Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Hoàn thiện quy trình nhập khẩu Máy xây dựng tại công ty Cổ phần phát triển Máy xây dựng Việt Nam (VINACOMA.,JSC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.93 KB, 50 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ

BẢN THẢO LẦN 1
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Tên đề tài: HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU MÁY XÂY
DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÁY XÂY DỰNG
VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Văn Trung
Mã sinh viên : CQ523967
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Quốc tế
Lớp : Quản trị kinh doanh Quốc tế 52B
Hệ : Chính quy
Thời gian thực tập : Đợt I năm 2014
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thu Ngà
Hà Nội, Tháng 05/2014
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là chuyên đề nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu ra
và trích dẫn trong chuyên đề là trung thực. Toàn bộ kết quả nghiên cứu của
chuyên đề chưa được bất cứ ai khác công bố tại bất cứ công trình nào.
TÁC GIẢ CHUYÊN ĐỀ
Nguyễn Văn Trung
NGUYỄN VĂN TRUNG – LỚP QTKD QUỐC TẾ 52B
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
MỤC LỤC
2
MỤC LỤC 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU 6
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI HOÀN THIỆN QUY TRÌNH


NHẬP KHẨU MÁY XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN
MÁY XÂY DỰNG VIỆT NAM 4
1.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÁY XÂY
DỰNG VIỆT NAM 4
1.1.1. Khái quát chung về công ty 4
1.1.2. Lĩnh vực hoạt động 5
1.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức 6
1.2. CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG TÁC ĐỘNG TỚI HOÀN
THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
PHÁT TRIỂN MÁY XÂY DỰNG VIỆT NAM 9
1.2.1 Nhân tố bộ máy quản lý 9
1.2.2. Nguồn tài chính 10
1.2.3. Nhân tố con người 11
1.2.4. Nhân tố tổ chức mạng lưới kinh doanh 12
1.3. CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG TỚI HOÀN THIỆN
QUY TRÌNH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT
TRIỂN MÁY XÂY DỰNG VIỆT NAM 13
1.3.1. Tỷ giá hối đoái 13
1.3.2. Chính sách pháp luật trong nước và quốc tế 14
1.3.3. Yếu tố hạ tầng cơ sở phục vụ mua bán hàng hóa quốc tế 15
2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY XÂY
DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÁY XÂY DỰNG
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009 – 2013 18
2.1.1. Kim ngạch nhập khẩu của công ty qua các năm 18
2.1.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty 19
NGUYỄN VĂN TRUNG – LỚP QTKD QUỐC TẾ 52B
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
2.1.3. Thị trường nhập khẩu 19
2.1.4. Hình thức nhập khẩu 19
2.2. THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU

MÁY XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÁY
XÂY DỰNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009 - 2013 20
2.2.1. Nghiên cứu thị trường 20
2.2.2. Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu 22
2.2.3. Thực hiện hợp đồng nhập khẩu 24
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
NHẬP KHẨU MÁY XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT
TRIỂN MÁY XÂY DỰNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 201329
2.3.1. Ưu điểm 29
2.3.2. Nhược điểm 30
2.3.3. Nguyên nhân của nhược điểm 31
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NHẬP KHẨU MÁY XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÁY XÂY DỰNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 –
2020 34
3.1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN PHÁT TRIỂN MÁY XÂY DỰNG VIỆT NAM TRONG THỜI
GIAN TỚI 34
3.1.1. Mục tiêu 34
3.1.2. Phương hướng phát triển 35
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÔNG TY NHẰM HOÀN
THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU MÁY XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN
2014 - 2020 36
3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả của bộ máy tổ chức và trình độ nghiệp vụ của
cán bộ trong công ty 36
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ Hải quan 37
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện quá trình nghiên cứu lựa chọn thị trường và ký kết
hợp đồng 37
NGUYỄN VĂN TRUNG – LỚP QTKD QUỐC TẾ 52B
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

3.2.4. Giải pháp hoàn thiện qua trình giao nhận và vận chuyển hàng từ cảng 38
3.2.5. Giải pháp hoàn thiện khả năng thuê tàu vận chuyển và mua bảo hiểm 38
3.2.6. Giải pháp hoàn thiện quy trình thanh toán 38
3.2.7. Giải pháp huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty 39
3.2.8. Giải pháp về hoàn thiện hệ thống quản lý, tiết kiệm các khoản chi phí 40
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
NHẬP KHẨU MÁY XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT
TRIỂN MÁY XÂY DỰNG VIỆT NAM 40
3.3.1. Kiến nghị đối với tổng cục Hải quan 40
3.3.2. Kiến nghị đối với Nhà nước 41
NGUYỄN VĂN TRUNG – LỚP QTKD QUỐC TẾ 52B
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 : Cơ cấu nguồn vốn năm 2013 10
Bảng 1.2: Lao động theo độ tuổi qua các năm 2010 – 2013 11
Bảng 1.3: Nhân sự phòng Xuất Nhập khẩu theo độ tuổi qua các năm 2010 – 2013
11
Bảng 1.4: Lao động theo trình độ qua các năm 2010 – 2013 12
Bảng 1.5: Nhân sự phòng Xuất Nhập khẩu theo trình độ qua các năm 2010 –
2013 12
Bảng 1.6: Danh sách khách hàng phân theo khu vực năm 2012 12
Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu các bộ phận chức năng Công ty Cổ phần Phát triển 7
Máy xây dựng Việt Nam 7
Biểu đồ 1. Biến động tỷ giá hối đoái VND/USD bình quân giai đoạn 2010 – 2013
13
NGUYỄN VĂN TRUNG – LỚP QTKD QUỐC TẾ 52B
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa một cách mạnh mẽ về kinh tế, các nền kinh tế

của các quốc gia ngày càng có xu hướng phụ thuộc lẫn nhau, sự trao đổi, cọ xát
giữa các nền kinh tế của các quốc gia cũng ngày càng diễn ra với cấp độ cao hơn.
Trong bối cảnh đó, các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam luôn không
ngừng đổi mới, thực hiện quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Với
những hạn chế của một nước xuất phát từ nền nông nghiệp lạc hậu, theo sau về
công nghệ và kỹ thuật thì con đường nhanh nhất để tiến hành thành công sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đó là cần đẩy nhanh tốc độ tiếp
cận các tiến bộ về khoa học công nghệ và kỹ thuật tiên tiến của thế giới. Để làm
được điều này, việc nhập khẩu máy móc, chuyển giao công nghệ đóng một vai
trò rất quan trọng. Nhận định được bối cảnh đó, công ty Cổ phần phát triển Máy
xây dựng Việt Nam (VINACOMA.,JSC) tập trung phát triển mảng nhập khẩu
máy xây dựng, đảm bảo theo nhu cầu sản xuất trong nước và góp phần đưa công
nghệ, kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài về Việt Nam.
Trong quá trình thực tập tại công ty Cổ phần phát triển Máy xây dựng
Việt Nam (VINACOMA.,JSC), tôi nhận thấy công ty tập trung vào hai lĩnh vực
kinh doanh chính: nhập khẩu máy xây dựng và phát triển thương mại điện tử.
Với những kiến thức thực tế tôi thu thập được từ doanh nghiệp, tôi đánh giá quy
trình nhập khẩu của công ty vẫn còn nhiều hạn chế cần có những phân tích để tìm
ra giải pháp hoàn thiện hơn về quy trình nhập khẩu nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh của công ty. Trên cơ sở thực trạng của công ty và những kiến thức về kinh
tế và các nghiệp vụ xuất nhập khẩu đã được đào tạo, tôi đã chọn đề tài nghiên
cứu của mình là : “Hoàn thiện quy trình nhập khẩu Máy xây dựng tại công ty
Cổ phần phát triển Máy xây dựng Việt Nam (VINACOMA.,JSC)”.
Việc nghiên cứu chuyên đề có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh
doanh của công ty thể hiện ở những lợi ích mà đề tài mang lại, trong đó việc
giúp doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn về quy trình nhập khẩu máy xây
dựng, loại bỏ các công đoạn chưa hoàn thiện, hoặc rườm rà sẽ cắt giảm chi phí
cho doanh nghiệp. Đồng thời, việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện các công
đoạn còn thiếu hoặc chưa đạt được hiệu quả cũng sẽ giúp công ty đạt được hiệu
NGUYỄN VĂN TRUNG – LỚP QTKD QUỐC TẾ 52B

1
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
quả kinh doanh cao hơn. Ngoài ra, không những chỉ riêng đối với Công ty Cổ
phần Phát triển Máy xây dựng Việt Nam, chuyên đề cũng có những đóng góp
nhất định trong việc hoàn thiện quy trình nhập khẩu nói chung và hoàn thiện
quy trình nhập khẩu máy xây dựng nói riêng đối với các doanh nghiệp khác
hoạt động trong cùng lĩnh vực.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Chuyên đề nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra các giải pháp để hoàn thiện
quy trình nhập khẩu máy xây dựng tại công ty Cổ phần phát triển Máy xây dựng
Việt Nam trên cơ sở những tồn tại chủ yếu và cốt lõi trong quy trình nhập khẩu
của công ty, từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.
Để đạt được mục đích nêu trên, chuyên đề thực tập sẽ có những nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:
- Xác định và phân tích các nhân tố tác động tới việc hoàn thiện quy trình
nhập khẩu máy xây dựng của Công ty Cổ phần phát triển Máy xây dựng
Việt Nam, bao gồm: các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài doanh
nghiệp.
- Phân tích và đánh giá thực trạng hoàn thiện quy trình nhập khẩu máy xây
dựng tại Công ty Cổ phần phát triển Máy xây dựng Việt Nam giai đoạn
2010 – 2013.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện quy trình nhập khẩu máy
xây dựng tại Công ty Cổ phần phát triển Máy xây dựng Việt Nam giai
đoạn 2014 – 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là hoạt động hoàn thiện quy trình
nhập khẩu máy xây dựng.
Phạm vi nghiên cứu: Công ty Cổ phần phát triển Máy xây dựng Việt Nam
(VINACOMA.,JSC) giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013, định hướng và giải
pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu máy xây dựng cho giai đoạn 2014 – 2020.

NGUYỄN VĂN TRUNG – LỚP QTKD QUỐC TẾ 52B
2
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
4. Kết cấu của chuyên đề
Trên cơ sở phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài, ngoài các phần mở
đầu, kết luận, lời cam đoan, trang bìa và phụ bìa, danh mục các ký hiệu, chữ viết
tắt, danh mục bảng hình, tài liệu tham khảo và phụ lục, chuyên đề sẽ có kết cấu
bao gồm các chương sau:
Chương I: Các nhân tố tác động tới hoàn thiện quy trình nhập khẩu Máy xây
dựng tại Cổ phần phát triển Máy xây dựng Việt Nam
Chương II: Thực trạng hoàn thiện quy trình nhập khẩu Máy xây dựng tại Cổ
phần phát triển Máy xây dựng Việt Nam giai đoạn 2010 – 2013.
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình nhập khẩu
Máy xây dựng tại Cổ phần phát triển Máy xây dựng Việt Nam giai đoạn 2014 –
2020
NGUYỄN VĂN TRUNG – LỚP QTKD QUỐC TẾ 52B
3
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHƯƠNG I: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI HOÀN THIỆN QUY
TRÌNH NHẬP KHẨU MÁY XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
PHÁT TRIỂN MÁY XÂY DỰNG VIỆT NAM
1.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÁY XÂY DỰNG
VIỆT NAM
1.1.1. Khái quát chung về công ty
Tên công ty: Công ty Cổ phần Phát triển Máy xây dựng Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Construction Machine Development Joint Stock
Company.
Tên viết tắt: VINACOMA., JSC
Tổng Giám đốc: Ông PHAN VĂN HẢI
Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0102935771

Ngày thành lập Công ty: 25/09/2008
Vốn điều lệ: 10.000.000.000 VNĐ
Trụ sở chính: P20.1, CT3, tòa nhà VIMECO, Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: (+84-4) 222 50064 Fax: (+84-4) 22250065
Email:
 Tầm nhìn của công ty: Định hướng trở thành một tập đoàn đầu tư thương
mại hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng, cung cấp thiết bị xây dựng và mở
rộng sang các lĩnh vực tiềm năng khác.
 Sứ mệnh của công ty: Sứ mệnh của VINACOMA., JSC là xây dựng một
đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình trong
công việc, chuyên nghiệp trong thao tác nhằm phục vụ khách hàng một
cách tốt nhất và làm hài lòng khách hàng với những sản phẩm và dịch vụ
của công ty.
NGUYỄN VĂN TRUNG – LỚP QTKD QUỐC TẾ 52B
4
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
1.1.2. Lĩnh vực hoạt động
- Kinh doanh Xuất Nhập khẩu Máy xây dựng:
Lĩnh vực Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng Vinacoma đã và
đang dần được khẳng định uy tín của mình trên thị trường trong và ngoài nước,
bao gồm các sản phẩm:
+ Máy móc thiết bị thi công (Máy xúc đào, máy ủi, xe lu, xe sàn gạt…)
+ Xe tải và thiết bị khoan.
+ Khoan cọc nhồi.
+ Xe và thiết bị cẩu (Cẩu bánh xích, bánh lốp, xe cẩu tải…).
+ Xe và Thiết bị khai khoáng mỏ;…

Các dịch vụ cung cấp về Máy móc thiết bị xây dựng:
+ Nhập khẩu máy móc thiết bị theo yêu cầu.
+ Nhận ủy thác Xuất nhập khẩu.

+ Dịch vụ ký gửi xe.
+ Vận tải Quốc tế và vận chuyển Thiết bị Nội địa.
+ Cung cấp phụ tùng chính hãng.
- Thương mại điện tử
Triển khai và phát triển các dịch vụ Công nghệ Thương mại điện tử
chuyên sâu là định hướng và mục tiên lâu dài của công ty Cổ phần phát triển
Máy xây dựng Việt Nam. Ngay từ khi bắt đầu triển khai lĩnh vực này, Ban lãnh
đạo công ty đã đưa ra những định hướng và chiến lược chuyên sâu về các dự án
dài hạn. Mục tiêu chung là phát triển mạnh tính chiến lược toàn ngành và sớm
hội nhập thương trường Quốc tế.
Các dự án Thương mại Điện tử - Sàn giao dịch máy móc thiết bị trực tuyến của
Công ty hiên nay bao gồm:
+ www.mayxaydung.vn – Sàn giao dịch máy móc thiết bị xây dựng trong nước.
+ www.machinfo.com – Sàn giao dịch máy móc thiết bị xây dựng quốc tế.
- Marketing và Truyền thông
Với mong muốn phát triển lĩnh vực Marketing & Truyền thông gắn liền
với các giải pháp công nghệ hàng đầu đem tới cho khách hàng các dịch vụ quảng
bá hình ảnh và sản phẩm tốt nhất, Công ty Cổ phần phát triển Máy xây dựng Việt
Nam VINACOMA.,JSC kết nối và gia tăng giá trị đầu tư thông qua các hoạt
NGUYỄN VĂN TRUNG – LỚP QTKD QUỐC TẾ 52B
5
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
động truyền thông một cách hiệu quả nhất với rất nhiều dự án kế hoạch đầu tư,
sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng trong nước và quốc tế.
Các sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vực Marketing & Truyền thông của công ty bao
gồm:
+ Xây dựng và phát triển các dự án kênh truyền thông, internet và công
nghệ thông tin.
+ Cung cấp giải pháp dịch vụ Internet marketing và truyền thông số,
Quảng cáo trực tuyến, Web Services,

+ Tổ chức và triển khai các sự kiện truyền thông nhằm kết nối, Xúc tiến
đầu tư, Kêu gọi đầu tư, PR và Quảng bá thương hiệu…
+ Đầu tư vào dự án Xây dựng và công nghệ tiềm năng.
Các đối tác kinh doanh:
- Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thiết bị Mỏ Hàn Việt (HAVIMEX
JCS)
- Công ty Trách nhiệm hữu hạn ISUZU Việt Nam
- Công ty Máy xây dựng KOBELCO Việt Nam
- Công ty Cổ phần Bất động sản Điện lực Sài gòn
1.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức
Bộ máy quản trị của VINACOMA., JSC là mô hình tổ chức theo chức
năng. Điều này tạo nên sự chuyên môn hóa giữa các phòng, ban, giúp cho việc
quản trị dễ dàng, phân công công việc rõ ràng, không bị chồng chéo, sự liên kết
và hỗ trợ giữa các phòng, ban cũng trở nên chặt chẽ hơn. Hơn nữa, việc theo dõi
các hoạt động của các phòng ban phục vụ chiến lược kinh doanh chung của công
ty cũng trở nên thuận tiện, giúp Giám đốc nhanh chóng nhận ra những sự cố và
xử lý kịp thời, tạo nên sự nhịp nhàng, ăn khớp trong hoạt động giữa các bộ phận,
đảm bảo thực hiện theo chiến lược chung của toàn công ty.
NGUYỄN VĂN TRUNG – LỚP QTKD QUỐC TẾ 52B
6
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu các bộ phận chức năng Công ty Cổ phần Phát triển
Máy xây dựng Việt Nam
(Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự VINACOMA., JSC)
• Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy quản trị của
VINACOMA., JSC
- Hội đồng quản trị:
Là bộ phận đứng đầu và có vai trò quan trọng nhất, gồm có 3 cổ đông góp
vốn và sáng lập có chức năng định hướng hoạt động của cả công ty trong dài hạn
thông qua chiến lược kinh doanh, chiến lược tài chính, nhân sự, marketing của

công ty; quyết định các nhân sự chủ chốt, tham mưu, kiểm tra và đánh giá hoạt
động của Giám đốc điều hành để thực hiện thành công chiến lược của công ty.
- Giám đốc điều hành:
Điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty, thực hiện các quyết
định, Nghị quyết của Hội đồng quản trị. Lập kế hoạch chiến lược và các kế hoạch
nhằm phát triển công ty, theo dõi tình hình kinh doanh của công ty và báo cáo
với Hội đồng quản trị. Ngoài ra, Giám đốc điều hành có trách nhiệm thay mặt
doanh nghiệp, ký kết các hợp đồng kinh tế, đại diện để giao dịch với các cơ quan
Nhà nước với các bên thứ ba và trước tòa án về mọi vấn đề có liên quan đến hoạt
động của doanh nghiệp trong khuôn khổ quy định của điều lệ doanh nghiệp. Tổ
chức bộ máy công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, phân công trách nhiệm và quản lý
hoạt động của các phòng ban cấp dưới.
- Phòng Kinh doanh:
Đối với VINACOMA., JSC, phòng kinh doanh là một phòng ban có vai
trò rất quan trọng và được tập trung đội ngũ nhân viên chất lượng, có kỹ năng,
kinh nghiệm và nghiệp vụ bán hàng tốt với nhiệm vụ chính là tìm khách hàng
NGUYỄN VĂN TRUNG – LỚP QTKD QUỐC TẾ 52B
7
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
mua sản phẩm máy xây dựng của công ty, tạo đầu ra cho sản phẩm, mang về lợi
nhuận cho công ty. Để thục hiện được chức năng của mình, Phòng kinh doanh
của VINACOMA., JSC có nhiệm vụ lập nên các kế hoạch kinh doanh, lên
phương án tiêu thụ sản phẩm và trình lên Giám đốc; tìm kiếm và duy trì thị
trường đầu ra, phát triển khách hàng cho công ty; phối hợp với các bộ phận khác
trong công ty để thực hiện các quyết định của Giám đốc trên cơ sở tối thiểu hóa
chi phí và tối đa hóa lợi nhuận, đảm bảo sự tăng trưởng bền vững cho công ty.
- Phòng Hành chính Nhân sự:
Phòng hành chính nhân sự của VINACOMA., JSC có chức năng quản lý
nguồn nhân lực của công ty, tham mưu cho Giám đốc trong việc tổ chức và phân
công hoạt động cho các phòng ban khác trong bộ máy quản trị, bố trí nhân sự

phù hợp để cùng các phòng ban khác tạo nên sự hoạt động nhịp nhàng, thực hiện
đúng chiến lược chung của toàn công ty. Chức năng, nhiệm vụ chính của phòng
hành chính nhân sự là việc quản lý nguồn nhân lực hiện có của công ty thông qua
các hoạt động tuyển dụng, đào tạo, phát triển nhân viên, sa thải người lao động
gắn liền với việc soạn thảo, ban hành các nội quy, quy chế của công ty, tiến hành
theo dõi, chấm công và thực hiện các chế độ lương thưởng cho các nhân viên
trong công ty.
- Phòng Kế toán:
Quản lý dòng tiền vào – ra của công ty, ghi chép hoạch tách thu chi từ các
hoạt động kinh doanh của công ty, lập báo cáo tình hình tài chính của công ty
theo các giai đoạn và thời điểm; quản lý tài sản, nguồn vốn của công ty. Trích lập
các quỹ của công ty, tính toán các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo Luật
định.
Ngoài ra, một chức năng khác rất quan trọng đối với bộ phận kế toán của
VINACOMA.,JSC là lên các kế hoạch về tài chính, tham mưu cho Giám đốc các
vấn đề về tài chính nhằm tối ưu hóa lợi nhuận cho công ty.
- Phòng Công nghệ:
Phòng công nghệ của VINACOMA., JSC có mối liên hệ mật thiết với
phòng kinh doanh trong việc cập nhật và cải tiến công nghệ cho các sản phẩm
của công ty để sản phẩm của công ty có vị thế cạnh tranh cao hơn trên thị trường
máy xây dựng trong nước.
Bên cạnh đó, phòng công nghệ còn là bộ phận có chức năng đảm bảo tính
hiệu quả của công nghệ thông tin, liên lạc trong nội bộ doanh nghiệp, cung cấp
các công nghệ hiện đại, đặc biệt là các công nghệ liên quan đến lĩnh vực thương
NGUYỄN VĂN TRUNG – LỚP QTKD QUỐC TẾ 52B
8
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
mại điện tử cho phòng Truyền thông để phát triển lĩnh vực kinh doanh Thương
mại điện tử của công ty.
- Phòng Xuất Nhập khẩu:

Phòng Xuất Nhập khẩu có sự liên hệ chặt chẽ với phòng Kinh doanh,
phục vụ nhu cầu nhập hàng máy xây dựng về nước để đảm bảo nguồn hàng cho
phòng Kinh doanh. Chức năng chính của phòng Xuất nhập khẩu là tiến hành các
hoạt động nhập khẩu máy móc xây dựng theo kế hoạch kinh doanh của phòng
Kinh doanh; kết hợp với phòng Kế toán và Kinh doanh để có kế hoạch nhập
hàng, lưu kho, bãi thích hợp, đảm bảo số lượng, chất lượng, tiến độ nhập hàng
cho công ty.
- Phòng Truyền thông:
Phòng truyền thông là phòng có vai trò hỗ trợ cao nhất đối với phòng
Kinh doanh trong việc quảng bá hình ảnh và thương hiệu công ty thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng, các buổi hội thảo, triển lãm máy móc xây dựng.
Chức năng chính của phòng Truyền thông là trên cơ sở chiến lược chung của
công ty, lập các kế hoạch về Marketing để giúp công ty đạt được mục tiêu về
quảng bá thương hiệu, nâng cao uy tín trên thị trường và thông qua đó, thu hút
thêm nhiều khách hàng tiềm năng cho công ty, mở rộng thêm các đối tác làm ăn,
giúp việc kinh doanh của công ty đạt được các yêu cầu về doanh số, lợi nhuận và
có tính bền vững.
1.2. CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG TÁC ĐỘNG TỚI HOÀN THIỆN QUY
TRÌNH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÁY
XÂY DỰNG VIỆT NAM
1.2.1 Nhân tố bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý, tổ chức hành chính là một trong những nhân tố có tác
động trực tiếp tới hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp nói chung và đối với việc hoàn thiện quy trình nhập khẩu máy xây dựng
của công ty Cổ phần Phát triển Máy xây dựng Việt Nam VINACOMA., JSC nói
riêng.
Bộ máy quản trị của VINACOMA., JSC được tổ chức theo mô hình phân
theo chức năng nên có sự chuyên môn hóa cao giữa các bộ phận. Sự phân công
về chức năng nhiệm vụ của các phòng ban rất rõ ràng và có sự liên kết, hỗ trợ lẫn
nhau, đặc biệt là giữa các phòng Nhân sự, phòng Marketing, phòng Xuất Nhập

khẩu với phòng Kinh doanh tạo nên sự nhịp nhàng và ăn khớp về hoạt động giữa
các phòng ban với nhau.
NGUYỄN VĂN TRUNG – LỚP QTKD QUỐC TẾ 52B
9
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Ngoài ra, với cấu trúc gọn nhẹ, không cồng kềnh cũng giúp cho việc điều hành
và quản lý, giám sát của Giám đốc đối với các bộ phận cấp dưới diễn ra nhanh
chóng, dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn.
Như vậy, nhân tố bộ máy quản lý, tổ chức hành chính là nhân tố có tác
động tích cực đối với việc hoàn thiện quy trình nhập khẩu máy xây dựng của
công ty Cổ phần Phát triển Máy xây dựng Việt Nam. Sự phù hợp về mô hình tổ
chức bộ máy quản trị giúp cho việc nhận diện và sửa đổi các sai sót từ các sự cố,
những khiếm khuyết trong quy trình nhập khẩu trở nên nhanh chóng và dễ dàng
hơn.
1.2.2. Nguồn tài chính
Nguồn tài chính là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng mở rộng và
phát triển quy mô của doanh nghiệp. VINACOMA., JSC là công ty thương mại
chuyên nhập khẩu máy móc xây dựng nên yêu cầu về nguồn vốn tài chính là rất
lớn, do đó, nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của công
ty. Nguồn vốn lớn đảm bảo tính thanh khoản cho công ty khi thực hiện các hợp
đồng, đơn hàng lớn được thuận lợi hơn, tạo nên uy tín cao hơn đối với các đối tác
mà công ty nhập hàng.
Trải qua gần 6 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh máy xây dựng,
nguồn vốn của công ty đã từng bước được bổ sung. Tuy nhiên, đây vẫn là một
trong những nhân tố tạo nên nhiều bất lợi cho hoạt động nhập khẩu máy xây
dựng của công ty khi thực hiện cùng lúc nhiều đơn hàng máy xây dựng có giá
trị lớn.
Bảng 1.1 : Cơ cấu nguồn vốn năm 2013
Nguồn vốn Lượng vốn (VNĐ) Cơ cấu (%)
Vốn vay 4,800,000,000 40 %

Vốn chủ sở hữu 7,200,000,000 60%
Tổng số 12,000,000,000 100%
(Nguồn: Phòng Kế toán công ty)
Qua bảng cơ cấu nguồn vốn trên có thể thấy, công ty có cơ cấu vốn an
toàn với số vốn vay thấp hơn 50% (vốn vay chiếm 40%) vốn chủ sở hữu chiếm
60%. Với cơ cấu vốn như trên thì đối với những đơn hàng có giá trị vừa và nhỏ
thì có thể đảm bảo thực hiện nhanh chóng và đơn giản trong phương thức thanh
toán. Tuy nhiên, với các hợp đồng nhập khẩu máy xây dựng có giá trị lớn thì
nguồn vốn của công ty với tổng số 15 tỷ đồng với 40% là vốn đi vay khiến cho
NGUYỄN VĂN TRUNG – LỚP QTKD QUỐC TẾ 52B
10
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
tính thanh khoản của nguồn vốn không cao và khó khăn trong việc thanh toán để
đảm bảo đúng tiến độ.
Như vậy, nhân tố về nguồn tài chính mặc dù có những tác động thuận lợi
trong việc đảm bảo cơ cấu vốn an toàn cho công ty, đảm bảo sự phát triển bền
vững nhưng vẫn là nhân tố có nhiều tác động bất lợi cho hoạt động nhập khẩu từ
các đơn hàng giá trị lớn. Do đó, đối với việc hoàn thiện quy trình nhập khẩu máy
xây dựng của công ty thì đây là yếu tố bất lợi, gây khó khăn trong việc lựa chọn
phương thức thanh toán phù hợp để tối ưu quy trình nhập khẩu máy móc của
công ty.
1.2.3. Nhân tố con người
Đối với bất kỳ công ty nào thì con người luôn là nhân tố quyết định đến sự
thành công của doanh nghiệp.
Bảng 1.2: Lao động theo độ tuổi qua các năm 2010 – 2013
Lao động theo độ tuổi 2010 2011 2012 2013
Tuổi từ 22 - 25 15 10 12 16
Tuổi từ 26 - 30 24 15 18 21
Tuổi từ 31 - 40 6 3 3 3
Tổng cán bộ nhân viên 45 28 33 40

(Nguồn: Phòng hành chính công ty)
Công ty cổ phần phát triển máy xây dựng Việt Nam hướng tới sự phát
triển năng động luôn nắm bắt thời đại, và cùng phát triển. Để làm điều đó yếu tố
quan trọng là cần phải có một đội ngũ nhân sự trẻ trung, với sự nhiệu huyết của
tuổi trẻ, sự đổi mới sáng tạo trong công việc và trí tuệ trẻ sẽ đưa công ty tới
những mục tiêu và thực hiện được những chiến lược phát triển mà công ty đặt ra.
Sự nhiệt huyết của tuổi trẻ với trí tuệ sẽ là sự tỏa sáng đưa công ty phát triển.
Căn cứ vào bảng “Lao động theo độ tuổi qua các năm 2010 – 2013” cho
chúng ta thấy được toàn thể đội ngũ nhận sự của công ty cổ phẩn phát triển máy
xây dựng Việt Nam là một tập thể những con người còn rất trẻ, từ ban lãnh đạo
cho đến những cán bộ nhân viên trong công ty, độ tuổi trung bình của đội ngũ
nhân sự công ty là 26 tuổi.
Bảng 1.3: Nhân sự phòng Xuất Nhập khẩu theo độ tuổi qua các năm 2010 – 2013
Lao động theo độ tuổi 2010 2011 2012 2013
Tuổi từ 22 - 25 2 2 3 3
Tuổi từ 26 - 30 3 5 4 5
Tuổi từ 31 - 40 3 3 3 4
Tổng cán bộ nhân viên 8 10 10 12
(Nguồn: Phòng hành chính công ty)
NGUYỄN VĂN TRUNG – LỚP QTKD QUỐC TẾ 52B
11
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Dựa vào bảng “Nhân sự phòng Xuất Nhập khẩu theo độ tuổi qua các năm
2010 – 2013” có thể thấy có đến khoảng hơn ¼ nhân sự của công ty tập trung ở
phòng Xuất Nhập khẩu trực tiếp thực hiện hoạt động nhập khẩu máy xây dựng
cho công ty. Nhân sự của phòng Xuất Nhập khẩu chủ yếu có độ tuổi từ 26 đến 40
là những lao động trẻ, nhiệt huyết với công việc nhưng cũng đã có thâm niên
nhất định trong công việc kinh doanh.
Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn của nhân lực trong công ty cũng là một
yếu tố hết sức quan trọng đóng góp vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của công

ty. Về trình độ học vấn, đội ngũ nhân viên của VINACOMA., JSC hầu hết có
trình độ từ Đại học trở lên. Riêng phòng xuất nhập khẩu, tất cả lao động đều có
trình độ Đại học trở lên, được đào tạo với kiến thức chuyên môn cao, có thể đáp
ứng được các yêu cầu cao đối với công việc.
Bảng 1.4: Lao động theo trình độ qua các năm 2010 – 2013
Lao động theo trình độ 2010 2011 2012 2013
Thạc sỹ 3 2 2 2
Đại học 32 28 20 23
Cao đẳng 10 10 11 15
Tổng cán bộ nhân viên 45 28 33 40
(Nguồn: Phòng hành chính công ty)
Bảng 1.5: Nhân sự phòng Xuất Nhập khẩu theo trình độ qua các năm 2010 – 2013
Lao động theo trình độ 2010 2011 2012 2013
Thạc sỹ 1 1 1 1
Đại học 6 9 9 10
Cao đẳng 1 0 0 0
Tổng cán bộ nhân viên 8 10 10 11
(Nguồn: Phòng hành chính công ty)
Như vậy, xét về nhân tố con người thì VINACOMA., JSC hội tụ đội ngũ
nhân sự trẻ, có trình độ chuyên môn cao, đây là yếu tố tạo thuận lợi cho việc
hoàn thiện quy trình nhập khẩu máy xây dựng của công ty.
1.2.4. Nhân tố tổ chức mạng lưới kinh doanh
Khách hàng của công ty phân bố trên khắp cả nước, nhưng tập trung chủ
yếu ở hai thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nơi
giao thương tập trung rất nhiều máy móc trong cả nước. Do đó mạng lưới kinh
doanh của công ty chủ yếu được thiết lập ở hai địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh.
Bảng 1.6: Danh sách khách hàng phân theo khu vực năm 2012
NGUYỄN VĂN TRUNG – LỚP QTKD QUỐC TẾ 52B
12

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Khu vực địa lý
Số lượng
khách hàng
đại lý
Số lượng
khách hàng lẻ
Hà nội và các tỉnh gần khu vực Hà Nội 25 30
Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh gần thành
phố Hồ Chí Minh
30 42
Các tỉnh Tây Bắc và Đông Bắc 12 15
Các tỉnh Miền Trung 9 12
Các tỉnh Tây Nguyên 10 15
Các tỉnh Nam Bộ (không kể thành phồ Hồ Chí
Minh)
22 28
(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty)
Nguồn vốn của công ty luôn tăng lên qua các năm, do kết quả kinh doanh
có lời lên một phần lợi nhuận được tái đầu tư, phát triển thị trường, mở rộng
mạng lưới kinh doanh.
Đây là điểm thuận lợi để công ty phát triển và hoàn thiện được quy trình
nhập khẩu của mình.
1.3. CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG TỚI HOÀN THIỆN QUY
TRÌNH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÁY
XÂY DỰNG VIỆT NAM
1.3.1. Tỷ giá hối đoái
Hoạt động xuất nhập khẩu của bất kỳ công ty nào trong nền kinh tế thị
trường ngày nay đều chịu tác động của nhân tố tỷ giá hối đoái. Việc sử dụng
ngoại tệ, sự tham gia của nhiều loại tiền tệ trong thanh toán khiến cho những biến

động về tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp đến hoạt động nhập khẩu của công
ty Cổ phần Phát triển Máy xây dựng Việt Nam.
Với thị trường nhập khẩu của công ty chủ yếu là Nhật Bản, Mỹ và một số
nước EU, sự biến động về tỷ giá của các đồng tiền thuộc các khu vực trên trong
thời gian vừa qua hầu hết tạo nên những tác động bất lợi cho hoạt động nhập
khẩu máy xây dựng của công ty khi mà tỷ giá các đồng tiền JPY, USD, GBP,
EUR… có xu hướng tăng lên trong đó thể hiện rõ nhất là đồng đô la Mỹ (USD).
Biểu đồ 1. Biến động tỷ giá hối đoái VND/USD bình quân giai đoạn 2010 – 2013
NGUYỄN VĂN TRUNG – LỚP QTKD QUỐC TẾ 52B
13
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Tuy nhiên, sự biến động về tỷ giá mặc dù có xu hướng bất lợi cho việc
hoàn thiện quy trình nhập khẩu nhưng mức độ ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động
hoàn thiện quy trình nhập khẩu của công ty lại có xu hướng giảm theo từng năm
trong giai đoạn 2010 đến 2013 thể hiện ở mức độ tăng của tỷ giá hối đoái ngày
càng giảm. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nếu như giai đoạn 2008 - 2010,
tỷ giá VND/USD luôn biến động tăng ở mức mức cao, thì nay xu hướng này đã
co lại và giảm xuống mức rất thấp. Cụ thể: năm 2008 tăng 6,31%, năm 2009 tăng
10,07%, năm 2010 tăng 9,68%, thì đến năm 2011 chỉ tăng 2,2%; năm 2012 là
0,96%; năm 2013 chỉ tăng ở mức 0,84%.
1.3.2. Chính sách pháp luật trong nước và quốc tế
Kinh doanh trong môi trường quốc tế liên quan đến nhiều hệ thống pháp
luật, trong đó, luật Quốc tế, luật Quốc gia và các Tập quán thương mại, các Hiệp
định thương mại giữa các nước… là các loại luật chi phối chủ yếu hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hóa giữa các nước với nhau.
Về chính sách pháp luật trong nước, Việt Nam khuyến khích xuất khẩu
hơn là nhập khẩu và có các chính sách hạn chế nhập khẩu thông qua các công cụ
về thuế quan, phi thuế quan và hạn ngạch. Trong lĩnh vực máy xây dựng, việc
hạn chế nhập khẩu được nới lỏng hơn vì máy xây dựng thuộc loại hàng hóa công
nghệ (chính sách hạn chế nhập khẩu tập trung hạn chế nhập khẩu các mặt hàng

lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng). Về Luật, gần đây nhất Theo Bộ Công
Thương, ngày 20 tháng 11 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị
định số 187/2013/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt
động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và
quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. Nghị định đáp ứng yêu cầu quản lý xuất nhập
khẩu trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của WTO và tham gia ký kết
NGUYỄN VĂN TRUNG – LỚP QTKD QUỐC TẾ 52B
14
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương khác, nhằm góp phần xử lý
các vướng mắc, bất cập phát sinh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thời gian qua.
Về chính sách pháp luật quốc tế, Việt Nam hiện là thành viên của tổ chức
thương mại Thế giới WTO, diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
(APEC)… cùng với quan hệ hữu nghị hợp tác của Việt Nam với các nước trên
thế giới thì việc tự do hóa thương mại ngày càng thể hiện rõ nét trong thuế quan,
hạn ngạch về hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam sang các nước trên thế giới.
Sự chặt chẽ của Luật trong nước, các chính sách pháp luật hỗ trợ hoạt
động nhập khẩu hàng máy móc và sự tự do hóa về thương mại thế giới là nhân tố
có tác động tích cực đến hoạt động nhập khẩu và hoàn thiện quy trình nhập khẩu
cho công ty Cổ phần Phát triển Máy xây dựng Việt Nam.
1.3.3. Yếu tố hạ tầng cơ sở phục vụ mua bán hàng hóa quốc tế
Các yếu tố hạ tầng cơ sở phục vụ cho mua việc mua bán hàng hóa quốc tế
có tác động trực tiếp đến việc hoàn thiện quy trình nhập khẩu máy xây dựng của
công ty Cổ phần Phát triển Máy xây dựng Việt Nam, bao gồm:
- Hệ thống cảng biển: Tính đến 2013, Việt Nam hiện có 266 cảng biển lớn
nhỏ tại 24 tỉnh, thành vùng duyên hải. Trong đó, 9 cảng có khả năng cải
tạo, nâng cấp để tiếp nhận tầu 50 DWT (loại tầu trung bình của thế giới)
hoặc tầu chở container đến 3000 TEU. Hệ thống cảng biển có thể chia
thành 5 khu vực chính: vùng ven biển Bắc Bộ với 2 khu vực lớn là Hải
Phòng và Quảng Ninh; vùng Bắc Trung Bộ bao gồm cảng biển ở các tình

Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh; vùng ven biển Trung Trung Bộ với cảng
Hòn La (Quảng Bình), cảng Chân Mây (Huế), cảng Đà Nẵng (Đà Nẵng),
cảng Kỳ Hà (Quảng Nam) và cảng Dung Quất (Quãng Ngãi); vùng biển
Nam Trung Bộ với cảng Quy Nhơn (Bình Định), cảng Văn Phong, Cam
Ranh (Khánh Hòa); vùng ven biển Nam Bộ và cả phần Tây Nam và các
đảo với cảng Sài Gòn là cảng biển lớn nhất nước ta hiện nay, cảng Cần
Thơ…
Các dự án về cảng biển lần lượt đi vào khai thác nhưng những bất cập về
sự thiếu đồng bộ trong quy hoạch phát triển kinh tế cảng mới được nhận diện. Đó
là thiếu những trung tâm dịch vụ Logistics sau cảng. Cảng mọc lên quá nhiều
nhưng bến trung chuyển, các kho bãi hỗ trợ nhu cầu của cảng lại không phát
triển. Xét một cách tổng thể, hệ thống cảng biển ở Việt Nam còn chưa phát triển,
cảng biển nhỏ lẻ thì rất nhiều nhưng cảng lớn thì ít, các cảng lớn của Việt Nam
đều nằm gần các thành phố lớn và ở sâu phía trong khu vực cửa sông nên Việt
NGUYỄN VĂN TRUNG – LỚP QTKD QUỐC TẾ 52B
15
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Nam lại không có cảng nước sâu cho tầu tải trọng lớn (tầu mẹ) vào bốc xếp, dỡ
hàng hóa. Các tầu lớn đều phải neo đậu ở các cảng Cao Hùng (Đài Loan),
Singapore để chờ tàu nhỏ chở hàng từ Việt Nam ra và ngược lại gây phát sinh chi
phí vận chuyển, mất nhiều thời gian.
Tuy nhiên, đối với hoạt động nhập khẩu của công ty Cổ phần Phát triển
Máy xây dựng Việt Nam thì đây không phải là trở ngại lớn. Do tính chất của đơn
hàng nhập khẩu với số lượng 1 đơn hàng không nhiều nên việc vận chuyển khá
thuận lợi khi công ty chọn cảng Hải Phòng và cảng Sài Gòn, cảng Đà Nẵng là 3
cảng chính để thực hiện việc nhập khẩu máy vào Việt Nam.
- Hệ thống ngân hàng: Sự phát triển của hệ thống ngân hàng tạo thuận lợi
cho doanh nghiệp trong thanh toán quốc tế cũng như tăng khả năng huy
động vốn cho doanh nghiệp.
Với sự mở cửa và hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, sự mở

cửa của hệ thống Ngân hàng, các Ngân hàng nước ngoài theo lộ trình sẽ
dần dần nới lỏng hoạt động và được đối xử bình đẳng trong kinh doanh
trên thị trường Việt Nam. Do vậy, các ngân hàng thương mại sẽ không thể
chỉ tập trung vào các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống mà sẽ còn hướng
đến các sản phầm dịch vụ mới như bảo lãnh, bao thanh toán, các hợp đồng
phái sinh để trở thành những ngân hàng đa năng, hiện đại. Đây là điểm
thuận lợi cho hoạt động hoàn thiện quy trình nhập khẩu của các doanh
nghiệp nói chung và cho công ty Cổ phần Phát triển Máy xây dựng Việt
Nam nói riêng.
- Hệ thống bảo hiểm: Hệ thống bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm hàng hóa xuất
nhập khẩu phát triển giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trong vận
chuyển hàng hóa quốc tế.
Ở Việt Nam, sau gần 30 năm đổi mới, hoạt động xuất nhập khẩu đã trở
thành động lực phát triển lớn của nền kinh tế. Kim ngạch xuất nhập khẩu
hàng năm đã tăng từ 20% đến gần 30% trong nhiều năm liền, cao hơn tốc
độ tăng trưởng của sản xuất. Do hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng
nhộn nhịp nên nhu cầu bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu cũng tăng
theo. Tính đến cuối 2000, các nhà bảo hiểm Việt Nam mới chỉ bảo hiểm
được 4.7% kim ngạch hàng xuất khẩu và hơn 23% kim ngạch hàng nhập
khẩu. Đến 2013, con số này đã lên đến 19 % kim ngạch hàng xuất khẩu,
31 % kim ngạch hàng nhập khẩu. Mặc dù đây là tiến bộ của ngành bảo
hiểm nhưng còn rất nhiều hạn chế so với tiềm năng của ngành.
NGUYỄN VĂN TRUNG – LỚP QTKD QUỐC TẾ 52B
16
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Nhìn chung, sự phát triển của ngành bảo hiểm ở Việt Nam trong lĩnh vực bảo
hiểm hàng hải, hàng hóa xuất nhập khẩu còn nhiều hạn chế. Đây là yếu tố có tác
động bất lợi cho VINACOMA., JSC khi nhập khẩu hàng máy xây dựng đa số
đều mua với giá FOB, làm giảm lợi nhuận của công ty, từ đó gây bất lợi cho việc
hoàn thiện quy trình nhập khẩu máy xây dựng của công ty.

NGUYỄN VĂN TRUNG – LỚP QTKD QUỐC TẾ 52B
17
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU MÁY
XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÁY XÂY DỰNG VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2013
2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY XÂY DỰNG
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÁY XÂY DỰNG VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2009 – 2013
2.1.1. Kim ngạch nhập khẩu của công ty qua các năm
Tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty qua các năm được thể hiện ở sơ
đồ sau đây:
Năm 2010, sau gần 2 năm kinh doanh trong lĩnh vực máy xây dựng,
VINACOMA., JSC đã có được thị trường nhập khẩu ổn định từ Nhật Bản và Hàn
Quốc với tổng kim ngạch nhập khẩu 7.100 tỷ đồng.
Năm 2011, 2012 nổi bật với sự đóng băng của thị trường bất động sản và
sự khó khăn chung của nền kinh tế gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của
công ty. Kim ngạch nhập khẩu xây dựng trong giai đoạn này tăng chậm từ 7560
tỷ đồng năm 2011 lên 8.372 tỷ đồng năm 2012.
Năm 2013, môi trường kinh tế vĩ mô tương đối ổn định với mức lạm phát
ở mức vừa phải 6.04% và tỷ giá khá ổn định trong thời gian dài (tỷ giá giao dịch
trung bình của ngân hàng thương mại chỉ tăng khoảng 1.6% trong năm 2013), thị
trường bất động sản cũng bắt đầu có dấu hiện “ấm dần” lên so với thời kỳ đóng
băng trước đó, tổng kim ngạch nhập khẩu máy xây dựng của Công ty năm 2012
là 8.372 triệu đồng đến năm 2013 tăng mạnh với 15.850 triệu đồng.
NGUYỄN VĂN TRUNG – LỚP QTKD QUỐC TẾ 52B
18
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
2.1.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty
Các loại máy xây dựng 2009 2010 2011 2012

Xe cẩu 2,352 2.500 3.452 4.586
Máy xúc 3,526 5.452 4.782 3.589
Các loại máy xây dựng
khác
1,684 404 886 2,055
Tổng doanh thu 7,562 8,356 9,120 10,230
(Nguồn: Phòng kế toán của công ty)
2.1.3. Thị trường nhập khẩu
Với đặc thù của ngành, khách hàng của công ty về mặt hàng máy xây
dựng luôn có những đòi hỏi cao về chất lượng, độ bền, Do đó, để đáp ứng được
những yêu cầu cao của khách hàng, công ty Cổ phần Phát triển Máy xây dựng
Việt Nam đã nghiên cứu kỹ các mặt hàng máy xây dựng ở các nước phát triển, có
nền công nghiệp cơ khí lâu đời, phân tích và so sánh để tìm ra đối tác nhập hàng
cho công ty.
Hiện tại, sau hơn 5 năm kinh doanh nhập khẩu máy xây dựng,
VINACOMA., JSC đã thiết lập được mối quan hệ hợp tác với các đối tác Mỹ,
Nhật Bản, Hàn Quốc và một số đối tác ở khu vực EU với nguồn hàng lớn, ổn
định, chất lượng cao, giá cả cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Công ty nhập khẩu các loại máy xây dựng từ các nước phát triển (Nhật
Bản, Mỹ, Canada, Hàn Quốc,…), tìm thêm thị trường các nước mới, đi sâu hơn
vào các thị trường nhập khẩu hiện tại. Đặt quan hệ hợp tác lâu dài với các nhà
cung hiện tại, đồng thời tìm kiếm thêm các nhà cung mới, để có thể lựa chọn
được nhà cung cấp với chất lượng và giá cả tốt nhất. Khi đó, công ty sẽ có nguồn
hàng máy xây dựng nhập khẩu lớn hơn, không bị lệ thuộc quá lớn vào một vài
nhà cung máy xây dựng trên thị trường nhập khẩu, trước đây công ty hay nhập
một số đối tác từ Nhật, nay có cơ hội làm việc với nhiều đối tác hơn.
2.1.4. Hình thức nhập khẩu
Kể từ khi thành lập năm 2008 đến nay, với nguồn nhân lực có chuyên
môn, nghiệp vụ cao trong tìm kiếm đối tác, đàm phán ký kết hợp đồng cũng như
thực hiện các thủ tục nhập khẩu… cùng với lượng vốn lưu động sẵn có của công

ty luôn có khả năng đáp ứng cho các đơn hàng nhập khẩu, VINACOMA., JSC
chủ yếu sử dụng hình thức nhập khẩu trực tiếp.
NGUYỄN VĂN TRUNG – LỚP QTKD QUỐC TẾ 52B
19

×