Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

hồ sơ dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp biển và đại dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.97 KB, 14 trang )

HỒ SƠ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
1.Tên chủ đề dạy học:
Tích hợp dạy môn Địa lí lớp 6 -Bài 24: " Biển và đại dương".
2.Môn học chính của chủ đề: Môn Địa lý lớp 6.
3.Các môn được tích hợp: Địa lý, Hóa, Sử, Lý, Sinh
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
- Phòng giáo dục và đào tạo huyện Đan Phượng
1
- Trường THCS Lương Thế Vinh
- Địa chỉ: Thị trấn Phùng- Đan Phượng- Hà Nội
- Điện thoại: 0433886694 Email:
- Thông tin về giáo viên:
Họ và tên: Phạm Thị Hồng Hạ
Ngày sinh: 26-05-1982 Môn: Địa lí
Điện thoại: 01678999236 Email:
BÀI DỰ THI "DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP"
1.Tên hồ sơ dạy học:
2
Tích hợp môn Hóa, Sử, Lý, Sinh vào dạy môn Địa lí lớp 6 -Bài 24: " Biển và
đại dương".
2.Mục tiêu dạy học:
a.Kiến thức:
*Môn Hóa học lớp 8 -Bài 42: Nồng độ dung dịch
-Bài 43:Pha chế dung dịch.
- Hiểu được khái niệm và công thức tính nồng độ dung dịch (nồng độ phần trăm)
để giải thích độ muối của biển, đại dương .
-Mối liên hệ giữa các đại lượng: khối lượng chất tan, khối lượng dung môi,nhiệt
độ ảnh hưởng đến nồng độ của dung dịch, đến độ muối của nước biển, đại
dương.
-Vận dụng công thức để tính toán, pha chế.
*Môn Sinh học:


-Nắm được nồng độ muối cao làm vi khuẩn, sinh vật bị mất nước dẫn đến yếu
dần và chết.
-Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến giới hạn sinh thái, đời sống sinh vật.
*Môn Lịch sử lớp 6- Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
-Hiểu được ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.
-Nắm được quy luật thủy triều lên, xuống từ đó Ngô Quyền cùng các tướng lĩnh
lợi dụng thủy triều để đánh tan quân Nam Hán xâm lược nước ta.
*Môn Lí - Lớp 6 : khối lượng riêng, tỉ trọng.
- Lớp 7: Lực hút của Mặt Trăng, Mặt Trời với nước biển gây ra thủy
triều, hiện tượng triều cường, triều kém.
b.Kĩ năng:
-Vận dụng những kiến thức của môn học khác và kiến thức trong xã hội để có
được kiến thức mới, giải quyết các vấn đề thực tiễn.
-Kĩ năng thu thập thông tin qua internet, sách , báo, đài,ti vi,
-Kĩ năng thiết lập mối liên hệ giữa các thành phần tự nhiên, giữa thành phần tự
nhiên với các thành phần kinh tế, xã hội.
-Kĩ năng chỉ bản đồ, nhận biết hiện tượng, vận động của nước biển và đại dương
qua tranh ảnh.
c.Thái độ:
- Thấy được vai trò của biển, đại dương.
3
-Thấy được các nhân tố tác động đến biển, đại dương. Từ đó ý thức, trách nhiệm
hành động bảo vệ môi trường biển, đại dương.
3.Đối tượng dạy học:
Khối 6 của trường THCS Lương Thế Vinh gồm 3 lớp:
Lớp SS Đặc điểm
6A 45 HS học khá đều các môn,2 HS là học lực ở mức TB
6B 45 HS học giỏi các môn, 2 HS là học lực ở mức khá
6C 39 HS học khá đều các môn, 3 HS là học lực ở mức TB
4.Ý nghĩa của bài học:

- Thấy được vai trò của biển, đại dương.
- Thấy được tác động tích cực, tiêu cực của các vận động của nước biển và đại
dương (sóng, thủy triều, dòng biển) đến đời sống của con người.
-Thấy được các nhân tố tác động đến biển, đại dương. Từ đó ý thức, trách nhiệm
hành động bảo vệ môi trường biển, đại dương.
5.Thiết bị dạy học, học liệu:
-Máy chiếu,loa
-Video về chiến thắng Bạch Đằng năm 938, video làm muối, video sóng thần,
hình ảnh tác động của triều cường đến đời sống của người dân đồng bằng sông
Cửu Long,
-Sách giáo khoa, sách giáo viên Địa lí 6, Sử 6, Lí 6, 7, Hóa 8, Sinh 9.
-Bản đồ tự nhiên thế giới, tranh ảnh sóng, thủy triều
6.Tiến trình dạy học:
Tiết 30.Bài 24: Biển và đại dương
I.Mục tiêu
1.Kiến thức:
-Biết được độ muối của nước biển, đại dương và nguyên nhân làm cho nước biển,
đại dương có độ muối.
-Biết các hình thức vận động của nước biển và đại dương (sóng, thủy triều, dòng
biển) và nguyên nhân của chúng, tác động của các vận động này đến đời sống,
sản xuất của con người.
-Biết được vai trò của biển , đại dương đối với đời sống, sản xuất của con người
trên Trái đất . Biết được nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm nước biển, đại dương
và biện pháp bảo vệ môi trường biển, đại dương.
2.Kĩ năng:
-Phân tích tranh ảnh địa lí, sơ đồ, lược đồ.
4
-Nhận biết các hình thức vận động của nước biển, đại dương qua tranh ảnh.
-Nhận biết hiện tượng ô nhiễm nước biển, đại dương qua tranh ảnh và trên thực
tế.

-Vận dụng kiến thức vào thực tế , vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết thực
tiễn, hình thành kiến thức mới.
-Kĩ năng tìm tòi thông tin, tranh ảnh, video liên quan đến bài học, kĩ năng thuyết
trình, hợp tác.
3.Thái độ:
-Có ý thức, hành động bảo vệ môi trường biển, đại dương không bị ô nhiễm.
-Phản đối các hoạt động làm ô nhiễm nước biển, đại dương.
-Tự hào tài nguyên giàu có ở biển, đại dương.
II.Phương tiện dạy học:
1.Chuẩn bị của giáo viên:
-Máy chiếu, loa
-Tranh ảnh minh họa các hiện tượng sóng, thủy triều, video
-Lược đồ tự nhiên thế giới
2.Chuẩn bị của học sinh: (4 bàn/1 nhóm)
- Cả lớp: Tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm nước biển, đại dương và
biện pháp bảo vệ môi trường biển, đại dương.
- Hoạt động nhóm:
+N1: Sóng là gì? Nguyên nhân hình thành sóng? Tác động của sóng đến đời
sống, sản xuất của con người ?(hình ảnh minh họa và video nếu có)
+N2: Thủy triều là gì?Nguyên nhân hình thành thủy triều? Tác động của thủy
triều đến đời sống, sản xuất của con người? (hình ảnh minh họa và video nếu có)
+N3:Dòng biển là gì? Nguyên nhân hình thành dòng biển? Tác động của dòng
biển đến đời sống, sản xuất của con người? (hình ảnh minh họa và video nếu có)
III.Tiến trình dạy học:
1Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới
* Khởi động: GV kể nhanh câu chuyện "Muối quý hơn vàng"
Qua câu chuyện trên chúng ta thấy tình cảm của người con gái út dành cho cha
sâu đậm, mặn mà như muối. Tình cảm đó được ví quý như muối bởi muối có vai

5
trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống và không thể thiếu được trong bữa ăn
hàng ngày.Vậy muối có ở đâu?
HS: Muối có ở mỏ muối trong lòng đất và có ở trong biển, đại dương.
GV: Đúng vậy, 3/4 diện tích trên trái đất là biển và đại dương nên đây là nguồn
cung cấp muối vô tận cho con người.
? Tại sao biển, đại dương có muối. Độ muối ở các biển, đại dương có giống nhau
không? Nước biển, đại dương có những hình thức vận động nào? Chúng ta cùng
tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động 1: Độ muối của nước biển và đại dương.
1.Mục tiêu:
-Kiến thức:
+Biết được độ muối của nước biển, đại dương và nguyên nhân làm cho nước
biển, đại dương có độ muối.
+Giải thích được tại sao độ muối ở các biển và đại dương không giống nhau.
-Kĩ năng:
+Vận dụng kiến thức vào thực tế , vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết thực
tiễn, hình thành kiến thức mới.
+Kĩ năng tìm tòi thông tin, tranh ảnh, video liên quan đến bài học, kĩ năng thuyết
trình, hợp tác.
+Chỉ bản đồ.
2.Phương pháp:
Thuyết trình, giảng giải, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
Hoạt động của GV-HS Nội dung
GV cho biết độ muối trung bình của biển và vận
dụng kiến thức môn Hóa 8 giải thích độ muối
35%o có nghĩa là trong 1000 g nước biển có 35
gam muối trong đó có 27,3g muối ăn . Tương tự
biển có độ muối 41%o có nghĩa là trong 1000g
nước biển có 41 gam muối. Như vậy khối lượng

muối trong nước biển càng lớn thì độ muối của
biển đó càng cao và ngược lại.
? Tại sao biển, đại dương có độ muối. Tại sao các
biển, đại dương đều thông với nhau mà độ muối
của chúng không giống nhau ? Cho ví dụ?
1.Độ muối của nước biển và
đại dương.
-Độ muối trung bình: 35%o
-Độ muối của các biển không
giống nhau.
6
HS: -Biển, đại dương có độ muối do sông hòa
tan muối khoáng từ đất, đá ở trong lục địa đưa ra
biển, đại dương.
- Độ muối của các biển không giống nhau do
nước sông chảy vào nhiều hay ít, độ bốc hơi
nước lớn hay nhỏ.
VD: Biển Ban Tích 10%o- 15%o , biển nước ta
33%o, biển Đỏ: 41%o
? Chỉ trên bản đồ tự nhiên thế giới các biển kể
trên. Giải thích tại sao biển Đỏ lại có độ muối
cao hơn biển Ban Tích?
HS: Biển Đỏ có ít sông chảy vào cùng với độ
bốc hơi lại rất cao còn biển Ban Tích có nhiều
sông chảy vào , độ bốc hơi nước nhỏ.
GV nhấn mạnh: Biển nào có lượng nước đổ vào
nhiều, độ bốc hơi nước nhỏ thì biển đó có độ
muối thấp và ngược lại biển nào có lượng nước
chảy vào ít, độ bốc hơi lớn thì biển đó có độ
muối cao.GV vận dụng kiến thức Hóa 8 lấy ví dụ

cho HS dễ hình dung:
TN1:Có 2 cốc nước muối có độ muối như nhau.
Cốc 1 cho thêm nước cất vào thì thấy độ muối ở
cốc 1 sẽ nhỏ hơn độ muối ở cốc 2(vị nhạt hơn)
TN2: Có 2 cốc nước muối như nhau. Cốc 1 đem
đun nóng lên cho cạn bớt nước thì ta thấy cốc 1
sẽ có độ muối lớn hơn cốc 2(vị mặn hơn)
HĐ nhóm: (1 bàn/1nhóm)
GV đưa ra bảng số liệu về độ muối của một số
biền ở xích đạo, gần cực , vùng chí tuyến.
Vùng Độ mặn
Xích đạo 34,5%o
Vĩ độ 20-30 36,8%o
Gần cực 34,0%o
? Giải thích tại sao các biển ở xích đạo và ở gần
7
cực lại có độ muối thấp hơn các biển ở vùng chí
tuyến
HS: Ở xích đạo tuy độ bốc hơi nước lớn nhưng
mưa nhiều nên lượng nước đổ vào biển lớn. Ở
gần cực, khí hậu lạnh giá nên độ bốc hơi nước
nhỏ cộng với băng tan cung cấp nhiều nước cho
biển do đó các biển này có độ muối thấp hơn.Ở
gần chí tuyến do mưa ít, độ bốc hơi lại lớn nên
các biển ở đây có độ muối cao hơn.
? Tại sao ở Biển Chết sinh vật không thể sống
được và con người có thể nằm trên biển đọc báo
(GV đưa hình ảnh Biển Chết)
HS có thể vận dụng kiến thức môn Sinh , môn Lí
để giải thích ( do nồng độ muối rất cao 30-40%

nên vi khuẩn, sinh vật bị mất nước do nước thẩm
thấu ra ngoài dẫn đến sinh vật yếu dần đi rồi
chết. Và do độ muối cao nên tỉ trọng của người
nhỏ hơn tỉ trọng nước biển .Chính vì vậy mà con
người nổi lên được trên mặt nước biển).
Hoạt động 2: Sự vận động của nước biển và đại dương
1.Mục tiêu:
-Kiến thức:
+Biết các hình thức vận động của nước biển và đại dương (sóng, thủy triều, dòng
biển) và nguyên nhân của chúng, tác động của các vận động này đến đời sống,
sản xuất của con người.
+Biết được vai trò của biển , đại dương đối với đời sống, sản xuất của con người
trên Trái đất . Biết được nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm nước biển, đại dương
và biện pháp bảo vệ môi trường biển, đại dương.
-Kĩ năng:
+Phân tích tranh ảnh địa lí, sơ đồ, lược đồ.
+Nhận biết các hình thức vận động của nước biển, đại dương qua tranh ảnh.
+Nhận biết hiện tượng ô nhiễm nước biển, đại dương qua tranh ảnh và trên thực
tế.
8
+Vận dụng kiến thức vào thực tế , vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết thực
tiễn, hình thành kiến thức mới.
+Kĩ năng tìm tòi thông tin, tranh ảnh, video liên quan đến bài học, kĩ năng thuyết
trình.
+Chỉ bản đồ .
2.Phương pháp:
Thuyết trình, giảng giải, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, phát triển năng lực của
HS vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Hoạt động của GV-HS Nội dung
HĐ nhóm: (4 bàn/1nhóm)

GV đã giao cho các nhóm chuẩn bị ở nhà.
Đại diện từng nhóm lên báo cáo, trình
bày( trình bày của nhóm lưu trong USB)
N1: Sóng là gì? Nguyên nhân hình thành
sóng? Tác động của sóng đến đời sống, sản
xuất của con người? (hình ảnh minh họa và
video nếu có)
HS chuẩn bị hình ảnh về sóng biển, video nói
về hậu quả thảm khốc của sóng thần ở Nhật
Bản.
Các nhóm khác nhận xét. GV đánh giá, nhận
xét và chuẩn kiến thức.
2.Sự vận động của nước biển và
đại dương
a.Sóng
- Là hiện tượng dao động tại chỗ
của nước biển.
-NN:Do gió(chủ yếu)
Núi lửa,động đất sóng thần
-Tác động:
+ Tích cực: Tạo cảnh quan biển cả
sống động, tạo các dạng địa hình
đẹp
+Tiêu cực: phá hủy địa hình , sóng
lớn, sóng thần gây nguy hiểm cho
người, phương tiện giao thông trên
biển
N2: Thủy triều là gì?Nguyên nhân hình thành
thủy triều? Tác động của thủy triều đến đời
sống, sản xuất của con người? (hình ảnh minh

họa và video nếu có)
HS chuẩn bị hình ảnh thủy triều lên, xuống ở
bãi biển, hình ảnh người dân làm muối nhờ
thủy triều,hình ảnh tác động của triều cường
đối với cuộc sống của những người dân sống
ở đồng bằng sông Cửu Long.
b.Thủy triều
-Là hiện tượng nước biển lên
xuống theo chu kì
-NN: Sức hút của Mặt Trăng và
Mặt Trời.
-Tác động:
+Tích cực: phục vụ sản xuất muối,
đánh bắt và nuôi trồng thủy hải
sản, phục vụ hàng hải
9
Các nhóm nhận xét. GV nhận xét, đánh giá,
chuẩn kiến thức.
?Hàng tháng thủy triều có hai lần lên cao nhất
và hai lần xuống thấp nhất vào những ngày
nào? Tại sao? Hiện tượng đó gọi là hiện tượng
gì?
HS: Thủy triều lên cao nhất ( triều cường) vào
ngày đầu tháng và giữa tháng tính theo âm
dương lịch vì sức hút của Mặt Trăng và Mặt
Trời phối hợp nhau nên sức hút của chúng lớn
nhất.Thủy triều xuống thấp nhất (triều kém)
vào ngày 7-8 và 23-24 tính theo âm dương
lịch vì vị trí của Mặt Trăng và Mặt Trời vuông
góc với nhau, sức hút của chúng nhỏ nhất.

? Trận chiến lịch sử nào của dân tộc ta đã biết
lợi dụng quy luật thủy triều lên, xuống để
đánh thắng quân địch?
HS: Vận dụng kiến thức môn Lịch Sử lớp 6
để trả lời:Đó là chiến thắng Bạch Đằng năm
938 do Ngô Quyền chỉ huy đánh quân Nam
Hán xâm lược nước ta lần 2.
GV chiếu 1 đoạn video về chiến thắng Bạch
Đằng năm 938.
GV mở rộng: biển nước ta có cả 3 loại thủy
triều là nhật triều, bán nhật triều và tạp triều
nhưng biển Đông nước ta có chế độ nhật triều
là điển hình.
+Tiêu cực: Triều cường làm ngập
lụt, sạt lở đất,đất trồng bị nhiễm
mặn
N3:Dòng biển là gì? Nguyên nhân hình thành
dòng biển? Tác động của dòng biển đến đời
sống, sản xuất của con người? (hình ảnh minh
họa và video nếu có)
HS: chỉ trên bản đồ tự nhiên thế giới một số
dòng biển nóng, lạnh và đưa ra hình ảnh nói
về tác động của dòng biển đến tự nhiên, đời
c.Dòng biển
-Sự chuyển động thành dòng của
nước biển và đại dương.
-NN: Do gió
-Tác động:Ảnh hưởng lớn đến khí
hậu , đánh bắt hải sản, giao thông
vận tải

10
sống, sản xuất của con người
Các nhóm nhận xét. GV nhận xét, đánh giá,
chuẩn xác kiến thức.
? Tại sao các dòng biển lại có ảnh hưởng lớn
đến khí hậu của các vùng đất ven biển mà
chúng chảy qua?
HS: Dòng biển nóng đem hơi ấm, độ ẩm cho
vùng đất ven biển .Dòng biển lạnh làm giảm
nhiệt độ, giảm độ ẩm cho vùng đất ven biển.
GV: Nếu có thời gian, GV có thể giải thích rõ
hơn ảnh hưởng của dòng biển đến khí
hậu.Nếu không thì để đến bài sau giải thích.
?Tại sao nơi giao nhau của dòng biển nóng và
dòng biển lạnh lại có sinh vật phong phú, đa
dạng
HS: vận dụng kiến thức môn Sinh giải thích:
nơi giao nhau giữa dòng biển nóng và dòng
biển lạnh sẽ tạo điều kiện nhiệt độ thích hợp
cho nhiều sinh vật sinh sống, phát triển tốt.
? Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu xong đặc
điểm của biển, đại dương gồm độ muối của
biển, đại dương và các vận động của nước
biển, đại dương. Vậy em nào cho cô biết biển,
đại dương có vai trò như thế nào đối với cuộc
sống của con người?
HS: cung cấp kho muối vô tận cho con người,
phát triển du lịch nghỉ mát, giải trí, phát triển
giao thông đường biển, cung cấp tài nguyên
khoáng sản, thủy hải sản

?Biển và đại dương có vai trò vô cùng quan
trọng trong cuộc sống con người song hiện
nay hiện tượng ô nhiễm biển đang ở mức báo
động. Vậy nguyên nhân nào gây ô nhiễm môi
trường biển, đại dương, hậu quả của ô nhiễm
nguồn nước biển và biện pháp bảo vệ môi
11
trường biển, đại dương?
HS: Các nhóm đã được chuẩn bị ở nhà, đại
diện 1 nhóm lên báo cáo bằng hình ảnh, tư
liệu nói về nguyên nhân, hậu quả ô nhiễm
nguồn nước biển và biện pháp bảo vệ. Có liên
hệ ở Việt Nam.
Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. GV nhận
xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
4.Củng cố-vận dụng:
GV và HS củng cố kiến thức toàn bài bằng sơ đồ được thể hiện trên bảng đen.
(GV cho sơ đồ chưa đầy đủ, HS hoàn thiện sơ đồ )
5. Hoạt động nối tiếp:
- Về nhà học đặc điểm của biển và đại dương theo sơ đồ trên và ở phần ghi nhớ
SGK/75.
- Tìm hiểu tác động của dòng biển đến khí hậu các vùng ven biển mà chúng chảy
qua , hướng chảy, phân bố của các dòng biển ở bài 25: Thực hành: Sự chuyển
động của các dòng biển trong đại dương.
7.Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Tiêu chí đánh giá: HS nắm chắc kiến thức trong bài học và vận dụng kiến thức
liên môn để hình thành kiến thức mới và giải quyết vấn đề thực tiễn.
Đánh giá bằng phiếu trắc nghiệm
Họ và tên:
Lớp:

PHIẾU ĐÁNH GIÁ TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em cho là đúng nhất.
12
ĐẶC ĐIỂM CỦA
BIỂN, ĐẠI
DƯƠNG
Độ muối
Độ muối TB:
Độ muối của biển
phụ thuộc


Các vận động
của nước biển



1.Độ muối trung bình của nước biển và đại dương là:
A.35%o C.40%o
B.30%o D.25%o
2.Nguyên nhân chính của thủy triều là:
A.Sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời C.Động đất, núi lửa dưới biển
B.Các loại gió thường xuyên trên Trái đất D.Các nguyên nhân trên
3.Vai trò của dòng biển là:
A.Ảnh hưởng đến khí hậu của vùng ven
biển mà chúng chảy qua
C.Ảnh hưởng đến giao thông đường
biển.
B.Ảnh hưởng đến sự phong phú, đa dạng
của sinh vật

D.Tất cả đều đúng
4.Sóng là hiện tượng:
A.Chuyển động của nước biển trên mặt
do sức hút của Mặt Trời
C.Chuyển động của nước biển từ dưới
lên do động đất ở đáy biển
B.Chuyển động tại chỗ của lớp nước trên
mặt biển do gió
D.Chuyển động của nước biển do chênh
lệch nhiệt độ trên mặt và dưới đáy.
5.Độ mặn của nước biển thay đổi tùy theo:
A.Nhiệt độ cao hay thấp C.Gió nhiều hay ít
B.Mưa nhiều hay ít D.Tất cả đều đúng
6.Dòng biển là:
A.Dòng chảy của nước sông trên bề mặt
lục địa
C.Dòng chảy của nước biển trong
biển, đại dương
B.Dòng chảy của nước sông trong biển,
đại dương
D.Dòng chảy của nước biển trên bề
mặt lục địa.
Câu 2:Cho biết tác động của thủy triều đến đời sống của con người?








Câu 3:Tại sao cần phải bảo vệ môi trường biển, đại dương? Là học sinh em cần
phải làm gì để bảo vệ môi trường biển, đại dương không bị ô nhiễm?
13












Kết quả:
Lớp SS Điểm dưới 5 Điểm từ 5-8 Điểm 9-10
SL % SL % SL %
6A 45 0 0 27 60,00 18 40,00
6B 45 0 0 22 48,89 23 51,11
6C 39 0 0 24 61,54 15 38,46
8.Các sản phẩm của học sinh
- USB lưu những hình ảnh, tư liệu nói về nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm biển,
đại dương và biện pháp bảo vệ môi trường biển, đại dương.
-USB lưu những hình ảnh, tư liệu, video của phần trình bày các nhóm 1,2,3.
14

×