Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn đề tài tiếng kêu cứu của đôi tai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.57 KB, 10 trang )

Thông tin về thí sinh:
Họ và tên: Nguyễn Minh Trang
Ngày sinh: 10/ 2 / 2002 Giới tính: Nữ
Lớp 7E- Trường THCS Lê Quý Đôn
Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải
quyết các vấn đề thực tiễn
1. Tình huống
Gần đây, bố em thường bị đau đầu, chị em cũng nói chị thường xuyên bị ù tai. Những
triệu chứng này luôn làm phiền việc công tác và học tập của bố và chị.
Em đã thử nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân tại sao và em đã tìm ra được câu trả lời cho
mình.
Đề tài: Tiếng kêu cứu của đôi tai

2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Em thực hiện bài nghiên cứu này để nhắc nhở mọi người về hậu quả của việc ô nhiễm
tiếng ồn, giúp họ bảo vệ sức khỏe của chính mình và mọi người xung quanh, nâng cao ý
thức của mỗi người và tích cực tuyên truyền để có những hành động cụ thể từ phía mọi
người để giảm lượng ô nhiễm tiếng ồn, góp phần tạo nên một cuộc sống tươi đẹp hơn.
3. Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan để giải quyết tình huống
Để giải quyết tình huống này, em sẽ vận dụng các kiến thức liên môn: Ngữ Văn, Sinh
học, Vật lý, GDCD, Toán, Địa lý. Cụ thể như sau:
Theo những gì em biết và được dạy trong môn Vật Lý thì âm thanh là sự giao động áp
lực di chuyển xuyên qua môi trường mà tai người có thể cảm nhận được. Âm thanh được
tạo ra bởi sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng.
Số dao động trong một giây được gọi là tần số, có đơn vị là héc (Hz). Thông thường, tai
người có thể nghe từ 20 Hz đến 20000 Hz. Những âm có tần số dưới 20 Hz gọi là hạ âm,
trên 20000 Hz gọi là sóng siêu âm.
Tập hợp của những âm thanh có cường độ, tần số khác nhau, hỗn loạn gây cảm giác khó
chịu cho người nghe gọi là tiếng ồn. Đơn vị đo tiếng ồn là dB (decibel) hay còn gọi là
đơn vị đo độ to của âm thanh.


Ngoài ra, tiếng ồn còn được coi là một dạng ô nhiễm môi trường rất nguy hại, ảnh hưởng
đến sức khỏe cộng đồng nhưng lại ít được quan tâm như các loại ô nhiễm khác.
Trong môn Địa lí
Em có thể khẳng định rằng ai trong chúng cũng thấy hiện nay, các nước trên khắp thế
giới đang trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nên có rất nhiều đô thị, siêu đô thị
đã xuất hiện. Mà càng mọc lên nhiều những đô thị, siêu đô thị thì những hoạt động kinh
tế xã hội lại càng xuất hiện nhiều hơn. Theo như phản ánh của người dân thì từ những
hoạt động kinh tế, xã hội, sản xuất… đã sản sinh ra vô vàn các vấn đề cần giải quyết. Đó
là vấn đề ô nhiễm môi trường - một vấn đề nóng hiện nay trên khắp thế giới. Một trong
số những vấn đề vô cùng quan trọng mà được dành ít sự quan tâm là ô nhiễm tiếng ồn.
Hiện nay ở nước Việt Nam ta, nhất là ở các đô thị, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn đã đến
mức báo động. Dựa vào các nghiên cứu cho thấy ô nhiễm tiếng ồn đang có xu hướng gia
tăng tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Theo kết quả nghiên cứu của Sở
Khoa học Công nghệ & Môi trường, tại các điểm khảo sát phổ biến ở Hà Nội (một số nút
giao thông và tuyến phố chính) mức ồn giao thông trung bình 77-82dB, còn tại TP Hồ
Chí Minh những kết quả đo đạc tiếng ồn trên nhiều tuyến đường của thành phố đều vượt
mức cho phép nhiều lần, nhất là các tuyến đường chính trong nội thành vào giờ cao điểm.
Ngay cả trong đêm khuya, tức là từ 23 giờ đến 6 giờ, mức độ tiếng ồn đo được vẫn quá
giới hạn cho phép.
Như vậy mức ồn giao thông hiện nay ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là khá lớn, cao
hơn trỉ số tiêu chuẩn cho phép đối với khu vực công cộng và khu dân cư (50-70dB
vào ban ngày) điều đó có nghĩa là chất lượng cuộc sống ngày càng giảm sút.
Vậy, những nguồn âm gây ra một lượng lớn ô nhiễm tiếng ồn hiện nay do đâu mà ra?
Thực sự, trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, chúng ta đã và đang sống cùng chúng.
Chúng đơn thuần là tiếng ồn từ phương tiện giao thông, từ đường phố, máy bay, đường
sắt, âm nhạc, máy móc công nghiệp
Một tình trạng khá phổ biến và rất đáng chê trách thường xuyên xảy ra ở khắp mọi nơi là
chuyện lạm dụng còi xe. Chỉ cần đi ra đường là mọi người cảm nhận được ngay tình
trạng ô nhiễm tiếng ồn bởi đủ các loại ôtô, xe máy thường bóp còi inh ỏi. Nhiều người
thích dùng loại còi kêu to để dọn đường cho mình đi. Có không ít xe còn sử dụng những

động cơ kêu to bất thường và xả ra nhiều khí thải làm cho người đi sau không chịu nổi.
Điều đó đã làm cho tình trạng ô nhiễm tiếng ồn thêm trầm trọng, thậm chí còn gây ra tai
nạn vì làm cho người đi trước bị giật mình.
Ngoài ra, để thu hút khách, một số cửa hàng bán quần áo thời trang, điện tử, điện máy,
quán ăn thản nhiên bật nhạc âm thanh lớn hết cỡ. Trời mưa hay nắng, sáng hay chiều,
ngày thường hay cuối tuần, những chiếc loa ấy vẫn hoạt động hết công suất. Không
những thế, mỗi cửa hàng lại mở nhạc khác nhau nên tạo ra một mớ âm thanh hỗn độn.
Tiếng nhạc từ anh bán băng đĩa, chị cân đo sức khỏe, bác bán bánh, lời mời chào từ
những anh chàng bán kẹo bông, những thông tin quảng cáo cứ ra rả gây khó chịu cho
người dân xung quanh và những người đi đường.
Môn sinh học cũng đã giúp em hiểu về khả năng chịu ồn của đôi tai mỗi người chúng ta.
Mức ô nhiễm tiếng ồn có thể chấp nhận được là khoảng 40 decibel (dB). Tất cả âm thanh
vượt quá mức này có thể nguy hại đến khả năng nghe và sức khỏe của bạn.
Em đã tìm một số ví dụ điển hình dưới đây để mọi người có thể hình dung rõ hơn về mức
độ tiếng ồn: Khoảng từ 10 đến 20 dB là âm thanh của gió vi vu qua lá cây;khoảng 30 dB
là thì thầm; khoảng 40 dB là tiếng nói chuyện bình thường; khoảng 50 dB là tiếng máy
giặt,; khoảng từ 55 dB đến 80 dB là động cơ xe hơi, xe máy; từ 80 dB đến 85 dB là máy
cắt cỏ, hút bụi, cắt gỗ; từ 90 dB đến 100 dB là âm thanh phát ra ở Công trường xây dựng;
từ 120dB đến 140 dBlà tiếng máy bay lúc cất cánh.
Để mọi người có thể hiểu sâu hơn, em đã lập bảng thống kê mức độ có thể chịu ồn của
đôi tai:
Khoảng từ 50 đến 80 dB tạo ra lực gây cảm giác khó chịu nhưng có thể chịu đựng được
(nhưng không nên vượt quá hai tiếng đồng hồ vì nó có thể gây ra triệu chứng ù tai)
Ở mức 90 dB thì lực sẽ được tạo ra mạnh hơn mà không mang thiết bị bảo vệ đôi tai thì
sẽ tác động đến màng nhĩ, thường bị đau tai, mỗi ngày sức ta chỉ chịu tối đa một giờ,
nhiều hơn thì sẽ có thương tổn nặng về tai (điếc chẳng hạn)
Nếu phải chịu 100 dB thì ta nên mỗi ngày chỉ tối đa 15 phút và phải có thiết bị bảo vệ đôi
tai (Vì lực do nguồn âm này có độ to đạt đến 100 dB được tạo ra rất lớn, có thể gây ra
những thương tổn cho tai và bộ não của chúng ta)
Ở mức trên 105 dB thì mỗi ngày con người chỉ có thể chịu tối đa 5 phút, thương tổn sau

đó vô cùng lớn, có thể sẽ để lại thương tổn vĩnh viễn cho ta (chẳng những về tai mà còn
có thể thương tổn về não)
Theo em, các thương tổn có thể thay đổi tùy theo khoảng cách giữa ta với nguồn ồn và
thời gian chịu ồn. Nhiều thương tổn có thể sẽ là những thương tổn vĩnh viễn, không tái
tạo lại được.
Do sự ô nhiễm tiếng ồn trầm trọng hiện nay, cuộc sống của con người và rất nhiều loài
động vật khác đã không ít phần đổi thay. Đáng buồn là thay đổi theo chiều hướng tụt dốc.
Dưới đây là một số ví dụ điển hình cho sự thay đổi to lớn của cuộc sống trước sự khủng
hoảng của ô nhiễm tiếng ồn:
Có ve như tiếng vo ve phát ra từ động cơ của những con tàu thương mại dọc theo các
tuyến đường biển không chỉ làm thay đổi hành vi của cá voi mà còn ảnh hưởng đến
các loài động vật có vú khổng lồ khác dưới nước. Tiếng ồn ảnh hưởng đến bộ não của
chúng gây căng thẳng và khó chịu, một nghiên cứu mới cho biết.
Hậu quả: Cá voi hoa bị mắc cạn hàng loạt tại New Zealand
Các chú chim két (blackbird) cư trú ở thành phố có xu hướng hót những nốt cao hơn so
với những con cùng loài ở nông thôn, các nhà nghiên cứu cho rằng những âm thanh cao
tới chói tai ấy là để đối phó với sự ô nhiễm tiếng ồn của giao thông thành thị.
Chim két trong công viên thành phố
Những đứa trẻ sống gần những con đường ầm ĩ luôn đối mặt với nguy cơ tăng động và
giảm khả năng chú ý, một nghiên cứu cho thấy.
Mức độ ồn càng lớn thì khả năng tăng động của trẻ càng tăng. (Ảnh: Telegraph)
Kết quả của một cuộc nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ phơi nhiễm tiếng ồn giao thông
ở mức lớn nhất tăng động tới 28% so với những trẻ phơi nhiễm tiếng ồn ở mức thấp nhất.
Mức độ ồn càng lớn thì khả năng ngủ của trẻ càng giảm."Hàng loạt nghiên cứu chỉ ra
rằng các nhân tố môi trường - như chất gây ô nhiễm và tiếng ồn - có thể tác động tới
hành vi và sức khỏe tinh thần của trẻ" (tiếng ồn giao thông có thể tác động tới não của
trẻ trong những giai đoạn phát triển quan trọng, làm tăng nồng độ các hoóc môn gây căng
thẳng hoặc giảm khả năng ngủ và tập trung.)
Bên cạnh đó, môn giáo dục công dân đã dạy cho em, khiến em mở mang đầu óc mà biết
được thêm về một số các điều luật sau:

Người ta có luật quy định chung và thành văn hóa sống của dân tình : ở thành phố và nhất
là trong những chung cư, không được làm ồn sau 10 giờ đêm. Xe cộ phải có thiết bị giảm
ồn, tàu bay cũng thế và còn bị kiểm soát chặt chẽ hơn. Chung quanh các sân bay, không
có nhà ở trong giới hạn còn ồn trên 55 dB (ở Bỉ, giới hạn này khắt khe hơn: chỉ có nhà ở
khi tiếng ồn còn dưới 45dB). Cha mẹ học sinh có quyền buộc các trường phải tìm giải
pháp khi tiếng ồn trong sân trường lên quá 50dB - 60 dB. Bản thân nền kinh tế thị trường
hình thành những luật cung cầu liên quan đến tiếng ồn: nhà ở trên các trục giao thông khó
bán và giá rẻ hơn nhà ở các khu yên tĩnh chẳng hạn (mặc dù ở trên các trục giao thông thì
tiện lợi hơn cho di chuyển !).
Qua những nghiên cứu trên, em nghĩ mọi người nên phần nào đó phải có những hành
động cụ thể để khắc phục những hành động gây ô nhiễm môi trường nói chung và ô
nhiễm tiếng ồn nói riêng. Mọi người cũng biết trong môn Ngữ Văn đã dạy chúng ta
những nét đẹp văn hóa, bản sắc dân tộc của người Việt Nam. Em có nhớ rằng một trong
số đó là nét thanh lịch về cách ứng xử văn minh, thanh lịch của người Việt Nam chúng ta.
“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn ăn nói nhẹ nhàng dễ nghe”
Em nghĩ chúng ta nên cố gắng giữ gìn bản sắc truyền thống của dân tộc Việt Nam ta.
4+5. Giải quyết tình huống và thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
Vậy hậu quả của lượng ô nhiễm tiếng ồn lớn này là gì? Theo như nghiên cứu, hậu quả
của ô nhiễm tiếng ồn tác động lên đời sống và sức khỏe con người rất nhiều. Nói một
cách ngắn gọn, ô nhiểm tiếng ồn có hại cho sức khỏe con người và có tầm ảnh hưởng xã
hội.
Em đã tham khảo một số công trình nghiên cứu quy mô lớn gần đây và đã được cho biết
ô nhiễm tiếng ồn đã đứng đầu trong danh sách ô nhiễm không khí có hại đối với sức khỏe
con người. Ô nhiễm tiếng ồn có hại cho mọi lứa tuổi.
Về tâm lý, môi trường ồn có thể gây cho ta stress, căng thẳng thần kinh, dễ cáu, nóng
nảy, hung hăng,dễ bị kích động, Về xã hội, ở trong tiếng ồn ta hay phán đoán người
khác, nghi ngờ và lo sợ trước người khác, khó tiếp xúc với người khác,
Cụ thể:
Trẻ em phải tiếp xúc với tiếng ồn liên tục sẽ gặp khó khăn với việc học tập. Nhất là khả

năng hoàn thành bài tập bị ảnh hưởng rất nhiều.
Ô nhiễm tiếng ồn cũng ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của con người. Nếu một người
thiếu ngủ thì toàn bộ cơ thể sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Đó là điều không thể tránh khỏi.
Ngoài ra, tiếng ồn còn có thể là một trong những nguyên nhân làm tăng hiện tượng
bạo lực trong giao tiếp.
Ô nhiễm tiếng ồn cũng tác động đến trí nhớ của con người và những khả năng nhận thức
khác. Nó đặc biệt ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ bài học của trẻ em.
Thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn sẽ khiến con người bị ù tai (luôn nghe thấy âm thanh
rè rè bên tai). Tình trạng này tác động xấu đến hệ thần kinh và sức khỏe của bạn.
Nặng hơn nữa là bị điếc hoàn toàn. Những triệu chứng của điếc do tiếng ồn bao gồm cảm
giác có tiếng ong ong, vo vo hoặc ù ù trong tai, khó nghe rõ tiếng nói của người khác và
không xác định được hướng âm thanh phát ra từ đâu.
=> Loại ô nhiễm này đang ngày càng trở nên nguy hiểm cho con người trong hiện tại và
tương lai.
Tiếp xúc với tiếng ồn lớn không chỉ gây điếc mà còn dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm
trọng đối với sức khỏe.
Ngoài việc là nguyên nhân chính gây giảm thính lực, những nghiên cứu cho thấy ô nhiễm
tiếng ồn cũng là nguyên nhân làm huyết áp cao và gây ra những vấn đề về tim.
Điều này có nghĩa là âm lượng của tiếng nói bình thường (60 đề-xi-ben) đã gây ra nguy
cơ, chứ đừng nói đến tiếng ồn từ búa đóng cọc (125 đề-xi-ben) mà ta vẫn nghe thấy hằng
ngày trên đường phố, nếu căn cứ vào số lượng xây dựng gia tăng như hiện nay.
Những tác động lâu dài khác đối với sức khỏe gồm rối loạn giấc ngủ, đau đầu, những
trục trặc về tim và thậm chí là những vấn đề về sức khỏe tâm thần và hành vi.
Theo những số liệu thống kê của ngành y tế, số lượng người mắc bệnh tâm thần ở Hà
Nội, một căn bệnh có liên quan đến tình trạng ô nhiễm tiếng ồn giao thông đang tăng
lên trong những năm gần đây và Hà Nội là một trong những nơi có tỷ lệ người mắc
bệnh tâm thần cao nhất nước.
Nhiều hành động tưởng như vô hại trong sinh hoạt hàng ngày lại thực sự đẩy bạn trượt
nhanh tới tổn thương thính giác vĩnh viễn: nghe nhạc volume trên ¾ mức volume quy
định, sấy tóc, đi xem các buổi hòa nhạc rốc,… Sống và làm việc nơi ồn lâu dần cũng

“quen”, ta hết hay bớt thấy khó chịu nhưng hậu quả của tiếng ồn vẫn “âm thầm ghi” vào
cơ thể ta.
Mọi người thấy đấy, ô nhiễm tiếng ồn không hề đơn giản như chúng ta từng nghĩ. Nó gây
ra rất nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe chúng ta, từ đó dẫn đến chất lượng công việc
giảm sút, rồi cuộc sống sẽ tụt dốc như thế nào? Vậy câu hỏi cấp bách được đặt ra là “Biện
pháp để giảm thiểu lượng ô nhiễm tiếng ồn và tránh những tác hại xấu từ chúng đến ta?”
Theo những ý tưởng, những ý kiến của gia đình,bạn bè xung quanh, hàng xóm, em đã lập
được một số biện pháp cơ bản để giải quyết tình trạng này:
Trước tiên, đối với giao thông, em nghĩ bộ luật an toàn giao thông nên được siết chặt hơn
nữa về các hành vi vi phạm luật, không cho lạm dụng còi xe, không cho các loại xe cũ
nát, động cơ kêu to và xả nhiều khói được lưu hành. Sau đó, đối với các nhà hàng, các
phương tiện quảng cáo em thấy không nên cho dùng các loa phát thanh công suất lớn để
thông tin trên đường phố, hạn chế những tiếng ồn phát ra từ các nhà hàng, vũ trường…
nhất là về ban đêm… Còn các công trình xây dựng nên có thiết bị bảo vệ đôi tai cho công
nhân làm việc như đội mũ chống ồn và nên có giờ giấc làm việc quy củ. Các gia đình
cũng nên không vặn TV to, không nghe nhạc mở to suốt ngày, điều chỉnh chuông điện
thoại, tránh nơi ồn, đóng cửa nhà, thiết bị chống ồn cho nhà cửa ở các thành phố. Trường
học có sân chơi rộng chừng nào tốt chừng ấy và không có lợp nóc (nếu không, tiếng ồn
hò hét sẽ biến trường học thành một không gian khép kín, ô nhiễm nặng nề tiếng ồn, ảnh
hưởng đến sức khỏe của học sinh) Đối với một số ví dụ điển hình, cụ thể:
Cần sử dụng nút tai mỗi khi cần thiết vì nó sẽ làm giảm tiếng ốn xuống mức dễ chịu là 30
đề-xi-ben; khi nghe nhạc, không nghe âm lượng trên ¾ mức âm lượng quy định; khi mua
những vật phát tiếng ồn như các loại máy chạy điện, cũng cần xem xét mức độ tiếng ồn
để chọn loại chạy êm hơn.
Càng ở xa nguồn tiếng động thì độ ồn giảm đi và giảm rất nhanh. Giữa lòng đường, tiếng
ồn của xe cộ có thể là 80dB nhưng trên lề đường nơi người đi bộ chỉ còn khảng 60dB
chẳng hạn.
Đi dạo cuối tuần ở đồng quê, nghỉ hè ở vùng đồi núi, hay ở biển, giữa tiếng thông reo trên
ngàn hay tiếng sóng vỗ bì bọp, cho ta những cảm giác dễ chịu, thư giãn: một trong những
giải thích của cảm giác dễ chịu này là vì não ta không bị tiếng ồn “tấn công”.

K ế t lu ậ n: Vì th ế hãy luôn tránh ti ế ng ồ n m ỗ i khi có th ể và để
đ ôi tai đượ c ngh ỉ ng ơ i.
6.Ý nghĩa việc giải quyết tình huống
Được đóng góp sức mình để bạo vệ thiên nhiên, để bảo vệ cuộc sống của chính mình và
những người xung quanh, dù không to lớn nhưng nhỏ thôi cũng đã khiến em cảm thấy
vui, hạnh phúc rồi. Em hi vọng bài nghiên cứu này có thể khiến mọi người nâng cao được
ý thức bảo vệ cuộc sống tươi đẹp xung quanh chúng ta, khiến họ có những hành động để
chung tay góp sức bảo vệ môi trường, khiến họ cảm thấy quý trọng hơn những gì tạo hóa
đã ban cho.

×