Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Thơ thiền thời Trần trong dòng chảy văn hóa Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (716.07 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH




LÂM NGỌC NY



THƠ THIỀN THỜI TRẦN
TRONG DÒNG CHẢY VĂN HÓA VIỆT NAM


Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 602234


LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC


Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. ĐOÀN THỊ THU VÂN







Thành phố Hồ Chí Minh - 2010


LỜI MỞ ĐẦU
Thời đại nhà Trần để lại dấu ấn trong lịch sử Việt Nam với tinh thần quyết chiến, quyết
thắng. Dẫu trải qua bao nhiêu thế kỉ, tiếng hô “Quyết đánh! Quyết đánh!” vẫn còn làm rung
động triệu triệu con tim người Việt. Làm nên hào khí ấy, ngoài truyền thống yêu nước của
dân tộc phải kể đến vai trò không kém phần quan trọng của tinh thần Phật giáo Thiền tông.
Sự gần gũ
i trong tinh thần yêu nước của dân tộc với tinh thần nhân đạo của Phật giáo đã làm
nên diện mạo riêng cho thơ Thiền thời Trần. Với đề tài “Thơ Thiền thời Trần trong dòng
chảy văn hóa Việt Nam”, người viết không ngoài mục đích muốn tìm hiểu mối tương giao
giữa thơ Thiền thời Trần và văn hóa Việt Nam.
Để hoàn thành đề tài này, ngoài những nỗ lực của bản thân, ngườ
i viết xin bày tỏ lòng
tri ân sâu sắc đến những người thân trong gia đình. Đặc biệt, xin trân trọng cảm ơn PGS.TS
Đoàn Thị Thu Vân đã tận tình hướng dẫn cho người viết. Ngoài ra, còn có sự ủng hộ của
những bạn bè cũng góp phần giúp cho người viết có đủ nghị lực để hoàn thành đề tài. Hi
vọng, đề tài này sẽ góp thêm một tiếng nói vào việc tìm hiểu thơ Thiền thời Trần. Rất mong
sự góp ý
để người viết có thể hoàn thiện hơn đề tài của mình để nó trở thành một tài liệu
tham khảo có ích.
Xin Trân trọng cảm ơn!

Lâm Ngọc Ny










MỞ ĐẦU
1/ Lí do chọn đề tài:
Lịch sử dân tộc ghi nhận chiến công oanh liệt của thời đại nhà Trần với ba lần chiến
thắng quân Nguyên – Mông xâm lược, mở ra một thời đại cực thịnh trong lịch sử phong kiến
nước nhà. Dưới thời đại vàng son đó, một nền văn học cũng phát triển rực rỡ mà đỉnh cao là
Thiền học. Thơ Thiền thời Trần – sự tiếp n
ối và phát triển của thơ Thiền thời Lí – là một
thành tựu nổi bật của văn học trung đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Nếu như
thơ Thiền thời kì đầu (thời Lí) mang đậm chất triết lí sâu xa có phần khó hiểu, thể hiện trí tuệ
uyên áo của các nhà sư, thì thơ Thiền thời kì sau (thời Trần) cũng những triết lí ấy, cũng biểu
hiện trí tuệ ấy như
ng có phần “cởi mở” hơn, nghĩa là gần gũi và dễ hiểu hơn, chan hòa hơn, ở
đó, ranh giới giữa thơ và Thiền dường như không phân định rõ, nó vừa là thơ mà cũng vừa là
triết lí của đạo Phật. Điều đáng chú ý là vị vua anh minh đã lãnh đạo nhân dân chiến thắng đế
quốc Nguyên – Mông hùng mạnh lại là người khai sáng nên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử -
Trúc Lâm sư tổ Điều Ngự Giác Hoàng Trầ
n Nhân Tông.
Ngày nay, cuộc sống bộn bề khiến con người luôn phải chạy đua với thời gian, với bao
lo toan vất vả, nhưng đâu đó trong sâu thẳm tâm hồn họ luôn muốn hướng tới những điều tốt
đẹp, thanh tao như là chân – thiện – mĩ. Những giây phút con người lắng lòng mình để nghe
âm thanh của tiếng mưa đêm hay nghe thanh âm trong trẻo của tiếng chuông chùa vọng lại
cũng là lúc họ tìm thấy sự
thanh thản trong tâm hồn. Đôi lúc, con người ấy lắng lòng mình
với một ý thơ, một lời văn để trở về với cái “tâm” vô tư, trong sáng, hồn nhiên – cội nguồn
của bản tính con người. Trở về với văn học, đặc biệt là văn học trung đại, chúng ta sẽ bắt gặp
một dòng thơ “tĩnh lặng” mà không kém phần sâu sắc - như đóa hoa sen dù sống trong đầm
lầy vẫn v
ươn cao và tỏa hương thơm ngát - đó là dòng thơ Thiền, đặc biệt là thơ Thiền thời
Trần. Như Giáo sư Nguyễn Huệ Chi trong “Đề nghị một cách hiểu mối quan hệ giữa văn học

đời Trần và cuộc kháng chiến chống xâm lược đời Trần” (Tạp chí Văn học, số 3 & 4 – 1986)
đã viết: “thơ văn Lí – Trần rõ ràng sẽ có giá trị như một hồi âm phản t
ỉnh, bằng cách này
hay cách khác giúp chúng ta thực hiện cái quá trình đi ngược lại sự tha hóa lịch sử của
chính chúng ta, giúp ta sống những giây phút tốt đẹp hơn, hồn hậu và nguyên vẹn hơn”. Và
“hình như người đọc, dù ở thế kỉ XV, thế kỉ XVIII, hay thế kỉ XX đều có thể tìm thấy ở đây cái
ánh sáng tiềm ẩn của chính tâm hồn mình, vẻ đẹp hồn nhiên tươi tắn của cuộc sống mà
chính mình
đã đánh mất, sự thoáng đạt của một tư duy vừa siêu hình vừa trần tục mà mình
không thể có”. Có thể nói, với ý kiến ấy, giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã khẳng định được giá trị
cơ bản của thơ Thiền nói chung và thơ Thiền thời Trần nói riêng.
Phải nói thơ Thiền thời Trần là một mảnh đất màu mỡ cho việc nghiên cứu, đào sâu tìm
tòi về những giá trị của Phật giáo cũng như là của văn học dân tộc. Nhiều công trình nghiên
cứu đ
ã đi vào tìm hiểu thơ văn nói chung và một phần thơ Thiền nói riêng của thời Trần. Tuy
nhiên, dưới một góc nhìn khác, một cách tiếp cận khác, chúng tôi muốn đề xuất thêm một
cách tìm hiểu thơ Thiền thời Trần. Đó là “Thơ Thiền thời Trần trong dòng chảy văn hóa Việt
Nam”. Với công trình này chúng tôi muốn khẳng định hơn nữa giá trị của văn học thời Trần,
đặc biệt là vă
n học Thiền tông trong mối quan hệ với văn hóa dân tộc. Hi vọng luận văn ít
nhiều sẽ góp thêm một cách nhìn nhận, tiếp cận mới về thơ Thiền thời Trần trong dòng văn
học nói chung.
2/ Lịch sử vấn đề:
Về đề tài này, thật sự chưa có một công trình nào dành riêng để nghiên cứu nó. Tuy
nhiên, như đã nói, đây là một mảnh đất màu mỡ cho nên bằng cách này hay cách khác, dưới
góc độ này hay góc độ khác c
ũng đã có không ít công trình nghiên cứu về thơ Thiền thời
Trần (chủ yếu là các công trình nghiên cứu về thơ Thiền Lí – Trần nói chung). Các tác phẩm
cổ xưa như Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Lịch triều hiến chương loại chí của
Phan Huy Chú, Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn,… đã kể lại những câu chuyện lịch sử, và

đã có những nhận
định về con người thời Trần cũng như thơ văn thời Trần.
- Bộ Thơ văn Lí – Trần của Viện Văn học (1977 – 1989) là một công trình văn bản
học có bề thế và tầm cỡ về văn học Lí – Trần.
- Nguyễn Đổng Chi trong công trình Việt Nam cổ văn học sử (Phủ Quốc vụ khanh đặc
trách văn hóa, Sài Gòn, 1970) đã trình bày tiến trình văn học theo t
ừng triều đại phong kiến,
riêng về văn học Thiền tông thời Trần tác giả chỉ điểm qua khi trình bày văn học đời Trần
(chương X).
- Ngô Tất Tố trong công trình Văn học đời Trần (Mai Lĩnh, Hà Nội, 1942) đã giới
thiệu một số thành tựu văn học của triều đại nhà Trần, trong đó có một phần là thơ Thiền.
- Bùi Văn Nguyên trong Lịch sử
văn học Việt Nam, tập 2 (thế kỉ X – XVII) (NXB
Giáo Dục, Hà Nội, 1978) nhận xét: “Phật học đời Trần cũng có những tư tưởng độc đáo,
không rập khuôn theo phương Bắc”, “văn học đời Trần mở đầu loại văn bút chiến và văn
chương phê bình”, “các vua đời Trần thường là thi nhân hơn là Thiền sư”.
- Đinh Gia Khánh trong lời giới thiệu “Tám thế kỉ của tiến trình văn học” trong sách
Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập 2 (NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1960), đã nhận định về thơ
Thiền thờ
i Trần: “xét về mặt học thuật đời Trần, trước hết phải nói đến những trước tác về
Phật học”, “văn học đời Trần với quan niệm Tam giáo đồng nguyên, đồng thời xuất hiện xu
hướng phân công giữa Phật và Nho”, “thơ của các vị vua tu Thiền, các nhà sư thể hiện một
niềm yêu đời, yêu thiên nhiên tha thiết”.
- Phạm Văn Diêu trong Văn họ
c đời Trần Hồ (Bài giảng tại Đại học Văn khoa Sài
Gòn, 1970 – 1971) đã giới thiệu văn học thời này theo hệ thống thể loại: văn sử kí của người
Việt viết ở Trung Hoa, văn truyện cổ, văn bi kí tựa, văn lí luận phê bình, văn nghị luận chính
trị,… trong đó có một số tác phẩm thuộc văn học Thiền tông.
- Đặng Thai Mai trong bài viết Mấy đ
iều tâm đắc về một thời đại văn học (Thơ văn Lí

– Trần, tập 1, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1977) đã đề cập đến thái độ tích cực lạc quan
trong các bài thơ Thiền của các nhà thơ Thiền và về một đạo Phật khoan dung cởi mở, từ đó
sinh ra những nhà thơ có bản lĩnh, có tâm hồn phóng khoáng, giàu chất nhân bản với những
bài thơ Thiền độ
c đáo, có khí sắc, đạo nhưng rất đời.
- Kiều Thu Hoạch trong Tìm hiểu thơ văn các nhà sư Lí – Trần (Tạp chí Văn học, Hà
Nội, số 6 – 1965) đã cho thấy rằng bên cạnh thơ văn đề cao ý thức tự cường dân tộc, tinh
thần yêu nước chống ngoại xâm, còn có thơ văn của các Thiền sư. Thơ văn này có nhiều yếu
tố siêu thoát, nhưng nó cũng là một hiện t
ượng khá đặc biệt trong lịch sử văn học. Thời Lí –
Trần là thời kì phồn thịnh nhất của đạo Phật nên có nhiều nhà sư nổi tiếng về văn học. Các
Thiền sư hay làm thơ và có thơ hay; trong kệ, chất thơ cũng bàng bạc, giáo lí đạo Phật được
trình bày khá bóng bẩy, sinh động, giàu nghệ thuật.
- Nguyễn Phạm Hùng trong Thơ Thiền và việc lĩnh hội thơ Thiền
(Tạp chí Văn học, Hà
Nội, số 10 – 1994) đã tiếp thu ý kiến của Suzuki, của Nguyễn Lang để nêu lên tính trực giác
của thơ Thiền. Thơ Thiền có hai yếu tố: mặt vật chất là cái tượng trưng, còn triết lí là cái
được tượng trưng. Nhưng giá trị thẩm mĩ của thơ Thiền lại nằm ở mặt vật chất của hình
tượng thơ.
- Nguyễn Huệ Chi trong Đề nghị một cách hiểu mối quan hệ giữa văn học đời Trần và
cuộc kháng chiến chống xâm lược đời Trần (Tạp chí Văn học, số 3 & 4 – 1986) đã khẳng
định những nội dung của thơ văn (trong đó quan trọng là thơ Thiền) chính là động lực sâu xa
góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại của quân dân nhà Trần trước đế quốc Nguyên – Mông
hùng mạnh.
- Đoàn Thị Thu Vân qua thống kê, phân loại để khảo sát về ngôn ngữ thơ Thiền Lí -
Trần và tìm hiểu quan niệm con người trong thơ Thiền Lí - Trần, trong luận án PTS Khảo sát
một số đặc trưng nghệ thuật của thơ Thiền Việt Nam thế kỉ XI – XIV (Bảo vệ tại Đại học Sư
phạm TP Hồ Chí Minh, 1995), đã đề cập đến ngôn ngữ thơ Thiền, hình tượng con ngườ
i,
hình tượng thiên nhiên ngoại vật, không gian - thời gian nghệ thuật, thể thơ, kết cấu, cách

miêu tả, giọng điệu và so sánh đặc trưng nghệ thuật thơ Thiền Lí – Trần với thơ Nho cùng
thời cũng như với thơ Thiền Trung Quốc, Nhật Bản. Nhìn chung, tác giả cho rằng thơ Thiền
Lí – Trần là sản phẩm kết hợp của nền triết học giàu chất tự do phóng khoáng và một th
ời
đại đậm tính nhân văn nên đã đem lại nhiều nét độc đáo, mới mẻ cho thơ ca dân tộc. Đó là
thế giới nghệ thuật đầy sức thu hút, có xu hướng vươn tới không gian và thời gian vô hạn đạt
sự hợp nhất. Các Thiền sư là những con người nhập thế giúp đời. Thơ Thiền với hệ thống kí
hiệu nghệ thuật khác hẳn thơ Nho, đã đánh
đổ cái nhìn nhị nguyên và con người trong thơ
Thiền là con người phá chấp, tùy duyên, đạt đạo ngay giữa cuộc đời.
- Nguyễn Công Lý trong chuyên luận Bản sắc dân tộc trong văn học Thiền tông thời Lí
– Trần (NXB Văn Hóa thông tin, Hà Nội, 1997)đã đi từ việc tìm hiểu khái niệm Thiền tông,
văn học Thiền tông đến tìm hiểu nét đặc sắc của Thiền học Việt Nam làm cơ sở nghiên cứu
bản sắc dân t
ộc trong văn học Thiền qua thơ văn viết về triết lí tư tưởng Thiền, về thiên
nhiên và con người, cuộc sống với tinh thần lạc quan, phong cách bình thản tin tưởng; cuối
cùng xác định vị trí và những đóng góp của văn học Thiền Lí – Trần trong tiến trình phát
triển của văn học Việt Nam; tìm hiểu mối quan hệ giữa Phật giáo với văn học, và về trạng
thái tư duy nghệ
thuật kiểu trực cảm tâm linh.
- Trong Văn học Phật giáo thời Lí – Trần diện mạo và đặc điểm (NXB ĐH Quốc gia,
TP Hồ Chí Minh, 2003), tác giả Nguyễn Công Lý (2003) khái quát tình hình nghiên cứu, đặc
điểm và diện mạo văn học Phật giáo thời Lí – Trần. Theo lời mở đầu của GS.NGND Nguyễn
Đình Chú thì “một trong những kết quả nâng cao công trình của Nguyễn Công Lý chính là ở
chỗ làm rõ hơn phương diệ
n văn chương của văn học Phật giáo Lí – Trần”. Trong đó tác giả
đã chú ý đến việc “giới thuyết, làm rõ hơn mối quan hệ giữa tôn giáo với văn học trong sự
sống nhân loại nói chung”.
- Thích Thanh Từ trong bài Thiền Trúc Lâm qua vấn đáp (Thiền học đời Trần, Viện
Nghiên cứu Phật học Việt Nam, 1995) đã giải thích ý chỉ của Trúc Lâm đệ nhất tổ trong

những câu đối đáp về Phật về Thiền với các đệ tử. Ở
bài Thiền Trúc Lâm qua thơ văn chữ
Hán (Thiền học đời Trần, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, 1995), tác giả đã nhận xét về
hồn thơ, về chất Thiền độc đáo, đậm sắc màu dân tộc trong thơ Trần Nhân Tông. Còn trong
Tam tổ Trúc Lâm giảng giải (NXB Tổng hợp, TP Hồ Chí Minh, 2005), tác giả đã trình bày
rõ về công đức, hành trạng cũng như phân tích một số câu nói, bài thơ, bài kệ
của ba vị tổ sư
phái Trúc Lâm là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Công trình này theo Thích
Thanh Từ, được viết ra “trên tinh thần khôi phục lại Phật giáo đời Trần”. Từ đó ông khẳng
định sách Tam tổ Trúc Lâm giảng giải ra đời nhằm mục đích phục vụ cho việc nghiên cứu và
học tập Phật giáo.
- Đỗ Văn Hỷ trong Câu chuyện Huyền Quang và cách đọc thơ Thiền (Tạp chí Văn
học, Hà Nộ
i, số 1, 1975) đã nêu lại chuyện oan tình của Huyền Quang và cho rằng ông chẳng
có oan tình gì. Trên cơ sở đó, bài viết nêu lên một khía cạnh nhỏ về thủ pháp biểu hiện của
thơ Huyền Quang và cách tiếp nhận thơ Thiền.
- Nguyễn Phương Chi với bài Huyền Quang, nhà sư thi sĩ (Tạp chí Văn học, Hà Nội,
số 3 – 1982) thì cho rằng cái cốt lõi của Huyền Quang không phải là con người Thiền mà
chính là con người thi sĩ. Thiền s
ư chỉ là cái vỏ, là hình thức cho con người thi nhân sống
thực, cảm xúc thực đầy sáng tạo.
- Mai Quốc Liên trong Các nhà thơ đời Trần (Dưới gốc me vườn Nguyễn Huệ, Sở Văn
Hóa thông tin Nghĩa Bình – 1986) đã đề cập đến những điểm cơ bản của mĩ học Thiền: vắng
lặng, hư tịch, phản ánh chân như của vũ trụ theo quan điểm Ph
ật giáo. Từ đó nêu ra những
đặc trưng trong thơ Thiền của Trần Nhân Tông, của Huyền Quang.
- Minh Chi trong Thơ Huyền Quang (Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, 1995) thì
không đồng ý với ý kiến của Nguyễn Phương Chi cho rằng ở Huyền Quang con người thi
nhân rõ nét hơn con người tôn giáo. Theo tác giả, thơ Huyền Quang mang đậm nét trữ tình
và văn chương Phật giáo không phải là văn chương khô khan. Các Thiền sư không phải là

con người lạnh lùng không c
ảm xúc. Thơ văn là trực cảm, cảm xúc với người, với cảnh và
với bản thân mình. Đó không phải là cái ta hời hợt mà là cái ta đại ngã cùng một bản thể với
chúng sinh, vạn vật mà chỉ có bậc giác ngộ mới thể nghiệm được.
- Minh Tuệ trong Thiền sư Huyền Quang, một nhà thơ lớn (Viện Nghiên cứu Phật học
Việt Nam, 1995) thì cho rằng Huyền Quang vừa là Thiền sư ngộ đạo, vừa là người nghệ sĩ
lớn với thi hứng dạ
t dào, phóng khoáng.
- Phạm Ngọc Lan trong Trần Nhân Tông và cảm hứng Thiền trong thơ (Tạp chí Văn
học, Hà Nội, số 4 – 1992) đã đề cập những cảm hứng trong những bài thơ viết về thiên nhiên
của Trần Nhân Tông.
- Thích Đồng Bổn trong Vai trò chính trị của các tăng sĩ Phật giáo ở thời đại Lí –
Trần (NXB Tôn giáo, Hà Nội – 2006) đã khái quát một số đặc điểm của Phật giáo cũng như

hành trạng của các vị tăng sĩ Phật giáo trong đời sống chính trị của triều đại Lí – Trần. Tác
giả cũng đã khẳng định ở “đời Trần Phật giáo đã đi vào đỉnh cao nhất và đi sâu vào chính
sự qua những con người cụ thể lãnh đạo triều đại, các vị vua nhà Trần đã là tăng sĩ hay
đang trị vì cũng đã uyên thâm Phật học”.
Tóm lại, thơ
Thiền Lí – Trần nói chung, thơ Thiền thời Trần nói riêng đã được các nhà
nghiên cứu quan tâm ngày càng nhiều và chủ yếu ở các phương diện văn bản học (sưu tầm,
dịch thuật, giới thiệu), tìm hiểu tác giả, nghiên cứu giá trị của tác phẩm,… Điều đó chứng tỏ
văn học Thiền tông là mảnh đất có nhiều sức hấp dẫn đối với số đông nhà nghiên cứ
u. Trên
tinh thần kế thừa những thành quả của người đi trước, chúng tôi đã tổng hợp những tài liệu
phong phú có liên quan để từ đó đi vào tìm hiểu một phương diện chuyên biệt của vấn đề:
Thơ Thiền thời Trần trong dòng chảy văn hóa Việt Nam.
3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Như tên gọi của nó - Thơ Thiền thời Trần trong dòng chảy văn hóa Việ
t Nam – đề tài

này nhằm thực hiện hai nhiệm vụ:
Một là khái quát về thơ Thiền thời Trần và khái quát những lĩnh vực văn hóa tinh thần
bằng cách khảo sát tài liệu, so sánh đối chiếu và rút ra những nhận định cơ bản về thơ Thiền
thời Trần cũng như về văn hóa Việt Nam.
Hai là, từ việc nắm vững hai vấn đề trên, chúng tôi đi vào làm rõ mối tương giao giữa
thơ Thiền và văn hóa Việt Nam trong tiến trình vận động của nó.
Về phạm vi khảo sát, trước hết, đề tài được xác định là để bước đầu tìm hiểu sự tương
giao giữa thơ Thiền và văn hóa Việt Nam trong quá trình vận động và phát triển. Thơ Thiền
nói chung và thơ Thiền thời Trần nói riêng cũng như văn hóa Việt Nam là những vấn đề
phức tạp, có rất nhiều ý kiến đề cập. Do đó, chúng tôi không có tham vọng chạm đến tận
cùng của v
ấn đề mà chỉ là bước đầu khảo sát, phân tích để có cái nhìn mới cũng như cách
tiếp cận mới về thơ Thiền thời Trần trong văn học trung đại nói riêng và văn học Việt Nam
nói chung.
Về thơ Thiền thời Trần, chúng tôi căn cứ vào một số công trình như Thơ văn Lí Trần
(tập II, quyển thượng) , Tổng tập văn học Việt Nam (tập 2, 3) và các công trình c
ủa các tác
giả như Đoàn Thị Thu Vân, Nguyễn Công Lý,... Về văn hóa, chúng tôi căn cứ vào công trình
của Trần Quốc Vượng, La Văn Quán, Trần Ngọc Thêm,… bao gồm các vấn đề về con
người, thiên nhiên, cách ứng xử với tự nhiên và xã hội,…
4/ Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:
Phật giáo Thiền tông là một hệ tư tưởng - triết học có ảnh hưởng sâu sắc ở nước ta
trong nhữ
ng thế kỷ đầu kỷ nguyên tự chủ. Nó góp phần không nhỏ vào những thành tựu về
chính trị, ngoại giao, văn hóa, xã hội… của một thời đại huy hoàng trong lịch sử dân tộc -
thời đại Lí - Trần - và đã để lại dấu ấn khá đậm nét trong nhiều lĩnh vực của đời sống, đặc
biệt là trong thơ văn thời đại ấy cũng như văn chương trung đạ
i Việt Nam nói chung. Nghiên
cứu thơ Thiền thời Trần trong dòng chảy văn hóa Việt Nam không chỉ để hiểu con người
Việt Nam trong quá khứ mà còn góp phần xây dựng con người Việt Nam hôm nay và mai

sau. Đây là một công việc cần thiết và bổ ích vì đó là một trong những cách giữ gìn, phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc.
Thời Trần là thời đại phát triển cực thịnh trong lịch sử Việt Nam. Có được điều đ
ó,
theo nhiều nhà nghiên cứu, một phần là do sự ảnh hưởng và tác động của Phật giáo. Điều đó
được minh chứng rõ ràng ở chỗ, thời đại nhà Trần có không ít các vị vua, quan là thiền sư
hoặc thiền gia, cư sĩ, trong số đó có vua Trần Nhân Tông là người đã khai sáng thiền phái
Trúc Lâm. Văn học thời Trần được sản sinh ra trong bối cảnh đó. Đây là giai đoạn đặt nền
móng vững ch
ắc cho sự phát triển của văn học viết Việt Nam, trong đó thơ Thiền được vinh
dự là một bộ phận văn học có vị trí gần như là tiên phong cho giai đoạn này với những thành
tựu đáng kể. Nhờ thế, nó tạo nên một tiếng nói rất riêng khó có thể tìm thấy ở các giai đoạn
văn học sau. Các nhà nghiên cứu đều thừa nhận văn học thời Trần, trong
đó đáng kể là thơ
Thiền, có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền văn học Việt Nam nói chung và văn chương
trung đại nói riêng. Do đó, nghiên cứu thỏa đáng vấn đề đặt ra sẽ rất có ý nghĩa về mặt khoa
học.
Lâu nay, các tác phẩm thơ Thiền thời Trần cũng đã được đưa vào giảng dạy trong nhà
trường nên nghiên cứu đề tài này còn có ý nghĩa thiết thực về mặt nghiệp vụ vì sẽ góp phần
vào việc giải mã những tác phẩm văn học giàu chất nhân văn, là giá trị văn hóa của dân tộc,
nhưng đồng thời cũng mang tính uyên áo, không dễ lĩnh hội, từ đó giúp cho việc nghiên cứu
và giảng dạy bộ phận văn học này tốt hơn.
5/ Phương hướng và phương pháp nghiên cứu:
Thơ Thiền thời Trần đến nay tuy có nhiều người quan tâm nghiên cứu và đạt được
nhiều thành tựu đ
áng quý song, so với yêu cầu phát triển của xã hội nói chung và của văn
học nói riêng thì vẫn còn nhiều khoảng trống để người đi sau tiếp tục tìm hiểu. Với đề tài này
chúng tôi muốn thực hiện một hướng tiếp cận vừa gần gũi, quen thuộc nhưng cũng khá mới
mẻ và lí thú về thơ Thiền thời Trần, qua đó góp phần làm phong phú hơn cách nhìn nhận,
đánh giá về giá trị văn họ

c của dân tộc.
Khi tiến hành đề tài này, chúng tôi chọn phương pháp phân tích – tổng hợp, so sánh để
tiếp cận và bước đầu nhìn nhận vấn đề. Song song đó, chúng tôi còn sử dụng phương pháp
liên ngành vì đề tài nghiên cứu là văn học nhưng có liên quan đến văn hóa, lịch sử, xã hội
học, nên cũng cần thiết sử dụng những thành tựu về phương pháp nghiên cứu của các ngành
khoa học đó. Bên cạnh đó, đối tượ
ng nghiên cứu của đề tài là thơ Thiền – một phần của văn
học Phật giáo, mà Phật giáo lại chú ý đến “tâm” và tư duy tổng hợp, trực giác, trực cảm tâm
linh, nên nghiên cứu bộ phận văn học này chúng tôi cũng vận dụng phương pháp trực cảm để
cảm nhận vấn đề, thấy được đặc điểm bản chất của đối tượng.
6/ Cấu trúc luận v
ăn bao gồm hai phần:
PHẦN MỞ ĐẦU:
1/ Lí do chọn đề tài
2/ Lịch sử vấn đề
3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4/ Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5/ Phương hướng và phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG:
Chương 1: Một số vấn đề khái quát về văn hóa Việt Nam
Chương 2: Thiền tông Việt Nam và thơ Thiền thời Trần
Chương 3: Mối tương giao giữa thơ Thiền thời Trần và tiến trình văn hóa Việt Nam
Kết luận.
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM
1.1/ Khái niệm “văn hóa” và “dòng chảy văn hóa”:
1.1.1/ Khái niệm văn hóa:
Văn hóa là một khái niệm mà mỗi học giả ở mỗi đất nước trong những thời kì khác
nhau đều có cách lí giải riêng. Nhưng có lẽ không một học giả nào bằng lòng với khái niệm
có sẵn nên đều tự mình đưa ra một khái niệm của riêng mình, và cũng không một khái niệm
nào được coi là hoàn thiện.

Hơn nữa, người ta có thể nghiên cứu văn hóa từ nhiều góc độ khác nhau, có người thiên
về mặt này, có người thiên về mặt kia của văn hóa, do đó họ đưa ra những định nghĩa khác
nhau về văn hóa. Thí dụ: nhà ngôn ngữ học thường truy xét từ nguyên, tức là gốc từ La Tinh
hay Hy lạp của từ culture phương Tây, tương đương với thuật ngữ văn hóa c
ủa ta và Trung
Quốc. Gốc từ La Tinh của từ văn hóa nêu bật các nghĩa vun trồng, rèn luyện, làm tăng lên về
chất lượng và số lượng. Phải chăng, từ đó có thể nói văn hóa (culture) bao gồm tất cả những
gì là tinh thần hay vật chất có thể và phải được vun trồng, rèn giũa, tích lũy để có một sự
phát triển về lượng và về chất?
Theo GS Trần Ngọc Thêm trong
Cơ sở văn hóa Việt Nam (NXB Giáo Dục, thành phố
Hồ Chí Minh 1999), Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con
người với môi trường tự nhiên và xã hội.
Theo GS.TS Lê Văn Quán trong Nguồn văn hóa truyền thống Việt Nam (NXB Lao
Động, Hà Nội 2007), Văn hóa là hệ thống giá trị vật ch
ất và tinh thần do con người sáng
tạo, tích lũy, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong hoạt động sản xuất, nếp suy
nghĩ, cách sống, và sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Văn hóa
có ý nghĩa khác nhau đối với các dân tộc khác nhau, bởi vì khái niệm văn hóa bao gồm
những chuẩn mực, giá trị, tập quán,…
Danh từ Văn hóa đầu tiên xuất hiện ở
thư tịch Trung Quốc. Bắt nguồn từ Lưu Hướng,
đời Tây Hán: Phàm vũ chi hưng, vi bất phục dã, văn hóa bất cải, nhiên hậu gia tru (phàm
dùng vũ lực là để đối phó với kẻ không phục tùng; dùng văn hóa mà không thay đổi được thì
sau mới giết). Sau đó, Văn hóa trở thành một bộ môn khoa học chuyên nghiên cứu hiện
tượng văn hóa hoặc hệ thống văn hóa. Nó bắt đầu phát triển ở
nước Pháp vào khoảng giữa
thế kỉ XIX, trước tiên họ đề xuất khái niệm “khoa học văn hóa”, chủ trương xây dựng độc
lập, tiến hành nghiên cứu khoa học để nói rõ sự tiến triển của văn hóa. Đến đầu thế kỉ XX,

các nhà văn hóa Mỹ chính thức xác lập nguyên tắc và khung Văn hóa học. Như vậy, Văn hóa
là một hiện tượng lịch sử, mỗi xã hội đều có nền văn hóa thích ứ
ng với nó và phát triển tiến
lên theo đà xã hội.
Trong tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nhiều nghĩa. Với nghĩa rộng, văn hóa là chỉ
tổng hợp sáng tạo văn minh vật chất và văn minh tinh thần trong quá trình phát triển xã hội
loài người. Về nghĩa hẹp, văn hóa chỉ hình thái ý thức và thượng tầng kiến trúc của xã hội,
tức là hình thức tổ chức và chế độ thích ứ
ng với hình thái ý thức xã hội. Do đó, nó có đặc
điểm của tính lịch sử, tính truyền thống, tính dân tộc,… Chính vì vậy, trong lịch sử các thời
kì khác nhau, dân tộc khác nhau đều sáng tạo ra những nền văn hóa khác nhau.
Chủ nghĩa Mác đề xuất bảy luận điểm về văn hóa như sau:
1/ Nền văn hóa của loài người bao gồm toàn bộ hoạt động sáng tạo của loài người,
trong lĩnh vực vật ch
ất và tinh thần, và thành quả của hoạt động sáng tạo ấy. Nó biểu hiện
một dạng thống nhất nhất định giữa con người và thiên nhiên, giữa con người và xã hội. Nó
là tiêu chí đặc trưng nhất cho sự phát triển lực lượng và khả năng sáng tạo của những cộng
đồng người trong từng thời kì lịch sử khác nhau.
2/ Nó bao gồm toàn bộ những thành quả hoạt động sáng tạo của loài người, nh
ư công
cụ, dụng cụ, máy móc, các công trình kĩ thuật, các tác phẩm văn học nghệ thuật, các chuẩn
mực luật pháp và đạo đức…
3/ Chủ nghĩa Mác phân biệt lĩnh vực văn hóa vật chất và lĩnh vực văn hóa tinh thần,
vai trò quyết định của văn hóa vật chất, và mối tương quan biện chứng qua lại giữa hai lĩnh
vực đó.
4/ Chủ nghĩa Mác nói về tính giai cấp củ
a văn hóa. Mỗi hình thái xã hội đều có nền
văn hóa thích ứng của nó. Tương ứng với các hình thái xã hội giai cấp đối kháng, là một nề
văn hóa đầy mâu thuẫn, phát triển vô chính phủ, trong đó phải đặc biệt lưu ý bộ phận văn
hóa mang tính chất tiến bộ của nhân dân, do quần chúng lao động sáng tạo ra.

5/ Chủ nghĩa Mác rất trân trọng những di sản văn hóa quý báu của các thế hệ trước để
lại, đồng thời tiếp thu mọi thành tựu văn hóa của thế giới, nhân loại. Đó là tính kế thừa và
tính quốc tế của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.
6/ Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa có tính đại chúng. Toàn dân có điều kiện và cơ hội
làm văn hóa, thưởng thức văn hóa, hoạt động văn hóa. Sự tiếp thu văn hóa đó có tính chất
hoàn toàn tự giác, không có sự áp đặt từ bất cứ một quyền uy nào.
7/ Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là một nền văn hóa dồi dào nhân tính, mục đích cứu
cánh của nó là phục vụ con người tự do th
ật sự, phát triển hài hòa và toàn diện, với mọi năng
khiếu được nảy nở và bộc lộ không hạn chế. Đấy là mẫu những con người hoàn thiện mà bao
thế hệ trước đây hằng mơ ước, nhưng không có điều kiện xã hội chính trị kinh tế để biến
thành hiện thực. Những điều kiện này đang dần dần hình thành đầy đủ trong chế độ xã h
ội
mới ở nước ta.
Trên cơ sở đó, xin tạm định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa là một hệ thống các
giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực
tiễn và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong sự tương tác giữa con người với môi
trường tự nhiên, con người với môi trường xã hội và với chính mình.
1.1.2/ Khái niệm dòng chảy văn hóa:
Văn hóa là một vấn đề nhân sinh quan và thế giới quan, là cách nhìn bao trùm và cách
ứng xử qua những hành động thiết thực của con người với thiên nhiên và với cộng đồng con
người trong xã hội. Từ xưa, con người từ bậc hiền triết đến người thường đã luận bàn rất
nhiều về nó, sau này chắc cũng vậy, với những hiểu biết mới, xác thực hơn, cao siêu hơ
n. Từ
quan điểm duy vật biện chứng nhìn lại lịch sử loài người, chúng ta thấy sáng tỏ vị trí, vai trò
và tác dụng của văn hóa, một chiến công biết bao quý báu của con người, sau khi thoát khỏi
tiền thân của mình là con vật, vươn lên qua các chế độ xã hội, đến bước nhảy vọt từ vương
quốc của sự áp bức, bóc lột đến vương quốc của giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, gi
ải
phóng con người, mà đỉnh cao là sự phát triển tự do và toàn diện của mọi người. Đây cũng sẽ

là đỉnh cao của phát triển văn hóa trong toàn bộ lịch sử loài người.
Lịch sử dân tộc Việt Nam ta là một quá trình diễn biến những sự kiện đa dạng, hùng
tráng và bi thảm, mà các nhà sử học đã, đang và sẽ nghiên cứu, bởi tất cả chưa phải đã sáng
tỏ. Mà văn hóa là s
ợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống
mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua bao sóng gió và thác ghềnh tưởng
chừng không thể vượt qua được, để không ngừng phát triển và lớn mạnh, viết nên những
trang sử lạ lùng bởi tính kiên cường trong hoạn nạn, bởi khí phách anh hùng trong giữ nước
và dựng nước. Phải thấy cái chất văn hóa trong tất cả những sự kiện nói trên, nó là tinh hoa
của dân tộc, của quý nhất mà ngày nay mọi người Việt Nam chúng ta tự hào là người kế thừa
và phát triển. Văn hóa là kết quả, là ngọn nguồn của hành động có ý thức của con người làm
cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Cuộc sống này có thể là vật chất, tinh thần, là trăm nghìn kinh
nghiệm khác nhau ngày càng phong phú. Từ đấ
y, cùng với sự phát triển của xã hội loài
người, văn hóa sẽ có mặt khắp mọi nơi, trở thành một cấp độ phát triển của bất cứ một hoạt
động nào, thường được coi là có ý nghĩa tinh thần, nhưng thực ra gắn liền với cả phạm trù
vật chất lẫn tinh thần.
Như vậy, có thể nói, song song với sự phát triển của lịch sử dân tộc là sự
phát triển của
văn hóa Việt Nam. Mỗi giai đoạn, thời kì lịch sử khác nhau ứng với những đặc điểm văn
hóa khác nhau. Hợp chung lại là một dòng chảy xuyên suốt của cả lịch sử và văn hóa của dân
tộc.
Trần Ngọc Thêm trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam gọi sự phát triển ấy là tiến trình
văn hóa Việt Nam và chia tiến trình ấy thành 6 giai đoạ
n: văn hóa tiền sử, văn hóa Văn Lang
– Âu Lạc, văn hóa thời chống Bắc thuộc, văn hóa Đại Việt, văn hóa Đại Nam và văn hóa
hiện đại. Sáu giai đoạn này tạo thành ba lớp: lớp văn hóa bản địa, lớp văn hóa giao lưu với
Trung Hoa và khu vực, lớp văn hóa giao lưu với phương Tây.
Phạm Văn Đồng tìm hiểu sự phát triển của văn hóa trong lịch sử dân tộc và cho th
ấy

ứng với mỗi thời kì lịch sử dân tộc là một nét văn hóa riêng. Chẳng hạn như: thời vua Hùng
thì thành tựu văn hóa chủ yếu là trống đồng và thời đại văn hóa Đông Sơn; thời Bắc thuộc thì
tiếp biến nền văn hóa Hán là tiêu biểu; thời độc lập dân tộc có thành tựu là phát huy truyền
thống văn hóa dân tộc từ xa xưa, kết hợp với việc tiếp thu và chuy
ển hóa thành Việt Nam
những giá trị văn hóa của Nho giáo, Phật giáo và một vài học thuyết khác về chính trị, xã hội
và văn hóa ở phương Đông; thời Pháp thuộc là sự tiếp biến một số nét của văn hóa phương
Tây; đặc biệt từ sau Cách mạng tháng Tám, nền văn hóa nước ta càng khẳng định vai trò và
vị trí của mình trong lịch sử dân tộc.
Sự phát triển của văn hóa còn được hiểu là sự phát tri
ển từ văn hóa dân gian đến trung
đại, hiện đại và quá trình giao lưu quốc tế (Theo Dòng chảy văn hóa Việt Nam của
GS.VS.N.I.Culin, do GS.VS Hồ Sĩ Vịnh và PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn tuyển chọn và giới
thiệu, NXB Văn hóa thông tin).
Như vậy, có thể nói, dòng chảy văn hóa là tiến trình vận động và phát triển liên tục của
một nền văn hóa, trong đó thế hệ sau kế thừa thế hệ trước và sáng tạo thêm những giá trị
mới.
1.2/ Các đặc trưng và chức năng của văn hóa:
1.2.1/ Tính hệ thống và chức năng tổ chức xã hội:
Hệ thống văn hóa là một tổ chức hữu cơ
; các sự kiện, hiện tượng có mối quan hệ
khăng khít, chi phối và chế ước lẫn nhau. Đặc trưng này giúp chúng ta phát hiện những mối
liên hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa; phát hiện các đặc
trưng, những quy luật hình thành và phát triển của nó.
Nhờ tính hệ thống mà văn hóa thực hiện được chức năng tổ chức xã hội. Nghĩa là v
ăn
hóa góp phần làm tăng độ ổn định của xã hội, tăng sự cố kết cộng đồng, tạo sự ổn định xã
hội, cung cấp cách ứng xử và tổ chức đời sống thích hợp với môi trường tự nhiên và xã hội.
Chính vì thế, văn hóa còn là nền tảng của xã hội.
1.2.2/ Tính giá trị và chức năng điều chỉnh xã hội:

Giá trị văn hóa là những cái mà trải qua th
ời gian và những thăng trầm của cuộc sống
nó vẫn còn giữ nguyên ý nghĩa. Văn hóa theo nghĩa đen là “trở thành đẹp, thành có giá trị”.
Có thể nói, văn hóa là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người. Từ đó có thể phân
chia các giá trị văn hóa theo các tiêu chí sau: Theo “mục đích” có thể chia thành giá trị vật
chất và giá trị tinh thần; theo “ý nghĩa” có thể chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức, giá
trị th
ẩm mĩ; theo “thời gian” có thể chia thành các giá trị vĩnh cữu và giá trị tạm thời; theo
“không gian” có thể chia thành giá trị cục bộ và giá trị phổ biến. sự phân biệt các giá trị văn
hóa cho phép ta có cái nhìn biện chứng và khách quan trong việc đánh giá tính giá trị của sự
vật, hiện tượng; tránh được những xu hướng cực đoan – phủ nhận sạch trơn hoặc tán dương
hết lời đối với một nền vă
n hóa.
Mỗi một dân tộc có những đặc tính giá trị văn hóa riêng của mình và chính điều này
làm cho mỗi dân tộc có những sự khác biệt về văn hóa. Ví dụ như các nước phương Đông
chủ yếu đề cao sức mạnh tập thể, trong khi đó, Mỹ lại đề cao vai trò của cá nhân. Lại có
những nếp văn hóa mà ngày nay giới trẻ không dễ gì chấp nhận như việc nhuộm răng của
phụ nữ Việt Nam ngày xưa, tục nối dây của dân tộc Êđê,… Có những nếp văn hóa được chấp
nhận ở một nền văn hóa này nhưng lại không được chấp nhận ở một nền văn hóa khác. Do
đó, các nền văn hóa phải thường xuyên sàng lọc, điều chỉnh để chấp nhận các giá trị theo
từng giai đoạn. Từ đó, văn hóa thực hiện được chức năng điều chỉnh xã hội.
Chức năng điều chỉnh xã hội nghĩa là giúp cho xã hội duy trì được trạng thái cân bằng
động, không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi của môi trườ
ng. Văn hóa
giúp định hướng các chuẩn mực, làm động lực cho sự phát triển xã hội.
1.2.3/ Tính nhân sinh và chức năng giao tiếp:
Văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người. Sự tác động của con người vào
tự nhiên có thể mang tính vật chất hoặc tinh thần. Có thể nói, văn hóa là thành tựu của con
người, do con người sáng tạo ra, phục vụ lợi ích của con người. Văn hóa có vai trò vô cùng
quan trọng trong lịch sử, đặc bi

ệt, trong thời đại ngày nay, văn hóa càng khẳng định vị trí
quan trọng của mình. Sự tiến bộ hay lạc hậu của một cá nhân, sự hưng vong của mỗi quốc
gia, sự thành công hay thất bại của một chiến lược phát triển đều tùy thuộc rất nhiều vào sự
nhận thức và phát triển văn hóa. Trong thời đại hội nhập toàn cầu hóa hiện nay, việc am hiểu
nhiều nền vă
n hóa là vô cùng cần thiết. Sẽ khó có sự thành công khi trong giao tiếp chúng ta
hoàn toàn không hiểu gì về văn hóa của đối tác, thậm chí không biết gì về ngôn ngữ của họ.
Văn hóa gắn liền với hoạt động của con người trong xã hội và mang tính nhân sinh.
Do đó, văn hóa là sợi dây nối liền và thực hiện chức năng giao tiếp giữa con người với con
người, giữa dân tộc này với dân tộc kia.
1.2.4/ Tính lịch sử và chức năng giáo dụ
c:
Văn hóa là sản phẩm của một quá trình được tích lũy qua nhiều thế hệ, có tính bền
vững và lâu dài. Văn hóa là sự tích tụ hàng ngàn năm lịch sử. Mỗi thế hệ đều cộng thêm đặc
trưng riêng biệt của mình vào nền văn hóa dân tộc trước khi truyền lại cho thế hệ sau. Ở mỗi
thế hệ, thời gian qua đi, những cái mới được thêm vào, những cái cũ có thể bị lo
ại trừ để kết
tinh thêm nền văn hóa truyền thống. Sự sàng lọc và tích tụ qua thời gian đã làm cho một nền
văn hóa của một dân tộc trở nên giàu có, phong phú và tốt đẹp hơn. Một nền văn hóa không
bào giờ tĩnh tại và bất biến. Văn hóa luôn thay đổi và rất năng động, nó luôn tự điều chỉnh
cho phù hợp với trình độ và tình hình mới.
Tính lịch sử tạo cho văn hóa m
ột bề dày, một chiều sâu và được duy trì bằng truyền
thống văn hóa. Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối ổn định được tích lũy và tái
tạo trong cộng đồng người qua không gian và thời gian, được đúc kết thành những khuôn
mẫu xã hội và cố định dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư
luận,…
Văn hóa truyền thống thực hiện chức năng giáo dục đối với con người không chỉ bằng
những giá trị đã ổn định mà còn bằng những giá trị đang hình thành. Hai loại giá trị này tạo
thành một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới. Nhờ nó mà văn hóa

đóng vai trò
quyết định trong việc hình thành nhân cách con người.
Từ chức năng giáo dục, văn hóa còn có chức năng đảm bảo tính kế tục của lịch sử. Nó
là một thứ “gien” xã hội di truyền phẩm chất con người lại cho các thế hệ mai sau.
1.3/ Bản sắc văn hóa Việt Nam trong tiến trình vận động và phát triển:
Có một thời người ta phủ nhận sự hiện hữu của một nền v
ăn minh và văn hóa Việt
Nam. Người ta xếp một cách đơn giản thế giới Việt Nam vào phạm vi ảnh hưởng của văn
minh Trung Quốc, vào phạm trù của nền văn minh Trung Quốc. Thế nhưng, rồi những công
trình nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh xuống chiều sâu và trong chiều dài lịch sử đã
buộc giới trí thức đông và tây phải xem xét lại cái quan điểm đơn giản và phiến diệ
n đó. Một
khoa học mới ra đời, khảo cổ học, với những tài liệu vật chất lấy lên từ lòng đất, đã chiếu rọi
một ánh sáng mới mẻ vào quá khứ ngàn vạn năm mà trước đây còn nằm trong bóng đêm của
lịch sử…
Đi sâu nghiên cứu hai nền văn hóa Hòa Bình – Bắc Sơn, người ta lại biết đấy là màn
dạo đầu, từ trước đây trên dướ
i một vạn năm, của một cuộc cách mạng nông nghiệp xảy ra
trên toàn vùng Đông Nam Á có thiên nhiên phong phú và đa dạng. Nơi đó, còn trước cả
vùng Trung Đông vài nghìn năm, là một cái nôi trồng trọt, từ chục nghìn năm trước, đã có
những cộng đồng nông nghiệp định cư, trồng cây có củ, cây ăn quả, bầu bí rau dưa, rồi sau
đó đã trồng lúa nước, cây lương thực trọng yếu của loài ngườ
i. Mà nông nghiệp là khởi đầu
của văn minh nhân loại. Một nền văn minh Đông Sơn được phát hiện, tồn tại hàng ngàn năm.
Trong tiến trình ấy, văn hóa Việt Nam đã cố gắng phát huy nội lực cũng như tiếp biến
những tinh hoa của văn hóa phương Đông và phương Tây để tạo nên bản sắc riêng cho mình.
Có thể nói, qua quá trình kế thừa, phát huy và tiếp biến văn hóa, văn hóa Việt Nam đã hình
thành một số nét bản sắc như sau:
1.3.1/ Nhận thức về vũ trụ:
Văn hóa Việt Nam nhìn nhận bản chất vũ trụ thông qua triết lí âm dương.

Trước khi khoa học thiên văn hình thành, các dân tộc trên thế giới đều lấy bản thân
mình làm trung tâm, thăm dò tìm kiếm bí mật của vũ trụ trong quan hệ hiện tượng thế giới tự
nhiên và con người. Vũ trụ mà con người đối diện tức là bản thân tự nhiên, do đó, quan hệ
giữa con người và tự nhiên là chủ đề quan trọng nhất trong nền văn hóa truyền thống phương
Đông. Người Việt lúc bấy giờ
nặng về phương thức nhận biết vũ trụ, thường thiên về cội
nguồn qua cách thức suy nghĩ, được biểu hiện trong các truyện huyền thoại, truyền thuyết.
Việt Nam khởi thủy từ một nước nông nghiệp lúa nước, cho nên điều cốt yếu của con người
Việt Nam là thời vụ. Thời vụ liên quan đến mùa màng được mất và cuộc sống con người.
Con người luôn mong sao cho mùa màng b
ội thu, gia đình đông đúc, tức là quan tâm đến sự
sinh sôi nảy nở của hoa màu và con người với hai cặp đối lập Mẹ - Cha và Đất - Trời. Thời
xưa đất rộng, thêm người thì thêm việc, tăng thu nhập, chưa phải lo thiếu ăn nên dân gian ta
thường nói Trời sinh voi, trời sinh cỏ; mặt khác, với cuộc sống định cư, việc sinh đẻ hầu như
không ảnh hưởng đến sinh hoạt c
ủa cộng đồng.
Người ta cũng dần dần nhận ra rằng: Đất được đồng nhất với mẹ, còn Trời được đồng
nhất với cha. Việc hợp nhất của hai cặp “mẹ-cha” và “đất-trời” chính là sự khái quát hóa đầu
tiên trên con đường dẫn tới triết lí âm dương.
Chính từ quan niệm âm dương với hai cặp đối lập gốc “mẹ-cha” và “đất-trời” này,
người xưa
đã dần dần suy ra vô số những đối lập mà, đến lượt mình, lại trở thành cơ sở để
suy ra những đối lập mới. Chẳng hạn, từ cặp “lạnh-nóng”, có thể suy ra: Về thời tiết thì mùa
đông lạnh thuộc âm, mùa hè nóng thuộc dương; Về phương hướng thì phương bắc lạnh
thuộc âm, phương nam nóng thuộc dương; Về thời gian thì ban đêm lạnh thuộc âm, ban ngày
nóng thuộc dương. Ti
ếp tục, đêm thì tối nên màu đen thuộc âm, ngày thì nắng đỏ nên màu đỏ
thuộc dương…
Tuy nhiên, việc xác định bản chất âm/dương của các sự vật, hiện tượng xung quanh
không phải lúc nào cũng dễ dàng. Do đó, người xưa đã dần dần tìm ra những đặc điểm mang

tính quy luật của triết lí âm dương. Đó là: không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương,
trong âm có dương và trong dương có âm; âm và dương luôn gắn bó mật thiết với nhau và
chuyển hóa cho nhau - âm cực sinh dương, dương cực sinh âm.
Triết lí âm dương là sản phẩm trừu tượng hóa từ ý niệm và ước mơ của cư dân nông
nghiệp về sự sinh sản của hoa màu và con người. Từ hai cặp đối lập gốc “mẹ-cha” và “đất-
trời”, người xưa dần dần suy ra hàng loạt cặp đối lập như những thuộc tính của âm dương.
Lối tư duy đó tạo nên ở người Đông Nam Á cổ đại một quan niệm lưỡng phân lưỡng hợp (=
nhị nguyên) có phần chất phác và thô sơ về thế giới.
Từ tư duy lưỡng phân lưỡng hợp, trên cơ sở các cặp đối lập rõ nét, người Đông Nam
Á xưa hẳn đã mở rộng ra để tìm cách xác lập bản chất âm dương cho những khái niệm, sự
vật biệt l
ập. Quá trình này cũng đã dẫn họ tới chỗ cảm nhận được tính hai mặt của âm dương
và quan hệ chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng. Ở người Việt Nam, tư duy lưỡng phân lưỡng
hợp bộc lộ đậm nét qua khuynh hướng cặp đôi: từ cách sống, từ các dấu vết cổ xưa đến
những thói quen hiện đại. Người Việt Nam còn nhận thức rõ về hai quy luật của triết lí âm
dương. Những quan niệm dân gian kiểu: “Trong rủi có may, trong dở có hay, trong họa có
phúc”; “Chim sa, cá nhảy chớ mừng, Nhện sa, xà đón xin đừng có lo”… cũng là sự diễn đạt
cụ thể của quy luật “trong dương có âm” và “trong âm có dương”. Những nhận thức dân
gian: Sướng lắm khổ nhiều; Trèo cao ngã đau; Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất
nông nhì sĩ;… là sự diễn đạt cụ thể c
ủa quy luật “âm dương chuyển hóa”.
1.3.2/ Nhận thức về con người:
Văn hóa Việt Nam nhìn nhận con người ở hai góc độ, vừa là con người tự nhiên, vừa
là con người xã hội. Bởi lẽ cuộc sống nông nghiệp khiến con người gắn bó hơn với thiên
nhiên, cho nên, con người và vũ trụ được xem là nằm trong một thể thống nhất, cho nên, vũ
trụ làm sao con người làm vậy – con người là một “tiểu vũ tr
ụ”, từ đó suy ra rằng các mô
hình nhận thức đúng với vũ trụ sẽ đúng cho lĩnh vực con người. Trong vũ trụ có âm dương,
con người cũng vậy; vũ trụ cấu trúc theo ngũ hành, con người cũng thế. Theo quan hệ trên
dưới, từ ngực trở lên là phần dương, từ bụng trở xuống là phần âm; trán là dương, cằm là âm;

mu bàn tay, mu bàn chân là dương; lòng bàn tay, lòng bàn chân là âm. Theo quan hệ trước
sau, bụng là phần âm, lư
ng là phần dương; mặt trước cẳng chân là dương, bụng chân phía
sau là âm. Cứ như vậy, có thể phân biệt âm dương tới từng bộ phận cơ thể. Xuất phát từ sự
gắn bó mật thiết của con người nông nghiệp với thiên nhiên, từ tư tưởng coi con người và vũ
trụ nằm trong một thể thống nhất, người xưa đã áp dụng các mô hình nhận thức về vũ trụ
vào
việc lí giải không chỉ cấu tạo và hoạt động của con người sinh vật, mà cả cho lĩnh vực con
người xã hội. Do nhìn thấy mối quan hệ mật thiết giữa con người với tự nhiên (vũ trụ), người
xưa không chỉ đưa những kết quả nhận thức về vũ trụ áp dụng vào xem xét con người, mà
còn ngược lại, lấy con người làm trung tâm để xem xét đánh giá tự nhiên. Chính nhờ l
ối tư
duy âm dương từ trong máu thịt mà người Việt Nam có được triết lí sống quân bình: Trong
cuộc sống, gắng không làm mất lòng ai; trong việc ăn ở, gắng giữ sự hài hòa âm dương trong
cơ thể và hài hòa với môi trường thiên nhiên… Triết lí quân bình âm dương được vận dụng
không chỉ cho người sống mà ngay cả cho người chết. Chính triết lí quân bình âm dương này
tạo ra ở người Việt một khả năng thích nghi cao với mọi hoàn cảnh sống:
“Ra đi gặp vịt cũng lùa
Gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũ
ng tu”
Trong dòng chảy văn hóa Việt Nam, mỗi chặng đường là một nét văn hóa riêng, một
bản sắc riêng và nhận thức riêng về vai trò, vị trí của con người. Nhưng nhìn chung, đó là
những con người năng động, sáng tạo, cầu tiến,… Sự ra đời của trống đồng Đông Sơn, mở ra
một thời đại văn hóa Đông Sơn, đã minh chứng cho điều đó. Cái trống đồng và văn hóa
Đông Sơn gợi cho chúng ta một xã hội đã đạt tới một trình độ phát triển về nhiều mặt.
Những bức tranh khắc trên mặt trống đồng gợi cho chúng ta một cuộc sống khá đa dạng về
cả vật chất lẫn tinh thần. Một điều nữa, việc xây dựng thành Cổ Loa là một kì công về nhiều
mặt. Nó chứng tỏ đất nước vững vàng, nhiều ngành ngh
ề đã có sự phát triển đáng kể, trong
đó, công lao lớn nhất là thuộc về con người – những con người sáng tạo và biết sáng tạo.

Từ xưa đến nay, người Việt Nam rất nhạy cảm với cái mới, cái hay, cái cần thiết cho
mình trong cuộc sống để phát triển. Song, nhạy cảm với cái mới từ bốn phương hoàn toàn
không có nghĩa là người Việt chấp nhận tất cả, không có sự phân biệt cái t
ốt và cái xấu, cái
thích hợp và cái không thích hợp. Đây cũng là một sự nhạy cảm. Thậm chí, người Việt Nam
còn có ý thức biến cái mình chấp nhận thành cái của mình, tiêu hóa nó và làm giàu thêm cái
vốn sẵn có của dân tộc. Chẳng hạn như, người Việt Nam tiếp thu một cách có chọn lọc nền
văn hóa người Hán, nền văn hóa phương Tây,… và Việt hóa chúng đi cho phù hợp với tình
hình đất nước, nhu cầu thời đại và bản sắ
c của dân tộc.
Người Việt Nam vốn rất ham học và có nhiều người học giỏi, có khi là rất giỏi. Nguyễn
Trãi nói “nước ta là một nước văn hiến”, điều đó có nghĩa là trọng học vấn, trọng người có
học, trọng nhân tài. Bởi, đó là những của quý không gì thay thế được của một đất nước, một
dân tộc.
Đất nước Việt Nam trải qua hơn b
ốn ngàn năm giữ nước và dựng nước với biết bao
biến cố, thăng trầm đã hun đúc nên truyền thống yêu nước tốt đẹp trong con người Việt
Nam. Từ bà Trưng, bà Triệu đến các thời đại Đinh, Lê, Lí, Trần, Lê,…đã đóng dấu son vào
lịch sử nước nhà. Những người anh hùng ấy không chỉ có lòng nồng nàn yêu nước mà còn
giương cao ngọn cờ nhân nghĩa - “đem đại nghĩa để thắng hung tàn; lấy chí nhân để thay
cường bạo”. Kế thừa truyền thống ấy của dân tộc, thế kỉ XX, người Việt Nam đã anh dũng
chiến đấu và chiến thắng thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, làm nên những chiến công vang dội,
góp phần vào công cuộ
c giải phóng các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Lịch sử và văn hóa
Việt Nam ghi nhận những tên tuổi vàng son trong các thời đại của dân tộc, từ Lí Thường
Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi…, các vị minh quân như Lí Thái
Tông, Lí Thánh Tông, Lí Nhân Tông, Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông,
Nguyễn Huệ…, mãi cho đến thế kỉ XX với các tên tuổi Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,
Hồ Chí Minh… và bên cạnh đó là những con người vô danh đã âm thầm hiến đờ
i mình cho

non sông, đất nước góp phần xây dựng nên một Việt Nam hùng cường, làm cho những thế hệ
đi sau có thể tự hào mà thốt lên:
“…Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về”
(Đất Nước – Nguyễn Đình Thi)
Thấm đẫm trong từng tấc đất ngày nay là biết bao xương máu của cha ông thuở xưa,
nhữ
ng con người kiên cường bất khuất, khi có giặc xâm lăng thì sẵn sàng xả thân đem lại
hòa bình cho đất nước; khi hòa bình thì không ngừng học tập, sáng tạo và sống an nhiên tự
tại.
Nhìn tổng quát, lịch sử lâu dài của Việt Nam trên một địa bàn địa lí ngày một rộng lớn,
trải qua biết bao biến cố là sự chứng minh hùng hồn về sức sống mãnh liệt của dân tộc ta, sự
bền vững bên trong và sức đề
kháng của nó để tự bảo vệ và phát triển không ngừng. Mọi sự
kiện lịch sử đều qua đi, song con người và cộng đồng người vẫn tồn tại và lớn lên với những
giá trị văn hóa quý báu của mình. Đây là di sản tốt đẹp nhất mà các thế hệ đi sau cần phải giữ
gìn.
1.3.3/ Khả năng ứng biến
GS Cao Xuân Huy khi bàn về bản lĩnh – bản sắc củ
a dân tộc và văn hóa Việt Nam đã
đưa ra một hình ảnh – biểu tượng là Nước. Sau khi phân tích biểu tượng này, GS Trần Quốc
Vượng đã đưa ra khái niệm “khả năng ứng biến” (Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm,
NXB Văn học, Hà Nội – 2003).
Với cái nhìn sinh thái – nhân văn, một đặc điểm nổi bật của tự nhiên Việt Nam là tính
chất bán đảo: nước Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, lại chiếm trọn phần đông của
bán đảo ấy nên tính chất bán đảo càng nổi trội. Nước Vi
ệt lại là một nước thiên về nông
nghiệp, làm ruộng, trồng lúa thì mối bận tâm hàng đầu cũng là nước. Do đó, tâm thức người

Việt, từ rất sớm và xuyên suốt thời gian không thể không bận lòng vì nước. Thế cho nên,
người Việt không thể không học hỏi nơi nước cái tấm lòng cởi mở, hồn nhiên, thô phác,
nguyên sơ.
Nước là một chất lỏng, có đặc tính linh động và sinh động, không cố định cứ
ng nhắc
nơi một hình dạng nào. Nước không câu nệ hình thức, nhưng không vì thế mà đánh mất bản
chất của mình.
Dân gian ta có câu: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”. Tròn hay dài chỉ là hình thức, cái
chính là nước vẫn giữ được bản chất, nó không bị tha hóa, vong thân để trở thành chính cái
bầu, chính vỏ quả bầu hay chính cái ống. Cũng như người Việt cổ đại thời Đông Sơn đóng
khố và mặc váy, ngườ
i Việt trung đại và cận đại mặc cái “quần ta” mà chính ra là cái quần
Tàu được thích nghi và cải biến, và người Việt hiện đại mặc “quần phăng”, quần Âu, thậm
chí cả “quần bò” nữa,… ấy thế mà, về cơ bản, người Việt vẫn không đánh mất cái bản chất
ta, không vì sự thay đổi y phục mà bị Hoa hóa, Pháp hóa hay Mĩ hóa. Quả có thật “người đẹp
vì lụa…” song giá trị nhân văn Vi
ệt Nam vẫn ở chỗ “cái nết đánh chết cái đẹp”.
Mái nhà Việt Nam cũng trải qua biết bao lần biến đổi, từ mái nhà Đông Sơn – nhà sàn
mái võng cong hình thuyền được chạm khắc trên trống đồng đến nếp nhà tranh dựng trên nền
đất bằng – mà mô hình đất nung của nó được tìm thấy nơi nhiều ngôi mộ cổ thời Bắc thuộc –
đến những ngôi nhà cao tầng, những dinh thự và biệt thự ki
ểu Âu - Mĩ trong các đô thị Việt
Nam hiện đại. Song, tinh thần ngôn ngữ kiến trúc Việt Nam cổ truyền vẫn là cái hướng nhà
và giá trị đạo đức truyền thống của người Việt vẫn là “rộng nhà không bằng rộng bụng”, “ăn
hết nhiều chứ ở hết mấy” và cài chính là “đường ăn nết ở”, cái thế ứng xử về ăn và về ở, với
ta và v
ới mọi người.
Nước, qua quá trình nghiệm sinh và nội tâm hóa của người Việt Nam, có lòng đại lượng
khoan dung. Nó thu nhận vào lòng tất cả nhưng cuối cùng vẫn giữ được bản chất riêng của
nó. Tự mình, nước biết gạn đục khơi trong như là người Việt Nam vậy. Tiến sĩ H.R.Ferraye

cho rằng nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam là tính cách “không chối từ” của nó. Thực ra, nó
chỉ có một sự chối từ, đó là sự đồng hóa cưỡng bức. Còn lại, nó tìm cách dung hòa và hội
nhập mọi sở đắc văn hóa, của Hoa, của Ấn, của Nam đảo, của Âu-Tây… cả ngôn từ và k
ĩ
thuật, cả tôn giáo và nghệ thuật,… Giới ngôn ngữ học có thể tìm được trong từ vựng tiếng
Việt những từ vựng cơ bản gốc Môn-Khơme, những từ liên quan đến nghề nông trồng lúa
gốc Tày-Thái, những từ liên quan đến cá mú và biển khơi hải đảo gốc Mã-Lai, những từ gốc
Tạng-Miến, biết bao từ vựng triết lí và đạo lí gốc Hoa, từ của Phậ
t giáo gốc Ấn, từ kĩ thuật
học hiện đại gốc Âu Tây. Nhưng tiếng Việt vẫn là tiếng Việt, duyên dáng và trong sáng.
Ngắm nhìn dòng chảy, người Việt Nam không thấy gì mềm mại như nước, nó vấp phải
bao nhiêu vật cản song vẫn tự tìm lấy đường đi về biển. Dõi theo suốt chiều dài lịch sử, biết
bao nhiêu đế chế, thực dân, đế quốc đã muốn cản ng
ăn sự phát triển của Việt Nam. Nhưng
Việt Nam có câu “nước chảy đá mòn”. Hàng ngàn năm nay, người Việt Nam ta biết lấy nhu
để thắng cương, yếu để chống mạnh, ít để địch nhiều… và chính đó là bản sắc Việt Nam.
Giữa lúc vận nước nghìn cân treo sợi tóc đầu năm 1946, Bác Hồ đi Tây trao lại tờ cẩm nang
“dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Yếu t
ố quan trọng là con người, là tấm lòng trung trinh bất biến:
“Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Tào khê nước chảy vẫn còn trơ trơ”
Luận về bản sắc văn hóa Việt Nam, một học giả Mĩ ví Việt Nam như một cây gậy nhìn
bề ngoài thấy phủ một lớp sơn tây (sơn dầu) mỏng, cạo lớp sơn ấy đi vẫn còn thấy phủ một
lớp s
ơn (sơn then, sơn mài) có phần dày hơn, song cạo tiếp lớp sơn tàu ấy nữa, thì lộ ra cốt
lõi gậy tre đực Việt Nam. Cây tre và gậy tre là biểu tượng của Việt Nam cổ truyền. Từ cây
tre thời Phù Đổng Thiên Vương đánh tan giặc Ân cứu nước đến cây gậy tầm vông thời đại
Hồ Chí Minh:
“Thù nầy ghi nhớ còn sâu
Trồng tre nên gậy gặp đâu đánh què”

Tre không chỉ có thể u
ốn, hun làm gậy cứng, mà còn có thể chẻ ra đan nón ba tầm, làm
lạt. Mà lạt mềm buộc chặt. Lại một khía cạnh triết lí nữa về cương nhu, về khả năng ứng
biến trước mọi hoàn cảnh.
Người ta bảo văn hóa là một hệ chuẩn mực, mật mã, giá trị, biểu tượng. Với con người,
không chỉ có một “thế giới thực” mà còn có thể sáng tạo ra một “thế giới các biểu tượng” mô
phỏng rồi dẫn dắt trở lại hiện thực. Một biểu tượng kì vĩ đặc sắc của dân tộc và văn hóa Việt
Nam là con rồng. Không biết từ
bao giờ rồng đã xuất hiện trong ý thức của người Việt và trở
thành biểu tượng của cội nguồn dân tộc: Con Rồng cháu Tiên, con Hồng cháu Lạc… Kinh
thành Đại Việt thời phục hưng văn hóa (Lí – Trần) được mang một cái tên độc đáo không hề
có ở bất cứ nơi đâu: Thành phố rồng bay (Thăng Long). Và văn hóa Đại Việt thời đó cũng
được mệ
nh danh là văn hóa Thăng Long.
Rồng, cũng như nước, có đặc trưng nổi bật là khả năng ứng biến như người Việt Nam
vậy. Nó có nhiều trạng thái, hay đúng hơn là thích nghi với nhiều trạng thái: ở dưới nước, nó
giữ bầu nước của thiên hạ; nó có thể xuất hiện trên đất, trên đầm lầy như một điềm báo tốt
đẹp; nó có thể bay cao trên trời, vùng vẫy trong mây gây m
ưa tưới nhuần đồng ruộng. Nói
theo triết lí âm dương thì cái thể (bản chất) và cái dụng (chức năng) của rồng có thể là âm
(dưới nước) mà cũng có thể là dương (trên trời).
Rồng là loại giỏi thích nghi, rất huyền thoại mà cũng rất là thực. Con Rồng cháu Tiên
cũng là một dân tộc giỏi thích nghi, trải qua những thăng trầm của lịch sử dựng nước và giữ
nước, luôn luôn cố g
ắng thích nghi tối ưu và tối đa với tự nhiên trong làm ăn sinh sống (tùy
thời mà làm mùa, tùy thế đất và chất đất mà bố trí cây trồng,…), cũng như tìm cách thích
nghi với hoàn cảnh khi đánh giặc… Tất cả đã làm nên bản chất Việt Nam – khả năng ứng
biến linh hoạt và năng động.






×