Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Chuyên đề: Hồn trương ba da hàng thịt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (948.1 KB, 95 trang )

CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN 1: HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT
Tác giả: Lưu Quang Vũ
Thông tin:
Sự tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một câu truyện dân gian Việt Nam kể về
chuyện một người đánh cờ rất giỏi tên là Trương Ba, vì một nhầm lẫn của Nam Tào mà
phải chết sớm, thương tình ông có tài, Đế Thích là một tiên cờ và cũng là người thường
xuyên đánh cờ với Trương Ba đã cho ông sống lại trong thân xác của một người hàng
thịt.
Bối cảnh của giai thoại được cho là ở Thôn Liêu Hạ, Xã Tân Lập, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh
Hưng Yên. Giai thoại này được Cụ Trần Quốc Chính là MỘT nhà thư pháp và học giả
uyên thâm biên soạn lại thành một cuốn sách có tên: Dấu ấn làng Đình Sơn, xuất bản
2011. Năm 2012 Đài Truyền Hình Tỉnh Hưng Yên đã tổ chức làm phóng sự để nghiên
cứu khu di tích này.
Sự tích này là nguồn cảm hứng để Lưu Quang Vũ dựng nên vở kịch nổi tiếng cùng tên.
Tuy nhiên ông đã viết thêm cái kết cho vở kịch của mình, một bi kịch. Vở kịch của ông
mang đến một thông điệp: "Mọi thứ nên tuân theo quy luật của tự nhiên, mọi sự kháng
cự với quy luật đều trở nên kệch cỡm".
Năm 2006, Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cũng đã chuyển thể sự tích trên cùng với vở
kịch thành phim điện ảnh, nhưng với một bối cảnh hiện đại hơn, và mang phong cách
hài hước hơn.
Sơ lược
Trương Ba là 1 người đánh cờ rất giỏi nổi tiếng là cư xử nhẹ nhàng với vợ nhưng hai vợ
chồng không có một mụn con. Khác với Trương Ba, gia đình Hàng thịt là một gia đình
không hạnh phúc. Hàng thịt có với vợ một người con gái. Vì không thỏa mãn điều đó
nên ông thường xuyên đánh vợ mình.
Rồi một hôm, Đế Thích thấy Trương Ba đánh cờ quá hay nên ông hạ giới để chơi cùng
với Trương Ba và tặng 3 nén nhang để khi nào muốn chơi cờ với ông thì cứ đốt nén
nhang. Sau đó không lâu sau, Trương Ba chết thì vợ của Trương Ba rất buồn và thắp
nhang cho ông. Vô tình bà thắp nén nhang mà không hay mình đã gọi Đế Thích.
Vì thương cho bạn mình mất sớm và muốn bà Trương Ba vui nên ông hứa sẽ làm
Trương Ba sống. Rồi một hôm vì bất cẩn nên ông Hàng Thịt chết. Đế Thích vì không tìm


được xác của Trương Ba mà lại không muốn bà Trương Ba thất vọng nên ông đã lấy
xác Hàng Thịt để hồn Trương Ba nhập vào.
Trương Ba lúc này trong thân xác Hàng thịt mừng rỡ trở về với vợ. Vợ ông thay vì vui
mừng lại bất ngờ, sợ hãi vì lúc này bà không nghĩ đó là Trương Ba. Sau khi nghe
Trương Ba kể lại thì bà đành tin lời và vui mừng. Còn vợ Hàng thịt thì oán ức, ghen
tuông cứ nằng nặc đó là chồng mình rồi cả hai bà vợ cùng nhau kiện quan.
Quan hỏi người bán thịt nhận ai là vợ, anh ta chỉ vào vợ Trương Ba và bảo vợ cũ của
mình là vợ người bán thịt ở trong xóm.
Quan hỏi cách làm heo bán thịt thế nào anh ta nói không biết, hỏi đến cách đánh cờ
tướng, anh ta trả lời rất thành thạo. Viên quan lấy làm khó xử vì hồn người này lại xác
người kia, mới gọi vợ Trương Ba hỏi nhỏ xem trong khi chồng chị còn sống có làm điều
gì đặc biệt không. Vợ Trương Ba thật tình kể lại việc Đế Thích xuống đánh cờ, có hứa
lúc nào chồng chị chết, thì gọi đến ông sẽ cứu sống lại, nhưng rủi thị quên đi, đến khi
xác chồng chết đã nát thịt rồi mới nhớ gọi đến, may có người bán thịt mới chết, ông tiên
mới đem hồn Trương Ba nhập vào xác người bán thịt. Viên quan cho đòi riêng người
bán thịt đến hỏi có biết Đế Thích không, anh ta trả lời giống y như vợ Trương Ba nói,
nên được xử cho về nhà Trương Ba. Người vợ anh bán thịt đành phải chịu mất chồng.
Tóm tắt 2: Tóm tắt tác phẩm:
Trương Ba, một người làm vườn tốt bụng,khoẻ mạnh, giỏi đánh cờ bị Nam Tào bắt
chết nhầm. Vì muốn sửa sai nên Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại
,nhập vào thể xác hàng thịt vừa mới chết.
Trú nhờ thể xác hàng thịt, hồn Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái : lí trưởng sách
nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, gia đình Trương Ba cũng cảm thấy xa lạ…mà bản thân
Trương Ba cũng đau khổ vì phải sống xa lạ, giả tạo. Đặc biệt ,thân xác hàng thịt làm
Trương Ba nhiễm một số thói xấu và những nhu cầu vốn không phải là của bản thân
ông.'
Trước nguy cơ tha hoá về nhân cách và sự phiền phức phải mượn thân xác của
kẻ khác,Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt, xin với Đế Thích cho Cu Tị
được sống lại và chấp nhận cái chết.
TÓM TẮT 3:

Trương Ba, gần 60 tuổi- là một người làm vườn tốt bụng, đặc biệt rất cao cờ. Do tắc
trách, Nam Tào gạch bừa tên Trương Ba, khiến ông phải chết oan. Vợ Trương Ba lên
Thiên đình kiện. Theo gợi ý của Đế Thích, để sửa sai, Nam Tào cho hồn Trương Ba
nhập vào thể xác hàng thịt ở làng bên vừa mới chết, mới ngoài 30 tuổi, để được sống
lại. rú nhờ thể xác hàng thịt, hồn Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái : lí trưởng sách
nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng; gia đình Trương Ba ngày càng lủng củng. Đặc biệt, sống
bằng thân xác hàng thịt, Trương Ba dần dà tiêm nhiễm một số thói xấu và những nhu
cầu vốn xa lạ với ông. Gay nhất là chị hàng thịt đòi hỏi Trương Ba phải là người đàn
ông thực sự của chị. Lí trưởng nhân đấy sách nhiễu vòi tiền; con trai Trương Ba ngày
càng đắc ý, lấn lướt, coi thường bố. Ngược lại, vợ, con dâu, cháu nội Trương Ba không
thể chịu nổi và dần dần xa lánh. Trương Ba vô đau khổ.
Trước nghịch cảnh ấy, Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt, cũng không
chấp nhận nhập vào xác cu Tị , kiên quyết chấp nhận cái chết.
BÀI MẪU
BÀI VIẾT PHÂN TÍCH CỦA MỘT SỐ GIÁO VIÊN ƯU TÚ, PGS.TS
PGS.TS. Lý Hoài Thu
Khoa Văn học - ĐHKHXH&NV Hà Nội
Hồn Trương ba, da hàng thịt là một câu chuyện không mấy tiêu biểu cho thi pháp
cổ tích nếu đặt bên cạnh những Tấm cám, Cây tre trăm đốt, Thạch Sanh Tuy
nhiên, từ góc nhìn tự sự, người ta cũng dễ dàng nhận diện những yếu tố cơ bản
tạo nên sắc thái cổ tích cho tác phẩm: Đó là nhân vật, tình huống, diễn biến cốt
truyện, phép mầu mang đến may mắn cho con người Và mặc dù câu chuyện dân
gian này còn phảng phất dấu ấn sáng tác bởi các cụ đồ Nho, nhân vật vua cờ Đế
Thích vẫn có thể được coi là một kiểu “Bụt”, “Tiên” giáng thế để cứu vớt, bù đắp
cho những mất mát, đau thương cho trần giới. Câu chuyện mở đầu bằng một cuộc
cờ và kết thúc bằng một “phép tiên” cải tử hoàn sinh - một mơ ước ngàn lần không
tưởng của con người. Có thể tóm lược một cách vắn tắt nội dung câu chuyện như
sau:
“Ngày xưa, có một ông Trương Ba chơi cờ tướng rất giỏi - “cao tay” đến mức
“có một không hai”. Một hôm, đang bên bàn cờ, đối thủ của ông Trương Ba bị dồn

vào thế bí bèn thốt lên “Nước cờ này chỉ có tiên cờ là Đế Thích mới có thể gỡ
được chứ người trần chỉ có nước hàng thôi”. Vừa dứt lời thì quả nhiên có một ông
lão ăn mày xuất hiện xin đi thử một nước cờ gỡ bí Ông Trương Ba vừa tức, vừa
sững sờ kinh ngạc vì chỉ trong thoáng chốc, đối thủ của ông không chỉ thoát bí mà
còn dồn ông đến chỗ thua bèn cúi xuống sụp lạy ông lão, vừa lạy vừa nói: “Tôi dám
chắc cụ là tiên cờ Đế Thích chứ chẳng phải người phàm”. Ông lão ăn mày từ chối,
chỉ nói rằng mình là kẻ nghèo hèn nhưng ông Trương Ba không chịu nghe cứ sụp
lạy mãi khiến ông già đành phải thú thật: “Đúng tôi là Đế Thích, nghe nhắc đến tên,
tôi phải xuống xem anh đánh cờ ra sao và đã thấy anh đúng là tay cờ giỏi”. Nhân
đó, ông Đế Thích với danh nghĩa “cùng làng cờ” báo cho ông Trương Ba biết là số
ông đã đến ngày tận thế, nhưng lúc nằm xuống, nhớ thắp hương lên mà vái đúng
tên Đế Thích thì tiên cờ sẽ giúp để Trương Ba sống lại. Và ông Trương Ba đã nói
lại tất cả những điều đó với vợ. Một tháng sau ngày chồng mất, vợ ông Trương Ba
trong khi dọn bàn cờ tướng sực nhớ tới lời dặn của chồng bèn thắp hương khấn
tên Đế Thích và cầu xin để chồng mình được sống lại. Đế Thích dường như bất lực
vì ông Trương Ba về với đất đã lâu Cũng “may” lúc đó, cùng lối xóm có anh hàng
thịt vừa mới mất, Đế Thích bèn nhập hồn ông Trương Ba vào xác anh hàng thịt. Và
thế là ông Trương Ba đã sống lại trong hình hài của anh hàng thịt. Hai bà vợ lời
qua tiếng lại, giành giật thậm chí là đánh nhau bởi vì ai cũng có lý khi nhận người
vừa sống lại đúng là chồng mình. Cuối cùng họ dắt nhau đến cửa quan và vợ ông
Trương Ba đã thắng kiện bởi vì anh hàng thịt đã nhận bà Trương Ba là vợ, anh
hàng thịt không biết cách cầm dao mổ lợn mà lại nói về cờ tướng rất thạo và đặc
biệt là còn quen biết cả với tiên cờ Đế Thích. Vợ người hàng thịt đành chịu mất
chồng”. Rõ ràng là từ “bản gốc” có phần đơn giản này, Lưu Quang Vũ đã không bị
lệ thuộc vào nội dung câu chuyện, đã tìm tòi, vừa mở rộng kích thước tự sự, vừa
khơi sâu vào giá trị tư tưởng để tạo nên một vở kịch nổi tiếng mà “hạt cơ bản” là
giá trị nhân văn sâu sắc về lẽ tử - sinh.
Khác với văn bản tự sự cổ tích xoay quanh câu chuyện chỉ vẻn vẹn vài nhân
vật: ông Trương Ba, vợ ông Trương Ba, Tiên Đế Thích, người bạn cờ, anh hàng
thịt, vợ anh hàng thịt và quan toà; “thế giới” nhân vật trong tác phẩm kịch của Lưu

Quang Vũ có sự hiện diện của rất nhiều nhân vật khác “châu tuần” chung quanh
nhân vật chính: Nam Tào, Bắc Đẩu; anh con trai, chị con dâu, cháu nội ông Trương
Ba; Lý trưởng, Trương Tuần, Lái lợn 1, lái lợn 2 Chính họ là những phía đối lập
của xung đột, can dự, chi phối đẩy cốt truyện kịch lên cao trào và tạo nên bi kịch lạ
lùng cho số phận Trương Ba. Tương tự như vậy, các yếu tố không - thời gian trong
tác phẩm của Lưu Quang Vũ cũng trở nên đa chiều hơn. Đặc biệt là ngôn ngữ
nhân vật, (chủ yếu là ngôn ngữ đối thoại) - một hình thức đặc thù của văn bản kịch
- đã được vận dụng một cách hiệu quả và sáng tạo trong một tác phẩm được coi là
“để đời” của một nhà viết kịch tài năng và thuộc một thể loại kể chuyện bằng ngôn
ngữ đối thoại và “tất cả mọi vấn đề xung quanh hình tượng” đều nằm trong lời ăn
tiếng nói của nhân vật.
Thay vì điểm nhìn của tự sự cổ tích với lời mở đầu quen thuộc “Ngày xửa ngày
xưa có một người tên là ”, vở kịch của Lưu Quang Vũ mở màn bằng “không gian
tiên giới” - khung cảnh trên thiên đình - với sự xuất hiện của các quan nhà trời Bắc
Đẩu, Nam Tào và dĩ nhiên là có cả Đế Thích. Do cung cách làm việc tắc trách,
luộm thuộm của những đấng nắm “quyền sinh quyền sát” trong tay, và cũng muốn
xong việc để kịp dự lễ khai tiệc bên đình Thái Thượng, sau cái “tặc lưỡi” và dưới
ngòi bút oan nghiệt của Nam Tào, ông Trương Ba hiền hậu, tử tế, tốt bụng còn
đang rất khoẻ mạnh, mặc dầu chưa “tận số” (khác với cổ tích) đã phải chết thay
cho một tên bạc ác bất nhân, lừa thầy phản bạn, dối trá tham tàn “Xen” kịch ngắn
giàu tính thời sự này của Lưu Quang Vũ gợi nhớ về một thời chưa xa “sinh mệnh”
của con người chất ngất nhiều nỗi oan khất bởi trên đầu họ là những thế lực, thậm
chí là siêu thế lực “cho ai sống mới được sống, bắt ai chết là phải chết ” (trích
Hồn Trương Ba, da hàng thịt).
Sau cảnh hạ giới với sự ra đi đột ngột của ông Trương Ba và nỗi bàng hoàng
thương tiếc của những người ruột thịt, xóm giềng lần thứ 2, không gian thiên
đình lại hiện hữu để người xem có dịp chứng kiến một sự “sửa sai” ngoài mọi
tưởng tượng: ông Trương Ba được sống lại bằng thân xác của anh hàng thịt nhờ
cái tâm và phép màu của Đế Thích. Mô hình không gian này không xuất hiện trong
câu chuyện cổ tích (chỉ có những khung cảnh quen thuộc ở hạ giới) nhưng đối với

Lưu Quang Vũ, sự trở lại không gian này đã tạo một bước ngoặt quan trọng để tạo
lực đẩy kịch tính cho cốt truyện. Dòng tự sự dân gian rõ ràng đã lấy việc ông
Trương Ba được sống lại trong “lốt” thân thể anh hàng thịt làm sự kiện chính và là
“điểm nhấn” trung tâm mang lại tính chất hoang đường cho câu chuyện cổ tích.
Chính vì vậy, những diễn biến tiếp theo của câu chuyện như cuộc đấu khẩu, xô xát
giành chồng giữa hai người đàn bà và việc quan xử cho bà vợ ông Trương Ba
thắng kiện chỉ là những “tình tiết phụ” nhằm bổ sung và hoàn thiện câu chuyện
theo hướng kết thúc có hậu (ít ra là từ phía nhân vật chính). Song, qua so sánh,
đối chiếu 2 văn bản (kể cả việc vận dụng lý thuyết liên văn bản), chúng ta có thể
khẳng định rằng: xung đột kịch của Lưu Quang Vũ chỉ thực sự bắt đầu và thăng
hoa khi câu chuyện cổ tích đã kết thúc. Có nghĩa là, bi kịch của nhân vật Trương
Ba không đơn giản ở việc bị chết oan mà đau đớn, vật vã hơn bội phần lại là cái sự
được sống lại, được hưởng phúc ân chưa từng có ở chốn thế gian này.
Đời sống dị thường của ông Trương Ba sau phép mầu “cải tử hoàn sinh” đã
làm nẩy sinh nhiều mâu thuẫn cả “ngoại sinh” lẫn “nội sinh”. Người láng giềng thân
thiết, một bạn cờ rất phục tài ông Trương Ba giờ không thể hiểu nổi vì sao “lối
đánh cờ của bác khác hẳn ngày xưa. Thoạt trông thì thấy cách vào cờ của bác vẫn
như xưa, nhưng sau thì chẳng còn cái khoáng hoạt, dũng mãnh, thâm sâu ngày
trước. Cách tiến, cách thủ của bác bây giờ vụn vặt, tủn mủn, thô phũ. Mà cái nước
ăn vừa rồi, nói xin lỗi bác, nó bần tiện làm sao!” và “Người đàng hoàng, không ai
đòi ăn nước ấy” Những người ruột thịt cũng bắt đầu nhận thấy sự bất ổn của việc
tâm hồn trong sạch, thẳng thắn, hồn hậu của ông Trương Ba lại trú ngụ trong thân
xác cồng kềnh, thô tháp cùng nhiều ham muốn “tầm thường” của anh hàng thịt. Họ,
người thì âm thầm chịu đựng (bà vợ), thấu hiểu thương cảm (chị con dâu), người
có những dị ứng xa lánh bên ngoài nhưng thâm tâm lại đau xót, lo buồn (anh con
trai, đứa cháu nội): Bà vợ vẫn luôn nhớ về hình vóc, dáng dấp nhỏ nhắn, mảnh mai
của chồng và cố quen dần với thân hình nặng nề của anh hàng thịt với những bữa
cơm phải đầy đủ rượu thịt, tiết canh, lòng lợn Anh con trai, người gánh vác nỗi lo
cơm áo cho cả “đại gia đình”, người nuôi chí làm giàu, tháo vát và thức thời nhất
(từ “điểm nhìn” hiện thời) - thì tính toán rành rọt đến tàn nhẫn: “Thử hỏi nhờ ai mà

giữa thời buổi này nhà ta còn được đàng hoàng, tươm tất như vậy? Cả thầy nữa,
giờ thầy ăn mỗi bữa 8, 9 bát cơm Tiền làm vườn chỉ đủ nuôi thân ông Trương Ba
chứ không đủ nuôi ông hàng thịt Thầy còn xỉ vả tôi nỗi gì? Đã đến nước này thầy
còn cao đạo”! Trước cái tát và cơn giận giữ tột độ của ông Trương Ba, anh ta đã
thẳng thừng: “Bố tôi xưa không bao giờ đánh tôi như vậy! Tôi nói thật cho ông biết:
Ông không phải là bố tôi, ông không còn là bố tôi nữa!”. Ngay cả đứa cháu nội
được cưng chiều, hợp ông nhất cũng không chấp nhận sự có mặt của ông: “Không!
Người này không phải là ông nội tôi Ông nội tôi là người gầy gầy, tóc bạc, trán
nhăn mà mắt sáng lắm, hiền lắm cơ mà! Còn người này thì má béo phì, lông mày
rậm như chổi xể, trông dữ dữ là Ông lừa cả nhà, lừa tất cả mọi người nhưng
không lừa được tôi đâu! Ông giả vờ làm ông nội, về chiếm chỗ của ông nội trong
nhà ”. Nhưng so với tất cả những điều đó thì những gì đang diễn ra trong con
người ông Trương Ba mới thực sự là xung đột dữ dội nhất, là đỉnh điểm bi kịch của
tác phẩm. Cuộc đối thoại thẳng thắn tới cùng, màn phân thân mang màu sắc hậu
hiện đại của thi pháp kịch giữa hồn ông Trương Ba và xác anh hàng thịt đã diễn tả
khá sâu sắc nỗi hoang mang, hoài nghi và sự bất lực của con người trong cuộc
chiến hiện sinh. Mọi lý lẽ yếu ớt mang “màu xám” của ông Trương Ba đã không thể
lung lay thứ lập luận lấm láp bụi trần nhưng cũng có đủ “thực chứng” và hùng hồn
hơn của anh hàng thịt bởi vì nó, có thể coi là “một phần tất yếu” của cuộc sống.
Việc ông Trương Ba không thể tự dung hoà được phần “con” và phần “người”
trong sinh thể cá nhân, phải cầu xin Đế Thích trả lại thân xác cho anh hàng thịt,
còn ông thì xin được chết lần thứ 2, “chết hẳn” là sự thể hiện đầy đủ và sâu sắc
nhất cốt lõi tư tưởng, là sự đối thoại chân thành và triết lý nhân sinh giàu tính
hướng thượng của Lưu Quang Vũ. Nhà viết kịch không phủ nhận giá trị cao quí
của sự sống nhưng nếu sống mà con người dần dần tự đánh mất phần cao quý
trong tâm hồn để chấp nhận một sự tồn tại không tư tưởng, không cảm xúc; và
đáng sợ hơn nữa là kiểu sống thiếu trung thực, giả tạo theo mô hình “bên trong
một đàng, bên ngoài một nẻo” Tất cả những điều đó là hoàn toàn đối lập với
quan niệm sống và khát vọng nghệ sĩ trong anh: “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”
(lời ông Trương Ba). Cách đặt vấn đề và giải quyết xung đột của vở kịch cho thấy

nhà viết kịch đã có những phản ứng quyết liệt trước sự áp đặt làm mất quyền
được lựa chọn của con người. Mọi sự áp đặt dù mang danh nghĩa nhân đạo cao
cả nhất theo Lưu Quang Vũ, suy cho cùng vẫn không thể mang lại cho con người
cuộc sống đích thực, vẫn dẫn tới bi kịch, vẫn tiềm ẩn khả năng huỷ diệt, vẫn chứa
đựng yếu tố phi nhân Đó chính là thông điệp mang màu sắc nhân quyền sâu xa
mà Lưu Quang Vũ đã gửi gắm vào tác phẩm.
Là một nhà viết kịch nhạy cảm, thông minh và sắc sảo, Lưu Quang Vũ đã rất
biết cách khai thác vấn đề từ nhiều tư liệu “nguồn” khác nhau: từ một mẫu tin thời
sự trên báo, một vụ án xôn xao dư luận, một hiện tượng xã hội nổi bật, từ kho tàng
dồi dào của văn hoá dân gian Hồn Trương Ba, da hàng thịt là vở kịch hiện đại
được vay mượn, gợi “tứ” từ một câu chuyện cổ tích. Các yếu tố tự sự dân gian với
độ đậm nhạt khác nhau, như được trình bày ở trên, đã ít nhiều có sự thâm nhập,
chuyển hoá vào tác phẩm kịch. Tuy nhiên, phần sáng tạo ngoài văn bản, chính xác
hơn là nối tiếp, kéo dài ý tưởng của văn bản khiến vở kịch trở nên một “vĩ thanh”
độc đáo, đặc sắc của câu chuyện cổ tích mới thực sự là phần đóng góp nổi bật của
Lưu Quang Vũ.
Từ một câu chuyện cổ tích có phần mờ nhạt, bằng khả năng đồng hoá, nhào
nặn và tái tạo, Lưu Quang Vũ đã xây dựng được một vở kịch có cấu trúc khá chặt
chẽ và ý nghĩa nhân bản đậm đà. Đã hơn 20 năm sau ngày công diễn Hồn Trương
Ba, da hàng thịt vẫn đứng ở vị trí hàng đầu trong sự nghiệp cầm bút, là tác phẩm
không chỉ gắn liền với tên tuổi nhà viết kịch trẻ tài năng Lưu Quang Vũ mà còn đưa
tên tuổi của ông đến với công chúng nhiều nước trên thế giới.
Hà Nội, 17/10/2009
PGS.TS. Lý Hoài
Thu
Khoa Văn học - ĐHKHXH&NV Hà Nội
Từ sự so sánh về quan điểm triết lý giữa truyện cổ dân gian “Hồn Trương Ba, da Hàng
thịt” và vở kịch cùng tên của Lưu Quang Vũ, bài viết đã nêu lên những nét mới, rất có ý
nghĩa trong tác phẩm của nhà soạn kịch nổi tiếng này. Nếu cốt truyện dân gian chỉ đơn
giản đề cao, tuyệt đối hoá vai trò của linh hồn đối với thể xác, thì đến vở kịch của Lưu

Quang Vũ, vấn đề đã được ông đào sâu, mở rộng và phát triển hơn rất nhiều. Ông có
quan niệm khác về mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác - đó là mối quan hệ hữu cơ,
tác động lẫn nhau. Hơn nữa, ông còn mở rộng tầm triết lý sang cả những vấn đề nhân
sinh khác, như vấn đề xung đột giữa nhu cầu tự nhiên và nhân cách, vấn đề đấu tranh
trong bản thân mỗi con người để hoàn thiện nhân cách làm người, v.v Vở kịch của Lưu
Quang Vũ, vì thế, không chỉ là thành quả to lớn của nền kịch nói hiện đại Việt Nam, mà
còn là một đóng góp đặc sắc của ông vào quan niệm triết lý nhân sinh nói chung.
Trong bài viết này, chúng tôi không so sánh một cách toàn diện giữa một truyện cổ dân
gian và một vở kịch dài hiện đại, cũng không so sánh về toàn bộ nội dung tư tưởng, mà
chỉ so sánh về tư tưởng triết học - phần cốt lõi của cả hai tác phẩm.
Truyện cổ dân gian: Ngày xưa, có một người tên là Trương Ba, người còn trẻ tuổi
nhưng đánh cờ tướng rất giỏi. Nước cờ của anh dễ thường thiên hạ không có người
nào địch nổi. Bao nhiêu giải cờ trong những hội hè mùa xuân đều về tay anh. Tiếng đồn
vang khắp nước, sang đến tận Giang Nam. Buổi ấy, ở Trung Quốc, có ông Kỵ Như
cũng nổi tiếng cao cờ. Khi nghe tiếng Trương Ba, Kỵ Như liền khăn gói sang Nam tìm
đến nhà địch thủ. Hai người đọ tài nhau trong mấy ván vẫn không phân thua được.
Nhưng đến ván thứ ba, Trương Ba dồn Kỵ Như vào thế bí. Thấy đối phương vò đầu suy
nghĩ, Trương Ba kiêu hãnh bảo:
- Nước cờ này dù có Đế Thích xuống đây cũng không thể gỡ nổi.
Bấy giờ Đế Thích là thần cờ ở thiên đình, bỗng nghe câu nói hỗn xược của Trương Ba
xúc phạm đến mình, liền cưỡi mây xuống trần định cho y biết tay. Trương Ba và Kỵ Như
đang đánh, chợt có một ông cụ già đến ngồi bên cạnh bàn cờ. Ông cụ thủng thỉnh mách
cho Kỵ Như mấy nước. Tự nhiên, bên Kỵ Như cờ bại thành thắng. Trương Ba cau có,
trong bụng tức giận ông già ở đâu đến làm cho mình lâm vào thế bí. Nhưng nhìn thấy
ông cụ râu tóc trắng xóa, mặt mũi không có vẻ là người trần tục, chợt hiểu, liền sụp
xuống lạy mà rằng: “Ngài hẳn là thần Đế Thích đây rồi, tôi người trần mắt thịt không
biết, xin thứ lỗi”. Đế Thích cười bảo: “Ta nghe như nhà ngươi tự phụ là cao cờ nên
xuống xem cho biết”. Trương Ba liền giữ Đế Thích lại mua rượu, giết gà, khoản đãi rất
chu tất. Đế Thích tuy mới gặp cũng rất yêu mến Trương Ba. Thấy anh khẩn khoản
muốn học nước cờ của mình, Đế Thích bảo anh: “Ta thấy nhà ngươi có bụng chân

thành, vậy ta cho một bó hương này, mỗi lần cần đến ta thì thắp lên một cây, ta sẽ
xuống”. Nói đoạn, cưỡi mây bay lên trời.
Từ đó, Trương Ba thỉnh thoảng lại dọn cờ mời thầy Đế Thích xuống chơi. Hai bên rất
tương đắc. Nhưng một hôm, Trương Ba bị cái chết mang đi một cách đột ngột. Sau khi
chôn cất chồng, người vợ dọn dẹp nhà cửa, thấy có nén hương giắt ở mái nhà, chị ta vô
tình lấy xuống đốt lên cắm trước bàn thờ chồng. Ở thiên đình, thần Đế Thích nhận được
tin bằng mùi hương liền xuống ngay. Thấy vắng mặt Trương Ba, Đế Thích ngạc nhiên:
“Trương Ba đâu?”. Vợ Trương Ba sụt sịt: “Nhà tôi chết đã gần một tháng nay rồi!” -
“Chết rồi! Sao lúc mới tắt thở không gọi ta xuống ngay, để đến bây giờ còn làm thế nào
được nữa?”. Suy nghĩ một chút, Đế Thích lại hỏi thêm: “Trong xóm hiện nay có ai mới
chết không?”. Vợ Trương Ba đáp: “Có một người Hàng thịt mới chết tối hôm qua”. Thần
Đế Thích bảo chị ta dẫn mình đến nhà người Hàng thịt mà bảo: “Ta sẽ kiếm cách làm
cho chồng nhà ngươi sống lại”. Nói xong, thần hóa phép rồi trở về trời.
Nói chuyện trong nhà người Hàng thịt lúc đó, mọi người đang xúm quanh linh sàng khóc
lóc kể lể thì tự nhiên thấy người chết ngồi nhỏm dậy. Hắn ta vứt tất cả mọi đồ khâm liệm
rồi chẳng nói chẳng rằng đi thẳng một mạch về nhà Trương Ba. Vợ Trương Ba thấy
người Hàng thịt, biết là thần Đế Thích đã làm cho chồng mình sống lại, mừng rỡ đón
vào. Giữa lúc đó, thì vợ con người Hàng thịt cũng chạy theo níu lấy chồng nhưng không
những bị vợ Trương Ba giằng lại, mà ngay chính chồng mình cũng nhất định không chịu
về. Đôi bên cãi cọ nhau, cuối cùng biến thành cuộc đấu khẩu rất kịch liệt. Xóm làng
không biết phân xử ra sao, đành đem việc đó lên quan.
Quan cho đòi các nhà hàng xóm tới hỏi cung thì ai cũng bảo người sống lại đó là anh
Hàng thịt. Nhưng chỉ có vợ Trương Ba thì nhất định nhận ra là chồng mình”. Quan hỏi
rằng: “ Chồng chị ngày thường hay làm gì?”. Đáp: “chồng tôi chỉ thạo đánh cờ mà thôi”.
Quan lại hỏi vợ người Hàng thịt: “chồng chị ngày thường hay làm nghề gì?”. Đáp:
“chồng tôi chỉ thạo nghề mổ lợn”.
Nghe đoạn, quan sai đem một con lợn vào công đường cho anh Hàng thịt mổ, nhưng
anh ta lúng túng không biết làm thế nào cả. Quan lại sai mấy người giỏi cờ vào tỉ thí với
người Hàng thịt thì không ngờ, con người đó đi những nước cờ rất cao không ai địch
nổi. Quan bèn phán cho về nhà Trương Ba.

Vì thế mới có câu “ Hồn Trương Ba, da Hàng thịt”(1).
Như vậy, truyện cổ dân gian Hồn Trương Ba, da Hàng thịt cũng quan niệm linh hồn phải
có thể xác mới có chỗ trú ngụ và thể xác phải có linh hồn mới sống được, mới không
rữa nát. Nhưng truyện cổ dân gian tuyệt đối hóa vai trò của linh hồn, coi nhẹ thể xác,
nên khi Trương Ba mượn được thể xác của người Hàng thịt thì Trương Ba coi mình là
Trương Ba 100% trong ý thức, trong tình cảm, trong tính cách, tuyệt nhiên không băn
khoăn gì về hình dạng của mình. Vợ Trương Ba cũng vậy, khi thấy chồng là thân xác
anh Hàng thịt nhưng tâm trí là Trương Ba - chồng mình - thì cũng không băn khoăn gì,
nhận ngay và vui vẻ chung sống. Vợ anh Hàng thịt chỉ thấy đơn giản là hình dạng chồng
mình sống lại nên đấu tranh khiếu kiện giành giật về cho mình, mặc dù anh ta đã nói
anh ta là Trương Ba và chạy về nhà Trương Ba. Quan phủ sau khi kiểm tra kỹ năng mổ
thịt lợn và nhất là kỹ năng chơi cờ thì quyết định xử ngay cho anh - Hàng - thịt - mang -
hồn Trương Ba về với vợ Trương Ba. Phép thử mổ thịt có thể không chính xác, vì anh
Hàng thịt nếu thích vợ Trương Ba có thể giả vờ mổ vụng; nhưng phép thử chơi cờ thì
không thể sai được, vì nó thuộc về trí tuệ, về năng khiếu tính toán trong loại hình thể
thao trí tuệ đặc biệt, cũng chính là một biểu hiện, một phương diện đặc sắc của linh hồn.
Nó xác định, khẳng định linh hồn đó chỉ có thể là Trương Ba - người sinh thời chơi cờ
rất giỏi.
Với cốt truyện ngắn gọn, mang một tư tưởng triết học có phần hơi đơn giản - đề cao,
tuyệt đối hóa linh hồn, không để ý đến mối quan hệ giữa thể xác và linh hồn, tách rời
linh hồn và thể xác, coi thể xác chỉ như cái túi đựng linh hồn - truyện cổ dân gian Hồn
Trương Ba, da Hàng thịt phù hợp với quan niệm xưa, qua bao thế kỷ vẫn được kể,
được yêu thích và không hề gây tranh cãi.
Nhưng ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, của con người và khoa học (sinh lý
học và tâm lý học), tư tưởng triết học về con người cũng trở nên phong phú hơn, sâu
sắc hơn và toàn diện hơn. Từ đó, tư tưởng triết học trong truyện cổ dân gian đã được
Lưu Quang Vũ, nhà viết kịch tài năng của thời hiện đại, nhìn nhận lại và phát triển theo
trình độ nhận thức của thời đại, theo yêu cầu nhân sinh và thẩm mỹ của thời hiện đại.
Tóm tắt vở kịch của Lưu Quang Vũ. “Nam Tào, Bắc Đẩu đang ngồi chấm người phải
chết trong ngày. Đế Thích đến tỏ ý muốn xuống hạ giới để tìm người cao cờ đánh cho

vui. Vì vội đi dự tiệc ở bên dinh Thái thượng nên Nam Tào gạch bừa tên Trương Ba.
Trương Ba đang chăm vườn và trò chuyện cùng vợ, cháu gái nội, con trai, con dâu thì
Trưởng Hoạt đến chơi cờ. Đế Thích xuất hiện, giúp Trưởng Hoạt gỡ thế cờ. Đế Thích
cho Trương Ba mấy nén hương và bảo nếu cần thì thắp một nén là Đế Thích xuống,
thắp ba nén thì có thể lên thiên đình gặp Đế Thích. Sau đó, Trương Ba thấy trong người
khó chịu và chết.
Nam Tào, Bắc Đẩu và Đế Thích đang trò chuyện thì vợ Trương Ba lên (bà ta vô tình
thắp ba nén hương cho chồng). Bà đòi trả mạng sống cho chồng. Nhân có anh Hàng thịt
mới chết, thân xác chưa tan rữa, Nam Tào, Bắc Đẩu cho hồn Trương Ba nhập vào xác
anh Hàng thịt để sống lại.
Gia đình người Hàng thịt đang ngồi bên quan tài thì người Hàng thịt đội nắp quan tài
lên, đòi về nhà Trương Ba, không chịu ở lại nhà Hàng thịt. Vợ Trương Ba đến xem phép
mầu nghiệm ứng để đón chồng. Lúc đầu, mọi người đều ngỡ ngàng nhưng hồn Trương
Ba đã nói được những điều chỉ có Trương Ba xưa mới biết, nên vợ Trương Ba nhận
chồng, Trưởng Hoạt nhận bạn. Hồn Trương Ba (trong xác anh Hàng thịt) về nhà
Trương Ba.
Nhưng bà vợ băn khoăn vì thân xác chồng khác xưa nhiều quá. Bà cũng thắc mắc về
việc chồng phải sang giúp chị Hàng thịt mổ lợn mặc dù vụng về.
Anh con trai thì hy vọng với sức vóc mới, bố có thể cùng đi buôn lậu với mình. Hồn
Trương Ba đã tát con với sức mạnh của cánh tay anh Hàng thịt.
Lý trưởng vào bắt hồn Trương Ba phải về nhà Hàng thịt. Anh con trai hối lộ, Lý trưởng
xử: ban ngày ở nhà Trương Ba, đêm về nhà Hàng thịt. Anh con trai lại có lời, Lý trưởng
cho phép Trương Ba chỉ phải ở nhà Hàng thịt đến nửa đêm thì được về.
Trời đã khuya, hồn Trương Ba giúp chị Hàng thịt mổ lợn, pha thịt xong, chuẩn bị về thì
chị ta giữ lại mời rượu rồi mời ở lại. Hồn Trương Ba lúc đầu định xuôi theo nhưng đã
đấu tranh tư tưởng, gỡ tay chị ta, về nhà.
Trưởng Hoạt sang phê phán Trương Ba bắt đầu đổi tính: uống rượu, đòi ăn ngon, nước
cờ đi cũng khác.
Lý trưởng lại đến sách nhiễu. Cháu gái không nhận ông, người con dâu cũng than phiền
bố chồng thay đổi.

Một cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác người Hàng thịt diễn ra; qua đó, xác
người Hàng thịt khẳng định thế lấn tới của y đối với hồn Trương Ba.
Hồn Trương Ba đốt một nén hương gọi Đế Thích xuống giải thoát cho mình. Lúc đó, cu
Tỵ nhà hàng xóm bị ốm nặng, sắp chết. Đế Thích bảo hồn Trương Ba nhập vào xác cu
Tỵ. Trương Ba từ chối, xin cho cu Tỵ sống, còn mình xin trả lại xác cho người Hàng thịt
và chấp nhận cái chết.
Hồn Trương Ba nhập vào màu xanh cây vườn trò chuyện với vợ”.
Trước hết, Lưu Quang Vũ có kế thừa tư tưởng của truyện cổ dân gian. Ông cũng nhấn
mạnh vai trò cao hơn của linh hồn so với thể xác. Trương Ba khi sống lại trong thân xác
anh Hàng thịt thì nhận biết mình là Trương Ba (dựa vào ký ức, tình cảm và ý thức của
hồn Trương Ba) và về ngay nhà mình (nhà Trương Ba). Vợ Trương Ba, sau khi kiểm tra
ký ức của Trương Ba (mới), cũng nhận là chồng mình và giữ lại. Trưởng Hoạt, bạn của
Trương Ba, khi kiểm tra ký ức của Trương Ba (mới) về tình bạn giữa hai người, cũng
xúc động ôm hôn ngay bạn mình, mặc dù anh ta lúc này đã mang thân xác xa lạ. Cô con
dâu thì lại càng thương cha chồng, mặc dù cha lúc này mang vóc hình ông Hàng thịt, vì
điều chị ta tìm thấy ở ông là đức tính nhân hậu hệt như cha chồng xưa. Chị ta nói khá
đúng, khá đủ, khá cơ bản về linh hồn: “Đã gọi là hồn làm sao có hình thù, bởi nó không
là vuông hay tròn, mà là vui buồn, mừng giận, yêu ghét. Thầy vẫn dạy chúng con: Cái
bề ngoài có quan trọng gì, chỉ có tấm lòng yêu thương và trí tuệ cao sáng của con
người ta là đáng kể”.
Tuy nhiên, Lưu Quang Vũ không dừng lại ở đó.
Đầu tiên, hồn Trương Ba tỏ ra lạ lẫm, khó chịu với sự khác lạ của thân xác mình.
Rồi anh ta cảm thấy thân xác đó bắt đầu chi phối anh: cũng thích ăn tiết canh, uống
rượu, nói to và có sức khỏe (không đau lưng, không hen nữa, tát con chảy máu mồm).
Khi ông Lý xử anh phải sang nhà chị Hàng thịt một số giờ trong ngày thì anh cũng tấm
tắc khen ngon mấy món ăn của chị ta. Chị Hàng thịt thì biết linh hồn trong thể xác chồng
mình không phải là của chồng mình mà là của Trương Ba, nhưng chị ta càng quý hơn vì
nó tốt đẹp và dịu dàng, điều mà chị ta không thấy ở người chồng thô bạo đã khuất. Sự
cô đơn về thân xác và linh hồn khiến chị càng khao khát hồn Trương Ba. Hồn Trương
Ba cũng bị rung động trước sự gần gũi với vợ người Hàng thịt và phải tự đấu tranh để

thoát ra khỏi vòng tay âu yếm của thị. Vợ Trương Ba cũng dần cảm thấy chồng khác
trước và nảy sinh mặc cảm, tự ti về sức khỏe và nhan sắc trước hình vóc trẻ khỏe của
hồn Trương Ba. Đến đây, ta đã thấy sự tồn tại độc lập của thân xác đối với linh hồn, sự
chi phối của thân xác đối với linh hồn cùng những phiền toái do sự không hòa hợp,
không thống nhất giữa linh hồn và thân xác.
Đỉnh cao của tư tưởng triết lý trong vở kịch là sự đối thoại giữa linh hồn và thân xác.
Cuộc đối thoại này cho thấy con người ta có hai phần là linh hồn và thể xác. Hai phần
đó có quan hệ hữu cơ với nhau. Linh hồn có cơ sở vật chất là thể xác, cũng như nhận
thức lý tính phải bắt đầu từ cảm tính; tình cảm hình thành từ những quan hệ cụ thể
trong đời thường; cảm xúc thẩm mỹ phải dựa trên các cảm quan thị giác, thính giác
Thể xác cũng có tính độc lập tương đối, có tiếng nói riêng, có nhu cầu tự nhiên hợp lý,
không thể bỏ qua. Nhưng, linh hồn phải kiểm soát những nhu cầu đó, phải điều chỉnh,
thăng hoa, “Người” hóa, văn hóa hóa những nhu cầu ấy. Con người nói chung phải biết
kìm hãm, tiết chế những nhu cầu bản năng và nếu cần, biết đè nén, biết hy sinh nó. Linh
hồn và thể xác là một thể thống nhất; trong đó, linh hồn giữ vị trí chủ đạo, nên linh hồn
phải chịu trách nhiệm cuối cùng về hành động của thể xác, không thể thỏa mãn mọi nhu
cầu ở mọi mức độ, mọi nơi, mọi lúc rồi đổ trách nhiệm cho thể xác. Cuộc đấu tranh giữa
linh hồn và thể xác thực sự là cuộc đấu tranh trong bản thân con người để làm chủ
những nhu cầu và ham muốn, nhất là khi bị hoàn cảnh tác động. Đó là cuộc đấu tranh
để làm chủ bản thân và hoàn thiện nhân cách. Ở đây, cuộc đấu tranh này cũng cảnh
báo khả năng lấn át của thể xác - tức của những nhu cầu tầm thường - đối với linh hồn -
tức là đối với khát vọng sống cao khiết.
Hành động chấp nhận cái chết, trả lại xác cho anh hàng thịt của Trương Ba là một hành
động đúng đắn, một hành động dũng cảm và đạo đức. Từ sự lý giải lại một cách biện
chứng về quan hệ giữa thể xác và linh hồn trên triết lý nhân sinh của thời đại, Lưu
Quang Vũ đã đi đến một quan niệm sống đẹp: sống chân thật, mình phải chính là mình,
cả linh hồn và thể xác, sống vì mọi người, vì hạnh phúc và sự tốt đẹp của con người.
Trương Ba chết, nhưng hồn Trương Ba vẫn sống - sống trong tình cảm của mọi người,
sống mà không cần mượn đến thân xác của ai hết.
Trước khi kết thúc, tác giả còn đưa nhân vật vào cuộc thử thách cuối cùng, đặt nhân vật

trước một sự lựa chọn: chấp nhận cái chết hoặc nhập vào xác cu Tỵ - một em bé hàng
xóm vừa chết. Trương Ba không thể tái diễn bi kịch sống trong thân xác mượn của
người khác: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được
là tôi toàn vẹn”. Vì thế, ông đã xin cho cu Tỵ được sống lại, còn mình thì xin được chết.
Thực chất, đó là lời tái khẳng định của tác giả đối với quan niệm sống đẹp mà ta nhắc
đến ở trên. Bi kịch xung đột giữa linh hồn và thể xác không thể được giải quyết theo
đúng cái cách đã tạo ra bi kịch. Đến đây, cái “chết hẳn” của Trương Ba lại thể hiện một
chiến thắng thuyết phục của “tồn tại – người”, của nhân cách, của khát vọng hoàn thiện
nhân cách của con người.
Không phải chờ đến khi các nhà ngoại cảm và lý thuyết trường sinh học xuất hiện, Lưu
Quang Vũ đã khẳng định, theo cách của ông, thân xác của từng cá thể người tồn tại
hữu hạn, nhưng sự sống và linh hồn của con người là bất tử. Tư tưởng triết lý của Lưu
Quang Vũ về con người vừa biện chứng, vừa lạc quan và cao thượng. Điều này, cùng
với tài năng sáng tạo nghệ thuật tác giả, đã làm cho vở kịch có giá trị nhân văn cao,
vươn tới tầm nhân loại.
Vấn đề quan hệ giữa linh hồn và thể xác trong Hồn Trương Ba, da Hàng thịtcòn có thể
làm ta liên tưởng đến mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong mỗi sự vật. Đương
nhiên, mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác, giữa nội dung và hình thức là hai cặp phạm
trù không đồng nhất, không thể suy cái này ra cái kia một cách tịnh tiến. Tuy vậy, từ sự
không đồng nhất, thậm chí đối lập giữa linh hồn và thể xác trong vở kịch, ta có thể liên
tưởng tới sự thống nhất cần có giữa nội dung và hình thức là hai mặt của thực tại tự
nhiên và xã hội. Khi nội dung và hình thức phù hợp với nhau thì sự vật tồn tại và phát
triển. Khi nội dung và hình thức không phù hợp với nhau thì sự phát triển bị kìm hãm và
thậm chí, sự tồn tại của sự vật bị đe dọa.
Liên tưởng trên không hề có khi đọc truyện cổ dân gian, mà nếu có, thì đó chỉ là sự
tuyệt đối hóa nội dung, xem thường hình thức và tách rời nội dung khỏi hình thức, một
tư duy siêu hình mang tính tiên nghiệm.
Từ triết lý đơn giản trong truyện cổ dân gian về vai trò quan trọng thứ nhất của linh hồn,
Lưu Quang Vũ đã sáng tạo nên một vở kịch có sức lôi cuốn mạnh mẽ, gửi tới người đọc
một thông điệp sâu sắc về triết lý sống: thể xác và linh hồn có quan hệ hữu cơ với nhau;

con người không thể chỉ sống bằng thể xác, mà phải luôn luôn đấu tranh với bản thân
để có sự thống nhất hài hòa giữa linh hồn và thể xác, hướng tới một lối sống cao
thượng, vươn tới một nhân cách hoàn thiện.
(Nhà giáo ưu tú ĐẶNG HIỂN -Tạp chí Triết học)

(1) Xem: Nguyễn Đổng Chi. Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, t. 2. Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội, 1972, tr.81.
Phân tích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ - Phân tích 1
Trong làng kịch nói Việt Nam, có lẽ ai cũng biết đến Lưu Quang Vũ – một hiện tượng
đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX. Tuy có tài ở
nhiều lĩnh vực như viết truyện ngắn, soạn kịch, làm thơ, vẽ tranh… nhưng ông được
xem là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt
nam hiện đại. Trong các vở kịch của Lưu Quang Vũ, đáng chú ý nhất là vở “Hồn Trương
Ba, da hàng thịt”. Bằng nghệ thuật xây dựng nội tâm độc đáo, cảnh VII, đoạn cuối vở
kịch đem đến cho người đọc nhiều vấn đề tư tưởng sâu sắc qua nhân vật Trương Ba
trong thân xác anh hàng thịt.
Hình ảnh trong kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ
Hồn Trương Ba, da hàng thịt là vở kịch được Lưu Quang Vũ viết năm 1981, công diễn
lần đầu tiên năm 1984, sau đó được diễn lại nhiều lần trong và ngoài nước. Từ cốt
truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng lại thành một vở kịch nói hiện đại và lồng
vào đó nhiều triết lí nhân văn về cuộc đời và con người. Trong tác phẩm, Trương Ba là
một ông lão gần sáu mươi, thích trồng vườn, yêu cái đẹp, tâm hồn thanh nhã, giỏi đánh
cờ. Chỉ vì sự tắc trách của Nam Tào gạch nhầm tên mà Trương Ba chết oan. Theo lời
khuyên của “tiên cờ” Đế Thích, Nam Tào, Bắc Đẩu “sửa sai” bằng cách cho hồn Trương
Ba được tiếp tục sống trong thân xác của anh hàng thịt mới chết gần nhà. Nhưng điều
đó lại đưa Trương Ba và một nghịch cảnh khi linh hồn mình phải trú và người khác. Do
phải sống tạm bợ, lệ thuộc, Trương Ba dần bị xác hàng thịt làm mất đi bản chất trong
sạch, ngay thẳng của mình. Ý thức được điều đó, Trương Ba dằn vặt, đau khổ và quy
định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác thịt. Qua các cuộc đối thoại của Trương Ba,
tác giả dần tạo nên một mạch truyện dẫn dắt người xem hiểu sâu hơn về Trương Ba.

Có thể nói Trương Ba đã chết một cách vô lí, ai cũng biết cái chết của Trương Ba là do
sự vô tâm và tắc trách của Nam Tào. Nhưng sự sửa sai của Nam Tào và Bắc Đẩu theo
lời khuyên của Đế Thích nhằm trả lại công bằng cho Trương Ba lại đẩy Trương Ba vào
một nghịch cảnh vô lí hơn là linh hồn mình phải trú nhờ trong thể xác của kẻ khác. Do
phải sống nhờ thể xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba đành phải chiều theo một số nhu
cầu hiển nhiên của xác thịt. Linh hồn nhân hậu, trong sạch, bản tính ngay thẳng của
Trương Ba xưa kia, nay vì phải sống mượn, chắp vá, tạm bợ và lệ thuộc nên chẳng
những đã không sai khiến được xác thịt thô phàm của anh hàng thịt mà trái lại còn bị cái
xác thịt ấy điều khiển. Đáng sợ hơn, linh hồn Trương Ba dần dần bị nhiễm độc bởi cái
tầm thường của xác thịt anh đồ tể.
Hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ (Những câu cảm thán
ngắn, dồn dập cùng với ước nguyện khắc khoải). Hồn bức bối bởi không thể nào thoát
ra khỏi cái thân xác mà hồn ghê tởm. Hồn đau khổ bởi mình không còn là mình nữa.
Trương Ba bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàng lắm. Hồn Trương Ba cũng càng lúc càng
rơi vào trạng thái đau khổ, tuyệt vọng.Ý thức được điều đó linh hồn Trương Ba dằn vặt,
đau khổ và quyết định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác thịt để tồn tại độc lập, không
lệ thuộc vào thể xác. Xác hàng thịt biết rõ những cố gắng đó là vô ích, đã cười nhạo hồn
Trương Ba, tuyên bố về sức mạnh âm u, đui mù ghê gớm của mình, ranh mãnh dồn
hồn Trương Ba vào thế đuối lí và hơn nữa, ve vãn hồn Trương Ba thoà hiệp vì theo lí lẽ
của xác thịt là “chẳng còn cách nào khác đâu”, vì cả hai “đã hoà vào nhau làm một rồi”.
Trước những “lí lẽ ti tiện” của xác thịt, Trương Ba đã nổi giận, đã khinh bỉ, đã mắng mỏ
xác thịt hèn hạ nhưng đồng thới cũng ngậm ngùi thấm thía nghịch cành mà mình đã lâm
vào, đành nhập trở lại vào xác thịt trong tuyệt vọng. Hai hình tượng hồn Trương Ba và
xác hàng thịt ở đây mang ý nghĩa ẩn dụ: Một bên đại điện cho sự trong sạch, nhân hậu
và khát vọng sống thanh cao, xứng đáng với danh nghĩa con người và một bên là sự
tầm thường, dung tục. Nội dung cuộc đối thoại xoay quanh một vấn đề giàu tính triết lí,
thể hiện cuộc đấu tranh dai dẳng giữa hai mặt tồn tại trong một con người. Từ đó nói lên
khát vọng hướng thiện của con người và tầm quan trọng của việc tự ý thức, tự chiến
thắng bản thân Màn đối thoại này cho thấy:
• Trương Ba được trả lại cuộc sống nhưng là một cuộc sống đáng hổ thẹn vì phải sống

chung với sự dung tục và bị sự dung tục ấy đồng hoá.
• Không chỉ đừng lại ở đó, tác giả cảnh báo: khi con người phải sống trong dung tục thì
tất yếu cái dung tục sẽ ngự trị, sẽ thắng thế, sẽ lấn át và sẽ tàn phá những gì trong
sạch, đẹp đẽ, cao quý trong con người.
Màn đối thoại giữa Trương Ba với người thân: Không phải ngẫu nhiên mà tác giả không
đưa anh con trai thực dụng của Trương Ba vào cuộc đối thoại của Trương Ba với
những người thân. Các cuộc đối thoại với vợ con dâu và cháu gái càng làm cho Trương
Ba đau khổ hơn. Ông hiểu những gì mình đã, đang và sẽ gây ra cho người thân là rất tệ
hại mặc dù ông không hề muốn điều đó. Thái độ của vợ trương Ba, con dâu và cháu gái
trước sự biến đổi và tha hoá của Trương Ba:
• Vợ Trương Ba buồn bã, đau khổ nhưng vốn bàn tính vị tha nên định nhường Trương
Ba cho cô vợ anh hàng thịt.
• Chị con dâu là người sâu sắc, chín chắn, hiểu điều hơn lẽ thiệt. Chị cảm thấy thương
bố chồng trong tình cảnh trớ trêu. Chị biết ông khổ lắm, “khổ hơn xưa nhiều lắm”.
Nhưng nỗi buồn đau trước tình cảnh gia đình “như sắp tan hoang ra cả” khiến chị không
thể bấm bụng mà đau, chị đã thốt thành lời cái nỗi đau đó: “Thầy bảo con: Cái bên ngoài
là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy,
đau đớn thấy… mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc,
nhòa mờ dần đi, đến nối có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa…”.
• Trái lại, cái Gái, cháu Trương Ba thì phản ứng quyết liệt và dữ dội. Tâm hồn tuổi thơ
vốn trong sạch, không chấp nhận sự tầm thường, dung tục nên không chấp nhận người
ông trong thể xác anh hàng thịt thô lỗ. Cái Gái, cháu ông giờ đây đã không cần phải giữ
ý. Nó một mực khước từ tình thân (tôi không phải là cháu ông… Ông nội tôi chết rồi).
Cái Gái yêu quý ông nó bao nhiêu thì giờ đây nó không thể chấp nhận cái con người có
“bàn tay giết lợn”, bàn chân “to bè như cái xẻng” đã làm “gãy tiệt cái chồi non”, “giẫm lên
nát cả cây sâm quý mới ươm” trong mảnh vườn của ông nội nó. Nó hận ông vì ông
chữa cái diều cho cu Tị mà làm gãy nát khiến cu Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ
tiếc, cứ bắt đền. Với nó, “Ông nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như vậy”. Nỗi giận dữ của
cái Gái đã biến thành sự xua đuổi quyết liệt: “Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút
đi!”. Tuy nhiên, họ chỉ là những người dân thường, họ không giúp gì được cho tình trạng

hiện tại của Trương Ba. Tình huống kịch thúc đẩy Trương Ba phải lựa chọn và sau màn
độc thoại nội tâm (hồn Trương Ba thách thức xác anh hàng thịt: “có thật là không còn
cách nào khác?” và phản kháng quyết liệt: “Không cần đến cái đời sống do mày mang
lại! Không cần!”). !”. Đây là lời độc thoại có tính chất quyết định dẫn tới hành động châm
hương gọi Đế Thích một cách dứt khoát.
Màn đối thoại giữa Trương Ba với Đế Thích: Gặp lại Đế Thích, Trương Ba thể hiện thái
độ kiên quyết chối từ, không chấp nhận cái cảnh phải sống bên trong một đằng, bên
ngoài một nẻo nữa và muốn được là mình một cách toàn vẹn “Không thể bên trong một
đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Qua lời thoại này của
nhân vật Trương Ba. Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm vào đó thông điệp: Con người là
một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hoà. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong
một thể xác phàm tục tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của
thân xác thì đừng đỗ lỗi cho thân xác và tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của
tâm hồn. Lúc đầu Đế Thích ngạc nhiên nhưng khi hiểu ra thì khuyên Trương Ba nên
chấp nhận vì thế giới vốn không toàn vẹn, dưới đất, trên trời đều thế cả. Nhưng Trương
Ba không chấp nhận lí lẽ đó. Trương Ba thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích: “Sống
nhờ vào đồ đạc, của cải người khác đã là chuyện không nên nay đến cái thân tôi cũng
phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống thế nào
thì ông chẳng cần biết”. Sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn
giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy
thật vô nghĩa.
Lòng tốt hời hợt thì chẳng đem lại điều gì thực sự có ý nghĩa cho ai mà sự vô tâm còn tệ
hại hơn, nó đẩy người khác vào nghịch cảnh, vào bi kịch! Đế Thích định tiếp tục sửa sai
của mình và của Tây Vương Mẫu bằng một giải pháp khác, tệ hại ít hơn là cho hồn
Trương Ba nhập vào xác cu Tị nhưng Trương Ba đã kiên quyết từ chối, không chấp
nhận cái cảnh sống giả tạo, mà theo ông là chỉ có lợi cho đám chức sắc, tức lão lí
trưởng và đám trương tuần, không chấp nhận cái cuộc sống mà theo ông là còn khổ
hơn là cái chết. Trương Ba kêu gọi Đế Thích hay sửa sai bằng một việc làm đúng, đó là
trả lại linh hồn cho bé Tị. Đế Thích cuối cùng cũng đã thuận theo đề nghị của Trương Ba
với lời nhận xét: “Con người hạ giới các ông thật kì lạ”. Người đọc, người xem có thể

nhận ra những ý nghĩa triết lí sâu sắc và thấm thía qua hai lời thoại này. Thứ nhất, con
người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa. Không thể có một tâm hồn thanh
cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu
bản năng của thân xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác, không thể tự an ủi, vỗ về mình
bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn. Thứ hai, sống thực sự cho ra con người quả không
hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là mình
thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Những lời thoại của Hồn Trương Ba với Đế Thích chứng
tỏ nhân vật đã ý thức rõ về tình cảnh trớ trêu, đầy tính chất bi hài của mình, thấm thía
nỗi đau khổ về tình trạng ngày càng vênh lệch giữa hồn và xác, đồng thời càng chứng
tỏ quyết tâm giải thoát nung nấu của nhân vật trước lúc Đế Thích xuất hiện. Qua màn
đối thoại, có thể thấy tác giả gửi gắm nhiều thông điệp vừa trực tiếp vừa gián tiếp, vừa
mạnh mẽ, quyết liệt vừa kín đáo và sâu sắc về thời chúng ta đang sống. Tuy vậy, chỉ
cần nhấn mạnh ở đây vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động trong cuộc đấu tranh
chống lại sự dung tục, giả tạo để bảo vệ quyền được sống toàn vẹn, hợp với lẽ tự nhiên
cùng sự hoàn thiện nhân cách. Chất thơ của kịch Lưu Quang Vũ cũng được bộc lộ ở
đây.
Màn kết: Trương Ba trả lại xác cho anh hàng thịt, chấp nhận cái chết để linh hôn được
trong sạch và hoá thân vào các sự vật thân thương, tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những
người thân yêu của mình. Cuộc sống lại tuần hoàn theo quy luật của muôn đời. Màn kết
với chất thơ sâu lắng đã đem lại âm hưởng thanh thoát cho một bi kịch lạc quan đồng
thời truyền đi thông điệp về sự chiến thăng của cái Thiện, cái Đẹp và của sự sống đích
thực.
Không chí có ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người, trong vở kịch nói
chung và đoạn kết nói riêng, Lưu Quang Vũ muốn góp phần phê phán một số biểu hiện
tiêu cực trong lối sống lúc bấy giờ: Thứ nhất , con người đang có nguy cơ chạy theo
những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm
phu, thô thiển. Thứ hai , lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà
chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn
vẹn. Cả hai quan niệm, cách sống trên đều cực đoan, đáng phê phán. Ngoài ra , vở kịch
còn đề cập đến một vấn đề cũng không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con người

phải sống giả, không dám và cũng không được sống là bản thân mình. Đấy là nguy cơ
đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi. Với tất cả những ý nghĩa đó, đoạn
trích rất tiêu biểu cho phong cách viết kịch của Lưu Quang Vũ.
Phân tích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ - Phân tích 2
Phân tích bi kịch “Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt” của Lưu Quang Vũ
Lưu Quang Vũ ( 1948-1988 ) là một trong những nhà viết kịch tài năng nhất của văn học
Việt Nam . Tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của ông là vở kịch Hồn Trương Ba , da
hàng thịt . Đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba , da hàng thịt ( SGK Ngữ văn 12 ) là văn
bản đặc sắc , qua việc khắc hoạ mâu thuẫn giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt , với
người thân đã phản ánh bi kịch và khát vọng hoàn thiện nhân cách của nhân vật hồn
Trương Ba .
1.Giới thiệu chung:
Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt được sáng tác năm 1981, đến năm 1984 mới ra
mắt công chúng. Đây là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, đã
công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước . Vở kịch được sáng tác trong
không khí đổi mới tư duy, ý thức dân chủ trong đời sống, phong trào đấu tranh chống
tiêu cực trong xã hội. Vở kịch gồm 7 cảnh, được tác giả sáng tác dựa trên một cốt
truyện dân gian.
Đoạn trích Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt nằm ở cảnh 7 của vở kịch , qua việc
xây dựng xung đột giữa tâm hồn thanh cao của Trương Ba với thể xác phàm tục của
anh hàng thịt đã khắc hoạ bi kịch tha hoá và cuộc đấu tranh gay gắt bảo vệ , hoàn thiện
nhân cách của con người . Từ đó tác giả đã phê phán một số hiện tượng tiêu cực trong
xã hội và gửi gắm triết lý nhân sinh sâu sắc về yêu cầu thống nhất giữa thể xác và tâm
hồn.
2. Phân tích bi kịch của Trương Ba:
Trước khi diễn ra cuộc đối thoại giữa hồn và xác, nhà viết kịch đã để cho Hồn Trương
Ba “ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy” với một lời độc thoại đầy khẩn thiết:”-
Không. Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải là
của tôi này lắm rồi! . Hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ
thể hiện trong những câu cảm thán ngắn, dồn dập cùng với ước nguyện khắc khoải .

Hồn bức bối bởi không thể nào thoát ra khỏi cái thân xác mà hồn ghê tởm. Hồn đau khổ
bởi mình không còn là mình nữa. Trương Ba bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàng lắm.
Hồn Trương Ba cũng càng lúc càng rơi vào trạng thái tuyệt vọng.
Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, Hồn Trương Ba ở vào thế yếu, đuối lí bởi
xác nói những điều mà dù muốn hay không muốn Hồn vẫn phải thừa nhận: Cái đêm khi
ông đứng cạnh vợ anh hàng thịt với “tay chân run rẩy”, “hơi thở nóng rực”, “cổ nghẹn
lại” và “suýt nữa thì…”. Đó là cảm giác “xao xuyến” trước những món ăn mà trước đây
Hồn cho là “phàm”. Đó là cái lần ông tát thằng con ông “tóe máu mồm máu mũi”,… Xác
anh hàng thịt gợi lại tất cả những sự thật ấy khiến Hồn càng cảm thấy xấu hổ, cảm
thấy mình ti tiện. Xác anh hàng thịt còn cười nhạo vào cái lí lẽ mà ông đưa ra để ngụy
biện: “Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn,…”. Trong cuộc
đối thoại này, xác thắng thế nên rất hể hả tuôn ra những lời thoại dài với chất giọng khi
thì mỉa mai cười nhạo khi thì lên mặt dạy đời, chỉ trích, châm chọc. Hồn chỉ buông
những lời thoại ngắn với giọng nhát gừng kèm theo những tiếng than, tiếng kêu.Nỗi đau
khổ, tuyệt vọng của Hồn Trương Ba càng được đẩy lên khi đối thoại với những người
thân. Người vợ mà ông rất mực yêu thương giờ đây buồn bã và cứ nhất quyết đòi bỏ đi.
Với bà “đi đâu cũng được… còn hơn là thế này”. Bà đã nói ra cái điều mà chính ông
cũng đã cảm nhận được: “ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn
ngày xưa”. Cái Gái, cháu ông giờ đây đã không cần phải giữ ý. Nó một mực khước từ
tình thân : tôi không phải là cháu ông… Ông nội tôi chết rồi. Cái Gái yêu quý ông nó bao
nhiêu thì giờ đây nó không thể chấp nhận cái con người có “bàn tay giết lợn”, bàn chân
“to bè như cái xẻng” đã làm “gãy tiệt cái chồi non”, “giẫm lên nát cả cây sâm quý mới
ươm” trong mảnh vườn của ông nội nó. Nó hận ông vì ông chữa cái diều cho cu Tị mà
làm gãy nát khiến cu Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền. Với nó,
“Ông nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như vậy”.
Nỗi giận dữ của cái Gái đã biến thành sự xua đuổi quyết liệt: “Ông xấu lắm, ác lắm! Cút
đi! Lão đồ tể, cút đi!”. Chị con dâu là người sâu sắc, chín chắn, hiểu điều hơn lẽ thiệt.
Chị cảm thấy thương bố chồng trong tình cảnh trớ trêu. Chị biết ông khổ lắm, “khổ hơn
xưa nhiều lắm”. Nhưng nỗi buồn đau trước tình cảnh gia đình “như sắp tan hoang ra cả”
khiến chị không thể bấm bụng mà đau, chị đã thốt thành lời cái nỗi đau đó: “Thầy

bảo con: Cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ
lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy… Mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần,
tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nối có lúc chính con cũng không nhận ra
thầy nữa…”Tất cả những người thân yêu của Hồn Trương Ba đều nhận ra cái nghịch
cảnh trớ trêu. Sau tất cả những
đối thoại ấy, mỗi nhân vật bằng cách nói riêng, giọng nói riêng của mình đã khiến Hồn
Trương Ba cảm thấy không thể chịu nổi. Nỗi cay đắng với chính bản thân mình cứ lớn
dần… lớn dần, muốn đứt tung, muốn vọt trào.Nhà viết kịch đã để cho Hồn Trương Ba
còn lại trơ trọi một mình với nỗi đau khổ, tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm, một mình với
những lời độc thoại đầy chua chát nhưng cũng đầy quyết liệt: “Mày đã thắng thế rồi đấy,
cái thân xác không phải của ta ạ… Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày
và tự đánhmất mình? “Chẳng còn cách nào khác”! Mày nói như thế hả? Nhưng có thật
là không còn cách nào khác? Có thật không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời
sống do mày mang lại! Không cần!”. Đây là lời độc thoại có tính chất quyết định dẫn tới
hành động châm hương gọi Đế Thích một cách dứt khoát.
Cuộc trò chuyện giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích trở thành nơi tác giả gửi gắm những
quan niệm về hạnh phúc, về lẽ sống và cái chết. Hai lời thoại của Hồn trong cảnh này có
một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo
được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn… Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác đã là
chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờanh hàng thịt. Ông chỉ
nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết! Người
đọc, người xem có thể nhận ra những ý nghĩa triết lí sâu sắc và thấm thía qua hai lời
thoại này. Thứ nhất, con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa. Không
thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi
phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác, không
thể tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn. Thứ hai, sống thực sự cho
ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá,
khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Những lời thoại của Hồn Trương
Ba với Đế
Thích chứng tỏ nhân vật đã ý thức rõ về tình cảnh trớ trêu, đầy tính chất bi hài của

mình, thấm thía nỗi đau khổ về tình trạng ngày càng vênh lệch giữa hồn và xác, đồng
thời càng chứng tỏ quyết tâm giải thoát nung nấu của nhân vật trước lúc Đế Thích xuất
hiện.
Quyết định dứt khoát xin tiên Đế Thích cho cu Tị được sống lại, cho mình được chết
hẳn chứ không nhập hồn vào thân thể ai nữa của nhân vật Hồn Trương Ba là kết quả
của một quá trình diễn biến hợp lí. Hơn nữa, quyết định này cần phải đưa ra kịp thời vì
cu Tị vừa mới chết. Hồn Trương Ba thử hình dung cảnh hồn của mình lại nhập vào xác
cu Tị để sống và thấy rõ “bao nhiêu sự rắc rối” vô lí lại tiếp tục xảy ra. Nhận thức tỉnh táo
ấy cùng tình thương mẹ con cu Tị càng khiến Hồn Trương Ba đi đến quyết định
dứt khoát. Qua quyết định này, chúng ta càng thấy Trương Ba là con người nhân hậu,
sáng suốt, giàu lòng tự trọng. Đặc biệt, đó là con người ý thức được ý nghĩa của cuộc
sống.
Đoạn trích vở kịch Hồn Trương ba, da hàng thịt, qua việc khắc hoạ bi kịch của nhân vật
hồn Trương Ba đã thể hiện một ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người.
Lưu Quang Vũ muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc
bấy giờ đồng thời đã khẳng định khao khát hoàn thiện nhân cách, đấu tranh chống lại
sự tha hoá trong mỗi con người .Với tất cả những ý nghĩa đó, đoạn trích rất tiêu biểu
cho phong cách viết kịch của Lưu Quang Vũ.
Phân tích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ - Phân tích 3
Tư tưởng và ý nghĩa phê phán của vở kịch trong trích đoạn kịch Hồn Trương Ba,
da hàng thịt - Lưu Quang Vũ
Không chỉ có ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người, với tinh thần chiến
đấu thẳng thắn của một nghệ sĩ hăng hái tham dự vào tiến trình cải cách xã hội, trong
vở kịch này nói chung và đoạn kết nói riêng, Lưu Quang Vũ muốn góp phần phê phán
một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc bấy giờ.
Lưu Quang Vũ thoạt đầu được nhiều người biết đến với tư cách nhà thơ. Nhưng về
sau, ông gây được tiếng vang và đặc biệt được biết tới một với tư cách một nhà viết
kịch tài ba. Những năm tám mươi, kịch của Lưu Quang Vũ đã chiếm lĩnh sàn diễn của
rất nhiều nhà hát.
Lưu Quang Vũ mang khát vọng được bày tỏ, muốn được thể hiện tâm hồn mình vào thế

giới xung quanh, muốn được tham dự vào dòng chảy mãnh liệt của đời sống, được trao
gứi và dâng hiến. Khi đất nước bước vào thời kì vận động đổi mới, ý thức dân chủ trong
đời sống xã hội đã ùa vào văn học. Hiện thực được phản ánh mang tính đa diện, đa
chiều. Số phận con người, vấn đề cá nhân được khám phá, thể hiện đầy đủ hơn, sâu
sắc hơn. Khát vọng được tham dự, được trao gứi. dâng hiến, khát vọng về cái đẹp, cái
thiện, về sự hoàn thiện nhân cách con người vừa là ý thức công dân vừa trớ thành nhiệt
hứng nghệ sĩ ờ Lưu Quang Vũ. Lúc ấy, viết kịch chính là hình thức có điều kiện tham dự
“xung trận” trực tiếp.
Hồn Trương Ba, da hàng thịt được sáng tác theo hướng khai thác cốt truyện dân gian
và gửi gắm những suy ngẫm về nhân sinh, về hạnh phúc, kết hợp phê phán một số tiêu
cực trong lối sống hiện thời. Truyện dân gian gây kịch tính sau khi hồn Trương Ba nhập
vào xác anh hàng thịt dẫn tới “vụ tranh chấp” chồng của hai bà vợ phải đưa ra xử, bà
Trương Ba thắng kiện được đưa chồng về. Lưu Quang Vũ khai thác tình huống kịch bắt
đầu ở chỗ kết thúc của tích truyện dân gian. Khi hồn Trương Ba được sống “hợp pháp”
trong xác anh hàng thịt, mọi sự càng trở nên rắc rối, éo le để rồi cuối cùng đau khổ,
tuyệt vọng khiến Hồn Trương Ba không chịu nổi phải cầu xin Đế Thích cho mình được
chết hẳn. Xây dựng tình huống và giải quyết xung đột như vậy, Lưu Quang Vù đã gửi
gắm một triết lí sâu sắc về lẽ sống, lẽ làm người, cuộc sống thật đáng quý, nhưng không
phải sống thế nào cũng được. Nếu sống vay mượn, sống chắp vá, không có sự hài hòa
giữa vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách và nhu cầu vật chất thì con người chỉ gặp bi kịch mà
thôi. Cuộc sống của mỗi con người chỉ thực sự hanh phúc, chỉ có giá trị khi được sống
đúng là mình, được sống tự nhiên trong một thể thống nhất. Đó là chủ đề tư tưởng
chính của vở kịch.
Tài năng kịch của Lưu Quang Vũ thể hiện trên nhiều phương diện, tiêu biểu nhất là tài
dựng cảnh và dựng đối thoại. Kịch tính căng ra trong những xung đột, những mâu thuẫn
bên ngoài và bên trong nhân vật. Ngôn ngữ hành động và ngôn ngữ nội tâm được diễn
tả sống động, lời thoại thấm đẫm triết lí nhân sinh.
Đoạn trích có thể gọi là “Thoát ra nghịch cảnh” là cảnh cuối, đúng vào lúc xung đột trung
tâm của vở kịch lên đến đỉnh điểm. Sau mấy tháng sống trong tình trạng “bên trong một
đằng, bên ngoài một nẻo”, nhân vật hồn Trương Ba ngày càng trờ nên xa lạ với bạn bè,

người thân trong gia đình và tự chán ghét chính mình. Hồn Trương Ba cảm thấy không
thể sống trong “da” anh hàng thịt, không thế kéo dài “nghịch cảnh” mãi được. Hồn muốn
tách ra khỏi cái thân xác kềnh càng, thô lỗ. Trong tình trạng ấy; nhà văn đã sáng tạo khi
dựng lên đoạn đối thoại giữa hồn và xác để rồi trước sự giễu cợt, mỉa mai của xác anh
hàng thịt, hồn Trương Ba càng trở nên đau khổ, bế tắc. Thái độ cư xử của người thân
trong gia đình càng khiến hồn tuyệt vọng. Hồn Trương Ba đã châm hương gọi Đế Thích,
hai bên đang đối thoại thì cu Tị chết. Đế Thích gợi ý để hồn rời xác anh hàng thịt sang
xác cu Tị. Nhưng hồn Trương Ba, sau một “quãng đời” vô cùng thấm thía, hình dung ra
những “nghịch cảnh” khác khi phải sống trong thân xác một đứa bé đã quyết định xin
cho cu Tị được sống và mình được chết hẳn.
Đúng là “nghịch cảnh” trớ trêu. Lưu Quang Vũ đã dựng lên hai cuộc đối thoại đặc sắc
(đối thoại giữa hồn và xác và đối thoại giữa hồn và Đế Thích) cùng những đối thoại hỗ
trợ khác (hồn với người vợ, với cái Gái, với chị con dâu) để đẩy xung đột nội tâm của
hồn Trương Ba lên đến tận cùng từ đó ý nghĩ tư tưởng, những triết lí nhân sinh được
phát biểu một cách sâu sắc, thấm thía.
Trước khi diễn ra cuộc đổì thoại giữa hồn và xác, nhà viết kịch đã để cho hồn Trưưng
Ba “ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy” với một lời độc thoại đầy khẩn thiết.
Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ớ không phải là
của tôi này lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng, thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời
xa mi tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó tách ra khỏi cái xác này,
dù chỉ một lát”.
Rõ ràng, hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ. Những câu
cảm thán ngắn, dồn dập cùng với cái ước nguyện khắc khoải của hồn đã nói lên điều
đó. Hồn bức bối bởi không thể nào thoát ra khỏi cái thân xác mà hồn ghê tởm. Hồn đau
khổ bởi mình không còn là mình nữa. Trương Ba bây giờ đâu còn là một người làm
vườn chăm chỉ, hết lòng thương yêu vợ con, quan tâm tới hàng xóm láng giềng như
ngày trước. Ông Trương Ba được mọi người kính trọng đã chết rồi. Trương Ba bây giờ
vụng về, thô lỗ, phũ phàng lắm. Người đọc, người xem càng lúc càng được thấy rõ điều
đó qua các đối thoại và hồn Trương Ba cũng càng lúc rơi vào trạng thái đau khổ, tuyệt
vọng.

Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba ở vào thế yếu, đuối lí bởi xác
nói những điều mà dù muốn hay không muốn hồn vẫn phải thừa nhận đó là cái đêm khi
ông đứng cạnh vợ anh hàng thịt với “tay chân run rẩy”, “hơi thở nóng rực”, “cổ nghẹn
lại” và “suýt nữa thì ”. Đó là cảm giác “xao xuyến” trước những món ăn mà trước đây
hồn cho là “phàm". Đó là cái lần ông tát thằng con ông “tóe máu mồm máu mùi”, Tất
cả đều là sự thật. Xác anh hàng thịt gợi lại tất cả những sự thật ấy khiến hồn càng cảm
thấy xấu hổ. Xác anh hàng thịt còn cười nhạo vào cái lí lẽ mà ông đưa ra để ngụy biện:
“Ta vẫn có một đời sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”. Trong cuộc đối
thoại này, xác thắng thế nên rất hể hả tuôn ra những lời thoại dài với chất giọng khi thì
mỉa mai cười nhạo, khi thì lên mặt dạy đời, chỉ trích, châm chọc. Hồn chỉ buông những
lời thoại ngắn với giọng nhát gừng kèm theo những tiếng than, tiếng kêu. Không chỉ đau
khổ, hồn còn xấu hổ trước những lời nói công khai của xác mà trước đó hồn đã cảm
thấy mà không muốn nói ra, không muốn thừa nhận.
Nỗi đau khổ, tuyệt vọng của hồn Trương Ba càng được đẩy lên khi đối thoại với những
người thân.
Người vợ mà ông rất mực vêu thương giờ đây buồn bã và cứ nhất quyết đòi bỏ đi. Với
bà “đi đâu cũng được còn hơn là thế này”. Bà đã nói ra cái điều mà chính ông cũng đã
cảm nhận được: “ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa”.
Cái Gái, cháu ông giờ đây đã không cần phải giữ ý. Nó một mực khước từ tình cảm của
ông: Tôi không phải là cháu ông Ông nội tôi chết rồi. Cái Gái yêu quý ông nó bao nhiêu
thì giờ đây nó không thể chấp nhận cái con người có “bàn tay giết lợn”, bàn chân “to bè
như cái xẻng” đã làm “gãy tiệt cái chồi non”, “giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm”
trong mảnh vườn của ông nội nó. Nó hận ông vì ông chữa cái diều cho cụ Tị mà làm
gãy nát khiến cu Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền. Với nó “ông nội
đời nào, thô lỗ, phũ phàng như vậy”. Nỗi giận dữ của cái Gái đã biến thành sự xua đuổi
quyết liệt: “Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!”.
Chị con dâu là người sâu sắc, chín chắn, hiểu điều hơn lẽ thiệt. Chị cảm thấy thương bố
chồng trong tình cảnh trớ trêu. Chị biết ông khổ lắm, khổ hơn xưa nhiều lắm”. Nhưng
nỗi buồn đau trước tình cảnh gia đình “như sắp tan hoang ra cả” khiến chị không thể
bấm bụng mà đau, chị đã thốt thành lời cái nỗi đau đó: “Thầy bảo con: Cái bên ngoài là

không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau
đớn thấy Mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa
mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa ”.
Tất cả những người thân yêu của hồn Trương Ba đều nhận ra cái nghịch cảnh trớ trêu.
Họ đã nói ra thành lời bởi với họ cái ngày chôn xác Trương Ba xuống đất họ đau, họ
khổ nhưng “cũng không khổ bằng bây giờ”.
Sau tất cả những đối thoại ấy, mỗi nhân vật bằng cách nói riêng, giọng nói riêng của
mình đã khiến hồn Trương Ba cảm thấy không thể chịu nổi. Nỗi cay đắng với chính bản
thân mình cứ lớn dần lớn dần, muốn đứt tung, muốn vọt trào. Đặc biệt sau hàng loạt
câu hỏi có vẻ tuyệt vọng của chị con dâu: “Thầy ơi, làm sao, làm sao giữ được thầy ở
lại, hiền hậu, vui vẻ tốt lành như thầy của chúng con xưa kia? Làm thế nào, thầy ơi?” thì
đương nhiên hồn không thể chịu đựng thêm được nữa.
Nhà viết kịch đã để cho hồn Trương Ba còn lại trơ trọi một mình với nỗi đau khổ, tuyệt
vọng lên đến đỉnh điểm, một mình với những lời độc thoại đầy chua chát nhưng cũng
đầy quyết liệt: “Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ Nhưng lẽ
nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình? “Chẳng còn cách nào
khác”! Mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Có thật không
còn cách nào khác? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!”. Đây là
lời độc thoại có tính chất quyết định dẫn tới hành động châm hương gọi Đế Thích một
cách dứt khoát.
Cuộc trò chuyện giừa hồn Trương Ba với Đế Thích trở thành nơi tác giả gởi gắm những
quan niệm về hạnh phúc, về lẽ sống và cái chết. Hai lời thoại của hồn trong cảnh này có
một ý nghĩa đặc biệt quan trọng:
Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn
vẹn
Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái
thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng
sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!”.
Người đọc, người xem có thế nhận ra những ý nghĩa triết lí sâu sắc và thấm thía qua
hai lời thoại này. Thứ nhất, con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa.

Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người
bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác,
không thể tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn. Thứ hai, sống thực
sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống
chắp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Những lời thoại của
hồn Trương Ba với Đế Thích chứng tỏ nhân vật đã ý thức rõ về tình cảnh trớ trêu, đầy
tính chất bi hài của mình, thấm thía nỗi đau khổ về tình trạng ngày càng chênh lệch giữa
hồn và xác, đồng thời càng chứng tỏ quyết tâm giải thoát nung nấu của nhân vật trước
lúc Đế Thích xuất hiện.
Quyết định dứt khoát xin tiên Đế Thích cho cu Tị được sống lại, cho mình được chết
hẳn chứ không nhập hồn vào thân thể ai nữa của nhân vật hồn Trương Ba là kết quả
của một quá trình diễn biến hợp lí. Hơn nữa, quyết định này cần phải đưa ra kịp thời vì
cu Tị vừa mới chết. Hồn Trương Ba thử hình dung cảnh hồn của mình lại nhập vào xác
cu Tị để sống và thấy rõ "bao nhiêu sự rắc rối” vô lí lại tiếp tục xảy ra. Nhận thức tỉnh táo
ấy cùng tình thương mẹ con cu Tị càng khiến hồn Trương Ba đi đến quyết định dứt
khoát. Qua quyết định này, chúng ta càng thấy Trương Ba là con người nhân hậu, sáng
suốt, giàu lòng tự trọng. Đặc biệt, đó là con người ý thức được ý nghĩa của cuộc sống.
Cái chết cua cu Tị có ý nghĩa đẩy nhanh diễn biến kịch đi đến chỗ “mở nút”. Dựng tả
quá trình đi đến quyết định dứt khoát của nhân vật hồn Trương Ba, Lưu Quang Vũ đã
đảm bảo được tính tự nhiên, hợp lí của tác phẩm.
Không chỉ có ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người, với tinh thần chiến
đấu thẳng thắn của một nghệ sĩ hăng hái tham dự vào tiến trình cải cách xã hội, trong
vở kịch này nói chung và đoạn kết nói riêng, Lưu Quang Vũ muốn góp phần phê phán
một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc bấy giờ. Thứ nhất, con người đang có nguy
cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hường thụ đến nỗi trở
nên phàm phu, thô thiển. Nói như Chế Lan Viên trong một bài thơ đã từng cánh báo
“muốn nuôi sống xác thân đem làm thịt linh hồn”. Thứ hai, lấy cớ tâm hồn là quý, đời
sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không
phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn. Thực chất đây là biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm chủ
quan, của sự lười biếng, không tưởng. Cả hai quan niệm, cách sống trên đều cực đoan,

đáng phê phán. Ngoài ra, vở kịch còn đề cập đến một vấn đề cũng không kém phần bức
xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống là
bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi.
Lưu Quang Vũ đã chết một cách rất thương tâm trong một tai nạn giao thông. Khoảng
trống mà nhà viết kịch tài ba ấy để lại trong nền sân khấu Việt Nam là không thế lấp đầy.
Vở kịch cuối cùng được Lưu Quang Vũ đặt tên là Chim sâm cầm không chết. Với tất cả
những gì để lại cho đời thì mãi mãi Lưu Quang Vũ không chết. Từ bấy đến nay, Hồn
Trương Ba, da hàng thịt và gần 50 vờ kịch khác của Lưu Quang Vũ vẫn được dàn dựng
và công diễn. Những triết lí về cuộc đời, về con người, về xã hội đặt ra trong các vở
kịch luôn có ý nghĩa với mọi người, mọi thời.
Quốc Khánh trong đoạn kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ
Phân tích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ - Phân tích 4 (Bài phân
tích hay nhất)
Bi kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ ?
“Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in
dấu lại trên mặt đất , in dấu lại trong trái tim mọi người ”Nếu mỗi con người sinh ra để
làm tròn nghĩa vụ ấy cho đến suốt cuộc đời thì Lưu Quang Vũ ( 1948 – 1988) nhà biên
kịch lớn của nền văn học Việt Nam đã làm lên điều ấy bằng tác phẩm “ Hồn Trương Ba
da hàng thịt “ chỉ trong vòng một thời gian ngăn ngủi cửa đời người từ năm 1981 đến
1983 đặc biệt là với việc trả lời cho câu thơ mình dường như đã bỏ ngỏ “ Có những lúc
tâm hồn tôi rách nát /… Tôi biết làm gì , tôi biết đi đâu?” qua việc xây dựng cuộc đối
thoại của Hồn Trương Ba với xác và người thân tạo nên một xung đột kịch mang thước
đo chuẩn mực của kịch nói Việt Nam sau này.
“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một câu chuyện không mấy tiêu biểu cho thi pháp cổ
tích nếu đặt bên cạnh những Tấm cám, Cây tre trăm đốt, Thạch Sanh ta đã đọc. Tuy
nhiên, nhìn từ góc nhìn tự sự, người ta cũng dễ dàng nhận diện những yếu tố cơ bản
tạo nên sắc thái cổ tích cho tác phẩm: Đó là nhân vật, tình huống, diễn biến cốt truyện,
phép màu mang đến may mắn cho con người Và mặc dù câu chuyện dân gian này
còn phảng phất dấu ấn sáng tác bởi các cụ đồ Nho, nhân vật vua cờ Đế Thích vẫn có
thể được coi là một kiểu “Bụt”, “Tiên” giáng thế để cứu vớt, bù đắp cho những mất mát,

đau thương cho trần giới. Và với một kiểu nhân vật của mô typ những con người hiền
lãnh _ Trương Ba vốn là một người làm vườn , một kỳ thủ nhưng lại lâm vào tình huống
éo le và kì lạ đang sống hạnh phúc với gia đình bỗng dưng chết oan rồi được sống lại
nhưng phải sống nhờ một thân xác khác, xác người hàng thịt với một bản tính hoàn
toàn đối lập. Sự chắp vá này mở đầu cho quá trình xung đột gay gắt giữa hồn và xác.
Trương Ba vô cùng đau khổ vì linh hồn thanh cao của ông phải sống lệ thuộc vào cái
xác mà ông xem là âm u đui mù, không có tư tưởng, không có cảm xúc. Sự lệ thuộc này
làm cho ông dần dần trở thành con người khác, đánh mất những phẩm chất vốn có. Sự
thay đổi đó đúng như Huấn Cao đã từng nói với quản Ngục khi cái tốt cái đẹp tồn tại
sống cùng với cái xấu . “ Khó giữ thiên lương cho lành vững, rồi cũng đến nhem
nhuốc cả đời lương thiện”
Trọng tâm của lớp kịch là cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác Trương Ba. Do đó lời thoại ở
đây vừa có thể coi là độc thoại vừa có thể coi là đối thoại. Nó là một lời thoại đặc biệt,
vừa chứa đựng mâu thuẫn vừa mang tính hành động, thúc đẩy tình huống kịch phát
triển đến mức cao nhất. Cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác là đỉnh cao tư tưởng triết lý của
vở kịch. Cuộc đối thoại đó cùng với thái độ và những lời đối thoại của những người ruột
thịt thân yêu nhất đã dẫn đến hành động quyết liệt - kiên quyết chối từ một cuộc sống
chắp vá hồn nọ xác kia của Trương Ba. Lưu Quang Vũ đã để cho nhân vật của mình
chọn một con đường tưởng như tiêu cực nhưng hết sức cần thiết và đúng đắn: Rời bỏ
cõi đời này để được đúng là mình, để giữ trong ký ức những người thân kỷ niệm tốt đẹp
về mình. Có nhà nghiên cứu cho rằng “cuộc vật lộn giữa “Hồn Trương Ba” và “Da Hàng
thịt” thực chất là cuộc giao tranh giữa hai linh hồn trong một thân xác”.
Sau mấy tháng sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo nhân vật Hồn Trương Ba
ngày càng trở nên xa lạ với những người thân trong gia đình và tự xung đột với bản
thân mình. Hồn ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy trào ra thành dòng độc thoại
đầy nước mắt: “không, không, tôi không muốn sống như thế này nữa. Tôi chán cái chỗ
ở không phải của tôi lắm rồi. Ta bắt đầu sợ mi, muốn rời xa cái thân thể kềnh càng thô
lỗ ngay tức khắc”.
Bước vào đến cảnh VII hình ảnh TB hiện lên của một con người đang ngồi “ ôm đầu” đã
cho người đọc thấy hình ảnh của một con người cô độc hiện lên trước màn ảnh đầy sự

đau khổ xâm lấn lại kết hợp cùng lúc của 3 phủ định từ liên tiếp “ không…không…
không” bằng một giọng điệu dứt khoát một lời độc thoại đầy khẩn thiết khẳng định việc
muốn rời bỏ thân xác anh hàng thịt. “Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi lắm rồi ”đầy
chán nản, ngán ngẩm Hồn TB đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ. Lời
thoại của Hồn là các câu cảm thán ngắn, lời văn dồn dập, hối thúc. Thể hiện tâm trạng
căng thẳng, bức bách đau khổ, dằn vặt, quẫn bách đến cùng cực, không thể chịu đựng
dày vò hơn được nữa nên vụt đứng dậy. Hồn đau khổ bởi mình không còn là mình nữa.
TB bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàng lắm. Hồn TB cũng càng lúc càng rơi vào trạng
thái tuyệt vọng nghe Hồn tự độc thoại nói và đang tự dày vò mình Xác lên tiếng ngay: “
Vô ích” chính Xác đã chủ động khiêu chiến nhằm dập tắt hoàn toàn khát khao của
Trương Ba : “Ông không tách ra khỏi tôi được đâu”.
Đang trong sự bế tắc vô vọng ấy Trương ba chợt nghe thấy những lời nói từ Xác chỉ
biết đáp lại bằng chính sự kinh ngạc vốn có của mình: “ A , mày cũng biết nói kia à?”
TB ngạc nhiên, trả lời lại bằng cách đưa ra một câu hỏi sau đó liên tục phản đối Xác
giọng vẫn còn khinh bỉ. Cách xưng hô mày tao thể hiện rõ sự khinh bỉ, miệt thị đối với
Xác “ Vô lí ! Mày không thể biết nói ! Mày không có tiếng nói, mày chỉ là xác thịt âm u đui
mù ” Ban đầu buông ra những lời thóa mạ Xác. Thấy Hồn vừa phủ định vừa khinh miệt
mình, Xác khẳng định lại vị trí và tác động suy nghĩ của mình: “Ông đã biết tiếng nói của
tôi rồi, đã luôn luôn bị tiếng nói ấy sai khiến” và “sức mạnh ghê gớm, lấn át cả linh hồn
cao khiết”. Hồn tiếp tục phủ định tiếng nói của Xác: “Mày chỉ là vỏ bề ngoài, không có ý
nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc”.
Nghe thấy Hồn đánh giá mình thấp kém, xác hỏi lại đầy thách thức, giọng thay đổi linh
hoạt đầy châm chọc “Có thật thế không?”. Câu hỏi của Xác khiến cho Hồn chùn bước
và đuối lí, buộc phải dần nhượng bộ, xác nhận sự ảnh hưởng của Xác: “Nếu có, thì chỉ
là những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được : Thèm ăn ngon, thèm
rượu thịt…”
Lại bị Hồn tiếp tục khinh miệt, xác nhận thực sự lợi lí của mình, nên chuyển sang châm
chọc, mỉa mai : “ Tất nhiên , tất nhiên .“ đầy mỉa mai :” Khi ông ở bên nhà tôi… Khi ông
đứng bên cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại… “Đêm hôm đó,
suýt nữa thì…” Đó là cảm giác “ xao xuyến” “ lâng lâng cảm xúc” mà trước đây Hồn cho

là “ phàm” . Với bằng chứng cụ thể, Hồn xấu hổ và kiên quyết phủ định: “là mày chứ,
chân tay mày, hơi thở mày”. Xác vừa khẳng định vừa hỏi xoáy lại để tấn công tiếp: “ Thì
tôi có ghen đâu! Ai lại đi ghen với chính thân thể mình…nhưng ta nên thành thực:
Chẳng lẽ ông không xao xuyến chút gì? Để thỏa mãn tôi, chẳng nhẽ ông không tham dự
chút đỉnh gì?” Như vậy Xác dẫn dắt Hồn vào sự thật không thể phủ nhận – Hồn ít nhiều
đã bị vấy bẩn, tha hóa bởi dục vọng của thân xác. Xác anh hàng thịt gợi lại tất cả
những sự thật ấy khiến Hồn càng thấy xấu hổ , cảm thấy mình ti tiện .Lí lẽ của Xác khơi
trúng điểm đen mà lâu nay vì trú ngụ trong Xác anh hàng thịt, Hồn Trương Ba trong
khiết đã bị hóa màu.Hồn đuối lí bất lực bèn la to, ra lệnh áp chế thể xác để che giấu
sự lúng túng, bối rối, do dự, yếu thế của mình “Ta…ta… đã bảo là mày im đi!” Lời thoại
của Hồn ngập ngừng lí lẽ như bị hụt hơi. Hồn bị dồn vào chân tường để buộc phải công
nhận sự chế ngự của Xác.
Xác khẳng định một lần nữa: “Hai ta đã hòa làm một rồi”. Xác nhấn vào sự thật đau đớn
mà Hồn đang muốn trốn chạy, muốn phủ nhận, đẩy tình huống kịch lên cao trào. Hồn
chỉ còn Cố gắng biện minh chống chế cứu vãn: “Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên
vẹn, trong sạch, thẳng thắn…”. Xác vẫn không buông tha, tấn công bằng sự mỉa mai
“Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên
vẹn, trong sạch, thẳng thắn!”. Trước sự thực không sao chối cãi, Hồn phản ứng tiêu cự
bằng cách “bịt tai lại”. Đó là nỗ lực chối bỏ trong tuyệt vọng hoàn toàn bế tắc . Xác
tiếp tục dùng lời lẽ hiểm hóc sắc lẹm như dao mổ, phanh trần nỗi đau đang tấy mủ trong
Hồn. Đó là nhờ sức mạnh của Xác mà Hồn có thể: “tát thằng con ông tóe máu mồm
máu mũi”. Mặc dù cố bịt tai, nhưng khi nghe Xác nói như vậy Hồn phải lên tiếng chối bỏ
“sức mạnh làm ta trở thành tàn bạo”. Xác khôn ngoan biết là lỡ lời nên biện minh cho
mình bằng những lí lẽ: “là hoàn cảnh” “cũng đáng được quí trọng”, không có tội. Hồn chỉ
còn phản ứng yếu ớt: “Nhưng Nhưng”Nhận biết Hồn bị dồn vào thế bí, Xác đưa ra giao
kèo thỏa hiệp để chung sống, giọng ve vuốt mơn trón xác chủ động đưa trò chơi tâm
hồn : “ Những lúc một mình một bóng , ông cứ việc nghĩ rằng ông có một tâm hồn bên
trong cao khiết , chẳng qua vì hoàn cảnh vì để sống mà ông phải nhân nhượng tôi .
Làm xong điều xấu ông cứ việc đổ tội cho tôi , để cho ông được thanh thản …miến là…
ôn vẫn làm đủ mọi việc thảo mãn những thèm khát của tôi : Xác sẽ “ve vuốt” Hồn bằng

cách thông cảm với “những trò chơi tâm hồn”, nhận hết mọi điều xấu miễn là Hồn vẫn
“làm đủ mọi việc để thỏa mãn thèm khát” của Xác. Nhận thức “lí lẽ ti tiện” của Xác, Hồn
than như là tuyệt vọng , bất lực : Trời! đã là một sự chấp nhận số phận trong nỗi đau
đớn khôn cùng muốn tìm đường thoát nhưng hoàn toàn vô vọng .
Trong cuộc đối thoại này, xác thắng thế nên rất hể hả tuôn ra những lời thoại dài với
chất giọng khi thì mỉa mai cười nhạo khi thì lên mặt dạy đời, chỉ trích, châm chọc. Hồn
chỉ buông những lời thoại ngắn với giọng nhát gừng kèm theo những tiếng than, tiếng
kêu.
Qua cuộc đối thoại giữa hồn và xác, xác rõ ràng hiện lên với ưu thế của kẻ nắm giữ sự
thắng thế, chứng tỏ được uy quyền chi phối khủng khiếp của nó với linh hồn, nó cũng
cho thấy sự ngộ nhận về chính mình khi hồn cho rằng “Ta vẫn có một đời sống riêng
trong sạch, nguyên vặn, thẳng thắn…” Linh hồn và thể xác vốn không tách rời được
nhau, cuộc tranh đấu giữ hồn và xác là cuộc đấu tranh giữ cao cả và dục vọng, thấp
hèn giữa phần con và phần người. Đó chính là lời cảnh cáo sâu xa của Lưu Quang Vũ.
Khi con người sống quá lâu trong môi trường dung tục ắt bị cái dung tục chi phối, không
thể có một tâm hồn thanh cao trong một thể xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi
phối bởi những nhu cầu bản năng thì đừng đổ tội cho thân xác. Không thể tự an ủi mình
bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn, do đó phải bảo vệ, hoàn thiện nhân cách con người
đó là một vấn đề lớn đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội. Đó sẽ là cuộc đấu tranh dai
giẳng khi mà con người vẫn còn tồn tại trong xã hộ này.
Nếu Lưu Quang Vũ cho Trương Ba kết thúc cuộc đời mình trong sự bế tắc ở đó ta sẽ
liên tưởng đến những cái kết trong thời đại của văn học hiện thực phê phán mà Nam
Cao đã viết lên : "Mồn hắn ngáp ngáp, muốn nói, nhưng không nói ra tiếng", hay cái
cảnh Chị Dậu chạy ra ngoài trời “tối đen như mực, như cái tiền đồ của chị” vv….
Nhưng bước sang một thời đại mới, và vốn dĩ Lưu Quang Vũ cũng không thuộc lớp nhà
văn của Hiện thực phê phán của thời đại mặt trận dân chủ Hiện thực phê phán 30 – 45
……Nên cuộc đời Trương Ba tiếp tục được vẽ ra.
Không dừng lại chỉ là đoạn đối thoại ấy bi kịch nối tiếp bi kịch. Bi kịch thứ hai của Hồn
Trương Ba là bi kịch không được người thân thừa nhân. Trương Ba không còn là mình
nữa nên bị người thân xa lánh đẩy lên cao nỗi đau khổ vốn có của Trương Ba. Nỗi đau

khổ, tuyệt vọng của Hồn Trương Ba được đẩy lên khi đối thoại với những người thân.
Vừa dứt cuộc đối thoại, HTB đang ngồi lặng lẽ bên cái chõng, thì vợ bước vào hỏi: “Cái
Gái chưa về hả ông?” HTB thẩn thờ trả lời: “Chưa” Vợ Trương Ba tiếp tục giải thích: “
Nó sang nhà cu Tị từ sớm. Cu Tị bị ốm nặng”. HTB không giấu sự ngạc nhiên nói: “Ốm
Nặng? Vậy mà tôi không biết”. Hai lời thaọi đầu hcỉ mang tính gia tiếp thông thường
chẳng một dấu hiện gì mang đến cơn sóng gió tiếp theo cho Trương Ba lúc này thì từ
lời thoại thứ ba : “ Ông bây giờ con biết đến ai nữa Cu Tị ốm thập tử nhất sinh… Khổ
thằng bé ngoan là thế…Cái thân tôi thì sao trời lại không bắt đi cho rảnh “ đã là sự thay
đổi hoàn toản cảm xúc của cái hờn trách , giộng dỗi và cả chua sót của cái tủi thân tủi
phận mà bất lực . Không để vợ nói tiếp nữa, HTB cắt ngang: Sao bà lại nói thế . Nghe
chồng nói, người vợ đi thẳng vào vấn đề mà bà đang ấm ức: “Tôi nói thật đấy …Ông TB
ạ, tôi đã nghĩ kĩ …Có lẽ tôi phải đi”. HTB hỏi lại: “Đi đâu?”. Người vợ tiếp tục nói thực
lòng với bao hờn dỗi: “Chưa biết ! Đi cấy thuê làm mướn…đi biệt để ông được thảnh
thơi…với cô vợ người hàng thịt Còn hơn là thế này?”. Nghe vợ nói, HTB chỉ còn biết
kêu gào: “Bà! Sao lại đến nông nỗi này?” Vợ: “Chỉ tại bây giờ ông đâu còn là ông
Trương Ba nữa….Thằng Cả đã quyết định bán khu vườn để có tiền mở thêm vốn liếng
cửa hàng thịt. HTB quá ngạc nhiên nói: “Thật sao? Không được!”. Nghe chồng phản đối
bà vợ: “Ông bảo không được nhưng tôi biết sự thể sẽ dẫn đến như vậy. Ông sẽ đành
ưng chịu như vậy” Người vợ của Trương Ba dù rất mực yêu thương chồng , giàu lòng vị
tha nhưng cuối cùng vẫn rơi vào sự bế tắc. Những dấu ba chấm kết hợp với câu cảm
thán và các từ rưng rưng …khóc… diễn tả đầy đủ sự buồn bã, bất lực. Trong cuộc đối
thoại với vợ Trương Ba chỉ sử dụng câu ngắn, câu hỏi liên tiếp cùng với đó là các câu
cảm thán đã cho thấy sự thảng thốt, ngỡ ngãng tê sót của ông. Cuối đoạn hội thoại với
vợ tiếng gọi “ Bà!” nấc lên uất nghẹn bởi đó là sự bất lực, đau khổ nghẹn ngào không
thể thốt ra thành lời. Kết thúc đợt thoại này Hồn Trương Ba chỉ còn biêt ngồi xuống tay
ôm đầu.
Khi Hồn TB ngẩng lên thì thấy Gái đứng trước mặt, HTB kêu đứa cháu như là cầu cứu:
“Gái, cháu!” Đó đã không còn chỉ là lời gọi thông thường nữa mà là tiếng kêu của một
trái tim được páht ra từ miệng khát khao co smột điểm tựa , sự đồng cảm cầu cứu . Có
lẽ lúc ấy Trương ba nhưỡng tưởng đứa cháu gái bé bỏng sẽ xà vào lòng thì trái lại, cái

Gái, cháu Trương Ba thì phản ứng quyết liệt và dữ dội : Nó lùi lại nói đã tạo nên một
khaỏng cách không chỉ về mặt không gian mà còn cả về tâm hồn giữ ông và cháu sau
đó lại nói : “Tôi không phải là cháu của ông”. Câu nói như là gáo nước lạnh phũ phàng
tạt thẳng vào mặt HTB. Nhưng HTB vẫn giữ bình tĩnh dịu giọng nhẫn nhục giẩi thích
,khẳng định: “ Ông đúng là ông nội cháu. Nếu ông nội tôi hiện về được sẽ bóp cổ ông”.
HTB vẫn cố ra sức thuyêt phục bằng những chứng cứ mặc cho sự đe dọa từ đứa cháu
gái : “Sáng nào ông cũng ra cuốc xới chăm chút cây cối ngoài vườn …chỉ có ông nội
cháu mới biết quí cây như thế” Cố giỉa thích cho đứa cháu gải hiẻi thì Trương Ba càng
về sau giọng nói càng ngập ngừng; Những dấu ba chấm xuất hiện liên tục đã là sự ngập
ngừng bế tắc không giải thích được. Tâm hồn tuổi thơ vốn trong sạch, không chấp nhận
sự tầm thường, dung tục nên không chấp nhận người ông trong thể xác anh hàng thịt
thô lỗ. Cái Gái, cháu ông giờ đây đã không cần phải giữ ý. Nó một mực khước từ tình
thân. Chính vì quá yêu thương, tôn thờ thì giờ đây nó không thể chấp nhận, cũng không
thể nào mở lòng mình đón nhận con người trước mặt mình cái con người có "bàn tay
giết lợn", bàn chân "to bằng như cái xẻng" đã khiến cho cái gái không buông tha, tiếp
tục kể tội "gãy tiệt cái chồi non", "giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm" trong mảnh
vườn của ông nội nó. Nó hận ông vì ông chữa cái diều cho cu Tị mà làm gãy nát khiến
cu Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền. Với nó, "Ông nội đời nào thô
lỗ, phũ phàng như vậy". Nỗi giận dữ của cái Gái đã biến thành sự kết tội, ruồng bỏ xua
đuổi người thân yêu : "Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!".
Như vậy cái Gái là người yêu thương gắn bó với ông hết mực. Ông chết, đêm nào cũng
khóc, nâng niu từng chút kỉ niệm của ông. Bây giờ lại phản ứng dữ dội. Lời lẽ tàn nhẫn,
phũ phàng. Chối bỏ, xua đuổi Hồn Trương Ba. Những dấu chấm than liên tiếp với giọt
nước mắt vừa khóc vừa chạy phản ứng quyết liệt của một đứa trẻ vốn tâm hồn trẻ thơ
trong trẻo, chỉ có hai màu sáng tối, kiên quyết không chấp nhận cái xấu, cái ác đã khiến
HTB run rẩy, tự nhìn lại mình một lần nữa. Những lời nói của đứa cháu nhỏ, thêm một

×