Ô nhiễm môi trường không khí và bảo vệ môi trường
A. Mục tiêu giải quyết tình huống
Cha ông ta thường có câu :
“Gần mực thì đen gần đèn thì rạng”
Thực vậy, môi trường xung quanh ta sẽ có ảnh hưởng rất lớn
tới cuộc sống và sự phát triển của con người. Nếu môi trường
xung quanh ta tốt thì ta sẽ được phát triển một cách thuận
lợi.Ngược lại, nếu môi trường xung quanh không được tốt thì bản
thân chúng ta sẽ không thể phát triển toàn diện một cách tốt nhất.
Vì thế, ta có thể thấy được rằng môi trường có một vai trò
quan trọng trong đời sống và sự phát triển của con người. Đó là
nơi chúng ta sinh ra và lớn lên.Thế nhưng hiện nay, môi trường
sống xung quanh ta đang bị tàn phá một cách nghiêm trọng.Hậu
quả của sự tàn phá ấy chính là một phần hiện tượng Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ. Có một thực tế đáng buồn là hiện
tượng này không phải tự nhiên có mà là do chính những đứa con
của Trái Đất – con người gây nên.
Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong
đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô
hấp, bệnh tim mạch, viêm họng,
Từ trước đến nay, Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
là vấn đề của toàn cầu, của cả cộng đồng quốc tế chứ không chỉ là
trách nhiệm hay vấn đề của một quốc gia, một tập thể nào cả.
Đồng thời, Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ cũng là vấn
đề đáng được quan tâm nhất hiện nay.Vậy nên đến với cuộc thi
“Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực
tiễn”, chúng em xin trình bày một số vấn đề về Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG KHÔNG KHÍ.
B. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc
giải quyết tình huống
I. Đối tượng nghiên cứu
- Ô nhiễm môi trường không khí và bảo vệ môi trường không khí
II. Phương pháp nghiên cứu
- Tìm hiểu tình hình môi trường không khí hiện nay
- Tra cứu trên mạng những thông tin về ô nhiễm môi
trường không khí: nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm
môi trường
~ 1 ~
Ô nhiễm môi trường không khí và bảo vệ môi trường
- Vận dụng kiến thức liên môn như: Sinh học, Hóa học,
Địa lý, GDCD, Ngữ văn,… để giải quyết vấn đề ô
nhiễm môi trường
III. Thực trạng tình hình
1. Thực trạng
Ở Việt Nam ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn
đề bức xúc đối với môi trường đô thị, công nghiệp và các làng
nghề.Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có không khí ô nhiễm
nhất thế giới, theo một nghiên cứu thường niên về môi trường do
các trường đại học của Mỹ thực hiện và công bố tại Diễn đàn kinh
tế thế giới ở Davos mới đây.Bảo vệ môi trường đô thị ngày càng
có tầm quan trọng trong phát triển bền vững quốc gia, bởi vì dân
số đô thị ngày càng đông, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội
của quốc gia ngày càng tập trung trong các đô thị.Mà những
nguồn chính gây ô nhiễm không khí lại ở đây, là những hoạt động
giao thông vận tải, các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và
hoạt động xây dựng. Theo đánh giá của các chuyên gia, ô nhiễm
không khí ở đô thị do giao thông gây ra chiếm tỷ lệ khoảng
70%.Xét các nguồn thải gây ra ô nhiễm không khí trên phạm vi
toàn quốc, theo ước tính, hoạt động giao thông vận tải đóng góp
tới gần 85% lượng khí CO, 95% lượng VOCs. Trong khi đó, các
hoạt động công nghiệp là nguồn đóng góp khoảng 70% khí
SO2.Đối với NO2, hoạt động giao thông và hoạt động sản xuất
công nghiệp có tỷ lệ đóng góp xấp xỉ nhau.
2. Nguyên nhân
a.Nguyên nhân tự nhiên.
Ô nhiễm môi trường không khí có rất nhiều nguyên nhân.
Nhưng có hai nguyên nhân chủ yếu là do tác động của con người
cùng với những tác nhân gây hại của thiên nhiên.
Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều
khói bụi giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác, những luồng
khí này tỏa ra rất xa trong không khí, gây ô nhiễm trên diện rộng
và có thể gây nên những cơn mưa acid. Cháy rừng: các đám cháy
rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ
sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường
lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí, gây ô nhiễm cho môi
trường. Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất
samạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi
~ 2 ~
Ô nhiễm môi trường không khí và bảo vệ môi trường
và cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào
không khí. Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự
nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa
những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối
v.v Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí. Không chỉ
có thế ô nhiễm không khí còn do một phần bởi các hạt bụi được
hình thành bởi một loạt các chất, chẳng hạn như phấn hoa, bụi và
các chất hữu cơ khác.
b. Nguyên nhân nhân tạo
Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là
do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt
động của các phương tiện giao thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp
do hai quá trình sản xuất gây ra:quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất
nhiều khí độc khi đi qua các ống khói của các nhà máy vào không
khí. Do sự bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản
phẩm và trên các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản
xuất này cũng có thể được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống
thông gió.
Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao
gồm: nhiệt điện; vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và
giấy; luyện kim; thực phẩm; các xí nghiệp cơ khí; các nhà máy
thuộc ngành công nghiệp nhẹ; giao thông vận tải; bên cạnh đó phải
kể đến sinh hoạt của con người. Tăng mức độ carbon dioxide
trong khí quyển là một trong những nguyên nhân chính của ô
nhiễm không khí. Các nhà máy điện, khí thải của ô tô, máy bay và
các hoạt động khác của con người liên quan đến việc đốt xăng dầu
và khí tự nhiên gây ảnh hưởng đến việc ô nhiễm không khí. Các
CFCs, một lớp của các hóa chất tổng hợp được sử dụng trong các
chất làm lạnh và đẩy aerosol, đã gây ra lỗ hổng trên tầng ozone
của Trái đất. Việc sử dụng của hóa chất bị cấm có liên quan với sự
gia tăng mức độ ô nhiễm không khí. Sulfur dioxide là một trong
các thành phần của khói, liên quan đến ô nhiễm bầu khí quyển của
Trái đất. Hóa chất tổng hợp này là nguyên nhân chính của mưa
axit. Phát triển giao thông, vận tải và giao thông hàng không là
một lý do khác liên quan đến việc gây ô nhiễm không khí.
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con
người mà những biểu hiện dễ nhận thấy là chảy nước mắt, đỏ mắt,
ho, thở khò khè… Mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào tình trạng sức
khỏe của từng người, vào nồng độ của loại chất gây ô nhiễm và
thời gian tiếp xúc. Phụ nữ mang thai và trẻ em nếu tiếp xúc với
~ 3 ~
Ô nhiễm môi trường không khí và bảo vệ môi trường
không khí ô nhiễm trong khoảng thời gian dài sẽ có nguy cơ bị tổn
hại sức khỏe lâu dài, ở mức độ nghiêm trọng hơn. Những tác động
xấu của ô nhiễm không khí không chừa bất cứ ai là đẩy nhanh quá
trình lão hóa, giảm chức năng của phổi, dễ mắc các bệnh hen
suyễn, viêm phế quản, thậm chí có thể bị ung thư
Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng tai hại cho tất cả sinh vật.
Lưu huỳnh đioxit, Nitơ đioxit, ozon, fluor, chì… gây hại trực tiếp
cho thực vật khi đi vào khí khổng, làm hư hại hệ thống giảm thoát
nước và giảm khả năng kháng bệnh. Ngăn cản sự quang hợp và
tăng trưởng của thực vật; giảm sự hấp thu thức ăn, làm lá vàng và
rụng sớm. Đa số cây ăn quả rất nhạy đối với HF. Khi tiếp xúc với
nồng độ HF lớn hơn 0,002 mg/m3 thì lá cây bị cháy đốm, rụng lá.
Sự nóng lên của Trái đất do hiệu ứng nhà kính cũng gây ra những
thay đổi ở động - thực vật trên Trái đất.
3. Những thuận lợi và khó khăn khi nghiên cứu và giải quyết tình
huống
Thuận lợi
- Nhận được sự giúp đỡ từ các thầy cô giáo bộ môn:
Sinh học, Hóa học, Địa lý hay Ngữ văn,…
- Các thông tin về nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm
môi trường đều có thể tra cứu trên internet hay báo,
sách vở,…
Khó khăn
- Khi đi tìm hiểu thực tế có rất nhiều bất tiện: nhiều nơi
môi trường không khí không sạch sẽ,…
- Kinh phí cho việc tìm hiểu thực tế còn chưa đáp ứng
đủ.
C. Giải pháp giải quyết
- Lọc không khí bằng phương pháp lọc sinh học.
- Xử lý khí thải bằng công nghệ Biofilter với giá thể vỏ
dừa.
D. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
1. Lọc không khí bằng phương pháp lọc sinh học ( Vận dụng kiến
thức liên môn: Sinh học, Hóa học, Ngữ văn,… để giải quyết vấn
đề)
~ 4 ~
Ô nhiễm môi trường không khí và bảo vệ môi trường
Hình ảnh minh họa về phương pháp lọc sinh học.
Lọc sinh học là một biện pháp xử lý ô nhiễm tương đối mới,
đây là một phương pháp hấp dẫn để xử lý các chất khí có mùi hôi
và các hợp chất bay hơi có nồng độ thấp.Hình dạng phổ biến của
một hệ thống lọc sinh học giống như một cái hộp lớn, một vài hệ
thống có thể lớn bằng sân bóng rổ, một vài hệ thống có thể nhỏ độ
một yard khối (0,76 m3). Nguyên tắc chính của hệ thống xử lý là
tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong khí
thải. Hệ thống lọc khí thải này là nơi chứa các nguyên liệu lọc và
nơi sinh sản cho các vi sinh vật. Trong hệ thống này, các vi sinh
vật sẽ tạo thành một màng sinh học, đây là mọt màng ẩm, mỏng
bao quanh các nguyên liệu lọc. Trong quá trình lọc, khí thải được
bơm chậm xuyên qua hệ thống lọc, các chất ô nhiễm trong khí thải
sẽ bị các nguyên liệu lọc hấp thụ. Các chất khí gây ô nhiễm sẽ bị
hấp phụ bởi màng sinh học, tại đây, các vi sinh vật sẽ phân hủy
chúng để tạo nên năng lượng và các sản phẩm phụ là CO
2
và H
2
O
theo phương trình sau: Chất hữu cơ gây ô nhiễm + O
2
à CO
2
+H
2
O
+ nhiệt + sinh khối.
Mô tả quá trình xử lí:
Hệ thống lọc sinh học cung cấp môi trường cho vi sinh vật
phát triển và phân hủy các chất khí có mùi hôi và các chất hữu cơ
gây ô nhiễm trong khí thải. Hệ thống lọc bao gồm một buồng kín
chứa các vi sinh vật và hấp thụ hơi nước, giữ chúng lại trong
nguyên liệu lọc. Nguyên liệu lọc được thiết kế sao cho có khả
năng hấp thụ nước lớn, độ bền cao và ít làm suy giảm áp lực luồng
khí đi ngang qua nó.
~ 5 ~
Ô nhiễm môi trường không khí và bảo vệ môi trường
- Các đơn vị nguyên liệu lọc này gọi là "khối sinh học" (Biocube)
được thiết kế bởi EG&G Corporation có kích thước cao khoảng 7 ft
và đường kính khoảng 6 ft. Việc sử dụng nhiều lớp nguyên liệu lọc
kiểu này hạn chế được việc các nguyên liệu lọc bị dồn nén lại và
việc các luồng khí xuyên thành những đường thoát qua lớp nguyên
liệu lọc. Hơn nữa, nó còn tạo sự thuận lợi trong việc bảo trì hay
thay mới nguyên liệu lọc.
- Trong quá trình lọc sinh học, các chất khí gây ô nhiễm được làm
ẩm và sau đó được bơm vào một buồng phía bên dưới nguyên liệu
lọc. Khi chất khí đi ngang qua lớp nguyên liệu lọc, các chất ô nhiễm
bị hấp thụ và phân hủy. Khí thải sau khi đã lọc sạch được phóng
thích vào khí quyển từ bên trên của hệ thống lọc. Hầu hết những hệ
thống lọc sinh học hiện nay có công suất xử lý mùi và các chất hữu
cơ bay hơi lớn hơn 90%. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này
là chỉ xử lý được những khí thải có nồng độ chất ô nhiễm thấp
(<1000ppm) và lưu lượng khí xử lý chỉ nằm trong giới hạn 300-500
ft3/ft2-giờ.
Nguyên liệu lọc:
- Lớp nguyên liệu lọc ẩm tạo nên điều kiện lý học và hóa học
thuận lợi cho việc chuyển đổi các chất ô nhiễm từ pha khí sang pha
lỏng và quá trình phân hủy sinh học các chất ô nhiễm này bởi màng
sinh học. Cơ chế của quá trình lọc sinh học bao gồm quá trình hấp
phụ, hấp thụ và phân hủy bởi các vi sinh vật. Các vi sinh vật trong
màng sinh học liên tục hấp thụ và biến dưỡng các chất ô nhiễm,
biến chúng thành các sản phẩm cuối cùng là nước, CO
2
và các loại
muối.
- Nguyên liệu lọc điển hình là hỗn hợp của các chất nền ủ
phân compost, đất, cây thạch nam (heather), plastic và các phụ
phẩm gỗ. Các nguyên liệu lọc nhằm cung cấp diện tích bề mặt lớn
để hấp thụ và hấp phụ các chất ô nhiễm. Ngoài ra nó còn làm nhiệm
vụ cung cấp chất dinh dưỡng cho các vi sinh vật. Một vài loại
nguyên liệu lọc không đáp ứng được về nhu cầu dưỡng chất cho vi
sinh vật, do đó chúng ta phải hiệu chỉnh bằng cách cho thêm vào
các hợp chất đạm và phospho.
- Các nguyên liệu lọc thường có tuổi thọ từ 5-7 năm trước khi phải
thay mới.
2. Xử lí khí thải bằng công nghệ Biofilter với giá thể vỏ dừa.
Công nghệ Biofilter (lọc sinh học) là một biện pháp xử lý ô
nhiễm khí thải có chi phí đầu tư thấp, vận hành rẻ và thân thiện
~ 6 ~
Ô nhiễm môi trường không khí và bảo vệ môi trường
môi trường, nó phương pháp thích hợp để xử lý các chất khí có
mùi hôi và các hợp chất hữu cơ bay hơi có nồng độ thấp như
nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, tinh bột sắn. Hệ thống lọc sinh
học cung cấp môi trường cho vi sinh vật phát triển và phân hủy
các chất khí có mùi hôi và các chất hữu cơ gây ô nhiễm trong khí
thải. Hệ thống lọc là một bể kín dựng vỏ dừa cho các vi sinh vật
trú ẩn và hấp thụ hơi nước, giữ chúng lại trong nguyên liệu lọc. Vỏ
dừa có khả năng hấp thụ nước lớn, độ bền cao, và ít làm suy giảm
áp lực luồng khí đi ngang qua nó. Các đơn vị nguyên liệu lọc này
gọi là "khối sinh học" (Biocube). Việc sử dụng nhiều lớp vỏ dừa
lọc khí kiểu này hạn chế được việc các nguyên liệu lọc bị dồn nén
lại và việc các luồng khí xuyên thành những đường thoát qua lớp
nguyên liệu lọc.Hơn nữa, nó còn tạo sự thuận lợi trong việc bảo trì
hay thay mới nguyên liệu lọc.Nguyên tắc chính của hệ thống xử lý
là tạo điều kiện cho sinh khối tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong
khí thải càng nhiều càng tốt. Vỏ dừa là nguyên liệu lọc và nơi
sinh sản cho các vi sinh vật. Trong hệ thống này, các vi sinh vật sẽ
tạo thành một màng sinh học (biofilm), đây là một màng mỏng và
ẩm bao quanh các vỏ dừa. Trong quá trình lọc, khí thải được bơm
chậm xuyên qua hệ thống lọc, các chất ô nhiễm trong khí thải sẽ bị
các nguyên liệu lọc hấp thụ cơ chế của quá trình lọc sinh học bao
gồm quá trình hấp phụ, hấp thụ và phân hủy bởi các vi sinh vật.
Các vi sinh vật trong màng sinh học liên tục hấp thụ và biến
dưỡng các chất ô nhiễm. Các chất khí gây ô nhiễm sẽ bị hấp phụ
bởi màng sinh học, tại đây, các vi sinh vật sẽ phân hủy chúng để
tạo nên năng lượng và các sản phẩm phụ là CO2 và H2O các loại
muối theo phương trình sau:Không khí ô nhiễm + O
2
và CO
2
+
H
2
O + nhiệt + sinh khối.
~ 7 ~
Ô nhiễm môi trường không khí và bảo vệ môi trường
Hình ảnh minh họa vỏ đừa dùng trong công nghệ Biofilter.
Trong quá trình xử lý khí thải bằng công nghệ biofilter, các
chất khí gây ô nhiễm được làm ẩm và sau đó được bơm vào một
buồng phía bên dưới nguyên liệu lọc.Khi chất khí đi ngang qua
lớp nguyên liệu lọc, các chất ô nhiễm bị hấp thụ và phân hủy.Khí
thải sau khi đã lọc sạch được phóng thích vào khí quyển từ bên
trên của hệ thống lọc. Hệ thống lọc sinh học của chúng tôi thiết kế
có công suất xử lý mùi và các chất hữu cơ bay hơi lớn hơn 90%.
Nguyên liệu lọc khí là vỏ dừa.
Lớp nguyên liệu lọc ẩm tạo nên điều kiện lý học và hóa học
thuận lợi cho việc chuyển đổi các chất ô nhiễm từ pha khí sang
pha lỏng và quá trình phân hủy sinh học các chất ô nhiễm này bởi
màng sinh học. Nguyên liệu lọc này nhằm cung cấp diện tích bề
mặt lớn để hấp thụ và hấp phụ các chất ô nhiễm. Ngoài ra nó còn
làm nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng cho các vi sinh vật. Trong
quá trình vận hành khí thải có thể thiếu hụt dưỡng chất cho vi sinh
vật, do đó chúng ta phải hiệu chỉnh bằng cách cho thêm vào các
hợp chất đạm và phospho.
Trong hệ thống xử lý khí thải bằng công nghệ biofilter xơ
dừa có tuổi thọ từ 2 - 5 năm trước khi phải thay mới.
Dữ liệu thiết kế xử lí khí thải bằng công nghệ Biofilter.
Diện tích: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải bằng công nghệ
biofilter cần diện tích lớn. Để xử lý lưu lượng khí khoảng
100.000m3 khí/h, một hệ thống xử lý khí thải bằng công nghệ
biofiltercó thể cần diện tích gần bằng 100m2. Thành phần hóa học
và hàm lượng của chất ô nhiễm trong khí thải: Phân tích thành
phần hóa học và hàm lượng của nó trong khí thải cần thiết để xác
định xem biện pháp xử lý khí thải sinh học có thích hợp hay
không. Các hệ thống lọc sinh học hoạt động tốt khi các hợp chất ô
nhiễm (không hoà tan trong nước) có nồng độ thấp (<1000
ppm).Một số hợp chất khó phân hủy sinh học (như các hợp chất
clo) chiếm diện tích lọc sinh học lớn hơn.
Thời gian lưu khí: Thời gian lưu khí càng dài sẽ cho hiệu suất
xử lý càng cao, song giá thành sản phẩm sẽ tăng cao. Tính toán
chính xác nồng độ các chất gây ô nhiễm, vận tốc khí thoát ra, là
thước đo để thiết kế hệ thống xử lý khí thải bằng công nghệ
biofilter.Thông thường, thời gian lưu trú của các hệ thống lọc sinh
học biến động trong khoảng 30 giây đến 1 phút.Độ ẩm trong hệ
thống: Ẩm độ của luồng khí thải cần phải xử lý rất quan trọng vì
~ 8 ~
Ô nhiễm môi trường không khí và bảo vệ môi trường
nó giữ ẩm độ cần thiết cho các màng sinh học. Do đó, luồng khí
thải thường được bơm qua một hệ thống phun sương trước khi
bơm vào hệ thống lọc sinh học để đảm bảo ẩm độ của luồng khí
thải đi vào hệ thống lọc sinh học phải lớn hơn 95%.
Kiểm soát pH trong hệ thống: Các sản phẩm phụ của quá
trình phân hủy sinh học là các acid hữu cơ. Để duy trì pH từ 6-7,5
cho các vi sinh vật hoạt động tốt, chúng ta cần có hệ thống pH
controller. Giảm áp cho hệ thống: Việc giảm áp của luồng khí khi
đi ngang lớp nguyên liệu lọc nên được hạn chế tối đa. Nếu lớp
nguyên liệu lọc gây trở lực lớn cho nguồn khí, ta cần tiêu tốn thêm
năng lượng cho máy thổi khí, gây tăng giá thành xử lý.Khả năng
gây trở lực cho nguồn khí phụ thuộc vào ẩm độ và độ rổng của lớp
nguyên liệu lọc.Độ ẩm tăng, độ rổng lớp nguyên liệu giảm là
nguyên nhân gây tăng trở lực cho nguồn khí.Đối với các hệ thống
điển hình mức độ giảm áp nằm trong khoảng 1-10 hPa.
Bảo trì hệ thống: Khi bắt đầu đưa vào hoạt động, hệ thống
cần được bổ sung chất dinh dưỡng cho vi sinh một lần/ngày. Sau
khi hệ thống đã hoạt động ổn định và đã giải quyết tất cả các vấn
đề có thể xảy ra.Tần số thăm có thể giảm xuống 1 lần/nửa tháng
hoặc hàng tháng.
3. Sử dụng máy lọc không khí
Dựa trên nguyên tắc các phần tử mang điện tích trái dấu sẽ
hút nhau, máy sử dụng công nghệ phát ra các điện tích âm vào
không khí, trung hoà với các điện tích đối xứng là những ion
dương có hại trong môi trường và tạo hiệu ứng thu hút bụi bẩn, vi
khuẩn, nấm mốc… Các ion âm này cũng bám dính vào các phần
tử độc hại trong không khí và màng tĩnh điện tích điện dương
trong máy sẽ hút và giữ các phần tử này lại.
Trong các phòng kín, nơi sử dụng nhiều thiết bị máy móc
như máy tính, máy in, ti vi, đèn neon… là những thiết bị toả ra
nhiều ion dương gây hại cho cơ thể, máy lọc không khí sẽ cung
cấp ion âm và điều hoà không khí.
Môi trường nhiều bụi bẩn, ẩm mốc, không khí không được
lưu thông cũng là nơi phát sinh và ẩn chứa của nhiều loại vi
khuẩn, phin lọc O2 và phin lọc than hoạt tính sẽ có tác dụng tăng
cường oxy, thu giữ vi khuẩn và lọc sạch bụi bẩn.
E. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống được lựa chọn
và thực tiễn đời sống kinh tế xã hội
~ 9 ~
Ô nhiễm môi trường không khí và bảo vệ môi trường
Qua việc giải quyết tình huống bằng cách vận dụng kiến thức
liên môn, các học sinh, sinh viên có thêm kiến thức về ô nhiễm
môi trường không khí, biết được tầm quan trọng của môi trường
không khí đối với cuộc sống hàng ngày của con người.Từ đó mọi
người biết cách bảo vệ và có ý thức về ô nhiễm môi trường.
Trong thực tiễn, đã có rất nhiều ngành công nghiệp áp dụng
biện pháp xử lý khí thải bằng công nghệ Biofilter với giá thể vỏ
dừa:
- Một ví dụ thực tế là Công ty môi trường Ngọc Lân có
địa chỉ ở 66A/3D Bình Đường 3, An Bình, Dĩ An, BD;
Tầng 7 Tower, Mê Linh, số 2 Ngô Đức Kế, Quận 1,
HCM
- Ngoài ra, một số ngành công nghiệp sau cũng đã áp
dụng thành công biện pháp này:
o Công nghệ hóa chất và hóa dầu
o Công nghệ dầu khí
o Công nghệ nhựa tổng hợp
o Công nghệ sản xuất mực sơn và mực in
o Công nghệ dược phẩm
o Xử lý chất và nước thải
o Xủ lý đất và nước ngầm
o Các công nghệ tái chế
o Các nhà máy sản xuất getalin và keo dán
- Qua quá trình xử lý không khí bằng các biện pháp sinh
học trên đã cho ta thấy các biện pháp đó hết sức thân
thiện với môi trường cũng như cải thiện được môi
trường không khí trong cuộc sống của chúng ta. Biện
pháp lọc không khí mang lại cho ta không khí trong
lành, bảo vệ sức khỏe cho con người.
~ 10 ~
Ô nhiễm môi trường không khí và bảo vệ môi trường
Hình ảnh minh họa cho môi trường không khí trong lành khiến cho con người hết sức
thoải mái.
Sống trong không khí trong lành, con người có thể giảm stress, có
thể tránh khỏi các bệnh về đường hô hấp mãn tính hay cấp tính có thể gây
tử vong.
~ 11 ~