Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm Quảng Ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.4 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG




LÊ NGUYỄN NGUYÊN NGUYÊN





KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN
THỰC PHẨM QUẢNG NGÃI



Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.30




TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH





Đà Nẵng - Năm 2013


Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG







Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. NGUYỄN CÔNG PHƯƠNG




Phản biện 1: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai

Phản biện 2: GS.TS. Đoàn Xuân Tiên



Lu

n v
ă
n
đ
ã
đượ
c b


o v

t

i H

i
đồ
ng ch

m Lu

n
văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
họp tại Đại học Đà
Nẵng vào ngày 6
tháng 6 năm 2013.






Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Những thông tin kế toán quản trị chính xác, đầy đủ và linh hoạt
gắn với nhu cầu quản lý của từng doanh nghiệp được coi là không
thể thiếu trong một tổ chức để giúp lãnh đạo, xem xét, đánh giá hoạt
động của tổ chức nhằm đưa ra những quyết định đúng đắn và hiệu
quả nhất về giá bán, quảng cáo, chiết khấu, khuyến mãi… và kể cả
việc thay đổi cơ cấu sản phẩm sản xuất kinh doanh.
Hiện nay Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Quảng Ngãi
đã và đang thực hiện việc xây dựng định mức, dự toán sản xuất
nhưng việc lập dự toán chi phí còn chung chung chưa linh hoạt. Bên
cạnh đó, Công ty chưa quan tâm, thực hiện đúng mức và tổ chức hệ
thống kế toán quản trị (KTQT) chưa có khoa học, công tác thu thập
thông tin KTQT phục vụ cho yêu cầu quản trị còn hạn chế, đặc biệt
thông tin tương lai. Giá thành sản phẩm vẫn tính theo phương pháp
truyền thống chưa xác định được giá thành trực tiếp để phân tích mối
quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận.
Hệ thống kế toán chi phí hiện nay không thể cung cấp các
thông tin phù hợp, kịp thời và tin cậy cho việc ra các quyết định kinh
doanh của nhà quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, mà tôi quyết định chọn
đề tài:
“Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Nông sản
Thực phẩm Quảng Ngãi”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nhằm phân tích, đánh giá thực trạng kế toán quản trị
chi phí tại Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Quảng Ngãi từ đó
rút ra ưu, nhược điểm trong công tác kế toán quản trị tại đơn vị. Từ
những tồn tại, luận văn đề xuất vận dụng đầy đủ hơn kế toán quản trị
2
chi phí tại Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Quảng Ngãi phù
hợp với đặc thù của công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý
luận và thực tiễn liên quan đến công tác kế toán quản trị chi phí trong
doanh nghiệp sản xuất.
Phạm vi nghiên cứu: Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Quảng Ngãi hiện nay
ngoài việc tiến hành các hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tinh
bột sắn và tinh bột sắn biến tính của nhà máy mình còn nhận gia
công cơ khí, dịch vụ kinh doanh khai thác chợ luận văn chỉ nghiên
cứu kế toán quản trị chi phí tại Nhà máy sản xuất mỳ Quảng ngãi.
Đây là nhà máy sản xuất tinh bột chiếm tỷ trọng rất lớn về doanh thu
chi phí cũng như kết quả kinh doanh của Công ty.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu tác giả sử dụng các phương
pháp đánh giá và phân tích, tổng hợp, khái quát. Cụ thể:
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp để thu thập các thông
tin liên quan đến công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty.
- Phương pháp so sánh, lập luận để phân tích đánh giá thực
trạng kế toán quản trị tại Công ty.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được chia
làm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về kế toán quản trị chi phí.
Chương 2: Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ
phần Nông sản Thực phẩm Quảng Ngãi.
3
Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán quản
trị chi phí tại Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Quảng Ngãi.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trước đây nhiều tác giả đã nghiên cứu về kế toán quản trị, kế
toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp; các đề tài điển hình như

nghiên cứu của Dương Tùng Lâm (2005) về “Nghiên cứu kế toán
quản trị chi phí, doanh thu trong các doanh nghiệp kinh doanh du
lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”; nghiên cứu của Nguyễn Thị
Minh Tâm (2010) về “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Viễn
thông Quảng Ngãi”; nghiên cứu của Lê Thị Huyền Trâm (2011) về
“Kế toán quản trị chi phí tại Tổng Công ty Cổ phần dệt may Hòa
Thọ”.
Ngoài ra còn có một số nghiên cứu khác về kế toán quản trị chi
phí sản xuất trong doanh nghiệp như nghiên cứu của Võ Thị Hồng
Phương (2011) về “Hoàn thiện kế toán quản trị Công ty cổ phần cao
su Đà nẵng”. Nghiên cứu của Lê Thị Ái Thu (2010) về “Kế toán
quản trị chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần sản xuất thương mại
Hữu nghị Đà nẵng”. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Oanh (2010)
về “Kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Tổng Công ty Cổ phần dệt
may Hòa Thọ”. Nghiên cứu của Đinh Tuyết Diệu (2011) về “Kế
toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Xuất
nhập khẩu Lam Sơn”. Trên cơ sở các nghiên cứu, phần nào tác giả
đã kế thừa cơ sở lý luận kế toán quản trị chi phí và trên cơ sở khảo
sát những đặc thù về hệ thống tổ chức hoạt động của Công ty Cổ
phần Nông sản Thực phẩm Quảng Ngãi, tác giả thực hiện toán quản
trị chi phí cho Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Quảng Ngãi
nhằm hoàn thiện.

4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1. BẢN CHẤT, VAI TRÒ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.1. Bản chất của kế toán quản trị chi phí trong doanh

nghiệp
Kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của hệ thống kế toán
quản trị nhằm cung cấp thông tin về chi phí để mỗi tổ chức thực hiện
chức năng quản trị yếu tố nguồn lực tiêu dùng cho các hoạt động,
nhằm xây dựng kế hoạch, kiểm soát, đánh giá hoạt động và ra các
quyết định hợp lý.
Thông tin kế toán quản trị chi phí mang tính linh hoạt, thường
xuyên và hữu ích, không bắt buộc phải tuân theo chuẩn mực và chế
độ kế toán hiện hành.
Kế toán quản trị chi phí không chỉ thu nhận, xử lý và cung cấp
các thông tin về các nghiệp vụ kinh tế đã thực sự hoàn thành, đã ghi
chép hệ thống hoá trong các sổ kế toán mà còn xử lý và cung cấp các
thông tin phục vụ cho việc ra quyết định quản trị.
Kế toán quản trị chi phí chỉ cung cấp những thông tin về hoạt
động kinh tế tài chính trong phạm vi yêu cầu quản lý nội bộ của một
doanh nghiệp.
Kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của công tác kế toán
nói chung và là một công cụ quan trọng không thể thiếu được đối với
công tác quản lý nội bộ doanh nghiệp.
Như vậy, kế toán quản trị chi phí nhấn mạnh đến tính dự báo
của thông tin và trách nhiệm của các nhà quản lý thuộc các cấp quản
lý.
5
1.1.2. Vai trò kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp
Kế toán quản trị chi phí có vai trò quan trọng trong quản trị,
điều hành doanh nghiệp, ra quyết định kinh doanh.
Là nguồn chủ yếu để cung cấp thông tin cần thiết cho nhà quản
lý ra quyết định ở các khâu:
+ Cung cấp thông tin cho quá trình xây dựng kế hoạch
+ Cung cấp thông tin cho quá trình tổ chức thực hiện

+ Cung cấp thông tin cho quá trình kiểm tra và đánh giá
+ Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định
Kế toán quản trị là công cụ chủ yếu để điều hành quản lý, là
một bộ phận quan trọng trong tiếp thị để quyết định sản xuất kinh
doanh.
Kế toán quản trị chi phí sản xuất là vấn đề cơ bản, là hạt nhân
của kế toán quản trị nói chung.
Kế toán quản trị là phương pháp xử lý các dữ liệu kế toán để
đạt được mục tiêu thiết lập các thông tin cho việc lập dự toán ngân
sách về chi phí, doanh thu và kết quả trong một thời kỳ hoạt động.
1.2. NỘI DUNG CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN
XUẤT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.2.1. Nhận diện và phân loại chi phí theo yêu cầu của
KTQT
a. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
Theo chức năng hoạt động, chi phí sản xuất kinh doanh trong
doanh nghiệp bao gồm: chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.
Việc phân loại này giúp cho nhà quản lý xác định rõ được vị
trí, chức năng hoạt động của chi phí trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh ở doanh nghiệp, phục vụ cho việc tính giá thành sản
phẩm từ đó giúp xác định chi phí và kết quả của từng hoạt động kinh
6
doanh một cách đúng đắn, nhanh chóng cũng như cung cấp thông tin
có hệ thống cho việc lập báo cáo tài chính nhanh chóng, kịp thời.
b. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động
(cách ứng xử của chi phí)
Theo cách này người ta phân loại chi phí sản xuất thành ba
loại: Chi phí sản xuất khả biến, CPSX bất biến, chi phí sản xuất hỗn
hợp.
Với cách phân loại này nhà quản trị không chỉ kiểm soát tổng

số biến phí mà còn phải kiểm soát tốt biến phí trên một mức độ hoạt
động.
c. Phân loại chi phí theo khả năng quy nạp vào đối tượng
chịu chi phí
Gồm có: Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
d. Phân loại chi phí theo tính liên quan đến việc ra quyết
định
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được phân thành các
loại sau:
Chi phí sản xuất chênh lệch, chi phí chìm, chi phí cơ hội
Cách phân loại này giúp cho nhà quản trị nhận thức so sánh chi
phí để lựa chọn các phương án kinh doanh, nhận định được sự khác
biệt chi phí, lợi ích trong các phương án khác nhau tốt hơn hoặc chọn
một phương án hành động này thay cho một phương án hành động
khác.
1.2.2. Lập dự toán chi phí sản xuất
a. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
b. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp
c. Dự toán chi phí sản xuất chung
d. Dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
7
1.2.3. Tính giá thành trong doanh nghiệp
a. Tính giá thành theo phương pháp toàn bộ
Trên phương diện kế toán quản trị chi phí áp dụng phương pháp
này có ích cho nhà quản lý trong việc ra các quyết định chiến lược.
Tuy nhiên phương pháp này không đáp ứng được yêu cầu cho các nhà
quản trị trong việc lập các kế hoạch linh hoạt đáp ứng nhu cầu thông
tin về chi phí đơn vị trong các tình huống quy mô sản xuất khác nhau
và các quyết định về giá bán SP với mức sản lượng khác nhau.
b. Tính giá thành theo phương pháp trực tiếp

Phương pháp chi phí trực tiếp sẽ có ích hơn trong việc đánh giá
hoạt động của nhà quản lý. Phương pháp này được sử dụng nhiều
trong kế toán quản trị như: định giá bán sản phẩm, lập dự toán linh
hoạt, lập báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, cơ sở để thực hiện công
tác kiểm soát, đánh giá tình hình thực hiện chi phí, ứng dụng trong
phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận, xác định sản
lượng hòa vốn, ra quyết định trong điều kiện năng lực nhàn rỗi…
1.2.4. Kế toán quản trị chi phí bán hàng và quản lý doanh
nghiệp
a. Kế toán quản trị chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là toàn bộ hao phí liên quan đến hoạt động
BH của DN (lương nhân viên bán hàng, BHXH ) và lao động vật
hóa (khấu hao TSCĐ, công cụ dụng cụ ) phát sinh trong quá trình
tiêu thụ SP hàng hóa, dịch vụ.
Chi phí BH không phải là số bất biến và cũng không tỷ lệ
thuận với doanh thu hàng bán hay số lượng hàng bán ra. Được chia
thành: Chi phí bán hàng khả biến, Chi phí bán hàng bất biến.
b. Kế toán quản trị chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ hao phí cho hoạt
8
động quản lý doanh nghiệp. Phát sinh liên quan đến việc tổ chức,
quản lý hành chính và các chi phí liên quan đến các hoạt động văn
phòng làm việc của doanh nghiệp, nhà máy mà không thể xếp vào
loại chi phí sản xuất hay chi phí bán hàng.
1.2.5. Phân tích và kiểm soát chi phí.
Để kiểm soát chi phí thì cần dựa trên chi phí dự toán, chi phí
thực tế phát sinh và thông qua việc phân tích nhân tố ảnh hưởng đến
sự biến động của chi phí thực tế so với chi phí dự toán. Khi phân tích
chi phí trong mỗi tình huống cần có những trình tự nhất định.
Biến động của chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC có

thể được kiểm soát gắn liền với các nhân tố giá và lượng có liên
quan.
a. Phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Biến động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể được
kiểm soát gắn liền với các nhân tố giá và nhân tố lượng có liên quan.
Biến động về lượng được xác định:
Ảnh hưởng về
lượng đến biến
động NVLTT

=
NVL trực
tiếp thực tế
sử dụng

-
NVL trực
tiếp dự toán
sử dụng

×
Đơn giá nguyên
vật liệu trực tiếp
dự toán
Biến động về giá được xác định:
Ảnh hưởng về
giá đến biến
động NVLTT

=

Đơn giá
NVL trực
tiếp thực tế

-
Đơn giá
NVL trực
tiếp dự toán

×

Lượng nguyên
vật liệu trực tiếp
thực tế sử dụng
Ảnh hưởng biến động về giá có thể là âm hay dương. Nếu ảnh
hưởng là âm chứng tỏ giá vật liệu thực tế thấp hơn giá vật liệu dự
toán đặt ra. Tình hình này được đánh giá tốt nếu chất lượng vật liệu
đảm bảo. Ngược lại, ảnh hưởng dương thể hiện giá vật liệu tăng so
9
với dự toán và sẽ làm tăng tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
Xét trên phương diện các trung tâm trách nhiệm thì biến động về giá
gắn liền với trách nhiệm của bộ phận cung ứng vật liệu. Khi kiểm
soát biến động về giá, cần quan tâm đến các nguyên nhân do biến
động của giá vật liệu trên thị trường, chi phí thu mua, chất lượng
nguyên vật liệu, thuế và cả các phương pháp tính giá nguyên vật liệu
(nếu có).
b. Phân tích chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm chi phí lương và các
khoản trích theo lương tính vào chi phí, như BHXH, BHYT, KPCĐ,
BHTN của công nhân trực tiếp vận hành từng quá trình sản xuất.

Biến động của CPNCTT gắn liền với các nhân tố giá và lượng liên
quan.
Ảnh hưởng của nhân tố lượng thể hiện như sau:
Ảnh hưởng của
TGLĐ đến biến
động CPNCTT
=
Thời gian
lao động
thực tế
-

Thời gian lao
động theo dự
toán
×

Đơn giá nhân
công trực
tiếp dự toán
Ảnh hưởng của nhân tố giá thể hiện như sau:
Ảnh hưởng của
giá đến biến động
CPNCTT

=
Đơn giá nhân
công trực tiếp
thực tế


-

Đơn giá nhân
công trực tiếp
dự toán

×
Thời gian lao
động thực tế
c. Phân tích chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung biến động là do sự biến động biến phí
sản xuất chung và biến động của định phí sản xuất chung.
d. Phân tích chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Biến động của chi phí bán hàng và chi phí quản lý là do sự
biến động của cả biến phí và định phí.
10
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 luận văn đã trình bày khái quát những vấn đề
lý luận cơ bản về KTQT nói chung và KTQT chi phí nói riêng trong
các doanh nghiệp nhằm hiểu rõ hơn bản chất, vai trò của KTQT đối
với việc ra quyết định kinh doanh của nhà quản trị trong doanh
nghiệp. Luận văn cũng đã hệ thống hoá những nội dung cơ bản của
KTQT chi phí trong các doanh nghiệp như khái niệm, phân loại chi
phí; phương pháp xác định giá thành; lập dự toán chi phí; phân tích
thông tin phục vụ cho việc ra quyết định; kiểm soát chi phí… Đây là
những tiền đề lý luận đặt cơ sở cho việc đánh giá thực trạng và hoàn
thiện KTQT chi phí tại Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm
Quảng Ngãi.



CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THỰC PHẨM
QUẢNG NGÃI
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THỰC
PHẨM QUẢNG NGÃI
2.1.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý tại Công ty cổ
phần nông sản thực phẩm Quảng Ngãi
a. Đặc điểm sản phẩm
Nhóm sản phẩm chính của công ty là nhóm tinh bột. Gồm sẩn
phẩm tinh bột sắn và tinh bột sắn biến tính.
11
b. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
Được thể hiện qua sơ đồ 2.1
















Khoai mì
Bóc vỏ
Rửa
Nghiền
Ly tâm tách bã
Ly tâm tách dịch
Rửa tinh bột
Ly tâm vắt
S
ấy

Làm ngu
ội

Bao gói

Vỏ lụa
Nước thải
Nước

Ép
Phơi
khô

Thức ăn
gia súc
SO
2

Dịch

Lắng
TB loại 2
Tinh bột
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất
12
c. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
Tổ chức sản xuất ở nhà máy được thể hiện qua sơ đồ 2.2








Sơ đồ 2.2. Tổ chức sản xuất ở nhà máy sản xuất tinh bột mỳ Quảng Ngãi
d. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Nông
sản Thực phẩm Quảng Ngãi
Thể hiện qua sơ đồ 2.3















Giám đ
ốc nh
à máy

Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc kỹ thuật
Phòng kinh t
ế tổng hợp

Phòng k
ỹ thuật

Phòng t
ổ chức h
ành chính

H
ỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

T.GIÁM Đ
ỐC CÔNG TY

PT.GĐ
Phụ
trách
nguyên
li
ệu


PT.GĐ
Phụ
trách kỹ
thuật
PT.GĐ
Phụ
trách
kinh
doanh

Nhà
máy
SXTB
Qu
ảng
Chi nhánh
tp.Hồ Chí

Minh
Nhà
máy
SXTB
Đăk Tô

Nhà
máy
SXTB
Sơn Hà


Văn
phòng
công ty
Trung tâm
kinh
doanh
t
ổng hợp

Phòng tổ
chức
hành
chính

Phòng
kế hoạch
thị

trường
Phòng
kế toán
tài chính
Phòng
kỹ thuật
đầu tư
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

13
e. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần
Nông sản Thực phẩm Quảng Ngãi

Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được thể hiện qua sơ đồ
2.4


















Ghi chú: Mối quan hệ trực tuyến
Mối quan hệ phối hợp

Sơ đồ 2.4. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán
viên
KẾ TOÁN TRƯỞNG
PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN
KẾ TOÁN TỔNG
HỢP KIÊM TSCĐ

Kế toán TH tại TT KD
tổng hợp
Kế toán TH tại mỗi
nhà máy sản xuất
Kế toán
kho
Kế toán
NVL
Kế toán
ngân quỹ
Kế toán giá
thành
14
2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI NHÀ
MÁY TINH BỘT MỲ QUẢNG NGÃI
2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh tại nhà máy
tinh bột mỳ Quảng Ngãi
a. Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế
Theo cách phân loại này chi phí của Công ty bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, bao bì.
- Chi phí công cụ dụng cụ
- Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương
- Chi phí khấu hao TSCĐ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí bằng tiền khác
Ngoài ra còn có chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
b. Phân loại chi phí theo chức năng chi phí
Theo cách phân loại này chi phí được phân thành:
- Chi phí sản xuất được phân thành các khoản mục sau: Chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp, Chi phí sản

xuất chung
- Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
2.2.2. Công tác lập kế hoạch và dự toán chi phí tại nhà máy
Kế hoạch sản xuất của nhà máy năm 2012 thể hiện ở Bảng 2.3.
Bảng 2.3: Kế hoạch sản xuất tinh bột Năm 2012
TT

Tên nhóm sản phẩm

ĐVT

Số lượng
1 Tinh bột sắn Kg 15.000.000

2 Tinh bột sắn biến tính

Kg 5.000.000
Tổng cộng 20.000.000

(Nguồn:Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Quảng Ngãi)
15
a. Định mức, dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Định mức tiêu hao nguyên vật liệu của tinh bột sắn được thể
hiện qua bảng 2.4.
Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tinh bột sắn được thể
hiện qua bảng 2.5.
b. Định mức, dự toán chi phí nhân công trực tiếp
Dự toán chi phí NCTT năm 2012 được thể hiện qua bảng 2.7
c. Dự toán chi phí sản xuất chung
Dự toán chi phí sản xuất chung của đơn vị được thể hiện ở

bảng 2.8.
d. Định mức, dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh
nghiệp
Dự toán chi phí BH và QLDN được thể hiện ở bảng 2.9
Từ việc lập dự toán chi phí cho từng khoản mục chi phí sản
xuất, kế toán lập kế hoạch giá thành cho từng loại sản phẩm của đơn
vị. Cụ thể kế hoạch giá thành của sản phẩm tinh bột sắn và tinh bột
sắn biến tính của đơn vị được thể hiện ở Bảng 2.10
2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
a. Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở đơn vị được xác định là
phân xưởng sản xuất. Toàn bộ chi phí được hạch toán vào TK 1541 “
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tinh bột”.
b. Trình tự tập hợp các khoản mục chi phí
b1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thể hiện ở bảng
2.11
16
b2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Được thể hiện ở bảng 2.12.
b3. Kế toán chi phí sản xuất chung
Được thể hiện qua bảng 2.13.
c. Tính giá thành sản phẩm
- Tính tổng giá thành thực tế của sản phẩm thể hiện ở bảng 2.14
- Tính tổng giá thành kế hoạch của sản phẩm thể hiện ở bảng 2.15
- Tính tỷ lệ chi phí giữa giá thành thực tế và giá thành kế hoạch
- Xác định giá thành thực tế sản phẩm thể hiện bảng 2.16
d. Kế toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Cuối tháng kế toán tổng hợp lập nên bảng tổng hợp chi phí bán
hàng thể hiện qua bảng 2.17 và chi phí quản lý doanh nghiệp thể hiện

qua bảng 2.18.
2.2.4. Công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty
a. Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu
Được thể hiện qua bảng 2.19.
b. Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp
Được thể hiện qua bảng 2.20.
c. Kiểm soát chi phí sản xuất chung
Được thể hiện qua bảng 2.21.
2.2.5. Sử dụng thông tin cho quá trình ra quyết định
2.2.6. Mối liên hệ thông tin cung cấp giữa các bộ phận
trong doanh nghiệp
Việc tổ chức bộ máy để thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp
thông tin cho KTQT chỉ được thực hiện lồng ghép với bộ máy
KTTC, chung chung chứ chưa có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng,
chưa có bộ phận chuyên sâu.
17
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KTQT CHI PHÍ SẢN XUẤT
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THỰC PHẨM QUẢNG
NGÃI
2.3.1. Về phân loại chi phí sản xuất
Việc phân loại chi phí sản xuất kinh doanh tại đơn vị đã phân
loại chi phí theo nội dung và khoản mục giá thành, chủ yếu là phục
vụ yêu cầu cung cấp thông tin cho kế toán tài chính chưa quan tâm
đến cách phân loại chi phí phục vụ yêu cầu quản trị.
2.3.2. Về công tác lập kế hoạch, dự toán chi phí sản xuất
Tại đơn vị, đã xây dựng được hệ thống định mức sát với thực
tế công việc. Công tác lập kế hoạch về chi phí sản xuất, về giá thành
đã được chú trọng nhưng chỉ dựa vào số liệu lịch sử, và kinh nghiệm
chưa có sự phân loại chi phí theo cách ứng xử, chính vì vậy việc lập
kế hoạch không có cơ sở khoa học.

2.3.3. Về công tác kế toán chi tiết chi phí sản xuất
Việc hạch toán chi phí sản xuất chung chưa thật sự chính xác.
Đối với chi phí sản xuất chung, hầu hết các chi phí phát sinh tại phân
xưởng được tập hợp chung chi tiết từng khoản mục sau đó tiến hành
phân bổ cho từng sản phẩm theo sản lượng sản xuất nhập kho, cách
phân bổ thế này sẽ phản ánh sai lệch giá thành của sản phẩm và làm
cho các quyết định trong công tác quản trị có thể dẫn đến không
đúng đắn.
2.3.4. Về công tác xác định giá thành sản phẩm
Phương pháp tính giá thành sản phẩm được áp dụng tại nhà
máy là phương pháp toàn bộ chủ yếu phục vụ yêu cầu của kế toán tài
chính chưa đáp ứng yêu cầu của KTQT.
2.3.5. Về kiểm soát chi phí sản xuất
Tại nhà máy để kiểm soát chi phí sản xuất các bộ phận liên
18
quan đã thiết lập các báo cáo về nguyên vật liệu, về chi phí lao động.
Các báo cáo này phần nào đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí sản
xuất tại Nhà máy. Tuy nhiên, chưa tiến hành lập các báo cáo để so
sánh, phân tích chi phí sản xuất để đánh giá sự ảnh hưởng của các
nhân tố tác động đến sự biến động của chi phí. Từ đó có thể chỉ rõ
nguyên nhân dẫn đến sự biến động phục vụ yêu cầu kiểm soát chi phí
của nhà quản trị.
2.3.6. Việc tổ chức thông tin KTQT chi phí cho việc ra
quyết định
Việc phân tích thông tin tại Công ty chỉ tiến hành phân tích
trên các báo cáo tài chính mà không thực hiện phân tích điểm hòa
vốn, phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận, ứng
dụng thông tin thích hợp cho việc quyết định sản xuất kinh doanh
ngắn hạn, gây ra tình trạng thụ động trong hoạt động kinh doanh.
Việc phân tích các thông tin dự đoán tương lai ít được quan tâm. Vì

vậy, khi đưa ra các phương án kinh doanh để lựa chọn nhiều trường
hợp không chính xác.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận văn đã phản ánh khái quát đặc điểm, mô
hình tổ chức sản xuất, quản lý của Công ty Cổ phần Nông sản Thực
phẩm Quảng Ngãi và và tập trung phản ánh thực trạng KTQT chi phí
ở Công ty trên các khía cạnh: nhận diện và phân loại chi phí; công tác
lập kế hoạch, dự toán chi phí, tính giá thành; kiểm soát chi phí…
Thông qua đó luận văn đã phân tích những tồn tại trong công tác
KTQT nói chung và KTQT chi phí nói riêng ở Công ty và các nguyên
nhân của nó, điều này làm cơ sở đưa ra giải pháp để hoàn thiện KTQT
chi phí tại Công ty. Về cơ bản, công tác KTQT chi phí ở Công ty chưa
được quan tâm đúng mức, chưa được tổ chức vận dụng và thực hiện
19
một cách khoa học, hợp lý vào công tác quản trị. Chính vì vậy việc
nghiên cứu để hoàn thiện KTQT chi phí vào Công ty như một công cụ
quản lý hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty.

CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN
THỰC PHẨM QUẢNG NGÃI
3.1. SỰ CẦN THIẾT, YÊU CẦU HOÀN THIỆN KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN
THỰC PHẨM QUẢNG NGÃI
3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán quản trị chi phí
tại Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Quảng ngãi
Tại đơn vị công tác KTQT bước đầu đã hình thành nhưng
chưa có sự phân công, phân nhiệm một cách cụ thể. Thông tin KTQT
chi phí tại đơn vị chưa đáp ứng nhu cầu quản trị trong các tình huống

khác nhau, nên khả năng đưa ra các quyết định kịp thời và khả năng
ứng phó linh hoạt trước sự biến động của thị trường còn nhiều hạn
chế, thông tin về chi phí sản xuất và giá thành chỉ có được khi đã kết
thúc kỳ kế toán.
Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác KTQT chi phí sản
xuất tại Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Quảng ngãi cho thấy
việc hoàn thiện KTQT chi phí sản xuất tại Công ty là điều rất cần
thiết nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý tại Công ty.
3.1.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện
Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống KTQT chi phí tại Công
ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Quảng ngãi phải đáp ứng được
những yêu cầu sau đây:
20
- Thứ nhất: Phù hợp với các nội dung quy định trong luật kế
toán và các văn bản pháp quy khác về quản lý kinh tế.
- Thứ hai: Phù hợp với quy mô, đặc điểm tổ chức sản xuất kinh
doanh, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Nhà máy.
- Thứ ba: Đáp ứng mục tiêu hiệu quả và tiết kiệm.
- Thứ tư: Đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng của các nhà quản
trị và mục tiêu kiểm soát chi phí sản xuất của Công ty.
- Thứ năm: Phù hợp với yêu cầu, trình độ quản lý của Công ty.
3.2. HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THỰC PHẨM QUẢNG NGÃI
3.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo cách ứng xử chi phí
Chi phí sản xuất tại đơn vị được phân loại theo cách ứng xử
chi phí thể hiện ở bảng 3.1.
Cụ thể chi phí sản xuất 6 tháng đầu năm 2012 tại đơn vị được
chia thành biến phí, định phí, chi phí hỗn hợp thể hiện qua bảng 3.2.
Bảng 3.2. P.Loại CPSX thành biến phí, định phí 6 tháng đầu
năm 2012

TT Khoản mục chi phí Biến phí Định phí CP hỗn hợp
I
Chi phí NVLTT

72.192.371.308
- Chi phí nguyên vật liệu chính 68.860.218.950


-
Chi phí nguyên vật liệu phụ 626.247.923


-
Nhiên liệu 440.939.163


-
Bao bì, giấy gói 2.264.965.272

II
Chi phí NCTT
4.002.385.434


-
Tiền lương 3.552.627.356


-
BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN 449.758.078



III
Chi phí s
ản xuất chung 1.113.897.571

3.873.164.548,33


21
TT Khoản mục chi phí Biến phí Định phí CP hỗn hợp

-
Chi phí nhân viên QLPX 1.113.897.571


-
Chi phí công cụ dụng cụ, vật
li
ệu
80.029.901


-
Chi phí khấu hao TSCĐ 3.692.859.710,33



-
Phân bổ 100.274.937




-
Chi phí khác, mua ngoài 1.858.708.358,67

Cộng 77.308.654.313

3.873.164.548,33

1.858.708.358,67


Chi phí BH và QLDN
479.757.343,8

3.732.705.065


Tổng cộng 77.788.411.657

7.605.869.613


3.2.2. Hoàn thiện công tác lập dự toán chi phí
Cụ thể tác giả lập dự toán linh hoạt về chi phí sản xuất của sản phẩm
tinh bột sắn năm 2012. Thể hiện qua bảng 3.6.
Bảng 3.6: Dự toán linh hoạt về chi phí sản xuất sản phẩm tinh
bột sắn
Dự toán linh hoạt

Chỉ tiêu
Biến phí
đơn vị
(đồng/kg)

15.000.000 16.500.000 13.500.000
1. Bi
ến phí 7.248,88

108.733.195.946,85

119.606.515.541,54

97.859.876.352,17

a. NVL tr
ực tiếp
6.781,91

101.728.652.850

111.901.518.135

91.555.787.565

b. NCTT
137,69 2.065.415.043

2.271.956.547,3


1.858.873.538,7

c. S
ản xuất
chung

298,19 4.472.850.000

4.920.135.000

4.025.565.000

d. Bi
ến phí BH

12,11 181.624.945,80

199.787.440,38

163.462.451,22

e. BP QLDN
18,98 284.721.001,05

313.193.101,16

256.248.900,95

2. Đ
ịnh phí 10.451.185.545


10.451.185.545

10.451.185.545

3. Tổng chi
phí
119.184.381.491,85

130.057.701.086,54

108.311.061.897,17

22
3.2.3. Hoàn thiện việc xác định giá thành sản xuất
Được thể hiện qua bảng 3.7
Bảng 3.7: Tính giá thành theo phương pháp trực tiếp
Sản phẩm: Tinh bột sắn (Tháng 6)
Sản lượng: 1.353.014,58 kg
Chỉ tiêu Tổng giá thành
Giá thành đơn
vị (đồng/kg)
1. Biến phí trực tiếp sản xuất 9.524.344.592,75

7.039,35

2. Biến phí sản xuất chung 306.261.947,7

226,355


3. Giá thành sản xuất 9.830.606.540,45

7.265,71


Tác giả thu thập số liệu và lập bảng tính giá thành theo
phương pháp trực tiếp cho các nhóm sản phẩm tinh bột tại đơn vị thể
hiện qua bảng 3.8.
Bảng 3.8: Tính giá thành theo phương pháp trực tiếp
Giá thành đơn
vị
Giá thành
đơn vị
Chỉ tiêu Tinh bột sắn
Sản lượng (kg)

1.353.014,58
Tinh b
ột sắn biến
tính
Sản lượng
(kg)
428.454,62

1. Bi
ến phí
tr
ực tiếp SX
9.524.344.592,75


7.039,35

3.333.520.607,46

7.780,34

2. Bi
ến phí SX
chung

306.261.947,7

226,36

76.565.486,92

178,70

3. Giá thành
s
ản xuất
9.830.606.540,45

7.265,71

3.410.086.094,39

7.959,04



23
3.2.4. Lập các báo cáo để kiểm soát chi phí sản xuất
- Báo cáo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Thể hiện ở Bảng 3.9 nhằm xác định mức biến động do lượng
hay do giá nguyên vật liệu.
- Báo cáo chi phí nhân công trực tiếp sản xuất
Được thể hiện qua bảng 3.10.
- Báo cáo chi phí sản xuất chung
Thể hiện qua bảng 3.11.
3.2.5. Phân tích chi phí phục vụ quá trình ra quyết định
ngắn hạn
Công ty có đủ điều kiện để tiến hành phân tích mối quan hệ
CVP của các loại sản phẩm tinh bột
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí của
nhóm sản phẩm tinh bột thể hiện qua bảng 3.12.
Từ số liệu thực tế tiến hành lập Bảng phân tích điểm hoàn vốn của
các sản phẩm tinh bột sắn và tinh bột sắn biến tính tại đơn vị ở bảng
3.13.
3.2.6. Hoàn thiện tổ chức cung cấp thông tin giữa kế toán
quản trị với các bộ phận liên quan
Mối liên hệ thông tin KTQT với các bộ phận được thể hiện qua
bảng 3.15

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích thực trạng về KTQT chi phí tại Công ty
Cổ phần Nông sản Thực phẩm Quảng Ngãi kết hợp với cơ sở lý luận
về KTQT luận văn đã làm rõ sự cần thiết phải hoàn thiện KTQT chi
phí. Đồng thời tập trung hoàn thiện các nội dung KTQT chi phí tại

×