Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực là một trong những yếu tố thu hút FDI vào các khu công nghiệp của Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.9 KB, 14 trang )


Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn hội nhập toàn
cầu hóa, thị trường quốc tế cạnh tranh ngày càng gay gắt, sự phát triển của
công nghệ thông tin, lao động trí thức ngày càng phát triển, việc phát triển
nguồn nhân lực trở thành một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay nhằm
tăng khả năng cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư từ nước ngoài.
Đối với các nước đang phát triển, như Việt Nam hiện nay, thu hút đầu
tư nước ngoài luôn là một kênh quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế -
xã hội, góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế, cải thiện cán cân thanh
toán, tạo việc làm trực tiếp cho người lao động và hàng triệu việc làm gián
tiếp khác, là yếu tố thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ, nâng cao phương
thức quản lý kinh doanh, tạo động lực cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong từng
ngành Tuy nhiên, việc thu hút ĐTNN tại nước ta hiện vẫn còn một số hạn
chế, như: hệ thống pháp luật còn nhiều quy định chưa đồng bộ, chồng chéo,
thiếu nhất quán; đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu, làm
giảm tính cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam so với nhiều nước trong
khu vực. Chính vì vậy, việc hoàn thiện và kịp thời điều chỉnh chính sách về
đầu tư tại Việt Nam là rất cần thiết và mang nhiều ý nghĩa thực tiễn.
Các khu công nghiệp của Việt Nam hiện nay chủ yếu đang thu hút các
ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày, chế biến thủy hải sản, cơ
khí… Điều này dẫn tới việc nhiều doanh nghiệp không thể tuyển dụng được
số lao động cần thiết, Đó là nguyên nhân khiến hầu hết các doanh nghiệp phải
tuyển lao động phổ thông, sau đó tổ chức bồi dưỡng, dạy nghề, vận hành máy
móc thiết bị, dây chuyền sản xuất do chuyên gia nước ngoài hoặc chuyên gia
Việt Nam huấn luyện đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp.
Việc cung ứng nguồn nhân lực, nhất là nguồn lao động chất lượng cao
nhằm đáp ứng sự phát triển của khu công nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.Từ
đó vấn đề đặt ra là cần tìm hiểu nguyên nhân để có những giải pháp chiến
lược phù hợp. Bài thảo luận nhóm “ Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực là
một trong những yếu tố thu hút FDI vào các khu công nghiệp của Việt Nam
hiện nay” sẽ đề cập đến vấn đề này, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát


triển nguồn nhân lực của Việt Nam trong giai đoạn tới.

 !"
#$%&'($)*+,' -/01-234$.51$%67289
Theo IMF thì đầu tư trực tiếp nước ngoài là một tổ chức kinh tế thu
được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác. Mục
đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý
doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế đó.
Theo luật đầu tư trực tiếp nước ngoài thì đầu tư trực tiếp nước ngoài là
việc tổ chức, cá nhân người nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc
bất kỳ tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh
trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài theo qui định của luật này.
Tóm lại, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình đầu tư quốc tế,
trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều
hành hoạt động sử dụng vốn. FDI chủ yếu được thực hiện từ nguồn vốn tư
nhân, vốn của các công ty nhằm mục đích thu được lợi nhuận cao hơn qua
việc triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ngoài.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết
tắt là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào
nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công
ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một
nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút
đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân
biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà
đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh.
Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ"
và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
:;-<=)>$+*)* ?'1@$%$%?2A4

Khu công nghiệp còn gọi là khu kỹ nghệ là khu vực dành cho phát triển
công nghiệp theo một quy hoạch cụ thể nào đó nhằm đảm bảo được sự hài
hoà và cân bằng tương đối giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội – môi trường.
Khu công nghiệp thường được Chính phủ cấp phép đầu tư với hệ thống hạ
tầng kỹ thuật và pháp lý riêng. Những khu công nghiệp có quy mô nhỏ
thường được gọi là cụm công nghiệp.
Phát triển các khu công nghiệp đảm bảo hình thành hệ thống các khu
công nghiệp tạo sức lan tỏa; theo định hướng phát triển bền vững; nâng cao
chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
Phát triển các khu công nghiệp là đúng đắn, phù hợp, đã góp phần
đáng kể cho sự phát triển công nghiệp nói riêng và toàn nền kinh tế nói
chung. Sự phát triển của các khu công nghiệp đóng góp đáng kể vào sự phát
triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mục tiêu xây dựng các khu
công nghiệp tập trung của nước sở tại được thể hiện ở một số điểm sau:
- Việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp đã tạo điều kiện để
thu hút một khối lượng lớn vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp và phát
triển kinh tế - xã hội nói chung;
- Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
- Tạo môi trường cho chuyển giao công nghệ một cách nhanh chóng;
- Sản xuất nhiều hàng hoá tiêu dùng nội địa và sản phẩm xuất khẩu có
tính cạnh tranh cao;
- Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Phát triển cơ sở hạ tầng
- Cân đối sự phát triển giữa các vùng
- Kiểm soát sự ô nhiễm môi trường. Khi các khu công nghiệp đi vào
hoạt động để đạt được mục tiêu lợi nhuận và không muốn bỏ chi phí để xử lý
môi trường nên đã tạo hậu quả gây ô nhiễm môi trường bộc lộ rõ, làm hủy
diệt môi trường sống nghiêm trọng. Hậu quả này rất nặng nề và làm giảm tính
bền vững của tăng trưởng kinh tế.
B(2-/C1D(+=2)521E1F?'1@$%$%?2A4

Đối với các khu công nghiệp tại Việt Nam, là một nước đang phát triển,
nguồn vốn tích luỹ còn hạn hẹp thì vốn FDI đặc biệt quan trọng đối với quá
trình phát triển và tăng trưởng. Nguồn lao động và tàI nguyên thiên nhiên
cung cấp cho các khu công nghiệp ở đây dồi dào nhưng trình độ sản xuất, cơ
sở vật chất kỹ thuật còn chưa tốt nên chưa có điêù kiện để khai thác những
tiềm năng đó. Để có thể phát triển tốt nhất, các khu công nghiệp này cần phải
có nhiều vốn đầu tư. Trong điêù kiện này, khi mà một số nước cần nắm giữ
một khối lượng lớn vốn và có nhu cầu đầu tư ra nuóc ngoài, thì đó là cơ hội
tốt nhất cho các nước đang phát triển có thể tranh thủ nguồn vốn FDI vào việc
phát triển kinh tế .
Tại nhiều nước đang phát triển, vốn FDI chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng
vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế, trong đó có một số nước hoàn toàn dựa
vào vốn FDI, và nguồn vốn FDI hiện nay là nguồn vốn chủ yếu đầu tư vào
các khu công nghiệp Việt Nam hiện nay
Khi đầu tư vào một nước nào đó, chủ đầu tư không chỉ mang vào nước
đó vốn băng tiền, mà còn chuyển vốn bằng hiện vật như máy móc thiết bị,
nguyên vật liệu, công nghệ, năng lực thị trường. Thông qua hoạt động FDI;
quá trình chuyển giao công nghệ được thực hiện một cách nhanh chóng và
thuận tiện cho cả hai bên.
Một trở ngại lớn trên đường phát triển kinh tế của hầu hết các nước
đang phát triển là trình độ kỹ thuật, công nghệ lạc hậu. Trong thời đại khoa
hoc công nghệ phát triển như hiện nay, việc tự nghiên cứu khoa học kỹ thuật,
công nghệ và trình độ sản xuất của các nước đang phát triển là phải biết tận
dụng những thanh tựu khoa học tiên tiến của nước ngoàI thông qua chuyển
giao công nghệ, Tiếp nhận FDI là một phương thức cho phép các nước đang
phát triển có thể tiêp thu được trình độ khoa học công nghệ hiên đại trên thê
giới, tuy nhiên mức độ hiện đại tới đâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác,
nhưng dù thế nào đây cũng là lợi ích căn bản của các nước khi tiếp nhân FDI.
Trong điều kiện này, trên thế giới có nhiều công ty của nhiều quốc gia khác
nhau có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài và thực hiện chuyển giao công nghệ

cho nước tiếp nhận đầu tư. Đây là cơ hội tốt cho các nước đang phát triển có
thể tiếp nhận công nghệ hiện đại mà không phải trả một khoản phí nào .
Các nước phát triển mặc dù có trình độ sản xuất hiện đại ,khoa học kỹ
thuật tiên tiến nhưng không thể nào toàn diện được, để đạt được kết quả cao,
mỗi nước chỉ tập trung vào một số lĩnh vực nào đó mà họ có lợi thế, ngược lại
chính sự tập trung đó càng củng cố hơn địa vị và quyền lợi trên thế giới của
nước đó. Xu hướng phát triển phân công lao động xã hội cũng là quá trình
chuyên môn hoá và liên kết chặt chẽ với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Hoạt động
FDI là kết quả của qúa trình trên.
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào các
khu công nghiệp
1.4.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khí hậu, nguồn tài nguyên thiên
nhiên có thể làm tăng khả năng sinh lời hoặc rủi ro cho các nhà đầu tư. Vì
vậy ảnh hưởng đến việc thu hút FDI vào các khu công nghiệp. Với những khu
công nghiệp tọa lạc ở những vị trí thuận lợi như nằm trên tuyến giao thông
chính, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm sẽ trở thành địa điểm lý tưởng cho
các nhà đầu tư sản xuất hàng hóa.
1.4.2. Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội
Để thu hút được FDI vào các khu công nghiệp thì nền kinh tế địa
phương đó phải là nơi an toàn cho sự vận động của vốn đầu tư và là nơi có
khả năng sinh lơi cao hơn nơi khác. Sự đảm bảo vững chắc về quốc phòng, an
ninh sẽ tạo môi trường ổn định cho đất nước và sẽ là nhân tố để thu hút vốn
FDI. Không một nhà đầu tư nào muốn đầu tư vào khu công nghiệp mà tại địa
phương đó có tình hình chính trị bất ổn bởi nguồn vốn đầu tư của họ sẽ khó
thu hồi và có khi còn bị mất trắng. Sự ổn định chính trị tại địa phương tạo ra
môi trường thuận lợi đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, tác động đến
việc thu hút đầu tư và thêm lợi nhuận tại các khu công nghiệp. Trong môi
trường đó các nhà đầu tư được đảm bảo an toàn về đầu tư, về quyền sở hữu
lâu dài và ổn định về sự hợp pháp. Từ đó họ có thể an tâm và tập trung vào

hoạt động sản xuất của mình và thực hiện các dự án đầu tư có hiệu quả.
Cơ chế chính sách thông thoáng và thủ tục hành chính đơn giản là
những yếu tố tác động tích cực góp phần vào thành công chung cho việc thu
hút FDI vào các khu công nghiệp. Khi có những chính sách ưu đãi cho các dự
án mới và dự án mở rộng trong các khu công nghiệp sẽ tác động đến quyết
định của các nhà đầu tư nước ngoài. Bởi với những chính sách ưu đãi đầu tư
tại các khu công nghiệp như: Hỗ trợ về các công trình giao thông, điện, nước
ngoài hàng rào dự án, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, hoàn trả kinh phí ứng trước
của nhà đầu tư, hỗ trợ về đào tạo nghề sẽ làm cho hoạt động đầu tư trở nên
thuận lợi hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời với một nền hành
chính minh bạch, hiện đại được chính quyền của các tỉnh thực hiện sẽ tạo
thêm sự hấp dẫn trong thu hút FDI vào các khu công nghiệp.
1.4.3. Kết cấu cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và tương đối
hiện đại sẽ tạo thuận lợi cho thu hút FDI vào các khu công nghiệp. Phát triển,
hiện đại hóa cơ sở hạ tầng theo quy hoạch sẽ làm cho quá trình giao lưu hàng
hóa trở nên dễ dàng, thuận lợi. Với hệ thống cơ sở hạ tầng tại các khu công
nghiệp mà hoàn thiện, phát triển đồng bộ sẽ giúp cho các nhà đầu tư không
phải bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư này mà chỉ tập trung đầu tư vào tài
sản cố định. Còn cơ sở hạ tầng cơ sở của tỉnh, thành phố không đồng bộ, dù
có nguồn nguyên liệu, có nhà máy chế biến giá thành thấp nhưng phải cõng
nhiều chi phí vận chuyển thì không thể cạnh tranh được. Bên cạnh xây dựng
hệ thống về đường còn phải xây dựng hệ thống cấp nước ở các khu công
nghiệp để đảm bảo nhu cầu nước sạch cho sản xuất, kinh doanh và nhu cầu
sinh hoạt của dân cư. Hiện đại hóa thông tin liên lạc, xây dựng đồng bộ với
mạng lưới thông tin quốc gia sẽ đáp ứng nhu cầu thông tin cho sản xuất và
đời sống.
1.4.4. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng để thu hút vốn nói chung và nó
có ảnh hưởng đến thu hút FDI vào các khu công nghiệp nói riêng. Lao động

sử dụng ở các khu công nghiệp có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao (các nhà
quản lý, chuyên gia và lao động lành nghề) phù hợp với kỹ thuật và công
nghệ mới áp dụng vào sản xuất đạt trình độ khu vực và quốc tế. Nhưng hiện
nay ở nước ta quá trình đào tạo tay nghề kỹ thuật và năng lực quản lý đặc biệt
là khả năng vận hành máy móc thiết bị và công nghệ mới còn nhiều hạn chế.
Do vậy các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải cử chuyên
gia của mình đảm nhiệm các vị trí quản lý doanh nghiệp cũng như điều khiển
các quy trình công nghệ hiện đại. Cung về lao động có khả năng, trình độ kỹ
thuật cao trên từng địa phương, từng vùng chưa đáp ứng được cầu về lao động
tại các khu công nghiệp. Chính bởi sự chênh lệch này đã khiến cho các doanh
nghiệp FDI khi đầu tư vào khu công nghiệp phải bỏ chi phí để đào tạo lại tay
nghề, bổ sung kỹ năng mới cho lao động, do vậy đã làm cản trở quá trình thu
hút FDI vào các khu công nghiệp. Như vậy khi có nguồn nhân lực được đào
tạo về tay nghề kỹ thuật cao, đủ khả năng để phục vụ cho nhu cầu sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp sẽ là tiền đề để
thu hút vốn FDI.
1.4.5. Chiến lược xúc tiến đầu tư
Khi nhà đầu tư thực hiện đầu tư vào một khu công nghiệp nào đó thì họ
phải tìm hiểu, thăm dò, lựa chọn địa điểm do vậy mà chiến lược xúc tiến đầu
tư sẽ tác động đến quyết định của các chủ đầu tư. Chiến lược xúc tiến đầu tư
cho nhà đầu tư biết những thông tin liên quan đến ý định đầu tư của họ, giúp
họ có được tầm nhìn bao quát về khu công nghiệp để cân nhắc, lựa chọn. Như
vậy hoạt động trong xúc tiến đầu tư sẽ giúp cho nhà đầu tư rút ngắn được thời
gian tạo điều kiện để họ nhanh chóng đi đến quyết định đầu tư. Khi thiếu
chiến lược mời gọi đầu tư sẽ khiến cho kết quả thu hút đầu tư FDI vào các
khu công nghiệp sẽ giậm chân tại chỗ. Với công tác xúc tiến chặt khúc không
đeo bám dự án để thực hiện hậu xúc tiến sẽ hạn chế nguồn vốn FDI vào các
khu công nghiệp.
GH
IJKLK

 !"H"M"MN
2.1. O$??O$?4?E--/2P$1E1F?'1@$%$%?2A41D(2A-(Q
Tính đến hết tháng 9/2014, cả nước hiện có 295 KCN được thành lập
trên tổng số 461 KCN có trong quy hoạch với tổng diện tích đất tự nhiên 82,8
nghìn ha, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 55,7 nghìn ha (chiếm
khoảng 67% tổng diện tích đất tự nhiên). Các KCN được thành lập trên 60
tỉnh, thành phố, chủ yếu tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm nhằm phát
huy lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng phát triển kinh tế của từng vùng.
Ngoài ra, để tạo điều kiện phát triển công nghiệp địa phương một số KCN
được thành lập tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn như khu
vực trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, … Đông Nam Bộ là vùng có
số lượng KCN được thành lập nhiều nhất với 100 KCN chiếm 33,9% số KCN
của cả nước; tiếp đó là Đồng bằng sông Hồng với 76 KCN và Tây Nam Bộ
với 51 KCN. Điển hình về xây dựng và phát triển các KCN là các tỉnh, thành
phố Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh,
Long An và Bắc Ninh.
L2P'RS=T.U$%)7V2A$-W1? 4?X$Y=-?Z6)[$%8\]:^_9

Vùng
Số lượng
KCN
Tỷ lệ % so
với cả nước
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ % so
với cả nước
TDMN phía Bắc 24 8,1 5.304 6,4
Đồng bằng sông Hồng 76 25,8 17.824 21,5
Miền Trung 37 12,5 10.277 12,4

Tây Nguyên 7 2,4 1.073 1,3
Đông Nam Bộ 100 33,9 35.582 43,0
Tây Nam Bộ 51 17,3 12.780 15,4
#$%<= :\` ^^a^ b:b_ ^^a^
Nguồn: Vụ Quản lý các KKT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Đến hết tháng 9/2014, các KCN đã thu hút được 5.325 dự án FDI với
tổng vốn đầu tư đăng ký 79,4 tỷ USD và 5.262 dự án đầu tư trong nước với
tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 25,6 tỷ USD. Các dự án đầu tư trong KCN đã tạo
việc làm cho trên 2,25 triệu lao động trực tiếp. Tỷ lệ lấp đầy các KCN đi vào
hoạt động đạt 65%. Các tỉnh, thành phố có nhiều KCN đi vào hoạt động và
đạt tỷ lệ lấp đầy cao như: Đồng Nai, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh
L2P':RO$??O$?-?'?c-+,' )7T(6+;$%1E1 8\]:^_9
[$%

,' $.51$%672
(triệu USD)
,' -/6$%$.51
(tỷ đồng)
(6+;$%
(1.000
người)
Dự án
Đăng

Thực
hiện
Dự án Đăng ký
Thực
hiện
TDMN phía

Bắc
183 6.324 2.526 332 41.312 23.126 94,1
Đồng bằng
Sông Hồng
1.337 20.642 11.967 1.101 113.484 65.429 578,9
Duyên hải
miền Trung
204 3.890 1.345 986 63.200 25.454 170,4
Tây Nguyên 25 156 38 149 9.099 3.202 7,1
Đông Nam Bộ 3.173 44.371 26.518 1.726 190.583 112.587 1.164,0
Tây Nam Bộ 403 3.984 2.226 968 94.350 25.325 235,8
#$% `B:` d\Be` __e:^ `:e: `:^:b :``:_ ::`^aB
Nguồn: Vụ Quản lý các KKT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Tỷ suất vốn đầu tư bình quân của các dự án đầu tư trong nước và nước
ngoài/ha đất công nghiệp đã cho thuê đạt 4,14 triệu USD/ha. Tổng số lao
động bình quân/ha đất công nghiệp đã cho thuê đạt 89 người/ha.
Hàng năm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN, KCX chiếm từ
40-45% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký tăng thêm của cả nước.
Tính riêng trong ngành công nghiệp, các KCN, KCX thu hút khoảng 80%
tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Có thể khẳng định, các KCN là một công cụ hữu hiệu để thu hút các dự
án đầu tư, đặc biệt là các dự án FDI, góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa trong phạm vi địa phương và trên
cả nước. Nhiều dự án đầu tư có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, hiện đại
như: Samsung, Nokia, Canon, Panasonic, đã đầu tư trong KCN, góp phần
hình thành một số ngành công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực điện tử, viễn
thông.
2.2. Tình hình đào tạo nguồn nhân lực cung ứng cho khu công nghiệp ở
Việt Nam hiện nay
Nhìn chung trên cả nước hiện nay, hệ thống các trường trung cấp

chuyên nghiệp đào tạo nghề vẫn còn yếu, quy mô không lớn và nhìn chung
chưa đáp ứng được nhu cầu lao động tại các khu công nghiệp trên cả nước.
Theo kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện
chính sách pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào
tạo đối với giáo dục đại học, tính đến cuối năm 2013, cả nước đã có 409
trường đạihọc, cao đẳng trong đó có 307 trường được thành lập mới hoặc
nâng cấp trong 10 năm qua, có 206 trường trung học chuyên nghiệp. Với số
trường mới này, 35 tỉnh, thành đã có thêm trường đại học, can đẳng mới; số
tỉnh, thành có trường đại học là 40, có trường cao đẳng là 60, có ít nhất một
trường đại học hoặc cao đẳng là 62. Trong số 307 trường đại học, cao đẳng
mới, có 245 trường được nâng cấp từ bậc học thấp hơn; 8 trường được nâng
cấp từ khoa trực thuộc đại học quốc gia, đại học vùng, chỉ có 32 trường xây
dựng hoàn toàn mới. Kết quả giám sát cho thấy, các trường đại học được
thành lập trên cơ sở nâng cấp một khoa trực thuộc đại học quốc gia, đại học
vùng hoặc chia tách từ một trường đại học, có ưu thế hơn trong việc chuẩn bị
các điều kiện bảo đảm chất lượng, đặc biệt về đội ngũ giáo viên, năng lực tổ
chức, quản lý thực hiện nhiệm vụ đào tạo. Còn các đơn vị được nâng cấp từ
bậc học thấp hơn, cao đẳng lên đại học và trung cấp lên cao đẳng lại gặp khó
khăn rất lớn trong việc nâng cấp cơ sở vật chất, đội ngũ để đáp ứng yêu cầu
đào tạo ở bậc học cao hơn
2.3. Đặc điểm nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp của Việt Nam
Về số lượng nguồn nhân lực: Theo một khảo sát của Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 2,2 triệu lao động đang làm việc
tại các khu công nghiệp, trong đó 85% lao động từ 18 – 30 tuổi, lao động trên
45 tuổi chiếm tỷ lệ thấp. Có thể thấy lao động Việt Nam khá dồi dào về số
lượng, đáp ứng được nhu cầu cao của các doanh nghiệp FDI sản xuất trong
các ngành thâm dụng nhiều lao động.
Về chất lượng nguồn nhân lực: Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công
bố dân số Việt Nam là 87 triệu người, xếp thứ 13 trên thế giới về dân số. Theo
tính toán của Quỹ Dân số Liên hiệp quốc, đến giữa thế kỷ XXI, dân số Việt

Nam có thể đạt ngưỡng 100 triệu người. Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá
chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay đạt 3,79 điểm (thang điểm
10), xếp thứ 11 trong số 12 nước ở châu Á tham gia xếp hạng. Chỉ số cạnh
tranh nguồn nhân lực Việt Nam đạt 3,39/10 điểm và năng lực cạnh tranh của
nền kinh tế Việt Nam xếp thứ 73/133 nước được xếp hạng.
2.3.1. Hạn chế trong đào tạo nguồn nhân lực
Chất lượng lao động tại các khu công nghiệp còn thấp, không đáp ứng
được nhu cầu của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài. Theo thống kê, chỉ khoảng 50% số lao động làm việc
trong các khu công nghiệp tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. Số lao động
này học nghề theo hình thức vừa học vừa làm, trình độ không đồng đều, gây
khó khăn cho các doanh nghiệp. Bên cạnh lao động phổ thông, hàng năm các
doanh nghiệp trong khu công nghiệp cần khoảng 5 – 9 % lao động có kỹ thuật
cao nhưng không tuyển được.
Để phát triển chất lượng lao động tại các khu công nghiệp, nhà nước đã
ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào khu công nghiệp, trong
đó có chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nghề, hỗ trợ từ kinh phí cho các
doanh nghiệp đào tạo công nhân lành nghề. Tại nhiều khu công nghiệp cũng
thành lập Trung tâm dịch vụ phục vụ khu công nghiệp với các mục tiêu như
tư vấn xúc tiến đầu tư, thương mại, cung ứng lao động, giới thiệu việc làm
theo nhu cầu các doanh nghiệp và người lao động, tổ chức cho công nhân học
nghề và dạy bổ túc văn hóa cho công nhân. Tuy nhiên nguồn vốn đầu tư vẫn
chưa được sử dụng có hiệu quả, nhiều địa phương còn có tình trạng thất thoát,
lãng phí. Nhiều trung tâm phục vụ khu công nghiệp chưa hoạt động có hiệu
quả.
2.4. Nguyên nhân của những hạn chế
- Công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng
cao chưa đồng bộ. Hệ thống các trường Đại học, cao đẳng vẫn tập trung chủ
yếu tại các đô thị lớn.
- Đầu tư cho giáo dục – đào tạo còn nhiều bất cập, chất lượng cơ sở

giáo dục, đào tạo nhiều nơi còn chưa đáp ứng được việc đào tạo học sinh, sinh
viên. Các trường nghề hiện nay, trang thiết bị chưa đồng bộ và lạc hậu.
- Công tác đào tạo chưa gắn liền với nhu cầu thực sự của doanh nghiệp,
Nội dung đào tạo không phù hợp với công nghệ doanh nghiệp hiện có.
2.3. Một số giải pháp đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực để thu hút FDI vào các khu công nghiệp
Việc áp dụng thống nhất chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
cho các dự án trong khu công nghiệp, hỗ trợ phát triển hạ tầng, xúc tiến đầu tư
tại chỗ, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ là một số giải pháp nhằm thu hút vốn
đầu tư FDI. Đặc biệt, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một giải pháp
mang tính lâu dài rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Một là: Phải xác định cho rõ nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất
trong việc phát triển doanh nghiệp, khu công nghiệp cũng như đất nước. Ở
các khu công nghiệp, nguồn tài nguyên thiên nhiên không còn nhiều, cần phải
lấy nguồn nhân lực làm tài nguyên thay thế vì ở đây, gọi là tài nguyên nguồn
nhân lực, hoặc tài nguyên con người. Muốn vậy, phải làm cho mọi người thấy
rõ vai trò và trách nhiệm đào tạo và sử dụng nhân lực, biến thách thức và chất
lượng nhân lực thành lợi thế cạnh tranh trên phương diện toàn cầu. Đây là
nhiệm vụ của toàn xã hội, mang tính xã hội; là trách nhiệm của các cấp lãnh
đạo, quản lý, của nhà trường, của doanh nghiệp, của gia đình cũng như của
bản thân mỗi người lao động.
Hai là: Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về nhân lực,
việc làm, giáo dục, đào tạo, chính sách tiền lương, khen thưởng, đãi ngộ;
chính sách trọng dụng chuyên gia, tham mưu, kỹ sư, tổng công trình sư, nhà
thiết kế, phát minh, gọi chung là nhân tài, chính sách về môi trường, điều
kiện, phương tiện làm việc; chính sách việc làm, thu nhập, bảo hiểm, bảo trợ
xã hội; chính sách cho các cơ quan khoa học NGO. Tổ chức tốt việc việc thực
hiện các chính sách đó. Cải cách chế độ tiền lương cho đội ngũ giáo viên,
giảng viên, có chế độ ưu đãi cho người học.
Ba là: Đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nhân lực; hoàn thiện bộ

máy quản lý phát triển nhân lực nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhân lực; đổi mới phương pháp giáo dục, quản lý nhân lực, thấu tình
đạt lý, nhìn rõ đúng sai, kịp thời rút kinh nghiệm về quản lý nhân lực. Tổ
chức bộ máy quản lý nhân lực từ trung ương đến địa phương. Nhân sự cho bộ
máy này phải là những chuyên gia giỏi về nghiên cứu nhân tài, nhân lực trong
và ngoài biên chế nhà nước. Làm rõ chức năng, nhiệm vụ của bộ máy này là
tư vấn, tham mưu, đề xuất; thu thập, phân tích các số liệu về nguồn nhân lực ở
tất cả các ngành, các cấp.
Bốn là: Tiến hành điều tra, khảo sát thường xuyên về nhân lực và chất
lượng nhân lực ở các khu công nghiệp; bảo đảm cân đối cung - cầu nhân lực
để phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi cả nước và trong từng ngành, từng
cấp.
Năm là: Đổi mới đào tạo và dạy nghề theo hướng hiện đại, phù hợp với
hoàn cảnh Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước và hội nhập
quốc tế, chủ yếu là hội nhập kinh tế quốc tế.
Sáu là: Đổi mới quản lý nhà nước về đào tạo và dạy nghề từ trung ương
đến địa phương; tổ chức hợp lý hệ thống cấp bậc đào tạo; thực hiện phân cấp
quản lý đào tạo giữa bộ, ngành, địa phương; quy hoạch lại mạng lưới các
trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề. Khuyến khích
thành lập các trường đại học, cao đẳng tư thục tại các nơi có điều kiện, góp
phần đẩy nhanh số lượng và chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo.
Bảy là: Bảo đảm và huy động nguồn vốn cho phát triển nhân lực; đẩy
mạnh xã hội hóa để tăng cường các nguồn vốn cho phát triển nhân lực.
Tám là: Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để phát triển nguồn nhân lực và
chuyên giao công nghệ hiện đại về Việt Nam.
Chín là: Nâng cao hơn nữa đến chất lượng con người và chất lượng
cuộc sống. Nhà nước xây dựng chiến lược nguồn nhân lực gắn với chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xác định
thật rõ xây dựng nguồn nhân lực là trách nhiệm của các nhà hoạch định chính
sách và tổ chức thực hiện chính sách, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.

Mười là: Để xây dựng chất lượng con người phải có sự gắn kết với chất
lượng cuộc sống xã hội; có sự gắn kết chặt chẽ giữa xã hội - nhà trường - gia
đình để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai.
fg

×