Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Tích hợp các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu vào kế hoạch bảo vệ môi trường thành phố Quảng Ngãi đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 82 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN







Phạm Thị Mai



TÍCH HỢP CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀO KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2020


Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số : 60440301


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:







PGS.TS HUỲNH THỊ LAN HƯƠNG








Hà Nội - 2014

i

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Quốc gia Hà Nội theo
Chương trình đào tạo Thạc sỹ Khoa học, Khóa 19 (2011-2013).
Trước tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Huỳnh Thị Lan
Hương là người đã trực tiếp giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn này.
Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Quảng Ngãi vì đã cung cấp cho tôi các tài liệu và số liệu trong quá trình thực hiện
luận văn. Ngoài ra, tôi xin cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi vô cùng biết ơn về sự quan tâm của gia đình vì đã động viên, khích lệ tôi
trong suốt quá trình học tập và công tác.
Cuối cùng, tôi xin trân trọng ghi nhận sự giúp đỡ của tất cả những người đã quan
tâm, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả




Phạm Thị Mai


ii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC HÌNH iv

DANH MỤC BẢNG v

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍCH HỢP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 3

1.1. Khái niệm tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu 3

1.2. Sự cần thiết của tích hợp biến đổi khí hậu 4

1.3. Thực trạng tích hợp các vấn đề biến đổi khí hậu ở Việt Nam 5

1.4. Lợi ích và khó khăn khi thực hiện tích hợp biến đổi khí hậu 7


1.4.1. Lợi ích 7

1.4.2. Khó khăn 8

1.5. Đặc điểm địa lý tự nhiên tỉnh Quảng Ngãi 9

1.5.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 9

1.5.2. Các nguồn tài nguyên 13

1.5.3. Hiện trạng môi trường 25

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH TÍCH HỢP BĐKH VÀO KẾ HOẠCH BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG NGÃI 28

2.3. Khái quát các quy trình tích hợp BĐKH 28

2.4. Quy trình tích hợp BĐKH vào kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng
Ngãi 30

CHƯƠNG 3: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÍCH HỢP CÁC GIẢI PHÁP ỨNG
PHÓ VỚI BĐKH VÀO KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ
QUẢNG NGÃI VÀ TỈNH QUẢNG NGÃI 36
3.1. Biến đổi khí hậu tại Quảng Ngãi 36

3.1.1. Biến đổi khí hậu tại Quảng Ngãi trong những năm gần đây 36

3.1.2. Kịch bản biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Ngãi 44

3.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên môi trường tỉnh Quảng Ngãi . 47


iii

3.2.1. Tác động của gia tăng ngập lụt đến môi trường 47

3.2.2. Tác động của suy giảm dòng chảy kiệt 50

3.2.3. Tác động của gia tăng nhiệt độ 51

3.2.4. Tác động đến lâm nghiệp và đa dạng sinh học 51

3.2.4.1. Tác động đến lâm nghiệp 51

3.2.4.2. Tác động đến đa dạng sinh học 54

3.3. Thực trạng và đề xuất tích hợp biến đổi khí hậu vào kế hoạch bảo vệ môi
trường tỉnh Quảng Ngãi 55

3.3.1. Tổng quan về các chính sách bảo vệ môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi 55

3.3.2. Thực trạng tích hợp biến đổi khí hậu vào các kế hoạch bảo vệ môi
trường 65

3.3.3. Đề xuất tích hợp biến đổi khí hậu vào kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh
Quảng Ngãi 665

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73























iv

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tích hợp chính sách theo chiều ngang và chiều dọc 4
Hình 1.2. Vị trí địa lý tỉnh Quảng Ngãi 11
Hình 2.1. Các bước của quy trình tích hợp các vấn đề BĐKH vào Kế hoạch bảo vệ
môi trường tỉnh Quảng Ngãi 30
Hình 3.1. Bão số 9 (KETSANA) đổ bộ trực tiếp vào tỉnh Quảng Ngãi năm 2009 40
Hình 3.2. Bản đồ ảnh hưởng của ngập lụt tới các khu khai thác khoáng sản 49

Hình 3.3. Dòng chảy mùa cạn tại một số trạm theo các kịch bản 50

v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các quy trình tích hợp BĐKH 29
Bảng 2.2. Ma trận xác định danh mục các biện pháp thích ứng cho các lĩnh vực
thuộc tài nguyên môi trường 32
Bảng 3.1. Trị số phổ biến của độ lệch tiêu chuẩn (S) và biến suất (Sr) nhiệt độ trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi 36
Bảng 3.2. Xu thế biến đổi nhiệt độ tại một số trạm điển hình ở tỉnh Quảng Ngãi 36
Bảng 3.3. Xu thế biến đổi nhiệt độ mùa tại một số trạm điển hình ở tỉnh Quảng Ngãi 37
Bảng 3.4. Trị số phổ biến của độ lệch tiêu chuẩn (S) và biến suất (Sr) lượng mưa tại
Quảng Ngãi 37
Bảng 3.5. Xu thế biến đổi đặc trưng lượng mưa mùa tại một số trạm điển hình tại
tỉnh Quảng Ngãi 37
Bảng 3.6. Danh sách các hiểm họa thiên tai thường xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi 38
Bảng 3.7. Tần suất số cơn bão và ATNĐ ảnh hưởng trực triếp đến Quảng Ngãi: 39
Bảng 3.8. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm, mùa (OC) trong các thập kỷ so với
thời kỳ 1980-1999 theo các kịch bản phát thải 45
Bảng 3.9. Mức thay đổi lượng mưa năm, mùa (%) trong các thập kỷ so với thời kỳ
1980 -1999 theo các kịch bản phát thải 46
Bảng 3.10. Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980-1999 47
Bảng 3.11. Danh sách các khu mỏ khai thác khoáng sản bị tác động do ngập lụt 49
Bảng 3.12. Tình hình tích hợp BĐKH vào các kế hoạch, đề án bảo vệ môi trường
tỉnh Quảng Ngãi 65
Bảng 3.13. Tích hợp BĐKH vào Đề án Bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi giai
đoạn 2013 – 2015 và định hướng đến năm 2020 66
Bảng 3.14. Đề xuất tích hợp BĐKH vào Kế hoạch thực hiện một số vấn đề cấp bách

trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 69
Bảng 3.15. Đề xuất tích hợp BĐKH vào Kế hoạch triển khai thực hiện công tác xã
hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010-2015 70

vi

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH Biến đổi khí hậu
KCN Khu công nghiệp
KKT Khu kinh tế
NBD Nước biển dâng
KHKTTVBĐKH

Khoa học khí tượng thủy văn biến đổi khí hậu
TTDBTT Trung tâm dự báo thiên tai
ATNĐ Áp thấp nhiệt đới
CARE Cooperative for American Remittances to Europe
Tổ chức nhân đạo và phát triển quốc tế
NTP-RCC National Target Program to Respond to Climate Change
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH
OECD Organisation for Economic Co-operation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
Sở TN&MT Sở Tài nguyên và Môi trường
UBND Ủy ban nhân dân
UNDP United Nations Development Programme
Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc
USAID United States Agency for International Development
Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ
1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu đã và đang làm cho thiên tai ở Việt
Nam trở nên trầm trọng hơn do sự gia tăng về tần suất xuất hiện, cường độ và mức
độ ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết cực đoan. Quảng Ngãi là một trong
những tỉnh nằm trọn trong khu vực hứng chịu nhiều thiên tai nhất của Việt Nam,
nơi được nhận định là một trong những ổ bão lớn của khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương. Hàng năm Quảng Ngãi phải đón nhận nhiều cơn bão đổ bộ và đối mặt với
nhiều loại hình thiên tai và những diễn biến bất thường khác của thời tiết. Các loại
hình thiên tai ở Quảng Ngãi chủ yếu bao gồm bão, lũ, tố, lốc, dông hạn hán và ngập
úng.
Sự thay đổi của các yếu tố khí hậu và sự gia tăng của thiên tai đã gây ra
nhiều tác động đến các loại tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên nước, đất, không khí,
khoáng sản…), lâm nghiệp và đa dạng sinh học. Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu
vào các kế hoạch bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm
ứng phó với biến đổi khí hậu và đảm bảo công tác bảo vệ môi trường. Để chủ động
nâng cao khả năng thích ứng, cần lồng ghép BĐKH vào các nhiệm vụ bảo vệ môi
trường liên quan đến các loại tài nguyên, lâm nghiệp và đa dạng sinh học. Bên cạnh
đó, cũng cần lồng ghép các hoạt động giảm nhẹ vào các lĩnh vực như quản lý, xử lý
chất thải. Thực trạng rà soát nội dung các kế hoạch, đề án bảo vệ môi trường tỉnh
Quảng Ngãi cho thấy hầu như các kế hoạch, đề án đều tích hợp BĐKH còn sơ lược.
Chính vì vậy, tôi chọn đề tài này nhằm đề xuất các nội dung tích hợp BĐKH vào
các kế hoạch bảo vệ môi trường đã được ban hành.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đề xuất được các giải pháp ứng phó (ưu tiên thích ứng) với biến đổi khí hậu
và lồng ghép vào kế hoạch bảo vệ môi trường thành phố Quảng Ngãi và tỉnh Quảng
Ngãi.
2.2. Mục tiêu cụ thể
 Đánh giá được tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường thành phố Quảng

Ngãi và tỉnh Quảng Ngãi;
2

 Tổng hợp các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường thành phố
Quảng Ngãi và tỉnh Quảng Ngãi và rà soát thực trạng tích hợp BĐKH vào các
văn bản trên;
 Đề xuất giải pháp thích ứng BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo
vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn phân tích, tổng hợp các vấn đề liên quan tới tích hợp BĐKH, nghiên
cứu phương pháp tích hợp các giải pháp ứng phó (ưu tiên thích ứng) BĐKH vào kế
hoạch bảo vệ môi trường thành phố Quảng Ngãi và tỉnh Quảng Ngãi, góp phần tăng
sức chống chịu trước tác động của BĐKH đồng thời góp phần vào mục tiêu bảo vệ
môi trường của quốc gia đến năm 2020.
 Đối tượng nghiên cứu:
- Vấn đề biến đổi khí hậu;
- Kế hoạch bảo vệ môi trường thành phố Quảng Ngãi và tỉnh Quảng Ngãi;
 Phạm vi nghiên cứu: thành phố Quảng Ngãi và tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam;
 Lĩnh vực: biến đổi khí hậu;
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Tích hợp BĐKH là gì? Quy trình tích hợp BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch bảo vệ môi trường như thế nào?
- Tác động của BĐKH đến môi trường thành phố Quảng Ngãi và tỉnh Quảng Ngãi
và đề xuất các biện pháp thích ứng?
- Thực trạng tích hợp BĐKH vào các kế hoạch bảo vệ môi trường thành phố Quảng
Ngãi và tỉnh Quảng Ngãi như thế nào?
- Cần tăng cường tính hiệu quả của việc tích hợp các giải pháp thích ứng và giảm
nhẹ vào các kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi như thế nào?
5. Bố cục Luận văn
Chương 1: Tổng quan về tích hợp biến đổi khí hậu

Chương 2: Quy trình tích hợp BĐKH vào kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh
Quảng Ngãi
Chương 3: Biến đổi khí hậu và tích hợp biến đổi khí hậu vào kế hoạch bảo vệ
môi trường tỉnh Quảng Ngãi
3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍCH HỢP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1. Khái niệm tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu
Định nghĩa ‘tích hợp các vấn đề BĐKH’ được rút ra từ định nghĩa về “tích
hợp chính sách” (policy integration) của Underdal (1980) và định nghĩa về “tích
hợp chính sách môi trường” (environmental policy integration) của Laffty và
Hovden (2003) bằng cách thay từ ‘môi trường’ bằng từ ‘khí hậu’. Theo cách này,
định nghĩa của ‘tích hợp các vấn đề BĐKH’ có thể diễn giải như sau [6]:
 Đưa các mục tiêu thích ứng và giảm nhẹ BĐKH vào tất cả các bước của quá
trình hoạch định chính sách của tất cả các ngành;
 Tổng hợp các tác động đến các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ BĐKH trong
khi tiến hành đánh giá và xây dựng chính sách tổng thể, do đó, sẽ làm giảm mâu
thuẫn giữa các chính sách liên quan đến BĐKH và các chính sách khác.
Như vậy, tích hợp BĐKH vào Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
KT-XH là một phương pháp tiếp cận nhằm xây dựng được các chính sách liên quan
đến BĐKH và các biện pháp ứng phó với BĐKH thông qua quá trình tích hợp các
chính sách và biện pháp này trong các kế hoạch phát triển KT-XH các cấp nhằm
đảm bảo ổn định trong các hoạt động đầu tư và giảm tính dễ bị tổn thương của các
lĩnh vực KT-XH do tác động của BĐKH. Tích hợp vấn đề BĐKH do đó có thể đảm
bảo rằng các chương trình phát triển chính sách không làm tăng rủi ro trước những
thay đổi về khí hậu ở hiện tại và tương lai. Tích hợp các chính sách BĐKH bao gồm
theo chiều ngang và theo chiều dọc thông qua một loạt các cấp quản lý. Các chiều
tích hợp được thể hiện trong Hình 1.1 [16].
 Tích hợp chính sách theo chiều ngang: là đưa mục tiêu BĐKH vào các chính
sách công của chính phủ [17,18]. Các chiến lược ứng phó với BĐKH, việc

chuẩn bị và phê duyệt các quy định mới và ngân sách nhà nước hàng năm có
liên quan đến BĐKH đều được coi là tích hợp chính sách theo chiều ngang.
 Tích hợp chính sách theo chiều dọc: là đưa nội dung BĐKH vào chính sách
ngành, ví dụ như năng lượng. Hoạt động tích hợp có thể xảy ra trong quá trình ra
quyết định và xây dựng các chiến lược phát triển cho ngành ở cấp Bộ và trong
việc xây dựng chiến lược, kế hoạch hành động ở các cấp dưới Bộ [17,18]. Tuy
4

nhiên, việc thực hiện các chính sách ở các cấp dưới có khả năng bị xa rời mục
tiêu chính sách ban đầu được đưa ra tại cấp Bộ [30].


Hình 1.1. Tích hợp chính sách theo chiều ngang và chiều dọc
1.2. Sự cần thiết của tích hợp biến đổi khí hậu
“Tích hợp các vấn đề BĐKH” được đề cập lần đầu tiên tại Hội nghị quốc tế
về Phát triển bền vững (WSSD) năm 2002 [16,21]. Ý tưởng “tích hợp” xuất phát từ
quan điểm rằng khi các biện pháp ứng phó được thực hiện và mức sống được cải
thiện thì sẽ làm giảm tính dễ bị tổn thương của con người trước các tác động của
BĐKH. Các chính sách BĐKH truyền thống thường gắn các biện pháp giảm nhẹ
BĐKH với lĩnh vực năng lượng do lĩnh vực này phát thải ra nhiều KNK. Các biện
pháp thích ứng truyền thống thường dựa vào công trình như hệ thống đập, hệ thống
cảnh báo, và hệ thống tưới tiêu [24]. Chỉ các chính sách truyền thống đơn thuần như
trên thì sẽ không thể giải quyết được vấn đề BĐKH, vì vậy cần thực hiện các biện
5

pháp giảm nhẹ và thích ứng như là một phần của các chính sách phát triển [15]. Hài
hòa giữa phát triển và ứng phó với BĐKH đã nhận nhiều ủng hộ từ Công ước
Khung về BĐKH của Liên Hiệp Quốc (UNFCCC), cụ thể là Điều 4.1 của Công ước
yêu cầu các Bên đưa vấn đề BĐKH vào quy hoạch phát triển quốc gia và ngành
[24]. Tích hợp các vấn đề BĐKH được coi là yếu tố quan trọng để thiết kế một

chính sách hiệu quả nhằm đạt được cả lợi ích kinh tế và ứng phó với BĐKH
[16,28].
Việt Nam đang dần trở thành một xã hội tiêu dùng cao do dân số đông và tốc
độ phát triển kinh tế nhanh (UN, 2009). Việc giảm nhẹ phát thải KNK yêu cầu sự
thay đổi đáng kể trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, vì vậy các vấn đề BĐKH nên
được tích hợp vào chính sách quản lý phát triển KT - XH đã hoặc sắp ban hành. Bên
cạnh đó, BĐKH đã thực sự ảnh hưởng đến các kế hoạch phát triển, từ việc xây dựng
các công trình thủy lợi đến chính sách phát triển đô thị và khu dân cư [2]. Trong
mọi trường hợp, các hoạt động phát triển nếu không được tích hợp các vấn đề
BĐKH thì rất khó có thể thay đổi trong tương lai để thích ứng kịp thời với BĐKH.
Ngược lại, nếu các biện pháp thích ứng được tích hợp và thực hiện sớm thì sẽ giảm
được tổn thất, đặc biệt là đối với các công trình hạ tầng có tính vĩnh cửu [2]. Vì
những lý do trên, vấn đề BĐKH cần thiết phải được tích hợp vào trong các chính
sách phát triển và đây cũng là yêu cầu được đặt ra trong Chương trình Mục tiêu
Quốc gia Ứng phó với BĐKH (2008) của Việt Nam.
1.3. Thực trạng tích hợp các vấn đề biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Tại Việt Nam, cho đến nay công tác tích hợp nội dung BĐKH vào các Chiến
lược, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển mới đang ở giai đoạn đầu của quá trình thực
hiện. Thuật ngữ “biến đổi khí hậu” chưa được nhắc đến trong Chiến lược Phát triển
Kinh tế - xã hội 2001 – 2010, Chiến lược Quốc gia về Bảo vệ Môi trường cho đến
2010 và tầm nhìn đến 2030 và Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và xóa đói
giảm nghèo (2003). Thuật ngữ này chỉ mới xuất hiện một lần trong Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 2006-2010. Tương tự, mặc dù Chương trình Nghị sự về Phát
triển bền vững của Việt Nam (Agenda 21) coi BĐKH là một trong chín ưu tiên của
phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên và môi trường, chủ đề BĐKH được trình
bày vô cùng sơ lược và chủ yếu tập trung vào khía cạnh thích ứng với BĐKH.
Trong dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của Việt Nam,
thuật ngữ “biến đổi khí hậu” đã được đề cập đến trong phần “Bối cảnh quốc tế”,
6


trong phần “Mục tiêu chủ yếu về môi trường” và là một trong 12 nội dung chính
của phần “Định hướng phát triển, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh
tế”.
Cam kết chính trị về tích hợp nội dung BĐKH vào chính sách phát triển lần
đầu tiên được thể hiện rõ ràng trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Ứng phó
với BĐKH (NTP-RCC, 2008). Chương trình này đã đánh mốc trong việc xây dựng
các kế hoạch phát triển của Việt Nam vì tất cả các chính sách và chiến lược mới đều
được yêu cầu phải tích hợp nội dung BĐKH. Hiện tại, vẫn chưa có chính sách nào
của Việt Nam hoàn thiện việc tích hợp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng
Khung chuẩn cho việc tích hợp các vấn đề BĐKH. NTP-RCC (2008) cho rằng
Chiến lược và Kế hoạch quốc gia lần hai về Giảm nhẹ và Quản lý thiên tai 2001 –
2010 là chính sách được tích hợp nội dung BĐKH sớm nhất. Mặc dù Chiến lược
này có một số nội dung liên quan đến BĐKH, nó vẫn chưa được tích hợp nội dung
BĐKH một cách toàn diện.
Hiện tại, nhiều hoạt động phát triển thường chưa được tích hợp nội dung
BĐKH, đôi khi cả dao động khí hậu. Một số yếu tố khí tượng, khí hậu đã được cân
nhắc trong quá trình chọn lựa giống cây trồng, thiết kế đường giao thông và các
công trình năng lượng. Tuy nhiên, không phải tất cả các rủi ro khí hậu đã được cân
nhắc trong các quyết định. Nhiều kế hoạch chỉ chú trọng đến tầm nhìn ngắn hạn mà
bỏ qua dài hạn. Các Chiến lược phát triển KT – XH, xóa đói giảm nghèo, phát triển
của ngành/địa phương thường không xét đến BĐKH mà chỉ chú trọng đến rủi ro của
khí hậu ở hiện tại. Ngay cả khi nội dung BĐKH đã được đề cập trong các chiến
lược thì thường thiếu các hướng dẫn thực hiện [6].
Về lĩnh vực năng lượng, mặc dù chưa có chính sách nào được tích hợp nội
dung BĐKH, trong những năm vừa qua Việt Nam đã xây dựng được một số Chiến
lược và kế hoạch đồng thuận với mục tiêu giảm phát thải. Dù mục đích ban đầu của
những chiến lược và kế hoạch này là an ninh năng lượng, chúng cũng đồng thời
mang lại những lợi ích cho khí hậu.
Những lĩnh vực chính của ngành Nông nghiệp và Phát triền nông thôn bao
gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và hạ tầng nông thôn có liên quan

đều là các đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của BĐKH. Nhiệm vụ đảm bảo an
ninh lương thực quốc gia, quản lý đê điều và phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên
7

tai là những nhiệm vụ quan trọng đối với ổn định xã hội và phát triển bền
vững. Nhận thức được tầm quan trọng đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
đã thành lập Ban chỉ đạo Chương trình hành động thích ứng với BĐKH, ban hành
Khung chương trình thích ứng với BĐKH của ngành (Quyết định 2730/QĐ-BNN-
KHCN ngày 5/9/2008) và Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành nông
nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2050 (Quyết định
543/QĐ-BNN-KHCN ngày 23/03/2011). Để đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động giảm
thiểu và thích ứng với BĐKH, ngày 28/3/2011 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn ban hành Chỉ thị số 809/CT-BNN-KHCN về việc Tích hợp BĐKH
vào xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề
án phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, giai đoạn 2011-2015.
1.4. Lợi ích và khó khăn khi thực hiện tích hợp biến đổi khí hậu
1.4.1. Lợi ích
Tích hợp các vấn đề BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
cấp quốc gia, ngành và tỉnh/thành phố đóng một vai trò quan trọng tại Việt Nam [7].
Việc tích hợp các vấn đề BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển sẽ giúp việc thích ứng với các BĐKH được hiệu quả hơn và giảm được các chi
phí, thiệt hại trong tương lai do BĐKH gây ra. Ví dụ điển hình là việc cân nhắc khu
vực dễ bị ngập lụt do nước biển dâng trong quy hoạch sử dụng đất sẽ giảm được các
thiệt hại về cơ sở hạ tầng và con người trong tương lai khi nước biển dâng lên;
Bên cạnh đó, việc tích hợp nội dung giảm nhẹ BĐKH vào các chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch phát triển khiến BĐKH trở thành cơ hội cho sự phát triển các lĩnh
vực mới (ví dụ năng lượng tái tạo) và thay đổi công nghệ sản xuất theo hướng xanh,
thân thiện với khí hậu, góp phần giảm nhẹ BĐKH đồng thời đảm bảo mục tiêu phát
triển kinh tế;
Việc tích hợp các vấn đề BĐKH vào quá trình xây dựng và thực hiện các chiến

lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển góp phần tăng thêm nguồn lực tài chính và
nhân sự cho hoạt động ứng phó BĐKH, từ đó xây dựng được một xã hội có khả
năng chống chịu được với BĐKH;
Để thực hiện thành công nhiệm vụ tích hợp BĐKH vào các chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch phát triển, cần sự phối hợp của các Bộ/ngành trong quá trình xây
8

dựng và thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển. Như vậy, tích hợp
các vấn đề BĐKH tạo điều kiện để các Bộ/ngành có thêm cơ hội làm việc, trao đổi
thông tin và kinh nghiệm với nhau, từ đó nâng cao sự hợp tác giữa các Bộ/ngành.
1.4.2. Khó khăn
Ở các quốc gia phát triển, việc tích hợp các hoạt động ứng phó BĐKH vào
phát triển kinh tế - xã hội luôn được xác định là khâu quan trọng trong sự ổn định,
bền vững của nền kinh tế. Điều đó tạo sự chủ động của con người trong cuộc chiến
chống lại các tác động của BĐKH mà một phần do chính con người gây ra, góp
phần giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và của. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có đủ
dữ liệu mang tính định lượng về khả năng diễn biến của BĐKH trong tương lai. Các
kịch bản hiện tại mới chỉ mang tính trung bình cho một khu vực rộng lớn, thiếu trị
số cực trị có khả năng xảy ra đối với các khu vực cấp tỉnh, huyện… Bên cạnh đó, sự
chỉ đạo ở chính quyền các cấp từ Trung ương tới địa phương còn chưa thống nhất,
chưa có các hướng dẫn cụ thể về tích hợp, mà mới chỉ ban hành Khung hướng dẫn
xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của các Bộ, ngành địa phương.
Đồng thời, chưa chỉ ra được yêu cầu cụ thể về vai trò, trách nhiệm của các đơn vị
lập kế hoạch trong việc thực hiện. Những rào cản chính trong tích hợp vấn đề
BĐKH vào các kế hoạch phát triển tại Việt Nam bao gồm [7]:
 Thiếu các quy định mang tính pháp lý yêu cầu lồng ghép các vấn đề BĐKH là
một nội dung bắt buộc trong quy trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
phát triển tại cấp quốc gia, ngành và địa phương;
 Năng lực tích hợp các vấn đề BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
phát triển tại cấp quốc gia, ngành và địa phương còn hạn chế;

 Nguồn lực (nhân sự, thời gian và tài chính) để thực hiện nhiệm vụ tích hợp các
vấn đề BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển cấp quốc gia,
ngành và địa phương còn chưa đáp ứng yêu cầu;
 Các thông tin về BĐKH thường không liên quan trực tiếp đến các quyết định
đầu tư phát triển:
 Các kế hoạch phát triển cần nhiều thông tin về khí hậu tuy nhiên các mô hình
chỉ có thể dự đoán một số yếu tố với độ tin cậy cao;
 Đôi khi mức độ chi tiết về không gian và thời gian của các kịch bản BĐKH
chưa phù hợp với các kế hoạch phát triển.
 Đánh đổi giữa phát triển và BĐKH:
9

 Hạn chế về nguồn vốn nhưng có nhiều vấn đề cấp bách cần phải đầu tư (xóa
đói giảm nghèo, cơ sở hạ tầng) trong khi đó các tác động của BĐKH thì chưa
được khẳng định một cách chắc chắn;
 Việc tích hợp được coi là tạo thêm thủ tục phức tạp và làm tăng đầu tư cho
các dự án;
 Lợi ích đầu tư trước mắt thường lấn át kế hoạch dài hạn thích ứng với
BĐKH, ví dụ như nuôi tôm, phá rừng ngập mặn, phát triển cơ sở hạ tầng sẽ
tạo công ăn việc làm và thu nhập, nhưng sẽ làm gia tăng tính dễ bị tổn
thương của vùng ven biển trước BĐKH.
 Những rào cản khác:
 Các chuyên gia về BĐKH thường tập trung ở một số cơ quan;
 Các nhà quản lý ngành thường đã “quá tải trong công tác tích hợp”, ví dụ
như tích hợp vấn đề HIV&AIDS, đói nghèo, giới…
 Nhiều dự án được đầu tư trong 3-5 năm, chưa đủ dài để xét đến các tác động
tiềm tàng, dài hạn của BĐKH;
 Kêu gọi đầu tư cho thích ứng với BĐKH khó khăn hơn so với các hoạt động
dễ nhìn thấy khác như đối phó với tình trạng khẩn cấp, phục hồi và xây dựng
sau thiên tai.

1.5. Đặc điểm địa lý tự nhiên tỉnh Quảng Ngãi
1.5.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội [8]
1.5.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở vùng duyên hải miền Trung, có tọa độ địa lý 14
0
32’04”
đến 15
0
25’00” vĩ độ Bắc và từ 108
0
14’25” đến 109
0
09’00” độ kinh Đông. (Hình )
- Phía Đông : Giáp biển Đông.
- Phía Tây : Giáp tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai.
- Phía Nam : Giáp tỉnh Bình Định.
- Phía Bắc : Giáp tỉnh Quảng Nam.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 515.295,46 ha (theo thống kê năm 2011)
chiếm 1,7% diện tích tự nhiên của cả nước.
Tỉnh Quảng Ngãi có 14 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 1 thành phố, 6
huyện đồng bằng, 6 huyện miền núi và 1 huyện đảo, với 184 xã, phường, thị trấn.
10

Dân số năm 2010 là 1,22 triệu người, chiếm 1,6% dân số của cả nước, mật độ dân
số 237 người/km
2
.
Quảng Ngãi là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có hệ thống
giao thông thuận lợi như đường sắt Bắc - Nam, Quốc lộ 1A chạy qua tỉnh, và tuyến
Quốc lộ 24 cùng các tuyến giao thông quan trọng khác đã giúp lưu thông hàng hóa,

phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền trong nước và quốc tế.
Quảng Ngãi có bờ biển dài hơn 130 km có nhiều cửa biển lớn như Sa Kỳ,
Cửa Đại, Mỹ Á, Sa Huỳnh .v.v.
Nhìn chung vị trí địa lý của tỉnh Quảng Ngãi có nhiều thuận lợi cho việc khai
thác những thế mạnh về tiềm năng lao động, đất đai, tiềm năng về biển, phục vụ sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mở rộng thị trường tiêu thụ, thu hút vốn
đầu tư, giao lưu thông thương với các tỉnh trong nước và Quốc tế, hoà nhập chung
vào xu thế phát triển kinh tế của đất nước.
11


Hình 1.2. Vị trí địa lý tỉnh Quảng Ngãi
1.5.1.2. Địa hình, địa mạo
Với đặc điểm chung là núi lấn sát biển, địa hình có tính chuyển tiếp từ địa
hình đồng bằng ven biển ở phía Đông đến địa hình miền núi cao ở phía Tây. Miền
núi chiến khoảng 3/4 diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đồng bằng nhỏ hẹp chiếm 1/4
diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Cấu tạo địa hình gồm các thành tạo đá biến chất, đá
macma xâm nhập, phun trào và các thành tạo trầm tích.
Từ vùng núi đến đồng bằng, địa hình của tỉnh có sự chuyển tiếp không liên
tục, vùng núi ở phía Tây có độ cao từ 1.500 - 1.800 m, vùng đồng bằng có độ cao từ
5 - 30m, hình thành các bậc địa hình cao thấp nằm kề cận nhau.
12

1.5.1.3. Vùng bờ biển và ven biển:
Chiếm khoảng 1,6 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh bao gồm là cồn cát, mũi
đất, cửa sông, đầm nước mặn, đụn cát tạo thành một dải hẹp chạy dọc ven biển
với chiều rộng trung bình khoảng từ 2 - 3 km.
1.5.1.4. Vùng đồng bằng
Chiếm khoảng 24,4 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Nằm tiếp giáp với vùng
ven biển có độ cao từ 10 - 30 m.

1.5.1.5. Vùng đồi
Đây là dạng địa hình chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng chiếm khoảng 18 %
diện tích tự nhiên toàn tỉnh, độ cao từ 30 - 300 m. Độ dốc tương đối lớn, lớp phủ
thực vật kém, khả năng xói mòn lớn.
1.5.1.6. Vùng núi cao trung bình
Nằm ở phía Tây và Tây Nam của tỉnh, chiếm 56% diện tích tự nhiên. Độ cao
từ 300 - 1.800 m.
1.5.1.7. Khí hậu
Khí hậu của Quảng Ngãi mang tính nhiệt đới điển hình, nền nhiệt độ cao và
ít biến động, chế độ ánh sáng, lượng mưa, độ ẩm, chế độ gió phong phú là những
nhân tố ảnh hưởng lớn đến các yếu tố khí hậu của tỉnh.
1.5.1.8. Nhiệt độ
- Nhiệt độ bình quân hàng năm : 25,8
0
C
- Nhiệt độ trung bình lớn nhất : 30,3
0
C
- Nhiệt độ cao nhất : 41,0
0
C
- Nhiệt độ thấp nhất : 12,4
0
C
Các tháng có nhiệt độ cao nhất là từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm, các tháng
có nhiệt độ thấp nhất từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau.
1.5.1.9. Độ ẩm
- Độ ẩm tương đối bình quân năm : 84,0 %
- Độ ẩm tuyệt đối cao nhất : 100,0 %
- Độ ẩm tuyệt đối thấp nhất : 37,0 %

13

1.5.1.10. Gió, bão
- Gió: Hướng gió thịnh hành trong năm là các hướng Đông - Bắc và Đông -
Nam, vận tốc gió trung bình cả năm là 2,8 m/s.
- Bão: Thường tập trung từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, hướng đi của các
cơn bão thường là Đông - Tây và Đông Nam - Tây Bắc, gió cấp 9, cấp 10 cá biệt có
những cơn bão gió trên cấp 12. Trung bình hàng năm có 1,04 cơn bảo đổ bộ hoặc
ảnh hưởng trực tiếp và có 3,24 cơn bảo ảnh hưởng gián tiếp đến Quảng Ngãi.
1.5.1.11. Mưa:
Lượng mưa trung bình hàng năm 2.290 mm.
Vùng mưa lớn nhất trong tỉnh thuộc các huyện miền núi: Ba Tơ, Sơn Hà, Trà
Bồng, Sơn Tây và Tây Trà với tổng lượng mưa trên 3.200 mm/năm.
Vùng có lượng mưa ít nhất trong tỉnh là khu vực đồng bằng thuộc các huyện
Đức Phổ và Mộ Đức với tổng lượng mưa khoảng 1.400 mm.
Vùng có lượng mưa trung bình thuộc các huyện Nghĩa Hành, Tư Nghĩa,
thành phố Quảng Ngãi, Sơn Tịnh và Bình Sơn với tổng lượng mưa từ 1.800 - 2.300
mm.
1.5.1.12. Thủy văn
* Sông ngòi: Mạng lưới sông ngòi ở Quảng Ngãi phân bố tương đối đều
trong toàn tỉnh và có những đặc điểm chung như sau:
- Các sông đều bắt nguồn từ vùng núi phía Tây của Tỉnh, sông ngắn có độ
dốc tương đối lớn ( > 2 %).
- Phần hạ lưu các sông đều chịu ảnh hưởng của thủy triều và bị nước mặn
xâm nhập.
- Hiện tượng bồi lắng khá mạnh vùng cửa sông và xói lở dọc theo sông.
- Hiện tượng phân dòng khá mãnh liệt đối với tất cả các sông ở phía hạ lưu.
- Về mùa khô lượng nước trên các sông hầu hết cạn kiệt.
- Quảng Ngãi có 4 con sông tác động lớn đến sự phát triển kinh tế và phục vụ
đời sống nhân dân trong tỉnh là sông Trà Bồng, Trà Khúc, Sông Vệ, Trà Câu.

1.5.2. Các nguồn tài nguyên
14

1.5.2.1. Tài nguyên đất
(i) Nhóm đất cát biển
Diện tích 6.290,00 ha, chiếm 1,22% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố ở các
vùng ven biển thuộc các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ,
huyện đảo Lý Sơn và dọc hai bên bờ sông Trà Bồng, Trà Khúc, Sông Vệ, Trà Câu.
Đất cát biển không phân bố thành các dải liên tục do bị chia cắt bởi các sông,
các dãy núi đâm ra biển. Đất cát biển được hình thành từ các trầm tích sông, trầm
tích biển, các sản phẩm dốc tụ, lũ tích, từ sự phá hủy các đá giàu thạch anh như
granit, quacrit, cát kết …
Trong đất cát biển được phân thành 4 đơn vị đất và 8 đơn vị đất phụ:
a) Đất cồn cát trắng vàng: Diện tích 2.446,80 ha, chiếm 0,47% diện tích tự nhiên.
b) Đất cát điển hình: Diện tích 1.414,80 ha, chiếm 0,27% tổng diện tích tự nhiên.
c) Đất cát glây: Diện tích 78,20 ha, chiếm 0,02% tổng diện tích tự nhiên.
d) Đất cát mới biến đổi: Diện tích 2.350,20 ha, chiếm 0,46% tổng diện
tích tự nhiên.
Nhóm đất cát biển có thành phần cơ giới cát mịn và cát thô; chất hữu cơ rất
nghèo; lân tổng số nghèo; kali tổng số rất nghèo; có khả năng trồng hoa màu, lương
thực, cây công nghiệp, trồng rừng.
(ii) Nhóm đất mặn
Diện tích 1.573,1 ha, chiếm 0,30% diện tích đất tự nhiên, phân bố xen kẽ với
đất phù sa ở các vùng cửa sông thuộc các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ
Đức và Đức Phổ.
Đất mặn hình thành do phù sa sông lắng đọng trong môi trường nước mặn,
nước lợ hoặc bị nhiễm mặn do nước ngầm mặn, do ngập thủy triều. Đất có đặc tính
Salic điển hình, ngoài ra còn thể hiện đặc tính Gleyic khá mạnh.
Nhóm đất mặn có thành phần cơ giới đất cát pha thịt; hàm lượng mùn khá;
chất hữu cơ trung bình; lân, kali tổng số rất nghèo; đất mặn (EC > 0,5mS/cm); có

khả năng sử dụng trồng lúa, nuôi trồng thủy sản.
(iii) Nhóm đất phù sa
15

Diện tích 96.157,50 ha, chiếm 18,66% tổng diện tích tự nhiên. Nhóm đất này
phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng thuộc các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, thành phố
Quảng Ngãi, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ, Nghĩa Hành và ở ven các sông suối của
các huyện Ba Tơ, Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, Tây Trà.
Đất phù sa được tạo thành chủ yếu do quá trình lắng đọng phù sa của các
sông Trà Bồng, Trà Khúc, Sông Vệ, Trà Câu. Do địa hình phức tạp, các dãy núi xen
kẽ đồng bằng, các vật liệu phù sa còn được bổ sung bởi các sản phẩm dốc tụ hay lũ
tích từ các dãy núi xung quanh đồng bằng. Tuy nhiên do nước lũ thường rút rất
nhanh nên đất phù sa thường có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình.
Căn cứ vào mức độ biến đổi như sự xuất hiện tầng B, mức độ Glây nông hay
sâu, độ no bazơ, độ nhiễm mặn, thành phần cơ giới của lớp mặt, nhóm đất phù sa
được chia làm 3 đơn vị đất và 8 đơn vị đất phụ:
a) Đất phù sa trung tính ít chua: Diện tích 3.106,50 ha, chiếm 0,60% diện
tích tự nhiên.
b) Đất phù sa chua: Diện tích 13.085,30 ha, chiếm 2,54% tổng diện tích đất
tự nhiên.
c) Đất phù sa đốm rỉ: Diện tích 80.965,00 ha, chiếm 15,71% tổng diện tích
tự nhiên.
Nhóm đất phù sa có thành phần cơ giới đất cát pha, thịt pha cát, thịt pha sét
và cát; chất hữu cơ trung bình; lân, kali tổng số rất nghèo; có khả năng trồng lúa
thâm canh, hoa màu lương thực, cây công nghiệp hàng năm.
(iv) Nhóm đất Glây
Diện tích 2.052,40 ha, chiếm 0,40% diện tích tự nhiên, phân bố ở địa hình trũng
vùng đồng bằng thuộc các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ.
Đất glây có đặc tính Gleyic thể hiện mạnh trong phạm vi 0 - 100 cm của
phẫu diện đất. Nguồn gốc ban đầu của nhóm đất glây chủ yếu là nhóm đất phù sa,

ngoài ra còn có nguồn gốc từ nhóm đất cát biển hoặc các sản phẩm dốc tụ trong
thung lũng ở vùng đồi núi. Dựa vào độ no bazơ, hàm lượng OC%, thành phần cơ
giới, nhóm đất glây được chia thành 2 đơn vị đất phụ, 5 đơn vị đất phụ:
16

a) Đất glây ít chua: Diện tích 408,4 ha, chiếm 0,08% tổng diện tích tự nhiên.
b) Đất glây chua: Diện tích 1.644,00 ha, chiếm 0,32% tổng diện tích tự nhiên.
Nhóm đất glây có thành phần cơ giới đất cát pha, thịt pha cát, thịt pha sét và
cát; chất hữu cơ giàu; lân, kali tổng số rất nghèo; có khả năng sử dụng trồng lúa
thâm canh, nuôi trồng thủy sản kết hợp chăn nuôi vịt.
(v) Nhóm đất xám
Diện tích 376.547,20 ha, chiếm 73,07 % tổng diện tích tự nhiên. Đây là
nhóm đất chiếm tỷ lệ lớn nhất so với các nhóm đất ở Quảng Ngãi. Đất xám được
phân bố ở tất cả các huyện trên nhiều dạng địa hình khác nhau từ đồng bằng đến
vùng núi cao. Tuy nhiên diện tích lớn tập trung ở các huyện miền núi như Ba Tơ,
Minh Long, Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, Tây Trà.
Đất xám được hình thành phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau hoặc từ
các mẫu chất nghèo dinh dưỡng, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, khoáng sét
đã bị biến đổi, có quá trình rửa trôi sét và các cation kiềm tạo cho đất có tầng tích tụ
sét (tầng B Argic), có dung tích hấp thu thấp (< 24 lđl/100g sét) và độ bão hòa bazơ
thấp (<50%) ở tầng B - Argic.
Hình thái phẫu diện đất xám đặc trưng kiểu A. Bt hoặc A. Bt. C. Trong đó Bt
là tầng tích tụ sét. Tầng Bt có thể có kết von (Btc) có glây (Btg) hoặc tích lũy sắt
(Bts). Do hoạt động kiến tạo đặc điểm địa chất xảy ra ở nhiều vùng đất xám phát
triển trên các loại đá mẹ thường có một lượng đá lẫn kích thước khác nhau.
Căn cứ vào một số đặc tính đất, gồm tầng A.Ochric, đặc tích Plinthic, đặc tính
kết von (ferric), đặc tính tích sắt nhôm Ferralic, đặc tính đá lẫn (Lithic) và đặc tính
(Humic); Đất xám của Quảng Ngãi được chia ra 6 đơn vị đất và 20 đơn vị đất phụ:
a) Đất xám bạc màu: Diện tích 5.695,90 ha, chiếm 1,11 % tổng diện tích tự nhiên.
b) Đất xám kết von: Diện tích 3.105,60 ha, chiếm 0,60 % tổng diện tích tự nhiên.

c) Đất xám có tầng loang lổ: Diện tích 4.599,60 ha, chiếm 0,89% diện tích tự nhiên.
d) Đất xám đá lẫn: Diện tích 15.541,30 ha, chiếm 3,02% diện tích tự nhiên.
e) Đất xám Ferralit: Diện tích 220.441,90 ha, chiếm 42,78% diện tích tự nhiên.
g) Đất xám mùn: Diện tích 125.932,3 ha, chiếm 24,44% diện tích tự nhiên.
17

Nhóm đất xám có thành phần cơ giới đất cát, cát pha; chất hữu cơ trung bình;
lân tổng số rất nghèo; kali tổng số nghèo; có khả năng sử dụng trồng cây công
nghiệp hàng năm, cây công ngiệp lâu năm và trong điều kiện chủ động nước tưới
trồng lúa, rau, màu và cây ăn quả.
(vi) Nhóm đất đỏ
Đất đỏ Ferralit có diện tích 8.142,40 ha, chiếm 1,58% diện tích tự nhiên,
phân bố chủ yếu ở 2 huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh.
Đất đỏ được hình thành từ đá kiềm hoặc trung tính (đá Bazan, đá bọt bazan)
có quá trình phong hóa mạnh, tích lũy sắt, nhôm tương đối, kiềm và kiềm thổ bị rửa
trôi khá triệt để.
Căn cứ vào màu sắc đất phản ánh mức độ phát triển của quá trình tích lũy sắt
nhôm tương đối và rửa trôi các chất kiềm. Nhóm này được phân thành 2 đơn vị đất:
a) Đất nâu đỏ: Diện tích 6.586,30 ha, chiếm 1,28% diện tích tự nhiên.
b) Đất nâu vàng: Diện tích 888,20 ha, chiếm 0,17% diện tích tự nhiên.
Nhóm đất đỏ có thành phần cơ giới đất thịt pha cát, thịt pha sét và cát, sét
pha thịt; chất hữu cơ trung bình khá; lân tổng số giàu; kali tổng số trung bình; có
khả năng sử dụng trồng cây công nghiệp hàng năm, cây công ngiệp lâu năm và
trong điều kiện chủ động nước tưới trồng rau, đậu, cây ăn quả.
(vii) Nhóm đất đen
Đất đen có diện tích 2.328,40 ha, chiếm 0,45% tổng diện tích tự nhiên, phân
bố chủ yếu ở các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Lý Sơn và một số nơi khác.
Nhóm đất đen bao gồm đất đen và đất nâu thẫm phát triển trên đá bazan, đất
bazan lỗ hổng và bọt bazan.
Căn cứ vào mức độ biến đổi, kết von, đá lẫn, nhóm đất này phân ra làm 4

đơn vị và 8 đơn vị đất phụ:
a) Đất đen điển hình: Diện tích 315,5 ha, chiếm 0,06 % tổng diện tích tự nhiên.
b) Đất đen mới biến đổi: Diện tích 1.331,7 ha, chiếm 0,26% tổng diện tích tự nhiên.
c) Đất nâu thẩm: Diện tích 265,7 ha, chiếm 0,05% diện tích tự nhiên.
d) Đất đen có kết von: Diện tích 415,5 ha, chiếm 0,08% diện tích tự nhiên.
18

Nhóm đất đen có thành phần cơ giới đất thịt pha sét và cát, sét pha cát, sét
mịn; chất hữu cơ trung bình; lân tổng số giàu; kali tổng số rất nghèo; có khả năng sử
dụng trồng rau, màu, cây công nghiệp và trong điều kiện đủ nước có thể trồng lúa.
(viii) Nhóm đất nứt nẻ
Đất nứt nẻ có diện tích 634,0 ha, chiếm 0,12% diện tích tự nhiên. Phân bố ở
huyện Bình Sơn.
Đất nứt nẻ được hình thành trên sản phẩm dễ phong hóa của núi lửa, nơi có
địa hình trũng hơn là điều kiện tích lũy sét và chất hữu cơ. Đất thường nứt vào mùa
khô, kẽ nứt sâu hơn 50 cm và nhiều khi rộng 1 - 2 cm. Đất có cấu trúc mặt trượt
ngang, hình khối hộp, hình nêm theo quy định.
Dựa vào độ bão hòa bazơ nhóm đất nứt nẻ được phân thành 1 đơn vị đất là
đất đất nứt nẻ trung tính ít chua.
Nhóm đất nứt nẻ có thành phần cơ giới đất sét mịn; chất hữu cơ giàu; lân, kali
tổng số rất nghèo; có khả năng sử dụng trồng rau, màu và cây công nghiệp lâu năm.
(ix) Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá có diện tích 9.696,00 ha, chiếm 1,88% diện tích
đất tự nhiên. Nhóm đất này phân bố hầu hết ở các huyện trong tỉnh, nơi thảm thực
vật đã bị phá hủy một cách nghiêm trọng.
Nhóm đất này được hình thành từ nhiều loại đá mẹ khác nhau, có tầng đất mỏng
< 30 cm kể từ mặt đất xuống hoặc sâu hơn (tới 75 cm) nhưng chứa hơn 80 % đá lẫn.
Tuy vậy đất cũng có khả năng giữ nước, giữ phân tốt nhờ có chất hữu cơ khá
song bị hạn chế bởi tầng đất mỏng nên khả năng sử dụng bị hạn chế.
Căn cứ vào độ no bazơ, nhóm này được phân thành 2 đơn vị đất và 4 đơn vị

đất phụ:
a) Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá chua: Diện tích 9.593,40 ha, chiếm 1,86%
diện tích tự nhiên.
b) Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá trung tính: Diện tích 102,6 ha, chiếm 0,02%
diện tích tự nhiên.

×