Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Kiểm soát nội bộ chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện tu mơ rông tỉnh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (798.31 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ MINH TÂM

KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC
NHÀ NƯỚC HUYỆN TU MƠ RÔNG,
TỈNH KON TUM

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8 34 03 01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 8 34 03 01

Đà Nẵng - Năm 2019


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Công Phương

Phản biện 1: PGS. TS. Trần Đình Khôi Nguyên
Phản biện 2: TS. Nguyễn Ngọc Tiến

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học
Đà Nẵng vào ngày 8 tháng 9 năm 2019.


Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng


1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Kiểm soát chi (KSC) ngân sách nhà nước (NSNN) là một
trong các nhiệm vụ trọng tâm của việc thực hiện chức năng quản lý
quỹ NSNN qua hệ thống Kho bạc nhà nước (KBNN). Để nền kinh tế
phát triển một cách ổn định, bền vững trong điều kiện nguồn lực
quốc gia thật sự khan hiếm, nhu cầu chi tiêu ngân sách luôn biến
động theo chiều hướng gia tăng, trong khi nguồn thu rất khó đảm bảo
thì công tác KSC NSNN qua KBNN, đặc biệt là các khoản chi
thường xuyên là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa nhằm cân
bằng thu, chi và tránh xảy ra bội chi NSNN.
Những năm qua, KSC thường xuyên NSNN qua KBNN nói
chung và KBNN huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum nói riêng đã có
những chuyển biến tích cực theo hướng chuyên sâu và chuyên môn
hóa cao, cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho khách hàng
giao dịch. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cơ chế KSC thường xuyên
NSNN qua KBNN vẫn còn những hạn chế, bất cập như sử dụng
NSNN vẫn còn tình trạng lãng phí, dễ phát sinh tiêu cực; cán bộ làm
nhiệm vụ chi ngân sách tại các đơn vị sử dụng NSNN còn chưa nắm
bắt đầy đủ về chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo quy định của Nhà
nước; việc thực hiện chế độ công khai minh bạch trong chi tiêu ngân
sách của những đơn vị sử dụng ngân sách (ĐVSDNS) còn hạn
chế,… Tất cả những điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng sử
dụng ngân sách, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý và cải cách thủ tục

hành chính trong xu thế đẩy mạnh mở cửa và hội nhập quốc tế.
Như vậy, thực hiện cơ chế KSC thường xuyên NSNN qua
KBNN nói chung và KBNN huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum nói
riêng còn bộc lộ những hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng
ngân sách, chưa đáp ứng hiệu quả hoàn toàn yêu cầu quản lý và cải


2
cách thủ tục hành chính trong xu thế đẩy mạnh mở cửa và hội nhập
quốc tế.
Xuất phát từ thực tế trên, đồng thời nhận thức được vị trí,
tầm quan trọng đặc biệt của vấn đề kiểm soát NSNN nói chung, KSC
thường xuyên NSNN qua KBNN nói riêng, tôi lựa chọn đề tài:
“Kiểm soát nội bộ chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho
bạc Nhà nước huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum” với mong muốn
đóng góp những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công
tác KSC thường xuyên NSNN tại KBNN huyện Tu Mơ Rông tỉnh
Kon Tum.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nhận diện những ưu điểm, hạn chế của công tác KSC thường
xuyên NSNN tại KBNN huyện Tu Mơ Rông.
- Đề xuất các giải pháp có thể áp dụng nhằm nâng cao tính
hữu hiệu của công tác KSC thường xuyên NSNN tại KBNN huyện
Tu Mơ Rông.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là
công tác KSC thường xuyên NSNN thuộc ngân sách cấp huyện tại
KBNN huyện Tu Mơ Rông.
Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: KBNN huyện Tu Mơ Rông.

- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu hoạt động KSC thường
xuyên NSNN tại KBNN huyện Tu Mơ Rông từ năm 2016 đến 2018.
- Về nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung giải quyết các
vấn đề liên quan đến công tác KSC thường xuyên liên quan đến
nguồn vốn NSNN tại KBNN huyện Tu Mơ Rông.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp định tính, cụ


3
thể là có sự phối hợp các phương pháp sau:
+ Thu thập dữ liệu trực tiếp từ KBNN huyện Tu Mơ Rông.
+ Phương pháp tổng hợp, phân tích được sử dụng để hệ
thống hóa cơ sở lý luận, tính toán các chỉ tiêu, lập luận và giải thích.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn nhằm hoàn thiện công tác
KSC thường xuyên NSNN tại KBNN huyện Tu Mơ Rông, đảm bảo
việc sử dụng kinh phí NSNN đúng mục đích, đúng đối tượng, có
hiệu quả. Những giải pháp hoàn thiện công tác KSC thường xuyên
NSNN tại KBNN huyện Tu Mơ Rông hướng tới mục tiêu giảm thiểu
thất thoát lãng phí, kịp thời phát hiện những sai sót trong việc quản
lý các khoản chi thường xuyên từ NSNN trong những năm tới.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho lãnh đạo
các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN, ban quản lý dự án; tài liệu phục
vụ học tập và nghiên cứu bổ ích, có giá trị cho cán bộ, công chức
KBNN huyện Tu Mơ Rông nói riêng và hệ thống KBNN nói chung.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về kiểm soát chi thường xuyên
NSNN tại KBNN.

Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên
NSNN tại KBNN huyện Tu Mơ Rông.
Chương 3: Giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên
NSNN tại KBNN huyện Tu Mơ Rông.
7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu


4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.1. KHÁI QUÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC
1.1.1. Khái niệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Chi NSNN là quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN
nhằm trang trải cho các chi phí của bộ máy nhà nước và thực hiện
các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng. Theo các
nhà chuyên môn tài chính thì chi NSNN là việc phân phối và sử dụng
quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước
theo những nguyên tắc nhất định.
Chi NSNN bao gồm nhiều khoản chi khác nhau tuỳ theo
cách phân loại.
Chi thường xuyên là quá trình phân phối, sử dụng quỹ
NSNN để đáp ứng nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ
thường xuyên của nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội. Chi thường
xuyên được bảo đảm bằng các khoản thu thường xuyên như thuế,
phí, lệ phí.
1.1.2. Đối tượng chi thường xuyên ngân sách nhà nước
- Chi cho sự nghiệp kinh tế
- Chi sự nghiệp văn hóa - xã hội

- Chi quản lý hành chính
- Chi về hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Chi về hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội
- Chi trợ giá theo chính sách của Nhà nước.
- Chi cho các chương trình quốc gia.
- Chi trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội.
- Chi tài trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp theo


5
quy định của pháp luật.
- Chi trả lãi tiền cho Nhà nước vay.
- Chi viện trợ cho các chính phủ và các tổ chức nước ngoài.
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
1.1.3. Quy trình ngân sách áp dụng cho chi thường xuyên
NSNN
a.
toán chi thường xuyên NSNN
b. h hành d toán chi thường xuyên NSNN
c. uy t toán chi thường xuyên NSNN
1.1.4. Sự cần thiết phải KSC thường xuyên ngân sách
qua KBNN
Các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến
việc quản lý và sử dụng NSNN có trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý
thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN. Quá trình này phải được
thực hiện chặt chẽ và đồng bộ từ khâu lập dự toán, phân bổ, cấp phát,
thanh toán đến quyết toán chi tiêu NSNN.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ
1.2.1. Kiểm soát nội bộ theo khuôn khổ của INTOSAI
Tại Việt Nam, kiểm soát nội bộ trong khu vực công hiện chưa

được xác định cụ thể. Mặc dù, hệ thống quản lý tài chính công của
quốc gia có nhiều cơ chế và nắm vai trò giám sát nội bộ nhưng mục
tiêu của cơ quan chức năng kiểm soát nội bộ này tập trung vào thanh
tra hơn là xem xét hệ thống để đưa ra những phản hồi định kỳ và
thường xuyên đối với việc quản lý kiểm soát nội bộ và sử dụng
nguồn lực công.
1.2.2. Khuôn khổ pháp lý về kiểm soát nội bộ trong KBNN
- Mục đích và yêu cầu của hoạt động kiểm soát nội bộ trong
KBNN:
+ Đảm bảo các quy trình nghiệp vụ được thực hiện theo


6
đúng chế độ quy định, đảm bảo an toàn tiền và tài sản của Nhà nước.
+ Phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, áp dụng
các biện pháp xử lý các hành vi vi phạm theo đúng thẩm quyền đã
được phân cấp trong hệ thống KBNN.
+ Tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá những tồn tại, tìm ra
nguyên nhân và đưa ra phương hướng, biện pháp khắc phục nhằm
tăng cường hiệu quả, chất lượng công tác nghiệp vụ tại đơn vị.
1.3. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH VÀ KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ VỀ
KIỂM SOÁT CHI CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.3.1. Khái niệm kiểm soát chi NSNN
KSC NSNN là quá trình các cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN
dựa trên những chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do
Nhà nước quy định. Hoạt động KSC NSNN được thực hiện nhằm
bảo đảm quá trình sử dụng ngân sách được tiến hành như dự toán
phê duyệt ban đầu, điều chỉnh và củng cố kịp thời các sai phạm,
thiếu sót trong quá trình chi NSNN.

1.3.2. Mục đích và yêu cầu của hoạt động kiểm soát chi
qua KBNN
Theo Quy định về chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản
chi NSNN qua KBNN (Bộ Tài chính, Thông tư số 161/2012/TTBTC), KSC qua KBNN nhằm:
- Đảm bảo các quy trình nghiệp vụ được thực hiện theo đúng
chế độ quy định, đảm bảo an toàn tiền và tài sản của Nhà nước.
- Phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, áp dụng các
biện pháp xử lý các hành vi vi phạm theo đúng thẩm quyền phân cấp
trong hệ thống KBNN.
- Tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá những tồn tại, tìm ra
nguyên nhân và đưa ra phương hướng, biện pháp khắc phục nhằm


7
tăng cường hiệu quả, chất lượng công tác nghiệp vụ tại đơn vị.
1.3.3. Các quy định liên quan trong kiểm soát chi qua
KBNN
1.4. NHẬN DIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC RỦI RO TRONG
CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NÓI
CHUNG VÀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC NÓI RIÊNG
1.4.1. Khái quát về rủi ro
Rủi ro trong công tác KSC thường xuyên NSNN là nguy cơ
không tuân thủ pháp luật về NSNN, về quản lý chi NSNN và chế độ,
qui trình thủ tục KSC thường xuyên NSNN qua KBNN. Hoạt động
KSC thường xuyên NSNN thường đối mặt với các nhóm rủi ro cơ
bản sau:
- Rủi ro từ môi trường
- Rủi ro từ hoạt động (rủi ro tác nghiệp)
- Rủi ro thông tin phục vụ quá trình ra quyết định.

Những yếu tố gây ra rủi ro trong công tác KSC thường
xuyên NSNN gồm:
- Năng lực, trình độ và đạo đức của đội ngũ cán bộ công
chức (CBCC);
- Tổ chức bộ máy KSC thường xuyên;
- Quy trình nghiệp vụ KSC thường xuyên;
- Cơ sở vật chất, công nghệ kỹ thuật.
- Môi trường kiểm soát hoạt động chi NSNN;
- Chất lượng công tác giám sát hoạt động KSC thường xuyên
NSNN.
1.4.2. Đặc điểm rủi ro trong hoạt động kiểm soát chi
NSNN
- Rủi ro có nguy cơ xảy ra ở mọi thời điểm, mọi khâu trong


8
suốt quá trình thực hiện hoạt động KSC;
- Rủi ro trong hoạt động KSC thường xuyên NSNN phần lớn
là rủi ro tác nghiệp, mang tính chủ quan do yếu tố con người;
- Rủi ro trong hoạt động KSC thường xuyên NSNN thường
xuất phát từ hành vi gian lận và sai sót; nó có tính tiêu cực, gây ra
những sự cố, tổn thất;
- Các rủi ro gây ra thiệt hại, tổn thất về tài chính nghiêm
trọng đều có nguyên nhân chủ quan từ hành vi gian lận, mức độ thiệt
hại tổn thất hoàn toàn có thể đo lường được;
- Phần lớn các rủi ro trong công tác KSC thường xuyên
NSNN đều xác định trước được nguyên nhân vì vậy có thể phòng
ngừa và triệt tiêu nếu thực hiện tốt biện pháp phòng ngừa.
1.4.3. Nhận diện rủi ro
Có thể nhận dạng những rủi ro cơ bản trong kiểm soát hoạt

động chi NSNN qua KBNN như sau:
- Rủi ro xảy ra có thể ở cấp độ toàn hệ thống
- Rủi ro ở cấp độ hoạt động chi
1.5. HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.5.1. Nội dung kiểm soát
Nội dung KSC NSNN nói chung và KSC thường xuyên nói
riêng thể hiện qua ba giai đoạn kiểm soát: kiểm soát trước khi chi,
kiểm soát trong khi chi và kiểm soát sau khi chi.
1.5.2. Quy trình kiểm soát
.* Đối với hình thức rút dự toán NSNN


9

Sơ đồ 1.1. Quy trình quản lý, kiểm soát chi theo hình thức rút d
toán
(Nguồn: Quyết định số 4377/QĐ-KBNN ngày 15/09/2017)
* Đối với hình thức lệnh chi tiền
(1)
Cơ quan tài chính

(2)
KBNN

Đơn vị sử dụng
NSNN

Sơ đồ 1.2. Quy trình quản lý, kiểm soát chi theo hình thức lệnh chi
tiền

(Nguồn: Quyết định số 4377/QĐ-KBNN ngày 15/09/2017)
1.5.3. Thủ tục kiểm soát
- Dự toán năm được giao (gửi một lần vào đầu năm), nhu cầu
chi quý đã gửi KBNN (gửi một lần vào cuối quý trước).
- Giấy rút dự toán NSNN có chữ ký của thủ trưởng, KTT
đơn vị sử dụng NSNN hoặc người được uỷ quyền.
Ngoài ra, tuỳ theo tính chất của từng khoản chi, các hồ sơ và


10
chứng từ thanh toán cần thiết đối với từng loại chi như sau:
Thứ nhất, chi thanh toán cá nhân
Thứ hai, chi nghiệp vụ chuyên môn
Thứ ba, chi mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện
làm việc
Thứ tư, các khoản chi khác đòi hỏi phải có bảng kê chứng từ
thanh toán có chữ ký của thủ trưởng
1.6. HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TRONG CÔNG TÁC KIỂM
SOÁT CHI QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá
hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc
tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ
quan có thẩm quyền xử lý (Quốc Hội, 2015, Điều 2 Luật hoạt động
giám sát).
Hoạt động giám sát thường bao gồm 2 loại: Giám sát thường
xuyên và giám sát định kỳ.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ

NƯỚC HUYỆN TU MƠ RÔNG
2.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA
KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN TU MƠ RÔNG
2.1.1. Đặc điểm hoạt động
2.1.2. Tổ chức quản lý của KBNN huyện Tu Mơ Rông
2.2. CÁC BỘ PHẬN LIÊN QUAN ĐẾN KIỂM SOÁT CHI Ở
KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN TU MƠ RÔNG


11
2.3. NHẬN DIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG KIỂM
SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI
KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN TU MƠ RÔNG
Trong quá trình kiểm soát nội bộ chi thường xuyên NSNN
tại KBNN huyện Tu Mơ Rông đã nhận diện và đánh giá các rủi ro có
thể xảy ra ở khâu tổ thực hiện kiểm soát chi đó là:
- Rủi ro về văn bản hướng dẫn quy trình nghiệp vụ
- Rủi ro các cán bộ KBNN không thực hiện đúng các quy
định hoặc không tuân thủ đúng các thông lệ, chuẩn mực đạo đức
nghề nghiệp
- Rủi ro đối với kiểm soát hoạt động chi NSNN qua KBNN
- Rủi ro trong hạch toán và cung cấp thông tin về hoạt động
chi NSNN qua KBNN
Như vậy, các rủi ro liên quan đến chi NSNN rất đa dạng
nhưng việc phân tích, đánh giá rủi ro trong kiểm soát hoạt động chi
NSNN còn mang tính chủ quan, cảm tính mà không được thực hiện
một cách khoa học trên cơ sở xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng.
2.4. HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT
2.4.1. Quy trình KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Tu
Mơ Rông

* Quy trình kiểm soát chi “một cửa”


12
1
Khách hàng

Cán bộ KSC

2

Kế toán trưởng

6

3

7

5

Thủ quỹ

5

4

Thanh toán
viên


Giám đốc

Trung tâm
thanh toán

Sơ đồ 2.2. Quy trình hoạt động kiểm soát chi “một cửa”
Ghi chú:
Hướng đi của hồ sơ, chứng từ KSC
Hướng đi của chứng từ thanh toán
Theo hình vẽ trên, quy trình KSC thường xuyên NSNN qua
KBNN Tu Mơ Rông thực hiện qua 7 bước sau:
- Bước 1: Tiếp nhận, kiểm soát sơ bộ và phân loại hồ sơ
chứng từ kiểm soát chi.
- Bước 2: Công chức KSC kiểm tra hồ sơ, chứng từ.
- Bước 3: KTT kiểm soát và ký chứng từ.
- Bước 4: Giám đốc xem xét hồ sơ, chứng từ và ký.
- Bước 5: Thực hiện thanh toán.
- Bước 6: Trả tài liệu, chứng từ cho khách hàng.
- Bước 7: Chi tiền mặt tại quỹ.
2.4.2. Thủ tục kiểm soát
a. Kiểm soát hồ sơ há lý ban đầu
b. Kiểm soát các khoản chi được tạm ứng
c. Kiểm soát hồ sơ thanh toán tr c ti


13
2.4.3. Kết quả KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Tu
Mơ Rông
Bảng 2.1. K t quả hoạt động chi thường xuyên tại KBNN Tu Mơ
Rông

Các chỉ tiêu

2016 2017 2018

- Số lượng các đơn vị giao dịch

89

112

187

- Số lượng các TK mở tại KB

147

193

255

- Số lượng chứng từ phát sinh bình quân/ngày

124

213

275

(Nguồn: Báo cáo chi thường xuyên NSNN tại KBNN Tu Mơ Rông)
Qua bảng 2.1, có thể nhận thấy khối lượng công việc của

KBNN Tu Mơ Rông tăng nhanh qua các năm. Do vậy, công tác KSC
NSNN qua KBNN sẽ phải thực hiện với cường độ cao, việc KSC
đảm bảo chất lượng, đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức chi là rất khó
khăn cho cán bộ KSC của KBNN Tu Mơ Rông.
Bảng 2.2. K t quả kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN
Tu Mơ Rông giai đoạn 2016 - 2018
Trong đó

Số tiền
Năm

từ chối
thanh
toán

Chi vượt

Sai mục Sai các yếu

lục ngân
dự toán
sách

Sai chế độ Thiếu hồ

tố trên
chứng từ

tiêu chuẩn
định mức


sơ thủ
tục

2016

2.350

64

383

1233

115

555

2017

1711

21

320

997

87


286

2018

1689

16

293

878

80

272

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2016 - 2018 KBNN Tu Mơ Rông)

Bảng 2.2 cho thấy những chuyển biến tích cực trong hoạt
động KSC thường xuyên của KBNN Tu Mơ Rông. Cụ thể, số khoản
từ chối thanh toán cũng như giá trị bằng tiền của các chứng từ chi bị
từ chối thanh toán giảm dần giai đoạn từ năm 2016 - 2018. Công tác
KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Tu Mơ Rông chủ yếu là kiểm


14
soát tuân thủ bằng nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ KSC thường
xuyên và các văn bản hướng dẫn pháp lý.
2.5. HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CHI THƯỜNG XUYÊN CỦA
KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN TU MƠ RÔNG

2.5.1. Giám sát thường xuyên
Hoạt động giám sát lại việc kiểm soát thanh toán các khoản
chi thường xuyên NSNN tại KBNN huyện Tu Mơ Rông được thực
hiện thường xuyên thông qua việc xây dựng kế hoạch tự kiểm tra
hàng tháng, quý, năm. Kết quả tự kiểm tra được báo cáo về KBNN
Kon Tum. Nội dung gồm:
+ Kiểm tra việc phân chia trách nhiệm
+ Kiểm tra việc phê chuẩn các nghiệp vụ hoặc hoạt động
+ Kiểm soát quá trình xử lý thông tin và nghiệp vụ
+ Phân tích rà soát lại việc thực hiện
+ Kiểm soát vật chất
2.5.2. Giám sát định kỳ
Hoạt động giám sát định kỳ việc KSC thường xuyên NSNN
được thực hiện liên tục, có hiệu quả bởi các GDV, KTT, lãnh đạo
KBNN Tu Mơ Rông, Phòng Thanh tra KBNN Kon Tum, các đoàn
kiểm tra, kiểm toán khu vực.
Kiểm tra độc lập việc thực hiện: Căn cứ theo kế hoạch kiểm
tra hàng năm trong đó có chia ra hàng quý về việc kiểm tra kiểm soát
hoạt động nghiệp vụ của đơn vị, phòng Thanh tra sẽ lập đề cương
kiểm tra và thông báo đến từng bộ phận được kiểm tra và tiến hành
kiểm tra theo đề cương.
Định kỳ hằng năm, căn cứ vào kế hoạch thường xuyên và
đột xuất theo chỉ đạo của lãnh đạo KBNN Kon Tum, Phòng Thanh
tra KBNN Kon Tum, đoàn kiểm tra, kiểm toán khu vực sẽ thực hiện
kiểm tra, giám sát lại toàn bộ quy trình KSC thường xuyên được thực


15
hiện tại KBNN Tu Mơ Rông.
2.6. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI

THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC
NHÀ NƯỚC HUYỆN TU MƠ RÔNG
2.6.1. Ưu điểm trong công tác kiểm soát chi thường xuyên
NSNN tại KBNN huyện Tu Mơ Rông
a. Về nh n iện và đánh giá rủi ro
- Lãnh đạo KBNN huyện, các công chức thực hiện công tác
KSC thường xuyên NSNN đã nhận thức được sự cần thiết để nhận
diện và đánh giá các rủi ro trong thực hiện KSC thường xuyên NSNN,
đồng thời thông qua nhận diện rủi ro và đánh giá rủi ro đã tăng
cường tính tuân thủ các yêu cầu pháp lý, các quy định về công tác
KSC thường xuyên NSNN theo quy định của Nhà nước.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu sai sót, vi phạm
trong công tác KSC thường xuyên NSNN.
b. Về hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN
KBNN đã thực hiện các quy chế và TTKS chi thường xuyên
ngày càng khoa học và chặt chẽ hơn bằng việc yêu cầu các đơn vị
phải chấp hành đầy đủ các điều kiện chi NSNN theo Luật NSNN.
Thông qua số liệu báo cáo chi NSNN hàng ngày, KBNN Tu
Mơ Rông đã giúp cho cơ quan tài chính huyện, UBND huyện chủ
động điều hành NSNN, quản lý đúng chế độ, chi đúng đối tượng, dự
toán nên đảm bảo tồn ngân quỹ của NSĐP luôn đáp ứng nhu cầu chi
trả khắc phục tình trạng căng thẳng của NSNN.
KBNN Tu Mơ Rông luôn chú trọng đến công tác KSC đặc
biệt là KSC thường xuyên ngân sách. Bảo đảm chất lượng và tiến độ
về KSC
Việc thực hiện quy trình mới theo Đề án: “Thống nhất đầu
mối kiểm soát các khoản chi qua KBNN” đã tạo thuận lợi cho các


16

ĐVSDNS trong quá trình giao dịch với KBNN, giảm thiểu thời gian
và đầu mối CBCC tiếp nhận hồ sơ.
Tại các bộ phận thực hiện KSC NSNN có sự phân chia trách
nhiệm và kiểm soát công việc một cách thường xuyên truớc, trong và
sau khi thực hiện đối với các CBCC thực hiện KSC NSNN.
Qua KSC thường xuyên NSNN, KBNN Tu Mơ Rông đã
ngăn chặn nhiều khoản chi NSNN chưa đúng chế độ
KBNN Tu Mơ Rông đã chủ động phối hợp với phòng Tin
học KBNN Kon Tum, thường xuyên vận hành và sử dụng hệ thống
TABMIS, phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ của KBNN.
c. Về hoạt động giám sát
Hiện nay, KBNN Tu Mơ Rông đã thực hiện công tác giám
sát các hoạt động kiểm soát một cách thường xuyên trong đó có kiểm
soát hoạt động chi thường xuyên NSNN.
Hoạt động giám sát định kỳ với KBNN được thực hiện từ
Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước.
2.6.2. Hạn chế trong công tác kiểm soát chi thường xuyên
NSNN tại KBNN huyện Tu Mơ Rông
a. Về nh n iện và đánh giá rủi ro
Một số bộ phận, cá nhân cán bộ KBNN chưa chú trọng việc
triển khai thực hiện các văn bản chính sách liên quan đến quản lý rủi
ro vào hoạt động thực tế, thậm chí chưa nắm bắt được nội dung và
cách thức thực hiện triển khai trong thực tế của những văn bản này.
Hiện nay KBNN Tu Mơ Rông chưa chú ý đến phân tích và
đánh giá một cách đầy đủ các rủi ro liên quan đến chi NSNN và chưa
xây dựng một quy trình giám sát chặt chẽ các rủi ro và kế hoạch đối
phó với những trường hợp có sự thay đổi đột xuất về chính sách, quy
định đối với KSC NSNN.
b. Về hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN



17
* Về văn bản thực hiện KSC NSNN:
Hiện nay, có rất nhiều văn bản hướng dẫn quy định chế độ,
định mức chi cho các loại hình ĐVSDNS và các khoản chi nên rất
khó khăn cho CBCC trong việc hiểu đúng quy định của từng văn
bản. Trong khi đó một số văn bản còn quy định chưa rõ ràng gây khó
khăn cho vận dụng thực tế.
* Về thủ tục thực hiện kiểm soát chi thường xuyên:
Đối với chi thường xuyên theo hình thức rút dự toán: TTKS
một số khoản chi còn hạn chế như:
- Đối với mua sắm chi thường xuyên: Thông tư 161/2012/TTBTC tạo điều kiện cho ĐVSDNS đối với rút các khoản chi. Do vậy
KBNN sẽ không kiểm soát được chính xác các khoản chi đó cụ thế
như: Tên đơn vị hưởng, tài khoản của đơn vị hưởng có chính xác
không nên thực tế đã xảy ra sai sót ở hai yếu tố trên rất nhiều.
- Đối với chi lương: Trong Thông tư 39/2016/TT-BTC chưa
quy định cụ thể về kiểm soát khoản chi lương trong trường hợp tổng
số người trong "danh sách những người hưởng lương” do thủ trưởng
đơn vị ký duyệt lớn hơn văn bản phê duyệt chỉ tiêu biên chế do cấp có
thẩm quyển phê duyệt do những nguyên nhân khách quan, chủ quan.
- Đối với các khoản chi theo hình thức lệnh chi tiền: Thực tế
hiện nay, ngoài cơ quan KBNN còn có cơ quan tài chính tham gia
KSC (kiểm soát, cấp phát bằng lệnh chi tiền). Tuy nhiên có những
khoản chi theo quy định phải đưa vào dự toán của ĐVSDNS, nhưng
cơ quan tài chính lại cấp bằng lệnh chi tiền.
- Đối với quy trình giao dịch một cửa: Việc kiểm tra, tự kiểm
tra, giám sát, theo dõi tiến độ, thời gian giải quyết hồ sơ của bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả chưa được chú trọng, đôi lúc còn gây phiền
hà cho tổ chức và cá nhân khi giao dịch.
c. Về hoạt động giám sát



18
Hoạt động giám sát thường xuyên của KBNN được triển
khai nhưng chủ yếu là kiểm tra về thực hiện chế độ, kiểm tra nghiệp
vụ và thủ tục hành chính, chưa có một bộ phận chuyên biệt để thực
hiện các chức năng tư vấn của kiểm soát nội bộ.
Mặc dù KBNN Tu Mơ Rông đã nhận thức được tầm quan
trọng của việc giám sát chặt chẽ các hoạt động trong toàn hệ thống sê
góp phần vào việc thực hiện tốt các quy định đã đặt ra, tuy nhiên
trong thực tế thì hoạt động giám sát kiểm soát chưa được thực hiện
một cách thường xuyên, đồng bộ trong tất cả các đơn vị KBNN.
Việc giám sát kiểm soát được KBNN Tu Mơ Rông thực hiện
theo nguyên tắc là kiểm tra trước, trong và sau khi thực hiện công
việc. Tuy nhiên giai đoạn kiểm tra sau vẫn chưa được thực hiện đúng
mức và có phần đang bị coi nhẹ.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ
NƯỚC HUYỆN TU MƠ RÔNG
3.1. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC NHẬN DIỆN, PHÂN TÍCH VÀ
ĐÁNH GIÁ RỦI RO CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC
3.1.1. Giải pháp hoàn thiện về nhận dạng rủi ro
- Nâng cao nhận thức của toàn thể lãnh đạo, nhân viên
KBNN Tu Mơ Rông về nhận diện, rủi ro tiểm ẩn và rủi ro phát sinh
trong KSC thường xuyên NSNN. Lãnh đạo KBNN Tu Mơ Rông cần
phổ biến cho CBCC về quản lý rủi ro trong hoạt động của KBNN nói
chung, hoạt động chi thường xuyên NSNN nói riêng.
- KBNN Tu Mơ Rông cần rà soát và đề xuất bổ sung các quy

định pháp lý có liên quan nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của


19
hệ thống pháp luật. Nâng cao kỷ cương, kỷ luật tài chính đối với tất cả
các cấp, ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến NSNN.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin để
các cấp, các ngành, đơn vị có liên quan và tất cả CBCC KBNN Tu
Mơ Rông nhận thức đúng đắn và tầm quan trọng của nhận điện, đánh
giá rủi ro trong KSC thường xuyên NSNN.
3.1.2. Giải pháp hoàn thiện về phân tích và đánh giá rủi
ro
- Trong điều kiện các giao dịch liên quan đến chi thường
xuyên NSNN qua KBNN Tu Mơ Rông phát sinh ngày càng nhiều,
rủi ro ngày càng gia tăng. Để phân tích và đánh giá rủi ro cũng như
thiết kế các thủ tục kiểm soát nhằm giảm thiểu rủi ro liên quan đến
chi thường xuyên NSNN KBNN Tu Mơ Rông nên tổ chức riêng một
bộ phận (hoặc phân công một số cán bộ làm kiêm nhiệm ở bộ phận
thanh tra, kế toán, KSC) thực hiện chức năng phân tích, đánh giá rủi
ro đối với hoạt động KSC thường xuyên NSNN.
- KBNN Tu Mơ Rông cần rà soát, điều chỉnh và bổ sung quy
chế KSC cho phù hợp với điều kiện thực tế dựa trên cơ sở quy chế
của KBNN Trung ương. Việc áp dụng các quy chế, quy định do
KBNN Trung ương ban hành tại KBNN Tu Mơ Rông phải đáp ứng
được 3 nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc đầy đủ, nguyên tắc thống nhất
và nguyên tắc hiệu quả. Theo đó các quy trình nghiệp vụ phải thống
nhất, loại bỏ những nội dung công việc trùng lắp, không cần thiết.
Trong nội dung công việc cần có những ví dụ tình huống cụ thể để
tạo thuận lợi cho cán bộ KSC, dễ hiểu, dễ thực hiện.
- Nghiên cứu, xây dựng bảng trọng số rủi ro để đánh giá mức

độ rủi ro trong từng hoạt động cụ thể của từng loại hoạt động nghiệp
vụ, trong đó có kiểm soát hoạt động chi thường xuyên NSNN qua
KBNN. Xác định điểm số cụ thể cho từng nhân tố ảnh hưởng bị ảnh


20
hưởng, từ đó xác định cụ thể số điểm tổng cộng để đánh giá mức độ
rủi ro đối với từng loại hoạt động cụ thể của KBNN. KBNN thực
hiện chấm điểm cho từng nhân tố (bước) dựa trên các thông tin đã
thu được về nguy cơ rủi ro đối với từng bước để cho điểm từ 0 đến 3
(Ví dụ: 0: không có rủi ro; từ 0 đến 1: Rủi ro thấp; từ 1 đến 2: Rủi ro
trung bình; từ 2 đến 3: Rủi ro cao). Việc chấm điểm định kỳ hàng
tháng, hàng quý do KTT KBNN trực tiếp phụ trách căn cứ trên mức
điểm số theo từng tiêu chí.
- Nghiên cứu và xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng
KSC thường xuyên NSNN liên quan đến quy trình nghiệp vụ như:
các thông tin về số lượng các sai sót của hoạt động kiểm soát được
phát hiện sau khi rà soát lại các quy trình nghiệp vụ. Khả năng xảy ra
các loại sai sót tiềm ẩn và mức độ tác động khi xảy ra sai sót. Những
sai sót mà khả năng xuất hiện thấp và tác động ít đến đơn vị thì
không cần phải tiếp tục xem xét. Ngược lại, các sai sót với khả năng
xuất hiện cao và tác động lớn thì cần phải xem xét kỹ càng. Để đo
lường khả năng xảy ra của một sai sót, có thể dùng các chỉ tiêu định
tính như: cao, trung bình, thấp hoặc các cấp độ chi tiết khác.
- Định kỳ KBNN Tu Mơ Rông cần tổ chức đánh giá một
cách toàn diện các mặt hoạt động của KBNN trong đó tập trung vào
việc tìm ra các rủi ro tiềm ẩn. Tổng hợp các sai sót đồng thời thiết kế
xây dựng chương trình cảnh báo để hỗ trợ cho CBCC kiểm soát chi
thường xuyên NSNN nhận biết dấu hiệu cảnh báo đối với các hoạt
động có thể dẫn đến rủi ro. KBNN Tu Mơ Rông cần phải sinh hoạt

chuyên đề thường xuyên để CBCC nắm vững các nguy cơ rủi ro và
cách phân tích đánh giá rủi ro để có biện pháp phòng ngừa, xử lý
trong KSC thường xuyên NSNN.
- KBNN Tu Mơ Rông sẽ lập kế hoạch và đưa ra các quyết
định hoạt động, quản lý và chịu trách nhiệm đảm bảo hiệu quả hoạt


21
động KSC thường xuyên NSNN một cách phù hợp.
- KBNN Tu Mơ Rông sẽ phân định rõ trách nhiệm chính trong
việc giảm thiểu và quản lý các khu vực chứa nguy cơ rủi ro cao.
- Mỗi cán bộ quản lý hay nhân viên của KBNN Tu Mơ Rông
sẽ làm tất cả mọi việc trong phạm vi quyền hạn của mình để hỗ trợ
và tăng cường hiệu quả của quản lý rủi ro.
3.2. HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ
NƯỚC TU MƠ RÔNG
3.2.1. Giải pháp về quy chế kiểm soát chi NSNN
KBNN Tu Mơ Rông cần nghiên cứu kiến nghị với KBNN
cấp tỉnh, đề xuất lên Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi quy chế KSC
thường xuyên NSNN, nhằm khắc phục tình trạng cùng là khoản chi
thường xuyên nhưng một số khoản chi thiếu quy trình hoặc phải vận
dụng quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư gây khó khăn cho
cán bộ KSC thường xuyên NSNN trong khâu kiểm soát và hướng
dẫn thủ tục cho ĐVSDNS. KBNN Tu Mơ Rông căn cứ vào thực
trạng ở đơn vị để tham mưu cho KBNN tỉnh đề xuất Bộ Tài chính
ban hành văn bản hướng dẫn quy định thống nhất chế độ kiểm soát,
thanh toán các khoản chi NSNN thay thế cho Thông tư số
161/2012/TT- BTC ngày 2/10/2012 của Bộ Tài chính.
3.2.2. Giải pháp đối với chi thường xuyên ngân sách nhà

nước theo hình thức rút dự toán
Đối với chi thường xuyên NSNN theo hình thức rút dự toán,
cần tăng cường kiểm soát chặt chẽ một số khoản chi:
- Trường hợp mua sắm chi thường xuyên hoặc gói thầu mua
sắm chi thường xuyên có giá trị dưới 20.000.000 đồng (hai mưoi triệu
đồng): đơn vị lập và gửi KBNN bảng kê chứng từ thanh toán (không
phải gửi hợp đồng, hóa đơn, chứng từ liên quan đến khoản mua sắm


22
cho KBNN). KBNN thực hiện chi theo đề nghị của ĐVSDNS. Như
vậy ĐVSDNS không phải mang hồ sơ đến KBNN kiểm soát đôi khi
KBNN sẽ không kiểm soát được chính xác các khoản chi đó. Vì vậy,
KBNN Tu Mơ Rông cần quy định ĐVSDNS cần kê tên đơn vị hưởng,
tài khoản của đơn vị hưởng đến KBNN để KBNN có thể kiểm soát
chặt chẽ, giảm thiểu rủi ro đối với các khoản chi này.
- Đối với các khoản chi tiền lương: Để kiểm soát chặt chẽ
khoản chi tiền lương, KBNN Tu Mơ Rông cần đề nghị cấp có thẩm
quyền xem xét lại quy định về hồ sơ chi lương của đơn vị giao dịch
gửi ra KBNN theo hướng: Hồ sơ để chi lương các đơn vị cần gửi
“danh sách những người hưởng lương” của đơn vị và có xác nhận
của cơ quan quản lý biên chế, quỹ lương (cơ quan nội vụ hoặc cấp
trên trục tiếp của đơn vị).
3.2.3. Giải pháp đối với các khoản chi theo hình thức lệnh
chi tiền
Việc KSC thường xuyên hiện nay do 2 cơ quan đảm nhiệm:
Cơ quan KBNN KSC thường xuyên bằng dự toán và cơ quan tài
chính KSC thường xuyên bằng lệnh chi tiền nên chưa thật đảm bảo
đúng theo quy định KSC NSNN của KBNN theo luật NSNN (Theo
Luật NSNN, KBNN thực hiện kiểm soát, thanh toán các khoản chi

thường xuyên NSNN; cơ quan tài chính chịu trách nhiệm giám sát,
kiểm tra việc chi tiêu các khoản chi thường xuyên NSNN).
Nhằm tháo gỡ vướng mắc về một số khoản chi theo quy định
phải đưa vào dự toán của ĐVSDNS, nhưng cơ quan tài chính lại cấp
bằng lệnh chi tiền gây khó khăn cho công tác tổ chức thực hiện.
Vì vậy cần có quy định trách nhiệm của cơ quan tài chính
chịu trách nhiệm kiểm soát đối với các khoản chi theo hình thức lệnh
chi tiền, đồng thời để KBNN KSC thường xuyên NSNN có hiệu quả.
3.2.4. Giải pháp đối với quy trình giao dịch một cửa


23
Quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24/11/2009 của KBNN
về thực hiện Quy chế một cửa trong KSC NSNN nhằm tăng cường
cải cách thủ tục hành chính trong TTKS chi NSNN. Theo đó, mỗi
GDV là “một cửa”, trừ trường hợp có thanh toán bằng tiền mặt, trong
đó người tiếp nhận hồ sơ cũng chính là người xử lý công việc cho
đơn vị giao dịch đảm bảo thủ tục đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ
sơ, chứng từ, trách nhiệm kiểm soát.
Lãnh đạo KBNN Tu Mơ Rông cần quan tâm đến chất lượng
đội ngũ cán bộ thực hiện cơ chế một cửa. Yêu cầu cán bộ làm công
tác kiểm soát một cửa phải tinh thông nghiệp vụ, phải nắm rõ các
quy định chế độ tiêu chuẩn, định mức do các cấp có thẩm quyền ban
hành để kiểm soát chi có hiệu quả và để trả lời, giải thích cho
ĐVSDNS nắm rõ thực hiện đúng quy định.
3.3. HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT KIỂM SOÁT
CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
- KBNN Tu Mơ Rông cần tăng cường triển khai giám sát
thường xuyên bằng việc thành lập tổ chuyên môn thực hiện chức
năng tư vấn của kiểm soát nội bộ.

- Cần tăng cường công tác tự kiểm tra, giám sát của CBCC
thực hiện KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Tu Mơ Rông, thành
lập tổ tự kiểm tra tài chính nội bộ thực hiện chức năng giám sát hoạt
động KSC dưới sự chỉ đạo, giám sát trực tiếp của lãnh đạo Kho bạc.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiềm tra đối với KSC
thường xuyên NSNN tại KBNN.
- Ban lãnh đạo KBNN Tu Mơ Rông cần quan tâm hơn đến
việc tiếp nhận các ý kiến phản hồi của các đơn vị giao dịch về hoạt
động, thủ tục chi thường xuyên NSNN, về CBCC thực hiện kiểm
soát để điều chỉnh và có những giải pháp phù hợp.
- Định kỳ Ban lãnh đạo KBNN Tu Mơ Rông cần phải phân


×