i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
------
NGÔ THỊ HIÊN
ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ NUÔI TRỒNG
THUỶ SẢN XUNG QUANH KHU BẢO TỒN BIỂN
VỊNH NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Khánh Hoà - Năm 2014
ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
------
NGÔ THỊ HIÊN
ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ NUÔI TRỒNG
THUỶ SẢN XUNG QUANH KHU BẢO TỒN BIỂN
VỊNH NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Mã số
: 60 62 01 15
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. QUÁCH THỊ KHÁNH NGỌC
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
Khánh Hoà - Năm 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu, dữ
liệu và kết quả đưa ra trong luận văn là trung thực. Nội dung luận văn chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào.
Tác giả
Ngơ Thị Hiên
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới:
Quý Thầy, Cô Trường Đại học Nha Trang vì những kiến thức được truyền đạt
trong suốt thời gian học tại trường.
TS. Quách Thị Khánh Ngọc vì sự hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Lãnh đạo Ban quản lý Khu Bảo tồn biển Vịnh Nha Trang, Sở Tài ngun & Mơi
trường, Sở Nơng nghiệp & PTNT, Văn phịng Chương trình mục tiêu quốc gia ứng
phó với Biến đổi khí hậu tỉnh Khánh Hồ; Lãnh đạo Phường Vĩnh Ngun, Phường
Vĩnh Trường, Lãnh đạo Cảng Vĩnh Trường, Cảng Hòn Rớ, Ban phịng chống lụt bão
và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Hội ngư dân, nơng dân phường Vĩnh Ngun, Vĩnh Trường
vì sự cộng tác và hỗ trợ tận tình trong quá trình thu thập dữ liệu.
Ngư dân khu vực Vĩnh Trường, Trí Ngun, Vĩnh Ngun, Hịn Rớ và người
ni trồng thuỷ sản khu vực Vịnh Nha Trang vì đã dành thời gian trả lời các câu hỏi
phỏng vấn.
Gia đình, bè bạn vì sự động viên và khích lệ trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Khánh Hoà, tháng 11 năm 2014
Người viết
Ngô Thị Hiên
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG .....................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .....................................................................................viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT........................................................ 5
1.1. Các khái niệm liên quan đến biến đổi khí hậu ....................................................... 5
1.2. Chiến lược thích ứng và chiến lược giảm thiểu ................................................... 10
1.3. Tổng quan các kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu........................................ 11
1.3.1. Tổng quan các kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu trên thế giới ............ 11
1.3.2. Tổng quan các nghiên cứu về biến đổi khí hậu tại Việt Nam....................... 15
1.4. Phương pháp đánh giá tác động của BĐKH gồm 7 bước..................................... 18
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT KHU VỰC NGHIÊN CỨU ....................................... 19
2.1. Một số chỉ tiêu tổng quát cơ bản trong khu vực nghiên cứu................................. 19
2.1.1. Đặc điểm kinh tế khu vực thành phố Nha Trang.......................................... 19
2.1.2.Thương mại - Du lịch - Dịch vụ ................................................................... 19
2.1.3. Công nghiệp................................................................................................ 20
2.1.4. Nông - Lâm - Ngư nghiệp ........................................................................... 20
2.1.5. Hệ thống giao thông.................................................................................... 22
2.2 Đặc điểm địa lý khu vực nghiên cứu .................................................................... 22
2.2.1. Vị trí địa lý khu vực Vịnh Nha Trang:......................................................... 22
2.2.2. Đặc điểm địa hình ....................................................................................... 25
2.2.3. Đặc điểm thuỷ văn ...................................................................................... 25
2.2.4. Đặc điểm khí hậu ........................................................................................ 26
2.3. Đặc điểm kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu....................................................... 26
2.3.1. Thành phần và sự phân bố dân cư trong khu vực Vịnh Nha Trang .............. 26
2.3.2. Sự phân bố hoạt động kinh tế ...................................................................... 26
2.3.3. Trình độ học vấn ......................................................................................... 27
2.4. Hiện trạng môi trường và đa dạng sinh học trong KBTB Vịnh Nha Trang .......... 28
iv
2.4.1. Hiện trạng môi trường................................................................................. 28
2.4.2. Hiện trạng đa dạng sinh học ........................................................................ 29
2.5. Tầm quan trọng của ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đối với nền kinh tế
quốc dân nói chung và Nha Trang Khánh Hồ nói riêng. ........................................... 31
2.5.1. Vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân................................ 32
2.5.2. Quan điểm, định hướng phát triển ngành thủy sản đến năm 2020................ 34
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 36
3.1. Xác định khung phân tích .......................................................................................... 36
3.2. Xác định cỡ mẫu nghiên cứu:.............................................................................. 38
3.3. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu ................................................................ 40
3.4. Đánh giá thiệt hại................................................................................................ 43
3.5. Nhận dạng những chiến lược thích ứng ............................................................... 43
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................. 45
4.1. Tác động của BĐKH đến lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thuỷ sản .................... 45
4.1.1 Khi nhiệt độ tăng.......................................................................................... 45
4.1.2. Khi lượng mưa tăng .................................................................................... 47
4.1.3 Khi nước biển dâng...................................................................................... 48
4.1.4. Các hiện tượng thời tiết cực đoan................................................................ 52
4.1.5. Bản đồ hiểm họa: bản đồ nguy cơ lũ quét.................................................... 54
4.1.6. Ma trận mức độ dễ bị tổn thương ................................................................ 63
4.2. Lượng giá thiệt hại từ rủi ro biến đổi khí hậu ...................................................... 63
4.2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của mẫu nghiên cứu ............................................ 63
4.2.2. Phân tích cơ bản: Đánh giá thiệt hại do rủi ro khí hậu ................................. 66
4.3. Nhận thức của ngư dân và người nuôi trồng thuỷ sản về rủi ro khí hậu ............... 70
4.4. Nhận thức của ngư dân và người ni trồng thuỷ sản về vai trị của khu bảo tồn
biển Vịnh Nha Trang ................................................................................................. 72
4.5. Cơ chế ứng phó với BĐKH................................................................................. 76
4.5.1. Cơ chế ứng phó với BĐKH của ngư dân và người nuôi trồng thuỷ sản ....... 76
4.5.2. Cơ chế ứng phó khả thi từ cộng đồng.......................................................... 78
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU....... 80
5.1. Quan điểm, mục tiêu ........................................................................................... 80
5.1.1. Quan điểm .................................................................................................. 80
v
5.1.2. Mục tiêu...................................................................................................... 80
5.2. Một số giải pháp chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu cho ngư dân và người
nuôi trồng thuỷ sản xung quanh khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang ............................ 81
5.2.1. Xác định các chương trình, dự án ưu tiên nhằm ứng phó với BĐKH trên địa
bàn tỉnh Khánh Hòa. .................................................................................................. 81
5.2.2. Xác định các chiến lược ứng phó hữu hiệu và cụ thể cho ngư dân và người
nuôi trồng thuỷ sản xung quanh khu bảo tồn biển vịnh nha trang ............................... 83
5.3. Nâng cao nhận thức của ngư dân và người nuôi trồng thuỷ sản đối với những ảnh
hưởng của BĐKH. ..................................................................................................... 84
5.4. Tăng cường quản lý và bảo vệ KBTB Vịnh Nha Trang ....................................... 84
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 86
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH
: Biến đổi khí hậu
BQL
: Ban quản lý
Bộ TN&MT : Bộ Tài nguyên & Môi trường
BVNLTS
: Bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản
FAO
: Food and Agriculture Organization of the United Nations
GDP
: Gross Domestic Product
IPCC
: The Intergovernmental Panel on Climate Change
IPCC TAR
: The Intergovernmental Panel on Climate Change-Third Assessment Report
IUCN
: Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới
KBTB
: Khu Bảo tồn biển
LHQ
: Liên hiệp quốc
NBD
: Nước biển dâng
NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
PP
: Phương pháp
PTNT
: Phát triển nơng thơn
TBNN
: Trung bình nhỏ nhất
UNDP
: United Nations Development Programme
UBND
: Uỷ ban nhân dân
WB
: World Bank
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: BĐKH tác động đến lĩnh vực thuỷ sản thông qua các yếu tố sau:...............36
Bảng 3.2: Phân bố mẫu nghiên cứu theo khu vực:......................................................40
Bảng 4.1: Độ lệch tiêu chuẩn S(mm) và biến suất Sr(%) lượng mưa tại trạm Nha Trang.....48
Bảng 4.2: Diện tích (km2) ngập của thành phố Nha Trang theo các kịch bản .............49
Bảng 4.3: Diện tích bị ngập của các kịch bản khi nước biển dâng..............................51
Bảng 4.4: Tần suất (%) hạn theo quy mô thời gian của vùng ven biển Nha Trang......53
Bảng 4.5: Nhiệt độ trung bình ở Khánh Hịa theo các nhóm năm...............................53
Bảng 4.6: Lượng mưa trung bình Khánh Hịa theo các nhóm năm (mm)....................53
Bảng 4.7: Trọng số các nhân tố..................................................................................54
Bảng 4.8: Ma trận mức độ tổn thương tại khu vực nghiên cứu ...................................63
Bảng 4.9: Phân phối số người trả lời theo khu vực nghiên cứu...................................64
Bảng 4.10: Đặc điểm kinh tế xã hội của những người trả lời......................................64
Bảng 4.11: Sản lượng từng loại giống nuôi trồng thủy sản khu vực Vịnh Nha Trang .....65
Bảng 4.12: Sản lượng từng loại cá đánh bắt trên một chuyến biển: ............................65
Bảng 4.13: Đánh giá thiệt hại rủi do khí hậu gây ra của ngư dân:...............................68
Bảng 4.14: Thiệt hại và lượng giá thiệt hại do bão lũ gần đây gây ra của ngư dân......69
Bảng 4.15: Thiệt hại và lượng giá thiệt hại do bão lũ gần đây gây ra của hộ nuôi trồng
thuỷ sản: ..................................................................................................70
Bảng 4.16. Nhận thức của ngư dân và người ni về rủi ro khí hậu ...........................71
Bảng 4.17: Đánh giá nhận thức của ngư dân và người nuôi trồng thuỷ sản về khu BTB
Vịnh Nha Trang.......................................................................................74
Bảng 4.18. Cơ chế ứng phó trước khi bão/lũ lụt xảy ra ..............................................76
Bảng 4.19. Cơ chế ứng phó trong và ngay sau khi bão/lũ lụt xảy ra ...........................76
Bảng 4.20: Cơ chế ứng phó trước khi bão/lũ lụt xảy ra ..............................................77
Bảng 4.21: Cơ chế ứng phó trong và sau những hiện tượng bão, lũ lụt xảy ra ............77
Bảng 4.22. Xếp hạng các sự lựa chọn thích ứng của hộ khai thác thuỷ sản với bão,lũ 78
Bảng 4.23. Xếp hạng các sự lựa chọn thích ứng của hộ ni trồng thuỷ sản với bão,lũ
................................................................................................................79
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Biến trình nhiệt độ trung bình năm tại Nha Trang giai đoạn 1977 – 2010........45
Hình 4.2: Phân bố lượng mưa tại Khánh Hòa năm 1999 (trái) năm 2009 (phải) .........47
Hình 4.3: Biến trình lượng mưa năm ở Nha Trang giai đoạn 1980-2010 ....................47
Hình 4.4: Biểu đồ diện tích ngập tỉnh Khánh Hịa theo kịch bản trung bình ...............48
Hình 4.5: Biểu đồ tỷ lệ diện tích ngập của Nha Trang so với toàn tỉnh theo kịch bản trung
bình.............................................................................................................49
Hình 4.6: Biểu đồ diện tích ngập của Thành phố Nha Trang so với tồn tỉnh Khánh
Hịa theo kịch bản cao.................................................................................50
Hình 4.7: Biểu đồ tỷ lệ diện tích ngập TP Nha Trang so với tồn tỉnh Khánh Hịa theo
kịch bản phát thải cao .................................................................................50
Hình 4.8: Diện tích đất ni trồng thủy sản bị ngập theo kịch bản phát thải trung bình
và phát thải cao...........................................................................................51
Hình 4.9: Bản đồ vùng nguy cơ lũ quét hiện trạng (1980 – 2010) ..............................55
Hình 4.10: Biểu đồ tỉ lệ nguy cơ xảy ra lũ quét năm 1980 – 2010 ..............................55
Hình 4.11: Biểu đồ tỉ lệ nguy cơ xảy ra lũ quét theo kịch bản cao năm 2020 – 2100 ..56
Hình 4.12: Vùng nguy cơ lũ qt tỉnh Khánh Hịacác giai đoạn theo kịch bản A1FI.......57
Hình 4.13: Biểu đồ tỉ lệ nguy cơ xảy ra lũ quét theo kịch bản B1...............................58
Hình 4.14: Vùng nguy cơ lũ quét tỉnh Khánh Hòa các giai đoạn theo kịch bản B1.....59
Hình 4.15: Biểu đồ tỉ lệ nguy cơ xảy ra lũ quét theo kịch bản trung bình năm 2020 – 2100.......60
Hình 4.16: Vùng nguy cơ lũ quét tỉnh KH các giai đoạn theo kịch bản trung bình .....61
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Biến đổi khí hậu là sự nóng lên tồn cầu và mực nước biển dâng, là một trong
những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Các bằng chứng khoa học
hiện nay chứng minh rằng biến đổi khí hậu ảnh hưởng nặng nề nhất đến sản xuất nông
nghiệp, kinh tế nông thôn, người nghèo, môi trường và an ninh lương thực trên toàn
thế giới. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết các
nơi trên trái đất. Nhiệt độ, sự xâm nhập mặn, sạt lở đất và mực nước biển trung bình
tồn cầu tiếp tục tăng nhanh chưa từng có và đang là mối lo ngại của hầu hết các quốc
gia trên thế giới.
Nhận thức rõ những thách thức do biến đổi khí hậu gây ra, ngày 02 tháng 12 năm
2008 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với
biến đổi khí hậu tại Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg. Đây là một trong những thành
cơng ban đầu quan trọng trong nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam với
mục tiêu phát triển bền vững. Hai trong tám nhiệm vụ quan trọng của Chương trình là:
(1) Đánh giá mức độ và tác động của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực, ngành
và địa phương.
(2) Xác định các giải pháp ứng phó.
Các nghiên cứu về BĐKH cũng đã được thực hiện trên nhiều lĩnh vực, dần hoàn
thiện về cơ sở phương pháp luận và đạt được những kết quả đáng quan tâm. Tuy nhiên,
các đánh giá về tác động của BĐKH phần lớn là dựa theo các kịch bản không cịn mới
nữa và do đó, các giải pháp chiến lược đã được xây dựng cũng chưa toàn diện và xác
thực. Nhiều bằng chứng từ thực tế và một số nghiên cứu liên quan đã chứng minh
những biểu hiện của BĐKH gia tăng ở Việt Nam nói chung và tỉnh Khánh Hịa nói
riêng như các hiện tượng thời tiết cực đoan, mưa trái mùa, lượng mưa gia tăng, hạn
hán kéo dài, nhiệt độ cao bất thường vào mùa khô,… Một vấn đề dễ dàng nhận thấy là
hiện tượng ngập lụt bất thường trong những năm gần đây sau khi có mưa lớn hoặc vào
lúc triều cường đặt ra một giả thuyết về nước biển dâng do BĐKH đã và đang xảy ra
tại Khánh Hòa. Những biểu hiện của BĐKH sẽ gia tăng đến mức nào và gây ảnh
hưởng lớn như thế nào đang là vấn đề hóc búa đối với các cấp chính quyền bởi điều
này sẽ quyết định những định hướng phát triển cho tỉnh Khánh Hòa trong tương lai
đặc biệt là trong các lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông, phát triển
2
cơ sở hạ tầng, vấn đề bảo vệ và sử dụng nguồn tài nguyên nước, và đặc biệt là hoạt
động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản xung quanh khu bảo tồn vịnh Nha Trang tại tỉnh
Khánh Hòa.
Đối với một tỉnh phát triển nhanh ở vùng Nam Trung Bộ như Khánh Hịa thì vấn
đề phát triển bền vững lâu dài là rất cần thiết, trước nguy cơ bị ảnh hưởng của BĐKH
Khánh Hòa nhất thiết phải triển khai một nghiên cứu mang tính hệ thống để đánh giá
những ảnh hưởng của BĐKH.
Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động khai thác
và ni trồng thuỷ sản xung quanh khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh
Hịa” được thực hiện nhằm hệ thống hóa phương pháp luận, đánh giá những tác động
của biến đổi khí hậu, lượng giá những thiệt hại, đánh giá các chiến lược thích ứng và
giúp cho nhà quản trị khu bảo tồn Vịnh Nha Trang và Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh
Hịa có cơ sở khoa học vững chắc để lựa chọn những chiến lược thích ứng tối ưu để
ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu tại tỉnh Khánh Hòa.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Mục tiêu tổng quát
Hỗ trợ cho các nhà quản trị Khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang và Uỷ ban nhân
dân tỉnh Khánh Hịa có được sự hiểu biết tốt hơn về những rủi ro liên quan tới biến đổi
khí hậu, xác định những chiến lược thích ứng để đối phó với những rủi ro do ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu.
Những mục tiêu cụ thể của nghiên cứu này là:
1. Xác định và đánh giá những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động
khai thác và ni trồng thủy sản xung quanh khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang tỉnh
Khánh Hòa;
2. Lượng giá những tổn thất kinh tế do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngư
dân và người nuôi trồng thuỷ sản;
3. Đánh giá nhận thức của ngư dân và người nuôi trồng thủy sản về biến đổi khí hậu
và các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động khai thác và ni trồng thuỷ sản;
4. Đánh giá nhận thức của ngư dân và người ni về vai trị của khu bảo tồn
biển đối với hoạt động của họ và vai trò của khu bảo tồn biển trong việc ứng phó với
các tác động của biến đổi khí hậu;
5. Đề xuất những chiến lược nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tác động của biến đổi khí hậu, mức độ nhận thức, khả
năng ứng phó của ngư dân và người nuôi trồng thuỷ sản đối với các tác động của biến
đổi khí hậu.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành với các ngư dân và người nuôi
trồng thuỷ sản xung quanh Vịnh Nha Trang thuộc tỉnh Khánh Hòa. Điều tra ngư dân
và người nuôi trồng thuỷ sản được tiến hành từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 4 năm
2014 và đánh giá thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra cho ngư dân và người nuôi trồng
thuỷ sản là trong khoảng 05 năm.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp và thứ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn,
lấy ý kiến chuyên gia; điều tra khảo sát thực tế ngư dân và người nuôi trồng thuỷ sản xung
quanh khu bảo tồn Vịnh Nha Trang. Bản đồ khu vực nghiên cứu, kịch bản biến đổi khí
hậu và nước biển dâng cũng như dữ liệu lịch sử về độ lớn, mức độ thiệt hại do bão, lũ lụt,
nước biển dâng,… được cung cấp bởi Sở Tài Nguyên và môi trường; Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hịa, Hội nơng dân, Hội khuyến ngư Phường Vĩnh
Ngun, Phường Vĩnh Trường, Trưởng Cảng Vĩnh Trường, Trưởng Cảng Hòn Rớ và một
số tài liệu liên quan đến khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang.
4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
- Chọn kịch bản BĐKH cho khu vực và ứng dụng phương pháp GIS: Sử dụng hệ
thông tin địa lý nhằm tích hợp các bản đồ hiện trạng kinh tế xã hội, đánh giá ảnh
hưởng của BĐKH và trích lọc số liệu, phân tích xu thế diễn biến đặc trưng khí hậu chủ
yếu trên khu vực nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp tài liệu: Thu thập tổng hợp các tài
liệu, số liệu đã có lên bản đồ và các bảng thống kê;
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa khoa học
Đề tài hệ thống hóa các lý thuyết và nghiên cứu về biến đổi khí hậu ở trong và
ngồi nước. Đề tài đưa ra một khung phân tích đánh giá biến đổi khí hậu hồn chỉnh,
cụ thể: đưa ra phương pháp đánh giá thiệt hại, xác định các chiến lược thích ứng và đề
xuất một số chiến lược thích ứng cho cộng đồng - phương pháp này chưa từng được
4
nghiên cứu thực tế ở Khánh Hòa. Kết quả và bộ dữ liệu của đề tài có thể giúp phát
triển các nghiên cứu tiếp theo.
Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu chỉ ra những thiệt hại gần đây nhất do biến đổi khí hậu gây ra cho
ngư dân, người ni thuỷ sản xung quanh khu vực Vịnh Nha Trang và của người dân
tỉnh Khánh Hịa nói chung. Mặc dù con số thiệt hại chỉ được thống kê dựa trên 290
mẫu nhưng sẽ giúp hình dung về những tác động to lớn mà biến đổi khí hậu có thể gây
ra. Phân tích hiệu quả chi phí mà nghiên cứu thực hiện trên một số dự án ứng phó biến
đổi khí hậu có giá trị tư vấn cho các nhà quản trị khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang và
Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà, để giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hồ sử dụng
hiệu quả hơn nguồn vốn ứng phó với biến đổi khí hậu. Từ những nhận định này, chiến
lược thích ứng tốt nhất được lựa chọn sẽ giúp cho các nhà quản trị khu bảo tồn biển
Vịnh Nha Trang và Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hồ ứng phó tốt hơn với những rủi ro
khí hậu xảy ra trong tương lai.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan lý thuyết
Chương 2: Khái quát khu vực nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Một số giải pháp ứng phó với Biến đổi khí hậu
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1.1. Các khái niệm liên quan đến biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển,
sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và
nhân tạo".
Môi trường trước đây
Mơi trường hiện tại
“Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra
những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản
của các hệ sinh thái tự nhiên. Nó ảnh hưởng đến hoạt động của các hệ thống kinh tế xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.(Theo công ước chung của LHQ
về biến đổi khí hậu).
6
Tác động khí hậu được định nghĩa bởi IPCC TAR (The Intergovernmental Panel
on Climate Change - Third Assessment Report, 2001) là những hậu quả của BĐKH
trên hệ thống tự nhiên và con người. Tùy thuộc vào việc xem xét của sự thích ứng, ta
có thể phân biệt giữa tác động tiềm năng và tác động dư. Tác động tiềm năng - tất cả
những tác động có thể xảy ra do một sự thay đổi dự kiến của khí hậu, mà khơng xem xét
thích ứng. Tác động dư - các tác động của biến đổi khí hậu sẽ xảy ra sau khi thích ứng.
Khả năng bị tổn thương được định nghĩa bởi IPCC TAR (2001) là mức độ mà
một hệ thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) dễ bị tác động, hoặc không thể đương đầu với
những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hoặc khơng có khả năng thích ứng với những
tác động bất lợi của biến đổi khí hậu.
Thích ứng được định nghĩa bởi IPCC TAR (2001) là sự điều chỉnh hệ thống tự
nhiên hoặc con người đối với hồn cảnh hoặc mơi trường thay đổi, nhằm mục đích
giảm khả năng bị tổn thương do dao động và biến đổi khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng
và tận dụng các cơ hội do nó mang lại. Các loại khác nhau của thích ứng có thể phân
biệt, bao gồm thích ứng lần đầu và thích ứng với sự tác động lại, thích ứng của cá nhân
và thích ứng của cơng cộng, thích ứng đột xuất và thích ứng theo kế hoạch. Levina và
Tirpak tìm thấy định nghĩa từ UNFCCC, UKCIP và UNDP.
Khả năng thích ứng là khả năng của một hệ thống để thích ứng với biến đổi khí
hậu, để kiểm duyệt các thiệt hại tiềm năng, để tận dụng những lợi thế của cơ hội, hoặc
để đối phó với những hậu quả.
Kịch bản biến đổi khí hậu là giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự tiến
triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa kinh tế xã hội, tổng thu nhập quốc nội,
phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Lưu ý rằng, kịch bản
biến đổi khí hậu khác với dự báo thời tiết và dự báo khí hậu là nó đưa ra quan điểm về
mối ràng buộc giữa phát triển và hành động. (Kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Khánh
Hồ, 2012).
Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó
khơng bao gồm triều cường, nước dâng do bão… Nước biển dâng tại một vị trí nào đó
có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình tồn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ
của đại dương và các yếu tố khác (Kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Khánh Hồ, 2012).
7
Nguyên nhân:
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt
động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bề hấp thụ
khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Nhằm
hạn chế sự biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại
khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6.
- CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn
khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2 cũng sinh ra từ các
hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.
- CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ
thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.
- N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động cơng nghiệp.
- HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC là sản
phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC.
- PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.
- SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.
Các biểu hiện của biến đổi khí hậu:
- Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho mơi trường sống
của con người và các sinh vật trên Trái đất.
- Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất
thấp, các đảo nhỏ trên biển.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác
nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái
và hoạt động của con người.
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của q trình hồn lưu khí quyển, chu trình
tuần hồn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần
của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
8
Một số hiện tượng của biến đổi khí hậu
-
Hiệu ứng nhà kính
- Mưa a xít
- Thủng tầng ơ zơn
- Cháy rừng
-
- Hạn hán
Lũ lụt
9
- Các hệ sinh thái bị phá hủy
- Những đợt nắng nóng gay gắt
- Các
núi băng đang tan chảy
- Mất đa dạng sinh học
- Dịch bệnh
- Mực nước biển đang dâng lên
Nguồn: />
10
1.2. Chiến lược thích ứng và chiến lược giảm thiểu
Để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, hai cách tiếp cận đã được xác định để đối
phó với nguyên nhân và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Sự giảm thiểu (Mitigation)
tập trung vào việc giảm phát thải khí nhà kính trong khi sự thích ứng (Adaptation) lại
tập trung vào giảm những thiệt hại tiềm năng do biến đổi khí hậu tồn cầu gây ra
(Kariannede Bruin, 2011). Sự giảm thiểu được sử dụng để giảm những tác động tiềm
năng của biến đổi khí hậu (hạn chế phát thải khí CO2) trong khi sự thích ứng được
dùng để giảm những tổn thương xã hội do những tác động của biến đổi khí hậu
(European Commission, 2010). Sự giảm thiểu tạo ra những lợi ích (tồn cầu) trong dài
hạn (30 - 40 năm), sự thích ứng tạo ra những thích ứng trong ngắn và trung hạn. Sự
giảm thiểu được dùng cho tất cả các lĩnh vực ở tất cả các quốc gia, trong khi sự thích
ứng chỉ dùng cho những lĩnh vực và quốc gia cụ thể (European Commission, 2010).
Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung vào những chiến lược thích ứng với biến đổi
khí hậu. Sự thích ứng liên quan đến việc đưa ra các quyết định đầu tư để giảm thiểu
những thiệt hại tiềm năng của biến đổi khí hậu và tận dụng những cơ hội mới. Thông
qua việc thực hiện các chiến lược thích ứng, khả năng thích ứng của hệ thống tăng lên
và mức độ nhạy cảm giảm đi, do đó làm giảm tính dễ tổn thương của xã hội do sự tác
động của biến đổi khí hậu (Mastrandrea et al., 2010). Sự thích ứng được thực hiện theo
quy mơ khơng gian khác nhau và địi hỏi phải có sự tích hợp nhiều phản ứng. Thích
ứng cũng có thể chia làm 2 loại: thích ứng cứng (Hard Adaptation) và thích ứng mềm
(Soft Adaptation) (World Bank, 2009). Thích ứng cứng là chúng ta thực hiện các chiến
lược thích ứng như: xây dựng khu vực neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão… Cịn thích
ứng mềm là chúng ta thực hiện các chiến lược thích ứng như: áp dụng hệ thống cảnh
báo, nâng cao nhận thức người dân, phát triển cơng nghệ Đại dương,… Người làm
chính sách đóng vai trị quan trọng trong việc quyết định thực hiện những chính sách
tối ưu nhất nhằm giảm tính dễ tổn thương với biến đổi khí hậu (Klein et al, 2003).
Theo IPCC, thách thức đối với người ra quyết định là “tìm ra một hành động thích hợp
với hiện tại và có khả năng chống chọi với những yếu tố không chắc chắn trong dài
hạn” (Klein et al, 2007). Trong điều kiện hạn chế về nguồn lực, địi hỏi các nhà lập
chính sách phải phân tích kinh tế các chiến lược thích ứng, từ đó chọn ra những chiến
lược cấp thiết nhất để thực hiện phù hợp với mục tiêu đã xác định.
Đánh giá những tác động của biến đổi khí hậu và những chi phí của sự thích
ứng ở các nước đang phát triển đã nhận nhiều sự chú ý. WorldBank (2009) đã lượng
11
giá chi phí của sự thích ứng với biến đổi khí hậu ở các nước đang phát triển và đã kết
luận rằng “chi phí thích ứng với sự ấm lên khoảng 20C trên thế giới từ 2010 đến 2050
sẽ nằm trong khoảng từ 75 đến 100 tỷ USD mỗi năm.
Tuy nhiên, vẫn có những dự đốn khơng chắc chắn về biến đổi khí hậu cũng
như những tác động của nó, và chi phí và lợi ích của những biện pháp thích ứng/ giảm
thiểu cũng khơng chắc chắn vì cịn có những tác động tiềm ẩn sau khi đầu tư vào
những chiến lược thích ứng/ giảm thiểu.
1.3. Tổng quan các kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu
1.3.1. Tổng quan các kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu trên thế giới
Sơ đồ hiệu ứng nhà kính (Nguồn: )
Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu kết
luận rằng “sự nóng lên của hệ thống khí hậu là rõ ràng”(IPCC, 2007b) đã xua tan sự
không chắc chắn về BĐKH. Trong báo cáo nghiên cứu “Biến đổi khí hậu: Quy trình,
những đặc điểm và các nguy cơ” (Philippe Rekacewicz, 2005) cũng như báo cáo
nghiên cứu “Biến đổi khí hậu: Những tác động, những tổn thương và sự thích ứng ở
các quốc gia đang phát triển” được thực hiện bởi Công ước Khung Liên hợp quốc về
BĐKH (United Nations Framework Convention on Climate Change - UNFCCC,
2007) đã thể hiện đầy đủ quy trình, đặc điểm và nguy cơ của biến đổi khí hậu. Việc
tăng đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và thay đổi sử dụng đất đã và đang tiếp tục phát ra
12
và làm tăng số lượng các khí nhà kính vào bầu khí quyển của Trái đất. Các khí nhà
kính bao gồm khí carbonic (CO2), khí mêtan (CH4) và khí ơxit nitơ (N2O), và sự gia
tăng những chất khí này là nguyên nhân làm gia tăng đáng kể lượng nhiệt từ mặt trời
chiếu xuống bầu khí quyển của trái đất, điều mà lẽ ra trong điều kiện bình thường nó
được bức xạ trở lại vào không gian. Sự gia tăng nhiệt đã dẫn đến hiệu ứng nhà kính và
hậu quả cuối cùng là biến đổi khí hậu. Các bằng chứng khoa học chỉ ra thế giới của
chúng ta đang trải qua những thay đổi khí hậu bất thường đã được xây dựng rất thuyết
phục và nhanh chóng (IPCC, 2007a; CCSP, 2008b). Những đặc điểm chính của
BĐKH là sự tăng lên của nhiệt độ trung bình tồn cầu (sự ấm lên tồn cầu); sự phân bố
lượng mưa không đều, và tần suất mưa thay đổi, gây ra hiện tượng ngập lụt và hạn hán
ở một số nơi; sự tan chảy của các núi băng và sông băng và giảm lượng tuyết bao phủ;
và gia tăng nhiệt độ nước biển và tính axit đại dương do nước biển hấp thụ nhiệt và khí
carbonic từ bầu khí quyển. Và hiện tượng ấm lên tồn cầu và băng tan làm cho mực
nước biển dâng. Nước biển dâng lên cao, gây ra hiện tượng xâm nhập mặn nghiêm
trọng. Mực nước biển dâng kết hợp với biến đổi khí hậu xảy ra đột ngột làm cho hạn
hán, bão, lũ lụt xảy ra bất thường với sức tàn phá chưa từng có gây thiệt hại nghiêm
trọng đến đời sống kinh tế của người dân và giảm sút nghiêm trọng tính đa dạng sinh
học trên trái đất.
Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ gây ra nhiều tác động lên đời sống kinh tế, văn
hóa xã hội. Đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến những ảnh hưởng này, bao gồm: the
IPCC Third Assessment Report (TAR), 2001; Bigio, 2003; McEvoy, 2007; Wibly,
2007; IPCC Fourth Assessment Report (AR4) 2007b; Huq & ctg, 2007; Alistair Hunt
và Paul Watkiss, 2007. Những tác động quan trọng nhất của biến đổi khí hậu được
nhận dạng như sau:
- Những tác động của BĐKH đến nguồn nước sinh hoạt của người dân.
- Những tác động của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Những tác động của BĐKH đến hoạt động đánh bắt thủy sản.
- Những tác động của BĐKH đến hoạt động nuôi trồng thủy sản.
- Những tác động của BĐKH đến sức khỏe và di dân của người dân.
- Những tác động của BĐKH đến thu nhập, đời sống của người dân và an sinh xã hội.
- Những tác động của BĐKH đến cơ sở hạ tầng, các cơng trình kiến trúc cơng cộng.
- Những tác động của BĐKH đến du lịch, hoạt động văn hóa, tinh thần của
người dân.
13
Theo báo cáo của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC, 2007),
phát thải khí nhà kính tiếp tục tăng lên và sự nóng lên tồn cầu làm trầm trọng hơn sự
tác động của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu sẽ có nhiều tác động tiêu cực và được
thể hiện qua các hiện tượng như: sự gia tăng tần số của sóng nhiệt, tăng cường độ bão
và lũ lụt, nước biển dâng và sạt lở đất ven biển và sự xâm nhập mặn. Mực nước biển
dâng đặt ra một mối đe dọa đặc biệt lớn cho các nước có mật độ dân số lớn và hoạt
động kinh tế ở khu vực ven biển. Nước biển dâng sẽ làm tăng tính nhạy cảm của cộng
đồng dân cư và hệ sinh thái ven biển do hiện tượng ngập lụt xảy ra thường xuyên
của khu vực có địa hình thấp, sự tác động ngày càng nghiêm trọng của những trận lũ
lụt, và sự gia tăng sạt lở đất ven biển và xâm nhập mặn (Mclean, 2001). Bờ biển sẽ rút
lui hàng trăm mét, gây nên sự biến mất của các vùng đầm lầy. Nguồn nước ngọt sẽ bị
ảnh hưởng do sự nhiễm mặn của nước bề mặt và nguồn nước ngầm do nước biển. Cuối
cùng, nước biển dâng sẽ dẫn đến sự di dời của hàng triệu người dân, thiệt hại đáng kể
tới tài sản và cơ sở hạ tầng và sự mất mát nghiêm trọng của các hệ sinh thái ven biển
vào cuối thế kỷ 21 (Nicholls và Lowe, 2004).
Biến đổi khí hậu cịn gây ra những thay đổi vật lý tác động đáng kể đến đặc tính
sinh học các lồi thơng qua một loạt các hệ thống tự nhiên. Ví dụ trên khắp Bắc Mỹ
các loại cây thay lá và ra hoa sớm hơn, các loài chim, bướm, lưỡng cư và các loài động
vật hoang dã khác sinh sản và di cư sớm hơn; các loài khác cũng đang di chuyển lên
phía Bắc và khu vực cao hơn (Parmesan and Galbraith, 2004; Parmesan and Yohe,
2003; Root, et al. 2003). Nhiệt độ nước biển trong các rạng san hô tăng lên ở miền
Nam Florida, Caribbean, và các quần đảo Thái Bình Dương đã góp phần làm cho hiện
tượng “tẩy trắng” san hô và bệnh dịch xảy ra nhanh chưa từng có (Donner, Knutson,
Oppenheimer, 2006; Harvell, et al, 2007). Tần suất và cường độ bão tăng lên, nước
biển dâng và xâm nhập mặn là những nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm môi trường
sống những vùng đất ngập nước ven biển từ bờ biển Đại Tây Dương đến vịnh Mexico
(Janetos, et al. 2008; Kennedy, et al. 2002; Field, et al. 2001). Các loài hải sản: cá hồi,
các vược… trong vùng từ miền Bắc California đến phía Tây Bắc Thái Bình Dương
đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng bởi thay đổi khí hậu gây ra sự nóng lên tồn cầu,
tác động tiêu cực đến điều kiện môi trường sống trong suốt chu kỳ sống phức tạp của
chúng (Glick và Martin, 2008; ISAB, 2007; Glick năm 2005; Mantua và Francis,
2004). Hệ thống rừng và đồng cỏ trên khắp phương Tây đã bị tổn hại nghiêm trọng bởi
hạn hán, cháy rừng thảm khốc, dịch cơn trùng, và các lồi xâm hại gia tăng (NSTC,
14
2008; Ryan, et al, 2008; Fischlin, et al, 2007). Một số nghiên cứu cho rằng một số khu
vực của Bắc Mỹ sẽ trải qua những thay đổi trong các quần xã sinh vật, theo đó các
thành phần và chức năng của hệ sinh thái trong khu vực sẽ thay đổi (Fischlin, A., et al,
2007; Gonzalez, Neilson, và Drapek, 2005).
Các tác động sinh thái liên quan đến biến đổi khí hậu không tồn tại trong sự cô
lập, mà kết hợp với nhau và làm trầm trọng thêm các áp lực khác trên các hệ thống tự
nhiên. Khoảng một nửa số hệ san hô trên thế giới bị “tẩy trắng” do nước biển ấm lên.
Tính axit ngày càng cao ở các đại dương cũng là một mối đe dọa đối với các hệ sinh
thái biển về lâu dài. Nếu nhiệt độ tăng lên 30C thì 20-30% các lồi sinh vật trên đất
liền có nguy cơ bị tuyệt chủng (United Nations Development program, 2007). Các mối
đe dọa hàng đầu đối với đa dạng sinh học bao gồm phá hủy môi trường sống, thay đổi
quá trình sinh thái quan trọng như hỏa hoạn, sự lây lan của các lồi có hại, và sự xuất
hiện của các tác nhân gây bệnh mới và dịch bệnh (Wilcove, et al, 1998). Sức khỏe và
khả năng phục hồi của nhiều hệ thống tự nhiên của chúng ta đã bị tổn hại nghiêm trọng
bởi những căng thẳng “truyền thống” và những thay đổi trong khí hậu sẽ có ảnh hưởng
làm tăng tác động của chúng, thường theo những cách khơng thể đốn trước. Sự mất
mát và phân mảnh mơi trường sống tự nhiên do sự phát triển đường giao thơng, các tịa
nhà, và các trang trại là đặc biệt đáng lo ngại bởi vì nó cản trở khả năng di chuyển của
các loài tới những vùng đất tốt để phù hợp với điều kiện khí hậu thuận lợi (Ibanez, et
al, 2006; Schneider, 2002; Myers, 1992). Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu
(IPCC) kết luận trong báo cáo khoa học gần đây nhất rằng một triệu loài thực vật và
động vật trên khắp thế giới có thể bị đe dọa tuyệt chủng từ nay đến năm 2050 nếu
chúng ta khơng thực hiện các hoạt động có ý nghĩa để giải quyết vấn đề (IPCC, 2007b).
Trong báo cáo Cơ sở Khoa học Vật lý (the Physical Science Basis report) của
IPCC cho thấy nhiệt độ trung bình của bề mặt trên toàn cầu tăng 0,74±0,180C trong
giai đoạn 1906-2005 (Solomon et al, 2007). Và sự nóng lên tồn cầu chủ yếu là do con
người phát thải những khí gây hiệu ứng nhà kính (chủ yếu là CO2), chính điều này làm
trầm trọng thêm biến đổi khí hậu. Trong thế kỷ qua, nồng độ khí carbonic trong khí
quyển tăng lên rất nhanh, và nhiệt độ trung bình tồn cầu tăng 0,74°C. Theo các nhà
khoa học, đây là xu hướng nóng lên lớn nhất và nhanh nhất mà họ có thể phân biệt
trong lịch sử của Trái Đất. Sự nóng lên tồn cầu đã diễn ra phức tạp trong vòng 25
năm qua, và 11 trong số 12 năm nóng nhất được ghi nhận đã xảy ra trong 12 năm qua.
Báo cáo của IPCC đưa ra dự báo chi tiết cho thế kỷ 21 và cho thấy rằng sự nóng lên
15
tồn cầu sẽ tiếp tục và đẩy nhanh. Ước tính tốt nhất chỉ ra rằng, nhiệt độ trái đất có thể
tăng thêm 3°C vào năm 2100. Ngay cả nếu các quốc gia giảm phát thải khí gây hiệu
ứng nhà kính, trái đất cũng sẽ tiếp tục ấm lên. Dự đoán vào năm 2100 phạm vi tăng
nhiệt độ trung bình tồn cầu từ mức tối thiểu là 1,8°C đến tối đa 4°C.
Thay đổi trong hệ thống khí hậu, như nước biển dâng toàn cầu, thay đổi chế độ
mưa và các sự kiện cực đoan đã được quan sát trong thế kỷ qua. Solomon và các cộng
sự đã chỉ ra mực nước biển trung bình tồn cầu đã tăng lên 1,8±0,5 mm mỗi năm từ
1960 đến 2003 và lượng mưa cũng đã thay đổi (Solomon et al. 2007). Các nhà khoa
học cũng quan sát thấy lượng mưa có xu hướng tăng mạnh trong thời gian dài ở các
khu vực tại phía đơng của Bắc và Nam Mỹ, Bắc Âu và khu vực miền bắc và miền
trung châu Á từ 1900 đến 2005. Trong khi các khu vực ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới bị ảnh hưởng bởi hạn hán lâu hơn và dữ dội hơn từ năm 1970. Ngoài ra, họ quan
sát thấy sự gia tăng các sự kiện cực đoan, chẳng hạn như những trận mưa lớn bất
thường và mức độ nóng gay gắt diễn ra thường xuyên hơn trong vòng 50 năm qua
(Solomon et al. 2007).
Một số biện pháp cần được thực hiện để giảm thiểu những rủi ro trong cuộc
sống hoặc thiệt hại để duy trì hoạt động kinh tế ở những vùng ven biển. Đề xuất để
duy trì hoạt động kinh tế và mơi trường ở những khu vực ven biển và Kojima (2004)
ước tính cần 115 tỷ USD để bảo vệ cơ sở hạ tầng tại cảng để chống chọi khi nước biển
dâng 1,0 m ở Nhật.
Ở các nước phát triển, như Canada, Hoa Kỳ, và Úc sự rút lui ven bờ biển cũng
được coi là một vấn đề quan trọng vì vậy nó đã được nghiên cứu rất rộng rãi. Các cơng
trình nghiên cứu về hiện tượng này có thể được phân thành bốn chủ đề chính: (a) sự
rút lui bờ biển , (b) đo lường những tác động và tính dễ tổn thương; (c) đánh giá các
biện pháp bảo vệ và giảm nhẹ; và (d) phân tích chính sách và pháp lý. Nội dung của
nghiên cứu này tập trung vào các dạng thứ hai, thứ ba và thứ tư.
1.3.2. Tổng quan các nghiên cứu về biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, Bộ TN&MT vẫn đang tiếp tục hoàn thiện các kịch bản biến đổi
khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam cập nhật theo lộ trình. Theo PGS.TS. Trần
Thục, Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Mơi trường, người chủ trì
nhóm nghiên cứu xây dựng kịch bản cả 2 phiên bản, năm 2009 và hiện nay, cho biết,
một số chỉ số khí hậu có xu hướng gia tăng so với kịch bản 2009 khi được chi tiết hóa
cho các vùng.