Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

giáo án lớp mầm theo chương trình mới chủ đề trường mầm non lớp học của bé và cơ thể bé

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.78 KB, 45 trang )

Chủ đề: Trường mầm non
Kế hoạch tuần 1
I. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ nhận biết: Tên trường, lớp của bé học.
- Công việc của các cô các bác trong trường (ý nghĩa, công dụng của các
công việc đó).
- Các hoạt động của trẻ trong trường mầm non: tập thể dục sáng, ăn sáng,
học tập, vui chơi
- Tình cảm của trẻ với ngày khai trường, với trường.
II. Hoạt động giảng dạy:
1. Phát triển nhận thức:
a. Làm quen với toán: Làm quen với chữ số 1, nhận biết mặt chữ số một, số
lượng một.
b. Làm quen môi trường xung quanh: nhận biết tên trường.
2. Phát triển thẩm mỹ:
a. Âm nhạc:
- Dạy hát: chào hỏi
- Nghe hát: Em yêu trường em
- Trò chơi âm nhạc: bạn ở đâu
b. Tạo hình:
Tô tranh trường mầm non
3. Phát triển thể chất:
Đi - chạy theo đường thẳng
TCVĐ: Chim sẻ và ô tô
4. Phát triển ngôn ngữ:
Thơ: Cô giáo của con
5.Tình cảm xã hội:
- TCXD: Xây dựng trường mầm non
- TCĐV: Cô giáo dạy học: dạy đọc thơ
- TCHT: Chơi lôtô về các loại đồ dùng đồ chơi trong lớp.
- Góc khoa học: thí nghiệm giấy trong nước, nghe các âm thanh.


- Thư viện: Xem các loại sách, truyện về trường mầm non, tô màu các bức
tranh về trường lớp
Chủ điểm: Trường mầm non
Đề tài: Đi – Chạy theo đường thẳng
I.Yêu cầu:
- Củng cố và rèn luyện kỹ năng đi – chạy theo đường thẳng.
- Giáo dục tính nhanh nhẹn, linh hoạt, phát triển khả năng định hướng theo
đường thẳng.
- Củng cố khả năng nhận biết hình tròn và hình vuông.
- Rèn luyện sự mạnh dạn tự tin. Biết phản ứng theo hiệu lệnh của cô.
- Giáo dục trẻ khi chơi không tranh giành với bạn, biết tham gia hoạt động theo
thứ tự.
II.Chuẩn bị:
Mỗi trẻ một dải lụa thể dục
Miếng bitis hình tròn và hình vuông
Băng keo nhựa màu đỏ và xanh, dán băng keo trên nền nhà 2 đường màu xanh
v à đỏ song song nhau. Mỗi đường dài khoảng 1,5 – 2m.
Bản nỉ trên đó chia làm 2 ô, một ô dán khung vuông và một ô dán khung tròn
Vòng thể dục và mũ chim sẻ. (Có thể dùng dải lụa làm cách chim thay cho mũ
chim sẻ)
III.Tiến hành:
1. Khởi động:
- Trước giờ học cô phát học cụ rồi cho trẻ đi theo cô từ chậm đến nhanh,
sau đó chạy rồi chậm dần. Theo hiệu lệnh của cô trẻ đứng đội hình giống
như quân cờ.
2. Hoạt động:
a. Bài tập phát triển chung: “ Tập với dải lụa”
+ Động tác 1: trẻ đứng, chân hơi dạng, hai tay cầIIm hai đầu dải lụa. Nâng
dải lụa lên cao trên đầu, ngửa đầu, mắt nhìn theo dải lụa.
1lần/ 8 nhịp

+ Động tác 2: trẻ đứng khép chân, hai tay nắm hai đầu dải lụa căng ra. Cúi
người sao cho chân thẳng, chạm dải lụa vào các đầu ngón chân rồi đứng
thẳng dậy.
t
1lần/8 nhịp
+ Động tác 3: trẻ quỳ trên hai đầu gối, hai tay nắm hai đầu dải lụa căng ra
và giơ trước mặt. Ngồi xuống mông đặt trên hai chân, tay hạ xuống để dải lụa
sát đùi rồi quỳ thẳng dậy.
1 lần/ 8 nhịp
+ Động tác 4: Nhảy chụm chân tại chỗ, một tay cầm dải lụa. Đi bình thường
rồi cất dải lụa.
b. Vận động cơ bản: “Đi – chạy theo đường thẳng”
- Cô dán sẵn 2 đường thẳng song song 1 đường màu xanh, một đường màu
đỏ, mỗi đường rộng khoảng 40cm, dài khoảng 150cm – 200cm, 2 đường
cách nhau 50 – 80cm.
Giới thiệu: Hôm nay cô sẽ cho các con chơi trò chơi “đi – chạy theo đường
thẳng xếp hình đúng”. Khi đi theo đường thẳng, các con đi bình thường, mắt
nhìn thẳng phía trước, giữ vai thẳng. Khi đi hết đường thẳng (màu xanh),
các con tới rổ, nhặt một hình dán lên bảng. Hình vuông thì dán bên ô hình
vuông, hình tròn dán trong ô hình tròn. Dán xong các con quay về đường
màu đỏ và chạy thẳng theo đường màu đỏ về lại vạch xuất phát.
- Cô làm mẫu cho cháu xem 1-2 lần.
- Chọn một, hai cháu nhanh nhẹn lên làm cho cả lớp xem.
- Lần lượt cho từng hai cháu lên thực hiện.
- Trong khi trẻ thực hiện, cô chú ý quan sát và sửa sai cho trẻ. Nhắc nhở trẻ
không đi, chạy ra ngoài đường vẽ và bỏ đúng hình.
- Cô cho từng nhóm trẻ lên thực hiện.
- Cô sửa sai giúp đỡ cho từng cháu làm được.
c. Trò chơi vận động “chim sẻ và ô tô”
Hướng dẫn cách chơi:Cô Cho chau đứng thành 2 hàng nối đuôi nhau, một

hàng dùng vòng thể dục làm ô tô, một hàng đội mũ chim sẻ cho trẻ làm
chim sẻ. Khi Cô hô: Ô tô chạy, các bé làm ô tô sẽ vừa đi vừa làm cử điệu
như ô tô đi theo đường thẳng và về đích. Khi cô hô chim sẻ bay: các bé đội
mũ chim sẽ vừa chạy vừa làm cử điệu chim bay.
Sau đó cô cho các bé đi và chạy theo hướng ngược lại.
Cho các bé đổi vai cho nhau và cùng thực hiện:
Khi cô hô: Ô tô đi, và chim sẻ bay thì các bé sẽ thực hiện theo yêu cầu của
cô.
- Giáo dục trẻ khi chơi không xô đẩy bạn
3.Hồi tỉnh:
Cho trẻ nhẹ nhàng đi theo cô, vừa đi vừa hít thở
Kết thúc giờ học
CHỦ ĐỀ: ĐỒ CHƠI VÀ ĐỒ DÙNG CỦA LỚP
ĐỀ TÀI: BÉ CHƠI VỚI HÌNH TRÒN, HÌNH TAM GIÁC.
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
Trẻ biết so sánh điểm giống nhau và khác nhau của hình tròn, hình tam giác.
Biết sử dụng từ : Trước – sau”, “Trên – dưới” trong quá trình thực hiện các trò chơi,
bài tập.
Phát triển tư duy, trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo qua các hoạt động vẽ thêm vào
hình tròn, hình tam giác để tạo thành hình dạng dồ vật khác, liên tưởng hình dạng của
hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật với các đồ vật xung quanh có cùng hình dạng.
II. CHUẨN BỊ:
Các hình tròn hình tam giác, hình chữ nhật bằng bìa cứng, bitis.
Bịch nilon đen, bút xóa.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG 1: Cùng khám phá.
Tổ chức trò chơi “ Bóng lăn”
Cho mỗi trẻ 1 túi nilon đựng một hình tròn, 1 hình tam giác.
Yêu cầu trẻ sờ bên ngoài bao và đoán xem có gì bên trong( Hỏi nhiều trẻ )
“ Có hình gì?”, “ có bao nhiêu hình?”

Hướng dẫn trẻ mở bao để cùng kiểm tra lại.
Yêu cầu trẻ chọn hình có góc nhọn và đặt ra ngoài
“ còn lại trong bao là hình gì?”
“ Hãy đặt hình tròn kế bên hình tam giác”
“ Hình nào con đặt ra ngoài trước?” “ Hình nào con đặt ra ngoài sau?”
Cho cá nhân nhắc lại “ Hình tam giác đặt trước hình tròn đặt sau”.
“ Hai hình này có gì khác nhau?” “ Có gì giống nhau?”
“ Con hãy đặt hình tam giác lên trên, hình tròn bên dưới, con tấy thế nào?”
“ Đổi lại hình tròn đặt trên, hình tam giác đặt dưới, có gì khác so với lúc nãy
không?”
HOẠT ĐỘNG 2: Vẽ sáng tạo
Khuyến khích trẻ vẽ thêm nét vào hình tròn, hình tam giác để tạo thành những hình
ngộ nghĩnh theo trí tưởng tượng của trẻ.
“ Con hãy cất hình tròn vào bao trước và hình tam giác cất vào sau”
Hướng dẫn trẻ cột bao lại
Trẻ cùng cô lau các nét vẽ dưới sàn.
HOẠT ĐỘNG 3: Thi xem ai nhanh
Cô cùng trẻ đặt các hình tròn, tam giác, chữ nhật xuống sàn.
Tổ chức cháu hát múa và khi nghe hiệu lệnh của cô thì nhảy vào đúng hình cô yêu
cầu:
Lần 1: Cô gọi tên hình.
Lần 2: Cô gọi tên đồ vật có dạng giống hình hình học.
Đề tài : BÉ YÊU CÔ MẾN BẠN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Thể hiện tình cảm với cô giáo và bạn bè qua lời thơ, câu hát, nghe cô hát và múa hát cùng cô .
- Rèn kỹ năng vỗ theo phách, làm quen với cách sử dụng nhạc cụ: phác tre, trống lắc.
- Luyện nếp biểu diễn văn nghệ.
- Phát triển ở trẻ khả năng tưởng tượng , thẩm mỹ và sáng tạo trong vận động.
- Giáo dục trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng bạn .
II. CHUẨN BỊ :

- Máy cassette, băng nhạc, đàn organ
- Các loại nhạc cụ âm nhạc
- Cho trẻ làm quen với một số nhạc cụ âm nhạc
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
* Hoạt động 1 :
- Cho trẻ đọc bài thơ "Cô giáo"
- Gợi cho trẻ nhớ lại tên bài hát mà cô đã hát cho trẻ nghe
- Cô hát diễn cảm lần 1 + minh họa
- Đàm thoại với trẻ:
+ Cô giáo trong bài hát như thế nào?
+ Các bạn phải làm thế nào để cô giáo vui lòng?
- Cô mở nhạc và hát múa minh họa, khuyến khích trẻ VĐ cùng cô
* Hoạt động 2:
- Cô đàn một đoạn và hỏi trẻ tên bài hát "Trường chúng cháu là trường MN"
- Mời cả lớp cùng hát với cô một lần.
- Cô nhắc lại kỹ năng VĐ vỗ tay theo phách: vỗ liên tục
- Cô bắt nhịp cho cả lớp hát và vỗ tay theo phách cùng cô.
- Tổ chức cho trẻ luyện tập ( cô chú ý sửa sai kỹ năng VĐ theo phách )
+ Lần 1: lần lượt nhóm nam, nhóm nữ
+ Lần 2 : tập sử dụng nhạc cụ ( 2 tổ phách tre, 2 tổ trống lắc )
- Cô động viên trẻ tự nhiên bộc lộ cảm xúc với âm nhạc
* Hoạt động 3:
- Cô tổ chức cho trẻ biểu diễn văn nghệ: gọi một số trẻ khá lên biểu diễn, gợi ý cho trẻ tự
vận động minh họa theo cảm xúc riêng của trẻ
- Cho trẻ biểu diễn những bài theo chủ đề mà trẻ thuộc: "Cháu đi mẫu giáo" , "Vui đến
trường"
- Khuyến khích trẻ tự chọn hình thức vận động, biểu diễn theo nhóm hay cá nhân tuỳ khả
năng và hứng thú của trẻ
Đồ dùng có đôi
  

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Khám phá những đồ dùng có đôi quen thuộc với bé: đôi dép,
đôi giày, đôi vớ, đôi găng tay …
- Xác định công dụng và chức năng sử dụng của từng loại đồ
dùng trong cuộc sống.
- Phân biệt và sắp xếp từng loại cho thành đôi, rèn cho trẻ thói
quen mang dép đúng.
- Phát triển tư duy ngôn ngữ , chú ý, ghi nhớ có chủ định và óc
tưởng tượng phong phú.
- Giáo dục trẻ chú ý thực hiện theo các yêu cầu của cô.
II. CHUẨN BỊ :
- Một số đồ dùng của trẻ: dép, giày, vớ, bao tay bằng len , găng
tay …
- Các đồ dùng từng đôi đủ loại cho trẻ hoạt động …
III. TIẾN HÀNH :
* Hoạt động 1:
- TC “Những chiếc dép tìm đôi” :
+ Cô để sẵn những chiếc dép, giày, guốc của trẻ trên sàn …
+ Gọi một số trẻ lên tìm những chiếc còn lại cho thành đôi

- Trò chuyện với trẻ:
+ Các bạn đã tìm đúng chưa? … Vì sao gọi là đôi dép?
+ Một đôi dép có mấy chiếc dép? … Hai chiếc dép có giống
nhau không?
+ Chiếc dép nào mang cho chân phải? … Chiếc dép nào
mang cho chân trái?
+ Các bạn mang dép để làm gì? ( để giữ sạch đôi bàn chân )
+ Người ta thường mang giày đi đâu? ( đi chơi xa, đi dự lễ,
dự tiệc … )
- Cô yêu cầu trẻ: “ Hãy tìm những đồ dùng có đôi! ” ( cho trẻ đến

lấy ở bàn cô để sẵn … )
- Cho trẻ gọi tên những đồ dùng mà trẻ tìm được: đôi găng tay,
bao tay , đôi vớ …
- Đàm thoại với trẻ về công dụng của từng loại đối tượng:
+ Khi nào thì mang găng tay ( bao tay )? … Mang găng tay
để làm gì ?
+ Các bạn mang vớ vào lúc nào? … Người ta thường mang
vớ chung với gì ? ( chung với giày )
+ Khi mang vớ, bạn cảm thấy đôi chân thế nào? … Vì sao?
+ Những loại đồ dùng có đôi này giúp gì cho bạn? ( bảo vệ
đôi tay, đôi chân … )
* Hoạt động 2:
- TC “ Tìm bạn ” : cô giới thiệu những chiếc bao tay, vớ, dép,
guốc, giày đủ loại …
+ Yêu cầu trẻ : sắp xếp mỗi loại lại cho thành đôi …
+ Cách chơi: cô chia trẻ thành nhiều nhóm nhỏ, giao cho
mỗi nhóm một số ĐD giống nhau …
- Cô quan sát, gợi ý cho trẻ thực hiện , cho trẻ gọi tên từng loại
đồ dùng đã xếp …
* Hoạt động 3:
- TC “ Hãy mang dép cho đúng ” :
+ cô cho trẻ ngồi theo từng nhóm tổ theo đội hình vòng tròn
+ những đôi dép mang trong lớp để ở giữa vòng …
- Cô yêu cầu trẻ tìm dép để mang vào chân cho đúng thành đôi

- Kiểm tra lại kết quả gợi ý cho trẻ tự đổi dép cho nhau cho đúng

Chủ Đề: Xanh- Đỏ và Vàng
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết được 3 màu xanh, đỏ, vàng.Nhận ra và nói tên được màu sắc của đồ dùng,

đồ vật quanh bé .
- Trẻ phân biệt được các màu riêng biệt và biết được cả các hình.
- Trẻ hứng thú học bài và biết giữ gìn đồ d ùng.
II. CHUẨN BỊ:
- Cô và trẻ mỗi người một bộ: gồm 3 hình có 3 màu xanh, đỏ, vàng.
III. TIẾN HÀNH:
1. Hoạt động 1.
Cho trẻ hát bài “ Rằm trung thu”
- Trò chuyện về nội dung bài hát.
2. Hoạt động 2.
* Giới thiệu về đồ dùng có màu sắc xanh đỏ vàng
- Để chào mừng ngày tết trung thu cô có tặng cho lớp mình một hộp quà.
- Cô lấy ra 3 hình có 3 màu xanh - đỏ - vàng và lần lượt giơ lên để hỏi trẻ.
* Ôn xanh - đỏ- vàng.
- Cô tặng cho mỗi trẻ một rổ, trong rổ có chứa 3 hình , 3 màu.
- Cho trẻ chơi trò chơi: Thi xem ai nhanh.
+ Cô yêu cầu trẻ lấy đúng các màu, giơ lên và nói to tên màu.
+ Trẻ chọn nhanh và nhìn lên cô xem đã tìm đúng hình cô yêu cầu chưa?
- Cô kết hợp hỏi trẻ về hình dạng của đồ chơi đó.
- Cho cả lớp quan sát xem bạn nào mặc áo xanh, đỏ ,vàng.
- Cô hỏi trẻ về đồ dùng đồ chơi xung quanh lớp có màu xanh, màu đỏ, màu vàng.
- Hỏi trẻ xem màu đó là màu gì? Hình gì?
* Trò chơi: Về đúng nhà ( Có cửa nhà là các màu)
- Mỗi trẻ 1 màu sắc khác nhau cầm ở tay.
- Khi có hiệu lệnh phải về đúng nhà.
Bé ngoan biết vâng lời
  

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Hiểu nội dung câu chuyện, nhớ trình tự câu chuyện và các nhân

vật trong truyện.
- Nhận biết cảm xúc cảm xúc của người khác và của bản thân qua
các trạng thái: vui, buồn, giận
- Luyện kỹ năng vận động vỗ theo nhịp: vỗ tay nhịp nhàng và đúng
theo giai điệu lời hát.
- Phát triển ngôn ngữ đàm thoại, ghi nhớ có chủ định, tư duy và
cảm xúc.
- Giáo dục trẻ biết vâng lời người lớn.
II. CHUẨN BỊ:
- Cho trẻ làm quen với câu chuyện ( cô kể cho trẻ nghe hay mở
máy . )
- Đàn organ, máy cassette, băng đĩa nhạc …
- Tranh vẽ các khuôn mặt vui, buồn, giận …
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
* Hoạt động 1 :
- TC “ Bé ngoan ”
- Cô cho trẻ xem tranh và trò chuyện với trẻ:
+ Các bạn thấy hình ảnh gì trong tranh?
+ Vịt mẹ dẫn vịt con đi đâu vậy?
+ Các chú Vịt con có đi theo mẹ không?
- Cô giới thiệu câu chuyện “Chú vịt xám” và kể cho trẻ nghe …
- Đàm thoại với trẻ về nội dung truyện:
+ Chú vịt nào không vâng lời mẹ?
+ Vịt xám gặp nguy hiểm gì ? … Ai đã cứu Vịt xám?
+ Vịt xám có hối hận không?
giáo dục trẻ biết vâng lời mẹ, vâng lời người lớn dạy bảo …
* Hoạt động 2:
- TC “ Mẹ vui hay buồn” : cô trò chuyện với trẻ:
+ Khi bạn ngoan, biết vâng lời thì mẹ bạn sẽ thế nào?
+ Làm sao bạn biết là mẹ vui?

+ Còn khi mẹ không vui thì mặt của mẹ ra sao?
- Cô phác hoạ các khuôn mặt vui , buồn trên bảng ( biểu hiện
trạng thái qua nét vẽ miệng … )
hay dùng những hình vẽ sẵn cho trẻ quan sát các trạng thái của
khuôn mặt khi vui, buồn, giận …
- Sau đó cô gợi ý các tình huống hco trẻ chỉ các khuôn mặt của mẹ
trên bảng …
- Liên hệ cảm xúc của trẻ: khi mẹ vui thì bạn thế nào? … Khi mẹ
buồn bạn có vui được không? … Bạn làm gì để mẹ giận?
… Khi mẹ giận thì bạn phải làm thế nào cho mẹ hết giận? …
* Hoạt động 3 :
- Nhắc cho trẻ nhớ bài hát “Càng lớn càng ngoan” , cho trẻ hát
chung 1 lần …
- Sau đó cho trẻ vừa vỗ tay vừa hát , cô luyện cho trẻ kỹ năng vỗ
tay theo nhịp :
+ Cho trẻ vừa hát vừa vỗ tay theo cô vài lần cho quen …
+ Gọi từng nhóm thực hiện, sửa sai cá nhân …
- Động viên trẻ tích cực hưởng ứng vận động theo nhạc …
Bé thích kết bạn
  
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết kết nhóm bạn theo ý thích, biết tìm bạn thân và nhận biết
đồ dùng của bạn mình.
- Làm quen với kích thước cao thấp , sử dụng đúng thuật ngữ
tốn học: cao hơn, thấp hơn .
- Luyện KN tô màu chi tiết nhỏ qua phần thực hành bài tập
trong tập TH & KP của trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ, trí nhớ có chủ định, óc quan sát và tư duy
trực quan.
- Giáo dục trẻ ý thức trong việc ăn uống để mau lớn và khoẻ

mạnh.
II. CHUẨN BỊ :
- Rèn nếp chơi TC “Kết bạn” : nắm tay nhau để kết thành nhóm
theo yêu cầu của cô …
- Tập TH & KP và bút màu cho trẻ.
III. TIẾN HÀNH :
* Hoạt động 1 :
- TC “Kết nhóm” : cô cho trẻ kết nhóm theo yêu cầu của cô :
+ Các bạn nữ kết nhóm với nhau … Các bạn nam kết nhóm
với nhau …
+ Kết nhóm 2 bạn theo ý thích.
- Cho trẻ nắm tay nhau và vận động với bài đồng dao “ Kéo cưa
lừa xẻ ” …
- Sau đó cô chọn một nhóm 2 trẻ có độ cao thấp khác nhau đứng
lên :
+ Các bạn nhìn thấy 2 bạn này thế nào ?
+ Bạn nào cao hơn ? … Bạn nào thấp hơn?
( cô chọn một nhóm khác lên cho trẻ quan sát và phát hiện
… )
+ Đố các bạn trong lớp mình, bạn nào cao nhất?
+ Muốn cao to khoẻ mạnh, cần phải thế nào ?
* Hoạt động 2 :
- Giới thiệu bài hát “Tìm bạn thân ” , nhạc và lời của Việt Anh,
cô hát cho trẻ nghe …
- Khuyến khích trẻ hát theo cô vài lần cho thuộc bài hát …
- Trò chuyện cùng trẻ:
+ Tìm bạn thân ở đâu nhỉ ? … Kết bạn thân với nhau có vui
không?
+ Bây giờ mình hãy cùng tìm bạn thân nhé !
- Sau đó cho trẻ di chuyển theo vòng tròn , gợi ý cách chơi “Tìm

bạn thân” theo bài hát :
+ Chọn một trẻ bước giữa vòng để tìm bạn thân , đến trước
mặt bạn ấy nắm tay dắt bạn đi về
chỗ của mình
+ Trò chơi tiếp tục với 2 bạn đứng 2 bên bạn vừa được kéo
đi …
- Cô hướng dẫn trẻ chơi vài lần cho quen , khuyến khích trẻ tìm
bạn và gọi đúng tên bạn …
* Hoạt động 3 :
- Cô cho trẻ thực hành trong tập TH & KP / trang 10 …
- Hướng dẫn trẻ quan sát:
+ Bạn nào cao hơn? … Tô màu tóc đen cho bạn nữ mặc áp
đầm có cài nơ trên đầu …
+ Bạn nào thấp hơn? … Tô màu tóc nâu cho em bé thấp hơn
đang đưa tay lên …
- Sau đó gợi ý cho trẻ quan sát mẫu quả bên dưới và tô màu tiếp
theo mẫu: tô xen kẽ quả màu vàng rồi đến quả màu đỏ …
Đề tài: Các loại thực phẩm bé cần biết.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết tên gọi một số thực phẩm có nguồn gốc thực vật và động vật: thịt, cá, trứng, đậu, rau quả
- Nhận biết các món ăn được chế biến từ các loại thực phẩm, mô tả được món ăn mà trẻ thích.
- Rèn kỹ năng tô màu, luyện các nét vẽ nét cơ bản tạo thành loại thực phẩm theo sáng tạo của trẻ.
- Phát triển tư duy ngôn ngữ, trí nhớ có chủ định, óc sáng tạo thẩm mỹ trong tạo hình.
- Giáo dục trẻ ăn uống đầy đủ các loại thức ăn để mau lớn.
II. CHUẨN BỊ:
- Sưu tầm một số hình ảnh thực phẩm tươi sống, các đồ chơi bằng nhựa của góc bán hàng
- Cho trẻ làm quen với các nhóm thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật.
- Giải thích cho trẻ hiểu nghĩa từ "thực phẩm" ( thức ăn chưa chế biến ), món ăn
- Giấy vẽ, bút màu, tranh phô tô các loại thực phẩm
III. TIẾN HÀNH:

* Hoạt động 1:
- TC " Chập mà cheng ": trẻ làm các động tác cùng với cô, chậm rồi nhanh dần
- Cô trò chuyện cùng trẻ:
+ Các bạn có muốn mình mau lớn không?
+ Muốn mau lớn thì phải làm thế nào nhỉ?
+ Hãy tìm cho cô những loại thực phẩm dùng để chế biến các món ăn !
- Cô cho trẻ tìm qua hình gắn trên bảng hay đồ chơi bằng nhựa để trên bàn
- Cô cho trẻ gọi tên từng loại thực phẩm ( chung, cá nhân ) , sau đó cùng với trẻ phân loại :
+ rau củ quả đựng trong rổ
+ thịt, tôm, trứng bỏ vào thau
* Hoạt động 2:
- Cô gợi ý cho trẻ nói:
+ Các bạn đã được ăn những món ăn nào chế biến từ những loại thực phẩm này?
+ Ở trường các bạn đã được ăn những món gì?
+ Ở nhà, ba mẹ thường chế biến những món gì cho bạn ăn?
+ Bạn thích ăn món gì nhất? Món ăn đó như thế nào?
- Cô cho trẻ tự kết nhóm theo ý thích ( mỗi nhóm 2, 3 trẻ ) , yêu cầu mỗi nhóm chọn một món ăn mà cả nhóm
đều thích
- TC " Bác đầu bếp tí hon ": cô gọi từng 2 nhóm lên thực hiện
+ tự chọn thẻ hình gắn lên bảng hay đồ chơi nhựa xếp lên đĩa
+ sau đó gọi tên món ăn cho cô và các bạn cùng chấm điểm
cô và nhóm trẻ còn lại sẽ cùng chấm điểm xem nhóm nào nấu ăn nhanh, món ăn hợp lý
* Hoạt động 2:
- Cô gợi ý cho trẻ tô màu tranh phô tô sẵn hay vẽ tranh các loại thực phẩm mà trẻ thích
- Động viên trẻ sử dụng màu sắc hợp lý, tô màu cho đẹp
Đề tài: BÉ ƠI! TẬP THỂ DỤC NÀO !
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhận biết sự cần thiết của việc tập thể dục để rèn luyện cơ thể.
- Nghe nhạc và tập thể dục theo nhạc, nhịp nhàng và chính xác các động tác cùng với cô và bạn.
- Rèn kỹ năng vận động "ném đích đứng", mạnh dạn và tự tin thực hiện vận động cùng bạn.

- Phát triển trí nhớ, óc quan sát, tư duy ngôn ngữ và thẩm mỹ trong tạo hình.
- Giáo dục trẻ ham thích vận động để cơ thể phát triển hoàn thiện.
II. CHUẨN BỊ:
- Làm quen với bài thơ "Tập thể dục"
- Tập cho trẻ nghe nhạc và làm các động tác thể dục theo nhịp của bài nhạc
- Túi cát hay bóng nhựa nhỏ cho trẻ, cột bia ( bảng đứng ) đặt cách vạch mức khoảng 1m .
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
- Cô cùng trẻ đọc bài thơ "Tập thể dục":
Cứ mỗi buổi sáng mai
Bé dậy tập thể dục
Chú Cún con lục đục
Lao xuống bếp gọi mèo
Chúng ta khẩn trương nào
Ra sân tập thể dục
- Cho trẻ đọc cùng cô vài lần đến thuộc
- Sau đó cô trò chuyện với trẻ:
+ Vì sao phải tập thể dục? Tập thể dục có ích lợi gì?
+ Buổi sáng thức dậy bé có tập thể dục không? Ở trường mình tập thể dục vào lúc nào?
+ Nếu bé siêng năng tập thể dục buổi sáng, bé sẽ thế nào?
Giáo dục trẻ đi học đúng giờ để tập thể dục buổi sáng cùng cô và các bạn
* Hoạt động 2:
- Cô mở nhạc cho trẻ khởi động cùng với cô bài " Tập thể dục buổi sáng": cho trẻ đi theo vòng tròn, thực hiện
các động tác phù hợp với lời của bài hát ( 2 lần )
- Cô tiếp tục mở một đoạn nhạc ( hay một bài hát ngắn ) thích hợp để cùng với trẻ tập thể dục
theo nhạc ( các động tác thể dục tuỳ cô chọn sao cho thích hợp với trẻ )
- Có thể tổ chức cho trẻ tập thể dục nhịp điệu với các động tác đơn giản nếu cô cho trẻ hoạt động
trong lớp
* Hoạt động 3:
- TC "Ném trúng đích":

+ Cô giới thiệu các cột bia ( bảng đứng ) làm đích, ném mẫu cho trẻ xem
+ Giải thích thao tác vận động: đứng chân trước chân sau, tay cầm túi cát ( hay bóng ) cùng phía với chân
sau, đưa cao ngang tầm mắt , nhằm đích và ném vào đích.
Đề tài : BÉ ƠI GIỮ SỨC KHỎE !
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhận biết môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống của con người.
- Biết ích lợi của môi trường xanh đối với cuộc sống xã hội và đời sống cộng đồng.
- Đọc thuộc bài thơ , hiểu ý nghĩa giáo dục của bài thơ và áp dụng vào cuộc sống.
- Phát triển trí nhớ, tư duy ngôn ngữ, quan sát và thực hành đúng theo yêu cầu.
- Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh môi trường, không xả rác bừa bãi.
II. CHUẨN BỊ:
- Các thùng đựng rác trong sân trường
- Làm quen với bài thơ "Lời cô dạy"
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
- TC băng reo "Phản xạ nhanh": cô cho trẻ đáp và thực hiện các động tác cùng với cô
+ Trời nắng: đội nón ( 2 tay đan nhau úp xuống trên đầu )
+ Trời mưa: che dù ( 2 tay ngửa ra vòng trên đầu )
+ Bụi quá ! ( 2 tay che kín mũi, miệng )
+ Hôi quá! ( 2 tay tay bịt mũi )
+ Dơ quá! ( xua 2 tay trước mặt )
- Cô trò chuyện với trẻ:
+ Nếu trời mưa to, mình phải mặc cái gì cho khỏi ướt ? ( mặc áo mưa )
+ Có nên đi ngồi trời mưa không? Vì sao? ( bị bệnh )
+ Còn trời nắng thì sao? Chơi ngồi nắng phải thế nào? ( đội nón )
+ Có nên chơi lâu ngồi nắng không?
+ Khi ra sân, nên chơi ở đâu cho khỏi nắng? ( dưới bóng mát của cây )
+ Khi ra đường, để tránh bụi cần phải đeo cái gì? ( khẩu trang )
+ Những mùi hôi phát ra từ đâu? ( rác , chất thải )
+ Sự ô nhiễm môi trường ảnh hưởng thế nào đến sức khoẻ của con người?

+ Làm thế nào để không mùi hôi nữa? ( giữ sạch môi trường )
* Hoạt động 2:
- Cô cho trẻ chơi TC "Gió thổi" : cô cho trẻ tìm các bóng mát của cây
+ Gió thổi! Gió thổi! Thổi gì? Thổi gì? Thổi các bạn đến cây có bóng mát
+ Gió thổi! Gió thổi! Thổi gì? Thổi gì? Thổi các bạn đến cây cao Vì sao biết cây cao?
+ Gió thổi! Gió thổi! Thổi gì? Thổi gì? Thổi các bạn đến cây thấp Vì sao biết cây thấp?
- Cô hỏi trẻ:
+ Sân trường của mình có trồng nhiều cây xanh không?
+ Các bạn có thấy ở đâu trồng nhiều cây xanh không? ( đường phố, công viên )
+ Đố các bạn người ta trồng nhiều cây xanh để làm gì? ( thống mát , không khí tronglành )
+ Làm thế nào để bảo vệ màu xanh của cây?
Giáo dục trẻ về ích lợi của cây xanh, không bẻ cành hay ngắt lá của cây
* Hoạt động 3:
- Cô cho trẻ đọc cùng cô bài thơ "Lời cô dạy " :
" Bé nhớ lời cô dạy
Không hái lá bẻ cành
Để cây luôn tươi tốt
Không xả rác bừa bãi
Thấy rác rơi vương vãi
Nhặt bỏ vào giỏ ngay
Giữ vệ sinh môi trường
Sạch, xanh và tươi đẹp "
- Cô chỉ cho trẻ nhìn thấy các thùng rác trong sân trường, hỏi trẻ
+ Thùng để đựng gì vậy? Rác ở đâu?
+ Sân trường mình có rác không? Rác là những gì ?
cho trẻ cùng nhặt rác bỏ vào giỏ rác


Ai đẹp nhất ?
I, MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- Thể hiện mái tóc của bạn nam, bạn nữ qua nét vẽ đơn giản theo
nhận thức cá nhân trẻ.
- Rèn kỹ năng vẽ cơ bản: vẽ nét xiên dài , ngắn khác nhau phát xuất
từ đường cong của khuôn mặt
- Rèn khả năng phản xạ nhanh với hiệu lệnh qua trò chơi “Về đúng
nhà”
- Phát triển khả năng quan sát, vốn từ, tri giác có chủ định, trí nhớ và
óc tưởng tượng thẩm mỹ.
- GD trẻ mạnh dạn và tự tin trong các hoạt động cá nhân.
II, CHUẨN BỊ :
- Trò chuyện với trẻ về đặc điểm: tóc bạn nam, tóc bạn nữ, tóc dài, tóc
ngắn …
- Sưu tầm tranh ảnh của bé trai và bé gái với các kiểu tóc khác nhau…
- Giấy vẽ sẵn khuôn mặt và bút màu cho trẻ …
III. TIẾN HÀNH :
* Hoạt động 1 :
- TC “ Soi gương” : cô đặt một cái gương lớn và cho trẻ lần lượt đi
qua chiếc gương một lần …
- Cô trò chuyện với trẻ:
+ Các bạn có nhìn thấy hình dáng mình trong gương không?
+ Bạn nào có thể mô tả lại hình dáng của mình?
- Cô gợi ý cho trẻ nói về mình: cao hay thấp, mập hay ốm, da trắng
hay đen, tóc dài hay ngắn …
- Có thể cho trẻ tự soi gương rồi nói , sau đó cho cho các bạn khác
nhận xét xem bạn ấy mô tả về
mình có đúng chưa …
- TC “ Gió thổi ”:
+ Cô nói : “Gió thổi! Gió thổi! … Trẻ hỏi: “ Thổi ai? Thổi ai?”
+ Cô nói “ Gió thổi ” các bạn có hình dáng thế nào thì các bạn
ấy tự chạy đến với cô …

VD: Gió thổi các bạn trai mập … các bạn trai ốm … các bạn
da trắng …
Các bạn nữ tóc dài … các bạn nữ tóc ngắn …
* Hoạt động 2 :
- Cô cho trẻ quan sát tranh ảnh những bé trai và bé gái với các kiểu
tóc khác nhau …
- Trò chuyện với trẻ:
+ Các bạn nam có kiểu tóc thế nào?
+ Kiểu tóc của bạn nữ có giống bạn nam không?
+ Các bạn nữ tóc dài phải làm thế nào cho gọn?
+ Các bạn nam có thích tóc dài giống bạn nữ không?
- Cô giới thiệu cho trẻ 2 khuôn mặt chưa có tóc trên đầu và cô vẽ tóc
cho trẻ xem, có thể vừa vẽ vừa giải thích cho trẻ nét vẽ cơ bản: vẽ tóc từ
trên đầu là những nét xiên dài ngắn khác nhau tuỳ theo bạn nam hay bạn
nữ …
* Hoạt động 3 :
- Cho trẻ thực hành vẽ tóc cho khuôn mặt của mình …
- Mỗi trẻ tự chọn một khuôn mặt để vẽ tóc, cô hỏi trẻ về giới tính của
trẻ và hướng dẫn trẻ vẽ tóc cho đúng giới tính, đúng với kiểu tóc của mình

- Cho trẻ dán sản phẩm lên góc chủ đề xem ảnh của “Ai đẹp nhất ?”

Bé biết gì về mình ?
  
I, MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Nhận biết tên, tuổi, giới tính, đặc điểm riêng và sở thích của cá nhân
trẻ.
- Rèn kỹ năng chấm hồ và dán theo đúng vị trí đã qui định sẵn.
- Rèn khả năng phản xạ nhanh với hiệu lệnh qua trò chơi “Về đúng
nhà”

- Phát triển ngôn ngữ, cung cấp thêm vốn từ, tri giác có chủ định, trí
nhớ và tưởng tượng thẩm mỹ.
- GD trẻ mạnh dạn và tự tin với nhận thức nhận thức của mình.
II, CHUẨN BỊ :
- Trò chuyện với trẻ về đặc điểm và sở thích riêng của từng trẻ …
- Vẽ hay dán sẵn 2 đường hẹp dưới nền lớp, sưu tầm tranh ảnh của bé
trai và bé gái …
- Tập TH vui / trang 2 ( vẽ sẵn các hình tròn ) , giấy thủ công và hồ
dán cho trẻ …
III. TIẾN HÀNH :
* Hoạt động 1 :
- TC “Cô bảo” : cô bảo trẻ làm các động tác theo yêu cầu của cô
( xoa đầu, lắc vai, lắc hông, vỗ bụng, vỗ lưng, dậm chân … )
- Cầm Búp bê và giới thiệu với trẻ: “Tôi là Búp bê xinh, năm nay tôi 3
tuổi, các bạn thấy tôi thế nào?
- Cô dừng lại cho trẻ quan sát diện mạo của Búp bê và nhận dạng theo
gợi ý của cô: búp bê mập hay ốm, búp bê trai hay búp bê gái, tóc thế nào,
trang phục ra sao? …
- Sau đó cô nói tiếp lời của Búp bê: “ Các bạn đốn đúng rồi đó! Tôi là
búp bê gái, tôi rất thích mặc áo đầm, tôi thích xem phim hoạt hình, thích
đi dạo công viên với ba mẹ và rất thích ăn trái cây …”
- Cô gợi ý cho mỗi tự giới thiệu về mình theo mẫu nói chuyện của búp
bê, nếu trẻ còn lúng túng, cô đặt từng câu hỏi cho trẻ trả lời …
- TC “ Kết bạn ”: búp bê thích kết bạn với những bạn gái … những
bạn tóc dài … những bạn cùng sở thích … ( cô gọi những trẻ có cùng đặc
điểm với búp bê chạy nhanh lại bắt tay búp bê … )
* Hoạt động 2 :
- TC “Về đúng nhà”: cô giới thiệu những khuôn mặt bé trai và bé gái
( tranh vẽ hay hình lịch … ) dán ở trên bảng hay treo ở hai bên tường …
- Cô chia trẻ thành 2 nhóm đều nhau, đứng trước 2 con đường hẹp cô

đã chuẩn bị sẵn …
- Giải thích cách chơi: khi nghe hiệu lệnh thì lần lượt từng trẻ đi
trong đường hẹp, hai tay đưa ngang, và đến cuối đường thì rẽ nhanh về
đúng nhà theo đúng giới tính ( nhà dành cho bé trai, nhà dành cho bé
gái ) . Nhóm nào về đúng nhà nhanh là thắng cuộc.
- Cho trẻ chơi 2, 3 lần tùy theo hứng thú của trẻ.
* Hoạt động 3 :
- Cô cho trẻ dán những quả bóng màu để tặng cho búp bê …
- Cô làm mẫu kỹ năng bôi hồ vào mặt trái của hình tròn và dán vào
đúng chỗ ( cô vẽ sẵn ) trên bảng
- Cô cho trẻ về bàn mở tập và hướng dẫn trẻ thực hành, cho trẻ lấy
hình tròn trong rổ và ướm thử vào các hình tròn cô vẽ sẵn bằng bút chì
trên trang tập … sau đó lấy từng hình bôi hồ vào mặt trái và dán vào đúng
chỗ vừa lấy lên …
- Cho trẻ đem sản phẩm lên cho cô treo trên dây …
Bé rèn luyện thân thể
  
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhận biết sự cần thiết của vận động để rèn luyện cơ thể.
- Thực hiện đúng kỹ năng vận động “ Đi ngang bước dồn - Trèo
lên xuống ghế ”
- Rèn cảm giác thăng bằng của cơ thể khi bước dồn chân và bước
lên ghế .
- Phát triển hệ vận động, rèn sự linh hoạt của đôi chân trong các
vận động của trẻ.
- Giáo dục trẻ ham thích vận động để cơ thể phát triển hồn thiện.
II. CHUẨN BỊ:
- Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ “Tập thể dục” : Cứ mỗi buổi sáng mai
/ Bé dậy tập thể dục
Chú Cún con lục đục

/ Lao xuống bếp gọi mè
Chúng ta khẩn trương
nào / Ra sân tập thể dục
- Tập cho trẻ đi ngang bước dồn trên sân trong các giờ chơi tự do

- Vẽ những con đường song song với nhau , cách nhau 1m và 4 ghế
ngồi của trẻ
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
- Cô cho trẻ khởi động theo vòng tròn, vừa di chuyển vừa đọc bài
thơ “Tập thể dục”:
- Sau đó dừng lại để tập bài tập phát triển chung với bài hát “Tập
thể dục buổi sáng”:
+ Tay 2 : đưa sang ngang, lên cao
+ Bụng 3: tay chống hông, quay người sang 2 bên
+ Chân 4: nhảy tại chỗ
* Hoạt động 2:
- Cô dẫn trẻ đến con đường cô vẽ sẵn trên sân và thực hiện VĐ đi
ngang bước dồn cho trẻ xem
- Cô giới thiệu tên vận động và làm mẫu lần 2 chậm kết hợp với
phân tích động tác:
“ Hai tay chống hông, người thẳng, bước chân trái sang trái một
bước, thu chân phải về sát chân trái và bước tiếp tục như thế cho đến
hết đường rồi bước ngược về lại, mắt luôn nhìn phía trước ”
- Cô mời trẻ lên thực hiện cùng với cô ( cô đứng đối diện bước
cùng chiều với trẻ )
- Tổ chức cho trẻ luyện tập: gọi từng nhóm trẻ thực hiện …
+ Cho trẻ đứng theo hàng ngang cách đều nhau, cô đứng đối
diện và cùng bước với trẻ …
+ Hướng dẫn trẻ bước dồn sang trái … rồi bước dồn sang

phải …
- Chú ý những trẻ yếu, động viên trẻ thực hiện đúng vận động để
tạo thói quen dồn hàng thể dục trong các giờ hoạt động thể dục …
- Có thể cho tất cả trẻ cùng hoạt động theo hiệulệnh của cô: đứng
theo hàng ngang liên tiếp nhau, cùng bước dồn sang trái hay sang phải
theo hiệu lệnh của cô …
* Hoạt động 3 :
- Cho trẻ tiếp tục thực hiện VĐ “Trèo lên xuống ghế ” với tình
huống đến thăm Bác Gấu …
- Cô giới thiệu Bác Gấu ngồi trên một cái bục gỗ cao phía trước
mặt trẻ cùng với hàng ghế …
- Cô giải thích và thực hiện VĐ cho trẻ xem: bước lần lượt từng
chân lên ghế rồi lần lượt từng chân
xuống ghế.
- Cho trẻ thực hiện thử, cô nhận xét và nhắc lại kỹ năng chính …
- Tổ chức cho trẻ thực hiện theo hình thức trò chơi …
Bé thích ăn gì?
  
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Hiểu được thức ăn rất cần thiết cho cơ thể, cần phải ăn uống đầy
đủ chất để lớn lên, khoẻ mạnh và thông minh.
- Phân biệt được các loại thực phẩm, biết lắp ghép để tạo thành món
ăn mà trẻ thích.
- Xác định được các món ăn mà trẻ thích trong phần thực hành vẽ
mặt vui , mặt buồn trong tập.
- Phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy trực quan
hành động, mở rộng vốn từ, rèn khả năng diễn đạt theo nhận thức của
trẻ .
- Giáo dục trẻ ăn uống đủ chất để cơ thể lớn lên và khoẻ mạnh.
II. CHUẨN BỊ:

- Sưu tầm một số tranh hay ảnh chụp các loại thực phẩm quen thuộc
với trẻ, các ĐC bằng nhựa …
- Tập TH & KP và bút màu cho trẻ.
- Rèn cho trẻ vẽ mặt vui, mặt buồn ngồi giờ …
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1 :
- Cô trò chuyện với trẻ:
+ Các bạn có muốn mình mau lớn không?
+ Muốn mau lớn thì phải làm thế nào nhỉ?
+ Hãy tìm cho cô những loại htực phẩm dùng để chế biến món
ăn!
- Cô cho trẻ tìm hình gắn lên bảng hay đồ chơi bằng nhựa để trên
bàn …
- Cho trẻ gọi tên các loại thực phẩm ( chung, cá nhân … )
- Sau đó cô phân loại cho trẻ xem:
+ Thực phẩm cung cấp chất đạm: thịt, cá, trứng, sữa …
+ Thực phẩm cung cấp các chất Vitamin: rau quả có màu
( xanh, đỏ … ), trái cây vị chua …
+ Thực phẩm có nhiều đường: trái cây có vị ngọt, bánh, kẹo …
GD trẻ nên ăn đầy đủ các loại thực phẩm, không nên ăn quá
nhiều một loại nào …
* Hoạt động 2 :
- Cô trò chuyện với trẻ:
+ Ở nhà , ba mẹ thường nấu những món ăn nào?
+ Ở trường các bạn đã được ăn những món ăn gì?
+ Các bạn thích ăn những món ăn gì? … Món ăn đó như thế
nào?
- TC “ Bác đầu bếp tí hon”: cô cho trẻ tự kết nhóm theo ý thích ( 2,
3 trẻ ) và gọi từng nhóm trẻ lên chế biến món ăn …
- Cô gợi ý cho trẻ thực hiện: muốn chế biến món trứng kho thịtt thì

cần những gì?
- Sau đó cô giới thiệu cho trẻ các món ăn tráng miệng: bánh, trái
cây … để tuỳ trẻ chọn …
mở nhạc cho trẻ hát và di chuyển về bàn thực hành …
* Hoạt động 3:
- Cho trẻ mở tập TH & KP / trang 11: gợi ý trẻ quan sát …
+ Có những món ăn gì ở đây?
+ Bạn thích món ăn nào thì vẽ mặt vui ở trong hình tròn bên
cạnh món ăn đó …
+ Bạn không thích món ăn nào thì vẽ mặt buồn trong hình tròn
bên cạnh món ăn đó …
- Hỏi vài trẻ: bạn thích món ăn nào ở đây? … Vì sao bạn không
thích món ăn đó?

Đôi mắt của em
  
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Nhận biết công dụng chức năng của đôi mắt và sự liên
hệ giữa tay và mắt trong các hoạt động
- Hiểu nội dung bài thơ, đọc thuộc thơ và cảm nhận được
âm điệu nhẹ nhàng, chậm rãi của bài thơ.
- Rèn KN đọc thơ diễn cảm, phân biệt các hình hình học,
KN tô màu theo màu sắc giống như mẫu.
- Phát triển trí nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ, bộc lộ
cảm xúc cá nhân một cách hồn nhiên
- Giáo dục trẻ ý thức giữ gìn đôi mắt của mình.
II. CHUẨN BỊ :
- Cho trẻ làm quen với bài thơ: cô đọc cho trẻ nghe, giải
thích các từ khó, phát âm các từ láy …
- Rổ học cụ đựng các hình hình học, tập TH vui và bút

màu cho trẻ
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1 :
- Mở nhạc cho trẻ hát và VĐ theo nhạc bài “ Tay thơm,
tay ngoan ” …
- Cô hỏi trẻ: “ Để đôi tay có thể làm được mọi việc là
nhờ cái gì?”
- Cô đọc câu đố: “ Cùng ngủ, cùng thức - Hai bạn
xinh xinh
Nhìn rõ mọi thứ - Nhưng
không thấy mình ” Đố là gì ?
- Giới thiệu bài thơ “Đôi mắt của em” của Lê Thị Mỹ
Phương ( thơ sưu tầm )
- Cô đọc diễn cảm cho nghe:
“ Đôi mắt của em
Đôi mắt xinh xinh Đôi mắt xinh xinh
Đôi mắt tròn tròn Em yêu em quí
Giúp em nhìn thấy Giữ cho đôi mắt
Mọi vật xung quanh Ngày càng sáng hơn”
- Cô có thể đọc cho trẻ lần 2 : trích đoạn và gợi mở tư
duy cho trẻ:
+ Cô đọc 4 câu thơ đầu … Bạn nghĩ gì về đôi mắt?
+ Cô đọc 4 câu thơ cuối … Làm thế nào để bảo vệ
đôi mắt của mình?
- Cho trẻ luyện đọc thơ: đọc chung cùng với cô, sau đó
đọc theo nhóm … Chú ý sửa sai cách phát âm, nhịp thơ,
cách đọc diễn cảm …
* Hoạt động 2:
- TC “Nhanh tay, lẹ mắt” : cô cho trẻ lấy rổ học cụ và
ngồi tự do quay mặt về phía cô …

- Cách chơi: cho trẻ chọn các hình hình học ( kết hợp
màu sắc ) đưa lên theo yêu cầu của cô …
- Động viên trẻ lựa chọn thật nhanh và đưa lên đúng
với hiệu lệnh của cô …
* Hoạt động 3:
- Cho trẻ quan sát hình vẽ trên bảng ( giống trong tập
TH vui của trẻ ) , cô hỏi trẻ :
+ Trên bảng có những hình gì? … Những quả cam
có màu sắc thế nào?
+ Có những hình gì bên cạnh? … Làm sao để có
những quả cam giống như mẫu?
- Hướng dẫn trẻ vẽ theo những nét chấm cho hồn tất
đường viền quả cam, sau đó chọn màu sắc để tô cho giống với
hình mẫu quả cam bên cạnh ( theo hàng ngang )
- Cô cho trẻ mở tập TH vui / trang 1: hướng dẫn trẻ
quan sát và thực hành …
- Khuyến khích trẻ tô màu cho khéo, không bị lem ra
ngồi …

×