Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động trồng trọt tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000-2013 và đề xuất giải pháp ứng phó cho giai đoạn 2014-2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 90 trang )

i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
***




NGÔ NGỌC DUNG



ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HOẠT
ĐỘNG TRỒNG TRỌT TẠI HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN
GIAI ĐOẠN 2000 - 2013 VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ
CHO GIAI ĐOẠN 2014 - 2030





LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC





Hà Nội - 2015
ii



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
***



NGÔ NGỌC DUNG


ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HOẠT
ĐỘNG TRỒNG TRỌT TẠI HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN
GIAI ĐOẠN 2000 - 2013 VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ
CHO GIAI ĐOẠN 2014 - 2030


Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60440301


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC - GVCC: PGS.TS. LƯU ĐỨC HẢI





Hà Nội - 2015

iii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lưu Đức Hải, người đã tận tình
hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến UBND huyện Nghi Lộc – tỉnh Nghệ An đã
giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình thực hiện tại địa phương.
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Môi trường – Trường Đại học Khoa học tự
nhiên cùng các thầy, cô giáo đã dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức bổ ích cho tôi
trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới những đồng nghiệp tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Vinh đã tạo điều kiện về thời gian cũng như tham khảo tài liệu để hoàn thành
luận văn này. Đồng thời cảm ơn đến gia đình đã động viên tinh thần trong quá trình
thực hiện luận văn này.

Hà Nội, ngày …. tháng 2 năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN




Ngô Ngọc Dung

iv


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu

trong luận văn là trung thực, không sử dụng số liệu của các tác giả khác khi chưa
được công bố hoặc chưa được sự đồng ý. Những kết quả nghiên cứu của tác giả
chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, ngày …. tháng 2 năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN



Ngô Ngọc Dung

v


MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.

TÍNH

CẤP

THIẾT

CỦA

ĐỀ


TÀI

NGHIÊN

CỨU 1
2.

MỤC

TIÊU

CỦA

ĐỀ

TÀI 2
CHƯƠNG 1 3
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
1.1.

ĐIỀU

KIỆN

TỰ

NHIÊN

CỦA


HUYỆN

NGHI

LỘC 3
1.1.1. Vị trí địa lí 3
1.1.2. Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng 5
1.1.3. Điều kiện khí tượng – thủy văn 8
1.1.4. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên 9
1.2.

ĐIỀU

KIỆN

KINH

TẾ



HỘI



ĐẶC

ĐIỂM

HOẠT


ĐỘNG

TRỒNG

TRỌT
11
1.2.1. Cơ cấu ngành và tăng trưởng kinh tế huyện Nghi Lộc 11
1.2.2. Điều kiện xã hội 12
1.3.

BIẾN

ĐỔI

KHÍ

HẬU



CÁC

BIỂU

HIỆN

CỦA

BIẾN


ĐỔI

KHÍ

HẬU

TẠI

ĐỊA

PHƯƠNG

ĐẾN

NĂM

2030 19
1.3.1. Khái niệm biến đổi khí hậu và các biểu hiện của biến đổi khí hậu ở địa
phương đến năm 2030 19
1.3.2. Các kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam và những dự báo thay đổi các
yếu tố khí hậu ở địa phương đến năm 2030 24
1.4.

TÍNH

NHẠY

CẢM




TỔN

THƯƠNG

DO

BIẾN

ĐỔI

KHÍ

HẬU

ĐẾN

HOẠT

ĐỘNG

TRỒNG

TRỌT 29
1.5.1. Trên thế giới 30
1.5.2. Ở Việt Nam 31
vi

CHƯƠNG 2 34

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1.

ĐỐI

TƯỢNG,

PHẠM

VI

NGHIÊN

CỨU 34
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 34
2.1.2. Phạm không gian vi nghiên cứu 34
2.2.

PHƯƠNG

PHÁP

TIẾP

CẬN



PHƯƠNG


PHÁP

NGHIÊN

CỨU 34
2.2.1. Phương pháp tiếp cận 34
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 35
CHƯƠNG 3 38
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38
3.1.

BIỂU

HIỆN



DỰ

BÁO

BIẾN

ĐỔI

KHÍ

HẬU

HUYỆN


NGHI

LỘC

ĐẾN

NĂM

2030 38
3.1.1. Chế độ nhiệt 38
3.1.2. Chế độ mưa 39
3.1.3. Xâm mặn 40
3.1.4. Nước biển dâng 40
3.1.5. Thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác 41
3.2.

HIỆN

TRẠNG

SẢN

XUẤT



TÍNH

NHẠY


CẢM

VỚI

BIẾN

ĐỔI

KHÍ

HẬU

CỦA

HOẠT

ĐỘNG

TRỒNG

TRỌT

TẠI

HUYỆN

NGHI

LỘC,


TỈNH

NGHỆ

AN
41
3.2.1. Hiện trạng sản xuất ngành trồng trọt 41
3.2.2. Tính nhạy cảm với biến đổi khí hậu của hoạt động trồng trọt huyện Nghi
Lộc, tỉnh Nghệ An 49
3.3.

ĐÁNH

GIÁ



DỰ

BÁO

NHỮNG

ẢNH

HƯỞNG

VẢ


TỔN

THƯƠNG

HOẠT

ĐỘNG

TRỒNG

TRỌT

TRÊN

ĐỊA

BÀN

HUYỆN

NGHI

LỘC

ĐẾN

NĂM

2030
50

3.3.1. Nước biển dâng 50
3.3.2. Xâm mặn 52
vii

3.3.3. Tác động của gia tăng nhiệt độ 53
3.3.4. Thay đổi lượng mưa 53
3.4.

ĐỀ

XUẤT

CÁC

GIẢI

PHÁP

ỨNG

PHÓ

VỚI

BIẾN

ĐỔI

KHÍ


HẬU

TRONG

LĨNH

VỰC

TRỒNG

TRỌT

HUYỆN

NGHI

LỘC 54
3.4.1. Giải pháp cho giai đoạn 2014-2020 54
3.4.2. Giải pháp cho giai đoạn 2020 - 3020 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
I.

KẾT

LUẬN 68
II.

KIẾN

NGHỊ 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
viii

MỤC LỤC BẢNG


Bảng 1
.1
. Số đợt rét đậm, rét
hại ở Nghệ An……………………………………22

Bảng
1.
2. Số đợt nắng nó
ng sảy ra ở Nghệ An…………………………
……
23

Bảng
1.
3. Cơn bảo ảnh hưởn
g trực tiếp từ 1980-2010…………….
…… ………
23

Bảng
1.
4. Nhiệt độ không khí trung bìn
h từng thập kỷ tỉnh Nghệ An……
…….

24

Bảng 1.5. Mức tăng nhiệt độ trung bình tỉnh Nghệ An so với thời kỳ 1980-1999 theo
kịch bản phát thải trung bình B2……………………… …… ……………….……25
Bảng
1.
6. Mức thay đổi (%) lương mưa trung bình tỉnh Nghệ An so với thời kỳ 1980-
1999 theo kịch bản phát thải trung bình B2…………………………………………
25

Bảng
1.
7. Nước biển dâng theo k
ịch thải thấp (cm)……………………… …….
2
6

Bảng
1.
8. Nước biển dâng theo k
ịch thải trung bình (cm)……………………
… 2
7

Bảng 1.9. Nước biển dâng theo kịch thải cao (cm)……… …………… ……….27
Bảng
1.
10. Diện tích có nguy cơ bị ngập theo các kịch bản nước biển dâng (% diện
tích)…………………………………………………………………… ………….…2
8

Bảng 2.
1. Bảng ma trận chỉ số tổn thương
…………………………………
….

3
7

Bảng 3.
1. Tổng lượng mưa qua
từng thập kỷ tỉnh Nghệ An………………


3
9

Bảng 3.
2. Diện tích đất nông nghiệp bị ngập kh
i nước biển dâng tỉnh Nghệ An
.
51

Bảng 3.3. Dự báo đất lúa bị ngập nước biển huyện Nghi Lộc…….………… 52
Bảng 3.4. Tổng hợp cải tiến mô hình canh tác lúa thích ứng với BĐKH…… ….58
Bảng 3.
5. Tổng hợp cải tiến mô hình canh
tác lạc thích ứng với BĐKH…… …
.
61


Bảng 3.6. Tổng hợp các phương hướng cải tiến mô hình canh tác ngô thích ứng với
biến đổi khí hậu………………………………………………………… ………… 65

ix


DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1.1. Sơ đồ vị trí huyện Nghi Lộc 4
Hình 1.2. Bãi biển Nghi Lộc…………………………………………. 10
Hình 1.3. Khu du lịch Bãi Lữ………………………………………… 10

Hình 1.4. Hệ thống giao thông nội đồng của huyện Nghi Lộc……… 17

Hình 1.5. Hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuát lúa của huyện Nghi
Lộc
17

Hình 3.1. Cây lúa ở huyện Nghi Lộc 42

Hình 3.2. Cây ngô ở huyện Nghi Lộc 43

Hình 3.3. Cây lạc ở huyện Nghi Lộc 45
Hình 3.4. Cây vừng ở huyện Nghi Lộc 46

Hình 3.5. Trồng rau ở huyện Nghi Lộc 46





x


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3.1. Diễn biến diện tích, sản lượng lúa giai đoạn 2001-2013 43

Biểu đồ 3.2. Diễn biến diện tích, sản lượng ngô giai đoạn 2001-2013
.……
……

44

Biểu đồ 3.3. Diễn biến diện tích, sản lượng lạc giai đoạn 2001-
2013…… ………


45

xi


DANH MỤC VIẾT TẮT
BĐKH Biến đổi khí hậu
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
UBND Ủy ban nhân dân
HST Hệ sinh thái
NBD Nước biển dâng

NN&PTNT Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn
TN&MT Tài nguyên & Môi trường
UNCCD NAP Văn phòng Công ước chống sa mạc hóa
AEZ Phân vùng khí hậu
IRRI Viện nghiên cứu lúa Quốc tế
FAO Tổ chức nông lương thế giới
IPCC Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu
UNDP Chương trình phát triển liên hợp Quốc
PRA PP điều tra nông thôn có sự tham gia của người dân
KHKTTV&MT Khoa học khí tượng Thủy văn & Môi trường
0

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiêt của Đề tài nghiên cứu
Trong bối cảnh toàn cầu đang chịu những ảnh hưởng to lớn của biến đổi khí
hậu, ngành nông nghiệp mỗi quốc gia phải đối mặt với nhiều thách thức và đòi hỏi
những giải pháp thích ứng nhằm đảm bảo tình hình sản xuất và an ninh lương thực
[15]. Việt Nam là một trong các quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu [3]. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong 50 năm
qua nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,7
o
C và mực nước biển đã dâng
khoảng 20 cm [3]. Sự gia tăng cường độ của thiên tai và tần suất các hiện tượng thời
tiết cực đoan trong những năm qua đã gây nên những tổn thất lớn về kinh tế, xã hội
[3]. Trước những thách thức từ biến đổi khí hậu, các mục tiêu thiên niên kỷ và sự
phát triển bền vững của quốc gia trong tương lai có khả năng sẽ không đạt được nếu
không có những giải pháp ứng phó kịp thời.

Hoạt động trồng trọt tại Việt Nam thường có quy mô nhỏ, phương thức canh
tác lạc hậu, phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên nên rất nhạy cảm và dễ chịu
tác động bởi sự thay đổi của các yếu tố thời tiết [21]. Sự gia tăng nhiệt độ, thời tiết
cực đoan có khả năng gây nên những thất thoát về năng suất cây trồng và lợi nhuận
sản xuất. Bên cạnh đó, hiện tượng xâm nhập mặn và suy thoái đất do nước biển
dâng càng gia tăng tính dễ tổn thương của hoạt động hoạt đông trồng trọt [19]. Việt
Nam có hơn 48% lực lượng lao động tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp và
khoảng 68% dân số sinh sống tại các khu vực nông thôn [8]. Nhận thức được mối
nguy hiện hữu, việc đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và đề xuất những giải
pháp ứng phó đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung, trồng trọt nói
riêng là việc làm cấp thiết để duy trì sự phát triển bền vững quốc gia [3].
Nghi Lộc là một huyên ven biển của tỉnh Nghệ An, có diện tích tự nhiên
347,70 km
2
, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 143.1 km
2
. Huyện Nghi Lộc
có đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có địa hình đa dạng với địa hình thấp
dần từ Tây sang Đông bao gồm vùng đồng bằng và bán sơn địa. Khí hậu khu vực
2

Nghi Lộc có thể phân thành 2 mùa rõ rệt và sự chênh lệch nhiệt độ hai mùa khá cao.
Mùa khô từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình từ 23,5 đến 24,5
o
C, vào tháng
7 nhiệt độ có thể lên đến 40
o
C. Mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 4, nhiệt độ trung
bình 19.5 đến 20.5
o

C. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1900 mm, lớn nhất
2.600 mm và nhỏ nhất 1.100 mm. Lượng mưa phân bố không đều và chủ yếu tập
trung vào khoảng cuối tháng 8 đến tháng 10, đây là thời điểm thường xảy ra lũ lụt
(Cổng thông tin điện tử huyện Nghi Lộc, Nghệ An). Là địa phương nhạy cảm với
biển đổi khí hậu, Nghi Lộc có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thời tiết cực
đoan, xâm nhập mặn và suy thoái đất. Do đó, hoạt động hoạt động trồng trọt tại
Nghi Lộc cần phải được đánh giá và dự báo trước những tác động của biến đổi khí
hậu và đề xuất những giải pháp hiệu quả nhằm đảm bảo phát triển bền vững hoạt
động hoạt động trồng trọt. Nghiên cứu “Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
đến hoạt động trồng trọt tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2013
và đề xuất giải pháp ứng phó cho giai đoạn 2014 - 2030” sẽ cung cấp những dẫn
liệu quan trọng về đánh giá tính nhạy cảm của hoạt động hoạt động trồng trọt và
góp phần đưa ra những giải pháp ứng phó phù hợp cho địa bàn cấp huyện điển hình
tại huyện Nghi Lộc, làm tiền đề cho việc nghiên cứu khả năng áp dụng tại một số
địa phương khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và tính tổn thương của hoạt động
trồng trọt tại huyện Nghi Lộc, Nghệ An giai đoạn 2000 – 2013.
- Dự báo sự thay đổi của các yếu tố khí hậu và khả năng bị tổn thương của hoạt
động sản xuất trồng trọt giai đoạn 2014 – 2030.
- Đề xuất các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cho sản xuất trồng trọt tại
huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2014-2030.

3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA HUYỆN NGHI LỘC
1.1.1. Vị trí địa lí

Huyện Nghi Lộc là huyện đồng bằng lớn thứ 3 sau huyện Quỳnh Lưu và Yên
Thành của tỉnh Nghệ An. Với dân số 195.847 người, diện tích tự nhiên của huyện
34.767,02 ha; gồm 29 xã và 1 thị trấn.
Huyện Nghi Lộc phía Đông trông ra biển Đông và giáp Thị xã Cửa Lò, phía
Đông Nam giáp huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), phía Nam giáp Thành phố Vinh và
huyện Hưng Nguyên, phía Tây Nam giáp huyện Nam Đàn, phía Tây giáp huyện Đô
Lương, phía Tây Bắc giáp huyện Yên Thành và phía Bắc giáp huyện Diễn Châu.
Nghi Lộc có mạng lưới giao thông thuận lợi như đường bộ, đường sắt, đường
thuỷ. Có nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua địa bàn huyện như: Quốc lộ
1A (dài 16km); Quốc lộ 46 (dài 8km); Đường sắt Bắc - Nam (dài 16km); sân bay
Vinh; tỉnh lộ 534 (dài 28km); tỉnh lộ 535 (dài 12km). Với chiều dài 14 km bờ biển,
có 2 con sông lớn chảy qua địa bàn là Sông Cấm (dài 15km) và Sông Lam (dài
6km). Hệ thống đường liên huyện, liên xã, liên thôn cơ bản đã được nhựa hoá và bê
tông hoá tạo thành mạng lưới giao thông của huyện khá hoàn chỉnh; thuận lợi cho
việc lưu thông giữa huyện với Thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các huyện trong
tỉnh. Huyện Nghi Lộc do đó có vị trí quan trọng trong việc giao thương phát triển
kinh tế và công tác đảm bảo an ninh quốc phòng của tỉnh Nghệ An.
Địa bàn của huyện nằm liền kề với Thành phố Vinh - Đô thị loại I. Trung
tâm kinh tế, văn hoá của vùng Bắc Trung Bộ (Quyết định số 239/2005/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ).
Với vị trí thuận lợi như trên, huyện Nghi Lộc có tiềm năng khai thác các lợi
thế trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá và hiện
đại hoá và hoà nhập với xu thế phát triển của tỉnh và khu vực.
4


Hình 1.1. Sơ đồ vị trí huyện Nghi Lộc






5

1.1.2. Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng
1.1.2.1. Địa hình
Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển, địa hình đa dạng, có hướng thấp dần từ
Tây sang Đông và có thể chia thành 2 vùng lớn:
a. Vùng bán sơn địa
Vùng bán sơn địa nằm ở phía Tây và Tây Bắc của huyện có nhiều đồi núi
cao, địa hình chia cắt mạnh bởi những khe suối. Trong vùng tồn tại những vùng
đồng bằng phù sa xen kẽ tương đối rộng, một số hồ đập lớn được xây dựng; nên đây
đồng thời là vùng cung cấp lương thực cho huyện, với diện tích đất tự nhiên khoảng
18.083 ha, chiếm 52% so với tổng diện tích của cả huyện. Vùng bán sơn địa bao
gồm các xã Nghi Lâm, Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi Mỹ, Nghi Văn, Nghi
Kiều, Nghi Phương, Nghi Hưng, Nghi Đồng. Vùng này có diện tích khá lớn nhưng
tập trung ít dân cư (khoảng 57.842 người), chiếm 31,4% tổng dân số của cả huyện.
b. Vùng đồng bằng
Vùng đồng bằng nằm ở trung tâm và phía Đông, Đông Nam của huyện, có địa
hình tương đối bằng phẳng, với số lượng nhỏ núi thấp xen kẽ, độc lập, độ cao chênh
lệch từ 0,6- 5,0 m. Tổng diện tích tự nhiên của vùng khoảng 16.686 ha, chiếm 48%
so với diện tích của cả huyện. Do đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng vùng đồng bằng
có thể phân thành 2 phụ vùng:
Phụ vùng đồng bằng thấp hoặc trũng: được cấu thành chủ yếu bằng đất phù sa
của hệ thống sông Cả, có độ cao địa hình từ 0,6- 3,5 m, nguồn nước khá dồi dào.
Đây là vùng trọng điểm lúa của huyện, gồm các xã Nghi Vạn, Nghi Diên, Nghi
Hoa, Nghi Thuận và một phần của Nghi Long, Nghi Tiến, Nghi Yên, Nghi Xá,
Nghi Trung.
Phụ vùng đồng bằng cao: được cấu thành chủ yếu là đất cát biển, có độ cao từ
1,5- 5,0 m, là vùng đất màu của huyện. Phụ vùng bao gồm các xã Nghi Trường,

Nghi Thịnh, Nghi Thạch, Nghi Long, Nghi Xá, Nghi Khánh, Nghi Yên, Nghi Tiến,
Nghi Thiết, Nghi Thái, Phúc Thọ, Nghi Xuân, Nghi Phương, Nghi Trung, Nghi
Quang.
6

J1.1.2.2. Đất đai, thổ nhưỡng
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Nghi Lộc là 34.800,96 ha được phân bố
tại 30 xã và thị trấn, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 24.404, 12 ha chiếm
70,13% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất nông nghiệp được phân chia thành đất
sản xuất nông nghiệp là 14.821,57 ha, đất lâm nghiệp là 9.046,46 ha và đất thủy sản
là 492,23 ha. Diện tích đất phi nông nghiệp còn lại là 7.271,32 ha chiếm 20,89%
diện tích đất tự nhiên và diện tích đất chưa sử dụng còn 3.125,52 ha chiếm 8,98%
diện tích đất tự nhiên.
Theo điều tra thổ nhưỡng, tài nguyên đất của Nghi Lộc có các loại chính sau:
a) Đất phù sa cũ bị Feralit hóa:
Loại đất này tập trung hầu hết các xã vùng lúa (xã Nghi Lâm, Nghi Kiều, Nghi
Hưng, Nghi Mỹ, Nghi Phương, Nghi Long, Nghi Hoa, Nghi Thuận, Nghi Diên,
Nghi Vạn, Nghi Trung, Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi Quang, Nghi Xá,
Nghi Khánh, Nghi Hợp, Nghi Thịnh, Nghi Phong, Nghi Xuân, Nghi Thái, Phúc
Thọ, Nghi Thạch và Nghi Trường) đất có nguồn gốc từ phù sa hệ thống Sông Lam
có diện tích khoảng 6.540ha chiếm 18,81% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Đất
có hàm lượng chất dinh dưỡng trung bình đến nghèo.
b) Đất Feralit biến đổi do trồng lúa:
Loại đất này phân bố ở các xã Nghi Kiều, Nghi Văn, Nghi Đồng, có diện tích
2.629ha chiếm 7,56% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Quá trình feralit tầng mặt
đã bị hạn chế, tính chất đất thay đổi, đất được sử dụng để trồng Lúa tương đối ổn
định.
c) Đất dốc tụ:
Loại đất này có diện tích khoảng 235ha, chỉ chiếm 0,68% tổng diện tích tự nhiên
của huyện, nằm rải rác ở các xã Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi Kiều. Đất

có nguồn gốc là trầm tích sông, biển và sông biển hỗn hợp, thường được sử dụng để
trồng hoa màu như: lạc, đậu, vừng, khoai, sắn hoặc trồng cây lâm nghiệp.
d) Đất Feralit vàng đỏ vùng đồi:
7

Loại đất này có ở các xã vùng bán sơn địa như Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam,
Nghi Văn, Nghi Kiều, Nghi Mỹ, Nghi Đồng với diện tích khoảng 3.852ha chiếm
11,08% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Đây là loại đất quan trọng của huyện
dùng để làm vườn, trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp khá tốt.
e) Đất Feralit xói mòn:
Loại đất này phân bố ở các vùng núi cao, nhiều nhất là vùng bán sơn địa, có diện
tích khoảng 7.177,32 ha chiếm 20,64% tổng diện tích. Hiện tại phần lớn đã được
trồng rừng để bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.
f) Đất mặn:
Loại đất này phân bố ở vùng hạ lưu Sông Cấm thuộc các xã Nghi Phương, Nghi
Đồng, Nghi Thuận, Nghi Hoa, Nghi Long, Nghi Xá, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi
Quang và rải rác ở một số xã ven biển. Loại đất này thường bị ảnh hưởng của nước
mặn thuỷ triều với diện tích 977,59 ha chiếm 2,87% tổng diện tích tự nhiên của
huyện. Sau khi xây dựng đập Nghi Quang ngăn mặn giữ ngọt nên một số diện tích
đã cải tạo để trồng lúa và nuôi trồng thuỷ sản.
g) Đất phù sa không được bồi:
Loại đất này có ở các xã vùng Lúa dọc theo hai bên Sông nhà Lê, Sông Cấm diện
tích có khoảng 3.371,33ha chiếm 9,7% tổng diện tích.
(h) Đất cát cũ ven biển:
Loại đất này phân bố hầu hết ở các xã vùng màu, diện tích khoảng 5.911,24 ha
chiếm 17,0% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Đây là loại đất có diện tích lớn
nhất của huyện, đất có thành phần là cát pha, hàm lượng sét thấp, phù hợp cho các
loại rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
i) Đất cồn cát:
Loại đất này có ở tất cả các xã ven biển như Nghi Thịnh, Nghi Xá, Nghi Trường,

Nghi Thạch, Nghi Ân, Nghi Xuân, Nghi Phong, Nghi Thái, Phúc Thọ, với diện
tích khoảng 1.376,19 ha chiếm 3,96% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Đây là loại
đất được sử dụng để trồng cây chắn gió, chắn cát và trồng một số cây chịu hạn như:
lạc, đậu, vừng,…
8

1.1.3. Điều kiện khí tượng – thủy văn
1.1.3.1. Khí hậu, thời tiết
Khí hậu huyện Nghi Lộc mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu Bắc Bộ và Bắc
Trung Bộ, chịu ảnh hưởng của khí hâu nhiệt đới ẩm gió mùa với một số đặc trưng:
- Chế độ nhiệt: Có 2 mùa rõ rệt và biên độ chênh lệch giữa hai mùa khá cao,
mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình từ 23,5- 24,5
0
C, tháng nóng
nhất là tháng 7, nhiệt độ có thể lên tới 40
0
C. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm
sau, nhiệt độ trung bình từ 19,5- 20,5
0
C, nhiệt độ có lúc xuống thấp đến 6,2
0
C. Số
giờ nắng trung bình năm là 1.637 giờ.
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.900 mm, lớn nhất khoảng
2.600 mm, nhỏ nhất 1.100 mm. Lượng mưa phân bố không đều mà tập trung chủ
yếu vào nửa cuối tháng 8 đến tháng 10, đây là thời điểm thường diễn ra lũ lụt.
Lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 4, chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm.
- Chế độ gió: Có 2 hướng gió chính:
+ Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau.

+ Gió Đông xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn ảnh hưởng bởi luồng gió phơn Tây Nam (gió
Lào), mang đặc trưng của thời tiết đặc trưng vùng Bắc Trung Bộ. Gió phơn ở Nghi
Lộc thường xuất hiện vào tháng 6, 7, 8; gây ra khô, nóng và hạn hán, ảnh hưởng đến
sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân trên phạm vi toàn huyện.
- Những đặc trưng về khí hậu là: Biên độ nhiệt độ giữa các mùa trong năm lớn,
chế độ mưa tập trung vào mùa mưa bão (tháng 8- tháng 10), mùa nắng nóng có gió
Lào khô hanh.
1.1.3.2. Chế độ thủy văn
Nguồn nước mặt: Nghi Lộc có nguồn nước mặt khá dồi dào, bao gồm hệ thống sông
Cấm, sông Lam, Kênh nhà Lê và 11 hồ chứa nước, 18 đập chứa nước với trữ
lượng
trên 21 triệu m
3
. Nguồn nước mặt đang được sử dụng để phục vụ sản xuất nông
9

nghiệp, thau chua rửa mặn và ngọt hoá cho vùng đất nhiễm mặn hai bên hạ lưu
sông Cấm.
Nguồn nước ngầm: Theo kết quả nghiên cứu địa chất thuỷ văn, nguồn nước ngầm
tồn tại ở 3 tầng nước chủ yếu, có ý nghĩa cho việc cấp nước sinh hoạt và phát triển
kinh tế của Nghi Lộc: tầng chứa nước lỗ hổng Holocene; tầng chứa nước lỗ hổng
Plestocene và các tầng chứa nước khe nứt và khe Karst.
Như vậy, hiện tại và trong tương lai tài nguyên nước có khả năng đáp ứng được cho
sản xuất và phục vụ đời sống sinh hoạt.
1.1.4. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
a) Về tài nguyên rừng
Đất lâm nghiệp của huyện có 9.265,52 ha, chiếm 26,6% diện tích đất tự nhiên
(trong đó rừng sản xuất 3.400,98 ha, rừng phòng hộ 5.864,54 ha). Rừng tập trung
chủ yếu ở các xã vùng bán sơn địa được trồng các loại cây thông, keo, phi lao, bạch

đàn và trồng rừng ngập mặn ở các xã ven biển để chắn sóng, chắn gió.
b) Về tài nguyên khoáng sản
Nghi Lộc không có nhiều tài nguyên khoáng sản, ít chủng loại, chủ yếu chỉ có nhóm
làm vật liệu xây dựng và một ít kim loại màu: đất sét, cao lanh ở xã Nghi Văn được
phát hiện thêm năm 2006, có trữ lượng khoảng 1,750 triệu m3; đá xây dựng có ở
các xã Nghi Yên, Nghi Lâm, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi Vạn, với trữ lượng cơ
bản đáp ứng được nhu cầu xây dựng trên địa bàn của huyện và cung cấp cho các
vùng phụ cận; mỏ Barite có ở xã Nghi Văn với trữ lượng khoảng 1,81 ngàn tấn; mỏ
sắt có ở xã Nghi Yên trữ lượng khoảng 841,8 ngàn tấn.
c) Về tài nguyên biển
Huyện Nghi Lộc có 14km bờ biển, diện tích khoảng 12.000 km2 mặt biển tạo nên
vùng bãi triều tương đối rộng, tập trung ở 7 xã: Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Thái,
Nghi Xuân, Nghi Quang, Nghi Thiết, Phúc Thọ.
Biển Nghi Lộc có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng các loại thuỷ sản như tôm,
cua và các loại cá có giá trị kinh tế cao, khai thác phục vụ chế biến thuỷ sản, phát
triển du lịch biển.
10



Hình 1.2. Bãi biển Nghi Lộc

Hình 1.3. Khu du lịch Bãi Lữ


11

d) Tiềm năng du lịch
Nghi Lộc có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái,
lịch sử văn hoá và du lịch nghỉ dưỡng. Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp và hấp dẫn

như: Bãi Lữ, Bãi Tiền Phong (Nghi Tiến), Cửa Hiền, Núi Rồng (Nghi Thiết) với
nước và cát sạch, sóng không lớn, độ sâu thoải, độ mặn thích hợp và có vị trí thuận
lợi về giao thông. Hiện tại, khu du lịch Bãi Lữ đã hoàn thành đưa vào khai thác và
bước đầu phát huy hiệu quả. Di tích lịch sử văn hoá như Đền thờ Quốc Công
Nguyễn Xí (Nghi Hợp), nhà thờ Phạm Nguyễn Du (Nghi Xuân) và các di tích văn
hoá quốc gia khác
Dọc theo sông Cấm và các xã vùng bán sơn địa như: Nghi Quang, Nghi Hưng, Nghi
Lâm, Nghi Mỹ có nhiều cảnh quan thiên nhiên phù hợp cho việc phát triển du lịch
sinh thái như: cảnh quan vùng nuôi trồng thủy sản kết hợp với các trang trại trồng
cây lâu năm, cảnh quan rừng đồi tự nhiên gắn với các làng nghề thủ công truyền
thống.
1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG TRỒNG TRỌT
1.2.1. Cơ cấu ngành và tăng trưởng kinh tế huyện Nghi Lộc
- Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình
phát triển của nền kinh tế. Giai đoạn 2005 - 2012 mặc dù nền kinh tế chịu ảnh
hưởng của tình hình suy thoái kinh tế thế giới, lạm phát, giá cả hàng hoá, vật tư tăng
cao, tình hình mưa bão, rét đậm, rét hại thường xuyên xảy ra, nhưng nền kinh tế
của huyện vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao. Thống kê từ năm 2001 đến
nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện tăng khá nhanh, đạt 12,01%, cơ cấu kinh
tế chuyển dịch đúng hướng, các ngành thuộc hầu hết các lĩnh vực đều có bước phát
triển.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã có sự dịch chuyển theo hướng tích cực, tỷ trọng
công nghiệp - xây dựng trong tổng giá trị gia tăng đã tăng mạnh từ 33,9% năm 2010
lên 42,4% năm 2013; Tỷ trọng các ngành dịch vụ tăng từ 26,7% năm 2010 lên
12

32,1% năm 2013 và tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư giảm từ 39,4% năm 2010
xuống 25,5% năm 2013.
- Đối với ngành nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2001-2005 đạt 6,34%;
giai đoạn 2006 - 2008 đạt 5,25 %; giai đoạn 2006-2013 đạt 5,1%. Tỷ trọng ngành

Nông - Lâm - Thuỷ sản từng bước giảm dần; năm 2000 chiếm 58,2%, giảm xuống
44,8% năm 2005 và 25,5% năm 2013.
1.2.2. Điều kiện xã hội
a. Dân số
- Tốc độ tăng dân số bình quân thời kì 2001-2005 của huyện Nghi Lộc là 1,13%
và thời kì 2006-2013 là 0,92% được đánh giá tốt, duy trì được mức độ tăng dân
số ở tỷ lệ phù hợp.
- Về độ tuổi dân số, các số liệu điều tra cho thấy cơ cấu độ tuổi dân số trong khu
vực này vẫn rất tốt với gần 60% dân số trong độ tuổi từ 16-50 tuổi cho thấy cơ cấu
dân số của khu vực này là tương đối trẻ và có khả năng tao nên lực lượng lao động
tốt. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là những số liệu khảo sát này chỉ là những số liệu
thống kê (theo đăng kí hộ khẩu) trong khi trên thực tế số người có độ tuổi từ 16-30
tuổi còn lại rất ít ở địa phương (chủ yếu đi làm ăn ở xa) và do đó không thể được
tính trong lực lượng lao động ở địa phương.
- Hiện chưa có các thống kê hoặc nghiên cứu nào cho thấy có mối tương quan giữa
các tác động của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển dân số ít nhất là cho đến thời
điểm năm 2011 tuy nhiên các thống kê trên lại chứng tỏ rằng điều kiện tự nhiên (địa
hình, địa bàn) và các điều kiện kinh tế xã hội khác (CSHT, sinh kế, văn hóa xã hội
…) có tác động khá lớn đối với tình hình phát triển dân số của từng địa phương. Do
vậy, các hành động nhằm giảm mức gia tăng dân số cần quan tâm đến các điều kiện
KTXH hơn là các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và do vậy cần rất tập trung
hơn nữa cho các địa phương miền núi, vùng sâu vùng xa hiện vẫn đang có tỷ lệ tăng
dân số khá cao.
b. Lao động và việc làm
13

+ Kết quả khảo sát tại các địa phương này cho thấy có sự biến động khá lớn trong
lực lượng lao động trong độ tuổi lao động cả về số lượng và chất lượng. Số lượng
lao động thực tế làm việc tại địa phương giảm mạnh và đặc biệt là bị “già hóa” khá
nhiều so với 5 năm trước đây.

+ Thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao
động ở các xã phải thu hồi đất phục vụ đầu tư phát triển các dự án của trung ương
và địa phương. Giai đoạn 2001 - 2013, đã tạo việc làm trên 45.000 lao động, năm
2014 (tính đến thời điểm 11/11/2014) huyện đã tạo việc làm mới cho 14.000 lao
động có, trong đó xuất khẩu hơn 3.500 lao động.
- Nhận thức của người lao động sản xuất nông nghiệp về biến đổi khí hậu: trình độ
chuyên môn của lao động dường như chưa có sự thay đổi nào đáng kể nhằm ứng
phó với các tác động từ các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khi nông nghiệp
(bao gồm cả nông, lâm, ngư nghiệp) đều chưa có sự gia tăng đáng kể nào về lượng
lao động tham gia đào tạo về chuyên môn để thích nghi với bối cảnh mới. Lao động
khu vực này cũng chưa nhận thức hết được về tác động của biến đổi khí hậu đối với
hoạt động sản xuất nông nghiệp vốn đang là sinh kế chính của khu vực hoặc họ cho
rằng không thể làm gì được hơn khi các rủi ro thiên tai, thời tiết… xảy ra nên chưa
thúc đẩy các hoạt động chuẩn bị trong đó có việc học hỏi, áp dụng các tiến bộ kĩ
thuật mới.
c. Y tế và chăm sóc sức khỏe
Các cơ sở y tế trong huyện được xây dựng mới và nâng cấp, đến nay (năm 2013)
30/30 số xã, thị trấn đã có trạm y tế kiên cố và bán kiên cố, 30/30 xã, thị trấn có bác
sỹ; có 28/30 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế chiếm 93%; số giường bệnh
không kể giường trạm y tế xã/vạn dân đạt 14,5 giường ( tỉnh 22,1 giường ); tỷ lệ bác
sĩ trên 1 vạn dân năm 2007 đạt 3,1 bác sĩ, năm 2013 là 4,8; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi
suy dinh dưỡng giảm tương ứng từ 36% năm 2000 xuống 18,0% năm 2013; trẻ em
dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 6 loại vắc xin phòng bệnh hàng năm đạt 100%.
Nhìn chung, về mặt y tế, huyện Nghi Lộc có nhiều cố gắng và đã đạt được nhiều
kết quả khả quan tuy nhiên do thiếu kinh phí đầu tư cộng với các tồn tại cố hữu

×