Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

HƯỚNG dẫn làm LUẬN văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.35 KB, 6 trang )

Mẫu 1a
MẪU BÌA LUẬN VĂN CÓ IN CHỮ NHŨ VÀNG Khổ 210 x 297 mm
HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ LUẬN VĂN
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Họ và tên tác giả luận văn
CHUYÊN NGÀNH
TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

(ghi chuyên ngành của học vị được công nhận)

KHOÁ
Hà Nội – Năm
Mẫu 1b
MẪU TRANG PHỤ BÌA LUẬN VĂN
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Họ và tên tác giả luận văn
TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
Chuyên ngành :

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

(ghi chuyên ngành của học vị được công nhận)
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
1.
2.
Hà Nội – Năm


Mẫu 1c
MẪU TRANG MỤC LỤC
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU
Chương 1 – TỔNG QUAN
1.1 …
1.2 …
Chương 2 - …
2.1 …
2.1.1 …
2.1.2 …
2.2 …

Chương 4 – KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬN VĂN ĐƯỢC TRÌNH BÀY THEO THỨ TỰ SAU:
1. Trang bìa luận văn: Mẫu kèm theo
2. Mục lục của luận văn: Ghi chi tiết từng chương mục và số trang của chương mục
đó.
3. Nôi dung luận văn: Trình bày rõ các vấn đề theo trình tự:
3.1. Phần mở đầu

- Lý do chọn đề tài
- Lịch sử nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Tóm tắt cô đọng các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả
- Phương pháp nghiên cứu.
Nội dung:
- Chương 1
- Chương 2
- Chương 3
Kết luận:
- Những kết luận mới
- Đóng góp mới và kiến nghị của tác giả về sử dụng kết quả nghiên cứu của
luận văn.
3.4 Danh mục các tài liệu tham khảo (có hướng dẫn riêng kèm theo)
- Các phụ lục (nếu có) để làm sáng tỏ nội dung của luận văn.
4. Phải trình bày mạch lạc, rõ ràng, sạch sẽ, theo đúng yêu cầu của các công trình
đưa in, kể cả tài liệu minh hoạ. Các bảng biểu, đồ thị, hình vẽ … nếu trình bày theo
chiều ngang của khổ giấy thì cần được đóng ngay đầu bảng biểu… vào gáy của quyển
luận văn. Các công thức, ký hiệu … nếu phải viết thêm bằng tay thì cần viết bằng
mực đen, rõ ràng, sạch sẽ.
5. Luận văn được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210 x 297mm), dày không quá
100 trang, không kể hình vẽ, bảng biểu, đồ thị và danh mục tài liệu tham khảo. Đối
với các luận văn về khoa học xã hội khối lượng có thể nhiều hơn 20% đến 30%.
6. Luận văn sử dụng chữ VnTime (Roman) hoặc Times New Roman cỡ 13 Hệ soạn
thảo Winword hoặc tương đương; mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo
dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trên 3,5cm; lề dưới
3,0cm; lề trái 3,5cm, lề phải 2 cm. Số trang được đánh ở giữa, phía dưới trang giấy.
7. Luận văn đóng bìa cứng, khổ 210 x 297 mm, ngoài bìa có mạ chữ vàng.
8. Tuyệt đối không được tẩy, xoá, sửa chữa trong luận văn.
HƯỚNG DẪN XẾP TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả luận án theo thông lệ của từng
nước:
- Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.
- Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ
tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ.
- Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban
hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp vào vần T, Bộ Giáo
dục và Đào tạo xếp vào vần B, v.v….
2. Tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin sau:
•Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách)
•(năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
•tên sách, luận án hoặc báo cáo, (in nghiên, dấu phẩy cuối tên)
•nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản)
•nơi xuất bản, (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo).
(xem ví dụ trang sau tài liệu số 2, 3 ,4, 23, 30, 31, 32, 33.
Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách… ghi đầy đủ
các thông tin sau:
• tên các tác giả (không có dấu ngăn cách)
• (năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
• “tên bài báo”, (đặt trong ngoặc kép, không in nghiên, dấu phẩy cuối tên)
• tên tạp chí hoặc tên sách, (in nghiên, dấu phẩy cuối tên)
• tập (không có dấu ngăn cách)
• (sổ), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
• các số trang, (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc)
(xem ví dụ trang sau tài liệu số 1, 28, 29).
Cần chú ý những chi tiết về trình bày nêu trên. Nếu tài liệu dài hơn một dòng thì
nên trình bày sau cho từ dòng thứ hai lùi vào so với dòng thứ nhất 1 cm để phần tài liệu
tham khảo được rõ ràng và dễ theo dõi.
Dưới đây là ví dụ về cách trình bày trang tài liệu tham khảo:
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Anderson, J.E. (1985), The Relative Inefficiency of Quota, The Cheese Case,
American Economic Review, 75(1), pp. 178-90.
2. Borkakati R.P., Virmani S.S. (1997), Genetics of thermosensitive genic male sterility
in Rice, Euphytica 88, pp. 1-7.
3. Boulding, K.E. (1955), Economics Analysis, Hamish Hamilton, London.
4. (1), tr. 10-16.
…………………………….
28. Institute of Economics (1988), Analysis of Expenditure Pattern of Urban Households
in Vietnam, Department of Economics, Economic Research Report, Hanoi.
QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÓM TẮT LUẬN VĂN ĐƯỢC TRÌNH BÀY THEO THỨ TỰ SAU:
1. Tóm tắt luận văn được trình bày 2trang, cỡ chữ VnTime (Roman) hoặc Times New
Roman cỡ 13 Hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương; mật độ chữ bình thường,
không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,5
lines; lề trên 3 cm; lề dưới 3,0cm; lề trái 3, cm, lề phải 2 cm. Số trang được đánh ở
giữa, phía dưới trang giấy.
2. Tóm tắt luận văn phải phản ánh trung thực kết cấu, bố cục và nội dung luận án, phải
ghi đầy đủ toàn văn kết luận của luận văn.
3. Tuyệt đối không được tẩy, xoá, sửa chữa trong tóm tắt luận văn.
4. Nôi dung tóm tắt luận văn trình bày ngắn gọn các vấn đề theo trình tự và mẫu
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài:
…………………………………………………………………………………
Tác giả luận văn:.………………………………………………Khóa:
……………
Người hướng dẫn:
……………………………………………………………………
Nội dung tóm tắt:
a) Lý do chọn đề tài
b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả
d) Phương pháp nghiên cứu.
e) Kết luận

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×