BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA TÀI CHÍNH
BÀI TẬP NHÓM
MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI: Phân tích quan niệm Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của chủ
nghĩa xã hội.Vận dụng tư tưởng đó trong công cuộc xây dựng đất nước hiện
nay?
Giảng viên : Ths Bùi Thọ Quang
Sinh viên thực hiện : Nhóm 2
Lớp : 42
Hà Nội 10/2011
1
Đề tài: Phân tích quan niệm Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của chủ nghĩa
xã hội.Vận dụng tư tưởng đó trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay?
Tên thành viên :
1. Ma Thị Nguyệt Hằng
2. Bùi Thị vân Anh
3. Hàn Mạnh Cường
4. Nguyễn Thế Vinh
5. Đinh Hồng Hạnh
6. Nguyễn Thị Hạnh
7. Lê Thị Hậu
8. Trần Thị Hoài
9. Phạm Việt Hùng
10.Lê Thị Thùy Linh
11.Hoàng Bảo Ngọc
12.Nguyễn Phương Nhung
13.Bùi Thị Sông Bé Thanh
14.Nguyễn Thị Phương Thảo(TCDND)
15.Nguyễn Thị Mai Trang
16.Nguyễn Thế Tuấn
17.Vũ Thị Tươi
18.Nguyễn Văn Hải
2
PHẦN I: MỤC TIÊU CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH
Mục tiêu tổng quát của chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao đời sống vật chất
tinh thần của nhân dân lao động Các mục tiêu cụ thể bao gồm:
I. Mục tiêu chính trị:
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chế độ chính trị phải là do nhân dân lao động làm chủ,
Nhà nước là của dân, do dân và vì dân
Nếu vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền thì vấn đề cơ
bản của chính quyền là ở chỗ nó thuộc về ai, phục vụ quyền lợi cho ai. Năm 1927,
trong cuốn “Đường Kách Mệnh” Bác chỉ rõ: “Chúng ta đã hy sinh làm kách mệnh, thì
nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao kách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số
nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân
chúng mới được hạnh phúc”. Sau khi giành độc lập, Người khẳng định, “nước ta là
nước dân chủ, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân nói
tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Đó là điểm khác nhau giữa nhà
nước ta với nhà nước bóc lột đã từng tồn
tại trong lịch sử.
1.Thế nào là nhà nước của dân?
Nhà nước của dân thì mọi người dân là chủ, người dân có quyền làm bất cứ việc
gì mà pháp luật không cấm và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật. Nhà nước của dân phải
bằng mọi nỗ lực, hình thành thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người
dân. Những vị đại diện do dân cử ra chỉ là thừa uỷ quyền của dân, chỉ là công bộc của
dân.
2.Thế nào là nhà nước do dân?
Nhà nước đó do nhân dân lựa chọn bầu ra những đại biểu của mình, nhà nước đó
do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để chi tiêu, hoạt động; nhà nước đó lại do dân phê
bình xây dựng, giúp đỡ. Do đó Bác yêu cầu tất cả các cơ quan nhà nước là phải dựa
vào dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của
nhân dân. “nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ” nghĩa là khi
3
cơ quan nhà nước không đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân thì nhân dân
có quyền bãi miễn nó. Hồ Chí Minh khẳng định: mỗi người có trách nhiệm “ghé vai
gánh vác một phần” vì quyền lợi, quyền hạn bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm,
nghĩa vụ.
3.Thế nào là nhà nước vì dân?
Đó là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, không
có đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính. Trong nhà nước đó,
cán bộ từ chủ tịch trở xuống đều là công bộc của dân.
“Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm,
Việc gì có hại đến dân ta phải hết sức tránh”
Hồ Chí Minh chú ý mối quan hệ giữa người chủ nhà nước là nhân dân với cán bộ
nhà nước là công bộc của dân, do dân bầu ra, được nhân dân thừa uỷ quyền. Là người
phục vụ, nhưng cán bộ nhà nước đồng thời là người lãnh đạo , hướng dẫn nhân dân.
“Nếu không có nhân dân thì chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có chính phủ
thì nhân dân không ai dẫn đường”
Cán bộ là đày tớ của nhân dân là phải trung thành, tận tuỵ, cần kiệm liêm chính ,
là người lãnh đạo thì phải có trí tuệ hơn người, sáng suốt, nhìn xa trông rộng, gần gũi
với dân, trọng dụng hiền tài Cán bộ phải vừa có đức vừa có tài.
“ Nhà nước của ta là nhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền tàng liên minh
công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo”.
Trong nhà nước mọi công dân đều có quyền tham gia bầu cử, ứng cử và kiểm soát
đối với đại biểu do mình bầu ra
Nhà nước có 2 chức năng:
• Dân chủ vs nhân dân: phát huy quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của
nhân dân.Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân. HCM chỉ rõ:
Con đường và biện pháp thực hiện dân chủ trực tiếp, nâng cao
năng lực hoạt dộng của các tổ chức chính trị, xã hội của quần
chúng.
4
Củng cố các hình thức dân chủ đại diện tăng cường hiệu lực và
hiệu quả quàn lí của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp,
xử lí và phân định rõ chức năng của chúng
• Chuyên chính vs kẻ thù của nhân dân: chuyên chính vs thiểu số phản
động chống lại lợi ích nhân dân, XHCN.
2 chức năng luôn đi kèm với nhau, không tách rời nhau.
Công dân phải có nghĩa vụ và tính năng động của người làm chủ.
Đó là nghĩa vụ lao động, bảo vệ Tổ quốc, tôn trọng và chấp hành
pháp luật, tôn trọng và bảo vệ của công, học tập, nâng cao trình
độ.
“ Đã là người chủ Nhà nước thì phải chăm lo việc nước như việc nhà… Đã là người
chủ thì phải biết tự mình lo toan gánh vác, không ỷ lại, không ngồi chờ”
II, Mục tiêu kinh tế
1.Nền kinh tế mà chúng ta xây dựng là nền kinh tế XHCN với công-nông nghiệp
hiện đại, khoa học – kĩ thuật tiên tiến.
Theo Hồ Chí Minh,chế độ chính trị của CNXH chỉ được bảo đảm và đứng vững
trên cơ sở một nền kinh tế vững mạnh.
-Nền kinh tế XHCN ở nước ta cần được phát triển toàn diện các ngành, trong đó
những ngành chủ yếu là công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, trong đó “công
nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế nước nhà”.
-Công nghiệp hóa-hiện đại hóa là quy luật tất yếu có thể thực hiện bằng nhiều cách
khác nhau. "Làm trái với LX cũng là Mác-xít".
2. Hình thành sở hữu nhà nước-nó phải lãnh đạo kinh tế quốc dân.
Kinh tế quốc doanh được ưu tiên phát triển , tuy nhiên phải phát triển sao cho xứng
đáng với niềm tin tưởng của nhân dân, từ đó mới khẳng định được vai trò lãnh đạo
nền kinh tế quốc dân.
3.Cách bóc lột theo CNTB được bỏ dần.
Theo ngưới: CNXH chỉ có thể thắng CNTB khi nó có nền kinh tế phát triển cao, khi
CNXH có năng suất lao động cao hơn hẳn CNTB
5
Hồ Chí Minh căn dặn: “Chủ và thợ đều phải nhớ rằng: tăng gia sản xuất chẳng
những có lợi riêng cho chủ và thợ, mà còn có lợi chung cho nền kinh tế của Tổ quốc,
lợi chung cho toàn thể đồng bào”
4. Đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện.
CNXH có nền KT phát triển cao, dựa trên LLSX hiện đại và chế độ công hữu
về TLSX là chủ yếu, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động
Ở Hồ Chí Minh, tư tưởng dân làm gốc được hiểu theo cả hai mặt: phải dựa vào dân
để phát triển kinh tế và phát triển kinh tế là để phục vụ dân. Chính Hồ Chí Minh đã
giải thích mối quan hệ này:“Dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân để gây
hạnh phúc cho dân…”.
“Muốn tăng gia sản xuất phải làm thế nào? Không phải Chính phủ bỏ 10 -15 triệu để
mở nhà máy, làm thế này thế khác; phải đem hết sức dân, tài dân, của dân… làm cho
dân”.
5. Kết hợp các loại lợi ích kinh tế là vấn đề rất được Hồ Chí Minh quan tâm.
Người đặc biệt nhấn mạnh chế độ khoán là một trong những hình thức của sự kết
hợp lợi ích kinh tế. Nền tảng kinh tế XHCN là chế độ sở hữu XHCN về những tư liệu
sản xuất chủ yếu và chế độ phân phối cho lao động. Đương nhiên Hồ Chí Minh hiểu
được rằng thuê nhân công là bóc lột. Nhưng ông không nhìn sự bóc lột đó với thái độ
phủ định một cách đơn giản và máy móc, mà có cân nhắc sự lợi hại đối với sự phát
triển kinh tế và đời sống nhân dân.
Một thí dụ điển hình là trong trận lụt năm 1945, vấn đề khẩn cấp là phải đắp lại
những con đê đã vỡ, nếu lụt thì lút cả làng. Nhưng đắp đê là một vấn đề kỹ thuật phức
tạp phải có các nhà thầu khoán. Lúc đó cũng đã xuất hiện những ý tưởng tả khuynh
cho rằng dùng thầu khoán là bóc lột. Hồ Chí Minh đã giải tỏa tư tưởng này: “Thầu
khoán tất nhiên là có bóc lột, nhưng thầu khoán đắp đê lúc này là yêu nước”.
Chúng ta cũng cần khẳng định thêm rằng,chế độ khoán ở đây là chế độ khoán sản
phẩm,chứ không phải khoán trắng, bởi trên thực tế yếu tố chất lượng và yếu tố lượng
phải luôn đi đôi với nhau,trong đó yếu tố chất lượng là yếu tố hàng đầu.Theo Hồ Chí
6
Minh, giỏ tr ca khoỏn sn phm khụng ch em li li ớch v thu nhp, m ch yu
v sõu xa l s tin b ca cụng nhõn v phỏt trin ca nh mỏy, c bit nú cũn cú ý
ngha giỏo dc tinh thn trỏch nhim v k lut lao ng. Hay núi cỏch khỏc, khoỏn l
bin phỏp tch cc giỏo dc v xõy dng tỏc phong cụng nghip cho ngi lao
ng. Chỳng ta núi khoỏn l ũn by kinh t bi vỡ, nú cú ý ngha khuyn khớch tng
nng sut lao ng,nõng cao cht lng v hiu qu kinh t.
III, Mc tiờu vn húa
Vn húa c hiu theo ngha rng nht, bao gm ton b nhng giỏ tr vt cht, tinh
thn do con ngi to ra
Theo Hồ Chí Minh, văn hoá là mục tiêu cơ bản của cách mạng XHCN
1, Về bản chất của nền văn hoá XHCN Việt Nam, ngời khẳng định: phải XHCN
về nội dung, tức là phải phát huy vốn quý báu của dân tộc đồng thời học tập văn
hoá tiên tiến thế giới.
phc v s nghip xó hi ch ngha. Vn húa phi xó hi ch ngha v ni dung
v dõn tc v hỡnh thc (Bỏo Nhõn dõn 12-2-1960)
a) Phát huy vốn quý báu của dân tộc
Gi gỡn phỏt huy bn sc VH dõn tc l ci ngun ct ty tõm hn Vit Nam,
l ci r tn ti ca cỏc cỏ nhõn m tỏch khi nú con ngi s khụng th tn ti c.
Xõy dng nn VH mi phi ly bn sc VH dõn tc lm gc, phi bit k tha nõng
cao cỏc giỏ tr VH truyn thng.
Va tip thu va nõng cao VH truyn thng cho phự hp vi iu kin hin
i.
Phi o thi nhng yu t khụng cũn phự hp vi iu kin cuc khỏng chin
v cụng cuc kin quc.
Tip thu l phi bit trõn trng nhng giỏ tr VH ca quỏ kh (c VH dõn gian
v VH bỏc hc), trỏnh ph nh sch trn. Cng thm nhun ch ngha Mỏc-Lờnin
bao nhiờu thỡ cng phi coi trng nhng truyn thng vn hoỏ tt p ca cha ụng
by nhiờu
7
b) Hc theo vn húa tiờn tin trờn th gii
Mun nõng mỡnh lờn thỡ phi m ca hi nhp vo th gii, tip thu tinh hoa
VH nhõn loi, cn phi lm giu VH ca mỡnh bng tinh hoa ca mi dõn tc trờn th
gii.
Ni dung tip thu l phi giao lu, nh Bỏc H ó tip thu CN Mỏc Lờ Nin lý
lun tiờn tin ca thi i.
Tip thu VH th gii nhng phi cú nhim v b sung vo nn VH chung ca
th gii, phi gi gỡn cho c bn sc VH dõn tc Vit Nam.
Th gii cú hn 200 nc, ch cú 33 nn VH, trong ú VN l 1 trong 33 nn
VH. õy l niềm tự hào lớn của ngời Việt Nam Vn hoỏ Vit Nam nh hng ln
nhau ca vn hoỏ ụng phng v Tõy phng chung ỳc liTõy phng hay
ụng phng cú cỏi gỡ tt ta phi hc ly phi to ra mt nn vn hoỏ Vit Nam.
Ngha l ly kinh nghim tt ca vn hoỏ xa v vn hoỏ nay trau di cho vn hoỏ
Vit Nam tht cú tinh thn thun tuý Vit Nam hp vi tinh thn dõn ch
2. Phải làm cho nền văn hoá gắn liền với lao động sản xuất, gắn với con ngời.
i tng phn ỏnh ca vn húa l cuc sng lao ng chin u hc tp ca
mi tng lp nhõn dõn, phn ỏnh tõm t nguyn vng, khỏt vng ca qun chỳng, ũi
hi cỏc vn ngh s phi i sõu lt t.
Nhõn dõn l ch th sỏng to vn húa. Nhng sn phm vn húa ca qun
chỳng l nhng viờn ngc quý cn trõn trng, gỡn gi v phỏt huy
Vn húa phi phc v ngi dõn, ngi dõn c quyn hng th cỏc giỏ tr vn
húa, phc v nhõn dõn c tt thỡ vn húa phi thc hin:
- VH gúp phn bi dng t tng ỳng n, tỡnh cm cao p
- VH gúp phn nõng cao dõn trớ
- VH gúp phn bi dng phm cht tt p cho con ngi, khụng ngng
hon thin nhõn cỏch con ngi gúp phn phỏt trin t nc
qun chỳng mong mun nhng tỏc phm cú ni dung chõn thc v phong phỳ, cú
hỡnh thc trong sỏng v vui ti. Khi cha xem thỡ mun xem, xem ri thỡ cú b ớch
ú l nn vn húa ly hnh phỳc ca ng bo, dt lm c s phỏt trin, vn húa
"phi sa i c thúi tham nhng, li bing, phự hoa, xa x". "Phi lm cho ai
8
cũng cú lý tưởng, tự chủ, độc lập, tự do", thể hiện trong mọi sinh hoạt tinh thần của
Xh, đó là xoá nạn mù chữ, xây dựng, phát triển giáo dục, nân cao dân trí, xây dựng,
phát triển văn hoá nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới, thực hành vên sinh phồng
bệnh, giải trí lành mạnh, bài trừ mê tín dị đoan
3. Từ 1942 -1943, Bác soạn thảo chương trình xây dựng nền văn hóa c¶ 4 mÆt
Xây dựng nền VH nghệ
Xây dựng VH giáo dục (có nhiệm vụ xây dựng những con người tốt, những
cán bộ tốt để xây dựng đất nước, con người tốt là có đức, trí, thể, mỹ, kỹ thuật, thực
hiện phương châm học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền CNXH, lý luận gắn liền
thực tiễn, xây dựng đội ngũ giáo viên có đủ tài, đức. Bác đánh giá giáo viên là anh
hùng, anh hùng vô danh).dựng đời sống, gồm xây dựng cả lối sống nếp sống, chú
trọng nếp sống, cần kiệm chí công vô tư.
Xây dựng VH chính trị, trong đó đảng cầm quyền thì đảng phải có VH, trí tuệ,
đạo đức, lương tâm, mới đủ tầm hướng dẫn cả dân tộc
IV. Mục tiêu xây dựng mối quan hệ xã hội
Mục tiêu:Về mối quan hệ xh: thực hiện công bằng, dân chủ; xây dựng mối quan
hệ tốt đẹp giữa người với người; quan tâm thực hiện chính sách xh.
1.Về thực hiện công bằng ,dân chủ:
Hồ Chí Minh quan niệm dân chủ là “dân là chủ”.Dân chủ là khát vọng muôn đời
của con người.Đây là quan niệm được Hồ Chí Minh diễn Đạt ngắn gọn ,rõ ràng ,đi
thẳng vào bản chất của khái niệm trong cấu tạo quyền lực của xã hội.Mở rộng theo ý
đó ,Hồ Chí Minh còn cho rằng : “Nước ta là nước dân chủ,nghie\ã là nước do nhân
dân làm chủ ”, ”chế độ ta là chế độ dân chủ.Tức nhân dân làm chủ ”,”Nước ta là
nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân,vì dân là chủ”.Để thực hiện công bằng dân chủ
cần xây dựng ,hoàn thiện chế độ dân chủ rộng rãi và xây dựng các tổ chức đảng ,nhà
nước,mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội vững mạnh để đảm bảo dân chủ trong
xã hội.
9
Thứ nhất xây dựng , hoàn thiện chế độ dân chủ rộng rãi.Ngay từ năm 1941 Hồ
Chí Minh đã đưa ra một chế độ dân chủ cộng hòa cho nước ta sau khi cuộc cách
mạng do nhân dân thắng lợi.Đó là thực hiện mục tiêu dân chủ,xác định rõ quyền và
trách nhiệm của nhân dân trước vận mệnh của nước nhà;gắn với độc lập tự do của tổ
quốc với quền lợi của từng người dân.Với thắng lợi của cách mạng tháng tám năm
1945,một tuyên bố về chế độ dân chủ cộng hòa ,trong đó các giá trị về dân chủ được
gắn liền với đất nước tự do,hạnh phúc.
Dân chủ ở Việt Nam mới được thể hiện và đảm bảo trong hiến pháp do Hồ Chí
Minh chủ trì xây dựng và được quốc hội thong qua.Hiến pháp năm 1946 đặt cơ sở
pháp lý đầu tiên cho việc thực hiện quyền lực của nhân dân.
Với trách nhiệm chủ trì hiến pháp năm 1959, Hồ chí minh một lần nữa khẳng định
quan điểm bảo đảm quyền dân chue trong việc xác lập quyền lực cho nhân dân trong
hiến pháp.Đặc biệt điểu 6 ghi rõ “tất cả các cơ quan nhà nước đều phải dựa vào dân,
lien hệ chặt chẽ với nhân dân,lắng nghe ý kiến của dân và chịu sự kiểm soát của
nhân dân.Tất cả các nhân viên cơ quan nhà nước đều phải trung thành vowid nhân
dân, tuân theo hiến pháp và pháp luật,hết long phục vụ nhân dân”.
Hồ Chí Minh chú trọng đảm bảo quyền lực của các giai cấp,tầng lớp,các cộng đòng
dân tộc trong thể chế chính trị nước ta.Đối với giai cấp công nhân Hồ Chí Minh
khẳng định công nhân có quyền thực sự trong xí nghiệp và tự làm chủ về tư liệu sản
xuất , họ phải được làm chủ trong việc quản lí ,làm chủ trong việc phân phối sản
phẩm lao đọng.
Thứ hai là xây dựng các tổ chức đảng ,nhà nước,mặt trận và các đoàn thể chính trị
xã hội vững mạnh để đảm bảo dân chủ trong xã hội.Trong việc xây dựng nền dân chủ
ở Việt Nam,chú trọng tới việc xây dựng đảng với tư cách đảng cầm quyền đảng lãnh
đạo nhà nước.;xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân;xây dựng mặt trận với vai
trò lien minh chính trị tự nguyện của tất cả các tổ chức chính trị xã hội vì mục tiêu
chung của sự phát triển đất nước; xây dựng các tổ chức chính trị rộng rãi khác trong
nhân dân.
Các tổ chức đoàn thể nhân dân ,tổ chức mặt trận thể hiện quyền làm chủ và tham
gia quản lí xã hội của tất cả các giai cấp vả tầng lớp trong xã hội.Tất cả các tổ chức
10
đều có một mục tiêu chung là đạt tới trình độ dân chủ cao, dân chủ xã hội chủ nghĩa
dựa trên nền tảng khối đại đoàn kết dân tộc.
2.Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
Dựa trên khối đại đoàn kết dân tộc trong cả khi đẩu tranh chông thực dân Pháp, đế
quoc Mĩ và trong thời binh đoàn kết xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.Xây
dựng khoi đại đoàn kết toàn dân có ý nghĩa chiến luoc quyết định thành công của
cách mạng Việt Nam.Để xây dựng khối đại đoàn kết đan tộc phải kế thừa truyền
thống yêu nước nhân nghĩa đoàn kết toàn dân.truyền thong này được hình thành và
củng cố qua suốt mấy nghìn năm lịch sử dựng và giữ nước của dân tộc.
Phải có lòng khoan dung độ lượng với con người .Bác chỉ rõ trong mỗi cá nhân
cũng như trong cộng đòng đều có ưu nhược điểm,mặt tốt mặt xấu…Cho nên,vì lợi ích
của cách mạng,cần phải có long khoan dung độ lượng,trân trọng cái phần thiện dù
nhỏ nhất ở mỗi con người mới có thẻ tập hợp,quy tụ rộng rãi mọi lực lượng.Lòng
khoan dung ở Hồ Chí Minh không phải là một sách lược nhất thời mà là một sự tiếp
nối và phát triển truyền thống nhân ái bao dung của dân tộc từ chính mục tiêu của
cách mạng mà người suốt đời theo đuổi.
3.Quan tâm thực hiện chính sách XH
Nhà nước thực hiện chức năng quản lí xã hội của mình qua việc đảm bảo thực thi
ý chí của gai cấp công nhân nhân dân lao động đối với sự phát triển của đất
nước.Trong quá trình xây dưng đất nước, ngoài viêc đời sống nhân dân được cải thiện
nhưng cũng không tránh khỏi có khoảng cách giàu nghèo xuất hiện và ngày càng tăng
dần trong thời đại hiện nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển.Nhà nước cần có
chính sảnh thuế, trợ cấp hợp lí để phân phối lại thu nhập hợp lí cho các thành viên
trong nền kinh tế dể phân phối thu nhập hợp lý, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo
trong xã hội,giảm nghèo đói trong xã hội.Những chính sách đó là tiền đề cho một nền
chính trị ổn định mà chúng ta đang hướng tới cùng với một nền knh tế phát triển
nhanh và bền vứng trong tương lai.
V. Mục tiêu về con người XNCN
11
1.Con người là mục tiêu quyết định
Theo Người: "Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết là
làm cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc
làm, được ấm no và được sống đời hạnh phúc"; "Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao
đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân" xây dựng chủ nghĩa xã hội tức là làm cho
nhân dân ta có một đời sống thật sung sướng, tốt đẹp
Vai trò của con người trong sự nghiệp xây dựng CNXH
a.Trong lĩnh vực kinh tế:
con người là lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại
Trong quá trình xây dựng cnxh người lao động trở thành những người làm chủ
đất nước,làm chủ trong qua trình tổ chức quản lý sản xuất và làm chủ trong quá trình
phân phối sản phẩm
Con người là nguồn nhân lực - động lực phát triển phát triển của toàn bộ xã hội
nói chung và CNH,HĐH nói riêng
b.Trong lĩnh vực chính trị :
Nguồn lực con người là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng nhà nước
XHCN, đâud tranh làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù
c.Trong lĩnh vực văn hoá :
-Nhân dân lao động trở thành người làm chủ trong đời sống văn hoá xã hội
Góp phần xây dựng nên những công trình văn hoá,sáng tạo ra các tác phẩm
nghệ thuật có giá trị nhằm giáo dục đạo đức,hình thành nhân cách cho mỗi con người
trong xã hội
d.Trong lĩnh vực xã hội:
Con người là chủ thể của quá trình sản xuất tinh thần của xã hội
Phát huy tốt nguồn lực con người góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội:vấn
đề lao động việc làm,công bằng xã hội,xoá đói giảm nghèo
Bác đã khẳng định: “ trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thế
giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của dân” , “ việc dễ mấy không dân cũng
chịu, việc khó mấy dân liệu cũng xong”
12
Con người là mục tiêu của cm nên mọi chủ trương đường lối cs của đảng , CP
đều vì lợi ích của con người: “ việc gì lợi cho dân -dù nhỏ mấy- ta phải hết sức làm,
việc gì hại cho dân -dù nhỏ mấy- ta phải hết sức tránh”
-Muốn xây dựng CNXH trước hết cần có những con người XHCN
2.Con người CNXH
Mà con người CNXH phát triển toàn diện chính là con người có tinh thần làm
chủ xã hội, có trí thức văn hoá và khoa học, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có
phẩm chất đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, phải nghiêm khắc
chống chủ nghĩa cá nhân.
Con người mới được đặt ra là một mục tiêu cơ bản. Đó là "con người Việt
Nam toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý
thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hoá,
quan hện hài hoà trong quan hệ gia đình, cộng đồng, xã hội".
Tổng hợp lại đó là những phẩm chất nhân cách về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống, trí tuệ, tài năng thể hiện sức mạnh nội lực của con người Việt Nam ngày
nay phải có trong hành động để giành thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng CNXH và
bảo vệ tổ quốc.
Đó là con ngươì sống có lý tưởng cao đẹp và có năng lực hoạt động biến lý
tưởng thành hiện thực.Có những phẩm chất nhân cách đó, con người chúng ta vẫn
vững vàng, tự chủ thực hiện thành công nhiệm vụ trung tâm công nghiệp hoá hiện đại
hoá đất nước theo định hướng XHCN mà không bị tác động bởi mặt trái của nền kinh
tế thị trường và không bị biến chất bởi kẻ thù thực hiện âm mưu diễn biến hoà bình (tr
255, 256, xây dựng con người mới phù hợp với sự phát triển của đất nước và thời đại,
PGS.Hồ Kiêm Việt, Nxb.CTQG).
3. Phương pháp xây dựng con người mới:
-Để phát triển những phẩm chất nhân cách đó, trong toàn xã hội phải kết hợp
giáo dục hệ tư tưởng (chủ nghĩa Mác-lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của
Đảng) với giáo dục lòng tự hào dân tộc và các truyền thống yêu nước, kiên cường, bất
13
khuất, tự lực, tự cường, nhân nghĩa và thông minh sáng tạo, đồng thời động viên toàn
dân vươn tới tiếp cận những đỉnh cao văn minh nhân loại, tiếp thu những thành tựu
khoa học công nghệ, những giá trị văn hoá nghệ thuật tiên tiến trên thế giới.
-Đảng viên là hạt nhân trong đội ngũ cán bộ của bộ máy Nhà nước và các tổ
chức chính trị xã hội. Quan điểm "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau" không bao
giờ lỗi thời, giờ đây đang cần toàn đảng nghiêm chỉnh thực hiện để khôi phục lại lòng
tin của quần chúng, khắc phục hiện tượng dân chỉ tin đảng nói chung, không còn
nguyên vẹn niềm tin đối với những đảng viên cụ thể. Giải pháp nêu gương trong xây
dựng con người không phát huy được hiệu quả, cũng như trong sự nghiệp cách mạng,
ở chiến lược xây dựng con người, xây dựng đảng luôn luôn giữ vai trò then chốt. (tr
265, 266, Hồ Kiếm Việt).
- Bên cạnh công tác giáo dục, quản lý cán bộ, đảng viên thì tư tưởng Hồ Chí
Minh cũng đề cập đến vấn đề cấp bách là phải giáo dục tư tưởng cho thanh niên học
sinh, sinh viên, đặc biệt là về chính trị. Đối với họ, chính trị đứng ngoài cuộc sống
hằng ngày, đó là công việc của chính khách, của các lãnh tụ, của các nhà ngoại giao,
của các tổ chức chính trị, các đảng phái, sự tham gia chính trị vào công việc của họ
chỉ làm rắc rối thêm các mối quan hệ.
Tóm lại, những luận điểm trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới
phù hợp với sự phát triển của đất nước là cơ sở phương pháp luận cho thực hiện mục
tiêu xây dựng con người mới XHCN trong giai đoạn phát triển mới của cách mạng
nước ta.
Phần II: ĐỘNG LỰC CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH
I. Động lực là gì?
Động lực là động cơ thúc đẩy tất cả các hành động của con người. Đây là một trạng
thái nội tại, cung cấp sinh lực và hướng con người vào những hành vi có mục đích.
Nền tảng của động lực là các cảm xúc, mà cụ thể, nó dựa trên sự né tránh, những trải
nghiệm cảm xúc tiêu cực và tìm kiếm những cảm xúc tích cực. Đó là động lực xét về
phương diện con người, nhưng theo tư tưởng HCM có thể hiểu một cách tóm tắt động
lực là tất cả những nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội thông qua
14
hoạt động của con người. Do đó để hoàn thành được những mục tiêu của chủ nghĩa xã
hội phải nhận thức, vận dụng và phát huy tất cả các động lực của chủ nghĩa xã hội.
II. Hệ thống động lực của chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng HCM.
Hệ thống động lực của chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh rất phong phú
bao gồm động lực bên trong và động lực bên ngoài, nhất là những động lực bên trong,
nguồn nội lực của chủ nghĩa xã hội.
1. Các động lực bên trong.
Theo Hồ Chí Minh, những động lực đó biểu hiện ở các phương diện: vật chất và tinh
thần, nội sinh và ngoại sinh. Nhưng xét đến cùng, các động lực muốn phát huy được
tác dụng đều phải thông qua con người, do đó trùm lên tất cả vẫn là động lực con
người – con người trên cả hai bình diện: cộng đồng và cá nhân.
Phát huy sức mạnh đoàn kết của cả cộng đồng dân tộc – động lực chủ yếu để phát
triển đất nước.
Con người trên bình diện cộng đồng bao gồm tất cả các tầng lớp nhân dân: công nhân,
nông dân, trí thức, các tổ chức và đoàn thể, các dân tộc và tôn giáo, đồng bào trong
nước và kiều bào ở nước ngoài, Theo Hồ Chí Minh, để xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội phải ra sức phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, bởi xây
dựng chủ nghĩa xã hội không phải chỉ là vấn đề giai cấp mà còn là vấn đề dân tộc,
không phải là sự nghiệp riêng của công nông mà là sự nghiệp chung của toàn dân tộc,
có xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội mới tăng cường được sức mạnh dân tộc,
mới giữ vững được độc lập dân tộc.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta chỉ rõ: “Động lực chủ yếu để phát
triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông
dân và tri thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã
hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã
hội”
1
.
Phát huy sức mạnh của con người với tư cách cá nhân người lao động.
Sức mạnh cộng đồng được hình thành từ sức mạnh của cá nhân, thông qua sức mạnh
của từng cá nhân. Do đó, muốn phát huy được sức mạnh của cả cộng đồng, phải tìm
ra các biện pháp khơi dậy, phát huy động lực của mỗi cá nhân.
15
Hồ Chí Minh đã đề cập một hệ thống nội dung, biện pháp, vật chất và tinh thần, nhằm
tác động vào đó, tạo ra sức mạnh thúc đẩy hoạt động của con người cho chủ nghĩa xã
hội.
1.2.1 Tác động vào nhu cầu và lợi ích của con người.
Sinh thời Hồ Chí Minh, vấn đề lợi ích vật chất chưa phải là nhân tố có sức kích thích
như trong cơ chế thị trường hiện nay. Tuy nhiên là nhà duy vật mác xít, Hồ Chí Minh
hiểu hành động của con người luôn luôn gắn với nhu cầu và lợi ích của họ. Trong đấu
tranh giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã huy động sức mạnh lý tưởng cũng như đem
lại lợi ích vật chất cho cả cộng đồng và mỗi cá nhân. Đi vào chủ nghĩa xã hội là đi vào
một trận tuyến mới, do đó theo Người cũng phải biết kích thích những động lực mới
đó là lợi ích cá nhân chính đáng của người lao động. Một trong những lợi ích đó được
thể hiện ở mặt kinh tế - động lực cũng chiếm một phần quan trọng trong sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là những lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có tác dụng
giải phóng mọi năng lực sản xuất vì ích nước, lợi nhà. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí
Minh vẫn thường nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ và toàn thể nhân dân ta rằng, phải làm thế
nào để nông thôn tiến kịp thành thị, miền núi tiến kịp miền xuôi về mọi mặt, nền kinh
tế phát triển bền vững, tự chủ, đồng bào ai cũng được ấm no, hạnh phúc. Nghĩa là
tăng trưởng kinh tế phải luôn luôn gắn liền với tiến bộ xã hội. Cũng theo Người,
muốn tăng trưởng kinh tế nhanh, mạnh và vững chắc thì phải sử dụng hợp lý các đòn
bẩy kinh tế, muốn đẩy mạnh tiến bộ xã hội, phải thực hiện thi đua yêu nước.
Trong giai đoạn đất nước còn gặp nhiều khó khăn (những năm 60), Hồ Chí Minh đã
từng nói rằng: “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; không sợ nghèo, chỉ sợ
lòng dân không yên”. Do đó, để phát triển kinh tế nhanh, mạnh và vững chắc chúng
ta có thể áp dụng các đòn bẩy kinh tế - động lực của quá trình phát triển kinh tế như:
thực hiện công bằng xã hội, chính sách tiền lương, tiền thưởng, chính sách khoán,
thực hành tiếtkiệm, huy động nguồn vốn nội lực, cải cách hành chính, thực hiện công
bằng trong lưu thông phân phối, v.v…
Thứ nhất, xét về mặt kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, trước hết cũng là một động
lực, một đòn bẩy kinh tế rất quan trọng, có tính quyết định để tăng năng suất lao động
xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế, cải tiến kỹ thuật và cải tiến trong công tác quản lý.
Theo Hồ Chí Minh, công bằng xã hội ở đây không phải là thứ công bằng chung
16
chung, không phải là sự cào bằng bình quân chủ nghĩa. Công bằng ở đây là công bằng
về quyền công dân, quyền làm chủ xã hội, công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ trước
pháp luật. Một khi đã thực hiện được công bằng xã hội thì người lao động sẽ nhận rõ
được quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với xã hội, đồng thời cũng thể
hiện được mối quan hệ hài hoà giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể. Có thể nói,
thực hiện công bằng xã hội trong phát triển kinh tế nó chính là động lực để thúc đẩy,
phát huy hết mọi tiềm năng, sức mạnh của cá nhân và tập thể trong quá trình lao động
sản xuất.
Trong bài phát biểu với cán bộ, học viên Trường Cán bộ công đoàn, ngày
19/01/1957, Hồ Chí Minh đã nói rằng: “Bây giờ anh em mong được lên lương có
chính đáng không? Có. Nhưng lương tăng gấp đôi mà hàng đắt, vẫn không ăn thua gì.
Nuôi lợn ít mà muốn ăn thịt nhiều là không được”. Và chính Người cũng đã từng nêu
lên phương châm: sản xuất phải nhiều, nhanh, tốt, rẻ, để nâng cao năng suất, hiệu quả
và để nâng cao mức sống của người lao động. Điều này cho thấy, với Hồ Chí Minh
không thể có thứ công bằng mà ở đó ta làm ít hưởng nhiều; trái lại, làm bao nhiêu
hưởng bấy nhiêu, không làm không hưởng. Nói cách khác, đồng lương của người lao
động nó phải luôn gắn chặt với hiệu quả của công việc. Bởi vì, lương là một trong
những thước đo công sức, trình độ, thái độ, ý thức, tinh thần lao động của người lao
động. Nâng lương là một trong những biểu hiện của nâng cao mức sống, mức thu
nhập của người lao động. Song tiền lương và giá cả hàng hoá cũng tăng theo tỷ lệ
thuận, thậm chí tốc độ tăng giá cao hơn, rõ ràng đây là một nghịch lý, bởi nó không
giúp tăng mức sống của người lao động mà còn kéo mức sống thụt lùi. Điều đó cũng
nói lên rằng sản xuất không tăng, kinh tế kém phát triển. Như vậy, theo Hồ Chí Minh
chính sách tiền lương cũng là một trong những động lực quan trọng của phát triển
kinh tế. Bởi, như trên đã nói, tiền lương chính là thước đo của giá trị sức lao động mà
người lao động đã bỏ ra. Và nếu đồng lương không tương xứng với giá trị sức lao
động thì những tư liệu sinh hoạt cần thiết của người lao động cũng không được đáp
ứng. Điều này sẽ dẫn tới việc đánh mất đi động lực của quá trình sản xuất, và nền
kinh tế tất yếu sẽ bị ngưng trệ. Không chỉ vậy, tiền lương không thích hợp nó còn là
một trong những nguyên nhân của rất nhiều căn bệnh như tham ô, tham nhũng.
17
Thứ hai, không chỉ có tiền lương, chính sách khoán cũng là một trong những đòn
bẩy kinh tế đem lại lợi ích cho tập thể và người lao động. Khi nói về chế độ làm
khoán Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Chế độ làm khoán là một điều kiện của chủ nghĩa xã
hội, nó khuyến khích người công nhân luôn luôn tiến bộ, cho nhà máy tiến bộ. Làm
khoán là ích chung và lại lợi riêng. Công nhân sản xuất ra nhiều vải, cố gắng nhiều
hưởng được nhiều; làm khoán tốt thích hợp và công bằng dưới xã hội ta hiện nay. Nếu
người công nhân nào thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu tinh thần kỷ luật thì làm cho
mau nhưng không tốt, như vậy là không đúng và làm khoán phải nâng cao số lượng,
nhưng luôn luôn phải giữ chất lượng”. Với một đoạn văn ngắn gọn, dễ hiểu, Hồ Chí
Minh đã trình bày một cách khái quát và hàm súc vai trò đòn bẩy kinh tế của chế độ
khoán đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. Chế độ làm khoán ở đây là chế độ
khoán sản phẩm, chứ không phải khoán trắng, bởi, trên thực tế yếu tố chất lượng và
yếu tố số lượng phải luôn đi đôi với nhau, trong đó yếu tố chất lượng là yếu tố hàng
đầu. Theo Hồ Chí Minh, giá trị của khoán sản phẩm không chỉ đem lại lợi ích về thu
nhập, mà chủ yếu và sâu xa là sự tiến bộ của công nhân và phát triển của nhà máy,
đặc biệt nó còn có ý nghĩa giáo dục tinh thần trách nhiệm và kỷ luật lao động. Hay nói
cách khác, khoán là biện pháp tích cực để giáo dục và xây dựng tác phong công
nghiệp cho người lao động. Khi nói khoán là đòn bẩy kinh tế bởi vì, nó có ý nghĩa
khuyến khích tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế. Quay
trở lại với phương châm “nhiều, nhanh, tốt, rẻ”, của Hồ Chí Minh thì khoán vừa là
biện pháp vừa là động lực trong việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế của
Người. Qua thực tiễn sản xuất, vai trò đòn bẩy kinh tế và tính hiệu quả của chế độ
khoán càng được thể hiện rõ nét. Không chỉ trong sản xuất, trong hoạt động kinh tế,
chế độ khoán còn áp dụng tốt trong các lĩnh vực hoạt động phi sản xuất, kể cả lĩnh
vực hành chính trong giai đoạn hiện nay.
Thứ ba, ngoài chế độ tiền lương, khoán, thì thực hành tiết kiệm cũng là một trong
những đòn bẩy kinh tế quan trọng. Hồ Chí Minh luôn kêu gọi mọi người phải thực
hành tiết kiệm và phê phán mạnh mẽ thói xa hoa, lãng phí. Người cho rằng, lãng phí
cũng là một căn bệnh, là tội lỗi đối với Đảng, với Nhà nước, và đối với nhân dân. Sự
lãng phí gây ra rất nhiều tai hại trước mắt và hậu quả lâu dài. Trong rất nhiều bài viết,
bài nói chuyện của mình Chủ tịch Hồ Chí Minh không ngừng phê phán thói lãng phí,
18
sự không minh bạch về tài chính. Người viết: “Đúng, chế độ chi tiêu của Nhà nước là
một sự “ràng buộc”, nhưng đó là một sự ràng buộc rất cần thiết và rất hay. Nó ràng
buộc những kẻ phung phí, những người thích phô trương. Nó ràng buộc cả những
người chỉ biết việc trước mắt mà không thấy việc lâu dài. Chỉ biết việc của bộ phận
mình mà không thấy việc chung của cả nước. Nhưng chính nhờ đó mà nó lại chặt
xiềng, chắp cánh cho kinh tế nước ta tiến lên như ngựa thần trên con đường xã hội
chủ nghĩa. Nó giúp ta dành dụm từng đồng xu thành những số vốn lớn. Nó vít kín các
lỗ thủng, các khe hở, không để của cải dành dụm của chúng ta hao hụt phân tán. Như
vậy mới dồn được phần lớn vốn của Nhà nước vào việc công nghiệp hoá xã hội chủ
nghĩa”.
Thứ tư, như trên đã nói, chính sách tiền lương tốt là một trong những điều kiện
chống lãng phí, tham ô, tham nhũng có hiệu quả. Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: giảm
đến mức tối thiểu số người làm việc hành chính, tăng cường lực lượng cho sản xuất
trực tiếp. Bởi vậy, cải cách hành chính cũng là một trong những động lực rất có ý
nghĩa củaphát triển kinh tế. Bộ máy hành chính nhà nước càng phình ra bao nhiêu thì
trở thành gắnh nặng cho ngân sách nhà nước bấy nhiêu. Lượng tiền bỏ ra chi cho khối
hành chính càng lớn, thì lượng tiền đưa vào sản xuất càng hạn chế. Đó là chưa kể sự
thất thoát đồng tiền qua việc mua sắm những thứ đắt tiền không cần thiết, xây dựng
trụ sở tiêu tốn nhiều tiền của công quỹ. Cải cách hành chính là đòn bẩy kinh tế, vì cải
cách hành chính như một biện pháp tiết kiệm sức người, sức của. Mấu chốt của thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta như Hồ Chí Minh đã khẳng định: đó là tăng
gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, để xây dựng cơ sở vật chấy kỷ thuật và tiến hành
công nghiệp hoá nước nhà. Tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm theo Hồ Chí
Minh luôn luôn là những nhiệm vụ hàng đầu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội. Cải cách hành chính thực chất cũng nhằm thực thi hai nhiệm vụ là tăng gia sản
xuất và thực hành tiết kiệm. Khi nói về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:
“Gián tiếp sản xuất cũng cần phải có người làm bàn giấy, tính toán, đánh máy….mới
phục vụ cho người trực tiếp sản xuất, nhưng nhiều quá có bao nhiêu lãi chén hết. Bây
giờ nhà máy số gián tiếp sản xuất còn nhiều quá”. Như vậy, việc giảm cán bộ gián
tiếp của bộ máy quản lý thự c chất là cải cách hành chính, là công việc phải làm
thường xuyên, để làm cho bộ máy nhà nước
19
không rơi vào tình trạng quá cồng kềnh , gây lãng phí sức người , sức của, trở thành
gọn nhẹ mà công việc vẫn đượ c thự c hiệ n mộ t cách có hiệu quả.
Thứ năm, thực hiện công bằng xã hội trong lưu thông phân phối cũng là động
lựccủa phát triển kinh tế. Bởi vì, tổ chức lưu thông phân phối cũng góp phần nâng cao
năng suất và hiệu quả kinh tế. Hoạt động lưu thông phân phối không thể thiếu được
trong nền kinh tế. Hồ Chí Minh đã từng nói: “Trong nền kinh tế quốc dân có ba mặt
quan trọng: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp. Ba mặt công tác liên hệ mật
thiết với nhau. Thương nghiệp là cái khâu giữa nông nghiệp và công nghiệp. Thương
nghiệp đưa hàng
đến nông thôn phục vụ nông dân; thương nghiệp lại đưa nông sản, nguyên liệu cho
thành thị tiêu dùng. Nếu khâu thương nghiệp bị đứt thì không liên kết được nông
nghiệp với công nghiệp, không cũng cố được công nông liên minh. Công thương
nghiệp không chạy thì hoạt động nông nghiệp, công nghiệp sẽ bị rời rạc”. Cũng như
trong quá trình sản xuất, đồng vốn không được để ứ đọng thì quá trình lưu thông phân
phối cũng không được để ách tắc. Như cơ thể con người, muốn khỏe mạnh thời phải
thông khí huyết, bế là sinh bệnh tật, thứ bệnh của lưu thông phân phối gây bế tắc là
bệnh đầu cơ tích trữ. Người phân tích: “Tệ nạn phải chống là bọn đầu cơ tích trữ.
Đảng, Chính phủ và mậu dịch cung cấp hàng cho dân, nhưng một số hàng
không đến tay dân mà bị bọn đầu cơ lợi dụng như vải, thuốc tây…Có thứ thuốc mậu
dịch bán 500đ một viên mà bọn đầu cơ bán 2500đ. Thật là nó lợi dụng đồng bào ốm
để làm giàu, như thế là rất đáng phản đối. Muốn chống bọn đầu cơ thì không riêng gì
công an, công thương, mậu dịch mà tất cả cán bộ, công nhân, nhân dân đều phải
chống cả, vì cán bộ nhân dân có hàng triệu tai, mắt mới làm được để hàng hóa đến tay
nhân dân”. Như vậy, lưu thông phân phối tốt thì nền kinh tế mới khoẻ, vững và sản
xuất mới không ngừng.
1.2.2 Tác động vào các động lực chính trị - tinh thần.
Coi trọng động lực của các đòn bẩy kinh tế, nhưng Hồ Chí Minh cũng cho thấy đó
không phải là phương thuốc bách bệnh có thể giải quyết tất cả. Có những lĩnh vực
hoạt động xã hội – tinh thần đòi hỏi những hi sinh, thiệt thòi mà không lợi ích vật chất
nào bù đắp được. Trong những hoàn cảnh khó khăn của cách mạng và kháng chiến,
20
khi các điều kiện vật chất còn thiếu, Hồ Chí Minh đề lên hàng đầu việc phát huy các
động lực chính trị - tinh thần của nhân dân ta:
1.2.2.1 Phát huy quyền làm chủ và ý thức làm chủ của người lao động.
Phát huy quyền làm chủ và ý thức làm chủ của người lao động bao gồm quyền làm
chủ sở hữu, làm chủ quá trình sản xuất và phân phối. Người nhắc nhở: các hợp tác xã
phải làm cho người nông dân xã viên thấy “mình là người chủ tập thể của hợp tác xã,
có quyền bàn bạc và quyết định những công việc của hợp tác xã. Có như thế thì các xã
viên sẽ đoàn kết chặt chẽ, phấn khởi sản xuất và hợp tác xã tiến bộ không ngừng”
2
.
Muốn như vậy, người cán bộ lãnh đạo không được chuyên quyền, độc đoán hay nói
cách khác là phải thực hành dân chủ mà theo Hồ Chí Minh đó là “cái chìa khoá vạn
năng có thể giải quyết mọi khó khăn”
3
. Người nói, nếu quần chúng thật sự có quyền
dân chủ, cán bộ, đảng viên xung phong gương mẫu thì mọi kế hoạch sản xuất sẽ được
thực hiên thắng lợi.
Đồng thời, Người nhắc nhở phải quan tâm bồi dưỡng ý thức dân chủ, tâm lý làm chủ
của người lao động mới. Đã là người làm chủ thì phải coi “hợp tác xã là nhà, xã viên
làm chủ”, “quý trâu như bạn”,…Người làm chủ là người tự lực, biết lo toan, gánh vác,
không ỷ lại, trông đợi, người làm chủ là người biết kinh doanh, biết quản lý, biết sử
dụng hợp lý sức lao động,.v v
1.2.2.2 Sử dụng vai trò điều chỉnh của các nhân tố tinh thần khác: chính trị, văn hoá,
đạo đức, pháp luật…
Để tác động vào tính tích cực xã hội của con người Hồ Chí Minh nhắc nhở cũng phải
biết tác động một cách toàn diện:
• Lý tưởng chính trị.
Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, “cần có ý thức giác ngộ xã hội chủ
nghĩa cao, một lòng một dạ phấn đấu cho chủ nghĩa xã hội”
4
. Những biến động của hệ
thống xã hội chủ nghĩa những năm qua cho thấy: nếu không có những con người kiên
trì phấn đấu cho lý tưởng xã hội chủ nghĩa thì chủ nghĩa xã hội cũng không tồn tại
được.
• Phát triển khoa học – kỹ thuật.
Coi trình độ phát triển của khoa học - kỹ thuật tương ứng với trình độ phát triển của
xã hội, ngay từ khi nước ta còn hét sức nghèo nàn, lạc hậu, Người đã đặc biệt quan
21
tâm phát triển khoa học - kỹ thuật. Người nhấn mạnh rằng, chúng ta chỉ có thể xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên cơ sở một nền khoa học - kỹ thuật tiên tiến.
Cần phải thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động.
Ngay từ kế hoạch năm năm lần thứ nhất, Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm việc tiến
hành cách mạng khoa học - kỹ thuật, từng bước thực hiện công nghiệp hoá đất nước.
Người coi khoa học - kỹ thuật là then chốt của công nghiệp hoá, là lực lượng làm tăng
sức sản xuất, tạo ra động lực làm chuyển biến nền kinh tế - xã hội, thay đổi quan hệ
sản xuất, quan hệ xã hội, góp phần làm chuyển hoá bản chất xã hội, nâng dần trình độ
phát triển xã hội theo hướng xã hội chủ nghĩa.
• Giáo dục – đào tạo con người.
Con người là lực lượng quyết định nhất của lực lượng sản xuất, đồng thời cũng là
động lực bên trong thúc đẩy mọi quá trình hoạt động xã hội; nó vừa là chủ thể tạo ra,
đồng thời sử dụng khoa học - kỹ thuật, điều hành toàn bộ quá trình xã hội. Vì vậy,
bước vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Muốn
xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có con người xã hội chủ nghĩa", - những con người
"vừa hồng vừa chuyên". Theo Hồ Chí Minh, sức mạnh của một dân tộc trước hết là tri
thức, là trí tuệ. "Một dân tộc dốt là dân tộc yếu". Phải diệt giặc dốt, nâng cao dân trí,
bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài. Dân trí là điều kiện để thực hiện phát triển văn
hoá - xã hội, tạo tiềm năng trí tuệ và sức vươn lên một xã hội giàu mạnh và văn minh.
• Văn hoá.
Theo Hồ Chí Minh, văn hoá vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển xã hội. Người
sớm nhận thấy rằng, "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích sống, loài người mới sáng tạo
và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học
nghệ thuật và những công cụ phục vụ cuộc sống hàng ngày như ăn mặc ở và những
phương thức sử dụng chúng "
5
Như vậy, văn hoá một mặt là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu phấn đấu của
xã hội, mặt khác là yếu tố bên trong như là nguồn nội lực thúc đẩy xã hội tiến lên.
Người nói: "Muốn phát triển xã hội, nền văn hoá dân tộc phải: xây dựng tâm lý, lý
cách; tinh thần độc lập tự cường; xây dựng luân lý; biết hy sinh cho lợi ích quần
chúng; xây dựng xã hội", và "Văn hoá phải vạch đường cho quốc dân đi"
6
. Ngay từ
ngày đầu của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Hồ Chí Minh đã đề ra tư tưởng
22
xây dựng nền văn hoá Việt Nam theo nguyên tắc dân tộc hoá, khoa học hoá, đại
chúng hoá với nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc. Vì theo Người, đó là
những
nguyên tắc giải phóng năng lượng lớn lao của tuyệt đại bộ phận nhân dân lao động
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tính chất đó của nền văn hoá sẽ phát
huy cao độ nội lực trong việc tiếp thu, tiếp biến các giá trị phổ biến của nhân loại, làm
sâu sắc và đậm đà thêm bản sắc văn hoá Việt Nam, tạo sức mạnh to lớn cho sự phát
triển xã hội.
• Pháp lý - đạo đức.
Sống trong xã hội, con người chịu sự ràng buộc của các quan hệ xã hội, trong đó có
quan hệ pháp lý – đạo đức. Con người được giáo dục về đạo đức thì nhu cầu hướng
thượng lại càng cao, càng muốn theo đuổi những giá trị cao đẹp như chân lý, chính
nghĩa, tự do, công bằng, dân chủ, nhân đạo,… Nhờ đó, lao động, cống hiến của họ
cho chủ nghĩa xã hội càng tích cực, tự giác hơn.
Sự phát triển xã hội và một xã hội phát triển, theo Hồ chí Minh, tất cả đều quy tụ ở
vấn đề con người. Mục tiêu phát triển của một xã hội theo hướng nhân văn là đáp ứng
mọi khát vọng chính đáng của con người, tạo điều kiện cho con người ngày càng phát
triển toàn diện - hài hoà như một chủ thể văn hoá. Mặt khác, xã hội đó lại do chính
bản thân con người làm ra với tư cách là chủ thể lịch sử, chủ thể xã hội. Con người tự
đặt ra mục đích và đồng thời là người thực hiện những mục đích đó. Một xã hội có thể
phát triển phải đi trúng mục tiêu con người với hai khía cạnh và hai ý nghĩa cơ bản
này. Do vậy, trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn đặt con
người ở vị trí trung tâm. Ở Hồ Chí Minh, phát triển không chỉ là các yếu tố tạo nên
động lực phát triển, mà còn là tổng hoà của tất cả các mối quan hệ trong một môi
trường tổng thể với sự tác động nhiều chiều, đa dạng và biện chứng.
1. Động lực bên ngoài.
Ngoài các động lực bên trong, theo Hồ Chí Minh , phải kết hợp được với các yếu
tố bên ngoài đó là sức mạnh thời đại , tăng cường đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa yêu
23
nước phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, phải sử dụng
thành quả khoa học – kỹ thuật thế giới… qua đó ta có thể tranh thủ các điều kiện
kinh tế thuận lợi, tận dụng tối đa sức mạnh của thời đại. Ngày nay, sức mạnh thời
đai tập trung ở cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, xu thế toàn cầu hoá.
Chúng ta cần ra sức tranh thủ tối đa các cơ hội do xu thế đó tạo ra để nâng cao
hiệu quả hợp tác quốc tế, phải có cơ chế, chính sách đúng để thu hút vốn đầu tư,
kinh nghiệm quản lý và công nghệ hiên đại.
III. Khắc phục các trở lực kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa xã hội.
Muốn khai thông những động lực phát triển của chủ nghĩa xã hội đồng thời phải nhận
diện để khắc phục những lực cản trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa. Bước
vào xây dựng xã hội mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra những căn bệnh có thể dẫn
đến nguy cơ thoái hoá, biến chất của đảng cầm quyền, đến an nguy của chế độ xã hội
chủ nghĩa. Do đó, Người yêu cầu:
1. Phải đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân
Chủ nghĩa cá nhân là một thuật ngữ mô tả một cách nhìn nhận trên phương diện xã
hôi, chính trị hoặc đạo đức trong đó nhấn mạnh đến sự độc lập của con người và tầm
quan trọng của tự do và tự lực của mỗi cá nhân. Những người theo chủ nghĩa cá nhân
chủ trương không hạn chế mục đích và ham muốn cá nhân. Họ phản đối sự cản thiệp
từ bên ngoài lên lựa sự lựa chọn của cá nhân cho dù sự can thiệp đó là của xã hội, nhà
nước, hoặc bất kỳ một nhom hay một thể chế nào khác.
Chủ nghĩa cá nhân do vậy đối lập với chủ nghĩa tập thể, trong thời kỳ chủ nghĩa xã
hội thì đó là một hạn chế lớn cần khắc phục ngay vì:
Chủ nghĩa cá nhân có thể đe doạ những móc xích trong quan hệ giữa người với người,
có thể biến ta thành kẻ cô độc, bị mọi người xung quanh xa lánh, khiến người ta tự
cho mình là đúng, là trung tâm của vũ trụ, là “chân lý” rồi sẽ tự đẩy mình vào vòng
xoáy mù quáng và nhìn nhân mọi thứ xung quanh bằng con mắt sai lầm. Do chủ nghĩa
cá nhân mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hoá, lãng phí. Họ tham danh,
trục lợi, thích địa vị quyền hành, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, chuyên
quyền, xa rời quần chúng, thực tế…Nó là mẹ đẻ ra tất cả mọi tính hư, nết xấu, là một
loại giặc đồng minh với các loại giặc khác. Vì sự nghiệp lớn, vì lợi ích của nhân dân,
Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở mọi người phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân
24
“tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa và cỏ dại. Lúa phải chăm bón rất
khó nhọc thì mới tốt được. Còn cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lu bù. Tư tưởng
cộng sản phải rèn luyện gian khổ mới có được. Còn tư tưởng cá nhân cũng giống như
cỏ dại sinh sôi nảy nở rất dễ”.
7
2. Phải đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận ra tính nghiêm trọng của tham ô, lãng phí và quan
liêu. Nó là kẻ thù nguy hiểm, vì nó không mang gươm, mang sung và nằm trong tổ
chức Đảng, chính quyền để làm hỏng công việc của bộ máy chính quyền, làm hỏng
tinh thần trong sạch và ý chí vượt khó của cán bộ, Đảng viên, đồng thời phá hoại đạo
đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính…Vì vậy, Người coi nó là một thứ giặc trong
lòng “giặc nội xâm”. Vì thế chúng ta cần phải xoá bỏ tận gốc, nhằm giúp đỡ, ngăn
chặn và hướng tới xây dựng đội ngũ cán bộ, Đảng viên trong sạch. Chủ tịch Hồ Chí
Minh cho rằng: “chúng ta làm cách mạng là để tiêu diệt chế độ thực dân, phong kiến,
xây dựng dân chủ mới. Đó là một xã hội tự do, bình đẳng, một xã hội cần, kiệm, liêm,
chính, cho nên phải tẩy cho sạch hết những thói xấu của xã hội cũ, phải chống tham ô,
lãng phí, quan liêu”
2
. Không những vậy, chống tham ô, lãng phí và quan liêu chính là
thực hiện dân chủ. Điều đó được thể hiện rõ trong những năm kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ, tất cả người dân Việt Nam ủng hộ Chính phủ, đoàn thể kháng
chiến kiến quốc là một hình thức dân chủ tập trung (mọi người đều có nghĩa vụ và
quyền lợi như nhau), không ai có thể lợi dụng quyền lực, vị trí công tác để tham ô,
lãng phí của công, quan liêu, hách dịch với người khác.
Nếu làm tốt công tác chống tham ô, lãng phí và quan liêu, sẽ giúp chúng ta đoàn kết,
nâng cao năng suất, đồng thời giúp cán bộ cải tạo tư tưởng, nâng cao giác ngộ, thấm
nhuần đạo đức cách mạng, thật thà phụng sự cách mạng và nhân dân.Giúp chính
quyền ta thành một chính quyền trong sạch, vững mạnh xứng đáng với lòng tin tưởng
và sự hy sinh của chiến sĩ và đồng bào. Điều đó cũng giúp cho mọi người dân nâng
cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần làm chủ, ý thức bảo vệ của công, hăng hái thi đua
tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm để xây dựng nước nhà.
3. Phải chống chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết, vô kỷ luật.
25