Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu tai biến trượt lở tại huyện tu mơ rông, tỉnh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGUYỄN VĂN TẠO
NGHIÊN CỨU TAI BIẾN TRƯỢT LỞ TẠI HUYỆN TU MƠ RÔNG,
TỈNH KON TUM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội – 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGUYỄN VĂN TẠO
NGHIÊN CỨU TAI BIẾN TRƯỢT LỞ TẠI HUYỆN TU MƠ RÔNG,
TỈNH KON TUM
Chuyên ngành: Địa chất học
Mã số: 60440201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. MAI THÀNH TÂN
Hà Nội – 2014
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, học viên đã nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức và các cá nhân. Học viên xin bày tỏ lời cảm ơn
sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt quá
trình thực hiện luận văn này.
Trước hết, lời cảm ơn trân trọng nhất xin được gửi tới Ban giám hiệu trường
Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, Phòng Sau đại học, Lãnh
đạo Khoa Địa Chất đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ thuận lợi nhất trong quá trình học
viên học tập, nghiên cứu tại nhà trường.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy cô giáo, những nhà khoa học đã tận tình
truyền đạt những kiến thức quý báu cho học viên trong suốt quá trình học tập và


nghiên cứu.
Học viên cũng xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện Địa chất – Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, phòng Địa chất Đệ tứ - Viện địa chất, nơi
học viên đang công tác, đã tạo mọi điều kiện về thời gian, tài liệu tham khảo để học
viên có thể hoàn thành khóa học.
Lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất xin được gửi tới Tiến sĩ Mai Thành
Tân, người đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa học và giúp đỡ học viên trong suốt
quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn này.
Luận văn được hoàn thành trên cơ sở tài liệu của Đề tài “Nghiên cứu một số
dạng tai biến địa chất điển hình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây
Nguyên”, mã số TN3/T04 - Thuộc chương trình Tây Nguyên 3 do TS. Nguyễn
Xuân Huyên làm chủ nhiệm.
Do kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn chế nên luận văn
còn có nhiều thiếu sót, rất mong được sự nhận xét, đóng góp của các thầy cô giáo,
những nhà khoa học để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN
TU MƠ RÔNG 4
1.1. Đặc điểm tự nhiên 4
1.1.1. Vị trí địa lý 4
1.1.2. Địa hình 5
1.1.3. Khí hậu 6
1.1.4. Thổ nhưỡng 7
1.1.5. Thuỷ văn 9
1.1.6. Địa chất 9
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 11
1.2.1. Dân cư 11
1.2.2. Cơ sở hạ tầng 11

1.2.3. Kinh tế 12
1.2.4. Y tế - giáo dục 13
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỢT LỞ
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 14
2.1.1. Ngoài nước: 14
2.1.2. Trong nước: 17
2.2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 19
2.2.1. Cách tiếp cận 19
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 19
2.3. Quy trình GIS nghiên cứu, đánh giá trượt lở đất được sử dụng trong
luận văn 20
2.3.1. Chọn tham số 20
2.3.2. Thành lập các bản đồ thành phần 21
2.3.3. Đánh giá cho điểm các yếu tố 24
2.3.4. Thành lập bản đồ nhạy cảm trượt đất 26
CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG TRƯỢT LỞ HUYỆN TU MƠ RÔNG 28
3.1. Đặc điểm một số khối trượt lở điển hình huyện Tu Mơ Rông 28
3.2. Đặc điểm chung hiện trạng trượt lở huyện Tu Mơ Rông 35
CHƯƠNG 4. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG PHÁT SINH TRƯỢT LỞ
HUYỆN TU MƠ RÔNG 37
4.1. Nhóm các yếu tố địa hình - địa mạo 37
4.1.1. Độ dốc sườn 37
4.1.2. Độ phân cắt ngang 39
4.1.3. Độ phân cắt sâu 42
4.2. Nhóm các yếu tố địa chất 45
4.2.1. Thạch học 45
4.2.2. Vỏ phong hoá 47
4.2.3. Mật độ đứt gãy 50
4.2.4. Địa chất thuỷ văn 53

4.3. Yếu tố lượng mưa 55
4.4. Nhóm các yếu tố sử dụng đất 57
4.4.1. Lớp phủ thực vật 57
4.4.2. Độ gần đường 60
4.5. Đánh giá tổng thể các yếu tố phát sinh trượt lở 61
CHƯƠNG 5. PHÂN VÙNG NGUY CƠ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
PHÒNG CHỐNG, GIẢM THIỂU THIỆT HẠI DO TRƯỢT LỞ TẠI HUYỆN TU
MƠ RÔNG 65
5.1. Phân vùng nguy cơ trượt lở 65
5.1.1. Xây dựng bản đồ nguy cơ trượt lở 65
5.1.2. Đánh giá nguy cơ trượt lở theo các xã 71
5.1.3. Mức độ tin cậy của đánh giá 73
5.3. Các giải pháp 75
5.3.1. Giải pháp phi công trình 75
5.3.2. Giải pháp công trình 80
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC. VỊ TRÍ, QUY MÔ CÁC ĐIỂM TRƯỢT LỞ………………… 93
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1. Thống kê diện tích vùng nghiên cứu theo độ dốc 37
Bảng 4.2. Đánh giá mối quan hệ giữa độ dốc và trượt lở tại vùng nghiên cứu 39
Bảng 4.3. Đánh giá mối quan hệ giữa độ phân cắt ngang và trượt lở tại vùng nghiên
cứu 42
Bảng 4.4. Thống kê diện tích vùng nghiên cứu theo độ phân cắt sâu 43
Bảng 4.5. Đánh giá mối quan hệ giữa độ phân cắt sâu và trượt lở tại vùng nghiên
cứu 44
Bảng 4.6. Đánh giá mối quan hệ giữa thạch học và trượt lở tại vùng nghiên cứu 47
Bảng 4.7. Đánh giá mối quan hệ giữa vỏ phong hoá và trượt lở tại vùng nghiên cứu
50
Bảng 4.8. Thống kê diện tích vùng nghiên cứu theo mật độ đứt gãy 51

Bảng 4.9. Đánh giá mối quan hệ giữa mật độ đứt gãy và trượt lở tại vùng nghiên
cứu 52
Bảng 4.10. Đánh giá mối quan hệ giữa địa chất thuỷ văn và trượt lở tại vùng nghiên
cứu 54
Bảng 4.11. Lượng mưa trung bình nhiều năm tại các trạm lân cận vùng nghiên cứu
55
Bảng 4.12. Đánh giá mối quan hệ giữa lượng mưa và trượt lở tại vùng nghiên cứu57
Bảng 4.13. Thống kê diện tích vùng nghiên cứu theo yếu tố lớp phủ thực vật 58
Bảng 4.14. Đánh giá mối quan hệ giữa sử dụng đất và trượt lở tại vùng nghiên cứu
59
Bảng 4.15. Đánh giá mối quan hệ giữa sử dụng đất và trượt lở tại vùng nghiên cứu
60
Bảng 4.16. Trọng số các yếu tố gây trượt lở 64
Bảng 5.1. Thống kê kết quả phân vùng nguy cơ trượt lở 69
Bảng 5.2. Đặc điểm chính của các nhân tố gây trượt lở trong từng cấp nguy cơ 70
Bảng 5.3. Thống kê tỷ lệ nguy cơ trượt lở theo từng xã 71
Bảng 5.4. Mối quan hệ giữa hiện trạng và kết quả phân vùng nguy cơ trượt lở 74
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Vị trí địa lý huyện Tu Mơ Rông 4
Hình 1.2. Mô hình số độ cao vùng nghiên cứu (DEM) 6
Hình 2.1. Các kiểu trượt đất 15
Hình 3.1. Bản đồ hiện trạng trượt lở tại huyện Tu Mơ Rông 28
Hình 3.2. Khối trượt lở TL 29 trong vỏ phong hoá đá biến chất tại xã Tu Mơ Rông
29
Hình 3.3. Khối trượt lở TL 191_7 trong vỏ phong hoá bazan tại xã Ngọc Yêu 30
Hình 3.4. Hiện tượng đốt rừng làm nương rẫy của người dân 30
Hình 3.5. Khối trượt lở TL 193 trong vỏ phong hoá granit tại xã Ngọc Yêu 31
Hình 3.6. Khối trượt lở TL 205 trong vỏ phong hoá đá granit tại xã Văn Xuôi 32
Hình 3.7. Khối trượt lở TL 222 trong vỏ phong hoá đá biến chất tại xã Măng Ri 33
Hình 3.8. Khối trượt lở TL 255 trong vỏ phong hoá đá biến chất tại xã Đăk Hà

(Trung tâm huyện Tu Mơ Rông) 34
Hình 3.9. Điểm trượt lở TL 256 trong vỏ phong hóa đá biến chất tại xã Đăk Hà
(Trung tâm huyện Tu Mơ Rông) 35
Hình 3.10. Nguy cơ trượt lở cao do thi công đường giao thông 36
Hình 4.1. Bản đồ độ dốc 38
Hình 4.2. Bản đồ độ phân cắt ngang 41
Hình 4.3. Bản đồ độ phân cắt sâu 44
Hình 4.4. Bản đồ thạch học 46
Hình 4.5. Bản đồ Đệ tứ và vỏ phong hoá 49
Hình 4.6. Bản đồ mật độ đứt gãy 52
Hình 4.7. Bản đồ địa chất thuỷ văn 54
Hình 4.8. Bản đồ phân bố lượng mưa 56
Hình 4.9. Lớp phủ thực vật 58
Hình 5.1. Bản đồ chỉ số nhạy cảm trượt lở 66
Hình 5.2. Bản đồ phân vùng nguy cơ trượt lở 68
Hình 5.3. Tỉ lệ các cấp nguy cơ trượt lở theo từng xã 73
Hình 5.4. Giải pháp trồng cỏ và cây bụi chống trượt 81
Hình 5.5. Giải pháp phủ lưới bê tông và trồng cỏ bụi chống trượt 81
Hình 5.6. Giải pháp xây dựng tường chắn cho khối trượt lở tại xã Tu Mơ Rông 82
Hình 5.7. Giải pháp bê tông phun ép mạnh chống trượt lở đất 83
Hình 5.8. Giải pháp rải phủ lưới thép bê tông chống trượt lở 84
Hình 5.9. Giải pháp xây dựng tường chắn, phủ bê tông bề mặt cho khối trượt lở tại
xã Đăk Hà 85
Hình 5.10. Một số giải pháp kỹ thuật phòng tránh trượt lở thông dụng 86
Hình 5.11. Giải pháp giật cấp, bạt phá khối trượt được sử dụng rộng rãi trong vùng
nghiên cứu 88
1
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của Đề tài:
Kon Tum, một tỉnh nằm ở phía bắc khu vực Tây Nguyên, thường xuyên phải

gánh chịu những thiệt hại nặng nề do tai biến địa chất nói chung và trượt lở nói
riêng gây ra. Đặc điểm cấu trúc địa chất đa dạng, nhiều đồi núi dốc, địa hình phân
cắt mạnh, vỏ phong hóa dày, lớp phủ thực vật bị tàn phá, lượng mưa tập trung
lớn,… là những nguyên nhân chủ yếu khiến cho tai biến trượt lở ở đây phát triển.
Trên địa bàn tỉnh Kon Tum, ở các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kong
Plong, là các huyện miền núi có độ cao thuộc loại lớn nhất Miền Nam Việt Nam,
địa hình sườn dốc, phân cắt mạnh, trượt lở thường hay xảy ra với cường độ mạnh.
Điển hình nhất là cơn bão số 9 năm 2009 đã gây trượt lở nhiều nơi, làm sập nhà và
gây thiệt mạng nhiều người ở hai huyện Đăk Glei và Tu Mơ Rông. Theo báo cáo
của Ban quản lý Phòng chống lụt bão Trung ương, trong cơn bão này, trượt lở đã
xảy ra trên hầu hết các tuyến đường trong tỉnh Kon Tum với tổng khối lượng
khoảng 2.334.900 m
3
đất đá và tổng chiều dài đường bị hư hại khoảng 203 km.
Nằm ở phía đông bắc của tỉnh Kon Tum, Tu Mơ Rông là một huyện nghèo
miền núi, được tách ra từ huyện Đắk Tô vào tháng 6/2005. Do đặc thù địa hình núi
cao hiểm trở, phân cắt địa hình bởi mạng sông suối dày đặc, điều kiện địa chất -
kiến tạo phức tạp nên khu vực thường hay xảy ra các tai biến địa chất như trượt lở,
lũ quét, lũ bùn đá. Chỉ tính riêng trong đợt bão số 9 vào tháng 9/2009, trượt lở, lũ
quét đã gây cho Tu Mơ Rông những thiệt hại nặng nề: 30 người chết do trượt lở
(chiếm 60% tổng số người chết trên địa bàn tỉnh Kon Tum), 104 nhà ở sập hoàn
toàn, 163 nhà bị tốc mái và sạt lở, 730 hộ dân phải di dời khẩn cấp khỏi vùng trượt
lở, các tuyến đường giao thông bị sạt lở nghiêm trọng và nhiều thiệt hại kinh tế
khác. Là một huyện mới hình thành chưa lâu, Tu Mơ Rông hiện đang tích cực đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng ban đầu: Cơ quan công sở, bệnh viện, trường học, đường
giao thông, khu tái định cư,… Đây là những công trình quan trọng mang tính lâu
dài, tốn kém nên cần tính tới các tác động do tai biến địa chất gây ra. Vì vậy,
“Nghiên cứu tai biến trượt lở tại huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum” mà đề tài
2
đặt ra là một việc làm cấp bách và vô cùng cần thiết, góp phần trợ giúp chính quyền

địa phương định hướng phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, phục vụ quy hoạch, phát
triển bền vững kinh tế xã hội.
Mục tiêu Đề tài:
- Đánh giá hiện trạng, các yếu tố ảnh hưởng và cảnh báo nguy cơ tai biến
trượt lở tại huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm nhẹ thiệt hại do tai biến trượt
lở với huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.
Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu đánh giá hiện trạng trượt lở: khảo sát, thống kê, phân tích và
xây dựng bản đồ hiện trạng trượt lở.
- Nghiên cứu các yếu tố gây trượt lở: địa chất (thạch học, vỏ phong hóa, địa
chất thủy văn, đứt gãy), địa mạo (độ dốc, độ phân cắt sâu, độ phân căt ngang), khí
tượng thủy văn, độ che phủ thực vật, sử dụng đất, độ gần đường.
- Nghiên cứu nguy cơ trượt lở : đánh giá tổng hợp vai trò các yếu tố phát sinh
trượt lở và xây dựng bản đồ nguy cơ trượt lở;
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm giảm nhẹ thiệt hại do tai biến trượt
lở gây ra
Cơ sở tài liệu của luận văn:
- Kết quả của các đề tài, dự án đã triển khai nghiên cứu, điều tra về địa chất,
địa mạo, tai biến địa chất (trong đó có trượt lở) khu vực Tây nguyên và tỉnh Kon
Tum.
- Báo cáo tình hình tai biến môi trường hàng năm của tỉnh Kon Tum.
- Kết quả khảo sát thực địa và một số tài liệu có liên quan khác đến nội dung
đề tài luận văn do chính học viên tham gia thực hiện trong đề tài TN3/T04.
- Các tài liệu có liên quan đến trượt lở của Đề tài “Nghiên cứu một số dạng
tai biến địa chất điển hình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên”,
mã số TN3/T04, thuộc chương trình Tây Nguyên 3, do TS. Nguyễn Xuân Huyên -
Viện Địa chất làm chủ nhiệm.
3
Kết quả chính đạt được của Đề tài:

- Bản đồ hiện trạng trượt lở vùng nghiên cứu được thành lập với 335 điểm
trượt lở, được phân thành bốn loại theo quy mô kích cỡ: Rất lớn, lớn, trung bình và
nhỏ.
- Các bản đồ thành phần, các nhân tố có thể gây ra trượt lở: Độ dốc, độ phân
cắt ngang, độ phân cắt sâu, thạch học, vỏ phong hóa, mật độ đút gẫy, lượng mưa,
lớp phủ thực vật, độ gần đường được thành lập. Trong đó, mỗi bản đồ lại được chia
thành những lớp có điểm số được cho tùy theo quan hệ của lớp đó với trượt lở. Tầm
quan trọng của từng nhân tố và trọng số của nó trong tổng thể các nhân tố gây trượt
lở cũng được xác định theo thứ tự như sau: độ dốc, thạch học, vỏ phong hóa, mật độ
đứt gãy, lớp phủ thực vật, độ phân cắt sâu, độ phân cắt ngang, độ gần đường, lượng
mưa.
- Trên cơ sở tích hợp có tính điểm các lớp và trọng số các bản đồ thành phần,
bản đồ nguy cơ trượt lở được thành lập với 5 cấp: Rất thấp, thấp, trung bình, cao, rất
cao.
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu được đưa ra trên cơ sở kết quả nghiên
cứu nguy cơ trượt lở bao gồm 2 nhóm giải pháp chính: Giải pháp công trình và phi
công trình.
Cấu trúc luận văn: Luận văn bao gồm 5 chương không kể phần mở đầu và kết luận
- Chương 1: Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Tu Mơ Rông
- Chương 2: Tổng quan về tình hình nghiên cứu trượt lở và phương
pháp nghiên cứu
- Chương 3: Hiện trạng trượt lở huyện Tu Mơ Rông
- Chương 4: Các yếu tố phát sinh trượt lở huyện Tu Mơ Rông
- Chương 5: Phân vùng nguy cơ và đề xuất giải pháp phòng chống,
giảm thiểu thiệt hại do trượt lở tại huyện Tu Mơ Rông.
4
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN
TU MƠ RÔNG
1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Tu Mơ Rông nằm ở Đông bắc tỉnh Kon Tum, trong vùng toạ độ địa lý
từ 107
0
46’17,8” đến 108
0
09’22,5” kinh Đông và từ 14
0
44’28,6” đến 15
0
02’7,9” vĩ
Bắc; phía Đông giáp huyện Kon Plông, phía Tây giáp huyện Ngọc Hồi, phía Nam
giáp các huyện Đăk Tô và Đăk Hà, phía Bắc giáp huyện Đăk Glei và huyện Nam
Trà My, tỉnh Quảng Nam. Huyện có 11 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Đăk Hà,
Đăk Tờ Kan, Đăk Rơ Ông, Đăk Sao, Đăk Na, Tu Mơ Rông, Văn Xuôi, Tê Xăng,
Măng Ri, Ngọc Yêu và Ngọc Lây (Hình 1.1).
Hình 1.1. Vị trí địa lý huyện Tu Mơ Rông
5
1.1.2. Địa hình
Tu Mơ Rông là huyện miền núi, địa hình phức tạp, bị cắt xẻ mạnh bởi hệ
thống dòng chảy. Địa hình của huyện có xu thế chung là thấp dần từ Bắc xuống
Nam và từ Đông sang Tây (Hình 1.2). Huyện có nhiều bậc địa hình, tạo nên nhiều
kiểu địa hình đa dạng: Gò đồi, vùng trũng và núi cao xen kẽ nhau khá phức tạp.
Trong đó mỗi bậc là địa hình đồi núi bao quanh tạo thành những thung lũng hẹp.
Nhìn chung địa hình toàn huyện có ba dạng địa hình chính:
+ Địa hình núi trung bình: Phân bố ở sườn núi phía Nam dãy núi Ngọc Linh;
núi Ngọc Tu Măng, Ngọc Puôk, Ngọc Păng. Độ cao trung bình so với mặt nước
biển 1.000 - 2.333 m; gồm các dãy núi phía Bắc và Đông Bắc huyện, thuộc địa bàn
các xã Đăk Na, Ngọc Lây, Tê Xăng, Măng Ri, Ngọc Yêu. Độ dốc khu vực này trên
25
0

; có nhiều thung lũng hẹp và sâu.
+ Địa hình núi thấp: Có độ cao trung bình 800 - 1.000 m, phân bố ở phía Bắc
và Đông của huyện, có nhiều thung lũng hẹp và sâu.
+ Địa hình thấp được bồi tụ: Có độ cao trung bình dưới 800 m; phân bổ ở
khu vực phía Nam và Tây Nam huyện.
6
Hình 1.2. Mô hình số độ cao vùng nghiên cứu (DEM)
1.1.3. Khí hậu
Khí hậu huyện Tu Mơ Rông là khí hậu Tây Trường Sơn; khu vực phía Đông
bắc gián tiếp ảnh hưởng của khí hậu Đông Trường Sơn. Chia làm 2 tiểu vùng khí
hậu:
+ Tiểu vùng 1: Là khu vực trung tâm và phía Tây của huyện, bao gồm các xã
Đăk Hà, Đăk Tờ Kan, Đăk Rơ Ông, Đăk Sao, Đăk Na, Tu Mơ Rông. Tổng nhiệt độ
năm từ 7.000 - 7.500
0
C; Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất (tháng 12, 01) đạt dưới
18
0
C; nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (tháng 4) khoảng 23
0
C. Lượng mưa hàng
năm dao động phổ biến từ 1.800 - 2.000mm; mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết
thúc vào đầu tháng 11. Phù hợp với cây có nguồn gốc á nhiệt đới.
+ Tiểu vùng 2: Thuộc khu vực Đông Bắc huyện bao gồm các xã Măng Ri, Tê
Xăng, Ngọc Lây, Văn Xuôi, Ngọc Yêu. Tổng nhiệt độ năm từ 6.500-7.000
0
C. Nhiệt
độ trung bình tháng lạnh nhất (tháng 12, 01) xuống dưới 18
0
C; Nhiệt độ trung bình

7
tháng cao nhất (tháng 4) khoảng 23
0
C. Lượng mưa hàng năm tương đối cao phổ
biến từ 2.000- 2.300mm; Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 11;
Tháng có lượng mưa và số ngày mưa cao là tháng 8, 9, 10, 11. Chế độ nhiệt tại
huyện là chế độ nhiệt đới gió mùa cao nguyên; Nền nhiệt tương đối thấp, nhưng có
sự phân hóa rõ rệt giữa các vùng theo độ cao. Nhiệt độ tại khu vực phía Tây nam
cao hơn khu vực Đông bắc, chênh lệch phổ biến từ 1-2
0
C. Nhiệt độ không khí đạt
thấp nhất vào tháng 1 và tháng 12, đạt cao nhất vào tháng 4, 5. Các tháng 1, 2, 11,
12 có nhiệt độ trung bình dưới 19
0
C (lạnh); Các tháng còn lại nhiệt độ trung bình từ
20-23
0
C. Chế độ mưa tại khu vực huyện phụ thuộc vào chế độ gió mùa và địa hình.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và cho đến hết tháng 10 là do tác động của gió mùa
Tây Nam mang lại. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau do tác động trực tiếp của gió
mùa Đông bắc bị chặn bởi dãy Trường Sơn là mùa khô. Lượng mưa tại khu vực
Đông Bắc huyện đạt trên 2.400 mm; Tại khu vực còn lại của huyện lượng mưa phổ
biến 2.000-2.400 mm. Độ ẩm không khí: Khu vực Đông Bắc có độ ẩm lớn hơn khu
vực phía Tây Nam huyện; Độ ẩm đạt thấp nhất xảy ra vào tháng 3 phổ biến từ 74-
75%; Cao nhất xảy ra vào các tháng 7, 8, 9 phổ biến là 91-92%.
1.1.4. Thổ nhưỡng
Căn cứ vào một số kết quả điều tra nghiên cứu về phân loại lập bản đồ đất
tỉnh Kon Tum theo phân loại định lượng FAO - UNESCO, đặc điểm thổ nhưỡng
huyện Tu Mơ Rông có 4 nhóm đất chính và 7 loại đất, cụ thể như sau:
* Nhóm đất phù sa suối: Có diện tích 1.182 ha, chiếm 1,4% tổng diện tích

toàn huyện, nhóm đất này được hình thành do sản phẩm bồi tụ của sông suối lớn
như lưu vực sông Đăk Tờ Kan; nhóm đất này phân bổ ở xã Đăk Hà, Đăk Rơ Ông,
Đăk Tờ Kan và Đăk Sao.
* Nhóm đất xám: Có diện tích 79.255 ha, chiếm 92,8% tổng diện đất toàn
huyện, phân bố ở tất cả các xã, gồm 3 loại đất:
- Đất xám, đỏ vàng: Diện tích có 1.419 ha, chiếm 1,7 % diện tích đất toàn
huyện. Đất phân bổ ở tất cảc các xã trên toàn huyện trên đá biến chất (1.200 ha) và
magma axit (219 ha). Hầu hết diện tích đất có độ dốc 15-25
0
có 1.227 ha, diện tích
8
đất dốc <15
0
có 192 ha. Ở độ dốc thấp <15
0
độ có thể sử dụng trồng các loại hoa
màu, cây ăn quả, cây công nghiệp; diện tích có độ dốc >15
0
độ thuận lợi cho việc
khoanh nuôi bảo vệ hoặc trồng mới rừng.
- Đất xám giàu mùn, tích nhôm: Diện tích 70.044 ha, chiếm 82% tổng diện
tích toàn huyện, được hình thành trên đá biến chất; toàn bộ diện tích đất có tầng dày
đất mịn trên 100 cm, nhưng phân bổ ở độ dốc >25
0
, đất này thuận lợi để sử dụng
cho mục đích lâm nghiệp.
- Đất xám, sỏi sạn nâu, đỏ vàng: Diện tích 7.792 ha, chiếm 9,1% diện tích đất
toàn huyện. Đất phân bố ở tất cả các xã trong huyện, trong đó tập trung chủ yếu ở
xã Đăk Tờ Kan, Đăk Rơ Ông (4.048 ha), xã Đăk Hà (1.965 ha), xã Tu Mơ Rông
(1.435 ha), xã Ngọc Yêu (344 ha). Toàn bộ diện tích đất có tầng dày trên 50 cm,

trong đó phân bổ chủ yếu ở độ dốc >25
0
(7.671 ha), diện tích đất ~15 độ chỉ có 121
ha. Đất có độ dốc <15
0
có thể sử dụng trồng hoa màu, cây ăn quả, chè. Đất có độ
dốc trên 15
0
nên khoanh nuôi hoặc trồng rừng.
* Nhóm đất đỏ : Diện tích đất đỏ có 1.589 ha, phát triển trên đá bazan, gồm 2
loại đất:
- Đất đỏ chua, tầng mặt giàu mùn: Đất được hình thành trên đá bazan, phân
bổ ở xã Ngọc Yêu. Toàn bộ diện tích đất có tầng dày dày trên 100 cm, độ dốc >25
0
,
ít có khả năng sử dụng cho nông nghiệp.
- Đất đỏ chua, tầng mặt giàu mùn: Đất được hình thành trên đá bazan có diện
tích 84 ha, chiếm 0,1% diện tích đất toàn huyện, phân bổ ở xã Ngọc Yêu. Toàn bộ
diện tích đất có tầng dày trên 100 cm, độ dốc <8
0
. Hướng sử dụng là trồng các loại
cây hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm.
* Nhóm đất mùn axit trên núi cao: Diện tích có 3.361 ha, chiếm 3,9% diện
tích đất toàn huyện, phân bổ ở các xã Đăk Na (1.010 ha), Đăk Sao (50 ha), Măng Ri
(1.464 ha), Ngọc Lây (837 ha). Toàn bộ diện tích đất phân bố ở độ dốc >25
0
, tầng
dày > 100cm; loại đất này sử dụng cho mục đích lâm nghiệp và phát triển cây dược
liệu.
9

- Diện tích đất theo độ dốc tầng dày: Toàn huyện có 8.676 ha đất phân bố ở
độ dốc <15
0
, chiếm 10,2% tổng diện tích đất toàn huyện, trong đó đất có tầng dày
đất mịn >70 cm là 8.267 ha, có khả năng sử dụng cho phát triển nông nghiệp, chủ
yếu là đất xám (6.383 ha) và đất phù sa (1.033 ha).
- Diện tích đất có độ dốc >15
0
cần sử dụng cho mục đích lâm nghiệp như
trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng hoặc sử dụng nông lâm kết hợp; trồng bời lời,
ca ri, quế . . . .
1.1.5. Thuỷ văn
Sông suối: Trên địa bàn huyện không có sông lớn mà chỉ có suối nhỏ và hệ
thống suối đầu nguồn của các sông:
- Lưu vực sông Đăk Psi nằm trong địa bàn huyện có diện tích lớn nhất tập
trung ở phía Đông - Nam huyện; gồm các hệ thống suối như: Suối nước Chim, suối
Đăk PSi, suối Đăk Lây, suối Đăk Ter, suối Đăk Xe, . . .
- Lưu vực sông Đăk Tờ Kan trong địa bàn huyện chủ yếu ở phía Tây - Nam
của huyện (xã Đăk Tờ Kan, Đăk Rơ Ông).
- Lưu vực sông Pô Kô có các suối chủ yếu ở phía Tây - Bắc huyện (xã Đăk
Na, Đăk Sao).
Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện tuy khá phong phú
nhưng việc khai thác gặp nhiều khó khăn do địa hình chia cắt, không bằng phẳng
nên mặt nước ngầm ở mỗi vùng có khác nhau. Nước ngầm có chất lượng tốt, hiện
nay khai thác chủ yếu cho sinh hoạt (khoan giếng, đào giếng).
1.1.6. Địa chất
Địa tầng
Theo các tài liệu địa chất, khu vực nghiên cứu có mặt 03 phân vị hệ tầng sau:
- Hệ tầng Tắc Pỏ (PR
1

tp)
Hệ tầng Tắc Pỏ có tuổi Paleoproterozoi, là hệ tầng có diện phân bố lớn nhất
trong khu vực nghiên cứu. Hệ tầng Tắc Pỏ có mặt tại địa phận tất cả các xã của
huyện Tu Mơ Rông, nhưng chủ yếu là ở phía Tây và trung tâm của huyện, với diện
phân bố khoảng 524,2 km
2
. Thành phần bao gồm: gneis biotit, gneis plagioclas -
10
biotit xen đá phiến thạch anh - biotit, thấu kính amphibolit, đá phiến thạch anh -
biotit - silimanit - granat, đá phiến và gneis biotit có pyroxen, đá phiến thạch anh
hai mica.
- Hệ tầng Sông Re (PR
1
sr):
Trong khu vực nghiên cứu hệ tầng Sông Re có tuổi Paleoproterozoi, diện
phân bố khoảng 23,17 km
2
, chủ yếu ở xã Đăk Na và một phần rất nhỏ thuộc phía
Bắc xã Đăk Sao. Thành phần bao gồm gneis biotit-horblenđ, plagiogneis biotit-
horblenđ, gneis biotit, đá phiến kết tinh silimanit, corđierit.
- Hệ tầng Đại Nga (N
2
dn)
Trong khu vực nghiên cứu, phun trào bazan thuộc hệ tầng Đại Nga có diện
phân bố khoảng 149,14 km
2
, chủ yếu ở các xã Ngọk Lây, Văn Xuôi, Ngọk Yêu và
một phần nhỏ ở phía Đông Nam xã Đăk Hà. Thành phần bao gồm: bazan 2 pyroxen,
bazan olivin - augit - plagioclas, bazan olivin - augit, bazan olivin. Hệ tầng Đại Nga
có tuổi Pliocen.

Các phức hệ magma xâm nhập
- Phức hệ Tu Mơ Rông (PR
1
tmr)
Trong khu vực nghiên cứu phức hệ Tu Mơ Rông có tuổi Paleoproterozoi,
phân bố theo dạng dải kéo dài hướng Đông Bắc – Tây Nam, thuộc địa phận các xã:
Ngọk Lây, Tê Xăng, Văn Xuôi, Tu Mơ Rông, Đăk Hà, Đăk Tờ Kan, diện tích
khoảng 13,8 km
2
. Thành phần chủ yếu gồm plagiogranitogneis, granit migmatit và
granit biotit, tạo thành các khối nhỏ dạng thấu kính nằm chỉnh hợp trong các đá biến
chất loạt Ngọc Linh
- Phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn, pha 3 (δPZ
3
bg-qs
3
)
Trong vùng nghiên cứu, phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn phân bố ở địa phận
các xã Đăk Hà, Tu Mơ Rông, Văn Xuôi, Ngọc Yêu, với diện tích khoảng 59,4 km
2
.
Thành phần thạch học bao gồm: granit biotit, granosyenit biotit có horblend màu
hồng sặc sỡ, thuộc pha 3 của phức hệ. Chúng có cấu tạo định hướng, kiến trúc nửa
tự hình hạt vừa đến thô, nhiều nơi kiến trúc dạng porphyr. Phức hệ Bến Giằng - Quế
Sơn có tuổi Paleozoi muộn.
11
- Phức hệ Hải Vân, pha 1 (aT
3
hv
1

)
Phức hệ Hải Vân có tuổi sát trước Trias muộn. Trong vùng nghiên cứu phức
hệ Hải Vân thuộc pha một, phân bố chủ yếu ở xã Ngọc Yêu và một phần nhỏ ở phía
Tây Nam xã Đăk Sao, diện tích khoảng 55,2 km
2
. Thành phần chủ yếu là granit
biotit có muscovit, granit 2 mica, granit alaskit, thuộc loại hạt vừa, màu xám trắng,
cấu tạo định hướng, kiến trúc nửa tự hình.
- Phức hệ Bà Nà (K- E bn
1
)
Phức hệ Bà Nà được giả định xếp tuổi Creta – Paleogen. Trong vùng nghiên
cứu phức hệ Bà Nà thuộc pha 1, chỉ phân bố ở phía Đông bắc xã Đăk Na với diện
tích khoảng 17,26 km
2
. Thành phần gồm granit biotit có muscovit, granit 2 mica.
- Phức hệ Măng Xim, pha 2 (πE mx
2
)
Phức hệ Măng Xim có diện phân bố rất hạn chế, nằm xen kẹp theo dạng dải
hướng Đông Bắc – Tây Nam trong phức hệ Tu Mơ Rông. Thành phần bao gồm
syenit felspat kali, syenit thạch anh - felspat kali, monzonit thạch anh - pyroxen và
granosyenit biotit. Các thành tạo phức hệ Măng Xim có tuổi giả định Paleogen.
Trầm tích Đệ tứ không phân chia
Thành tạo này chủ yếu có nguồn gốc sông - lũ gồm cuội tảng, sạn sỏi, cát,
lấp đầy các trũng khép kín ở thung lũng sông suối. Dày 1-2m
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.2.1. Dân cư
Tính đến thời điểm 1/1//2013, toàn huyện Tu Mơ Rông có 5.376 hộ với
25.376 nhân khẩu, trong đó có 13.613 người trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ tăng dân

số tự nhiên của huyện ở mức khá cao 3,69%, tỷ lệ tăng dân số cơ học là 0,154%.
Nhìn chung trong những năm trở lại đây, đời sống của người dân trong toàn
huyện đã có nhiều biến chuyển tích cực, năm sau tốt hơn năm trước.
Tính đến quý I năm 2013, tổng số hộ nghèo trong toàn huyện là 2.645 hộ,
chiếm tỷ lệ 53,05%, giảm 470 hộ (9,49%) so với cùng kỳ năm trước, toàn bộ hộ
nghèo là hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.
1.2.2. Cơ sở hạ tầng
12
Giao thông: Huyện hiện có 02 tuyến đường giao thông chính (Hình 1.1):
- Trục tỉnh lộ 672: ĐT 672 là đường tiêu chuẩn cấp IV miền núi, có chiều
dài khoảng 72,9 km, từ huyện Đăk Tô (KonTum) qua đèo Văn Rơi, qua các xã Đăk
Hà, Tu Mơ Rông, từ đấy chia thành 03 tuyến giao thông (trong đó Đường Ngọc
Hoàng - Măng Bút - Tu Mơ Rông - Mường Hoong – Ngọc Linh được chia làm 02
tuyến là: Tu Mơ Rông – Ngọc Yêu và Tu Mơ Rông - Măng Ri):
+ Đường Nam Quảng Nam qua xã Ngọc Lây tiếp giáp với huyện Nam Trà
My, tỉnh Quảng Nam về đến thành phố Tam Kỳ, điểm cuối là xã Tam Thanh.
+ Đường Ngọc Hoàng - Măng Bút - Tu Mơ Rông - Mường Hoong – Ngọc
Linh: Bắt đầu từ Ngọc Hoàng - Măng Bút, huyện KonPlong (KonTum) đi qua xã
Ngọc Yêu, xã Tu Mơ Rông, xã Tê Xăng, xã Măng Ri đến Mường Hoong – Ngọc
Linh, huyện Đăk Glei (KonTum) và ra đường Hồ Chí Minh.
- Trục tỉnh lộ 678: ĐT 678 là đường tiêu chuẩn cấp IV miền núi, có chiều dài
khoảng 73,4 km, từ xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô đi qua xã Đăk Tờ Kan, xã Đăk Rơ
Ông vượt đèo Văn Loan qua xã Đăk Sao, xã Đăk Na, dự kiến đường tránh lũ sẽ bắt
đầu từ xã Đăk Na đi xã Đăk Kroong, huyện Đăk Glei (KonTum).
Ngoài ra, theo quy hoạch phát triển giao thông nông thôn tỉnh Kon Tum đến
năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông còn có hệ thống
các đường huyện ĐH 61 – ĐH 70 sẽ được nâng cấp và xây dựng mới với tiêu chuẩn
đường cấp V miền núi, tổng chiều dài khoảng 124 km.
Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường học, trạm y tế) vẫn
tiếp tục được đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp góp phần nâng cao đời sống nhân

dân.
1.2.3. Kinh tế
Tình hình kinh tế trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông nhìn chung còn nhiều khó
khăn. Đời sống người dân gắn liền với canh tác nương rẫy, lúa nước với quá trình
sản xuất tự nhiên, lạc hậu, tự cung, tự cấp; Một số phong tục tập quán còn lạc hậu,
đang là thách thức lớn cho phát triển kinh tế xã hội của huyện.
13
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011 ước đạt 19%; tổng giá trị sản xuất (theo
giá cố định 94) trên địa bàn huyện là 410.033 triệu đồng (Nông, lâm thuỷ sản đạt
61.778 triệu đồng; công nghiệp, xây dựng 283.255 triệu đồng; thương mại và dịch
vụ 65.000 triệu đồng).
Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 6.770.000 đồng/người/năm; lương
thực bình quân đầu người đạt 302 kg/người/năm.
Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn huyện: Ngành Nông - Lâm - Thuỷ sản
chiếm 44%; Ngành Công nghiệp - Xây dựng chiếm 38%; Ngành Thương mại, dịch
vụ chiếm 18%.
1.2.4. Y tế - giáo dục
Y tế:
Hiện trên địa bàn huyện có 01 Trung tâm y tế, 01 bệnh viện, 02 phòng khám
đa khoa khu vực và 11 Trạm y tế xã.
Toàn huyện có 132 cán bộ y tế: 18 bác sĩ, 02 cao đẳng y, 46 y sĩ, 33 y tá,…
Công tác khám chữa và điều trị bệnh ngày càng được nâng cao nhờ lực lượng cán
bộ y tế ngày càng được tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng; Trang thiết bị hỗ
trợ cho việc khám và điều trị không ngừng được đầu tư đổi mới.
Giáo dục:
Giáo dục phổ thông: Hiện toàn huyện có 24 trường học, trong đó: 01 trường
Trung học phổ thông với 41 giáo viên và 362 học sinh; 12 trường Trung học cơ sở
với 231 giáo viên và 2.493 học sinh; 11 trường Tiểu học với 307 giáo viên và 3.133
học sinh.
Giáo dục mầm non: Duy trì 02 cấp học và mẫu giáo và nhà trẻ. Cấp mẫu giáo

có 1.824 cháu với 117 giáo viên, cấp nhà trẻ có 254 cháu với 17 cô nuôi dạy trẻ.
Hầu hết các cháu trong độ tuổi đều được huy động đến trường.
14
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỢT
LỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
2.1.1. Ngoài nước:
Trượt lở, có nhiều định nghĩa khác nhau, theo Bách khoa toàn thư Việt Nam,
là một hiện tượng địa chất đề cập đến sự chuyển động của một phần nền đất so với
phần khác theo một bề mặt do sự mất căn bằng về trọng lực. Mặc dù vai trò của
trọng lực là yếu tố chính gây trượt, nhưng còn có những yếu tố khác góp phần làm
mất cân bằng đối với sự ổn định mái dốc ban đầu. Trượt đất là một trong những
thiên tai gây nhiều thiệt hại ở nhiều nước đặc biệt là đối với những nước đang phát
triển. Ảnh hưởng to lớn của trượt đất đối với kinh tế và tính mạng đã khiến cho con
người đã phải nghiên cứu chúng từ lâu. Theo bản thống kê của Flageollet (1989),
Collin A. đã bắt đầu có nghiên cứu trượt đất từ năm 1864, sau đó có nhiều nhà
nghiên cứu khác đã quan tâm đến hiện tượng này.
Về phân loại trượt đất theo cơ chế và vật liệu chuyển động có thể phân biệt
thành: Trượt xoay, trượt tịnh tiến, trượt tảng, đá đổ, đổ lở, dòng vụn đá, sạt vụn đá,
đất chảy, trườn, trượt tản ngang (
Hình 2.1).
Theo kích cỡ, Lomtadze (1982) đã phân các khối trượt theo các quy mô khác
nhau: Rất nhỏ, nhỏ, trung bình, lớn và rất lớn với chỉ tiêu định lượng cụ thể. Ở Việt
Nam cũng có nhiều tác giả phân loại trượt đất theo hướng này với các tiêu chí như
sau (Trần Tân Văn 2003; Nguyễn Trọng Yêm, 2006; Phạm Văn Hùng, 2010,
Nguyễn Xuân Huyên, 2010 . . .):
- Khối trượt nhỏ: Quy mô dưới 200 m
3
.
- Khối trượt trung bình: Quy mô từ 200 m

3
đến 1.000 m
3
- Khối trượt lớn: Quy mô từ 1.000 đến 10.000 m
3
- Khối trượt rất lớn: Trên 10.000 m
3
.
15
Cách phân chia khối trượt theo chỉ tiêu như trên cũng được sử dụng để đánh
giá hiện trạng trượt lở cho khu vực nghiên cứu của đề tài này.
Hình 2.1. Các kiểu trượt đất
Nguồn: />16
Nếu coi khối trượt có dạng nửa khối elipsoid, thể tích của nó được tính bằng
công thức:
Diện tích khối trượt được coi gần đúng là một nửa mặt hình elip và được tính
theo công thức:
abS 
4
1

Trong đó:
V: Thể tích khối trượt (m
3
),
S: Diện tích khối trượt (m
2
),
a,b,c: Lần lượt là chiều dài, rộng, sâu của khối trượt (m).
Nghiên cứu dự báo phòng tránh giảm thiểu thiệt hại do tai biến địa chất gây

ra đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Tai biến
trượt lở đã và đang là mối nguy hiểm hàng đầu trong các loại tai biến địa chất xảy ra
hàng năm trên thế giới hiện nay.
Nhận thức được mối hiểm họa do tai biến trượt lở gây ra, các công trình
nghiên cứu trượt lở ở các nước trên thế giới đã được bắt đầu từ nhiều năm trước và
phát triển không ngừng. Đến nay đã thu được nhiều thành tựu to lớn. Thực tế, các
công trình nghiên cứu đều đề cập đến các phương pháp tiếp cận bản chất của hiện
tượng trượt lở để từ đó tìm ra nguyên nhân trực tiếp và đề xuất các giải pháp phòng
chống nhằm hạn chế thiệt hại do trượt lở gây ra. Các công trình không những
nghiên cứu và đánh giá một cách tổng quan mà còn phục vụ cho từng đối tượng cụ
thể: Như các điểm tập trung dân cư, các khu công trình, khu công nghiệp, các tuyến
đường giao thông, các hồ đập thủy điện,…
abcV 
3
1

×