Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN , ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG COSEVCO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.8 KB, 27 trang )

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN TƯ VẤN , ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG COSEVCO
A.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN, ĐẦU TƯ VÀ XÂY
DỰNG COSEVCO
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng là thành viên của Tổng công ty xây
dựng Miền Trung. Trụ sở công ty đóng tại 517 Trần Cao vân, Thành Phố Đà Nẵng.
Năm 1987, Công ty là một phòng thiết kế của công ty xây dựng số 7, sau đó yêu
cầu đòi hỏi chung của phòng thiết kế chuyển thành xưởng thiết kế với nhiệm vụ vừa
thực hiện công việc tại công ty, vừa tự làm cho các công nhân trong phân xưởng.
Từ năm 1987 về sau, Xưởng thiết kế ngày càng được mở rộng. Do đó được đổi
tên thành Xí nghiệp thiết kế và xây dựng. Ngày 28/10/1999 Công ty xây dựng số 7
được Bộ xây dựng quyết định nâng cấp thành Tổng công ty xây dựng Miền trung, còn
xí nghiệp thiết kế và xây dựng đổi thành Công ty tư vấn đầu tư và xây dựng với ngành
nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu là thầu xây dựng công trình và tư vấn khách hàng.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay các công ty Nhà nước đa số được cổ phần
hoá để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo sức cạnh tranh giữa các công ty, quản lý chặt
chẽ hiệu quả lao động của người lao động. Do đó Công ty tư vấn đầu tư và xây dựng
chuyển thành Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng(CICO).
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng được hình thành theo Quyết định số
1188/QĐ-BXD ngày 30 tháng 5 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng. Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh số 3213000675 do sở Kế hoạch Đầu tư Thành Phố Đà Nẵng
cấp ngày 29 tháng 6 năm 2005. Trụ sở chính : 517 Trần Cao vân- Phường Xuân Hà-
Quận Thanh Khê-TP. Đà Nẵng. Vốn điều lệ: 6 tỷ đồng Việt Nam. Điện thoại: (84 0511)
811049 – 712335 - 710804. Fax: (84 0511) 811049 Email:

2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
Căn cứ quyết định số 1321/QĐ-BXD ngày 28 tháng 10 năm 1999
Công ty tư vấn đầu tư và xây dựng được Bộ và Tổng công ty giao cho chức năng
và nhiệm vụ là tư vấn Xây dựng các công trình cụ thể như sau:


a. Về tư vấn Xây Dựng:
- Lập dự án đầu tư Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, kỹ thuật hạ
tầng, giao thông thuỷ lợi, thuỷ điện nhỏ.
- Khảo sát địa hình, địa chất các công trình xây dựng.
- Thiết kế, quy hoạch, thiết kế chi tiết các khu dân cư, khu chức năng đô thị, khu
công nghiệp.
- Lập dự án hồ sơ mời thầu, tư vấn đấu thầu, hợp đồng kinh tế và thiết kế, mua
sắm vật tư thiết bị xây lắp các công trình.
- Thiết kế, lập tổng dự toán các công trình xây dựng.
- Thí nghiệm và kiểm định các chỉ tiêu kỹ thuật và vật liệu xây dựng, bê tông kết
cấu thép, hàn.
- Quản lý dự án, thẩm tra các dự án đầu tư xây dựng, giám sát kỹ thuật xây dựng,
nghiệm thu các dịch vụ tư vấn khác.
b. Về xây lắp:
- Thi công xây lắp các công trình xây dân dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ
lợi, thuỷ điện nhỏ, đường dây và trạm biến áp đến 35KW.
- Nạo vét bốc đắp mặt bằng công trình, đào đắp nền móng công trình
- Lắp đặt các thiết bị cơ điện nước, gia công lắp đặt kết cấu kim loại cấu kiện bê
tông đúc sẵn.
- Hoàn thiện xây dựng và trang trí nội thất và tạo kiến trúc cảnh quan công trình.
II. Đặc điểm và tổ chức sản xuất kinh doanh:
1. Đặc điểm:
Sản phẩm của công ty là những công trình xây dựng dân dụng, đây là những
công trình có quy mô lớn, cấu tạo phức tạp mang tính đơn chiếc, riêng lẻ, thời gian sản
xuất lâu dài và do đó việc tổ chức và hạch toán có tính khác biệt so với các ngành khác,
sản phẩm làm ra mang tính đặc thù của nó, tính chất hàng hoá không thể hiện rõ vì
người mua bán đã định trước. Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng là một doanh
nghiệp có mạng lưới kinh doanh khá rộng, được tổ chức kinh doanh theo kiểu quan hệ
trực tuyến, đứng đầu là công ty, bên dưới là xí nghiệp trực thuộc gồm:
- Hai xí nghiệp thiết kế đóng tàu tại Đà Nẵng.

- Một trung tâm thí nghiệm ứng dụng kỹ thuật xây dựng tại Đà Nẵng.
- Hai xí nghiệp tư vấn và xây dựng thực nghiệm số 1,2 đóng tại Quảng Bình và
Đà Nẵng.
- Bốn chi nhánh xây dựng tại Quảng Ngãi, Quảng Trị, Hà Nội, TP. HCM
- Bốn đội xây dựng và trang trí ngoại thất tại Đà Nẵng.
2. Sơ đồ tổ chức sản xuất kinh doanh: (Xem trang bên )
Chức năng và nhiệm vụ:
- Hai xí nghiệp thiết kế: thiết kế, vẽ các bảng kết cấu của các công trình, tính
toán sử dụng các loại vật liệu sao cho phù hợp đảm bảo tiết kiệm, nâng cao hiệu quả
công trình.
- Các chi nhánh: thi công các công trình được giao.
- Trung tâm thí nghiệm và ứng dụng kỹ thuật xây dựng: kiểm tra thí nghiệm chất
lượng của các sản phẩm, công trình làm ra có đúng thiết kế không.
- Bốn đội xây dựng tại công ty thành lập và phân chia theo từng yêu cầu của
công trình.
Công Ty
Xí nghiệp
thiết
kế 2
Chi
Nhánh
Xây
dựng HN
Chi nhánh
Xây dựng Q.Trị
Chi
Nhánh
Xây dựng Q.Ngãi

nghiệp

TV thực
nghiệm
số 2
Trung tâm
TN và
Ư ĐK
TX
Đội XD
Và trang
Trí nội,
ngoại thất số 1
Đội XD
Và trang trí nội, ngoại thất số 2
Đội XD
Và trang trí nội,
ngoại thất số 3
Đội XD và trang
Trí nội, ngoại thất số 4
Xí nghiệp
thiết
kế 1
III. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng:
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý: (xem trang dưới )
2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
- Giám Đốc: là người phụ trách chung toàn bộ mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty, là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Nhà nước và Tổng công ty.
- Các phó Giám đốc: là người giúp Giám đốc trong công tác điều hành sản xuất
kinh doanh theo lĩnh vực được phân công, được Giám đốc uỷ quyền công việc khi vắng
mặt.
- Các phòng chức năng nghiệp vụ của công ty đều có trưởng phòng phụ trách và

phó phòng giúp việc và một số cán bộ chuyên môn.
- Phòng tổ chức - hành chính: quản lý các cán bộ công nhân viên toàn công ty,
xây dựng chế độ tiền lương, giải quyết và thực hiện các chế độ chính sách: BHYT,
BHXH, ốm đau , thai sản, trợ cấp...
- Phòng quản lý kỹ thuật: quản lý công tác kỹ thuật kiểm tra xác minh khối
lượng sản phẩm trong tư vấn thiết kế và thi công xây lắp hoàn thành. Phối hợp với các
đơn vị trực thuộc các tổ chức thi công hoặc tổng nghiệm thu công trình...
- Phòng kế hoạch - thị trường: tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý
tài chính của công ty đến từng đơn vị trực thuộc. Lập kế hoạch tài chính tháng, quý,
năm. Lập kế hoạch vốn phụ thuộc cho công tác sản xuất kinh doanh của công ty. Kiểm
tra hướng dẫn thực hiện công tác tài chính kế toán đến từng đơn vị trực thuộc.
- Đối với các đơn vị trực thuộc ( Xí nghiệp và chi nhánh): Xí nghiệp và chi
nhánh có bộ máy quản lý sản xuất, có Giám đốc và một số bộ phận chức năng như kỹ
thuật, kế hoạch, kế toán, có con dấu và có tài khoản được mở tại ngân hàng theo quy
định phân cấp tại công ty.
Xí nghiệp và chi nhánh là đơn vị kinh tế hạch toán phụ thuộc vốn kinh doanh do
công ty cấp. Vốn vay của các tổ chức tín dụng được công ty bảo lãnh với mức dư nợ
theo quy định và được Giám đốc công ty uỷ quyền cho Giám đốc Xí nghiệp vay vốn để
phục vụ hoạt đông sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.
Qua sơ đồ tổ chức trên ta thấy được sự phù hợp của cơ cấu tổ chức bộ máy quản
lý này trong tình hình hiện nay, sơ đồ này có tính khoa học rất cao.
Giám đốc có quyền điều hành các phó Giám đốc và các Xí nghiệp-chi nhánh.
Sau Giám đốc là các phó Giám đốc, các phó Giám đốc này điều hành các trưởng
phòng như: Trưởng phòng tổ chức hành chính, Trưởng phòng kỹ thuật, Trưởng phòng
kế hoạch -thị trường, Trường phòng tài chính kế toán.
Với sơ đồ tổ chức như trên đã không gây ra sự cồng kềnh, phức tạp giữa các bộ
phận phòng ban. Bên cạnh đó sơ đồ này đã đem lại nhiều hiệu qủa trong sản xuất kinh
doanh của đơn vị.
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
CHỦ TỊCH HĐQT

GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG
TỔ CHỨC
HÀNH
CHÍNH
PHÒNG QUẢN LÝ
KỸ THUẬT
PHÒNG KẾ HOẠCH THỊ TRƯỜNG
XN tư vấn thiết kế II
Đội XD&
trang trí nội thất
TT thí nghiệm
Và Ứng dụng kỹ thuật xây dựng
Chi nhánh xây dựng Hà Nội
Chi nhánh xây dựng
Quảng Trị
Chi nhánh xây dựng Quảng Ngãi
XN tư vấn và xây dựng số 1
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ
TOÁN
XN tư vấn và XD số 2
XN
tư vấn thiết kế I
Ghi chú:
: quan hệ trực tuyến : quan hệ chức năng
IV.TỔ CHỨC CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG:
1. Tổ chức bộ máy kế toán:

1.1. Sơ đồ tổ chức:
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình
tập trung.
Kế toán trưởng
Phó phòng kế toán
Kế toán tổng hợp
kế toán thanh toán
Kế toán ngân hàng
Kế toán công nợ
kế toán TS

kế toán quỹ
Phụ trách kế toán đội
Phụ trách kế toán XN
Ghi chú:
1.2. Chức năng, nhiệm vụ:
- Kế toán trưởng được Tổng công ty bổ nhiệm có chức năng nhiệm vụ tổ chức và
điều hành bộ máy kế toán, đảm bảo cho bộ máy kế toán hoạt động có hiệu quả. Tổ chức
và kiểm tra việc thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, chịu trách nhiệm báo cáo định kỳ
theo quy định. Tổ chức quản lý việc lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán. Theo quy định kế
toán trưởng là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Nhà nước về mặt quản lý tài
chính của doanh nghiệp.
- Phó phòng kế toán: là người giúp việc cho kế toán trưởng, tham mưu cho kế
toán trưởng và Giám đốc về tình hình tài chính. Thực hiện các công việc do kế toán
trưởng giao hoặc uỷ quyền, chỉ đạo thực hiện công tác kế toán, giám sát các hoạt động
tài chính của công ty, kiểm tra các nghiệp vụ, ký duyệt các chứng từ. Đồng thời cùng kế
toán trưởng tổng hợp triển khai các chế độ văn bản.
- Kế toán tổng hợp: chịu trách nhiệm thu thập mọi chứng từ kế toán theo đúng
trình tự thời gian và không gian, phản ánh trung thực, kịp thời và chính xác các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh, trực tiếp bảo quản và lưu trữ bộ hồ sơ, chứng từ kế toán đồng thời

tính giá thành xây lắpvà lên biểu mẫu báo cáo kế toán theo đúng yêu cầu quản lý tài
chính.
- Kế toán thanh toán: Theo dõi và phản ánh chi tiết các khoản tạm ứng và thanh
toán tạm ứng. Theo dõi việc thanh toán với chủ đầu tư, khách hàng và các nhà thầu phụ.
Ngoài ra còn có nhiệm vụ tính lương, tính thuế, thanh toán lương cho cán bộ công nhân
viên.
- Kế toán ngân hàng: có nhiệm vụ giao dịch với ngân hàng, theo dõi các khoản
vay, trả nợ vay, thu chi tiền gởi tại các ngân hàng mà công ty giao dịch.
- Kế toán vật tư công nợ: theo dõi tình hình sản xuất, nhập vật tư, phản ánh chính
xác các chứng từ liên quan, tham gia công tác kiểm kê, quản lý vật tư.
- Kế toán tài sản cố định: theo dõi toàn bộ TSCĐ của đơn vị, mở sổ chi tiết từng
loại TSCĐ nhằm mục đích trích khấu hao định kỳ. Đồng thời ghi chép phản ánh kịp
thời biến động của từng loại tài sản theo từng địa điểm quản lý và sử dụng.
- Kế toán quỹ: Kiểm tra chứng từ hợp pháp trước khi chi thu tiền, quản lý các
khoản thu chi tiền mặt và lên các sổ sách cần thiết như sổ quỹ, lập các báo cáo quỹ.
2.Hình thức kế toán áp dụng tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng.
Công ty có quy mô lớn với nhiều cấp bậc, có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ,
cùng tiến hành công việc kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Đội ngũ cán bộ
kế toán được trang bị kỹ thuật máy tính hoàn toàn.
Do đó với mục đích đáp ứng tốt yêu cầu của quản lý, tại công ty sử dụng hình
thức kế toán Nhật ký chung.
Qui trình thực hiện :
CHỨNG TỪ KÊ TOÁN
BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI
SỔ KẾ TOÁN
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Sổ tổng hợp
Sổ chi tiết
- Báo cáo tài chính

- Báo cáo kế toán quản trị
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN
MÁY VI TÍNH

Ghi chú :
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
Trình tự ghi sổ :
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế
toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định Tài khoản ghi
Nợ, Tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu, được thiế kế
sẵn trên phần mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ
kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái ) vào các sổ thẻ kế toán chi tiết liên
quan.
Cuối tháng (hoặc bất kỳ thời điểm cần thiết nào ), kế toán thực hiện các thao tác
khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu số liệu tổng hợp với số liệu
chi tiết được thực hiện tự động và luôn đãm bảo chính xác trung thực theo thông tin đã
được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán
với báo cáo tài chính khi đã in ra giấy.
Thực hiện các thao tác để in các báo cáo theo quy định.
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy,
đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng
tay.
B. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN TƯ VẤN, ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG COSEVCO
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN,
ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG COSEVCO

1. Đặc điểm chi phí:
Chi phí tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Cosevco cũng mang
những nét đặc thù của một doanh nghiệp xây dựng cơ bản. Cụ thể là:
- Chi phí chiếm một tỷ trọng khá lớn so với doanh thu từ hoạt động xây dựng cơ
bản.
- Chi phí bỏ vào sản xuất thi công đối với mỗi công trình khác nhau là hoàn toàn
khác nhau tuỳ thuộc vào quy mô, đặc điểm, tính chất kỹ thuật và yêu cầu công nghệ của
quá trình xây dựng.
- Việc tập hợp các chi phí sản xuất, tính giá thành và xác định kết quả thi công
xây lắp được tính cho từng sản phẩm xây lắp riêng biệt
- Các sản phẩm xây lắp được thực hiện theo đơn đặt hàng của khách hàng nên
không phát sinh chi phí trong quá trình lưu thông, do đặc thù riêng của mình, hiện nay
tại công ty không có chi phí bán hàng.
2. Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí :
2.1. Đối tượng hạch toán chi phí : là từng công trình hạng mục công trình
2.2. Phương pháp hạch toán chi phí :
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất ở công ty là phương pháp tập hợp chi phí
theo hợp đồng (hay đơn đặt hàng). Các chi phí trực tiếp như chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công phát sinh ở công trình
nào thì được hạch toán trực tiếp vào công trình, hạng mục công trình đó.
Riêng đối với chi phí sản xuất chung, do bản chất của loại chi phí này là liên quan đến
nhiều công trình xây dựng được thực hiện trong kỳ, rất khó có thể tập hợp trực tiếp cho
từng công trình, vì vậy chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ sẽ được tập hợp cho
từng xí nghiệp. Đến cuối kỳ, kế toán sẽ tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho
từng công trình cụ thể được thực hiện trong kỳ.
Việc tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp đơn đặt hàng tạo điều kiện thuận lợi
cho việc tính giá thành của công trình. Các chi phí được tập hợp theo từng khoản mục
và được chi tiết cho từng đối tượng sử dụng. Vì vậy, khi công trình hoàn thành, kế toán
chỉ cần cộng tổng chi phí sản xuất ở các kỳ từ lúc bắt đầu khởi công cho tới khi hoàn
thành thì sẽ tính được giá thành thực tế của công trình theo từng khoản mục chi phí.

3. Phân loại chi phí tại công ty :
Hiện nay, tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng áp dụng phương pháp
phân loại chi phí theo công dụng của chi phí. Theo cách phân loại này, chi phí tại công
ty bao gồm:
. Chi phí sản xuất :
Chi phí sản xuất của công ty bao gồm 4 khoản mục chi phí:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm tất cả các chi phí về nguyên liệu vật
liệu trực tiếp dùng cho thi công xây lắp như:
• Vật liệu xây dựng: cát, đá, sỏi, sắt, thép, xi măng…
• Vật liệu khác: bột màu, đinh, dây…
• Nhiên liệu: dầu ma zút, than củi dùng để nấu nhựa trải đường…
• Vật kết cấu: bê tông đúc sẵn…
• Thiết bị gắn liền với vật kiến trúc như: thiết bị vệ sinh, thông gió, ánh sáng,
thiết bị sưởi ấm…
- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, phụ cấp của công nhân trực
tiếp tham gia công tác thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị. Cụ thể bao gồm:
• Tiền lương chính của công nhân trực tiếp thi công xây lắp (công nhân mộc,
công nhân nề, công nhân xây, công nhân uốn sắt, công nhân trộn bê tông…) kể cả công
nhân phụ (công nhân khuân vác máy móc thi công, tháo dỡ ván khuôn đà giáo, lau chùi
thiết bị trước khi lắp đặt, cạo rỉ sắt thép…).
• Các khoản phụ cấp theo lương như phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp trách
nhiệm, chức vụ, phụ cấp công trường, phụ cấp khu vực, phụ cấp nóng độc hại…
• Tiền lương phụ của công nhân trực tiếp thi công xây lắp
• Các khoản tiền lương trả cho lao động thuê ngoài.
- Chi phí sử dụng máy thi công: gồm các chi phí trực tiếp liên quan đến việc
sử dụng máy thi công như:
• Tiền lương của công nhân điều khiển máy móc thi công (kể cả công nhân phục
vụ máy) và các khoản phụ cấp theo lương (kể cả khoản tiền ăn giữa ca của công nhân
trực tiếp điều khiển máy thi công)
• Chi phí khấu hao tài sản cố định là máy móc thi công

• Chi phí về công cụ dụng cụ dùng cho máy móc thi công
• Chi phí về sửa chữa, bảo trì, điện nước cho máy thi công, tiền thuê TSCĐ, chi
phí trả cho nhà thầu phụ.
• Các chi phí khác có liên quan đến việc sử dụng máy móc thi công, kể cả khoản
chi cho lao động nữ.
- Chi phí sản xuất chung: là các chi phí về tổ chức, quản lý phục vụ sản xuất
xây lắp; các chi phí có tính chất chung cho hoạt động xây lắp gắn liền với từng tổ, đội,
công trường thi công. Chi phí sản xuất chung bao gồm:
• Chi phí nhân viên phân xưởng: gồm tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp
lương, phụ cấp lưu động phải trả cho nhân viên quản lý đội xây dựng, tiền ăn giữa ca
của nhân viên quản lý đội xây dựng và của công nhân xây lắp; khoản trích bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền
lương phải trả của công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên sử dụng máy thi công và nhân
viên quản lý đội thuộc biên chế của công ty.
• Chi phí vật liệu: gồm chi phí vật liệu cho đội xây dựng như vật liệu dùng để sửa
chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ dụng cụ thuộc đội xây dựng quản lý và sử dụng, chi
phí lán trại tạm thời.
• Chi phí dụng cụ sản xuất xây lắp: gồm các chi phí về công cụ dụng cụ dùng cho
thi công như cuốc, xẻng, dụng cụ cầm tay, xe đẩy, đà giáo, ván khuôn và các loại công
cụ dụng cụ khác dùng cho sản xuất của đội xây dựng.
• Chi phí khấu hao TSCĐ gồm chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động
của đội xây dựng

×