Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Bài tập tình huống về Luật Kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.99 KB, 20 trang )

Bài tập tình huống về Luật Kinh tế
Bài 1:
Ông A có số vốn 3 tỉ, dự kiến thành lập DNTN kinh doanh khách sạn, nhưng lại
phải cần có số vốn 6 tỉ. Ông A trao đổi với anh B là đứa cháu họ đồng ý góp vốn
với ông 2 tỉ, trao đổi với chị C là người hàng xóm góp vốn 1 tỉ để có đủ 6 tỉ thành
lập DNTN kinh doanh KS.
Ông A, anh B, Chị C thỏa thuận bằng văn bản để ông C đứng tên thành lập DNTN
kinh doanh KS. Lợi nhuận phân chia cho A,B,C theo tỉ lệ vốn gốc. Sau 2 năm
khách sạn hoạt động bình thường và phân chia lợi nhuận theo cam kết một cách
bình thường, nhưng phát sinh mâu thuẫn không tự giải quyết được. B, C gửi đơn ra
tòa yêu cầu giải thể DN và chia tài sản doanh nghiệp theo tỉ lệ vốn gốc.
Anh, chị xử lý sự việc này như thế nào để đúng luật mà vẫn đảm bảo được lợi ích
của A,B,C.
Bài 2:
Minh và Tùng cùng góp vốn thành lập công ty TNHH Hoa sen vàng. Ngành nghề
dịch vụ XNK, vận tải hàng hóa. Vốn thành lập công ty là 1 tỷ đồng, trong đó Minh
góp 400 triệu, Hùng góp 600 triệu. Nhưng thực tế, Hùng là người đại diện pháp
luật và là Giám đốc công ty.
Sau ba năm công ty làm ăn có lãi được 2 tỷ đồng, nhưng tất cả mọi vấn đề thu chi
tài chính thì Minh không được biết, và Hùng đã đầu tư mua hai xe chở hàng trị giá
1,2 tỷ đồng (việc này cũng không có sự đồng ý của Minh bằng văn bản). Sau một
thời gian Minh yêu cầu Hùng cho Minh xem về tình hình thu - chi của công ty
hàng tháng thì Hùng không chịu và loại Minh ra khỏi công ty, Hùng chia cho Minh
40% tài sản của công ty. Mâu thuẫn phát sinh là lúc mua xe trị giá 1,2 tỷ đồng,
nhưng các công ty chỉ xuất hóa đơn GTGT có 600 triệu.
Hỏi:
1. Việc chia giá trị tài sản của hai chiếc xe được tính như thế nào, phải chia trên 1,2
tỷ hay 600 triệu?
2. Sau khi kiểm tra chứng từ sổ sách thì Minh phát hiện Hùng chi tiêu quá nhiều
vào các khoản không hóa đơn, chứng từ (ước tính hkỏang 600 triệu), vậy Minh có
thể kiện Hùng về tội gì, đây là tranh chấp dân sự hay hình sự?


3. Nếu Minh không đồng ý rút vốn thì sẽ xử lý như thế nào?
Bài 3:
Công ty TNHH HM, trụ sở chính tại Tp HCM, đăng kí hoạt động kinh doanh trên
lĩnh vực: xây dựng dân dụng và tư vấn, thiết kế công trình. Hiện tại HM có một
Văn phòng tư vấn thiết kế công trình đặt tại hoạt động với tư cách một chi nhánh
của công ty tại Hải Phòng. Công ty cổ phần HA, trụ sở chính tại Hà Nội, đăng kí
hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực vật liệu xây dựng. HA cũng có một chi nhánh
tại Hải Phòng. Nay HA và HM muốn nhập hai chi nhánh này thành một doanh
nghiệp độc lập. Câu hỏi đặt ra là:
1. HA và HM có thể thành lập một doanh nghiệp như vậy không?
Vì sao?
2. Nếu thành lập thì cơ cấu tổ chức quản lý được xác lập thế nào?
Căn cứ pháp lý?
Bài 4:
Công ty A là công ty TNHH 1 thành viên, do công ty TNHH B làm chủ sở hữu, có
trụ sở đặt tại quận C tỉnh D. Từ năm 2003, do không tính tóan chặt chẽ chi phí sản
xuất nên sản phẩm của A làm ra có giá thành cao, càng tiêu thụ càng bị lỗ nặng.
Tính đến cuối năm 2006, A đã tạo ra các khoản nợ sau:
* Nợ Ngân hàng Vietcombank 800 triệu với tài sản thế chấp trị giá 1 tỷ đồng.
* Nợ Ngân hàng AgriBank 600 triệu đồng với tài sản cầm cố 400 triệu đồng.
* Được Ngân hàng IncomBank đứng ra bảo lãnh để mua hàng trả chậm của công
ty E trị giá 1,5 tỷ đồng. Do A không thanh toán cho E nên AgriBank phải thanh
toán cho N số nợ trên.
* Nợ công ty vận tải F 100 triệu đồng theo hợp đồng A thuê F vận chuyển hàng
hóa
* Nợ công ty TNHH G 1 tỷ đồng không có bảo đảm.
* Nợ doanh nghiệp tư nhân K 600 triệu đồng không có bảo đảm.
* Nợ tiền thuế của nhà nước 1 tỷ 200 triệu.
* Nợ lương công nhân 450 triệu.
Tất cả các khoản nợ trên đã đến hạn thanh toán. Do không thanh toán được các

khoản nợ đến hạn, một số chủ nợ đã nộp đơn đến tòa án yêu cầu mở thủ tục phá
sản công ty A:
1. Lập danh sách chủ nợ của A, phân định rõ số lượng và tính chất của từng khoản
nợ?
Căn cứ pháp lý?
2. Những chủ nợ nào có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty
X?
Căn cứ pháp lý?
3. Tòa án nhân dân quận C có quyền thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản với
công ty A hay không?
Căn cứ pháp lý?
Giả sử tòa án C thụ lý đơn thì Tòa án phải làm gì tiếp theo?
Căn cứ pháp lý?
4. Công ty A, B có quyền, hoặc nghĩa vụ nộp đơn không?
Căn cứ pháp lý?
Sau khi nhận được đơn yêu cầu của các chủ nợ, trên cơ sở giấy tờ tài liệu do A
cung cấp, tòa án đã thụ lý nhận thấy tình hình tài chính, và hoạt động sản xuất của
công ty A như sau:
* Tiền mặt trong tài khoản của A còn 250 triệu.
* Các khoản nợ khó đòi của khách hàng còn nợ từ các hợp đồng bán sản phẩm, nếu
thu hồi hết chỉ khoảng 500 triệu.
* A thua lỗ trong thời gian dài nên các ngân hàng không cho A vay tiền.
* Tình hình tài chính của B cũng đang hạn chế nên không thể đầu tư bổ sung cho A
hay cho A vay để thanh toán nợ.
* A còn một lượng hàn tồn kho, nếu đem bán hết thu hồi được 700 triệu.
* Máy móc, nhà xưởng của A đem bán hết được 1,6 tỷ.
5. Tòa án có đủ căn cứ để ra quyết định mở thủ tục phá sản A chưa?
Căn cứ pháp lý?
6. Giả sử tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp A thì quyết định này
đúng hay sai?

Căn cứ pháp lý?
7. Giả sử sau khi lập xong danh sách chủ nợ và A đã tiến hành kiểm kê xong tài
sản, Tòa án tiến hành triệu tập hội nghị chủ nợ.
Điều kiện để Hội nghị chủ nợ được tổ chức thành là gì?
Căn cứ pháp lý?
8. Nếu Hội nghị chủ nợ được tổ chức không thành, tòa án có quyền tuyên bố phá
sản A hay không?
Căn cứ pháp lý?
Biết rằng giá trị tài sản còn lại của A là 3 tỷ (không kể các tài sản cấm cố, thế chấp
cho VietcomBank và Incombank), chi phí phá sản là 50 triệu.
Hãy phân chia cho các chủ nợ?
Căn cứ pháp lý?
Bài 5:
Ông A là thành viên hợp danh của công ty kinh doanh xây dựng Hoàng Long. Ông
đang làm thủ tục thành lập một công ty TNHH lấy tên là Hoàng Long 2 chuyên
kinh doanh sản phẩm gỗ cao cấp. Trong thời gian làm thủ tục đăng kí cho công ty
TNHH, ông A đã dùng một số phương tiện vận tải của công ty Hoàng Long để
phục vụ cho việc xây dựng cơ sở sản xuất cho công ty TNHH. Các thành viên hợp
danh còn lại điều phản đối việc làm của ông A.
Hỏi:
a. Việc ông A làm chủ 2 doanh nghiệp như trên có trái với pháp luật không?
Vì sao?
b. Việc đặt tên cho công ty TNHH như vậy có trái với luật doanh nghiệp không?
Vì sao?
c. Ông A có được sử dụng tài sản của Hoàng Long vào các công việc như trên
không?
Tại sao?
Bài 6:
Ông An là thành viên sáng lập nắm giữ 60% vốn điều lệ và làm giám đốc của công
ty TNHH A. Đầu năm 2006, ông được bảo lãnh sang Mỹ sinh sống nên đã uỷ

quyền cho em trai ông là ông Tư làm đại diện tư cách thành viên đồng thời giữ
chức giám đốc thay ông. Hai thành viên còn lại chiếm 40% vốn điều lệ điều phản
đối việc làm nói trên của ông An và yêu cầu Chủ tịch hội đồng thành viên triệu tập
cuộc họp thành viên. Kết quả là ông An đồng ý thuê ông Tư làm giám đốc cho
công ty, Chủ tịch hội đồng thành viên cùng một thành viên còn lại phản đối và yêu
cầu một trong hai giữ chức giám đốc công ty.
Hỏi:
a. Việc ông Tư làm đại diện tư cách thành viên sáng lập cho ông An có phù hợp
với luật doanh nghiệp không?
Vì sao?
b. Nghị quyết về việc bổ nhiệm ông Tư làm giám đốc có giá trị pháp lý không?
Vì sao?
c. Khi không chấp nhận ông Tư làm giám đốc thì 2 thành viên còn lại có các quyền
gì?
Bài 7:
Vương, Hùng, Thu góp vốn thành lập công ty TNHH Lửa Việt chuyên sản xuất,
kinh doanh gas, khí đốt với vốn điều lệ 5 tỷ đồng. Trong đó, Vương góp 1 tỷ tiền
mặt, Hùng góp 3 tỷ gồm mặt bằng, nhà xưởng được các bên định giá 2 tỷ và 1 tỷ
tiền mặt, Thu góp 1 tỷ tiền mặt.
Theo Điều lệ, Vương là Giám đốc, Hùng là Chủ tịch HĐTV và cũng là người đại
diện theo pháp luật của công ty.
Sau khi được cấp GCNĐKKD, do Hùng không có đủ vốn góp bằng tiền mặt nên
Hùng đã nhượng lại phần vốn góp cho Liên. Hùng cho rằng mình là Chủ tịch
HĐTV, là người đại diện theo pháp luật của công ty và cũng là người góp nhiều
vốn nhất nên đã không thông báo việc chuyển nhượng vốn của mình cho 2 thành
viên còn lại. Hùng lập một hợp đồng chuyển nhượng vốn, trong đó Hùng vừa ký
tên với tư cách là người chuyển nhượng vốn, vừa ký tên với tư cách là người đại
diện theo pháp luật của công ty xác nhận việc chuyển nhượng này. Hợp đồng có
công chứng nhà nước.
Sau 1 năm hoạt động, công ty có lãi 500 triệu đồng. Tuy nhiên, đến lúc này thì

giữa các thành viên phát sinh mâu thuẫn. Vương kiện Hùng ra tòa không thừa nhận
phần vốn góp của Hùng vì cho rằng tất cả mặt bằng, nhà xưởng vẫn mang tên
Hùng, Hùng chưa thực hiện việc chuyển quyền sở hữu sang cho công ty. Đồng
thời, Vương yêu cầu bác tư cách thành viên của Liên vì cho rằng việc chuyển
nhượng vốn của Hùng cho Liên là bất hợp pháp.
Hùng kiện lại, không thừa nhận phần vốn góp của Vương vì cho rằng chưa có
chứng cứ gì chứng minh Vương đã tiến hành góp vốn cho công ty.
Đưa ra chứng cứ chứng minh phần vốn góp của mình, Hùng xuất trình hợp đồng
xây dựng với công ty xây dựng Thanh Bình trong đó công ty Lửa Việt là một bên
đứng tên trên hợp đồng. Ngoài ra, Hùng có toàn bộ giấy tờ hoàn công các hạng
mục nhà xưởng đều mang tên Công ty Lửa Việt do Ban quản lý khu công nghiệp
tỉnh cấp. Hùng cho rằng đây là chứng cứ chứng minh cho phần vốn góp của mình.
Vương cho rằng mình cũng đã góp đủ 1 tỷ đồng, bằng chứng là tờ Phiếu thu trong
đó Vương tự nộp và tự xác nhận phần vốn đã nộp.
Câu hỏi:
1. Việc Hùng chuyển nhượng phần vốn của mình cho Liên theo thủ tục nêu trên là
đúng hay sai?
Vì sao?
2. Theo bạn, Hùng và Vương đã hoàn thành việc góp vốn vào công ty chưa?
Vì sao?
3. Bạn hãy tư vấn cho công ty để có thể giải quyết các mâu thuẫn nêu trên.
Bài 8:
An, Bình, Chương, Dung cùng nhau thành lập công ty TNHH Phương Đông kinh
doanh thủy sản với vốn điều lệ 1 tỷ đồng. Trong đó, An góp 200 triệu tiền mặt,
Bình góp một ô tô được các bên định giá là 200 triệu, Chương góp vốn là kho bãi
kinh doanh được các bên định giá là 500 triệu, Dung góp 100 triệu tiền mặt.
Theo điều lệ, Chương làm chủ tịch HĐTV, Bình làm giám đốc, An làm phó giám
đốc. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Sau 1 năm hoạt động, giữa Bình và Chương xảy ra mâu thuẫn. Với tư cách là Chủ
tịch HĐTV và là người có nhiều vốn nhất, Chương ra quyết định cách chức giám

đốc của Bình và bổ nhiệm An làm giám đốc thay thế.
Không đồng ý với quyết định trên, Bình vẫn tiếp tục giữ lại con dấu. Sau đó, với
danh nghĩa của công ty Phương Đông, lại là người đại diện theo pháp luật của công
ty, Bình ký 1 hợp đồng vay 700 triệu với công ty Trường Xuân (tổng giá trị tài sản
của công ty Phương Đông theo sổ sách kế toán tại thời điểm này là 1,3 tỷ) và khi
công ty Trường Xuân chuyển số tiền trên cho công ty Phương Đông, Bình lập tức
chuyển số tiền vào tài khoản của mình.
Chương nộp đơn kiện Bình ra tòa yêu cầu Bình hoàn trả lại số tiền 700 triệu và bồi
thường các thiệt hại đã gây ra cho công ty.
Công ty Trường Xuân kiện công ty Phương Đông ra tòa yêu cầu công ty Phương
Đông hoàn trả 700 triệu và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
Tòa kinh tế tòa án nhân dân Tp. Hồ Chí Minh thụ lý hồ sơ.
Câu hỏi:
1. Việc Chương cách chức Bình và bổ nhiệm An làm giám đốc thay thế là đúng
hay sai?
Vì sao?
2. Hợp đồng do Bình ký với Công ty Trường Xuân có hay không có hiệu lực?
Vì sao?
3. Ai là người phải thanh toán nợ và bồi thường thiệt hại trong trường hợp trên?
Bài 9:
V, H và N cùng góp vốn thành lập công ty TNHH Lửa Việt chuyên sản xuất kinh
doanh ga và các loại khí đốt với vốn điều lệ 5 tỷ đồng. Trong thoả thuận góp vốn
do các thành viên nhất trí và kí vào biên bản. V góp 1 tỷ, H góp 3 tỷ. Trong đó
phần vốn làm mặt bằng, nhà xưởng và 1 số thiết bị sản xuất được các thành viên
thoả thuận định giá là 2 tỷ, còn 1 tỷ bằng tiền mặt. N góp 1 tỷ bằng tiền mặt. Theo
điều lệ của công ty V là giám đốc, H là chủ tịch hội đồng thành viên và cũng là
người đại diện theo pháp luật của công ty.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, do H không đủ vốn góp
bằng tiền mặt nên H đã nhường lại phần vốn góp của mình 1 tỷ bằng tiền mặt cho
T. H cho rằng mình là chủ tịch HĐTV và là người đại diện theo pháp luật của công

ty, lại là thành viên góp vốn nhiều nhất nên hùng đã không thông báo trước việc
chuyển nhượng vốn của mình cho 2 thành viên còn lại. H đã lập 1 hợp đồng
chuyển nhượng phần vốn góp, trong đó H kí nhận với tư cách là người đại diện cho
pháp luật của công ty, xác nhận việc chuyển nhượng này. Hợp đồng chuyển
nhượng có công chứng của nhà nước.
Công ty hoạt động được 1 thời gian thì giữa các thành viên xảy ra bất đồng về phần
vốn góp.
V kiện H ra toà, không thừa nhận phần vốn góp của H vì cho rằng tất cả mặt bằng
nhà xưởng vẫn còn mang tên H. Trong đơn kiện của mình, V cũng yêu cầu toà bác
tư cách thành viên của T vì cho rằng việc chuyển nhượng vốn của H và T là bất
hợp pháp.
Trong đơn kiện lại H không thừa nhận vốn góp bằng tiền mặt của V vì chưa có
chứng cứ để chứng minh V có vốn trong công ty. Đưa ra chứng cứ chứng minh
phần vốn góp của mình, H đã xuất trình hợp đồng xây dựng nhà xưởng với công ty
TB, trong đó Lửa Việt là 1 bên đứng tên trong hợp đồng. Dựa trên cơ sở này H cho
rằng đây là chứng cứ chứng minh cho phần vốn góp của mình.
Còn V lại cho rằng mình đã góp đủ 1 tỷ bằng tiền mặt cho công ty và đưa ra bằng
chứng bằng việc xuất trình tờ phiếu thu trong đó, V tự nộp tiền và tự xác nhận
phần vốn góp đã nộp của mình.
1. Thủ tục, trình tự chuyển nhượng, chuyển quyền sở hữu tài sản, vốn góp của
người góp vốn cho công ty sau khi được cấp giấy kinh doanh có hợp pháp hay
không?
Căn cứ pháp lý?
2. Thủ tục kết nạp thành viên và chuyển nhượng một phần vốn góp trong công ty
có hợp pháp hay không?
Căn cứ pháp lý ?
Bài 10:
Công ty TNHH toàn cầu được Sở kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh đầu năm 2006 với ngành nghề đăng ký kinh doanh là sản
xuất các mặt hàng giầy xuất khẩu. Công ty có 4 thành viên:

* Ông Đức góp vốn 100 triệu đồn tiền mặt, chiếm 10% vốn điều lệ.
* Ông Pháp góp 1chiếc ô tô 4 chỗ ngồi, trị giá 400 triệu đồng, chiếm 40% vốn điều
lệ.
* Bà Mỹ và Bà Nga góp mỗi người 250 triệu đồng tiền mặt, mỗi người chiếm 25%
vốn điều lệ.
Do là thành viên góp vốn nhiều nhất nên ông Pháp được bầu làm chủ tịch hội đồng
thành viên kiêm giám đốc công ty Toàn Cầu.
Trên cương vị GĐ công ty, ông Pháp ký nhiều hợp đồng với khách hàng và gây
thiệt hại lớn cho công ty. Trước tình hình đó ngày 30/6/2007, Hội đồng thành viên
họp và ra nghị quyết cách chức chủ tịch hội đồng thành viên và giám đốc của ông
Pháp và bổ nhiệm bà Mỹ vào cương vị này. Bà Mỹ yêu cầu ông Pháp bàn giao
công việc và con dấu của Công ty nhưng ông Pháp trì hoãn không thực hiện.
Trứớc khi bàn giao con dấu, ngày 25/07/2007, ông Pháp nhân danh công ty Toàn
Cầu làm đơn xin vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Bắc số tiền là
450 triệu đồng, thời hạn 6 tháng, lãi suất 0,8/tháng, tài sản cầm cố là chiếc ô tô của
ông Pháp trước đây.
Ngân hàng đồng ý. Hợp đồng tín dụng và hợp đồng cầm cố được ký kết vào
26/07/2007. Số tiền vay được chuyển vào tài khoản của công ty Toàn Cầu sau đó
ông Pháp đã rút khỏi ngân hàng và sử dụng vào mục đích riêng.
Đến hạn, do không trả được nợ, ngân hàng đã khởi kiện Công ty Toàn Cầu ra tòa
kinh tế. Tại tòa án, đại diện công ty Toàn Cầu cho biết công ty làm ăn thua lỗ, hiện
số nợ công ty lên đến 1,5 tỉ đồng. Ông Pháp hứa trả cho ngân hàng số tiền 50 triệu
đồng, số còn lại là 400 triệu đồng, ông yêu cầu công ty Toàn Cầu, trừ vào phần vốn
góp của ông vào công ty.
1/ Việc cho vay trên đúng hay sai?
Vì sao?
2/ Giải quyết vụ việc trên như nào?
Bài 11:
A phát hiện ra một cơ hội kinh doanh nhưng muốn một mình làm và hưởng, tuy
nhiên muốn hạn chế rủi ro, A thỏa thuận với B cho mượn tên để thành lập 1 công

ty TNHH, B lấy 10 triệu đồng rồi cho mượn tên và cam kết sẽ không lấy lãi và
không tham dự vào bất kì công việc nào của công ty. Điều lệ của công ty ghi A góp
70% vốn, B góp 30%. Công ty hoạt động được 1 thời gian B đòi chia lãi theo đúng
tỉ lệ ghi trong điều lệ.
Hỏi: Việc gì sẽ xảy ra khi vụ việc này vỡ lở?
Bài 12:
Tiến Tùng thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân chuyên thu mua phế liệu để chuyển
cho các nhà sản xuất. Ngày 24/02/2005, Tiến Tùng gửi thư hỏi mua của công ty Đá
Mòn 10 tấn sắt phế liệu, trước khi cho nhân viên ra bưu điện gửi thư, Tiến Tùng
điện thoại báo cho giám đốc công ty Đá Mòn rằng Tiến Tùng xin mua số sắt phế
liệu nói trên và bức thư hỏi mua đang trên đường tới Đà Mòn. Ngày hôm sau, Tiến
Tùng lại gọi điện thoại cho giám đốc Đá Mòn xin rút lại bức thư hỏi mua đó, GĐ
Đá Mòn không trả lời về việc có cho rút lại bức thư hay không. Theo đúng nội
dung bức thư, Đá Mòn vận chuyển 10 tấn sắt phế liệu đến kho của Tiến Tùng,
nhưng Tiến Tùng dứt khoát không nhận hàng với lí do chưa có quan hệ hợp đồng
nào tồn tại giữa Tiến Tùng và Đá Mòn.
Hỏi: Đề bài đã ra thiếu dữ kiện gì?
Theo bạn, trường hợp nào có quan hệ hợp đồng giữa hai bên và trường hợp nào
không?
Qua đây, bạn rút ra được bài học gì cho mình?
Bài 13:
Công ty Nụ Hồng được thành lập kinh doanh rất phát đạt trong lĩnh vực cung ứng
thiết bị nông nghiệp. Nụ Hồng phát hiện ra 1 cơ hội sản xuất và bán máy cắt xén cỏ
cho 1 số địa phương ở vùng sâu vùng xa, do đó, đã đến đặt hàng sản xuất thiết bị
này tại doanh nghiệp tư nhân Tự Bùng.
Theo đúng hợp đồng đã kí kết với Tự Bùng, định kì, Nụ Hồng đến cơ sở sản xuất
của Tự Bùng để kiểm tra tiến độ sản xuất nhưng thường không gặp chủ doanh
nghiệp tư nhân Tự Bùng là người đã kí kết hợp đồng với Nụ Hồng, mà chỉ gặp và
làm việc với Thích Tiến, được biết, Thích Tiến đã bỏ tiền ra mua trang thiết bị và
đưa cho Tự Bùng một khoảng tiền lớn để thực hiện dự án theo hợp đồng sản xuất

được kí kết giữa Nụ Hồng và Tự Bùng mà không lấy lãi theo định kì, chỉ lấy 1 tỉ lệ
nhất định trên số lợi nhuận kiếm được từ việc thực hiện dự án nói trên.
Tự Bùng không giao được hàng, gây thiệt hại lớn cho Nụ Hồng.
Hỏi: Bạn có ý kiến pháp lí gì về trường hợp này?
Bài 14:
A, B, C, D cùng góp vốn thành lập công ty TNHH X, vốn điều lệ là 5 tỷ đồng, A
góp 800 triệu đồng. B góp vốn bằng giấy nhận nợ của CTCP TM (đối tác tiềm
năng của công ty X mà B có quan hệ chặt chẽ) với số tiền là 1.2 tỷ đồng; C góp
vốn bằng ngôi nhà của mình được các thành viên thỏa thuận định giá 1.5 tỷ đồng
do tin chắc con đường trước nhà đó sẽ được mở rộng (theo mặt bằng giá trị hiện tại
nhà đó chỉ khoảng 700 triệu đồng). D góp vốn bằng 1.5 tỷ đồng bằng tiền mặt,
nhưng lúc đầu chỉ góp 500 triệu, số còn lại sẽ góp khi công ty có yêu cầu. Trong
bản điều lệ, họ thỏa thuận B làm GĐ, D làm chủ tịch HĐTV. Sau một năm hoạt
động, công ty có lãi ròng 800 triệu. Tuy nhiên các thành viên không thống nhất thể
thức phân chia. B cho rằng do D chưa góp đủ vốn nên tỷ lệ lợi nhuận phải chia trên
số vốn thực góp là 500 triệu. D không đồng ý và phản bác rằng phần vốn góp của
B bằng giấy nhận nợ trong công ty là không hợp pháp, phần vốn góp của C cao
hơn giá trị thực tế, nên C chỉ được chia lãi trên số vốn thực góp là 700 triệu đồng.
Vụ tranh chấp này được khởi kiện tại tòa?
Tòa án xử lý thế nào?
Được biết công ty TM đã thanh toán được 50% số nợ và hiện đang làm thủ tục phá
sản và không thể đòi được 50% còn lại.
Ai chịu trách nhiệm về số nợ 50% đó?
Bài 15:
Công ty TNHH Vạn Lộc kinh doanh dịch vụ du lịch và khách sạn. Ngày
16/3/2005, đại diện công ty đến phong ĐKKD tỉnh NA để đăng kí bổ sung ngành,
nghề kinh doanh mới là dịch vụ karaoke và vũ trường. 10 ngày sau, phòng ĐKKD
thông báo hồ sơ ĐKKD của công ty là không hợp lệ, còn thiếu giấy phép của
UBND tỉnh. Vì theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, tạm thời hạn chế việc cấp
ĐKKD hoạt động vũ trường và karaoke trên địa bàn tỉnh trong khi chờ kiện toàn

công tác quản lí nhà nước đối với lĩnh vực nhạy cảm này.
- Bình luận thông báo trên của Phòng ĐKKD?
- Theo bạn, hồ sơ ĐKKD của doanh nghiệp cần có những giấy tờ gì?
Cho biết hiện nay việc kinh doanh dịch vụ karaoke và vũ trường phải có giấy phép
hoạt động của Bộ Văn hóa - Thông tin?
Bài 16:
Tháng 10/1983 cty A và cty B kí hợp đồng mua bán 500 tấn cùi dừa theo điều kiện
CIF/HAMBURG Đức với giá 199usd/tấn. Thời hạn giao hàng T1/1984. Đến ngày
25/1/1984 hai bên trong hợp đồng có kí phụ lục thỏa thuận gia hạn thời gian giao
hàng đến cuối tháng 2/1984 với điếu kiện cty A người bán phải giảm giá hàng theo
thỏa thuận là 3.5% theo giá hơp đồng chính thức. Một bộ B/L hoàn hảo gửi cho cty
B người mua đề ngày 31/1/1984. (Sau này người mua phát hiện hàng được giao
vào khoảng từ 6 đến 10/2/1984. Người bán cty A không biết gì về việc này.)
Sau khi hàng đến cảng đích, 2/1984. người mua cty B nhận hàng để bán nhưng chỉ
thu hồi được khoảng 60% vốn so với giá hợp đồng. Người mua cty B khiếu nại đòi
bồi thường cho khoản chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá thực tế mà bên cty B
bán với lý do là hành đã bị giao chậm.
Vậy người mua cty B có quyền kiện cty A bên bán vì lý do kí lùi ngày trên B/L
không?
Bên bán cty A có nghĩa vụ bồi thường khoản chênh lệch không?
Phụ lục hợp đồng thỏa thuận gia hạn thời gian giao hàng đến cuối t2/1984 với điều
kiện cty A người bán phải giảm giá là 3.5% theo giá hợp đồng, nhưng 31/1/1984
hoặc là đầu tháng 2/1984 cty A đã giao hàng thì có phải thực hiện nghĩa vụ giảm
giá 3.5% không?
Bài 17:
Hải, Hồng, Công cùng nhau góp vốn thành lập công ty TNHH tư vấn - xây dựng
Vinh Quang với số vốn điều lệ là 2 tỷ đồng.
Hải là nhân viên của một công ty TNHH khác, Hồng là chủ của một doanh nghiệp
tư nhân còn Công là trưởng phòng tư vấn xây dựng của một doanh nghiệp nhà
nước chuyên kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng có trụ sở tại Tp. HCM.

Trong thỏa thuận góp vốn, Hải góp 500 triệu, Hồng góp 1 tỷ, Công góp 500 triệu.
Trong điều lệ công ty quy định Hồng là Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV.
Sau khi hoạt động được 1 năm, 3 thành viên ký hợp đồng với Dương, trong đó thỏa
thuận kết nạp Dương làm thành viên của công ty. Tài sản góp vốn của Dương là
chiếc xe ô tô được các bên định giá là 300 triệu đồng.
Do có khó khăn trong việc làm thủ tục chuyển quyền sở hữu chiếc ô tô sang cho
công ty nên các thành viên thỏa thuận rằng khi nào thuận lợi sẽ chuyển quyền sở
hữu và làm thủ tục đăng ký theo quy định. Công ty đã chi 100 triệu sửa chữa, nâng
cấp xe ô tô. Mọi giấy tờ, biên nhận đều mang tên Công ty TNHH Vinh Quang.
Chiếc xe ô tô cũng được sơn tên và logo của công ty TNHH Vinh Quang.
Sau một thời gian hoạt động, công ty kinh doanh thua lỗ và đã xảy ra những mâu
thuẫn nhất định. Dương, trong một lần đi giao dịch liền giữ lại 100 triệu đồng tiền
của công ty và tuyên bố đây là lợi nhuận đáng được hưởng của mình, sau đó đơn
phương rút khỏi công ty và lấy lại luôn chiếc ô tô.
Hồng, với tư cách là đại diện theo pháp luật của công ty nộp đơn ra tòa kiện đòi
Dương chiếc xe ô tô là tài sản của công ty và 100 triệu đồng mà Dương đã lấy.
Tòa kinh tế TAND Tp. Hồ Chí Minh đã thụ lý vụ việc trên.
Câu hỏi:
1. Hải, Hồng, Công cùng nhau thành lập Công ty TNHH Vinh Quang là hợp pháp
hay không hợp pháp? Vì sao?
2. Dương có được xem là thành viên chính thức của công ty không? Vì sao? Thủ
tục gia nhập và góp vốn trong công ty TNHH?
3. Theo bạn tòa án sẽ giải quyết yêu cầu của công ty như thế nào?

×