I. Tình huống
Biện pháp tăng cường thu gom, tái chế vỏ hộp giấy( sữa, nước trái cây…)
Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội
Trường THPT Cầu Giấy
Địa chỉ: 118 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 04.62813028
Email:
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỂN DÀNH CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC
Tình huống: “Biện pháp tăng cường thu gom, tái chế vỏ hộp
giấy.”
Các môn học được vận dụng: hóa học, sinh học, khoa học, toán
học, công nghệ,…
Thông tin về học sinh
1. Họ và tên: Đỗ Thị Hồng Nhung
Ngày sinh: 23/8/1998
Lớp: 11D1
2. Họ và tên: Nguyễn Diệu Ly
Ngày sinh: 17/12/1998
Lớp: 11D1
Năm học: 2014-2015
II. Mục tiêu giải quyết tình huống
Vận dụng kiến thức các môn hóa học, sinh học, công nghệ, toán học,… để
giải quyết tình huống trên:
1. Khảo sát thực tế để nắm được hiện trạng sử dụng, số lượng vỏ hộp giấy bị
vứt bỏ mỗi ngày ở khu vực mình sinh sống.
2. Thu gom được số lượng vỏ hộp giấy dùng để tái chế nhiều nhất có thể.
III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
Theo thống kê trong những năm gần đây tại Hà Nội, khối lượng rác thải sinh
hoạt tăng trung bình 15%/năm, vởi tổng lượng ước tính 5.000 tấn/ngày đêm. Thành
phố Hồ Chí Minh mỗi ngày có trên 7.000 tấn rác thải sinh hoạt, mỗi năm cần 235
tỷ đồng để xử lý. Tại sao chúng ta không tận dụng nguồn tài nguyên dồi dào này?
Để sản xuất ra 1 tấn giấy phải mất hàng trăm USD. Đây là một quy trình tốn
kém và ảnh hưởng xấu đến môi trường.Thay vì làm vậy,ta có thể tái chế giấy từ rác
thải. Một trong những loại rác phổ biến cung cấp nguồn nguyên liệu làm giấy tái
chế là vỏ hộp sữa/nước trái cây bằng giấy. Sữa hộp là thức uống tiện lợi, phổ biến
của mọi người, đặc biệt là là trẻ em nên nguồn cung cấp nguyên liệu rất dễ dàng và
dồi dào.Việc tái chế này là một hành động thiết thực để bảo vệ môi trường.
1. Đặc điểm, cấu tạo của vỏ hộp giấy
- Sản phẩm chứa trong hộp giấy là: sữa, nước trái cây, soup, ngũ cốc,….
- Hộp giấy được cấu tạo bởi 6 lớp
- Thành phần của 1 hộp giấy bao gồm 74% giấy, 22% nhựa, 4% nhôm.
Ngoài ra, đối với hộp lạnh thì thành phần là 80% giấy và 20% nhựa.
- Cấu tạo cụ thể được mô tả trong hình sau:
Vỏ hộp giấy tái chế được 100%, nếu vứt bỏ là một lãng phí lớn và tốn chi
phí xử lí, chưa kể còn ảnh hưởng đến môi trường. Trong thành phần của vỏ hộp
giấy, lượng bột giấy chiếm 75%. 25% còn lại là nhôm, nhựa, những nguyên liệu
quý có thể tái chế nhiều nguyên liệu hữu ích như tấm lợp sinh thái. Hiện cứ 8100
vỏ hộp giấy (sữa, nước trái cây…) có thể tạo ra một tấm lợp sinh thái để sử dụng
tốt cho trang trại, nhà xưởng vì vừa nhẹ, vừa bền lại vừa mát mẻ. Kết quả thử
nghiệm sản phẩm cũng cho thấy, tấm lợp làm từ vỏ sữa có khá năng chịu được môi
trường ẩm và nóng cao, khả năng cách nhiệt và cách âm tốt hơn so với tấm lợp làm
bằng tôn, nhựa mỏng hay fibro xi măng. Loại tôn này có tuổi thọ khá cao, không bị
lão hóa trong môi trường khắc nghiệt, thích hợp dùng làm mái lợp nhà xưởng,
chuồng trại chăn nuôi, nhất là các trại chăn nuôi gà giúp làm giảm tiếng ồn và nhiệt
độ trong khu vực trại. Lượng nhựa và kim loại nhôm thu được dùng để sản xuất
mái lợp, bột giấy còn lại dùng chế giấy bề mặc cao cấp cho thùng carton bền, chắc.
1) Quy trình tái chế vỏ hộp giấy
• Bước 1: Xử lí vỏ hộp sữa bằng thủy lực
Vỏ hộp sữa được thủy lực đánh tơi trong vòng 20 phút, tách giấy ra khỏi
các thành phần còn lại là nhựa vào nhôm
• Bước 2: Tách giấy và nhôm/nhựa
Bột giấy lọt qua mặt sang dưới đáy thủy lực, đi về bể chứa. Nhôm/nhựa
giữ lại trên mặt sang được đưa về lồng quay để rửa sạch bột giấy lần nữa
trước khi chuyển sang bước 3
• Bước 3: Bột giấy từ vỏ hộp sữa là bột có chất lượng cao, sợi dài, dùng
để sản xuất giấy carton
• Bước 4: Sấy khô nhôm nhựa
Nhôm nhựa sau khi rửa sạch được chuyển qua băng tải đến lồng sấy và
băm nhỏ
• Bước 5: Ép nhiệt
Nguyên liệu băm nhỏ được chuyển vào máy ép ở nhiệt độ 1500 độ C
trong thời gian 8 phút thành các miếng mỏng dày 4,5mm
• Bước 6: hoàn thiện thành phẩm
Sau khi được chuyển qua máy ép tạo sóng, định hình sóng cho sản phẩm.
Cuối cùng là công đoạn cắt theo đúng kích thước và kiểm tra thành phẩm
I. Giải pháp giải quyết tình huống và thuyết minh về tiến trình giải
quyết tình huống.
Sau đây là một số giải pháp cho vấn đề trên:
1. Kêu gọi tổ chức chương trình truyền thông với các hoạt động vẽ tranh, ca hát,
triển lãm, tuyên truyền,… nhằm mục đích giúp cộng đồng:
- Nắm được thành phần chính của vỏ hộp giấy.
- Biết được ảnh hưởng của tình trạng vỏ hộp giấy bị vứt tràn lan đối với môi
trường và với xã hội.
- Hiểu rõ hơn về lợi ích của việc tái chế vỏ hộp giấy, quy trình tái chế và các
sản phẩm có thể tái chế được từ vỏ hộp giấy.
2. Phối hợp với các công ty sữa như Vinamilk, Mộc Châu, TH True Milk,… tổ
chức thu mua vỏ hộp giấy với giá 4000đ/kg.
3. Thành lập các nhóm thanh niên xung phong đến từng hộ gia đình trong khu
dân cư kêu gọi thu gom vỏ hộp giấy.
Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
Hiện nay,vấn đề tái chế vỏ hộp giấy còn khá mới ở Việt Nam. Nó chỉ được
một số ít công ty áp dụng. Tiêu biểu ở Việt Nam là Công ty giấy và bao bì Đồng
Tiến. Tuy nhiên công ty này lại hoạt động với hiệu quả không cao do nguồn cung
thiếu ổn định về số lượng. Ông HoàngTrung Sơn – Chủ tịch hội đồng quản trị công
ty Giấy và bao bì Đồng Tiến cho biết: “ Công suất hoạt động của nhà máy tái chế
vỏ hộp sữa là 50 tấn / ngày, nhưng nhà máy chỉ sản xuất được 10 tấn / ngày”. Điều
này cho thấy mạng lưới thu gom vỏ hộp sữa hiện nay còn yếu, chưa thu gom triệt
để. Người dân cũng chưa có ý thức về lợi ích nhiều mặt của việc tái chế những phế
thải này.
- Với giải pháp thứ nhất, chúng ta có thể thông qua các trang mạng xã hội kêu
gọi sự giúp đỡ từ các tổ chức phi lợi nhuận và các bạn khác có cùng quan tâm về
vấn đề này để tổ chức một chương trình truyền thông hay một triển lãm nghệ thuật
về tái chế vỏ hộp giấy và các sản phẩm có thể tái chế từ loại rác thải đặc biệt này.
Chương trình hay triển lãm này có thể bao gồm các bức tranh về đề tài bảo vệ môi
trường và tái chế rác thải, hay các ca khúc, các tiết mục nhảy múa do các bạn học
sinh, sinh viên tự dàn dựng; đồng thời triển lãm còn có thể quy tụ các bạn ham mê
sáng tạo và làm đồ handmade từ vỏ hộp giấy muốn đưa sản phẩm của mình đến với
mọi người. Điểm mấu chốt của sự kiện này là phải mang lại niềm vui, sự thoải mái
cho cộng đồng và quan trọng hơn cả là phải nâng cao được nhận thức của mọi
người trong việc bảo vệ môi trường và tái chế rác thải, giúp họ tự có ý thức đóng
góp vỏ hộp giấy cho các công ty tái chế trong khu vực sinh sống.
- Giải pháp thứ hai có thể nói đến là một trong những giải pháp khả thi nhất.Với
4000đ/kg vỏ hộp giấy, người bán vỏ hộp có thể có thêm một khoản tiền từ chính
loại rác thải mà ngày thường họ chỉ nghĩ nó vô dụng còn người mua là các công ty
sữa lại có thể hưởng lợi từ việc kết hợp với công ty tái chế tạo ra các sản phẩm sinh
thái và bán ra thị trường phục vụ nhu cầu của người dân.
- Giải pháp thứ ba cần đến một số lượng lớn các bạn sinh viên tình nguyện và
cần kết hợp với giải pháp một để có hiệu quả cao hơn. Các nhóm thanh niên xung
kích không chỉ có nhiệm vụ thu gom số lượng lớn nhất có thể hộp giấy đã qua sử
dụng mà còn có trách nhiệm tuyên truyền đến người dân lợi ích của việc tái chế vỏ
hộp giấy và tác hại của việc hộp giấy bị vứt bỏ một cách bừa bãi.
II. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Hiện nay việc thực hành và liên hệ các môn học trên ghế nhà trường vào thực
tế còn quá ít ỏi, chính vì vậy việc giải quyết tình huống “ biện pháp tăng cường thu
gom vỏ hộp giấy” một lần nữa khẳng định học phải đi đôi với hành. Có thể giải
quyết được vấn đề trên, hay kể cả một thực tiễn bất kì nào đó trong cuộc sống, ta
đều có thể áp dụng những kiến thức tưởng như xa xôi nhưng hết sức gần gũi như
toán, lí, hóa, văn, anh,… để có thể giao tiếp và xử lí nó một cách dễ dàng. Tóm lại,
ý nghĩa thực sự của việc vận dụng kiến thức của nhiều môn học là để có thể giải
quyết những vấn đề xung quanh ta và giải thích những hiện tượng thiên nhiên
thường gặp.
Đây chỉ là bài thu hoạch nhóm còn nhiều sơ sài và thông tin, kiến thức chưa
được đầy đủ, song vẫn mong mọi người cho chúng em lời khuyên chân thành nhất.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
NHÓM HỌC SINH THỰC HIỆN
Đỗ Thị Hồng Nhung
Nguyễn Diệu Ly