Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu sự biến đổi một vài thông số tâm sinh lý của sinh viên miền bắc việt nam trong phòng thí nghiệm nhiệt ẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 80 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN







HOÀNG ĐỨC HƢỞNG





NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI MỘT VÀI THÔNG SỐ
TÂM SINH LÝ CỦA SINH VIÊN MIỀN BẮC VIỆT NAM
TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM NHIỆT ẨM






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC









Hà Nội - 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN







HOÀNG ĐỨC HƢỞNG




NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI MỘT VÀI THÔNG SỐ
TÂM SINH LÝ CỦA SINH VIÊN MIỀN BẮC VIỆT NAM
TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM NHIỆT ẨM

Chuyên ngành: Nhân chủng học
Mã số: 60 42 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC HỒNG





Hà Nội - 2014
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Đức Hồng,
người Thầy đã tận tâm dìu dắt tôi trên con đường nghiên cứu khoa học, giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, công tác cũng như
trong suốt quá trình làm luận văn.
Tôi xin cảm ơn các Thầy cô, anh chị ở Bộ môn Nhân học Trường Đại
học khoa học tự nhiên đã giúp đỡ động viên tôi, trong quá trình công tác cũng
như thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn các anh chị cán bộ Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật
Bảo hộ lao động - Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, và các bạn sinh viên
trường Đại Học Công Đoàn đã tình nguyện làm đối tượng nghiên cứu cho tôi
một cách vô tư, đầy trách nhiệm.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, Phòng đào
tạo sau đại học Trường Đại học khoa học tự nhiên luôn ủng hộ và giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình tôi, vợ và con tôi đã luôn là những
người tiếp cho tôi thêm " sức mạnh " trên con đường nghiên cứu khoa học.

Tác Giả


Hoàng Đức Hƣởng







LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công
bố trong bất kì công trình nào khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Tác Giả

Hoàng Đức Hƣởng



















MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN. 3
1.1. Một số khái niệm về thân nhiệt 3
1.1.1. Nhiệt độ trung tâm 3
1.1.2. Nhiệt độ da 4
1.2 Một số cấu trúc của cơ thể có vai trò quan trọng trong điều hòa nhiệt độ cơ thể 6
1.3. Đáp ứng của hệ thống tim mạch trong quá trình điều nhiệt 7
1.3.1 Các tai biến do điều hòa nhiệt 9
1.4. Sự trao đổi nhiệt giữa cơ thể người trong điều kiện khí hậu nóng ẩm 10
1.4.1. Cân bằng nhiệt 10
1.4.2. Điều hòa nhiệt của cơ thể 12
1.5. Biến đổi chức năng sinh lý của cơ thể người do ảnh hưởng của gánh nặng
nhiệt trong điều kiện vi khí hậu nóng ẩm 13
1.5.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm cao lên quá trình chuyển hóa điều nhiệt 13
1.5.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm cao tới hệ tuần hoàn và hô hấp
[2, 41, 22, 34] 14
1.5.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên hệ thần kinh trung ương 15
1.5.4 Ảnh hưởng tới hệ nội tiết 15
1.6. Các nghiên cứu về sự biến đổi các thông số sinh lý dưới tác động của
nóng ẩm 15
1.6.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài 15
1.6.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam 21
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

2.1. Đối tượng nghiên cứu 27
2.1.1. Chọn đối tượng nghiên cứu 27
2.1.2. Chuẩn bị đối tượng 28
2.2. Chỉ số nghiên cứu 28
2.3. Trang thiết bị, dụng cụ 28
2.4. Chế độ nhiệt thực nghiệm 29
2.5. Quy trình thực nghiệm 30
2.6. Xử lý số liệu 32
2.6.1. Tính diện tích da 32
2.6.2. Tính nhiệt độ da trung bình của 3 điểm 32
2.6.3. Tính lượng mồ hôi bài tiết 32
2.6.4. Đánh giá cảm giác chủ quan 32
2.6.5. Xử lý các thông số tâm sinh lý thu được trong thực nghiệm 32
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 33
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 34
3.1. Chế độ nhiệt thực nghiệm 34
3.2. Sự thay đổi nhiệt độ trung tâm ở các môi trường thí nghiệm 35
3.2.1. Sự biến đổi nhiệt trung tâm giữa 2 quy trình 60 phút và 120 phút 35
3.2.2. Sự thay đổi nhiệt trung tâm của đối tượng Nam và Nữ nghiên cứu 37
3.2.3. Sự thay đổi nhiệt độ trung tâm của đối tượng nghiên cứu theo chế độ
nhiệt thực nghiệm 38
3.3. Sự thay đổi nhiệt độ da ở các môi trường thí nghiệm 41
3.3.1. Sự biến đổi nhiệt độ da ở 2 quy trình 60 phút và 120 phút 41
3.3.2. Sự thay đổi nhiệt độ da giữa đối tượng Nam và Nữ nghiên cứu 43
3.3.3. Sự thay đổi nhiệt độ da của đối tượng nghiên cứu theo các chế độ
nhiệt thực nghiệm 44
3.4. Sự thay đổi nhịp tim ở các môi trường thí nghiệm 46
3.4.1. Sự biến đổi nhịp tim ở quy trình 60 phút và 120 phút 46
3.4.2. Sự thay đổi nhịp tim giữa đối tượng Nam và Nữ nghiên cứu 47
3.4.2. Sự thay đổi nhịp tim của đối tượng nghiên cứu theo chế độ nhiệt

thực nghiệm 48
3.5. Lượng mồ hôi bài tiết của đối tượng thực nghiệm 50
3.6. Kết quả đánh giá chủ quan của đối tượng nghiên cứu khi ngồi trong các
môi trường nhiệt khác nhau 51
3.6.1. Cảm giác về trạng thái nhiệt cá nhân của đối tượng nghiên cứu 51
3.6.2. Cảm giác về mức tiện nghi nhiệt của đối tượng nghiên cứu 53
3.6.3. Mức nhiệt mong muốn của đối tượng nghiên cứu 54
3.6.4. Chấp nhận môi trường nhiệt của đối tượng nghiên cứu 56
3.6.5. Khả năng chịu đựng môi trường nhiệt của đối tượng nghiên cứu 56
3.7. Nhiệt độ thích hợp trong môi trường nghiên cứu. 57
3.8. Tương quan giữa nhiệt độ phòng, nhiệt độ

trực tràng và nhiệt độ

da trung bình 58
3.9. Sự biến đổi nhịp tim và lượng mồ hôi ở các môi trường nhiệt nghiên cứu 59
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 61
Tài liệu tham khảo 63
PHỤ LỤC 69
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
ĐTNC : Đối tượng nghiên cứu
NĐTT : Nhiệt độ trung tâm
T
0
: Nhiệt độ
T
cot
: Nhiệt độ cơ thể trung bình

T
tran
: Nhiệt độ trán
T
cangt
: Nhiệt độ cẳng tay
T
ngực
: Nhiệt độ ngực
T
cangc
: Nhiệt độ cẳng chân
T
dat
: Nhiệt độ da trung bình
T
ttuct
: Nhiệt độ trực tràng
T
dui
:

Nhiệt độ đùi
T
mut
:

Nhiệt độ mu bàn tay
T
muc

: Nhiệt độ mu bàn chân
















DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm nhân trắc của đối tượng tham gia thực nghiệm 28
Bảng 2.2. Độ ẩm không khí trung bình (%) tại một số trạm quan trắc 30
Bảng 3.1. Các chế độ nhiệt thực nghiệm 34
Bảng 3.2. Nhiệt độ trực tràng của đối tượng nghiên cứu chia theo thời gian 35
Bảng 3.3. Nhiệt độ trực tràng chia theo giới tính 37
Bảng 3.4. Nhiệt độ trực tràng của đối tượng nghiên cứu chia theo chế độ nhiệt
thực nghiệm 38
Bảng 3.5. Nhiệt độ da trung bình trong các chế độ nhiệt chia theo thời gian
thực nghiệm 41
Bảng 3.6. Nhiệt độ da trung bình chia theo giới tính 43
Bảng 3.7. Nhiệt độ da trung bình của đối tượng nghiên cứu chia theo chế độ
nhiệt thực nghiệm 44

Bảng 3.8. Nhịp tim trung bình ở các chế độ nhiệt chia theo thời gian thực
nghiệm 46
Bảng 3.9. Nhịp tim của đối tượng (nhịp/ phút) khi thực hiện theo giới tính . 47
Bảng 3.10. Nhịp tim đối tượng nghiên cứu chia theo chế độ nhiệt thực nghiệm 48
Bảng 3.11. Cân nặng của đối tượng nghiên cứu trước và sau thực nghiệm theo
giới tính 50
Bảng 3.12. Cân nặng của đối tượng nghiên cứu trước và sau khi thực nghiệm,
theo thời gian thực nghiệm 51
Bảng3.13. Thang cảm nhận trên trạng thái nhiệt cá nhân của đối tượng nghiên
cứu khi thực hiện 52
Bảng 3.14. Cảm giác về mức tiện nghi nhiệt khi thực hiện thí nghiệm 53
Bảng 3.15. Mong muốn tăng hay giảm nhiệt độ so với nhiệt độ phòng thí
nghiệm khi thực nghiệm 54
Bảng 3.16. Có thể chấp nhận hay không chấp nhận môi trường nhiệt thực
nghiệm 55
Bảng 3.17. Cảm giác về mức độ chịu đựng ở môi trường nhiệt thực nhiệm 56

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Diễn biến nhiệt độ trực tràng chia theo thời gian thực nghiệm 36
Hình 3.2: Diễn biến nhiệt độ trung tâm của đối tượng nghiên cứu theo giới tính 37
Hình 3.3: Diễn biến nhiệt độ trực tràng của đối tượng thực nghiệm ở từng
chế độ nhiệt. 39
Hình 3.4: Diễn biến nhiêt độ da chia theo thời gian thực nghiệm 42
Hình 3.5: Diễn biến nhiệt độ da của đối tượng nghiên cứu theo giới tính 43
Hình 3.6: Diễn biến nhiệt độ da trung bình ở các chế độ nhiệt thực nghiệm 45
Hình 3.7: Diễn biến nhịp tim chia theo thời gian thực nghiệm 46
Hình 3.8: Diễn biến nhịp tim của đối tượng nghiên cứu ở các mức nhiệt. 49
Hình 3.9: Miêu tả cảm giác nhiệt của đối tượng nghiên cứu 53
Hình 3.10: Cảm giác về mức tiện nghi nhiệt của các đối tượng nghiên cứu 54

Hình 3.11: Tỉ lệ % đối tượng chọn mức nhiệt mong muốn 55
Hình 3.12: Tỉ lệ % khả năng chịu đựng của các đối tượng 57








1
LỜI MỞ ĐẦU
Cải thiện cuộc sống luôn là mục tiêu hướng tới của con người trong thời
đại văn minh hiện đại, vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người.
Môi trường toàn cầu hiện đang có những biến đổi đáng lo ngại như hiện
tượng nóng dần lên của trái đất, ô nhiễm chất thải công nghiệp, vũ khí phóng
xạ. Trong một chừng mực nào đó ta hoàn toàn có thể cải thiện được một số
yếu tố không có lợi của môi trường, tạo điều kiện nâng cao sức khỏe và năng
suất lao động.
Các yếu tố vi khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió là những yếu tố
quan trọng của môi trường sống. Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới phản
ứng sinh lí của cơ thể cả khi nghỉ ngơi cũng như lao động. Trên thế giơ
́
i đa
̃
co
́

nhiều nghiên cư
́

u (chủ yếu ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ) về mức độ ô
nhiê
̃
m nhiê
̣
t với sự thay đổi các thông số tâm sinh lý của con ngươ
̀
i tại nơi
làm việc và trong phòng thí nghiệm. Kết quả các công trình nghiên cứu đó là
cơ sở khoa học để xây dựng nên các tiêu chuẩn quốc tế (ISO) về môi trường
nhiệt. Nhiều tiêu chuẩn quốc tế về môi trường nhiệt đã được Viện tiêu chuẩn
chất lượng Việt Nam chấp nhận thành Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) [29],
[30], [31], [32]
Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa có khí hậu nóng ẩm. Trung bình
một năm nước ta có tới 233 ngày có khí hậu nóng ẩm, độ ẩm trên 80%, bức
xạ nhiệt khoảng 136 kcal/cm
2
/năm. Vì thế, đã có nhiều công trình nghiên cứu
tập trung vào việc đánh giá mô tả thực trạng sự biến đổi các chỉ tiêu sinh lý
điều hòa nhiệt của cơ thể tại các cơ sở ở thực địa[5],[7],[9],[22]. Nghiên cứu
trong phòng thí nghiệm nhiệt ẩm để phân tích đánh giá sự biến đổi các chỉ
tiêu sinh lý điều hòa nhiệt của cơ thể theo các thang gánh nặng nhiệt (nhiệt
độ, độ ẩm, chuyển động không khí, bức xạ nhiệt) còn rất ít do không có
phòng thí nghiệm. Mô phỏng môi trường nhiệt ẩm trong phòng thí nghiệm để
đánh giá ảnh hưởng của nó đến sự biến đổi các thông số tâm sinh lý của người
2
Việt Nam để kiểm chứng mức độ phù hợp của các tiêu chuẩn quốc tế về môi
trường nhiệt đã được Việt Nam chấp nhận thành Tiêu chuẩn Việt Nam là rất
cần thiết. Để góp phần nhỏ bé vào hướng nghiên cứu này, đề tài “Nghiên cứu
sự biến đổi một vài thông số tâm sinh lý của sinh viên miền Bắc Việt Nam

trong phòng thí nghiệm nhiệt ẩm” của chúng tôi với mục tiêu:
1. Mô tả sự thay đổi nhiệt độ trung tâm, nhiệt độ da, nhịp tim, lượng mồ
hôi bài tiết của sinh viên một số tỉnh miền Bắc khi thay đổi nhiệt độ phòng thí
nghiệm.
2. Xác định nhiệt độ tiện nghi cho sinh viên một số tỉnh miền Bắc theo
cảm giác chủ quan của họ.

3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN

1.1. Một số khái niệm về thân nhiệt
1.1.1. Nhiệt độ trung tâm
1.1.1.1. Định nghĩa và giá trị nhiệt độ trung tâm
Nhiệt độ trung tâm hay còn gọi là nhiệt độ lõi (core temperature) là nhiệt
độ cơ thể đo ở những vùng sâu của cơ thể như gan, não, các tạng. NĐTT có
giá trị tương đối ổn định và dao động xung quanh giá trị 37
0
C. NĐTT phản
ánh và ảnh hưởng trực tiếp tới các quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.
Điều hòa nhằm ổn định NĐTT là mục đích của các cơ chế điều hòa thân nhiệt
Giá trị của nhiệt độ trung tâm thường là 37
0
C và nó luôn được điều hòa
để duy trì một giá trị tương đối ổn định. Tuy nhiên NĐTT có thể thay đổi
trong một số trường hợp nhất định như tăng trong lao động, hoạt động thể
thao, sốt… hoặc thay đổi theo chu kì ngày đêm, chu kì kinh nguyệt.[8, 12]
1.1.1.2. Các vị trí đo nhiệt độ trung tâm
Nhiệt độ trung tâm thường được đo ở miệng, trực tràng, hố nách, thực
quản, màng nhĩ…Trong các điểm đo nhiệt độ trung tâm trên thì không có vị

trí nào là hoàn toàn lí tưởng, về nguyên tắc bất cứ một phương pháp nào cũng
cần đảm bảo rằng nó không bị sai số bởi những ảnh hưởng trực tiếp từ môi
trường bên ngoài
Đo nhiệt độ trung tâm ở miệng: Lưỡi là cơ quan được tưới máu rất nhiều
do vậy đo NĐTT ở miệng tương đương với nhiệt độ dòng máu, nhiệt độ ở
miệng thường thấp hơn nhiệt độ trực tràng khoảng 0,3
0
C - 0,5
0
C. Tuy nhiên
khi làm lạnh vùng mặt, cổ hay miệng, nuốt nước bọt, tăng thở có thể làm thay
đổi NĐTT nên thiếu chính xác.
Nhiệt độ màng nhĩ: Năm 1959 Benzinger sử dụng phương pháp đo nhiệt
độ màng nhĩ và coi đó là chỉ số có giá trị trong nghiên cứu sinh lí, theo tác giả
4
này thì nhiệt độ màng nhĩ đáp ứng sự thay đổi cường độ chuyển hóa nhanh
hơn nhiệt độ trực tràng và do đó có lợi thế nhất định trong khi sử dụng vào
nghiên cứu.
Tuy nhiên các tác giả sau này cho rằng NĐTT đo ở màng nhĩ dễ bị thay
đổi do nhiệt độ vùng da đầu và cổ, dễ bị ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài.
Nhiệt độ trực tràng: Có giá trị cao hơn các vị trí khác trên cơ thể khoảng
vài phần mười độ. Trực tràng được cách nhiệt tốt với môi trường bên ngoài,
do đó nhiệt độ trực tràng là một chỉ số thân nhiệt tin cậy được sử dụng rộng
rãi trong lâm sàng cũng như nghiên cứu sinh lí nhiệt.
Nhiệt độ nách: Dễ đo nhưng khó đảm bảo độ chính xác. Khi đo nhiệt độ
nách đối tượng nghiên cứu phải co tay lên ngực và ép cánh tay vào hố nách,
nhiệt độ sẽ tăng dần đạt tới nhiệt độ ổn định so với nhiệt độ trung tâm ở các vị
trí khác. Tuy nhiên nhiệt độ nách chỉ đạt giá trị ổn định khi đối tượng nghiên
cứu giữ nguyên tay như vậy trong 30 phút, và các giá trị đạt được cũng tương
đối dao động, thấp hơn nhiệt độ trực tràng khoảng 0,5

0
C - 0,8
0
C, do vậy nó ít
được sử dụng trong nghiên cứu để xác định giá trị nhiệt độ trung tâm.[13, 14]
1.1.2. Nhiệt độ da
1.1.2.1. Định nghĩa và vai trò của nhiệt độ da
Nhiệt độ da là nhiệt độ cơ thể đo ở da. Nhiệt độ da còn được gọi là nhiệt
độ vỏ của cơ thể, dễ biến động theo nhiệt độ môi trường và thấp hơn nhiệt độ
trung tâm.
Nhiệt độ da có vai trò quan trọng trong truyền nhiệt và điều hòa nhiệt độ
cơ thể, phần lớn nhiệt độ của cơ thể truyền ra ngoài môi trường là qua bề mặt
da. Nhiệt độ da biến động nhiều hơn nhiệt độ trung tâm và bị ảnh hưởng bởi các
đáp ứng trong cơ chế điều nhiệt như lượng máu tới da, mồ hôi, nhiệt độ các mô
dưới da và các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm không khí, tốc độ gió, bức
xạ nhiệt. Khác với NĐTT nhiệt độ da là một chỉ số quan trọng đánh giá việc
truyền nhiệt từ cơ thể vào môi trường. Nhiệt độ da cung cấp cho hệ thống điều
5
hòa thân nhiệt của cơ thể những thông tin quan trọng quyết định nhu cầu thải
nhiệt hay giữ nhiệt của cơ thể thông qua các receptor nhiệt tại da [46]
1.1.2.2. Nhiệt độ da trung bình và nhiệt độ trung bình cơ thể
Nhiệt độ da thường có giá trị khác nhau khi đo ở các vị trí khác nhau trên
cơ thể. Nhiệt độ da thường thấp ở chi (khoảng 30
0
C), cao hơn và ổn định hơn
là nhiệt độ da ở vùng đầu và ngực (32
0
C và 34
0
C). Do vậy, người ta thường

tính nhiệt độ da trung bình (T
dat
) bằng cách đo nhiệt độ da tại một số vị trí
nhất định trên cơ thể rồi tính toán dựa và diện tích da tại vùng đó. T
dat
là trung
bình nhiệt độ các phần da khác nhau trên cơ thể
Công thức tính T
dat
[20]
T
dat
= a
1
ta
1
+ a
2
ta
2
+ a
3
ta
3
+ …+a
n
ta
n

Trong đó: a

1,
a
2,
a
3,…,
a
n
là những hệ số biểu thị cho phần diện tích da của
các phần cơ thể so với diện tích da của toàn bộ cơ thể.
t
1 ,
t
2 ,
t
3
…t
n
là nhiệt độ da các vùng tương ứng
Người ta thấy rằng có thể xác định T
dat
nhờ vào đo tối thiểu là 3 điểm
nhiệt độ da và tối đa là 18 điểm (về nguyên tắc thì càng lấy nhiều vị trí càng tốt).
Ngày nay, phần lớn các nghiên cứu trong môi trường lạnh đều thông qua đo nhiệt
độ da tại 7 điểm trên cơ thể (trán, cẳng tay, mu bàn tay, ngực, đùi, cẳng chân, mu
bàn chân) rồi từ đó tính ra T
dat
dựa vào công thức của Hardy- Duboi cải tiến:
T
dat
= 0.07T

tran
+ 0.14T
cangt
+ 0.05T
mut
+ 0.35T
nguc
+ 0.19T
dui
+
0.13T
cangc
+ 0.07T
muc
Đối với môi trường nóng người ta thường đo nhiệt độ da tại 3 điểm, được
tính theo công thức tính nhiệt độ da trung bình trong thường quy kĩ thuật [54].
T
dat
= 0.42 T
nguc
+ 0.19 T
cangt
+ 0.39 T
cangc

Để xác định trạng thái nhiệt của cơ thể người ta thường tính nhiệt độ cơ
thể trung bình ( T
cot
) thông qua nhiệt độ trung tâm và nhiệt độ da trung bình
đã biết:

T
cot
= 0.65T
ttuct
+ 0.35 T
dat
6
Trong đó:
T
ttuct
là nhiệt độ trực tràng, trong nghiên cứu này chúng tôi dùng T
ttuct

là nhiệt độ trung tâm .
T
dat
là nhiệt độ da trung bình.
1.2 Một số cấu trúc của cơ thể có vai trò quan trọng trong điều hòa
nhiệt độ cơ thể
Đặc điểm cấu trúc của cơ thể tạo ra sự thuận lợi trong việc thải nhiệt
nhưng ngược lại cũng thuận lợi cho việc giữ nhiệt cho cơ thể tùy nhu cầu, đó
là lớp cách nhiệt và hệ tỏa nhiệt.
Lớp cách nhiệt gồm da, các mô mỡ dưới da, trong đó các mô mỡ dưới da
có tác dụng cách nhiệt tốt nhất vì độ nhiệt của mỡ chỉ bằng 2/3 các mô khác.
Lớp mỡ dưới da của nữ dày hơn nam do đó lớp cách nhiệt của nữ tốt hơn
nam. Người ta còn gọi lớp “vỏ”, lớp này dày hơn ở người xứ lạnh và mỏng
hơn ở người xứ nóng. Một người ở xứ lạnh sang xứ nóng thì lớp “vỏ” có thể
bị mỏng dần theo thời gian. Người Việt Nam có tỉ lệ diện tích da trên cân
nặng lớn hơn người Châu Âu, lớp mỡ dưới da mỏng hơn người Châu Âu do
vậy tác dụng thải nhiệt của da cũng tốt hơn [24, 20].

Hệ tỏa nhiệt là dòng máu mang nhiệt từ trung tâm cơ thể ra lớp da, khác
với lớp cách nhiệt, hệ này có tính chất chủ động cao. Cấu trúc dày đặc của hệ
thống mạch máu dưới da và dòng máu mang nhiệt đi từ trung tâm cơ thể ra,
lớp này tạo điều kiện cho việc chuyển nhiệt từ trung tâm ra ngoại vi cơ thể.
Hệ mạch này có thể giãn hay co để làm tăng hay giảm lượng máu tới da, việc
này không chỉ phụ thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng đơn thuần mà còn phụ
thuộc vào nhu cầu thải nhiệt hay giữ nhiệt của cơ thể. Lưu lượng dòng máu
tới da chịu sự điều khiển của hệ thần kinh giao cảm, kích thích giao cảm làm
co mạch và ngược lại ức chế giao cảm gây giãn mạch
Tuyến mồ hôi là một cấu trúc quan trọng trong quá trình thải nhiệt. Một
số người ở xứ lạnh có dị tật bẩm sinh là không có tuyến mồ hôi có thể vẫn
7
sống bình thường nhưng khi sang vùng nóng có thể bị chết vì không ra mồ
hôi để thải nhiệt, nhiệt độ cơ thể tăng dần tới khi say nóng và chết. Tuyến mồ
hôi không nhận các sợi thần kinh tiết noradrenalin nhưng lại chịu tác dụng
kích thích của adrenalin và noradrenalin. Điều này rất quan trọng vì khi vận
động tuyến tủy thượng thận tiết ra hai hormone adrenalin và noradrenalin kích
thích tuyến mồ hôi tăng bài tiết đúng vào thời điểm cơ thể đang cần tăng quá
trình thải nhiệt. Tuyến mồ hôi hoạt động rất mạnh khi nhiệt độ cơ thể tăng cao
và đóng vai trò quan trọng trong quá trình thải nhiệt.
Thành phần của mồ hôi chủ yếu là nước và NaCl. Ở người dân xứ lạnh
nồng độ NaCl trong mồ hôi cao hơn nhiều so với người dân xứ nóng nhưng
do lượng mồ hôi ít (do nhu cầu thải nhiệt ít) nên lượng NaCl mất theo mồ hôi
cũng là không đáng kể. Khi người dân xứ lạnh sống trong môi trường nóng,
dần dần lượng mồ hôi sẽ tiết ra nhiều hơn và lượng NaCl sẽ được tái hấp thu
mạnh hơn (dưới tác dụng của aldosterone) làm cơ thể đỡ mất muối trong khi
vẫn có thể tăng bài tiết mồ hôi để thải nhiệt. Đó là một trong những cơ chế
thich nghi với môi trường nóng. Người Việt Nam thích nghi lâu đời với môi
trường nóng, nên lượng muối trong mồ hôi thấp hơn người xứ lạnh và trong
cùng một hoàn cảnh nhiệt độ cao như nhau thường tiết ít mồ hôi hơn người xứ

lạnh [42, 48]
1.3. Đáp ứng của hệ thống tim mạch trong quá trình điều nhiệt
Hoạt động thể lực và điều nhiệt tạo nên một cuộc cạnh tranh về nhu cầu
máu làm tăng nhu cầu cấp máu - gây áp lực tới hệ thống tuần hoàn
Hoạt động cơ cần nhiều hơn sự gia tăng lượng máu, trong khi đó cơ chế
điều nhiệt cũng cần có lượng máu tới da, giúp cho quá trình thải nhiệt. Lượng
máu đến cơ tăng gấp vài lần so với lượng máu đến da, lượng máu đến da thay
đổi chủ yếu do phân bổ lại máu trong hệ thống tuần hoàn. Thêm nữa khi nước
và điện giải bị mất do tăng tiết mồ hôi mà chưa được bồi phụ kịp thời sẽ làm
ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ tim mạch do giảm khối lượng máu trong khi
nhu cầu cấp máu không giảm.[28]
8
Sự suy yếu khả năng đầy máu tim: Ở những bệnh nhân tim mạch thì khi
gắng sức, nhu cầu máu tăng để điều nhiệt trong môi trường nóng là một gánh
nặng có thể gây đột tử do suy yếu trước đó của hệ tim mạch. Ngược lại ở
người khỏe mạnh thì sự giảm lượng máu về tim là do ứ máu tại da.
Khi lượng máu tới da tăng, các hồ máu dưới da dãn rộng chứa máu do đó
làm giảm lượng máu về tim, giảm thể tích tâm thu do đó tim cần tăng tần số
để duy trì một lưu lượng tuần hoàn thích hợp. Và hậu qủa của nó càng trầm
trọng hơn một khi lượng nước và muối mất đi chưa được bồi phụ kịp thời.
Các đáp ứng bù trừ của hệ tim mạch: Sẽ xuất hiện một số phản ứng điều
chỉnh nhằm duy trì sự đầy máu tim, lưu lượng tim và huyết áp động mạch khi
gắng sức và khi có stress nhiệt. Các tĩnh mạch dưới da co lại khi hoạt động
thể lực. Do phần lớn lượng máu trong hệ tuần hoàn nằm ở tĩnh mạch nên sự
co các mạch máu dưới da giúp đưa được nhiều máu hơn về tim. Thêm nữa,
dòng máu tới lách và thận cũng giảm song hành với cường độ gắng sức và
stress nhiệt. Sự giảm lượng máu tới lách và thận có hai tác dụng: Đầu tiên nó
giúp làm tăng thêm một lượng máu tới da và các cơ đang hoạt động, thứ hai là
do các hồ máu trong lách tương đối dễ co lại khi thiếu cấp máu, do vậy hiện
tượng này làm giảm tổng lượng máu chứa trong lách và đẩy máu này vào hệ

thống tuần hoàn giúp bù trừ được lượng huyết tương mất di do mất mồ hôi.
Nhờ chức năng điều nhiệt của dòng máu tới da trong gắng sức và trong stress
nhiệt mà cơ thể tạo ra được sự thay đổi lượng máu đến lách và thận, nhằm
duy trì sự ổn định tạm thời của hệ tim mạch. Tuy có sự bù trừ trên nhưng
stress nhiệt vẫn làm tăng đáng kể các stress cho hệ tim mạch ở các đối tượng
chưa có sự thích nghi với nhiệt. [37]
Một số tác giả khi so sánh các đáp ứng điều nhiệt trong ngày đầu tiên khi
hoạt động gắng sức trong môi trường nóng với môi trường lạnh đã chỉ ra một
số ảnh hưởng của việc tăng nhiệt độ môi trường đối với các đáp ứng của cơ
thể khi gắng sức. Trong ngày đầu tiên ở môi trường nóng nhịp tim của các đối
9
tượng tăng hơn 40 lần/ phút so với trong môi trường lạnh để bù trừ vào hậu
quả của việc giảm sự đầy máu tim và để đảm bảo duy trì lưu lượng tim
1.3.1 Các tai biến do điều hòa nhiệt
Trong những điều kiện không khí bên ngoài quá nóng mà khả năng
thích ứng của cơ thể không thực hiện được, thì cân bằng nhiệt sẽ bị rối loạn
làm cho sự tích nhiệt sẽ lên cao gây ra những tai biến sau
1.3.1.1 Say nóng
Khi khả năng của cơ thể không thích ứng được với nhiệt độ cao của
không khí, gây nên các rối loạn chức năng điều hòa nhiệt của cơ thể. Hiện
tượng say nóng thường gặp trong môi trường lao động ở những nơi có nguồn
nhiệt cao như: lò luyện gang thép, nấu chảy vật liệu và các máy động cơ cỡ
lớn hoạt động (xe tăng, xe vận tải) [5, 11]
Nguyên nhân do nhiệt độ môi trường lao động tăng cao gây rối loạn
trung khu điều hòa nhiệt làm tăng thân nhiệt lên 40
0
C - 41
0
C hoặc hơn. Ở
mức độ say nóng vừa, người bệnh mặt đỏ phừng, mồ hôi đầm đìa, mệt lử, đau

đầu, hoa mắt, buồn nôn, nhịp thở nhanh, mạch tăng, huyết áp lúc đầu tăng sau
giảm. Trường hợp nặng (sốc nhiệt) thân nhiệt trên 41
0
C, mạch nhanh, nhỏ,
huyết áp tụt, mất tri giác, hôn mê sâu, có thể chết.
1.3.1.2 Say nắng
Nguyên nhân là do tia bức xạ nhiệt mạnh chiếu trực tiếp lên đầu, thường
là bức xạ mặt trời tác động lên người nông dân ngoài đồng, lao động vào mùa
hè mà không đội mũ nón. Các quân binh chủng như công binh, pháo binh,
thiết giáp, … và bộ đội luyện tập, hành quân, cũng như công nhân xây dựng
và làm đường giao thông cũng thường bị say nắng.
Hiện tượng say nắng là do thần kinh trung ương bị kích thích quá mạnh
gây đau đầu chóng mặt ù tai, lo sợ, co giật, ngất, hôn mê, và có thể dẫn tới tử
vong. Dưới ảnh hưởng của bức xạ nhiệt mạnh chiếu vào đầu, một phần năng
lượng bức xạ được hấp thu và biến thành nhiệt năng làm tăng nhiệt độ màng
não gây phù nề và sung huyết màng não. [5].
10
1.3.2. Nhiệt độ thích hợp và phương pháp đánh giá nhiệt độ thích hợp.
Nhiệt độ thích hợp (acceptable thermal) được xem như là một trạng thái
thoải mái của cơ thể với nhiệt độ môi trường (cảm thấy vừa phải)
Để đánh giá nhiệt độ thích hợp ta phải đặt nó trong mối quan hệ với hàng
loạt các điều kiện môi trường chứ không chỉ riêng yếu tố nhiệt độ. Các yếu tố
ấy là độ ẩm không khí, tốc độ gió, áp suất khí quyển, bức xạ nhiệt… Tuy
nhiên, từng điều kiện thực tế mà các công thức tính toán nhiệt độ thích hợp có
thể được đơn giản hóa sao cho chúng ta có thể dễ dàng thực hiện và áp dụng.

Các cảm giác nhiệt không thoải mái với môi trường nhiệt có thể gây ra
bởi các cảm giác quá nóng hay quá lạnh của các phần khác nhau của cơ thể,
cảm giác này thường gây ra bởi sự chênh lệch nhiệt độ giữa phần đầu và mắt
cá chân trên 3

0
C, nó cũng có thể sinh ra tốc độ chuyển hóa quá cao hoặc mặc
quần áo quá dày.
Do có sự khác biệt giữa các cá thể nên ta không thể thiết kế được một
môi trường nhiệt thỏa mãn với tất cả mọi người trong môi trường đó. Do vậy
người ta thường xác định nhiệt độ thích hợp của một quần thể đối với môi
trường nhiệt dựa trên phần trăm số đối tượng chấp nhận nhiệt độ này.
Thông thường nhiệt thích hợp đạt được trên 80% các đối tượng chấp
nhận nhiệt độ này (có thể dao động từ 75-90%) và trên 80% các đối tượng
không có cảm giác không thoải mái.
1.4. Sự trao đổi nhiệt giữa cơ thể ngƣời trong điều kiện khí hậu nóng ẩm
1.4.1. Cân bằng nhiệt
Hoạt động sống của cơ thể luôn giữ một nhiệt độ nội môi hằng định (37
0
C).
Đó là sự cân bằng nhiệt giữa con người và nhiệt độ môi trường bên ngoài.
Trạng thái nhiệt ổn định, không dao động quá nhiều là điều kiện cần thiết
cho phép động vật cấp cao có thể tồn tại một cách độc lập giữa môi trường
thiên nhiên. Nếu không có điều kiện đó, cơ thể chúng ta sẽ thành đồ chơi
trong tay nhiệt độ bên ngoài (bài giảng về trung khu thần kinh điều hoà nhiệt
của Palov, 1887).
11
Sự sinh nhiệt và thải nhiệt trong cơ thể luôn luôn diễn ra trong mọi hoạt
động sống của con người. Sự sinh nhiệt bên trong cơ thể là do quá trình chuyển
hoá vật chất của protit, lipit và gluxit tạo ra năng lượng, nhiều nhất là khi lao
động (gánh nặng lao động tỷ lệ với tiêu hao năng lượng) và nhiệt hấp thu từ
bên ngoài của tự nhiên do bức xạ nhiệt mặt trời, nhân tạo do từ các lò luyện
gang thép, các máy động cơ phát nhiệt Cơ thể cần có một cơ chế cân bằng giữa
lượng nhiệt sinh ra và hấp thu vào với lượng nhiệt thải ra môi trường. Sự trao đổi
nhiệt giữa cơ thể với môi trường bên ngoài bằng 4 con đường:[16, 18]

- Trao đổi nhiệt bằng bức xạ: Bức xạ nhiệt được phát ra từ bề mặt các vật
thể cũng như cơ thể con người. Đó là những sóng điện từ ở các bước sóng
khác nhau. Các dạng sóng ngắn như tia Rơnghen, tia gamma, ánh sáng nhìn
thấy có bước sóng từ 0,4 - 0,8 micronmet. Đặc biệt khả năng sinh nhiệt cao
nhất là tia hồng ngoại có bước sóng dài 0,8 micronmet. Khi nhiệt độ không
khí bên ngoài và các vật thể cao hơn nhiệt độ cơ thể thì con người nhận nhiệt
vào và ngược lại thì cơ thể mất nhiệt ra môi trường bên ngoài.
- Trao đổi nhiệt bằng dẫn truyền: Sự trao đổi nhiệt trực tiếp giữa phần
tiếp xúc của cơ thể với vật thể môi trường xung quanh. Đó là khi người ta
ngồi hoặc sờ vào vật thể nóng hơn nhiệt độ da của cơ thể thì người ta nhận
nhiệt và ngược lại người ta phải mất nhiệt.
- Trao đổi nhiệt bằng đối lưu: Sự trao đổi nhiệt giữa các phân tử khí của
cơ thể với môi trường xung quanh (không khí, nước). Điều này liên quan tới
sự chuyển động của không khí (tốc độ gió). Khi lớp không khí xung quanh cơ
thể đã nóng lên, nhẹ hơn bay đi, nhường chỗ cho lớp không khí khác nặng
hơn, mát hơn và ngược lại về mùa đông người ta lại mất nhiệt nếu không mặc
quần áo hoặc mặc ít lớp quần áo.
- Trao đổi nhiệt bằng bay hơi nước/mồ hôi: Bình thường con người vẫn
có sự bay hơi mồ hôi, nhưng là bay hơi mồ hôi không cảm thấy. Khi lao động
ở điều kiện nhiệt độ không khí cao hơn nhiệt độ cơ thể (37
0
C) thì vai trò bài
12
tiết và bay hơi mồ hôi đóng vai trò quyết định trong cơ chế điều hoà nhiệt vì 3
con đường (dẫn truyền, đối lưu, bức xạ) không những không có ý nghĩa giúp
cơ thể để thải nhiệt, mà còn làm cho cơ thể phải hấp thu nhiệt vào mình.
Sự trao đổi nhiệt bằng bay hơi nước phụ thuộc vào tỷ nhiệt bay hơi mồ
hôi, độ ẩm không khí và tốc độ gió.
Tỷ nhiệt bay hơi mồ hôi là lượng nhiệt mà cơ thể thải trừ được khi có 1
gam mồ hôi được bay hơi là 0,585 kcal. Sự cân bằng nhiệt của cơ thể là biểu

thị sự sinh nhiệt bên trong cơ thể do chuyển hóa trừ đi năng lượng sinh công
được cân bằng với sự trao đổi nhiệt bởi các con đường trao đổi nhiệt. Trong
những trường hợp nào đó có sự rối loạn điều hoà nhiệt của cơ thể thì trạng
thái cân bằng nhiệt không thực hiện được sẽ gây tích lũy nhiệt trong cơ thể
hoặc mất nhiệt từ cơ thể.
Phương trình cân bằng nhiệt tổng quát được xác định (theo TCVN 7321:
2009/ ISO7933:2004) [28] như sau:
M – W = C
res
+ E
res
+ K + C + R + E +S
Trong đó:
M : toàn bộ năng lượng sinh ra bởi cơ thể (w/m
2
).
W : năng lượng dùng cho các hoạt động cơ (w/m
2
).
C
res
: dòng nhiệt do đối lưu qua đường hô hấp (w/m
2
).
E
res
: dòng nhiệt do bay hơi qua đường hô hấp (w/m
2
).
K : dòng nhiệt do dẫn truyền (w/m

2
).
C : dòng nhiệt do đối lưu ở bề mặt da (w/m
2
).
R : dòng nhiệt do bức xạ ở bề mặt da (w/m
2
).
E : dòng nhiệt do bay hơi trên bề mặt da (w/m
2
).
S : Dự trữ nhiệt (w/m
2
).
1.4.2. Điều hòa nhiệt của cơ thể
Quá trình tiến hóa lâu dài cơ thể con người đã tạo ra được những phản
ứng nhất định đối với tác động nhiệt độ bên ngoài và giữ cho cơ thể nhiệt ở
trạng thái đẳng nhiệt. Nhiệt độ cơ thể luôn giữ được ổn định là do hai cơ chế
13
điều hòa nhiệt hóa học và lý học
Điều hoà lý học mang ý nghĩa thải nhiệt. Đó là sự điều hoà lượng mồ hôi
bài tiết do lượng máu lưu thông giữa phần trung tâm và các phần ngoại vi của
cơ thể để thải nhiệt bằng bay hơi mồ hôi theo mức độ của gánh nặng nhiệt. Cơ
chế điều hoà nhiệt lý học gồm điều hoà lượng máu trao đổi giữa vùng trung
tâm (lõi) và vùng ngoại vi (vỏ). Khi cơ thể gặp lạnh các mạch máu ngoại vi co
lại dồn nhiệt lượng vào trung tâm để bảo vệ các cơ quan nội tạng, chuyển hoá
vật chất , trái lại trong điều kiện nóng các mạch máu ngoại vi giãn ra, dồn
nhiệt lượng ra ngoại vi để tăng cường thải nhiệt. Quá trình điều hoà nhiệt lý
học làm cho tỷ lệ phân bố máu giữa các vùng cơ quan và các bộ phận cơ thể
có khác nhau tạo nên môi trường nhiệt độ cơ thể.

Điều hoà hoá học mang ý nghĩa sinh nhiệt, thể hiện bằng sự tăng hay
giảm chuyển hoá vật chất của cơ thể. Điều này liên quan tới cường độ lao
động và tiêu hao năng lượng. Cơ chế điều hoà hoá học là quá trình chuyển
hoá vật chất xảy ra trong cơ thể, là quá trình oxy hoá các chất dinh dưỡng sinh
năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động sống xảy ra trong cơ thể. Một phần
năng lượng này sẽ chuyển thành nhiệt năng thải bớt ra ngoài cơ thể. Theo N.J.
Marcus [43]: ở môi trường nhiệt độ không khí thấp (10 - 15
0
C) cơ thể tăng
cường sinh nhiệt để chống lạnh, ở nhiệt độ môi trường (15 - 25
0
C) thì quá
trình oxy hóa diễn ra bình thường. Từ nhiệt độ không khí 25 - 35
0
C thì quá
trình oxy hoá giảm để giảm sản sinh nhiệt. Nhưng nếu nhiệt độ không khí cao
hơn 35
0
C thì sự điều hoà sinh nhiệt bị rối loạn, quá trình oxy hoá tăng lên vì
các trung khu điều hoà nhiệt ở não bộ bị tổn thương.
1.5. Biến đổi chức năng sinh lý của cơ thể ngƣời do ảnh hƣởng của
gánh nặng nhiệt trong điều kiện vi khí hậu nóng ẩm
1.5.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm cao lên quá trình chuyển hóa
điều nhiệt
Nhiệt độ và độ ẩm cao có thể làm tăng tiêu hao năng lượng của cơ thể.
[35, 6, 37, 1]
14
Ở môi trường nhiệt 20
0
C- 26

0
C, độ ẩm 50- 60% thì mức tiêu hao năng
lượng ít hơn so với môi trường nhiệt độ 26
0
C - 30
0
C, độ ẩm 80- 93%. Lao
động trong môi trường nóng ẩm làm tăng tiêu hao năng lượng. Năng lượng
tiêu hao được tính bằng lượng Kcal/m
2
/h.
Theo Đỗ Công Huỳnh [9] Nhiệt độ và độ ẩm tác động tổng hợp lên cơ
thể, khi con người lao động trong môi trường nhiệt độ và độ ẩm cao là thay
đổi chuyển hóa nhiều chất trong cơ thể như tăng cường chuyển hóa gluxit,
lipit, protit. Khi lao động ở mức độ vừa phải và giai đoạn đầu của lao động
nặng, khi thân nhiệt tăng 1-2
0
C sẽ tăng cường hoạt động chức năng của hệ
tiêu hóa cả về bài tiết và hấp thụ.
Khi thân nhiệt tăng cao lên 2-3
0
C sẽ ức chế hoạt động của hệ tiêu hóa,
giảm vận động dạ dày và ruột, giảm số lượng và chất lượng dịch tiêu hóa.
Nhiệt độ tăng cao làm tăng phân giải và giảm tổng hợp Glycogen, dẫn tới
rối loạn chức năng tế bào gan, rối loạn quá trình đông máu, tăng glucoze
trong máu. Khi mất mồ hôi, cơ thể sẽ mất NaCl gây cảm giác mệt mỏi, khát
nước suy nhược.
Dưới tác động của khí hậu nóng ẩm, mức độ nhẹ và vừa thấy tần số mạch
tăng, thể tích tâm thu, lượng máu dưới da tăng dần làm giảm lưu lượng tim.
Nhiệt độ và độ ẩm làm tăng nhịp tim, tăng phản ứng co bóp của cơ tim

và các mạch máu, làm rối loạn chuyển hóa nước và muối khoáng.
1.5.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm cao tới hệ tuần hoàn và hô
hấp [2, 41, 22, 34]
Dưới tác động của khí hậu nóng ẩm, mức độ nhẹ và vừa thấy tần số mạch
tăng, thể tích tâm thu, lượng máu dưới da tăng dần làm giảm lưu lượng tim.
Nhiệt độ và độ ẩm làm tăng nhịp tim, tăng phản ứng co bóp của cơ tim và các
mạch máu, làm rối loạn chuyển hóa nước và muối khoáng.
Nguyễn Manh Liên khi nghiên cứu về ảnh hưởng của môi trường nhiệt
độ và độ ẩm cao lên cơ thể người lao động, thấy rằng trong môi trường nóng
ẩm tần số hô hấp tăng tỷ lệ thuận với nhiệt độ và độ ẩm môi trường.
15
Ngoài ra tần số hô hấp còn phụ thuộc vào tính chất công việc và cường
độ lao động, lao động càng nặng hô hấp càng tăng.
1.5.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên hệ thần kinh trung ương
Nhiệt độ và độ ẩm cao còn ảnh hưởng gây rối loạn hoạt động phản xạ
của cơ thể
Ngoài ra nhiệt độ và độ ẩm cao còn làm rối loạn hoạt động của trí óc,
gây cảm giác khó thở, đau đầu, hồi hộp. Dưới tác động của nhiệt độ và độ ẩm
có thể gây ra trạng thái stress [26], [29]
1.5.4 Ảnh hưởng tới hệ nội tiết
Giữa hệ thần kinh và hệ thống nội tiết có sự quan hệ tương hỗ, dưới tác
động của nhiệt độ cao hoạt động của hệ thống dưới đồi, tuyến yên, tuyến
thượng thận, bị thay đổi một cách có quy luật. Nghiên cứu của Bùi Thụ, Phạm
Quý Soạn, Trần Văn Chấn [22] trên 154 Công nhân lao dộng trong môi
trường nhiệt độ cao thấy: liều lượng hoocmon Corticosteroit bài tiết theo
đường nước tiểu tăng lên, tác giả cho rằng nhiệt độ tác động lên tuyến thượng
thận thông qua vùng dưới đồi từ đó theo con đường thần kinh thể dịch gây
tăng hoạt động của tuyến thượng thận. Theo Phạm Minh Đức [45] nhiệt độ
cao làm nồng độ ACTH tăng cao. Sau đó vài phút sự bài tiết hoocmon
Cortizol tăng lên để chống stress.

1.6. Các nghiên cứu về sự biến đổi các thông số sinh lý dƣới tác động
của nóng ẩm
1.6.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Mặc dù ở mỗi nước có những điều kiện khí hậu khác nhau, môi trường
làm việc khác nhau nhưng việc nghiên cứu đánh giá những thay đổi các chỉ số
sinh học của người lao động là điều cần thiết. Từ đó xác định những chỉ tiêu
về vệ sinh lao động một cách cụ thể, đề ra những biện pháp ngăn ngừa các tác
động có hại cho con người.
Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm những biến đổi tâm sinh lý dưới tác

×