Kế hoạch tổ chức hoạt động nhận thức
Đề tài: Ai Nhanh Trí
Lớp: Mầm
1. Muc đích yêu câu.
- Cháu nhớ và nói đúng tên các hình: hình tròn; hình tam giác; hình
vuông.
- Cháu biết được tính chất đặc trung của các hình: hình tròn lăn
được; hình vuông và tam giác không lăn được.
- Cháu biết cách sờ cạnh của các hình. Ôn kỹ năng lăn các hình.
- Cháu nói được các thuật ngữ: lăn được, không lăn được, có góc có
cạnh, không có góc, không có cạnh.
- Phát triển óc quan sát và thao tác tư duy so sánh cho trẻ
- Rèn cho cháu thói quen ngồi học ngay ngắn.
2. Chuẩn bị.
- Tranh vẽ xe buýt có gắn bánh rời( bánh hình tam giác và hình tròn)
- Cô: môt số hình vuông, tròn, tam giác và môt cái túi.
- Một số vòng thể dục
- Trẻ: mỗi trẻ 3 hình ( tròn, vuông, tam giác)
3. Phương pháp-Biện pháp:
- PP làm mẫu, thực hành, luyện tập và BP đàm thoại.
4. Cách Tiến Hành.
a. Hoạt động 1: Bé Khám Phá
- Cô kể chuyện về chuyến du lịch của gia đình gà và tạo tình
huống xe không chạy được và hỏi trẻ:
- Con thử nhìn xem vì sao mà xe lại không chạy được?( vì bánh
xe là hình tam giác)
- Tại sao bánh xe hình tam giác lại không chạy được? ( vì nó có
cạnh có góc)
- Ai lên chỉ cho cô đâu là cạnh và góc của hình tam giác? ( nếu
trẻ chỉ chưa đúng cô làm mẫu lại và cho trẻ chỉ cùng cô luôn)
- Bây giờ lớp mình cùng lăn thử xem có đúng là hình tam giác
không lăn được không nha.( cô cho trẻ ôn kỹ năng lăn)
- Vậy để xe chạy được mình sẽ phải làm như thế nào bây giờ?
( trẻ tư nêu ý kiến của mình)
- Tương tự hình tròn cũng cho trẻ lăn, sờ để nhận ra tính chất của
hình là lăn được vì không có góc, không có cạnh.
- Cô kể tiếp chuyện là các bạn ngôi trên xe bị gió thổi vào rất là
lạnh nhưng xe lại không có cửa xổ.
- Theo các con mình sẽ làm gì để cho các bạn gà không bị gió
thổi nữa?
- Cho trẻ chọn hình gắn vào cửa xổ. thế cửa xổ của xe buýt có
dạng hình gì? Theo con hình vuông lăn đuôc hay kgo6ng lăn
được? vì sao? ( cô cho trẻ lăn và sờ thư luôn)
Cô chốt lại: các con vừa được học và chơi với các hình vậy ai nhắc
lại cho cô xem hình tròn có lăn được không? Vì sao? Còn hình nào
không lăn được? vì sao?
b. Hoạt Động 2: Thử Tài Của Bé
- cô cho trẻ chơi trò chơi chiếc túi kỳ diệu trẻ sẽ thò tay vào túi
và lấy hình theo yêu cầu của cô.( trẻ không được nhì vào túi)
- ở lần chơi kế tiếp cô nâng cao yếu cầu là cô sẽ nói thâm tên
hình trẻ nhìn miệng cô để đoán tên hình sau đó mới lên chọn
hình trong túi.
c.Hoạt Động 3: Ai Nhanh Hơn.
- Cô chia trẻ thành 2 nhóm thi bật lên trên bảng và nối các đồ
dùng có hình dạng tương ứng đúng với hình. Độị nào nối đúng
và nhanh thì đội đó chiến thắng.
Kết thúc :Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
Ba cô tiên
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Hiểu ý nghĩa của chuyện cổ tích: sự hiếu thảo của cậu bé Tí Hon đã
được Ba Cô Tiên đền đáp .
- Nắm được trình tự diễn tiến câu chuyện qua phần đàm thoại và thể
hiện lời thoại của các nhân vật .
- Rèn kỹ năng bôi hồ và dán đúng vào chỗ qui định, luyện sự khéo léo
của các ngón tay và óc thẩm mỹ .
- Phát triển khả năng quan sát, trí nhớ có chủ định , ngôn ngữ văn học,
cảm xúc , tưởng tượng sáng tạo .
- Giáo dục trẻ sự chăm chỉ trong công việc và tấm lòng hiếu thảo với ba
mẹ.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh minh họa câu chuyện hay tranh phông và nhân vật rời, rối “bé tí
hon” …
- Các hình vẽ sẵn trên giấy rời , bút màu, giấy màu cắt sẵn và hồ dán
cho trẻ …
- Cho trẻ nghe qua câu chuyện 1, 2 lần …
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
- Cho trẻ hát và vận động minh họa theo bài hát “Cả nhà thương nhau”
…
- Cô cầm rối “Bé tí hon” và giả giọng nói với trẻ:
“ Các bạn biết mình là ai không? Mình là cậu bé Tí Hon đây! Các
bạn thấy mình mặc chiếc áo này
đẹp không? Ba Cô Tiên đã cho mình đấy! Ba Cô Tiên còn cho ba
mẹ mình nhiều thứ lắm! Các bạn
có biết Ba Cô Tiên ở đâu không? Các bạn hãy cùng mình bước vào
thế giới truyện cổ tích nhé!”
- Cô kể cho trọn vẹn câu chuyện ( minh họa tuỳ ý )
- Hỏi trẻ: “ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
* Hoạt động 2:
- TC “ Đàm thoại cùng nhân vật ”: cô chia trẻ ra theo 2 tuyến nhân vật
( cậu bé Tí Hon, Ba Cô Tiên )
- Cô đàm thoại với trẻ theo trình tự câu chuyện:
+ Vì sao mọi người gọi là cậu bé Tí Hon?
+ Hồn cảnh nhà của Tí Hon thế nào?
+ Tí Hon đã xin làm gì để giúp bố mẹ? … Tí Hon có làm được
không?
+ Tí Hon gặp Ba Cô Tiên ở đâu? …
- Cô ø cùng với trẻ nói lời thoại của các nhân vật theo trình tự của lời
đối thoại …
+ Ba Cô Tiên có ở lại với gia đình cậu bé Tí Hon không?
+ Vì sao cậu bé Tí Hon lại được thưởng những điều ấy?
GD trẻ ý thức chăm chỉ trong công việc, lòng hiếu thảo với ba mẹ
bằng các công việc cụ thể như: đi
học đều, vâng lời cô, chú ý học hành, giúp đỡ ba mẹ
* Hoạt động 3:
- Cô nói với trẻ :
+ Các bạn ơi! Bé Tí Hon đã trở thành người lớn rồi phải không?
+ Hãy giúp bé Tí Hon cám ơn ba Cô Tiên đi ! … Cám ơn bằng
cách nào bây giờ ? ”
- Gợi ý trẻ tô màu hay dán áo cho “ Ba cô tiên ” : cho trẻ xem hình các
cô tiên chưa có áo hay áo chưa có màu, gợi ý trẻ tô màu áo cho ba cô
tiên theo đúng màu sắc trong truyện kể …
- Khuyến khích trẻ sáng tạo theo cảm xúc cá nhân : vẽ thêm các chi
tiết phụ ( nút áo, dây đai , đường
viền xung quanh … )
Chủ đề: Gia đình bé yêu
Đề tài: Bà của bé
Nhóm lớp: Mầm
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả.
- Đọc thuộc thơ, trả lời một số câu hỏi của bài thơ, cảm nhận được âm điệu của bài
- Trẻ biết yêu quý bà
II. Chuẩn bị:
- Đĩa nhạc có bài hát “Hát tổ ấm gia đình”, tranh thơ, vẽ ngôi nhà minh họa bài thơ
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Bà của bé
Hát và kết hợp vận động “Cháu yêu bà”
Trò chuyện về bài hát, về bà của bé.
Gợi ý để trẻ tả về bà và nói lên tình cảm yêu thương đối với bà.
Dạy trẻ về bà nội và bà ngoại.
2. Hoạt động 2: Thăm nhà bà
Cho trẻ xem tranh minh họa bài thơ và giới thiệu với trẻ về bài thơ.
Cô vừa đọc bài thơ gì?
Do ai sáng tác?
Bài thơ nói lên điều gi?
Bạn nhỏ đến tham nhà bà có bà ở nhà không? (đọc 02 câu đầu)
Bạn nhỏ thấy gì? (đọc 04 câu tiếp)
Đàn gà đang làm gì?
Tình cảm của bạn nhỏ đối với đàn gà ngư thế nào ? (đọc những câu cuối)
Các con có yêu quý đàn gà không?
3. Hoạt động 3: Bé đọc thơ hay
Các con hãy thể hiện tình cảm của mình qua bài thơ “Thăm nhà bà” nhé! (cả lớp
đọc 2 -3 lần)
Thi đua giữa các nhóm bằng nhiều hình thức khác nhau.
Cả lớp đọc lại bài thơ 01 lần nữa.
Kết thúc
Chủ đề: Gia đình bé yêu
Đề tài: Bé làm họa sĩ
Nhóm lớp: Mầm
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết dán ngôi nhà theo mẫu của cô
- Rèn cho trẻ kỹ năng khéo léo, thẩm mỹ.
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia với tiết học
II. Chuẩn bị:
- Hình vuông (HV) màu vàng, hình tam giác màu đỏ, HCN màu xanh, HV màu
xanh, hồ dán, đĩa nhạc “Ngôi nhà của tôi”
- Mẫu giống cô nhưng kích thước nhỏ hơn, đủ đồ dùng cho mỗi trẻ, hồ dán khăn
lau
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Ngôi nhà của bé
Hát “Ngôi nhà của tôi” và kết hợp vận động
Các con vừa hát bài hát nói về gì? (trẻ trả lời về ngôi nhà)
Các con a! ai cũng có một ngôi nhà riêng mình phải không nào? ở đó có ai ? (cả lớp nói
có ba, mẹ, ông, bà đều sống rất hạnh phúc và vui vẽ).
Vậy gia đình có ba, mẹ, ông, bà chung sống là gia đình như thế nào? (gia đình có 03 thế
hệ)
Thế ai kể về gia đình của mình nào?. Gọi 3-4 trẻ kể về gia đình
Gia đình con như thế nào? (có ba, mẹ và con) gia đình ít con.
Gia đình con có ai? (ba, mẹ, anh, chị, em) gia đình đông con
Các con ạ! khi cô và các con đang sống trong gia đình đầm ấm trong những ngôi nhà đẹp
khang trang, thì những bạn nhỏ ở Phú Yên bị bảo lụt cuốn mất nhà cửa, chia sẽ tình
thương với các bạn. Cô Loan sẽ dán tặng các bạn ngôi nhà thật đẹp nhé!
2. Hoạt động 2: Bé làm họa sĩ
Cô hướng dẫn trẻ dán ngôi nhà của mình từ các dạng hình hình học. (hướng dẫn từng
thao tác, có thể cho trẻ xem tranh mẫu của cô)
Trò chuyện với trẻ về ngôi nhà trẻ dự định thực hiện: về kích thước, hình dáng, màu
sắc.v.v.v
Gợi ý để trẻ có những sáng tạo trong việc xé dán và trang trí ngôi nhà.
Trẻ thực hiện.
3. Hoạt động 3: Ngôi nhà nào xinh nhất
Chủ đề: Gia đình bé yêu
Đề tài: Cả nhà thương nhau
Nhóm lớp: Mầm
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả.
- Hát đúng lời, đúng nhạc
- Rèn sự nhanh nhạy của trẻ, giúp trẻ cảm thụ âm nhạc tốt.
- Giáo dục biết yêu thương những người thân trong gia đình.
- Trẻ biết hứng thú nghe cô hát và hát cùng cô
II. Chuẩn bị:
- Đàn, nhạc, đĩa có bài hát “Cả nhà thương nhau”, “Vì con”
- Vòng nhựa.
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Cả nhà thương nhau
Cô giới thiệu bài hát: cả nhà thương nhau.
Cô hát lần 1 vui vẽ tự nhiên, thể hiện được tình cảm của bài hát
Giới thiệu nội dung bài hát, bài hát thể hiện tình yêu thương của gia đình khi cả
nhà rất yêu thương nhau
Cô hát lần 2
Trẻ hát: cả lớp hát từ 2- 3 lần, thi đua giữa các nhóm, cô động viên và sửa sai cho
trẻ, hỏi lại trẻ tên bài hát
2. Hoạt động 2: Nghe hát: vì con
Ba mẹ là người sinh ra các con luôn yêu thương, chăm sóc che chở cho con khôn
lớn thành người,
Bài hát Vì con, nhạc sỹ
Mà hôm nay cô sẽ hát tặng các con !
Cô hát 1 -2 lần
Cho trẻ nghe băng nhạc
Cô múa cho trẻ xemCả lớp hát múa theo cô
3. Hoạt động 3: Ai nhanh nhất
Cô giới thiệu tên trò chơi, phổ biến cách chơi luật chơi
Cô cho trẻ chơi 3 -4 lần
Cô động viên trẻ chơi vui vẽ
Kết thúc
Cô hướng dẫn các nhóm trưng bày tranh của nhóm mình và cả lớp cùng đi tham qua các
nhóm tranh trưng bày.
Kết thúc
Cô bé Quàng Khăn Đỏ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Hiểu nội dung truyện , nhớ trình tự phát triển câu chuyện và ý nghĩa
giáo dục của truyện : lòng hiếu
thảo và sự vâng lời .
- Bộc lộ cảm xúc cá nhân một cách chân thực, hồn nhiên qua TC “Bắt
chước giọng nói các nhân vật”
- Rèn kỹ năng nặn cơ bản : xoay tròn, lăn dài, ấn bẹp, làm láng …
- Phát triển trí nhớ có chủ định, ngôn ngữ văn học , khả năng chú ý,
cảm xúc, tưởng tượng thẩm mỹ .
- Giáo dục trẻ biết vâng lời ba mẹ, vâng lời người lớn.
II. CHUẨN BỊ :
- Cho trẻ làm quen với câu chuyện : cô kể hay cho trẻ nghe máy …
- Tranh minh họa câu chuyện, mũ mặt nạ cô bé Quàng Khăn Đỏ để
giới thiệu …
- Nhạc nền bài “ Em biết vâng lời mẹ dặn ” , đất nặn và bảng cho trẻ
hoạt động .
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
- TC “ Bạn ơi hãy làm” : cô cho trẻ thực hiện các động tác cùng với
cô, sau đó cho trẻ quay mặt ra
hướng khác để cô hóa trang thành cô bé Quàng Khăn Đỏ ( cô đeo mặt
nạ và quàng khăn đỏ lên đầu )
- Cô cho trẻ quay lại và trò chuyện với trẻ:
+ Các bạn có biết tôi là ai không?
+ Tại sao các bạn lại nghĩ tôi là cô bé Quàng Khăn Đỏ?
+ Hôm nay tôi sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện tôi mang bánh
đến thăm bà như thế nào nhé!
- Cô kể chuyện cho trẻ nghe với vai cô bé quàng khăn đỏ ( trực quan
tuỳ ý )
TC “Dung dăng dung dẻ” ( cô bỏ đồ hóa trang ra ) …
* Hoạt động 2:
- Cô hỏi trẻ:
+ Các bạn vừa nghe cô kể câu chuyện gì ?
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Cô chia trẻ làm 2 nhóm theo 2 tuyến nhân vật:
+ Nhóm bạn trai đóng vai chó sói ( giả bà ngoại )
+ Nhóm bạn gái đóng vai cô bé Quàng Khăn Đỏ.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi TC “ Bắt chước giọng nói nhân vật ” với lời
dẫn truyện tóm tắt :
“ Mẹ cô bé Quàng Khăn Đỏ làm bánh đưa cho cô bé mang đi biếu bà
ngoại. Trên đường đi, vì mải chơi quên lời mẹ dặn, nên cô bé Quàng
Khăn Đỏ gặp chó sói .
+ Chó sói hỏi làm sao? Cô bé trả lời thế nào? …
“ Và thế là chó sói chạy một mạch đến nhà bà ăn thịt bà Nhưng cô
bé Quàng Khăn Đỏ có biết
không? …”
+ Cô bé đến trước nhà bà ngoại rồi đấy, bé làm gì nhỉ? … Bé gọi
bà đi! …
+ Ô! Cửa nhà bà không đóng. Chắc bà quên đóng cửa rồi. Bé
Quàng Khăn Đỏ vào nhà và thấy
bà lạ quá! Cô bé nói làm sao nhỉ? …
+ Cô cùng với trẻ giả giọng của các nhân vật đối đáp với nhau …
Mở nhạc bài hát " Em biết vâng lời mẹ dặn "
* Hoạt động 3:
- Gợi ý cho trẻ giúp cô bé quàng khăn đỏ làm bánh đi biếu bà
- Nhắc lại các kỹ năng nặn cơ bản:
+ Nặn bánh tròn thế nào? … Làm sao để bánh đẹp và trông
thật ngon mắt?
+ Những loại bánh nào có dạng dài? … Nặn bánh quế thế nào
nhỉ ?
- Có thể cho trẻ xem vài mẫu nặn của cô và gợi ý cách thực hiện …
- Tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm, khuyến khích trẻ sáng tạo
theo tưởng tượng và cảm xúc thẩm mỹ của trẻ …
Dán hoa tặng mẹ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Nhận biết ngày lễ 8/ 3 với lời hát ngắn gọn và giai điệu nhẹ nhàng của
bài hát “ Quà 8 - 3 ”.
- Đọc thuộc bài thơ, thể hiện được tình cảm qua nội dung bài thơ, biết
ngắt nhịp và thay đổi ngữ điệu giữa các câu thơ phù hợp với nội dung bài
thơ.
- Luyện kỹ năng bôi hồ và dán vào đúng chỗ trong tấm thiệp, rèn khiếu
thẩm mỹ trong tạo hình
- Phát triển trí nhớ có chủ định, ngôn ngữ vănhọc, tư duy, óc tưởng
tượng sáng tạo trong nghệ thuật
- Giáo dục trẻ tình cảm đối với bà, với mẹ, với cô giáo.
II. CHUẨN BỊ :
- Làm quen với bài thơ “ Dán hoa tặng mẹ ” ,bài hát “ Quà 8 / 3 ” …
- Tranh minh họa bài thơ, một số hình tròn hay bông hoa cắt sẵn …
- Những tấm thiệp in sẵn khung và có sẵn bố cục ( vẽ hay dán cành
cây , thân cây … )
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
- Cô cho trẻ quan sát tranh chủ đề và trò chuyện với trẻ về hình ảnh
trong tranh:
+ Theo các bạn đó là hình ảnh của ai?
+ Bạn nhỏ ấy đưa cho mẹ cái gì vậy nhỉ ?
- Cô giới thiệu bài thơ “ Dán hoa tặng mẹ” của Khải Minh , cô đọc cho
trẻ nghe …
- Khuyến khích trẻ đọc theo cô vài lần cho thuộc bài thơ …
- Trò chuyện với trẻ:
+ Bạn nhỏ đã tặng mẹ món quà gì vậy?
+ Vì sao bạn nhỏ ấy lại tặng quà cho mẹ nhỉ ?
+ Ngày 8 / 3 là ngày lễ gì vậy?
À! Đó là ngày lễ "Quốc tế Phụ nữ" , ngày lễ của bà, của mẹ và của
các cô Chắc hẳn trong
ngày đó mẹ của các bạn rất vui, và niềm vui ấy càng nhiều hơn khi đứa
con của mình biết làm quà
để tặng mẹ …
- Cô gọi từng nhóm đọc thơ , luyện đọc thơ diễn cảm …
* Hoạt động 2:
- Cô gợi ý cho trẻ làm thiệp tặng mẹ : dán những bông hoa cắt sẵn hay
dán những vòng tròn và xé
dán cánh hoa …
+ Hướng dẫn trẻ dán vào đúng theo bố cục của tấm thiệp mà cô định
sẵn …
( cô vẽ hay dán sẵn cây hoa hay cành hoa vào tấm thiệp … )
+ Chú ý kỹ năng bôihồ vào mặt trái và dán đúng vào chỗ qui định
cho chính xác …
- Động viên trẻ làm thật đẹp để đem về tặng mẹ … dạy trẻ lời chúc
mừng mẹ nhân ngày lễ 8/3 …
* Hoạt động 3 :
- Cô mở nhạc cho trẻ hát theo bài hát “Quà 8 - 3” của Nhạc sĩ Hồng
Long …
- Cô cho cả lớp cùng hát với cô vài lần cho thuộc bài hát , chú ý sửa sai
nhịp điệu của bài hát …
- Trò chuyện cùng trẻ :
+ Đố các bạn, mẹ và cô giáo thích nhất món quà gì nơi các bạn?
+ Bạn nào có thể làm được món quà ấy ?
- Cho trẻ hát và vận động minh họa theo cảm xúc …
Đi học về
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Hát đúng giai điệu lời ca, hiểu ý nghĩa nội dung bài hát : bé ngoan
lễ phép .
- Nghe cô hát , bộc lộ cảm xúc hồn nhiên, vui tươi với phần đệm
phụ họa theo cô .
- Rèn kỹ năng vận động minh họa , nếp biểu diễn văn nghệ trong lớp
.
- Phát triển tai nghe âm nhạc và khả năng cảm thụ âm nhạc, trí nhớ,
ngôn ngữ , sáng tạo thẩm mỹ.
- Giáo dục trẻ thói quen lễ phép : biết chào hỏi , dạ thưa .
II. CHUẨN BỊ :
- Đàn organ, máy cassette, băng hay đĩa nhạc có các bài hát theo
chủ đề …
- Cho trẻ làm quen với nếp biểu diễn, cách sử dụng nhạc cụ, đồ hóa
trang …
III. HƯỚNG DẪN:
* Hoạt động 1:
- Mở nhạc cho trẻ hát theo cô bài “Lời chào buổi sáng” …
- Trò chuyện với trẻ : “ Buổi sáng đi học, các bạn chào ai?
Chiều về các bạn có chào không? ”
- Giới thiệu bài hát “Đi học về” , nhạc và lời của Hồng Long - Hồng
Lân
- Cô hát cùng với đàn hay nhạc đệm … hỏi lại trẻ tên bài hát …
- Cô hát cho trẻ nghe lần nữa, khuyến khích trẻ hát theo cô , sau đó
trò chuyện với trẻ :
+ Bạn nhỏ đã làm gì khi đi học về?
+ Vì sao bạn ấy được ba mẹ khen?
+ Các bạn có thích được ba mẹ khen không?
+ Muốn được khen thì phải làm gì?
+ Khi đến lớp thì biết chào ai? Khi được ba mẹ đến đón thì
phải làm sao?
- Tổ chức cho trẻ luyện tập : hát chung, hát theo nhóm ( kết hợp với
vận động minh họa … )
* Hoạt động 2:
- Cô giới thiệu bài hát “ Con chim vành khuyên” của Nhạc sĩ
Hồng Vân và hát cho trẻ nghe …
- Trò chuyện với trẻ về nội dung của bài hát:
+ Vì sao chim vành khuyên có dáng trông thật ngoan ngỗn?
+ Chim vành khuyên biết chào ai? … Và chào thế nào?
- Cô hát lại cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ hát phụ hoạ với cô theo
những lời chào kết hợp với cử điệu minh họa: gật đầu, khoanh tay ,
nhún chân…
- Cô có thể mở nhạc và cùng với trẻ vận động minh họa theo bài
hát …
* Hoạt động 3:
- Cho trẻ di chuyển đến “ Sân khấu ” của lớp với lời chào mời của
Hội thi “ Hát về gia đình ” …
- Cô gợi ý cho trẻ nhớ lại các bài hát theo chủ đề , những bài trẻ đã
biết, đã nghe…
- Nhắc lại nếp biểu diễn trên sân khấu: cách đi lên đi xuống thế nào
cho lịch sự , chào khán giả … và khán giả vỗ tay tán thưởng sau khi
xem biểu diễn của bạn mình …
- Cô sử dụng phần nhạc đệm trong máy hay đàn cho trẻ hát , cho trẻ
tự do sử dụng đồ hố trang hay nhạc cụ âm nhạc để gõ đệm …
- Cô gọi từng nhóm hay từgn cá nhân tuỳ theo khả năng của trẻ,
khuyến khích trẻ tự giới thiệu phần biểu diễn của mình …
Đồ dùng có đôi
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Khám phá những đồ dùng có đôi quen thuộc với bé: đôi dép, đôi
giày, đôi vớ, đôi găng tay …
- Xác định công dụng và chức năng sử dụng của từng loại đồ dùng
trong cuộc sống.
- Phân biệt và sắp xếp từng loại cho thành đôi, rèn cho trẻ thói quen
mang dép đúng.
- Phát triển tư duy ngôn ngữ , chú ý, ghi nhớ có chủ định và óc
tưởng tượng phong phú.
- Giáo dục trẻ chú ý thực hiện theo các yêu cầu của cô.
II. CHUẨN BỊ :
- Một số đồ dùng của trẻ: dép, giày, vớ, bao tay bằng len , găng tay
…
- Các đồ dùng từng đôi đủ loại cho trẻ hoạt động …
III. TIẾN HÀNH :
* Hoạt động 1:
- TC “Những chiếc dép tìm đôi” :
+ Cô để sẵn những chiếc dép, giày, guốc của trẻ trên sàn …
+ Gọi một số trẻ lên tìm những chiếc còn lại cho thành đôi …
- Trò chuyện với trẻ:
+ Các bạn đã tìm đúng chưa? … Vì sao gọi là đôi dép?
+ Một đôi dép có mấy chiếc dép? … Hai chiếc dép có giống
nhau không?
+ Chiếc dép nào mang cho chân phải? … Chiếc dép nào mang
cho chân trái?
+ Các bạn mang dép để làm gì? ( để giữ sạch đôi bàn chân )
+ Người ta thường mang giày đi đâu? ( đi chơi xa, đi dự lễ, dự
tiệc … )
- Cô yêu cầu trẻ: “ Hãy tìm những đồ dùng có đôi! ” ( cho trẻ đến
lấy ở bàn cô để sẵn … )
- Cho trẻ gọi tên những đồ dùng mà trẻ tìm được: đôi găng tay, bao
tay , đôi vớ …
- Đàm thoại với trẻ về công dụng của từng loại đối tượng:
+ Khi nào thì mang găng tay ( bao tay )? … Mang găng tay để
làm gì ?
+ Các bạn mang vớ vào lúc nào? … Người ta thường mang vớ
chung với gì ? ( chung với giày )
+ Khi mang vớ, bạn cảm thấy đôi chân thế nào? … Vì sao?
+ Những loại đồ dùng có đôi này giúp gì cho bạn? ( bảo vệ
đôi tay, đôi chân … )
* Hoạt động 2:
- TC “ Tìm bạn ” : cô giới thiệu những chiếc bao tay, vớ, dép,
guốc, giày đủ loại …
+ Yêu cầu trẻ : sắp xếp mỗi loại lại cho thành đôi …
+ Cách chơi: cô chia trẻ thành nhiều nhóm nhỏ, giao cho mỗi
nhóm một số ĐD giống nhau …
- Cô quan sát, gợi ý cho trẻ thực hiện , cho trẻ gọi tên từng loại đồ
dùng đã xếp …
* Hoạt động 3:
- TC “ Hãy mang dép cho đúng ” :
+ cô cho trẻ ngồi theo từng nhóm tổ theo đội hình vòng tròn
+ những đôi dép mang trong lớp để ở giữa vòng …
- Cô yêu cầu trẻ tìm dép để mang vào chân cho đúng thành đôi …
- Kiểm tra lại kết quả gợi ý cho trẻ tự đổi dép cho nhau cho đúng …
Gia đình mến thương
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết nhận xét mối quan hệ của những người trong bức ảnh chụp
gia đình theo quan sát của trẻ
- Làm quen với kích thước cao thấp qua hình ảnh: bé và mẹ, bé và
ba, bé với anh (chị )
- Luyện KN tô màu chi tiết nhỏ qua phần thực hành bài tập trong
tập TH & KP của trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ, trí nhớ có chủ định, óc quan sát và tư duy
trực quan.
- Giáo dục trẻ ý thức trong việc ăn uống để mau lớn và khoẻ mạnh.
II. CHUẨN BỊ :
- Trò chuyện với trẻ về những bức ảnh chụp gia đình : sưu tầm
trong ảnh lịch hay báo ảnh , hay sử
dụng những sản phẩm của hoạt động trước ( lấy Album gia đình
bé )
- Băng nhạc , máy cassette , và một số bài hát theo chủ đề…
III. TIẾN HÀNH :
* Hoạt động 1 :
- Cô mở nhạc cho trẻ nghe bài hát “Ba ngọn nến lung linh” :
khuyến khích trẻ hát theo nhạc …
- Trò chuyện với trẻ :
+ Trong bài hát nói về những ai ? ( ba, mẹ và con )
+ Gia đình ấy có mấy người ? … Hãy tìm cho cô những ảnh
chụp về gia đình!
- Cô chọn một bức ảnh to nhất cho trẻ quan sát:
+ Hãy nhìn xem trong bức ảnh này có phải là một gia đình
chưa?
+ Còn thiếu ai nữa mới đủ? ( thiếu ba hay thiếu mẹ … )
+ Một gia đình đầy đủ thì phải có những ai?
- Gợi ý cho trẻ so sánh chiều cao của 2 người trong ảnh:
+ Các bạn nhìn thấy ai cao hơn? … Ai thấp hơn?
+ Đến khi nào thì bé cao bằng ba ( mẹ ) ?
+ Muốn mau lớn thì phải thế nào?
* Hoạt động 2 :
- TC “Kết nhóm gia đình ”: cô yêu cầu trẻ kết nhóm thành gia đình
có đủ ba, mẹ và con …
- Hướng dẫn trẻ cùng chọn bạn để kết nhóm sao cho chiều cao xứng
hợp : ba , mẹ cao hơn con …
- Có thể chọn trước một nhóm để cho trẻ quan sát, hỏi trẻ:
+ Xem gia đình này thế nào? … Gia đình có mấy người đây?
+ Ai có thể đóng vai ba? … Ai dóng vai mẹ? … Bạn đóng vai
con có hợp không?
- Cho trẻ kết nhóm vài lần, gợi ý cho trẻ tự xưng vai sau mỗi lần kế
nhóm …
* Hoạt động 3 :
- Cô tổ chức cho trẻ chơi đóng vai với TC “ Gia đình mến thương” …
- Gợi ý cho trẻ về ngôn ngữ vai và hành động vai:
+ Ba mẹ phải xưng hô với con cái thế nào?
+ Làm con hiếu thảo vâng lời ra sao?
- Cho trẻ tự lựa chọn nội dung chơi: ba mẹ mừng SN con, ba mẹ dẫn
con đi chơi, mẹ dẫn bé đi học, ba dắt bé đi siêu thị …
Chủ đề: Gia đình bé yêu
Đề tài: Những người thân trong gia đình
Nhóm lớp: Mầm
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết trò chuyện cùng cô về ngôi nhà của mình.
- Biết tên và mối quan hệ những người thân trong gia đình
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia với tiết học
II. Chuẩn bị:
- Đĩa nhạc “Ngôi nhà của tôi”, “Ba ngon nến”
- 02 bức tranh về gia đình
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Ngôi nhà của bé
Hát và kết hợp vận động “Ngôi nhà của tôi”
Các con vừa hát bài hát nói về gì? (trẻ trả lời về ngôi nhà)
Các con a! ai cũng có một ngôi nhà riêng mình phải không nào?
Cô cũng có 01 ngôi nhà rất đẹp có chồng và con của cô sống vô tư, vui vẽ và hạnh phúc
Vậy ại sẽ kể về ngôi nhà của mình? nhà cuả con như thế nào?
Gọi 2 – 3 trẻ kể về ngôi nhà của mình
Các con ạ! ngôi nhà là nơi sum họp cả gia đình đúng không nào? mọi người trong gia
đình phải yêu thương lẫn nhau.
2. Hoạt động 2: Gia đình bé có ai?
Hôm nay cô có 1 bức tranh về gia đình của một bạn trong lớp mình, muốn kể cho lớp
mình nghe đấy các con cùng xem bức tranh gia đình bạn gồm có những ai nhé,!
gia đình ít con
Bố mẹ đang làm gì?, Em bạn đang làm gì?, mọi người như thế nào với nhau ?
Tương tự cho trẻ xem tranh khác, để trẻ so sánh được 02 gia đình đông con - ít con.
Các con được xem bức tranh 2 gia đình.
Vậy ai kể về gia đình của mình nào?
Gia đình con có ai?, bố mẹ là công việc gì?, mọi người như thế nào với nhau? vì sao mọi
người phải sống chung với nhau trong một gia đình.
Tương tự gọi 3-4 trẻ kể về người thân trong gia đình mình.
Các con ạ! mọi người khi sống dưới một mái ấm gia đình gắn bóng chung cùng huyết
thống, mọi người phải yêu thương nhau! các con có đồng ý với cô không nào!
3. Hoạt động 3: Vẽ người thân trong gia đình
Trẻ vẽ người thân yêu nhất trong gia đình trẻ.
Mở nhạc: 3 ngọn nến lung linh
Kết thúc
Ngôi nhà của bé
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhận biết ngôi nhà là nơi dành cho gia đình bé ở và
sinh hoạt hằng ngày.
- Hát thuộc lời hát, đúng giai điệu, thể hiện nét sinh
động qua động tác minh họa nhịp nhàng.
- Luyện kỹ tô màu theo từng mảng nhỏ trong hình vẽ có
sẵn, rèn kỹ năng cầm bút màu để tô .
- Phát triển vận động của các ngón tay, khả năng quan
sát và ghi nhớ có chủ định, tư duy ngôn ngữ , óc thẩm mỹ trong
việc sử dụng màu sắc.
- Giáo dục trẻ về tình cảm đối với gia đình , với ngôi
nhà của gia đình mình .
II. CHUẨN BỊ :
- Tranh vẽ ngôi nhà lớn cho , các ngôi nhà vẽ sẵn cho
trẻ và bút màu cho trẻ hoạt động …
- Rèn kỹ năng tô màu theo mảng : tô màu các hình hình
học to, nhỏ …
- Luyện vận động vỗ tay theo nhịp …
III. TIẾN HÀNH :
* Hoạt động 1:
- Trò chơi “ Xây nhà ” : Cho trẻ kết nhóm 2 và cùng
thực hiện các động tác theo cô …
+ Xây nhà : 2 trẻ đứng đối diện nắm tay nhau …
+ Xây nhà cao : 2 tay cùng giơ lên cao …
+ Xây nhà thấp : 2 tay cùng đưa xuống …
+ Xây nhà tình thương : 2 tay đưa sang ngang …
+ Cùng xây tổ ấm : tất cả cùng nắm tay nhảy lên ,
reo to : A! …
- Trò chuyện với trẻ:
+ Buổi chiều ba mẹ rước các bạn về đâu?
+ Các bạn có thích ngôi nhà của gia đình mình
không?
+ Trong ngôi nhà của bạn có những ai đang ở ?
( những người thân trong gia đình … )
+ Mọi người cùng làm gì trong ngôi nhà ấy?
( sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí … )
+ Bạn thích gì nhất ở ngôi nhà của mình ? ( gợi ý
cho trẻ nói … )
+ Khi đi xa, bạn có nhớ nhà không? … Vì sao? ( vì
ở đó có ba mẹ, anh chị em của mình … )
cho trẻ di chuyển theo vòng tròn …
* Hoạt động 2:
- Giới thiệu bài hát “Nhà của tôi” , nhạc và lời của Thu
Hiền, cô hát cho trẻ nghe …
- Khuyến khích trẻ hát theo cô vài lần cho thuộc bài hát
…
- Đàm thoại cùng trẻ:
+ Bài hát nói về cái gì vậy nhỉ? ( nói về “Nhà của
tôi” … )
+ “Nhà của tôi ” như thế nào? ( rất gần gũi, yêu
thương … )
- Gợi ý vận động minh họa theo nhạc :
+ Đứng cùng hát và nhún nhảy theo nhịp bài hát
…
+ Đến câu “Ngôi nhà đó …” thì 2 tay đưa cao lên
đầu chụm lại thành hình tam giác giả làm
ngôi nhà ,,, và đến chữ cuối bài hát thì 2 tay đặt lên
ngực .
- Có thể cho trẻ hát kết hợp vỗ tay hay gõ đệm theo nhịp
bài hát …
* Hoạt động 3:
- Hỏi trẻ : “ Các bạn nhìn thấy những ngôi nhà ở đâu? ”
… cho trẻ tập trung về phía có treo
tranh, cô hướng dẫn trẻ quan sát tranh :
+ Các bạn nhìn thấy ngôi nhà này như thế nào?
( gợi ý cho trẻ nhận ra hình dạng các phần của ngôi
nhà … )
+ Mái nhà có màu gì ? … Thân nhà như thế nào?
… Đố các bạn nhà có mấy cửa?
+ Màu sắc của cửa và thân nhà có giống nhau
không?
+ Cửa ra vào màu gì ? … Nhà có mấy cửa sổ ? …
Cửa nào lớn hơn?
- Cho trẻ di chuyển vào bàn thực hành “Tô màu ngôi
nhà của bé”
+ Mỗi trẻ tự lấy một hình vẽ sẵn ngôi nhà bằng bút
chì …
+ Hướng dẫn trẻ lấy bút màu đậm vẽ theo đường
bút chì …
+ Sau đó chọn bút màu để tô các phần trên ngôi
nhà …
- Nhắc trẻ kỹ năng tô màu : cách cầm bút để tô, tô màu
theo một chiều, không lem ra ngồi …
- Cho trẻ treo sản phẩm lên để cùng cô nhận xét …
Chủ đề: Gia đình bé yêu
Đề tài: Nhà bé có gì?
Nhóm lớp: Mầm
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết một số đồ dùng trong gia đình.
- Công dụng của các đồ dùng.
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia với tiết học
- Biết giữ gìn cẩn thận không làm vỡ đồ dùng.
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô, cháu: Bát, cốc, ca, ly, dĩa
- Tranh có dán sẵn số ly và số dĩa, ly cắt bằng giấy rời (đủ cho mỗi trẻ)
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Sinh nhật búp bê
Cô và bé cùng mang hoa đến dự sinh nhật búp bê.
Trò chuyện với trẻ xem ở nhà búp bê chuẩn bị những đồ dùng gì cho bữa tiệc sinh
nhật: chén, muỗng, ly, bàn ghế.v.v
Cùng trẻ đếm số ly, đếm số muỗng và chén, so sánh số muỗng và chén có trên
bàn.
Thêm hoặc bớt số muỗng và chén để có số muỗng và chén bằng nhau.
2. Hoạt động 2: Bé xắp bàn tiệc
Trên hình có một số ly và dĩa lót ly, mỗi dĩa lót ly có một cái ly. Có những dĩa
chưa có ly. Trẻ đếm số dĩa và số ly, sau đó tìm các ly dán lên trên dĩa sao cho mỗi
dĩa đều có một cái ly.
*Giáo dục trẻ: Các con phải biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và không được nghịch đồ
dùng trong gia đình vì nó rất dễ vỡ
3. Hoạt động 3: Trò chơi: Tìm đúng yêu cầu của cô
Cô nói: để uống nước, trẻ tìm thẻ có hình ly giơ lên
Cô nói: Để ăn cơm, trẻ tìm thẻ hình bát ăn cơm
Cô nói: để quét nhà, trẻ tìm thẻ hình chổi.v.v.v.
Múa hát: Tổ ấm gia đình
Kết thúc
Chủ đề: Gia đình bé yêu
Đề tài: Hát về gia đình bé
Nhóm lớp: Mầm
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hát đúng lời đúng nhạc
- Thể hiện niềm vui qua bài hát.
- Trẻ hứng thú, tích cực hưởng ứng tiết học.
- Trẻ hứng thu nghe cô hát, hưởng ứng hát múa cùng cô
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô, cháu: Băng nhạc
- Trang phục biểu diễn, dụng cụ âm nhạc.v.v…
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Hát về ngôi nhà của bé
Bài hát “Ngôi nhà của tôi” của nhạc sỹ Thu Hiền đã nói lên điều đó!
* Dạy hát
- Cô hát 1 lần: Vui vẽ, tự nhiên
- Giới thiệu nội dung bài hát
Bài hát nói về niềm vui, tự hào của bạn nhỏ về nhà mình “ngôi nhà đó rất gần gủi
yêu thương, ngôi nhà đó chính là nhà của tôi”
- Cô hát lần 2: Làm điệu bộ
- Nào các con cùng hát về ngôi nhà của mình nhé. Trẻ hát và về chổ
- Hát lại lần 2: Vui vẽ tự tin.
- Thi đua từng tổ, nhóm, cá nhân. Cô động viên và chú ý sửa sai cho trẻ
2. Hoạt động 2: Ba ngọn nến lung linh
Nghe hát
Cô hát cho trẻ nghe bài hát “Ba ngon nến” của nhạc sỹ Ngọc Lễ
- Cô hát 1 lần: Vui vẽ, tự nhiên thể hiện được tình cảm của gia đình
- Cô hát, múa lần 2: 3 trẻ lên múa thể hiện
- Bài hát này rất hay và được mọi người yêu thích
- Mời các con nghe qua băng nhạc
- Cô mở băng các lớp múa hát theo.
3. Hoạt động 3:
- Trò chơi: Ai nhanh nhất
Cô giới thiệu tên trò chơi
Cô nêu luật chơi, cách chơi và tổ chức chơi
- Cho trẻ chơi 3 -4 lần
- Cô động viên cho trẻ chơi vui vẽ
dùng
Kết thúc
Quả bóng to – quả bóng nhỏ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhận biết, phân biệt các quả bóng to, nhỏ với các màu sắc khác
nhau.
- Luyện KN bật qua dây: nhún bật bằng 2 chân qua dây nhẹ nhàng,
không chạm vào dây.
- Rèn kỹ năng tung bóng lên cao và bắt bónfg bằng 2 tay, không làm
rơi bóng xuống đất .
- Phát triển tư duy, rèn sức mạnh của đôi chân và khả năng phối hợp
vận động tồn thân.
- Giáo dục trẻ chú ý thực hiện các yêu cầu chơi, tinh thần tập thể trong
TCVĐ.
II. CHUẨN BỊ :
- Giăng 2 sợi dây hay vẽ sẵn 2 vạch mức trên sân theo khoảng cách 30
– 35 cm.
- Bóng nhựa to, nhỏ nhiều màu khác nhau ( số lượng bóng nhựa nhỏ
cho mỗi trẻ )
III. TIẾN TRÌNH :
* Hoạt động 1:
- Cho trẻ hát và di chuyển với bài “Bóng tròn to” ( nắm tay thành vòng
tròn ) …
- Thực hiện các động tác cùng với cô:
+ Thổi bóng : bóng phình to ( giang tay ra ) … phình to nữa ( tay
giang rộng từ từ )
+ Bơm bóng : đạp mạnh lên ( dậm chân xuống đất ) … đạp mạnh
nữa ( nhấc chân cao hơn )
+ Đập bóng : bật tại chỗ theo tiếng vỗ tay của cô …
- Cô giới thiệu những quả bóng nhựa đựng trong rổ, cô cầm từng 2 quả
lên cho trẻ quan sát:
+ Những quả bóng này như thế nào?
+ Quả bóng nào to? … Quả bóng nào nhỏ? …
- Gọi vài trẻ lên lấy bóng theo yêu cầu của cô: lấy bóng to … lấy bóng
nhỏ …
( khảo sát từng cá nhân : phân biệt kích thước kèm với màu sắc … )
* Hoạt động 2:
- TC “ Chọn bóng ”: chia trẻ thành 2 nhóm trẻ đứng thành 2 hàng
dọc trước 2 sợi dây giăng ngang hay 2 vạch mức vẽ sẵn …
+ Cách chơi: lần lượt nhảy bật qua dây ( hay vạch mức ) rồi chạy
nhanh đến rổ chọn
bóng theo đúng yêu cầu của nhóm mình rồi chạy vòng về bỏ vào
thùng giấy đặt ở đầu hàng nơi
nhóm mình đang đứng …
+ Luật chơi : thực hiện đúng các yêu cầu của vận động, mỗi trẻ chỉ
lấy một quả bóng …
- Cô yêu cầu từng nhóm lấy bóng khác nhau: 1 nhóm lấy bóng to, 1
nhóm lấy bóng nhỏ …
- Kiểm tra kết quả: đếm số lượng quả bóng lấy đúng yêu cầu của mỗi
nhóm …
- Cho trẻ chơi lần 2: thay đổi yêu cầu chơi cho 2 nhóm …
* Hoạt động 3:
- TC “Tung bóng” : cho trẻ tự lấy 1 quả bóng nhỏ theo ý thích và chơi
tung bóng tự do …
- Khuyến khích trẻ tung bóng lên cao khỏi đầu và bắt được bóng, không
để rơi xuống đất …
- Sau đó cho trẻ kết nhóm 2 trẻ theo ý thích:
+ Cho 2 trẻ đứng đối diện nhau , chơi tung bóng cho nhau ( 2 trẻ
chơi chung 1 quả bóng )
+ Động viên trẻ tung bóng cho bạn nhẹ nhàng , và cố gắng đón bắt
quả bóng bằng 2 tay …