Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất lúa và các giải pháp thích nghi của người dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (945.41 KB, 59 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ 4
BẢNG BIỂU: 4
BIỂU ĐỒ: 4
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 7
1. Tính cấp thiết của đề tài: 7
2. Mục tiêu nghiên cứu: 8
Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 9
1. Cơ sở lí luận 9
1.1. Các khái niệm về biến đổi khí hậụ: 9
1.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam: 9
1.2.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu trên thế giới: 9
1.2.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam: 10
1.2.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Quảng Bình: 11
1.3. Những tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp: 12
1.3.1.Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp: 12
1.3.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến trồng trọt (sản xuất lúa): 13
1.4. Thích nghi với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp: 14
1.4.1. Khái niệm thích nghi với biến đổi khí hậu: 14
1.4.2. Thích nghi với sản xuất nông nghiệp: 15
2. Cơ sở thực tiễn: 17
Phần 3: 19
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1. Đối tượng nghiên cứu: 19
3.2. Phạm vi nghiên cứu: 19
3.3. Nội dung nghiên cứu: 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu 20
3.4.1. Chọn điểm nghiên cứu 20
3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin 21
4.1. Đặc điểm chung của vùng nghiên cứu 23
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 23


4.1.1.1. Vị trí địa lý 23
4.1.1.2. Địa hình 24
4.1.1.3. Điều kiện thời tiết khí hậu 24
4.1.1.4. Tình hình sử dụng đất 25
1
Bảng 1: Tình hình sử dụng đất của xã từ 2006- 2009 25
4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 26
Bảng 2: Dân số và sự gia tăng dân số tại xã Tân Ninh 26
4.1.3. Cơ sở hạ tầng sản phục vụ cho hoạt động xuất nông nghiệp 27
4.1.4. Đặc điểm của nhóm hộ điều tra 28
Bảng 3: Tình hình lao động nhân khẩu của nhóm hộ điều tra 28
4.2. Thực trạng của ngành sản xuất lúa trên địa bàn xã Tân Ninh 29
4.2.1. Quy mô sản xuất lúa trên địa bàn xã Tân Ninh 29
4.2.2. Các giống lúa sản xuất trên địa bàn xã Tân Ninh 32
Bảng 4: Cơ cấu diện tích đất sử dụng các loại giống lúa 32
Bảng 5: Năng suất các loại giống lúa địa phương của nhóm hộ điều tra 33
4.2.3. Vai trò của sản xuất lúa đối với kinh tế của nhóm hộ điều tra 34
Bảng 6: Hoạt động thu nhập của nhóm hộ điều tra trong 3 năm 34
4.3. Biểu hiện biến đổi khí hậu ở địa phương 35
Bảng 7: Diển biến khí hậu thời tiết trong 10 năm qua 36
4.4. Tác động của biến đổi khí hậu đến các giai đoạn của cây lúa 38
4.4.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản suất lúa trên địa bàn
xã Tân Ninh 38
Bảng 8: Thống kê thiệt hại của sản xuất lúa 38
4.4.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến cây lúa 40
Bảng 9: Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa
40
4.5. Tác động của biến đổi khí hậu đến khả năng chống chịu của cây lúa 43
4.5.1. Diễn biến tình hình dịch hại trên đồng ruộng của lúa qua các năm 43
4.5.2. Tác động của yếu tố khí hậu đến dịch hại, sâu bệnh trên đồng ruộng

45
Bảng 12: Thiệt hại do sâu bệnh gây ra cho lúa 45
4.6. Giải pháp thích nghi với biến đổi khí hậu của cộng đồng và nông hộ 46
4.6.1. Giải pháp công trình 46
4.6.2. Giải pháp phi công trình 47
Đối với việc phòng trừ sâu bệnh trong điều kiện thời tiết hiện nay rất dể bị mầm
móng của bệnh rầy nâu bùng phát trở lại. Do đó, cần có công tác thu dọn phòng
trừ sâu bệnh tốt ngoài phun thuốc phòng trừ nên làm đất kỹ và vệ sinh đồng
ruộng trước khi gieo xạ, bố trí thời vụ thích hợp gieo đồng loạt trên từng khu vực
2
để phân tán mật độ sâu bệnh trên đồng ruộng, kiểm soát bệnh và phòng trừ tốt
hơn, mật độ gieo xạ thích hợp từ 80-120 kg/ha, xử lý hạt giống tốt trước khi gieo
trồng, bón phân hợp lý tạo điều kiện cho thiên địch phát triển 49
5.1. Kết luận: 50
5.2. Kiến nghị 51
3
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ
BẢNG BIỂU:
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ 4
BẢNG BIỂU: 4
BIỂU ĐỒ: 4
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 7
Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 9
Phần 3: 19
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
Bảng 1: Tình hình sử dụng đất của xã từ 2006- 2009 25
Bảng 2: Dân số và sự gia tăng dân số tại xã Tân Ninh 26
Bảng 3: Tình hình lao động nhân khẩu của nhóm hộ điều tra 28
Bảng 4: Cơ cấu diện tích đất sử dụng các loại giống lúa 32
Bảng 5: Năng suất các loại giống lúa địa phương của nhóm hộ điều tra 33

Bảng 6: Hoạt động thu nhập của nhóm hộ điều tra trong 3 năm. 34
Bảng 7: Diển biến khí hậu thời tiết trong 10 năm qua 36
Bảng 8: Thống kê thiệt hại của sản xuất lúa 38
Bảng 9: Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa
40
Bảng 12: Thiệt hại do sâu bệnh gây ra cho lúa 45
Đối với việc phòng trừ sâu bệnh trong điều kiện thời tiết hiện nay rất dể bị mầm
móng của bệnh rầy nâu bùng phát trở lại. Do đó, cần có công tác thu dọn phòng
trừ sâu bệnh tốt ngoài phun thuốc phòng trừ nên làm đất kỹ và vệ sinh đồng
ruộng trước khi gieo xạ, bố trí thời vụ thích hợp gieo đồng loạt trên từng khu vực
để phân tán mật độ sâu bệnh trên đồng ruộng, kiểm soát bệnh và phòng trừ tốt
hơn, mật độ gieo xạ thích hợp từ 80-120 kg/ha, xử lý hạt giống tốt trước khi gieo
trồng, bón phân hợp lý tạo điều kiện cho thiên địch phát triển. 49
BIỂU ĐỒ:
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ 4
4
BẢNG BIỂU: 4
BIỂU ĐỒ: 4
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 7
Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 9
Phần 3: 19
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
Bảng 1: Tình hình sử dụng đất của xã từ 2006- 2009 25
Bảng 2: Dân số và sự gia tăng dân số tại xã Tân Ninh 26
Bảng 3: Tình hình lao động nhân khẩu của nhóm hộ điều tra 28
Bảng 4: Cơ cấu diện tích đất sử dụng các loại giống lúa 32
Bảng 5: Năng suất các loại giống lúa địa phương của nhóm hộ điều tra 33
Bảng 6: Hoạt động thu nhập của nhóm hộ điều tra trong 3 năm 34
Bảng 7: Diển biến khí hậu thời tiết trong 10 năm qua 36
Bảng 8: Thống kê thiệt hại của sản xuất lúa 38

Bảng 9: Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa
40
Bảng 12: Thiệt hại do sâu bệnh gây ra cho lúa 45
Đối với việc phòng trừ sâu bệnh trong điều kiện thời tiết hiện nay rất dể bị mầm
móng của bệnh rầy nâu bùng phát trở lại. Do đó, cần có công tác thu dọn phòng
trừ sâu bệnh tốt ngoài phun thuốc phòng trừ nên làm đất kỹ và vệ sinh đồng
ruộng trước khi gieo xạ, bố trí thời vụ thích hợp gieo đồng loạt trên từng khu vực
để phân tán mật độ sâu bệnh trên đồng ruộng, kiểm soát bệnh và phòng trừ tốt
hơn, mật độ gieo xạ thích hợp từ 80-120 kg/ha, xử lý hạt giống tốt trước khi gieo
trồng, bón phân hợp lý tạo điều kiện cho thiên địch phát triển 49
5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
IPCC : Tổ chức Liên Chính Phủ về Biến đổi khí hậu.
TNMT : Tài nguyên môi trường
UBND : Ủy ban nhân dân
BĐKH : Biến đổi khí hậu
6
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Biến đổi khí hậu đang là vấn đề nóng và là mối quan tâm lớn của toàn cầu.
Ở Việt Nam với vị trí địa lí bờ biển dài 3260 km, tiếp giáp với biển Đông đang là
đối tượng chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. Theo tình hình hiện nay,
thì những biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam đang rất rõ rệt với sự gia
tăng nhiệt độ lên 1
0
C trong vòng 1 thế kỷ qua, lượng mưa, tần suất đang có dấu
hiệu thay đổi [2]. Mùa mưa có lượng mưa tăng cao, mùa khô lượng mưa giảm đi
dẩn đến các sự kiện thời tiết có xu hướng bất thường có xu hướng tăng lên, Việt
Nam đang phải hứng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai lũ lụt hạn
hán khốc liệt hơn trước.

Sự thay đổi quy luật biểu hiện thời tiết đang ngày càng gia tăng và có tính
chất bất thường hơn. Sự xuất hiện của những hiện tượng khí hậu cực đoan đang
tác động rất lớn đến cuộc sống của con người và các hoạt động sản xuất mà biểu
hiện rõ nhất là trong ngành sản xuất nông nghiệp. Với điều kiện khí hậu như vậy,
sản xuất nông nghiệp đang phải gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cây trồng
hợp lí thích nghi với môi trường để năng suất cây trồng không bị ảnh hưởng theo
hướng xấu.
Ở nước ta, nền nông nghiệp được coi là quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân. Nông nghiệp là ngành sản xuất ra sản phẩm trực tiếp để nuôi sống con
người, đặc biệt là ngành sản xuất lương thực chiếm vị trí quan trọng trong nển
kinh tế xã hội của quốc gia, là chổ dựa cho các ngành khác phát triển và là nguồn
dự trử cho chính sách xã hội của nhà nước. Với ý nghĩa đó, sản xuất nông nghiệp
cần được quan tâm trước thực trạng biến đổi khí hậu hiện nay.
Trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất lương thực chủ yếu và quyết định
vẫn là lúa gạo. Do đó việc thâm canh sản xuất lúa vẫn là mục tiêu hàng đầu đặt
ra. Tân Ninh là một xã thuần nông với đa số dân cư sống dựa chủ yếu vào sản
xuất nông nghiệp. Cơ cấu nông nghiệp của xã chủ yếu là trồng trọt, đặc biệt là
ngành sản xuất lúa chiếm cơ cấu và diện tích chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất
7
này. Cùng với sự phát triển của xã hội sau những năm 60 nhà nước ta quan tâm
đến việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nông dân xã Tân Ninh đã
thúc đẩy được sự phát triển của ngành trồng lúa, nâng cao năng suất cây trồng,
sản lượng giúp người dân cải thiện đời sống. Tuy nhiên, trong những năm gần
đây, cùng với sự biến đổi khí hậu của toàn cầu, hoạt động sản xuất đang phải
chịu những ảnh hưởng có nguy cơ giảm năng suất, sản lượng lương thực trong
vùng.
Để hiểu thêm về thực trạng sản xuất lúa gạo ở Việt Nam nói chung và
Quảng Bình nói riêng đang chịu những tác động gì từ những biến đổi của khí
hậu và cộng đồng/nông hộ đã có những giải pháp nào để thích ứng trong điều
kiện sản xuất. Chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Ảnh hưởng của biến đổi

khí hậu đến hoạt động sản xuất lúa và các giải pháp thích nghi của người dân”.
Nghiên cứu trường hợp tại xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Khảo sát tình hình sản xuất lúa trên địa bàn nghiên cứu.
- Tìm hiểu về những biểu hiện của biến đổi khí hậu theo kiến thức người
dân và tác động của biến đổi khí hậu đến cây lúa.
- Xác định và phân tích những giải pháp thích nghi của cộng đồng nông hộ
trước tác động của biến đổi khí hậu.
8
Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lí luận
1.1. Các khái niệm về biến đổi khí hậụ:
Biến đổi khí hậu được định nghĩa là “ bất kì thay đổi khí hậu theo thời
gian do sự biến thiên của tự nhiên hay là kết quả hoạt động của con người” .
Theo định nghĩa của IPCC, biến đổi khí hậu có thể được hiểu như là sự thay đổi
trong khoảng thời gian dài của nhiệt độ và lượng mưa trung bình.
Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình
và/hoặc dao động của biến đổi khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài.
Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động
bên ngoài hặc do các hoạt động của con người làm thay đổi thảnh phần của khí
quyển hay trong khai thác sử dụng đất.
Như vậy, biến đổi khí hậu là những thay đổi bất thường của thời tiết thông
qua giá trị trung bình của các yếu tố khí tượng trung bình quan sát trong một
khoảng thời gian dài. Sự thay đổi này theo một chiều hướng xấu, không có lợi
cho sinh vật sống trên trái đất và các hoạt động của con người.[7]
Khả năng tổn thương do biến đổi khí hậu gây ra: là mức độ của một hệ
thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn thương do biến đổi khí hậu hoặc
không có khả năng thích ứng với nhũng tác động bất lợi của biến đổi khí hậu.[8]
1.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam:
1.2.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu trên thế giới:

Tình hình thay đổi hệ thống khí hậu trên thế giới đã được chứng minh
bằng các bằng chứng về khoa học. Các bằng chứng được tích lũy cho thấy rằng
ngoài việc khí hậu thay đổi tự nhiên, điều kiện khí hậu trung bình đo được qua
khoảng thời gian kéo dài cũng thay đổi [5].
Sự tăng lên của nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất đã được chỉ ra
trong năm 1861. Sự nóng lên toàn cầu là hiện tượng chưa từng thấy của hệ thống
9
khí hậu. Theo báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC (2007), nhiệt độ trung bình
toàn cầu đã tăng khoảng 0,74
0
C trong thời kì 1906- 2005 và tốc độ tăng của nhiệt
độ trong 50 năm gần đây gần gấp đôi so với 50 năm trước đó. Nhiệt độ trên lục
địa tăng nhanh hơn so với trên đại dương. Nhiệt độ ở Bắc Cực tăng gần gấp hai
lần đối với tăng nhiệt độ toàn cầu 1,5
0
C/100 năm.
Trong 100 năm qua, lượng mưa có xu hướng tăng ở các khu vực có vĩ độ hơn
30
0
. Tuy nhiên, lượng mưa lại có xu hướng giảm ở các khu vực nhiệt đới từ giữa
những năm 1970. Hiện tượng mưa lớn có dấu hiệu tăng ở nhiều khu vực trên thế
giới (IPCC, 2007).
Mực nước biển toàn cầu đã tăng trong thế kỷ 20 với tốc độ ngày càng cao.
Hai nguyên nhân chính làm tăng mực nước biển là sự giản nở nhiệt của đại
dương và sự băng tan. Theo số liệu quan trắc mực nước biển trong thời kì 1961-
2003 cho thấy tốc độ tăng của mực nước biển trung bình toàn cầu khoảng 1,8 ±
0,5 mm/năm và số liệu lấy ở vệ tinh trong giai đoạn 1993- 2003 là 3,1 ± 0,7
mm/năm, nhanh hơn đáng kể so với thời kì 1961- 2003.
Biến đổi khí hậu với các biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực
nước biển dâng, chủ yếu do các hoạt động kinh tế- xã hội của con người gây phát

thải quá mức vào khí quyển các khí gây hiệu ứng nhà kín.[5]
Biến đổi khí hậu không chỉ liên quan với thay đổi các yếu tố khí hậu trung
bình trong khoảng thời gian dài mà còn thay đổi trong sự hình thành các hiện
tượng thời tiết cực đoan, tần suất và cường độ hoạt động của chúng.
1.2.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam:
Nằm trong vùng nhiệt đới của Bắc bán cầu, một phần từ những thay đổi
chung của khí hậu toàn cầu, Việt Nam có một số thay đổi cụ thể. Theo tiến sĩ
Phạm Khôi Nguyên, bộ trưởng bộ tài nguyên và môi trường nghiên cứu cho biết
thời tiết khí hậu ở Việt Nam trong khoảng 50 năm qua đã có nhiều thay đổi. Thứ
nhất, từ năm 1958- 2007 nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã tăng lên khoảng
từ 0,5- 0,7
0
C; nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và nhiệt độ các
vùng khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn ở các vùng khí hậu phía Nam. Nhiệt độ
trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây (1961- 2000) cao hơn trung bình năm của
10
3 thập kỷ trước đó (1931- 1960) ( theo chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó
với biến đổi khí hậu, bộ TNMT, 2008). Thứ hai, lượng mưa trên từng địa điểm,
xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình năm trong 9 thập kỷ vừa qua (1911-
2000) không rõ rệt theo các thời kì và trên các vùng khác nhau, có giai đoạn tăng
lên có giai đoạn giảm xuống. Lượng mưa năm giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc
và tăng ở các vùng khí hậu phía Nam. Tính trung bình trong cả nước, lượng mưa
năm trong 50 năm qua (1958- 2007) đã giảm 2%. Thứ ba, số đợt không khí lạnh
ảnh hưởng đến Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai thập kỷ qua. Tuy nhiên, các
biểu hiện dị thường lại thường xuất hiện mà gần đây nhất là đợt không khí lạnh
gây rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 ở Bắc
Bộ. Thứ tư, ở những năm gần đây bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn.
Quỹ đạo bão có dấu hiệu xuất hiện dần về phía Nam và mùa bão kết thúc muộn
hơn, nhiều cơn bão có đường đi dị thường hơn. Thứ năm, số ngày mưa phùn
trung bình năm ở Hà Nội giảm dần từ thập kỷ 1981- 1990 và chỉ còn gần một

nữa (15 ngày/năm) trong 10 năm gần đây (Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng
Hiệu, 2003). Thứ sáu, tốc độ dâng lên của mực nước biển trung bình của Việt
Nam trong khoảng 50 năm qua tăng từ 25- 30 cm [6].
1.2.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Quảng Bình:
Việt Nam, theo dự đoán là một trong những nước chịu hậu quả tác động
nặng nề của biến đổi khí hậu và đặc biệt là các khu vực ven biển như tỉnh Quảng
Bình. Với địa hình hẹp về chiều ngang, trải dài dọc bờ biển, Biến đổi khí hậu sẽ
ảnh hưởng rất lớn tới Quảng Bình trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế, xã
hội, văn hóa. Theo Nguyễn Xuân Tuyến, 2010 các biểu hiện của biến đổi khí hậu
ở Quảng Bình:
- Nhiệt độ trung bình, tính biến động và dị thường của thời tiết có xu hướng
gia tăng
- Mực nước biển dâng lên do sự giản nở nhiệt của đại dương, băng tan ra ở
hai cực và các đỉnh núi cao
11
- Các thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, giá rét,
bão, lũ lụt, hạn hán…) xảy ra với tần suất cao và có nhiều sự bất thường
về cường độ.
Sự gia tăng nhiệt độ, nước biển dâng dẩn đến hiện tượng xâm nhập mặn,
lũ lụt (thoát nước, tiêu nước và sạt lỡ đất), bão và áp thấp nhiệt đới, hạn hán sẽ là
những tác động nặng nề của biến đỏi khí hậu.
Theo kịch bản biến đổi khí hậu đối với nhiệt độ và lượng mưa được xây
dựng cho bảy vùng khí hậu của Việt Nam, lượng mưa mùa khô có thể giảm,
lượng mưa mùa mưa và tổng lượng mưa năm có thể tăng tất cả các vùng khí hậu.
Quảng Bình là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ nên nhiệt độ trung bình tăng 3,6
0
C
vào năm 2100 và sẽ làm tăng số đợt nắng nóng và số ngày nắng nóng hàng năm.
Mực nước biển trung bình có thể tăng 65cm vào năm 2050, 75cm vào năm 2070
và dự tính đến 2100 có thể tăng khoảng 1m [9].

1.3. Những tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp:
1.3.1.Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp:
Sản xuất nông nghiệp bị chi phối rất nhiều bởi điều kiện ngoại cảnh vì đối
tượng của nó là sinh vật. Trong các yếu tố ngoại cảnh thì khí hậu được coi là yếu
tố tác động trực tiếp và thường xuyên nhất đối với sinh vật. Trong thời đại ngày
nay, khi khí hậu đang biến đổi theo chiều hướng bất lợi thì hoạt động sản xuất
nông nghiệp sẽ đứng trước nhiều thách thức lớn mà trong nghiên cứu này chỉ đề
cập đến hoạt động sản xuất trồng trọt cụ thể là sản xuất lúa. Sản xuất nông
nghiệp là một ngảnh sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu.
Nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động của hàng loạt các yếu tố bên ngoài và
trong đó biến đổi khí hậu là một trong những yếu tố mà chúng ta sẽ phải đối mặt
ở cả hiện tại và tương lai.[3]
Khí hậu là nhân tố quyết định đến sản xuất nông nghiệp và sản xuất nông
nghiệp đang chịu sự tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu đã
và đang ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây trồng và vật nuôi, đầu vào
trong sản xuất và các thành phần khác trong hệ thống nghiệp [7].
12
1.3.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến trồng trọt (sản xuất lúa):
Sản xuất lúa là một đối tượng của hệ thống sản xuất trồng trọt. Hệ thống
cây trồng này bị ảnh hưởng của nhiều nhân tố về môi trường như độ ẩm và nhiệt
độ và những nhân tố này quyết định đến năng suất cũng như phẩm chất cây
trồng. Biến đổi khí hậu sẽ tác động trực tiếp lên đối tượng sản xuất, làm giảm
năng suất lúa và chất lượng sản phẩm. Sự tác động của biến đổi khí hậu lên cây
trồng thể hiện ở các khía cạnh khác nhau, tùy thuộc vào đối tượng canh tác ở các
vùng địa lí khác nhau.
Mối quan hệ giữa khí hậu với cây trồng, đất đai là rất quan trọng. khí hậu
là yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng nông sản phẩm (theo giáo trình
khí tượng nông nghiệp- đại học nông nghiệp 1). Một số nghiên cứu cho thấy, khi
nhiệt độ tăng thì thường ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất, chất lượng cây trồng.
Nhiệt độ tăng dẩn đến tăng nhanh quá trình thoát khí CO

2
trong quá trình hô hấp
của cây và kết quả nó giảm điều kiện tối ưu cho tăng trưởng thực vật của cây,
khi nhiệt độ tăng quá cao, vượt quá ngưỡng giới hạn tối cao sinh vật học, cây
trồng thường có những phản ứng tiêu cực và từng bước giảm tăng trưởng thực và
năng suất của cây. Sự thay đổi vòng đời phát triển của cây trồng sẽ dài hơn hoặc
ngắn hơn dẫn đến sẽ làm tăng hoặc giảm năng suất cây trồng.
Một trong những hậu quả nghiêm trọng do biến đổi khí hậu là làm tăng
mực nước biển gây ra tình trạng xâm nhập mặn, làm nhiểm mặn ở các vùng đất
lân cận và mạch nước ngầm. Trên những vùng đất nhiểm mặn này, cây trồng
thường sinh trưởng kém, cho năng suất thấp. Thực tế này đòi hỏi muốn duy trì
và phát triển ổn định trên đất nhiểm mặn thì cần có những giống cây trồng có
khả năng chịu mặn tốt, đặc biệt cần duy trì và bảo tồn các giống có nguồn gốc
bản địa thích nghi tốt trong điều kiện đất đai bị nhiểm mặn [7].
Biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân làm tăng dịch bệnh trên
cây trồng. Biến đổi khí hậu làm thay đổi điều kiện sống của các loại sinh vật,
làm mất đi hoặc làm thay đổi các mắt xích trong chuổi thức ăn và lưới thức ăn
dẩn đến tình trạng biến mất của một số loài sinh vật và ngược lại xuất hiện nguy
cơ gia tăng các loại thiên địch. Nhiệt độ tăng trong mùa đông sẽ tạo điều kiện
13
cho nguồn sau có khả năng phát triển nhanh hơn và gây hại mạnh hơn. Biến đổi
khí hậu cũng có thể làm phát sinh một số chủng, nòi sâu mới, gây hại không
những trong sản xuất mà còn trong bảo quản chế biến nông sản, thực phẩm [10].
Ngoài ra, biến đổi khí hậu còn ảnh hưởng tác động đến thay đổi trong hình
thức sử dụng đất dẩn đến thay đổi trong phân bố cây trồng và sản xuất nông
nghiệp. Phân bố cây trồng và sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào sự
phân bố địa lí của nhiệt độ và độ ẩm. Hiện tượng ấm lên toàn cầu có thể tăng
diện tích có lợi cho tăng trưởng cây trồng và sản xuất nông nghiệp cũng như kéo
dài mùa vụ cây trồng ở một số nước.[7]
1.4. Thích nghi với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp:

1.4.1. Khái niệm thích nghi với biến đổi khí hậu:
Có nhiều khái niệm về sự thích nghi với biến đổi khí hậu được đưa ra bởi
các nhà khoa học nghiên cứu về biến đổi khí hậu. Dưới đây là một số thuật ngữ
được định nghĩa về sự thích nghi với biến đổi khí hậu.[7]
- Sự thích nghi với biến đổi khí hậu là một tiến trình xuyên suốt mà con
người làm giảm những tác động bất lợi của khí hậu lên sức khỏe và hạnh phúc
của họ, lợi dụng những cơ hội mà môi trường khí hậu cung cấp.
- Sự thích nghi bao gồm những sự điều chỉnh để tăng cường khả năng của
xã hội và các hoạt động kinh tế và làm giảm thiểu các tổn thương đến khí hậu,
bao gồm cả hiện tại và các sự kiện cực đoan cũng như thay đổi khí hậu lâu dài.
- Sự thích nghi với biến đổi khí hậu bao gồm tất cả những điều chỉnh hành
động hoặc cấu trúc kinh tế mà lảm giảm thiểu tổn thương xã hội đến những thay
đổi trong hệ thống khí hậu.
- Tính thích nghi đề cập đến mức độ điều chỉnh có thể trong hành động,
xử lý, cấu trúc của hệ thống đối với những biến đổi dự kiến có thể xảy ra hoặc
thật sự sẽ xảy ra của khí hậu. Sự thích nghi có thể là tự phát hay được lập kế
hoạch, và có thể được thực hiện thích ứng với những biến đổi trong nhiều điều
kiện khác nhau [4] (IPCC, 1996).
14
1.4.2. Thích nghi với sản xuất nông nghiệp:
Thích nghi trong sản xuất nông nghiệp có rất nhiều hình thức:
Thứ nhất, chọn giống cây trồng và vật nuôi
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp chủ yếu là cây trồng và vật nuôi. Để
phát triển sản xuất nông nghiệp thì việc chọn giống cây trồng và vật nuôi là rất
quan trọng. Nó tác động đến việc quyết định năng suất, chất lượng cũng như khả
năng chống chịu với thay đổi của các tác nhân tác động thông qua gen di truyền.
Vì vậy, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thích nghi trên phương diện giống cây
trồng và vật nuôi là thích nghi đầu tiên để đảm bảo sản xuất nông nghiệp tiếp
tục.
Trong điều kiện nhiệt độ không khí có xu hướng ngày càng tăng, sự gia

tăng của các hiện tượng bất thường về các hiện tượng cực đoan, gia tăng mực
nước biển, thay đổi môi trường dẩn đến xuất hiện nhiều dịch bệnh đã gây ra
những khó khăn đối với sản xuất lương thực và đảm bảo an ninh lương thực.
Việc sử dụng nhiều giống chịu hạn, chịu nhiệt trong vùng bị khó khăn trong
nguồn nước, sử dụng nhiều giống kháng với sâu hại và dịch bệnh, sử dụng giống
chịu mặn năng suất cao và chín sớm ở các vùng lạnh. Trong lĩnh vực chăn nuôi
và thủy hải sản cũng vậy, cũng cần chọn giống thích nghi thời tiết khí hậu và cho
năng suất cao.
Do đó, để thích nghi với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp
chúng ta cần chọn những giống thích nghi tốt trước tác động của biến đổi khí
hậu. Đặc biệt là những giống bản địa đã trải qua một thời gian dài chuyển đổi để
thích nghi trong những điều kiện sản xuất khó khăn. Mặt khác trong quá trình
nghiên cứu thích nghi với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực chọn giống cây trồng
và vật nuôi cần phải nghiên cứu từng loại giống trong mỗi vùng và điều kiện cụ
thể.
Thứ hai, phương thức sản xuất
Thích nghi trong phương thức sản xuất bao gồm thay đổi cơ cấu cây trồng
và vật nuôi trên một đơn vị diện tích hay liên kết các loại cây trồng và vật nuôi
trong một hệ thống sản xuất. Để thích nghi với các biến đổi khí hậu, các vùng
15
khác nhau phải có cách bảo tồn trong nông nghiệp, chất hữu cơ trong đất và đối
phó với các rủi ro trong sản xuất. Vì vậy các phương thức sản xuất như kết hợp
chặt chẽ trong việc luân canh cây trồng, nông lâm kết hợp, liên kết giữa trồng
trọt và chăn nuôi, hệ thống cá- cây, hệ thống cây trồng theo ruộng bậc thang và
các hệ thống canh tác khác đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều vùng được xem là
thích nghi trong phương thức sản xuất.
Thứ ba, thời vụ sản xuất
Thời vụ sản xuất của hệ thống cây trồng và vật nuôi phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khí hậu thời tiết. Vì vậy hệ thống thông tin dự báo các điều kiện thời tiết
khí hậu liên quan đến biến đổi khí hậu là rất cần thiết để xác định thời vụ thích

hợp cho mỗi loại cây trồng và vật nuôi. Vì vậy cách tiếp cận kết hợp giữa khoa
học khí tượng và khoa học cây trồng vật nuôi xuất hiện là cách duy nhất để thích
nghi với biến đổi khí hậu trong tương lai. Để thích nghi thì việc thay đổi thời
gian mùa vụ gieo trồng, bảo vệ cây trồng vật nuôi, xác định được thời điểm thu
hoạch sản phẩm nông nghiệp ngoài đồng tránh được lũ lụt xảy ra là quan trọng
nhất. Bố trí mùa vụ thích hợp trong việc sản xuất của mùa vụ tăng trưởng của
cây trồng và vật nuôi làm tăng tiềm năng tối đa năng suất cây trồng và vật nuôi
trong điều kiện thiếu ẩm và căng thẳng về nhiệt.
Thứ tư, thay đổi kĩ thuật canh tác
Thích nghi trong lĩnh vực kỹ thuật canh tác rất phong phú và đa dạng
thuộc vào loại biến đổi khí hậu, điều kiện kinh tế- xã hội- tự nhiên của vùng
cũng như nhận thức của người dân, điều này được thể hiện rõ thông qua kiến
thức bản địa. Kiến thức bản địa là cái cơ bản nhất để đưa ra quyết định ở cấp độ
địa phương trong nhiều cộng đồng nông thôn. Nó không chỉ có giá trị văn hóa
mà nó còn là cơ sở cho các nhà khoa học và các nhà lập kế hoạch để cải thiện
các điều kiện ở cộng đồng nông thôn. Kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức bản địa
trong các chính sách cho biến đổi khí hậu có thể dẩn đến phát triển hiệu quả sự
tham gia của cộng đồng và đạt được tính bền vững.[7]
16
2. Cơ sở thực tiễn:
Nước ta với hơn 70% dân số sống chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, nền
nông nghiệp đóng vai trò hàng đầu đối với kinh tế và sự phát triển của nước ta.
Qua nhiều năm sản xuất lúa, người dân đã có những kỹ năng sản xuất lúa tốt
cùng với đó là sự phát triển của khoa học nông nghiệp các tiến bộ kỹ thuật được
ứng dụng đã đẩy mạnh việc thâm canh lúa tốt, nâng cao năng suất và sản lượng
cây trồng lúa nước.
Thực tiễn thế giới đã chứng minh việc phát triển kinh tế nhanh chóng thì
phải có đủ lương thực đảm bảo cho cuộc sống của người dân, nhất là ở Việt Nam
thì điều này còn quan trọng hơn vì nó còn có ý nghĩa phát triển kinh tế hộ gia
đình, tạo thu nhập cho người dân, nâng cao mức sống cho toàn xã hội. Do đó,

cần phải đẩy mạnh nâng cao khả năng tiếp nhận các tiến bộ kỹ thuật trong nông
nghiệp, tạo kênh thông tin tin cậy giúp người dân có thể nhạy bén tiếp cận thị
trường đảm bảo mức cung cầu phù hợp có lợi cho sự phát triển của xã hội.
Tuy nhiên trong những năm gần đây thế giới có xu hướng biến động mạnh
về biến đổi thời tiết, khí hậu ảnh hưởng đến môi trường phát triển của cây trồng
nông nghiệp. Ở Việt Nam cũng đã chịu những ảnh hưởng tác động của yếu tố
khi hậu thời tiết cực đoan gây ra như ở đồng bằng Sông Cửu Long.
Một số tác động của biến đổi khí hậu có thể gây ra đối với sự phát triển
sản xuất của vùng đồng bằng sông Cửu Long:
- Thay đổi thời tiết: lượng mưa sẽ tăng vào mùa mưa và giảm vào mùa khô,
cùng với đó là các trận bão nhiệt đới mạnh hơn. Quỹ đạo bão ngày càng di
chuyển dần vào phía Nam
- Biến đổi, biến động ranh giới các vùng nước mặn, nước ngọt, nước lợ làm
ảnh hưởng đến cơ cấu cây trồng và vật nuôi.
- Đối với những vùng có địa hình thấp, trũng, gần sông càng ảnh hưởng
nghiêm trọng hơn nữa vì mức độ nhiểm mặn sẽ tăng lên, vùng bị ngập úng
lũ lụt cũng gia tăng ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực quốc
gia….
17
Trước sự thay đổi khí hậu ngày càng xấu nhiều vùng địa phương khác
cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Ở Quảng Bình là vùng có địa hình hẹp về bề
ngang và trải dọc theo biển, người dân nhiều nơi chủ yếu sống dựa vào nền lúa
nước, những tác động của biến đổi khí hậu cũng được thể hiện rõ ở đây. Do đó
để hiểu rõ tầm nghiêm trọng mà biến đổi khí hậu đang gây ra nhằm định hướng
chiến lược điều chỉnh phù hợp cho sản xuất nông nghiệp đảm bảo năng suất cây
trồng là điều hết sức cần thiết.
18
Phần 3:
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Là những hộ có hoạt động sản xuất, có kinh nghiệm trong canh tác lúa
trên địa bàn nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: tìm hiểu đặc điểm của các nông hộ có hoạt động
sản xuất lúa, những biểu hiện của tình hình sản xuất lúa do yếu tố khí hậu thời
tiết cực đoan gây ra và giải pháp nhằm thích nghi với xu thế biến đổi khí hậu
hiện nay.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện ở vùng đồng bằng
với hoạt động sản xuất nông nghiệp lúa nước là chính tại xã Tân Ninh, huyện
Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
- Phạm vi về thời gian: đề tài thu thập các thông tin liên quan đến vấn đề
nghiên cứu trong vòng 10 năm (2000- 2010).
3.3. Nội dung nghiên cứu:
a. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Tân Ninh.
b. Thực trạng của ngành sản xuất lúa trên địa bàn xã Tân Ninh.
• Vai trò của sản xuất lúa đối với kinh tế nông hộ.
• Cơ sở hạ tầng sản xuất lúa tại địa phương
• Cơ cấu sản xuất của các giống lúa địa phương và hiệu quả sản xuất của
các giống lúa địa phương qua các năm.
• Những tác nhân ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất lúa địa phương.
c. Tình trạng biến đổi khí hậu tại địa phương
• Biểu hiện của BĐKH ở địa phương:
- Diển biến thời tiết khí hậu trong 10 năm vừa qua theo kiến thức người
dân.
19
- Những đánh giá, nhận xét của cán bộ địa phương về tình hình BĐKH
d. Tác động của biến đổi khí hậu đến các giai đoạn của cây lúa:
• Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất lúa trên địa bàn xã.
- Ảnh hưởng của những hiện tượng thời tiết bất thường đến diện tích, sản
lượng lúa tại địa phương trong thời gian gần đây.

• Tác động của biến đổi khí hậu đến cây lúa:
- Tác động của BĐKH đến giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây:
- Tác động của hiện tượng thời tiết cực đoan đến giai đoạn sinh trưởng
và phát triển của lúa.
e. Tác động của biến đổi khí hậu đến khả năng chống chịu của cây lúa.
• Tình hình dịch hại trên đồng ruộng của lúa qua các năm:
- Diển biến các loại dịch bệnh thường gặp ở địa phương từ năm 2004-
2010.
- Mức độ nhiểm dịch bệnh của một số sâu bệnh thường gặp trên đồng
ruộng.
● Tác động của yếu tố khí hậu đến dịch hại, sâu bệnh trên đồng ruộng.
f. Giải pháp thích nghi với biến đổi khí hậu của cộng đồng/nông hộ:
● Giải pháp công trình:
- Đối với công trình thủy lợi cũ.
- Tính hiệu quả của công trình mới.
● Giải pháp phi công trình:
- Những giải pháp nông hộ áp dụng để thích ứng với điều kiện khí hậu
hiện tại.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Chọn điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại một xã sản xuất nông nghiệp với sinh kế
của người dân chủ yếu phụ thuộc vào nghề trồng lúa là chính. Điểm nghiên cứu
được thực hiện tại địa bàn xã Tân Ninh. Đây là vùng có ranh giới hành chính tiếp
giáp nhau, xã Tân Ninh do chịu ảnh hưởng của nhánh sông Long Đại dẩn về nội
20
đồng nên tính chất đất trồng lúa chịu ảnh hưởng của tính chất mặn của
nước….Đây là vùng có diện tích trồng lúa nước lớn và thời gian gần đây đang
gặp nhiều khó khăn trong việc sản lượng lúa bị thiệt hại nặng do thiên tai và khí
hậu khắc nghiệt ảnh hưởng đến năng suất sản xuất lúa của địa phương. Xã Tân
Ninh là xã có sinh kế chính của người dân phụ thuộc nhiều vào hoạt động sản

xuất lúa.
3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin
* Thông tin thứ cấp: Thu thập các thông tin có liên quan tới đề tài được công bố
trên các trang báo, tạp chí, trên mạng internet, sách, các báo cáo, kết quả của các
chương trình, dự án đã thực hiện tại địa phương, báo cáo tổng kết hoạt động của
thôn, xã.
* Thu thập thông tin sơ cấp:
Phương pháp PRA được sử dụng trong suốt quá trình điều tra thu thập
thông tin.
- Phỏng vấn người am hiểu: là các cán bộ chuyên trách nông nghiệp về tình
hình chung của địa bàn huyện, xã, các hoạt động sản xuất lúa, am hiểu về
tình hình giống lúa địa phương, là cán bộ hợp tác xã nông nghiệp, cán bộ
khuyến nông cơ sở.
- Phỏng vấn nhóm hỗn hợp các cán bộ xã, thôn, hợp tác xã, người dân nhận
định về tình hình diển biến thời tiết cụ thể gần đây có những biểu hiện cụ
thể cực đoan nào, những ảnh hưởng của nó đến sản xuất lúa và mức độ
thiệt hại.
- Phỏng vấn nhóm hỗn hợp những người có thâm niên sản xuất lúa trong
vùng về những thay đổi trong điều kiện sản xuất lúa, xác định rõ nguyên
nhân làm giảm năng suất lúa.
Các cuộc phỏng vấn nhằm thu thập thông tin về biến đổi khí hậu, mức độ
ảnh hưởng của nó đến sản xuất lúa, những khó khăn và thuận lợi trong sản xuất
để có cái nhìn thiết thực về mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sản
xuất lúa và có cách thích ứng hiệu quả phù hợp.
21
- Phỏng vấn hộ: phỏng vấn hộ 30 hộ bằng bảng hỏi bán cấu trúc, theo cách
chọn mẫu ngâu nhiên dựa vào danh sách hộ được trưởng thôn cung câp trên 2
thôn (thôn 1, 2) của xã.
3.4.3. Xử lý thông tin
Các thông tin sau khi thu thập được mã hóa và xử lí bằng phần mềm Exell.

22
Phần 4:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm chung của vùng nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Quảng Ninh nằm phía Nam của tỉnh Quảng Ninh, Bắc giáp thành
phố Đồng Hới, Nam giáp huyện Lệ Thủy, Đông giáp Biển Đông, Tây giáp với
nước bạn Lào (theo báo cáo của UBND huyện, 2006 ). Quảng Ninh có diện tích
là 1191 km
2
trong đó đất nông nghiệp 107913.66 ha, đất phi nông nghiệp
6209.21 ha còn lại đất chưa sử dụng. (Thống kê UBND huyện, 2009).
Có 3 con sông chính chảy qua địa bàn huyện: Sông Đại Giang bắt nguồn
từ phía tây dảy Trường Sơn chảy qua địa bàn huyện với chiều dài khoảng 52km;
Sông Kiến Giang bắt nguồn từ Lệ Thủy chảy qua địa bàn huyện với chiều dài 12
km và sông Nhật Lệ chảy qua địa bàn huyện với chiều dài 15 km.
Huyện Quảng Ninh có bờ biển thuộc địa bàn huyện dài khoảng 20 km, đời
sống dân cư trong vùng chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, tình trạng
đói nghèo còn lớn, năm 2009 toàn huyện có 29.46% hộ đói nghèo, một số vùng
thấp hay bị ngập lụt và vùng thiếu nước phục vụ cho sản xuất như Tân Ninh,
Duy Ninh, Hàm Ninh.
Xã Tân Ninh nằm phía Tây Nam huyện Quảng Ninh cách thị trấn Quán
Hàu 15 km về phía nam, trung tâm xã cách đường quốc lộ 1A 6 km.[11]
Vị trí địa lý cụ thể của xã Tân Ninh được xác định cụ thể như sau:
-Phía Nam giáp với xã Vạn Ninh,
-Phía Đông Nam giáp xã Hồng thủy của huyện Lệ Thủy.
-Phía Đông giáp xã Gia Ninh.
-Phía Bắc giáp xã Duy Ninh.
-Phía Tây giáp xã Hiền Ninh.

23
Toàn xã có 5 thôn: Quảng Xá, Hòa Bình, Nguyệt Áng, Thế Lộc và Hữu
Tân. Trung tâm xã nằm ở ngã tư thuộc 4 thôn: Quảng Xá, Thế Lộc, Hòa Bình,
Nguyệt Áng. Tân Ninh có tuyến đường sông Long Đại đi qua vùng sản xuất lúa
nên đất đai ở đây chịu ảnh hưởng từ tính chất mặn của sông.
4.1.1.2. Địa hình
Tân Ninh có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai sản xuất chủ yếu là
lúa nước, tính chất đất tương đối mặn, là loại đất thịt nặng chiếm tỉ lệ lớn nên
diện tích cây lương thực (ngoài lúa) tương đối ít, chủ yếu là đồng ruộng để trồng
lúa. Ruộng lúa ở đây tương đối rộng và bằng phẳng nên dể đưa các máy móc
phục vụ sản xuất vào, lại ở gần cụm dân cư và quốc lộ nên thuận lợi cho việc
chăm sóc, thu hoạch và giao bán, có thể làm kinh tế lớn được.
4.1.1.3. Điều kiện thời tiết khí hậu
Thời tiết khí hậu là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
sản xuất nông nghiệp đặc biệt là lúa nước. Việc nghiên cứu tình hình khí hậu
thời tiết của vùng sẽ tạo điều kiện thời điểm phù hợp để bố trí thời vụ hợp lí, tạo
điều kiện phát triển thuận lợi lúa. Bên cạnh đó còn góp phần giảm nhẹ thiên tai
của các hiện tượng khắc nghiệt của thời tiết khí hậu, đảm bảo nguồn nước cây
trồng.
Xã Tân ninh nằm trong chế độ nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt.
+Mùa mưa từ khoảng tháng 9 đến tháng 3 năm sau.Lượng mưa trung bình
hàng năm 2.000-2.300 mm/ năm. Thời gian mưa tập trung vào tháng 9, 10, và
tháng 11.
+Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24- 25
0
C. Ba
tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và tháng 8.
Mùa mưa, bão với cường độ lớn của địa phương thường xảy ra vào tháng
9, 10. Có những năm mùa mưa lũ xảy ra sớm ảnh hưởng đến vụ thu hoạch của
bà con nông dân.

24
Vào mùa đông, trên địa bàn xã có gió mùa đông bắc hoạt động vào tháng
12, 1, 2 làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất và sức khỏe của người
dân.
Với đặc điểm về điều kiện tự nhiên, khí hậu thời tiết như vậy nên xã Tân
Ninh chủ yếu sản xuất vào vụ mùa chính là từ bắt đầu từ cuối tháng 11 và kết
thúc vào tháng 5. Và vụ hè thu từ tháng 5 đến tháng 8 do chịu ảnh hưởng mạnh
của gió Tây Nam khô nóng nên việc sản xuất chỉ diển ra tại một số điểm diện
tích nhỏ lẻ có khả năng đảm bảo nguồn nước. Còn vụ đông xuân thì phải chống
chịu với gió mùa đông bắc đang ngày càng khắc nghiệt hơn tác động mạnh đối
với quá trình sinh trưởng, phát triển của cây.
4.1.1.4. Tình hình sử dụng đất
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của địa phương, đất là yếu tố sản
xuất không thể thay thế được. Nó là tư liệu sản xuất có tính chất giới hạn theo
không gian, là đối tượng trực tiếp để con người tác động vào sản xuất, thể hiện
khả năng sinh trưởng phát triển của cây và là yếu tố quan trọng để bố trí cây
trồng hợp lý giúp tăng năng suất cây trồng.
Bảng 1: Tình hình sử dụng đất của xã từ 2006- 2009
Đơn vị tính: ha
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
Tổng diện tích đất tự
nhiên
1156.75 1156.75 1156.75 1156.75
I. Đất nông nghiệp 667.26 666.61 669.80 669.80
1. Lúa (2 vụ) 703.5 693.0 690.0 743.5
2. Ngô 0.2 0 0 0
3. Khoai 21 78 80 67
4. Sắn 8 63 70 70
5. Các loại rau 53.6 17 18 19
II. Đất lâm nghiệp 13.4 13.4 13.4 13.4

III. Đất NTTS 17.10 24.4 30.2 24.2
25

×