Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

hồ sơ dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp bài 11 bản vẽ xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 16 trang )

Trường THPT Thượng Cát Công nghệ 11
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
Trường THPT Thượng Cát

HỒ SƠ DỰ THI
CUỘC THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
Năm học 2014-2015
Giáo viên: Nguyễn Thị Thủy Trang 1
Tên chủ đề dạy học: Bài 11 – BẢN VẼ XÂY DỰNG
Môn học chính của chủ đề : Công nghệ
Các môn được tích hợp:
Địa lí, giáo dục công dân, môi trường, hướng nghiệp.
Trường THPT Thượng Cát Công nghệ 11
Phiếu thông tin về giáo viên (hoặc nhóm giáo viên) dự thi
- Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội
- Trường THPT Thượng Cát
- Địa chỉ : Phường Thượng Cát – Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội.
Điện thoại : 0437511480
Email :
- Thông tin về giáo viên :
Họ và tên : Nguyễn Thị Thủy
Ngày sinh : 15/10/1988 Môn : KTCN
Điện thoại : 01656057621 Email :

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI
Giáo viên: Nguyễn Thị Thủy Trang 2
Trường THPT Thượng Cát Công nghệ 11
1. Tên hồ sơ dạy học : TIẾT 14 – Bài 11: BẢN VẼ XÂY DỰNG
2. Mục tiêu dạy học :
* Kiến thức :
- Biết khái quát về các loại bản vẽ xây dựng.


- Biết các loại hình biểu diễn cơ bản trong bản vẽ nhà.
* Kĩ năng :
- Nhận biết và đọc được bản vẽ mặt bằng tổng thể đơn giản.
- Nhận biết được các hình biểu diễn ngôi nhà, đọc hiểu được bản vẽ của một
ngôi nhà đơn giản.
* Thái độ :
- HS có ý thức học và tìm hiểu những các công trình xây dựng trong thực tế.
- Có ý thức bảo vệ môi trường trong trường học và địa phương.
- Tích cực tham gia vào các hoạt động trồng và bảo vệ cây xanh.
3. Đối tượng dạy học của bài học
- Số lượng học sinh : 40 em
- Số lớp thực hiện : 1
- Khối lớp : 11D1
- Đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo bài học :
Đối tượng dạy học của bài học là 100% là con em ở gần trung tâm thủ đô. Đa
phần các em đều có thiên hướng chọn thi khối A nên có nhiều thuận lợi trong quá trình
thực hiện. Đồng thời việc dạy học kiến thức tích hợp liên môn sẽ mở rộng tu duy học tập
và vận dụng vào cuộc sống.
4. Ý nghĩa của bài học :
Tôi nhận thấy rằng tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, trong
lĩnh vực khoa học giáo dục khái niệm tích hợp dung để chỉ 1 quan niệm giáo dục toàn
diện con người .
Trong dạy học tích hợp là kết hợp các nội dung từ các môn học , lĩnh vực khác
nhau lồng ghép các nội dung cần thiết vào nội dung vốn có của môn học .
Giáo viên: Nguyễn Thị Thủy Trang 3
Trường THPT Thượng Cát Công nghệ 11
Tích hợp trong giảng dạy giúp học sinh học tập , vận dụng , sáng tạo, kiến thức kĩ
năng và phương pháp của khối tri thức toàn diện .
5. Thiết bị dạy học , học liệu
- Thiết bị dạy học : Máy chiếu , prorecter, máy chiếu phi vật thể.

- Tư liệu : Các mô hình ngôi nhà, các tranh ảnh liên quan .
- Mô tả các ứng dụng của CNTT trong việc dạy và học : Sử dụng phần mềm Power
point trong thiết kế bài giảng
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Tiết 14 - BÀI 11 . BẢN VẼ XÂY DỰNG
I. MỤC TIÊU :
Sau khi học xong bài này học sinh phải đạt được :
1.Kiến thức :
- Biết khái quát về các loại bản vẽ xây dựng.
- Biết các loại hình biểu diễn cơ bản trong bản vẽ nhà.
2. Kĩ năng :
Giáo viên: Nguyễn Thị Thủy Trang 4
Trường THPT Thượng Cát Công nghệ 11
- Nhận biết và đọc được bản vẽ mặt bằng tổng thể đơn giản.
- Nhận biết được các hình biểu diễn ngôi nhà, đọc hiểu được bản vẽ của một
ngôi nhà đơn giản.
3. Thái độ :
- HS có ý thức học và tìm hiểu những các công trình xây dựng trong thực tế.
- HS có ý thức bảo vệ môi trường trong trường học và ở địa phương.
- Tích cực tham gia vào hoạt động trồng cây và bảo vệ cây xanh.
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài 11 - SGK CN 11.
- Đọc các tài liệu có liên quan.
2. Chuẩn bị phương tiện dạy học
- Tranh vẽ phóng to hình 11.1b trong SGK.
- Sưu tầm một số tranh ảnh về các công trình xây dựng như: cầu đường, nhà, bến
cảng, các bản vẽ mặt đứng, hình cắt, mặt bằng của một ngôi nhà….
- Máy chiếu.
3. Phương pháp dạy học:

- Trực quan, thuyết trình,vấn đáp.
- Hoạt động nhóm, điền khuyết, trò chơi…
III. CẤU TRÚC VÀ PHÂN BỐ BÀI GIẢNG
- Khái niệm chung về bản vẽ xây dựng.
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể.
- Các hình biểu diễn ngôi nhà.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
1.Ổn định tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số.
2. Đặt vấn đề vào bài mới :
GIÁO VIÊN HỌC SINH
- Em hãy cho biết tên ca khúc được nghe?
- Trong ca khúc nổi bật lên hình ảnh của
người thợ xây nói riêng hay chính là hình
- Ca khúc “ Bài ca xây dựng “.
Giáo viên: Nguyễn Thị Thủy Trang 5
Trường THPT Thượng Cát Công nghệ 11
ảnh của những người làm nghề xây dựng
nói chung.
- Chiếu một số hình ảnh những người làm
nghề xây dựng. Hình ảnh của họ gắn liền
với vật gì?
- Nhận xét.
Vậy những bản vẽ nào thì được gọi là
bản vẽ xây dựng thì cô trò ta cùng tìm
hiểu trong bài hôm nay.
BÀI 11: BẢN VẼ XÂY DỰNG
- Quan sát và trả lời: Các bản vẽ.
3. Nội dung bài mới :
Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm chung
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học

- GV: Chiếu, giới thiệu
các bản vẽ xây dựng .
H: Hãy cho biết BVXD
bao gồm những bản vẽ
nào?
- GV: BVXD gồm có
nhiều loại bản vẽ. Trong
nội dung của chương
trình chỉ tìm hiểu bản vẽ
công trình hay gặp nhất,
đó là bản vẽ nhà.
+ Chiếu một số bản vẽ
nhà.
+ Thế nào là bản vẽ nhà?
GV: Người thi công căn
cứ vào bản vẽ để xây
dựng ngôi nhà.
GV: Chuyển ý.
Quan sát.
Trả lời
Lắng nghe, quan sát
hình trên máy chiếu.
Suy nghĩ và trả lời câu
hỏi
I. KHÁI NIỆM CHUNG
- BVXD bao gồm bản vẽ các
công trình xây dựng như: nhà
cửa, cầu đường, bến cảng
-Bản vẽ nhà: Bản vẽ nhà là bản
vẽ thể hiện hình dạng, kích

thước và cấu tạo của ngôi nhà.
Giáo viên: Nguyễn Thị Thủy Trang 6
Trường THPT Thượng Cát Công nghệ 11
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bản vẽ mặt bằng tổng thể.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học
- GV: Chiếu hình 11.1a
và bảng 11.1 khuyết một
số tên gọi, yêu cầu HS
quan sát và hoàn thiện.
Hỏi:
+ Hãy cho biết hướng
quan sát để có được bản
vẽ mặt bằng tổng thể ?
+ Thế nào bản vẽ mặt
bằng tổng thể?
+ Bản vẽ mặt bằng tổng
thể thể hiện nội dung gì?
* Tích hợp kiến thức
môn Địa lý
GV: Để định hướng
công trình, trên bản vẽ
mặt bằng tổng thể
thường có mũi tên chỉ
hướng Bắc.
- Dựa vào kiến thức địa
lí, em hãy xác định các
hướng Đông, Tây,
Nam, Bắc?
- Treo tranh địa lí lớp
12: Khí hậu Việt Nam.

HS quan sát.
Hướng chiếu từ trên
xuống.
HS nghiên cứu , trả lời
câu hỏi.
HS lắng nghe.
- Mùa Hạ hướng Tây
II. BẢN VẼ MẶT BẰNG TỔNG
THỂ
1. Khái niệm: Bản vẽ mặt
bằng tổng thể là bản vẽ hình
chiếu bằng của các công trình
trên khu đất xây dựng.
2. Tác dụng: Bản vẽ mặt bằng
tổng thể thể hiện vị trí các công
trình với hệ thống đường sá và
cây xanh hiện có hoặc dự
định xây dựng và quy hoạch
của khu đất.
Lưu ý: Trên bản vẽ mặt bằng
tổng thể thường có mũi tên chỉ
hướng Bắc để định hướng công
trình
Giáo viên: Nguyễn Thị Thủy Trang 7
Trường THPT Thượng Cát Công nghệ 11
- Xác định hướng gió
chính ở nước ta vào
mùa Hạ và mùa Đông?
- Khi xây nhà gia chủ
thường chọn hướng

nào để xây?
GV: Giải thích và chốt
kiến thức.
GV: Xác định hướng
của dãy nhà học số 3?
GV: Chiếu hình 11.1a,
treo tranh hình 11.1b,
yêu cầu HS quan sát,
xác định vị trí các công
trình trên hình chiếu
phối cảnh.
GV: Chuyển ý.
Nam, mùa Đông hướng
Đông Bắc.
- Vận dụng kiến thức
thực tế trả lời.
- Hướng Đông Nam.
HS nghiên cứu hình vẽ
xác định được các vị trí
tương ứng của phần
công trình trên hình
chiếu phối cảnh.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các hình biểu diễn ngôi nhà.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học
- GV: Chiếu hình 11.2 và
giới thiệu các hình biểu
diễn.
- Cho HS quan sát mô
hình ngôi nhà 2 tầng,
muốn biết kết cấu bên

HS: Quan sát và lắng
nghe.
HS: Quan sát, suy nghĩ,
trả lời câu hỏi theo sự
điều khiển của giáo
III. CÁC HÌNH BIỂU DIỄN
NGÔI NHÀ
1. Mặt bằng
Giáo viên: Nguyễn Thị Thủy Trang 8
Trường THPT Thượng Cát Công nghệ 11
trong ngôi nhà thì làm
như thế nào?
GV: Giới thiệu cách xây
dựng mặt bằng tầng 2.
- Chia lớp làm 4 nhóm
thảo luận:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu cách
xây dựng mặt bằng.
+ Nhóm 2: Xác định vị tri
tương quan tầng 1 trên
mô hình với tranh.
+ Nhóm 3: Xác định vị trí
tương quan tầng 2 trên
mô hình với tranh.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu nội
dung mặt bằng thể hiện.
GV: Thế nào là mặt
bằng?
-Nhận xét. Từ phân tích
của nhóm 2 và nhóm 3,

nhóm 4 báo cáo.
- GV: Kết luận.
GV: Ngôi nhà 5 tầng thì
có bao nhiêu mặt bằng?
- So sánh vị trí của lối
vào tầng 1 với ban công
tầng 2.
viên
Lắng nghe.
HS: Thảo luận theo nội
dung được giao.
Từng nhóm cử đại diện
báo cáo.
+ Nhóm 1: Báo cáo.
Trả lời.
+Nhóm 2, nhóm 3 báo
cáo.
+ Nhóm 4 báo cáo.
Quan sát tranh, suy
nghĩ trả lời.
- Khái niệm: Mặt bằng là hình
cắt bằng của ngôi nhà được cắt
bởi một mặt phẳng nằm ngang
đi qua cửa sổ.
- Nội dung: thể hiện vị trí, kích
thước của tường, cửa sổ, bố trí
các phòng, các thiết bị, đồ đạc.
Giáo viên: Nguyễn Thị Thủy Trang 9
Trường THPT Thượng Cát Công nghệ 11
Chuyển ý: Mặt bằng cho

biết kết cấu bên trong
của ngôi nhà theo mặt
ngang. Để biết các bề mặt
bên ngoài của ngôi nhà
như thế nào mời các em
sang mục 2.
GV: Sử dụng mô hình
nhà để xây dựng mặt
đứng.
- Thế nào là mặt đứng?
- Hãy xác định mặt đứng
của ngôi nhà?
GV: Vậy mặt đứng có thể
là hình chiếu đứng hoặc
hình chiếu cạnh của ngôi
nhà. Mặt đứng thể hiện
nội dung gì?
Dặn dò: Khi tìm hiểu
bản vẽ mặt đứng các em
cần đối chiếu với các mặt
bằng để hiểu rõ các bộ
phận của ngôi nhà.
Chuyển ý: Mặt đứng với
thể hiện được vẻ đẹp và
chiều cao bên ngoài của
ngôi nhà. Muốn biết các
thông tin về chiều cao
phần bên trong của ngôi
nhà làm thế nào?
- Dùng mô hình mô tả

cách xây dựng hình cắt.
- Thế nào là hình cắt?
HS: Quan sát, theo dõi.
Suy nghĩ, trả lời.
HS: Vận dụng khái
niệm, trả lời.
Quan sát, trả lời câu hỏi
HS: Quan sát và trả lời.
Lưu ý:
- Mặt bằng là hình biểu diễn
quan trọng nhất của ngôi nhà.
2.Mặt đứng

- Khái niệm: Mặt đứng là
hình chiếu vuông góc của ngôi
nhà lên một mặt phẳng thẳng
đứng.
- Nội dung: Mặt đứng thể hiện
hình dáng, sự cân đối và vẻ đẹp
bên ngoài ngôi nhà.
3. Hình cắt

Giáo viên: Nguyễn Thị Thủy Trang 10
Trường THPT Thượng Cát Công nghệ 11
Nhấn mạnh: Hình cắt
ngôi nhà chính là hình cắt
đứng hoặc hình cắt cạnh
của ngôi nhà.
-Hình cắt thể hiện nội
dung gì?

-Nhận xét, kết luận.
GV: Vị trí MPC được
đánh dấu bằng nét cắt có
mũi tên chỉ hướng nhìn.
- Xác định vị trí MPC đi
qua?
- Chiếu hình vẽ bản vẽ
nhà
Nhấn mạnh: Khi đọc
bản vẽ ngôi nhà các em
cần xác định được:
1. Tên gọi của các hình
biểu diễn.
2. Tả sơ bộ về ngôi nhà:
mấy tầng, số phòng, cách
bố trí phòng của từng
tầng.
Suy nghĩ, trả lời.
HS: Lên bảng xác định
trên hình.
- Khái niệm: Hình cắt là hình
tạo bởi mặt phẳng cắt song
song với một mặt đứng của
ngôi nhà.
- Nội dung: Hình cắt thể hiện
kết cấu của các bộ phận ngôi
nhà và kích thước các tầng nhà
theo chiều cao.
Hoạt động 4: Củng cố
Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Nhắc lại những kiến thức cần nhớ và nhấn
mạnh: Các bản vẽ cơ bản và cần thiết nhất khi
thiết kế một ngôi nhà: Bản vẽ mặt bằng tổng thể,
bản vẽ các mặt bằng, mặt đứng, hình cắt (Tài liệu
không thể thiếu khi xin cấp phép xây dựng).
- Quan sát và cho biết tên của bản vẽ?
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Giáo viên: Nguyễn Thị Thủy Trang 11
Trường THPT Thượng Cát Công nghệ 11
Tích hợp môi trường
- Môi trường và nghành xây dựng:
+ Ô nhiễm môi trường sản xuất gạch thủ công:
Lò gạch thủ công sử dụng than, củi để đốt lò thải
ra môi trường hàng loạt khí độc hại, rất nguy
hiểm cho sức khỏe, gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng.
? Em biết các biện pháp nào xử lí tình trạng trên.
→ Biện pháp xử lí:
* Xóa bỏ và chuyển đổi dần các lò gạch thủ công
sang hướng phù hợp.
* Sử dụng công nghệ cao trong sản xuất: Dây
truyền sản xuất gach không nung mang lại nhiều
hiệu quả tích cực với môi trường. Sản xuất gạch
không nung sử dụng các phế liệu công nghiệp
như tro bay, xỉ của các nhà máy nhiệt điện đốt
than, xỉ của nhà
máy luyện kim Sản xuất gạch không nung giảm
thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô
nhiễm môi trường, tiết kiệm nhiên liệu than, góp
phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đem

lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội.
+Chất thải xây dựng: đang là vấn đề lớn cần giải
quyết tại các thành phố lớn trong cả nước.
? Em biết các biện pháp nào xử lí tình trạng trên.
- Bản vẽ mặt bằng của trường
THPT Thượng Cát.

- Liên hệ kiến thức thực tiễn trả
lời.
- HS thảo luận, liên hệ kiến thức
thực tiễn trả lời.
Giáo viên: Nguyễn Thị Thủy Trang 12
Trường THPT Thượng Cát Công nghệ 11
? Em đã và có thể làm gì để bảo vệ môi trường
sống.
Tích hợp môn Giáo dục công dân ( Lòng tự hào
dân tộc, yêu quê hương đất nước) và hoạt động
hướng nghiệp.
- Quan sát các công trình do những kiến trúc sư
thiết kế đã đoạt giải cao tại Lễ hội kiến trúc Thế
giới 2014.
- Không đổ rác bừa bãi.
- Trồng cây xanh
- Tuyên truyền cho gia đình, bạn
bè về lợi ích của việc bảo vệ môi
trường.
- Theo dõi thông tin trên màn
chiếu.
Giáo viên: Nguyễn Thị Thủy Trang 13
Trường THPT Thượng Cát Công nghệ 11

- Hướng nghiệp: Những địa chỉ đào tạo ngành
kiến trúc và xây dựng.
+Trường Đại học Xây dựng
+ Trường Đại học Kiến trúc tại Hà Nội
+ Trường Đại học Giao thông Vận tải
+ Trường Đại học Thủy lợi v.v…
- Ngoài ra, còn có các trường cao đẳng, trung cấp
xây dựng
Hoạt động 5: Nhắc nhở, dặn dò
- Trả lời các câu hỏi trong SGK
- Đọc trước và chuẩn bị bài 12: Thực hành bản vẽ xây dựng.

Giáo viên: Nguyễn Thị Thủy Trang 14
Trường THPT Thượng Cát Công nghệ 11
PHỤ LỤC
- PHIẾU HỌC TẬP: “ Đọc nội dung của bản vẽ mặt bằng tổng thể”
1. Bản vẽ mặt bằng tổng thể gồm…… hạng mục.
2. Các khối nhà gồm ……Mỗi khối …… tầng.
3. Vị trí số 2 là ….,vị trí số 5 là……
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP
1. Bản vẽ mặt bằng tổng thể gồm 11 hạng mục.
2. Các khối nhà gồm 1, 2, 3, 4. Mỗi khối 2 tầng.
3. Vị trí số 2 là khối nhà ban giám hiệu và nhà học, vị trí số 5 là cổng chính và
thường trực.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Giáo viên: Nguyễn Thị Thủy Trang 15
Trường THPT Thượng Cát Công nghệ 11
Câu hỏi 1: Xác định hướng của cổng trường THPT Thượng Cát trên bản vẽ mặt
bằng tổng thể.
Câu hỏi 2: Tìm hiểu, sưu tầm một số biện pháp bảo vệ môi trường trong nghành

xây dựng.
Kiểm tra bằng cách giao bài tập về nhà, học sinh làm theo nhóm, giáo viên thu kết
quả của nhóm ở tiết học sau.
8. Các sản phẩm của học sinh (Kết quả bài kiểm tra của học sinh)
- Tỷ lệ học sinh khá - giỏi: 86%.
- Tỷ lệ học sinh trung bình: 14%.
100% học sinh trình bày được kiến thức liên môn theo bài học đề ra về vận dụng
kiến thức môn Địa lí, Công nghệ và tích hợp bảo vệ môi trường.
Với câu hỏi 1: Học sinh vận dụng kiến thức môn Địa lí kết hợp với bản vẽ mặt
bằng tổng thể của công trình để trả lời.
Với câu hỏi 2: Học sinh vận dụng những hiểu biết thực tế, tìm tòi những thônrg
tin mới về tình trạng môi trường bị ô nhiễm và cách xử lí. Từ đó nêu được một số biện
pháp giúp môi trường trong nhà trường và địa phương đang sinh sống xanh – sạch – đẹp
hơn như: Trồng nhiều cây xanh, cây cảnh trong vườn trường, không xả rác bừa bãi, tham
gia tích cực vào ngày hội bảo vệ môi trường tại địa phương…
Giáo viên: Nguyễn Thị Thủy Trang 16

×