đánh giá cao bởi chất lượng tốt vốn có
của giống và là sản phẩm “siêu sạch”. Người dân vùng cao ví cây chè Shan là
"Cây vàng trên núi". Cây chè Shan đa tác dụng, ngoài giá trị phòng hộ khi
trồng ở khu vực rừng
đầu nguồn, búp chè Shan còn chế biến được 3 loại chè:
Chè xanh, chè đen và chè vàng. Chè vàng là nguyên liệu để sản xuất chè Phổ
Nhĩ đang được các thương nhân Trung Quốc thu mua với giá 35.000-
45.000đ/kg. Từ bao đời nay cây chè Shan đã mang lại nguồn thu rất lớn cho
người trồng chè. Ai cũng hiểu trồng chè Shan hiệu quả. Thế nhưng, đối với
đồng bào vùng cao, kinh tế còn nhiều khó khăn để phát triển thành vùng chè
hàng hoá và có chất lượng cao còn nhiều câu hỏi để ng
ỏ… Theo thống kê
chưa đầy đủ, hiện nay Việt Nam có trên 35.000 ha chè Shan, chiếm 30% diện
tích chè cả nước, tập trung ở vùng núi cao phía Bắc và Tây Nguyên. Tỉnh có
diện tích chè Shan lớn: Yên Bái 3.000 ha, trong đó có 730 ha chè cổ thụ, Hà

Giang 14.640 ha, Sơn La 3.000 ha, Lai Châu 1.200 ha, Lào Cai 1.500 ha, Phú
Thọ 1.250 ha, Bắc Kạn 1.000 ha …
Bắc Kạn là tỉnh miền núi phía Bắc, chè Shan ở Bắc Kạn phân bố chủ
yếu ở vùng núi cao và tập trung ở các huyện như Chợ Đồn, Na Rì, Ba Bể (Pắc
Nậm) và huyện Ch
ợ Mới. ở độ cao trên 500m so với mực nước biển chè Shan
sinh trưởng tốt, chất lượng chè xanh tốt và được coi là cây trồng đặc sản của
tỉnh. Tuy nhiên cũng như các vùng chè Shan khác trong cả nước, chè Shan ở
Bắc Kạn được trồng bằng hạt, hoặc cây con mọc từ hạt có độ phân li lớn.
Theo PGS.TS Lê Tất Khương, Th.S. Hoàng Văn Chung thì ở Bằng Phúc
huyện Chợ Đồn; Bình Văn; Yên Hân, Yên Cư huyện Chợ M
ới chè Shan sinh
trưởng tốt, chất lượng chè xanh cao, nhưng do được trồng chủ yếu bằng hạt

2
hoặc cây con mọc từ hạt ở trên rừng cho nên chỉ có 30-33% cây chè Shan,
phần còn lại là chè Trung Quốc lá to và dạng trung gian giữa chè Shan và các
loại hình khác.
Từ những vấn đề thực tế trên, năm 2001 trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã tiến hành tuyển chọn cây chè Shan sinh trưởng tốt, chất
lượng chế biến chè xanh tốt làm cây đầu dòng phục vụ nhân giống vô tính
chè Shan. Đến nay dự án đã xác định được những cây chè Shan đầu dòng
phụ
c vụ cho công tác nhân giống vô tính. Để phục vụ cho công tác nhân
giống vô tính chè Shan đạt hiệu quả cao thì nghiên cứu khả năng giâm cành
của một số dòng chè Shan chọn lọc và một số biện pháp kỹ thuật giâm cành
chè Shan là rất cần thiết và cấp bách. Mặt khác, do địa hình trồng chè Shan
là núi cao và bị chia cắt, vùng này chủ yếu gắn với nơi cư trú và tập quán
canh tác của đồng bào Dao, Tày và đồng bào H’Mông. Để mở rộng diện tích
giống chè Shan giâm cành mang lại hi

ệu quả kinh tế cao thì việc vận chuyển
khối lượng lớn bầu chè lên trồng trên núi cao là rất khó khăn. Vì vậy nghiên
cứu làm giảm nhẹ khối lượng bầu chè để thuận tiện cho việc vận chuyển là
rất cần thiết.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu khả năng giâm cành của một số dòng chè Shan chọn lọc và
biện pháp kỹ thuậ
t giâm cành chè Shan”
1.2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài là một trong những quá trình nghiên cứu nhằm góp phần bảo
tồn, phát triển chè Shan đặc sản quý hiếm của vùng núi cao thuộc các tỉnh
miền núi phía Bắc Việt Nam.
- Đề tài xác định được dòng chè Shan có khả năng nhân giống vô tính
cao, làm cơ sở cho công tác nhân giống và cung cấp giống chất lượng cao cho
sản xuất chè Shan trong khu vực.

3
- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật giâm cành chè Shan góp phần
thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá công nghiệp nông thôn vùng
núi phía Bắc nước ta.
- Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị cho cán bộ khoa học
kỹ thuật, cho người sản xuất nhân giống chè, cho sinh viên trong trường học
tập, nghiên cứu về sản xuất vườn ươm giống chè Shan.
1.3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá được khả năng giâm cành của một số dòng chè Shan
chọn lọc làm cơ sở cho việc chọn được giống chè Shan có năng suất,
chất lượng tốt.
- Nghiên cứu biện pháp làm giảm khối lượng bầu chè Shan giâm cành
giúp đồng bào vùng núi cao đưa nhanh cây chè Shan trồng trên núi cao.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến tỷ lệ sống,

tỷ lệ xuất vườn nhằm nâng cao chất lượng cây xu
ất vườn đối với chè Shan
giâm cành.
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là 18 dòng chè Shan đã được trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tiến hành tuyển chọn và giống chè TRI777
làm đối chứng. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật giâm cành đối với một trong
18 dòng chè Shan đã được tuyển chọn.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa một số kết quả nghiên cứu đã đạt được của các tác
giả trong và ngoài nước,
đề tài nghiên cứu khả năng giâm cành của một số
dòng chè Shan chọn lọc và biện pháp kỹ thuật giâm cành chè Shan nhằm phục
vụ cho công tác nhân giống, cung cấp cây giống tốt cho sản xuất, phục vụ cho
chương trình phát triển chè Shan vùng núi cao, đặc biệt là vùng núi các tỉnh
Bắc Kạn, Thái Nguyên

4
Phần thứ hai
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Nguồn gốc của cây chè
Nguồn gốc của cây chè là vấn đề phức tạp bởi cây chè vốn đã được
biết đến cách đây 4000 - 5000 năm gắn bó với biết bao thế hệ của nhiều dân
tộc. Là đề tài của nhiều nhà khoa học đã và đang nghiên cứu, chè chẳng
những đem lại lợi ích to lớn trong lĩnh vực Kinh tế, Nông Lâm nghiệp mà còn
có ý nghĩa về lịch sử vă
n minh văn hoá của toàn dân tộc.
Cũng vì đem lại nhiều ý nghĩa to lớn nên chè từ lâu vẫn được coi là một

trong những căn cứ khoa học, để xác định trung tâm nguồn gốc của cây trồng,
để phản ánh văn minh của loài người [12].
Nguồn gốc cây chè được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm từ
rất sớm. Tuy nhiên, cho đến nay có nhiều quan điểm khác nhau dựa trên
những cơ sở về lị
ch sử, khảo cổ học và thực vật học. Một số quan điểm được
nhiều người công nhận nhất là:
Theo Carl Von Linnaeus - 1753, nhà thực vật học Thuỵ Điển, lần đầu
tiên trên thế giới đã xác nhận Trung Quốc là vùng nguyên sản của cây chè thế
giới và định tên khoa học là Thea sinnensis, phân thành 2 thứ chè là: Thea
bohea (chè đen) và thea viridis (chè xanh) [27].
Theo Nguyễn Ngọc Kính [14] năm 1823 R.Bruce đã phát hiện được
những cây chè d
ại, lá to ở vùng Atxam - Ấn Độ trên cơ sở nghiên cứu đặc
điểm thực vật học ông đã đi đến kết luận: Nguyên sản của cây chè là vùng
Atxam -Ấn Độ.
Theo Cohen Start - 1918, nhà phân loại thực vật Hà Lan đã đưa ra
thuyết hai nguồn gốc cây chè (Nhị Nguyên thuyết): cây chè lá to có nguồn

5
gốc ở phía Tây cao nguyên Tây Tạng. Cây chè lá nhỏ có nguồn gốc ở phía
Đông và Đông Nam Trung Quốc.
Theo Đào Thừa Trân -1951, nhà khoa học Trung Quốc đã tổng kết ý
kiến của các nhà khoa học trên thế giới, và đi đến kết luận là nguyên sản của
cây chè là tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Chúng di thực về phía Đông qua tỉnh
Tứ Xuyên, bị ảnh hưởng của khí hậu nên biến thành loại chè lá nhỏ và di thực
về phía Nam và Tây Nam là Ấn Độ
, Mianma, Việt Nam biến thành dạng chè
lá to.
Cây chè có nguồn gốc từ các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam và

tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), theo Dalaselia-1989 [7] đã giải thích sự phân bố
của cây chè mẹ là: tỉnh Vân Nam là nơi bắt đầu hàng loạt các con sông đổ về
các con sông lớn ở Việt Nam, Lào, Campuchia và Miến Điện. Đầu tiên cây
chè mọc ở Vân Nam, sau đó hạt chè được di chuyển đến các nước nói trên.
Cây chè có nguồn gốc ở Việt Nam: Những công trình nghiên cứ
u của
Djemukhatde (1961-1971) về phức catechin của lá chè có nguồn gốc khác
nhau, so sánh về thành phần các chất catechin giữa chè được trồng và chè
hoang dại, ông đã nêu luận điểm về sự tiến hoá sinh hoá của cây chè. Dựa trên
cơ sở đó, ông đi đến kết luận “Nguồn gốc cây chè chính là ở Việt Nam”, theo
Djemukhatde-1976 [6].
Tuy còn có nhiều quan điểm khác nhau nhưng các quan điểm trên đều
thống nhất rằng: Cây chè có nguồn gốc ở Châu Á, nơ
i có điều kiện khí hậu
nóng và ẩm.
2.1.2. Phân loại cây chè
Tên của cây chè đã trải qua nhiều tranh luận và có rất nhiều cách đặt
tên. Tên gọi đầu tiên được nhà khoa học Thuỵ Điển Linne đặt tên là Thea
sinensis vào năm 1753. Đến nay tên khoa học của cây chè được nhiều người
công nhận nhất là: Camellia sinensis (L) Okuntze, xếp trong hệ thống phân
loại thực vật sau:

6
- Ngành hạt kín: Angiosepermae.
- Lớp 2 lá mầm: Dicotyleonae.
- Bộ chè: Theales.
- Họ chè: Thea ceae.
- Chi chè: Camellia (Thea).
- Loài: Sinensis.
Cây chè được chia thành những thứ chè (Varietas) căn cứ vào đặc điểm

hình thái, đặc điểm sinh lý, sinh hoá và tính chống chịu, có nhiều cách phân
loại nhưng bảng phân loại nhà Bác học Hà Lan Cohen Stuar - 1916 được
nhiều người công nhận [14] Cohen Stuar đã chia chè ra làm 4 thứ sau đây:
- Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia Var Bohea): có đăc điểm thân bụi
thấp, phân cành nhiều, búp nhỏ mù xoè nhanh năng suất không cao, phẩm
ch
ất bình thường, nhiều hoa quả, khả năng chống chịu tốt, có thể chịu rét từ -
12
0
c đến - 15
0
c.
- Chè Trung Quốc lá to (Camellia Sinensis Var Macrophylla): có đặc
điểm thân gỗ nhỡ cao tới 5m, trong điều kiện sinh trưởng tự nhiên. Lá to
trung bình màu xanh nhạt dài 12 - 15cm, rộng 5 - 7cm, có 8 - 9 đôi gân chính,
búp to hoa quả nhiều, khả năng chịu rét kém.
- Chè Ấn Độ (Camellia Sinensis Var Atxamica): Có đặc điểm là cây
thân gỗ cao to trong điều kiện tự nhiên có thể cao 16 - 17 m phân cành thưa,
búp to cho năng xuất cao thích hợp cho cả chế biến chè xanh và chè đen.
Không chịu được rét, hạn, ít hoa quả.
- Chè Shan (Tuyết): Là giống địa ph
ương, thuộc thứ chè Shan, rất phổ
biến ở vùng núi cao (Hà Giang, Mộc Châu ) và các đồn điền chè ở Tây
Nguyên thời Pháp thuộc. Giống hỗn hợp lai tạp, rất nhiều biến dị, được nông
dân chia thành chè trắng (búp tuyết), chè xanh và chè vàng (tuỳ theo màu lá).

7
Hình thái: thân gỗ to, cao 10-15m, lá thuôn dài, phân cành thưa, phiến
lá to xanh, mềm dài 15-20cm, có 12-15 đôi gân rõ, sâu, mặt phiến lá lồi lõm,
chóp lá nhỏ, búp to 0,83g/búp.

Năng suất cao, chè 10-20 tuổi, thâm canh tốt cho năng suất 8-10 tấn
búp/ha. Chất lượng tốt, làm chè đen, chè xanh chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn
xuất khẩu. Tanin 27,1%, chất hoà tan 49,9 %. Cánh to, chè tuyết có tiếng
trong xuất khẩu ở Tây Âu (chè vùng cao nguyên dân tộc có từ những năm
1935-1940).
Khả năng chống chịu: chịu rét khá, ưa đất tốt. B
ị rầy xanh, nhện đỏ, bọ
cánh tơ gây hại. Bị bệnh phồng lá nhẹ ở vùng cao nguyên.
Nhân giống bằng cách gieo hạt, sẵn có ở vùng núi. Đến nay đã có giống
chọn lọc TRI
777
, nhân giống bằng phương pháp giâm cành [24].
“Cây chè ở nước Việt Nam DCCH, NXB Khoa học Maxcơva, 1977”
theo các học giả, trong 4 thứ chè Việt Nam, thì chè Shan (hay chè tuyết hay
Shan tuyết) mọc như rừng, mọc thành rừng có ở Cao Bồ (Hà Giang), Suối
Giàng, Sùng Đô (Nghĩa Lộ, Mộc Châu, Tô Múa, Chồ Lồng (Sơn La), Bắc Hà,
Lu (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn). Tuy nhiên, trong một chuyên khảo xuất
bản năm 1907 học giả Ph.Eberharrdt, đã mô tả một số cây chè, trong những
r
ừng tre nứa, ở độ cao 900 m thuộc Tam Đảo, Vĩnh Yên Những cây chè
mọc tự nhiên này cao 8 - 10 m.
Thứ chè có lá màu thẫm, nhỏ cuống lá 8 mm, phiến lá có kích thước 3,5
x 8 cm, hình bầu dục, chóp lá rõ, mũi mác, gốc lá nhọn, răng cưa nhỏ, phân
bố đều, lá cứng, hoa và quả nhỏ hơn giống chè được trồng.
Thứ chè lá to hơn (cuống: 10 mm, phiến lá: 10 x 12 cm), lá xanh nhạt,
bóng, mềm hơn, răng cưa sâu, lá mọc cách hình ô van, mũi mác. Sát gốc cây
lá nhẵn, không có răng c
ưa nhất là khi mọc dưới bóng cây rừng.
Vùng chè cổ thụ Suối Giàng (Nghĩa Lộ) là một bảo tàng chè độc đáo ở
Việt Nam, ở độ cao gần 1000 m trên mực biển. Vùng này gắn với nơi cư trú


8
của đồng bào H’Mông, có trên 4 vạn cây chè cổ thụ. Và theo Viện sĩ
Djemukhaze, thì ở Việt Nam còn có những cây chè cổ thụ, thân thẳng, giống
như cây Bạch dương. Những cây chè này đã sinh ra bao đời con cháu, nhưng
sức vẫn đang tuổi thanh xuân.
Hiện nay, cả 4 thứ chè trên đều đã được trồng ở Việt Nam nhưng phổ
biến hơn cả là 2 thứ chè Trung Quốc lá to (chè Trung Du xanh) và chè Shan.
2.1.3. Sự phân bố của cây chè
Sự phân bố
của cây chè chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên,
khí hậu. Cây chè phân bố chủ yếu ở Châu Á, cụ thể là Ấn Độ, Srilanca,
Inđônêxia và Việt Nam. Nơi có điều kiện khí hậu nóng và ẩm. Tuy nhiên cho
đến nay trong quá trình trồng trọt, nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật như chọn
giống, quá trình canh tác cây chè đã được trồng ở khắp các châu lục từ 42 vĩ

độ Bắc (Pochi - Liên Xô cũ) đến 27 vĩ độ Nam (Coriente - Achentina) [25].
Cây chè phân bố chủ yếu theo độ cao thấp so với mực nước biển đã tạo
nên các vùng chè, giống chè và chất lượng chè khác nhau. Các nhà khoa học
trên thế giới và ở Việt Nam đều khẳng định rằng: Những giống chè sinh
trưởng tốt ở nơi cao so với mực nước biển lớn, đều có chất lượng chè nguyên
liệu và chè thành phẩm tốt hơn nh
ững giống chè được trồng ở vùng thấp [16].
Những vùng chè nổi tiếng thế giới như Hồng Sơn (An Huy - Trung Quốc), Sư
Tử Phong (Triết Giang - Trung Quốc), Daejilinh (Ấn Độ) đều nằm ở độ cao
lớn so với mực nước biển [26].
Ở Việt Nam, sự phân bố các giống chè ở những độ cao khác nhau có sự
khác nhau rất rõ: những vùng núi cao trên 500m so với mực nước biển, có
điều kiện khí hậ
u phù hợp với yêu cầu sinh thái của giống chè Shan, một

giống chè có chất lượng tốt, đặc biệt là khi chế biến chè xanh. Ở những vùng
núi cao, do có biên độ ngày đêm lớn, ánh sáng yếu, thời gian chiếu sáng trong
ngày thường ngắn, khí hậu ẩm và có nhiều mây mù nên đã tạo ra trong chè

9
hàm lượng các hợp chất thơm cao hơn ở vùng thấp, do vậy chúng đã ảnh
hưởng tích cực đến chất lượng chè nguyên liệu và chè thành phẩm. Một số
vùng chè nổi tiếng của nước ta như: Hoàng Su Phì (Hà Giang), Tà Xùa (Sơn
La), Suối Giàng (Yên Bái), Mộc Châu (Sơn La), Bằng Phúc (Bắc Kạn), Bảo
Lộc (Lâm Đồng), đều nằm ở độ cao trên 500 m so với mực nước biển. Các
tỉnh Trung Du: Thái Nguyên, Yên Bái, Phú Thọ, có độ cao so với mự
c nước
biển dưới 500m, là nơi tập trung của các giống thuộc thứ chè Trung Quốc lá
to (chè Trung du xanh), chè Atxam (Ấn Độ) và các giống chè lai khác.
2.1.4. Khả năng nhân giống vô tính của cây chè
Cây chè có thể nhân giống vô tính bằng các hình thức như giâm cành,
chiết cành, nuôi cấy mô tế bào Nhưng trong thực tế sản xuất hiện nay, giâm
cành được áp dụng phổ biến nhất.
Nghiên cứu về khả năng nhân giống của chè ở Phú Hộ cho thấy: 1 ha
chè 4 tuổi thu
được 3 triệu hom, đem giâm có thể trồng được từ 50-70 ha chè.
Trong đó 1 ha chè thu quả chỉ trồng được 4-5 ha [9].
Những nghiên cứu về khả năng nhân giống của các giống chè PH1,
LDP1, TRI777, TH
3
ở Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cho thấy: Trung bình
mỗi cây chè của các giống này có thể cho thu hoạch từ 68,4 hom đến 129,6
hom với tỷ lệ xuất vườn khi giâm cành đạt 50,7-72,0%. Như vậy 1 ha chè để
giống đem giâm cành có thể trồng được 30-70 ha chè [17].
Theo kết quả điều tra của bộ môn Cây công nghiệp của trường đại học

Nông nghiệp 1 - Hà Nội (1972) cho thấy: Năng suất của cây chè trồng bằng
hình thức nhân giống vô tính sai khác rất rõ. Trong
đó hình thức giâm cành có
năng suất cao hơn trồng bằng hạt từ 33-45%. Cây chè trồng bằng hình thức
giâm cành vẫn giữ nguyên được những đặc tính tốt như năng suất cao, phẩm
chất tốt của cây mẹ.
Đến nay, phương pháp giâm cành chè đã được sử dụng rộng rãi ở hầu
hết các tỉnh trong cả nước. Đây là tiến bộ kỹ thuật quan trọng góp phần nhân

10
nhanh các giống chè tốt và nâng cao chất lượng chè ở nước ta. Trên cơ sở của
các kết quả nghiến cứu và cơ sở thực tiễn cho thấy các giống chè khác giâm
cành được, vậy cây chè Shan cũng giâm cành được.
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ CHÈ TRÊN THẾ GIỚI VÀ
TRONG NƯỚC
2.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới
2.2.1.1. Tình hình sản xuất
Cây chè là một thực vật có tính thích nghi tương đối mạnh, tuy nhiên
cũng đòi hỏi những yêu cầu nhất định về hoàn cảnh sinh thái, điều kiện đất
đai, nhiệt độ và lượng mưa. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như
hiện nay, bằng con đường lai tạo, chọn lọc. Cây chè đã được trồng
ở những
nơi khác xa so với nguyên sản của chúng, từ 42
0
vĩ Bắc (Gruzia) đến 27
0

Nam (Achentina), với lịch sử có từ rất lâu đời khoảng 4000 năm. Trong đó
Châu Á chiếm vị trí chủ đạo, đến Châu Đại Dương là ít nhất, địa hình trồng
chè khá lớn từ 0- 2000m so với mực nước biển. Cho đến nay đã có hơn 100

nước thuộc 5 Châu trồng và xuất khẩu chè, ngành chè đã phát triển một cách
vững chắc bước theo chân nền kinh tế phồn vinh của thế giới.
Trong những th
ập kỷ gần đây, vùng sản xuất chè không ngừng mở
rộng, diện tích cây chè tăng nhanh chóng, khoa học kỹ thuật chè phát triển
kéo theo sản lượng chè của các nước trên thế giới ngày càng cao. Phân loại
các quốc gia sản xuất chè theo sản lượng cho thấy: Sản lượng đạt trên 20 vạn
tấn/năm gồm 3 nước: Ấn Độ, Trung Quốc và Srilanca (chiếm trên 60% tổng
sản lượng chè trên thế giới). Sản lượng đạt trên 10 v
ạn tấn có 5 nước:
Inđônêxia, Kênia, Nhật Bản, Liên Xô cũ và Thổ Nhĩ Kỳ. Sản lượng đạt trên 5
vạn tấn có 12 nước, trong đó có Việt Nam. Bốn quốc gia sản xuất và xuất
khẩu chè lớn là Ấn Độ, Trung Quốc, Kênia và Srilanca [15].


11
Biểu 01: Diện tích, năng suất, sản lượng chè trên thế giới và một số nước
trồng chè chính đến năm 2005
STT Tên nước
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tạ khô/ha)
Sản lượng khô
(1000 tấn)
1 Thế giới 2460,98 12,99 3196,88
2 Trung Quốc 943,10 8,70 821,00
3 Ấn Độ 445,00 18,89 845,00
4 Srilanca 210,00 14,38 303,00
5 Kênia 140,00 20,71 290,00

6 Inđônêxia 116,00 13,76 158,84
7 Việt Nam 102,00 9,51 97,00
8 Nhật Bản 47,00 20,21 95,00
9 Thái Lan 19,00 2,94 5,60
(Nguồn: Theo FAO Start Citation 2005) [31]
Theo FAO, trong 20 năm gần đây sản xuất chè trên thế giới có xu
hướng tăng, sản lượng chè tăng 65% (từ 1,79 triệu tấn năm 1978 lên tới gần 3
triệu tấn năm 1998), phần lớn các nước sản xuất chè đều tăng sản lượng. Tính
đến năm 2005 diện tích chè thế giới đạt 2,460 triệu ha trong đó diện tích chè
Châu Á chiếm 87,7%, Châu Phi là 8,06%. Trong đó Trung Quốc là nước có
diện tích chè lớn nhất th
ế giới với diện tích 943,1 nghìn ha; Năng suất trung
bình trên thế giới đạt 12,99 tạ khô/ha. Kênia là nước có năng suất trung bình
cao năng suất bình quân thế giới đạt 20,71 tạ khô/ha; Sản lượng chè thế giới
đạt 3,196 triệu tấn. Đứng đầu thế giới là Ấn Độ có sản lượng đạt 845.000 tấn
(chiếm 26% tổng sản lượng thế giới).

12
2.2.1.2. Tình hình tiêu thụ
Chè là thứ nước uống phổ biến nhất trên thế giới, ngoài giá trị giải khát,
nước chè còn có giá trị dinh dưỡng và giá trị dược liệu, do vậy nhu cầu tiêu
thụ chè trên thế giới ngày càng tăng. Năm 2000, tiêu thụ chè của thế giới là
2,214 nghìn tấn dự báo đến năm 2010 sẽ tăng lên 2,413 nghìn tấn, tốc độ tiêu
thụ giai đoạn 1999 - 2000 là 2,2% dự báo giai đoạn 2000 - 2010 sẽ là 0,8%.
Về mức tiêu th
ụ bình quân đầu người thì các nước có mức tiêu thụ bình
quân đầu người cao nhất là Quatar và Ailen bình quân tiêu thụ trên 3
kg/người/năm, các nước có mức tiêu thụ từ 2 - 3 kg/người/năm là: Anh, Irắc,
Cô Oét, Thổ Nhĩ Kỳ; Các nước có mức tiêu thụ từ 1- < 2 kg/người/năm là
Braxin, Hồng Kông, Jocdani, Arapxêut, Srilanca, Xiri, Ai Cập, Tuynidi,

Australia và Niudilan [24].
Theo dự báo của tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), nhập
khẩu chè đen thế giới năm 2005 ước đạt 1,27 triệu t
ấn, tăng trung bình hàng
năm là 2,3 %. Trong đó, nhu cầu nhập khẩu của các nước đang phát triển tăng
khá cao, tăng tới 3,1 % đạt 626.000 tấn. Nhập khẩu của các nước phát triển
chỉ tăng 1,6 %, đạt 642.000 tấn. Trong đó, những thị trường nhập khẩu lớn là
các nước thuộc Liên Xô cũ, Pakistan, Anh, Ai Cập và Mỹ chiếm tới 51% nhu
cầu nhập khẩu chè của thế giới.
Xuất khẩu chè nă
m 2005 của toàn thế giới ước đạt 1,292 triệu tấn là
2,5%. Trong đó, lượng xuất khẩu của Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xia,
Srilanca và Kênia chiếm tới 75% tổng sản lượng xuất khẩu của toàn cầu.


13
Biểu 02: Sản lượng tiêu thụ của một số quốc gia trên thế giới
Đơn vị: 1000 tấn
Năm
Nước
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Achentila 259,37 282,25 257,78 247,57 254,07 264,89
Băng la đét 36,32 39,07 41,96 44,93 48,09 50,82
Bra xin 511,84 481,73 575,91 476,89 414,51 359,02
Chi lê 17,66 17,84 19,23 21,35 23,68 25,97
Trung quốc 482,18 483,22 465,39 531,37 614,57 553,44
Ấn độ 658,39 667,68 675,44 681,66 685,8 688,48
In-đô-nê-xia 61,96 58,12 61,1 65,9 68,78 70,28
I ran 66,36 64,09 61,66 56,93 48,41 40,52
Kênia 28,77 16,65 15,.42 26,73 32,65 39,02

Ma rốc 38.28 36.24 40.35 43.36 43.58 44.81
Pakixtan 109.98 105.89 102.26 106.6 111.93 119.21
Liên bang Nga 166.31 168.16 167.94 168.5 171.23 175.32
Thổ nhĩ kỳ 156.63 155.09 161.88 180.59 177.52 119.59
Anh 134.44 133.64 131.29 126.79 124.62 124.01
Hoa kỳ 102.27 104.58 106.25 108.31 111.01 114.05
Pa ra goay 64.78 72.11 78.05 80.6 83.31 82.92
(Nguồn: Số liệu FAO,2006)
Qua biểu 02 cho thấy: Hai nước có diện tích, sản lượng chè lớn nhất là
Ấn Độ và Trung Quốc cũng là hai nước có nhu cầu tiêu thụ chè lớn nhất thế
giới. Các nước như Anh, Mỹ sẽ là thị trường tiềm năng cho những nước
xuất khẩu chè [35].

14
Biểu 03: Kim ngạch xuất khẩu chè của một số nước xuất khẩu
chính trên thế giới
Đơn vị:1000 tấn
Năm Trung Quốc Ấn Độ Kênia Srilanca
1996 185,04 138,36 261,82 218,79
1997 215,39 191,47 199,23 267,73
1998 227,51 201,80 263,69 270,94
1999 209,53 177,51 245,72 268,33
2000 238,11 200,87 217,29 287,00
2001 258,64 177,60 207,24 293,53
2002 259,04 181,67 88,37 290,57
2003 266,22 174,25 293,75 297,01
2004 285,69 174,90 284,32 298,91
2005 291,21 159,15 313,20 177,32
(Nguồn: Số liệu FAO,2006)
2.2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè ở Việt Nam

2.2.2.1. Tình hình sản xuất
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, Việt Nam có điều kiện
thích hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển, tuy nhiên cây chè chỉ thực sự
được quan tâm và đầu tư sản xuất từ những năm đầu của thế kỷ 20 trở lại đây.
Cây chè Việt nam được chính thức khảo sát nghiên cứu vào năm 1885 do
ngườ
i Pháp tiến hành. Sau đó vào các năm 1890 - 1891 người Pháp tiếp tục
điều tra và thành lập đồn điền trồng chè đầu tiên ở Việt Nam năm 1890 ở tỉnh
Phú Thọ và thành lập các trạm nghiên cứu chè ở Phú Hộ (1918), Pleicu
(1927) và Bảo Lộc (1931) [31].

15
Thời kỳ đầu (1890) Việt Nam có khoảng 300 ha, đến năm 1939 chúng
ta có khoảng 13.408 ha với sản lượng 10.900 tấn búp khô đứng thứ 6 trên thế
giới theo Nguyễn Văn Kính (1979) [15].
Trong thời gian chiến tranh 1945-1954 do ảnh hưởng của chiến tranh
nên sản xuất chè bị đình trệ, diện tích năng suất, sản lượng chè giảm nghiêm
trọng. Sau khi hoà bình được lập lại cây chè lại được chú trọng phát triển, các
nông trường được thành lậ
p, các vùng kinh tế mới và lúc này thị trường được
mở rộng. Năm 1977, cả nước có 44.330 ha sản lượng là 17.890 tấn chè búp
khô. Đến năm 1985 cả nước có 52.047 ha, sản lượng đạt 25.392 tấn chè búp
khô "theo báo cáo định hướng phát triển của ngành chè" (1985) [36].
Giai đoạn sau chiến tranh (1954-1990), sản xuất chè được phục hồi trở
lại, năm 1990 diện tích chè cả nước đã có 60 nghìn ha, sản lượng đạt 32,2
nghìn tấn khô (tăng 53% so với năm 1980). Công nghi
ệp chế biến phát triển
mạnh, nhiều cơ sở sản xuất, nhiều nhà máy chế biến chè xanh, chè đen được
thành lập với sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc, sản phẩm chế biến chủ
yếu được xuất khẩu sang các nước Đông Âu và Liên Xô (cũ). Trong thời kỳ

này một số tổ chức sản xuất, kinh doanh chè của cả nước được thành lập như:
Tổng công ty chè Vi
ệt Nam (VINATEA) năm 1987; Hiệp hội chè Việt Nam
(VITAS) năm 1988; Viện Nghiên cứu chè Phú Hộ năm 1988;
Sau năm 1990, do biến động tại thị trường Liên Xô cũ và Đông Âu, sản
xuất chè ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thị trường truyền thống (Liên Xô và
Đông Âu) giảm sút, thị trường mới chưa được mở ra hoặc công nghệ chưa kịp
đổi mới nên chưa đáp ứng được yêu cầu của th
ị trường mới (Tây Âu).
Từ năm 1995 trở lại đây, cùng với sự đổi mới về quản lý ngành chè,
nhiều hình thức liên doanh liên kết được hình thành (với các nhà sản xuất
Nhật Bản, Đài Loan, ) cơ chế quản lý được đổi mới, nhiều công nghệ tiên
tiến được đầu tư, đã khắc phục và phát triển ngành chè trở lại, diện tích, năng
suất, sản lượng và giá trị xu
ất khẩu chè ngày càng tăng. Với trên 150 đầu

16
mối xuất khẩu chè Việt Nam hiện đã thâm nhập vào thị trường trên 40 nước,
trong đó các thị trường xuất khẩu chè chủ lực như Pakistan, Đài Loan,
Inđonêsia, Trung Quốc, Mỹ, Malaysia đến nay, cây chè đã thực sự là cây
trồng mũi nhọn và là cây trồng chiến lược của vùng Trung Du miền núi phía
Bắc và Tây Nguyên.
Biểu 04: Diện tích, năng suất, sản lượng chè Việt Nam 10 năm trở lại đây

Năm
Diện tích
(ha)
DTK.
doanh
(ha)

S. lượng
(tấn
khô)
N. suất
(tấn
khô/ha)
S. lượng
x. khẩu
(tấn)
Kim ngạch
(1000USD)
Bình quân
(USD/tấn)
1996 74.800 62.400 46.800 0,75 20.800 31.200 1.500
1997 78.600 61.794 48.200 0,78 32.340 45.922 1.420
1998 79.100 63.250 50.600 0,76 33.215 44.840 1.350
1999 84.800 65.625 52.500 0,80 36.440 45.149 1.239
2000 87.700 70.000 63.700 0,91 55.660 69.650 1.250
2001 95.600 80.000 76.800 0,96 68.217 78.406 1.149
2002 108.000 86.000 89.440 1,04 74.812 82.572 1.103
2003 116.000 93.000 106.950 1,15 60.628 59.840 0.961
2004 120.000 102.000 119.050 1,21 99.351 95.550 0.961
2005 123.742 105.000 133.350 1,27 97.920 96.887 1.102
(Nguồn: Số liệu thống kê của Hiệp hội Chè Việt Nam) [11]
Qua bảng số liệu ở biểu 04 cho ta thấy: Diện tích, năng suất và sản
lượng xuất khẩu chè trong giai đoạn 1996 - 2005 liên tục tăng trưởng. Từ năm
1996 đến năm 2005 diện tích chè tăng từ 74.800 ha lên 123.742 ha (tăng
60%), trong đó diện tích chè kinh doanh tăng từ 62.400 ha lên 105.000 ha
(tăng 68%). Sản lượng chè búp khô các loại tăng từ 46.800 tấn lên 133.350
tấn (tă

ng 284,9%). Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 31.200.000 USD lên
96.887.000 USD (tăng 290,6%).

17
2.2.2.2. Tình hình tiêu thụ
Uống trà là một nét văn hoá ẩm thực Việt Nam. Phần lớn chè tiêu thụ
nội địa là chè xanh, với 90% sản lượng chè xanh được tiêu thụ ngay trên thị
trường trong nước (Accenture 2000). ở một số vùng nông thôn, tập quán uống
chè tươi phổ biến hơn, tuy nhiên hầu hết chè được bán ra đều là chè chế biến
thô sơ.
Chè đen chỉ được tiêu thụ ở các thành phố lớn, nhưng cũng chỉ chi
ếm
1% tổng mức tiêu thụ. Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu đối với các loại chè đen
ướp hương liệu đang tăng nhanh ở khu vực thành thị, nhãn hiệu đầu tiên được
giới thiệu bởi Dilmah, một công ty của Srilanca. Ước tính Lipton và Dilmah
chiếm khoảng 70% thị phần ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp. Các
sản phẩm chế biến từ chè khác như nước giải khát, kẹo và bánh quy hiện chưa
có mặt tại Vi
ệt Nam.
Chè trồng ở các vùng phía Bắc như Thái Nguyên, Sơn La, Hà Giang và
Yên Bái được tiêu thụ khá phổ biến ở Hà nội và các thành phố khác ở miền
Bắc, trong khi chè Lâm Đồng chủ yếu được tiêu thụ ở thành phố Hồ Chí
Minh và các tỉnh phía Nam. Chè xanh ướp hoa nhài, hoa sen và các loại hoa
có hương thơm khác cũng khá phổ biến, chiếm khoảng 20% tiêu thụ nội địa.
Mặc dù có truyền thống uống trà từ lâu đời, nhưng theo báo cáo của
FAO, tiêu thụ chè bình quân đầu ng
ười ở Việt Nam năm 1997 chỉ đạt 260g,
thấp hơn nhiều so với các nước Châu Á có tập quán uống trà khác (Hồng
Công 1400g; Đài Loan 1300g; Nhật Bản 1050g; Trung Quốc 340g). Tuy
nhiên, từ năm 2000 đến năm 2005, tiêu thụ chè bình quân đầu người của Việt

Nam tăng 5% lên 380g.
Trong khi xuất khẩu chè có chiều hướng tăng lên thì nhu cầu tiêu thụ
nội địa cũng biến động mạnh. Chè xuất khẩu chủ yếu dưới dạng thô hoặ
c sơ

18

×