Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay ( Nghiên cứu trường hợp tại Phường Dương Nội và Phường Phú Lương, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 114 trang )



LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, trước hết tôi
xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ của các thầy cô giáo Trường Đại học Khoa
học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô giáo
trong Khoa Xã hội học – những người trực tiếp dạy dỗ, dìu dắt tận tình cho tôi
trong suốt quá trình tôi học tập và rèn luyện tại trường.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Vũ Hào Quang –
người thầy đã dành nhiều tâm huyết và thời gian hướng dẫn tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp –
những người đã luôn sát cánh bên tôi, động viên, cổ vũ và tạo mọi điều kiện
để tôi có thể hoàn thành luận văn này một cách tốt nhất.
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Hội đồng nhân dân - Ủy
ban nhân dân và nhân dân phường Dương Nội và phường Phú Lương, quận
Hà Đông, Thành phố Hà Nội, đặc biệt là những người trực tiếp tạo điều kiện
và tham gia trả lời phỏng vấn đã cung cấp cho tôi những số liệu cụ thể nhất.
Mặc dù, tôi đã cố gắng bằng tất cả sự nhiệt huyết và năng lực của
mình. Tuy nhiên, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót rất mong
nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!


Học viên


Triệu Bình Minh
1


MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC BẢNG 5
DANH MỤC BIỂU 6
PHẦN MỞ ĐẦU 7
1. Lý do chọn đề tài 7
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 9
2.1. Nghiên cứu nước ngoài 9
2.2. Nghiên cứu trong nước 12
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 19
3.1. Ý nghĩa khoa học 19
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 19
4. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu 19
4.1. Mục đích nghiên cứu 19
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 20
5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 20
5.1. Đối tượng nghiên cứu 20
5.2. Khách thể nghiên cứu 20
5.3. Phạm vi nghiên cứu 20
5.3.1. Phạm vi thời gian 20
5.3.2. Phạm vi không gian 20
5.3.3. Phạm vi nội dung 20
6. Câu hỏi nghiên cứu 21
7. Giả thuyết nghiên cứu, khung phân tích 21
7.1. Giả thuyết nghiên cứu 21
7.2. Khung phân tích 22



2

8. Phƣơng pháp nghiên cứu 22
8.1. Phương pháp luận nghiên cứu 22
8.2. Phương pháp thu thập thông tin 23
8.2.1. Phương pháp quan sát 23
8.2.2. Phương pháp phân tích tài liệu 24
8.2.4. Phương pháp trưng cầu ý kiến 25
9. Cấu trúc luận văn 26
NỘI DUNG CHÍNH 27
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 27
1.1. Các khái niệm 27
1.1.1. Dư luận xã hội 27
1.1.2. Thu hồi đất nông nghiệp 28
1.1.3. Bồi thường 29
1.1.4. Hỗ trợ 30
1.1.5. Tái định cư 32
1.2. Các lý thuyết áp dụng 33
1.2.1. Thuyết dòng xoáy im lặng 33
1.2.2. Thuyết xung đột 34
1.3. Quan điểm của Đảng và NN về việc nghiên cứu DLXH 36
1.4. Tổng quan địa bàn nghiên cứu 38
1.4.1. Tổng quan về phường Dương Nội 38
1.4.2 Tổng quan về phường Phú Lương 40
Chƣơng 2: DƢ LUẬN XÃ HỘI VỀ VIỆC ĐỀN BÙ VÀ HỖ TRỢ TÁI
ĐỊNH CƢ TRÊN ĐỊA BÀN PHƢỜNG DƢƠNG NỘI VÀ PHƢỜNG
PHÚ LƢƠNG 42
2.1. Sự hình thành dƣ luận xã hội về việc bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ
tại phƣờng Dƣơng Nội và phƣờng Phú Lƣơng. 42
2.2. Dƣ luận xã hội về việc bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ sau khi thu

hồi đất ở phƣờng Dƣơng Nội và phƣờng Phú Lƣơng 48
3

2.2.1. Mức độ quan tâm của người dân đến việc bồi thường, hỗ trợ tái
định cư sau khi thu hồi đất. 49
2.2.2. Đánh giá của người dân về việc bồi thường sau khi thu hồi đất 56
2.2.3. Đánh giá của người dân về việc hỗ trợ tái định cư sau khi
thu hồi đất 66
Chƣơng 3: DƢ LUẬN XÃ HỘI VỀ HỆ QUẢ VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY
BỨC XÚC VỀ VIỆC BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ TÁI ĐỊNH CƢ SAU
KHI THU HỒI ĐẤT 71
3.1. Dư luận xã hội về hệ quả của việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư 71
3.2. Dƣ luận xã hội về nguyên nhân gây bức xúc trong việc bồi thƣờng,
hỗ trợ tái định cƣ 78
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 88
1. Kết luận 88
2. Khuyến nghị 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC
4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Dư luận xã hội
: DLXH
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
: CNH - HĐH
Quản lý Nhà nước
: QLNN

Khu đô thị
: KĐT
Giải phóng mặt bằng
Nhà nước
Thành phố
Ủy ban nhân dân
Quyền sở hữu
Quyền sử dụng
Số lượng
Tỷ lệ
: GPMB
: NN
: TP
: UBND
: QSH
: QSD
: SL
: TL





















5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Cơ cấu mẫu khảo sát 26
Bảng 2.1: Tâm lý người dân khi thu hồi đất theo nghề nghiệp 51
Bảng 2.2: Mức độ quan tâm về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo nơi
cư trú (%) 53
Bảng 2.3: Mức độ hài lòng của người dân về mức bồi thường theo
giới tính (%) 62
Bảng 2.4: Nhận xét của người dân về việc đo đạc, kiểm định đất, tài sản
của người dân khi bị thu hồi đất (%) 66
Bảng 2.5: Đánh giá của người dân về các điều kiện của khu tái định cư
mới (%) 68
Bảng 3.1: Quan điểm của người dân đối với việc thu hồi đất phục vụ
quá trình CNH-HĐH 71
Bảng 3.2: Quan điểm của người dân về lý do không đồng tình với việc
thu hồi đất 74
Bảng 3.3: Mức độ bức xúc về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo
nơi cư trú 81
Bảng 3.4: Nguyên nhân gây bức xúc về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư . 82









6

DANH MỤC BIỂU

Biểu đồ 2.1: Kênh thông tin mà người dân biết về việc bồi thường, hỗ trợ tái
định cư 42
Biểu đồ 2.2: Đối tượng người dân trao đổi về vấn đề bồi thường, 45
Biểu đồ 2.3. Tâm lý của người dân khi bị thu hồi đất 49
Biểu đồ 2.4. Mức độ quan tâm của người dân về việc bồi thường, hỗ trợ tái
định cư 52
Biểu đồ 2.5: Mức độ quan tâm cụ thể đối với một số lĩnh vực trong việc bồi
thường, hỗ trợ tái định cư 54
Biểu đồ 2.6: Thái độ của người dân về việc bồi thường hiện nay 58
Biểu đồ 2.7: Thái độ của người dân về việc bồi thường theo nơi cư trú người
trả lời 59
Biểu đồ 2.8 : Mức độ hài lòng của người dân về mức bồi thường 61
Biểu đồ 2.9: Đánh giá của người dân về mức bồi thường 62
Biểu đồ 2.10: Đánh giá của người dân về mức bồi thường theo nơi cư trú 63
Biểu đồ 2.11: Đánh giá của người dân về khu tái định cư mới 67
Biểu đồ 3.1: Mức độ đồng tình với việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư 72
Biểu đồ 3.2: Quan điểm của người dân về lý do đồng tình với việc thu hồi đất 73
Biểu đồ 3.3: Mức độ bức xúc về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư hiện nay 79








7

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, dư luận xã hội (DLXH) đóng một vai trò rất quan trọng
trong đời sống xã hội, trong phát triển kinh tế cũng như hoạt động quản lý
Nhà nước (QLNN) của toàn hệ thống chính trị. Vai trò ấy được biểu hiện
mạnh mẽ trên các vấn đề như:
Thứ nhất, DLXH là phương tiện mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Trong lời mở đầu của bài báo DLXH và nền dân chủ Mỹ, Shapiro đã trích lời
của V.O. Key, Jr khẳng định rằng “Trừ phi DLXH đóng vai trò trong việc
định hình các chính sách thì tất cả những lời nói về dân chủ chỉ là vô nghĩa”
[36; tr.4] Đối với những vấn đề chính trị có liên quan trực tiếp đến đời sống
của nhân dân thì việc trưng cầu ý kiến trước khi ra quyết định là rất cần thiết.
Việc sử dụng DLXH trong các cuộc trưng cầu ý kiến rộng rãi (thông qua báo
chí, thư góp ý, qua các cuộc tiếp dân ) là phương thức phát huy quyền làm
chủ và ý thức tích cực của công dân.
Thứ hai, DLXH góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và
quản lý của NN. Việc coi trọng, tìm hiểu, nắm bắt DLXH sẽ giúp cơ quan
tham mưu trong việc xác định đường lối, quyết sách phát triển kinh tế - xã hội
không chỉ dựa trên những tính toán khoa học mà còn mang tính dân chủ rộng
rãi, phù hợp với ý Đảng, lòng dân.
Thứ ba, DLXH là một phương tiện đấu tranh với các hiện tượng tiêu
cực, đồng thời là một nhân tố phòng, ngừa vi phạm pháp luật : DLXH thực

hiện chức năng phán xét, đánh giá, lên án, vạch trần bản chất xấu xa của lối
sống tiêu cực, truyền bá rộng rãi những giá trị và đạo đức mới cho công dân.
Hiện nay, để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa thì
nhu cầu sử dụng đất đai tại Việt Nam cho các mục đích mở mang phát triển
đô thị đang ngày càng tăng. Đặc biệt, Hà Nội- với vị trí là trung tâm kinh tế-
chính trị- văn hóa của cả nước thì việc quản lý và sử dụng đất đai nhằm phát
8

triển thủ đô theo hướng hiện đại đóng một vai trò rất quan trọng. Trong đó
Thủ đô cũng đã xác định việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng (GPMB) nhằm
đáp ứng cho những nhu cầu trên một cách khoa học, tạo điều kiện cho sự phát
triển lâu dài và bền vững là một yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, thực tế hiện
nay cho thấy việc này đã trở thành vấn đề hết sức nhạy cảm và gây ra
nhiều DLXH tiêu cực trong quần chúng nhân dân. Cụ thể, trong quá trình
tiến hành GPMB đã nảy sinh nhiều vấn đề bất cập như các chính sách đền
bù thiệt hại GPMB chưa phù hợp, các văn bản; hướng dẫn thực hiện của
NN chưa đầy đủ; cụ thể, chưa giải quyết tốt việc làm cho người có đất bị
thu hồi, nhất là đối với nông dân Đây chính là lý do dẫn đến tình trạng
khiếu nại, tố cáo đang ngày càng tăng và có xu hướng phức tạp hơn. Ví dụ
như đầu năm 2012 Hà Nội đã có 178 đoàn đông người đi khiếu kiện, chủ
yếu là khiếu nại về đất đai, GPMB. Nổi cộm như vụ việc của 100 công dân
phường Dương Nội, 70 người phường Kiến Hưng, 40 người phường Yên
Nghĩa (Hà Đông), 150 tiểu thương chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy), đoàn 200
người dân xã Tiên Dương (Đông Anh), bệnh binh 5 xã ở huyện Quốc Oai,
160 người dân phố Tân Mai (thị xã Xuân Mai) [29; tr 2]
Trong thời gian qua, điển hình nhất về việc quản lý và sử dụng đất đai
tại Thủ đô mà gây ra nhiều DLXH trái chiều cũng như những bức xúc trong
quần chúng nhân dân dẫn đến tình khiếu kiện kéo dài, tập trung đông người
đó là các dự án thu hồi đất thuộc địa phận phường Dương Nội và phường Phú
Lương, quận Hà Đông, ví dụ dự án xây dựng các khu đô thị Dương Nội, Lê

Trọng Tấn, An Phú, dự án khu nhà ở An Hưng, đô thị Phú Lương, dự án xây
dựng đường sắt trên cao Hà Đông- Cát Linh Trong thời gian dài các dự án
đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc GPMB, điều này có thể trở thành vấn đề
xã hội phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, mất ổn định xã
hội Để giải quyết vấn đề trên thì việc điều tra DLXH về việc bồi thường, hỗ
trợ tái định cư là rất cần thiết. Việc nắm bắt được nhu cầu, tâm tư, nguyện
9

vọng của quần chúng nhân dân có thể là cơ sở để các cấp chính quyền điều
chỉnh các điều luật, chính sách hướng tới quyền và lợi ích chính đáng của
người dân, từ đó có thể nâng cao năng lực QLNN về quản lý và sử dụng đất
đai; làm giảm tối thiểu các mâu thuẫn xã hội về đất đai; đảm bảo an ninh-trật
tự địa phương
Xuất phát từ những lý do trên nên tôi đã chọn đề tài “Dư luận xã hội
về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội
hiện nay-nghiên cứu trường hợp tại phường Dương Nội và phường Phú
Lương, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội”. Nghiên cứu nhằm mục đích
làm rõ DLXH của người dân về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại địa
phương, cụ thể đó là tìm hiểu những ý kiến, đánh giá, nhận định, sự hài
lòng của người dân đối với việc này như thế nào nhằm tìm hiểu những bất
cập, khó khăn hay những vướng mắc trong việc đền bù, hỗ trợ tái định cư
từ đó có thể có những kiến nghị giúp nâng cao hiệu quả trong việc QLNN
về đất đai hiện nay.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu nước ngoài
Như chúng ta đã biết, phát triển bền vững đòi hỏi các chính phủ phải
cung cấp đầy đủ các cơ sở hạ tầng cũng như cơ sở vật chất công cộng nhằm
đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường súc khỏe và an sinh xã hội cho người dân,
cũng như đảm bảo tăng trưởng kinh tế và bảo vệ, phục hồi tài nguyên thiên
nhiên…Và để đảm bảo được những mục tiêu này thì chính sách quy hoạch và

sử dụng đất đai là hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, trong xã hội hiện nay, tính
dân chủ đang ngày càng được đề cao, các NN, chính phủ đang ngày càng
quan tâm tới ý kiến của đông đảo công chúng tới các vấn đề quan trọng của
xã hội. Nghiên cứu “DLXH về các chính sách sử dụng đất đai” của hai tác
giả Christopher A. Cooper và H. Gibbs Knotts đã khẳng định vai trò của
DLXH trong các chính sách về đất đai. Nghiên cứu tập trung phân tích DLXH
10

của người dân ở phía Tây Nam bang Carolina về hai lĩnh vực chủ yếu là việc
quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai. Nghiên cứu gồm hai phần chính đó là
tóm lược các chính sách sử dụng đất đai, thứ hai nghiên cứu tiến hành phân
tích cuộc điều tra DLXH tại vùng Tây Nam bang Carolina năm 2007. Sau khi
tiến hành tóm lược các chính sách sử dụng đất đai cũng như nhận thấy vai trò
quan trọng của DLXH cùng với việc tiến hành cuộc điều tra hơn một nghìn cư
dân tại vùng này, nghiên cứu đã chỉ ra kết luận rằng: DLXH đang ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các chính sách quy hoạch và sử
dụng đất đai và các nhà chức trách nên có những biện pháp nhằm hiểu được
DLXH. Nghiên cứu đã chỉ ra ba bằng chứng để chứng minh cho kết luận trên
(1) trên 60% người được hỏi trả lời họ ủng hộ chính sách quy hoạch và sử
dụng đất đai (2) công chúng tỏ ra hài lòng với các kế hoạch sử dụng đất đai
hơn là quy hoạch đất đai, do đó các nhà chức trách nên tập trung hơn vào
chính sách sử dụng đất đai (3) Những nhóm công chúng dựa trên những đặc
trưng nhân khẩu khác nhau thì có sự ủng hộ khác nhau với các chính sách
này. Cuối cùng nghiên cứu ðýa ra khuyến nghị các nhà lãnh đạo nên điều tra
DLXH trước khi đưa ra các chính sách cụ thể nào đó.
Tuy nhiên do nhu cầu sử dụng đất của các chính phủ, NN ngày càng
tăng cao nhằm đáp ứng các nhu cầu của xã hội nên việc thu hồi đất để sử
dụng cho các mục đích công trở thành một trong những biện pháp hữu hiệu
khi mà vốn đất bị hạn chế. Kết quả là việc thu hồi đất để phục vụ các dự án
đầu tư ngày càng diễn ra trên quy mô lớn và kèm với đó là rất nhiều các hệ

lụy xảy ra đặc biệt đối với người bị thu hồi. Ðiều này khiến cho việc thu hồi
đất ở nhiều quốc gia trở thành vấn đề phức tạp và nhạy cảm, để giải quyết tình
trạng trên thì Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc cũng đã
ban hành một tài liệu liên quan đến việc thu hồi đất là “Cưỡng chế thu hồi
đất và bồi thường”. Tài liệu này được viết cho những người làm việc quản lý
đất đai, và những người quan tâm đến lĩnh vực đất đai bao gồm quyền sử
11

dụng đất đai. Tài liệu nhấn mạnh thu hồi đất là một chức năng quan trọng của
chính phủ, nó thể hiện quyền lực của chính phủ trong lĩnh vựa đất đai đối với
các quyền tư nhân-những người không sẵn sàng giao đất để phục vụ lợi ích xã
hội. Tuy nhiên nguyên tắc của việc thu hồi đất đó là tạo ra sự cân bằng về mặt
lợi ích giữa các bên liên quan. Tài liệu tập trung chính vào các nội dung như
giải thích thuật ngữ cưỡng chế thu hồi đất và bồi thường, các biện pháp để
triển khai tốt quy trình này. Bên cạnh đó, tài liệu cũng xem xét các hệ quả của hệ
thống luật pháp, chính sách yếu kém, không phù hợp với thực tiễn trong quá trình
cưỡng chế thu hồi đất và bồi thường từ đó đưa ra những biện pháp để cải thiện vấn
đề. Tất cả những biện pháp này đều được dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của các
chương trình, dự án nghiên cứu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên
Hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới cùng các đối tác khác.
Như đã nói ở trên, đi kèm với việc thu hồi đất đó là những tác động xã
hội, đặc biệt là những tác động tới đời sống của người bị thu hồi đất trong đó
chủ yếu là người nông dân. Trên thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu về các
tác động xã hội của việc thu hồi đất, điển hình là nghiên cứu “Tác động của
quá trình thu hồi đất trên quy mô lớn tại vùng nông thôn Ethiopia- nghiên
cứu trường hợp Bako-Tibe Woreda của tác giả Moges Gobena, nghiên cứu
này đã chỉ ra rằng hiện tại có rất ít các công trình nghiên cứu về tác động của
việc thu hồi đất nông nghiệp đến đời sống của người dân đặc biệt tại Châu Phi.
Chính vì vậy mục đích của nghiên cứu này là chỉ ra các hệ quả của việc thu hồi
đất tới sinh kế của người nông dân Ethiopia, hệ quả này bao gồm các tác động

tới sinh kế, an ninh lương thực, sự quản lý các tài nguyên thiên nhiên một cách
bền vững. Sau quá trình triển khai nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng: để tạo ra
được một tình huống mà cả hai bên cùng có lợi thì phải đảm bảo các điều kiện
có sự tham gia của các bên liên quan, có sự đánh giá tác động đến môi trường
cũng như có các chính sách hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm…
12

Nói tóm lại, có thể thấy rằng trên thế giới vấn đề quy hoạch, sử dụng
đất đai đều được hầu hết các chính phủ, NN, các nhà nghiên cứu cũng như
toàn xã hội quan tâm. Mỗi cá nhân lại nhìn nhận và phân tích vấn đề theo
những chiều cạnh khác nhau, đó có thể là vai trò của DLXH trong các chính
sách về đất đai, có thể là các vấn đề về thu hồi đất và bồi thường hay các vấn
đề về hệ lụy xã hội của quá trình thu hồi đất…tất cả đều giúp chúng ta có cái
nhìn tổng quan nhất và đa chiều về các vấn đề liên quan đến đất đai.
2.2. Nghiên cứu trong nước
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, đồng thời còn là tư liệu sản xuất
đặc biệt. Đất đai cũng là cơ sở nền tảng để xây dựng nên các cơ sở kinh tế,
văn hóa, xã hội và là nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc hình thành nên
môi trường sinh thái. Nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, nên tất yếu phải chuyển đổi một bộ phận lớn đất
nông nghiệp sang đất công nghiệp và đất đô thị. Quá trình chuyển đổi này
đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của
đất nước. Do vậy vấn đề chuyển đổi và sử dụng đất đai được Đảng, NN và cả
xã hội quan tâm, minh chứng điển hình nhất là sự ra đời của Luật Đất Đai năm
2003. Phân tích về những ưu điểm và nhược điểm của Luật Đất Đai 2003 về
chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư, tác giả Nguyễn Thị Phượng đã có
những bình luận sâu sắc về vấn đề này trong bài viết “Về chính sách bồi
thường, hỗ trợ tái định cư khi NN thu hồi đất”. Trước hết bài viết khẳng định
Luật Đất Đai năm 2003 đã có những bước tiến vượt bậc so với bộ Luật trước đó
trong việc ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu của thực tế cũng như yêu cầu của

các quy luật kinh tế thị trường. Điều này được thể hiện ở các Khoản 1 Điều 38,
Điều 42… cùng các văn bản như Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày
3/12/2004, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 về việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, trình tự, thủ tục bồi thường…và mới
đây là Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8.2009 quy định bổ sung về quy
13

hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Tác giả
cũng đã chỉ ra những kết quả mà Luật Đất Đai mang lại ở các khía cạnh như
đối tượng được bồi thường, tái định cư ngày càng được xác định đầy đủ;
chính xác, mức bồi thường ngày càng cao, trình tự và thủ tục bồi thường được
đơn giản hóa. Tuy nhiên các chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư trong
Luật Đất Đai năm 2003 vẫn còn những hạn chế như do đây là vấn đề phức tạp
nên dù cơ chế, chính sách đã sửa đổi nhưng nhìn chung vẫn chưa hợp lý, hay
khó khăn trong việc xác định giá bồi thường đất, thủ tục hành chính còn nhiều
đặc biệt với các nhà đầu tư vì để thực hiện quá trình này họ phải làm việc với
rất nhiều các bên liên quan.
Nhìn chung Luật Đất Đai nói chung cũng như các Nghị định liên quan
đến các vấn đề đất đâi đặc biệt là các vấn đề về thu hồi đất, việc hỗ trợ, đền
bù và tái định cư còn đang tồn tại rất nhiều hạn chế. Chính vì vậy việc sửa
đổi, hoàn thiện chính sách đất đai là vấn đề hệ trọng của đất nước. Đề cập đến
vấn đề này, tác giả Lê Thanh Khuyên có bài viết “Hoàn thiện chính sách đất
đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.” Đầu tiên bài
viết cũng đề cập đến một số thành tựu đạt được trong hơn 25 năm đổi mới về
chủ trương chính sách đất đai, trong đó có các thành tựu nổi bật như Luật Đất
Đai 2003 đã có nhiều đổi mới quan trọng trong đó trọng tâm là hoàn chỉnh
các công cụ pháp luật, quy hoạch, tài chính, và hành chính để đảm bảo phù
hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó
chính sách gia đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài đã
khuyến khích cá nhân yên tâm đầu tư sản xuất. Hay với các quy định cho các

cá nhân hộ gia đình được thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho
thuê…đã được NN đảm bảo quyền trong thực tế đã từng bước phát huy được
nguồn lực đất đai từ đó biến nguồn tài nguyên đất đâi thành nguồn tài chính
cho việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đặc biệt là việc đổi mới
phương pháp và triển khai thực hiện một cách đồng bộ quy hoạch sử dụng đất
14

ở cả 4 cấp góp phần chuyển dịch cơ cấu đất phù hợp với yêu cầu phát triển kinh
tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, tác giả cho
rằng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và các chính sách cần tiếp tục được hoàn
thiện theo các hướng: thực hiện đúng quan điểm phát triển kinh tế xã hội, nghiên
cứu xây dựng cơ chế để đảm bảo giữa QLNN và thị trường, tạo lập môi trường
cạnh tranh bình đẳng, đề cao vai trò của NN, xây dựng quản lý thị trường bất
động sản và chính sách tài chính đất đai, gắn quản lý sử dụng đất đai với bảo vệ
môi trường, đảm bảo phát triển bền vững. Cũng đề cập đến vấn đề hoàn thiện
chính sách đất đai, trong bài viết “Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, sử
dụng đất đai ở nước ta” tác giả Hoàng Ngọc Hòa lại đưa ra 4 nhóm giải pháp
chính nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về các chính sách đất đai đó là cụ thể
hóa hơn nữa quyền và trách nhiệm của NN với tư cách là chủ sở hữu, cụ thể hóa
quyền và trách nhiệm của người sử dụng đất trong thời hạn được giao sử dụng
kịp thời bổ sung và chỉnh sửa hoàn thiện Nghị định 69/2009/NĐ-CP của chính
phủ, điều chỉnh; bổ sung; hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý đất đai giữa chính
quyền trung ương và chính quyền địa phương.
Có thể thấy rằng việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công
nghiệp, khu đô thị là quá trình mang tính khách quan và tất yếu trước xu thế
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhờ có quá trình này mà hệ thống kết cấu hạ tầng
ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện. Tuy nhiên, quá trình này cũng có những
mặt trái của nó, đó chính là các hệ quả xã hội của quá trình này.
Một trong những hệ quả xã hội quan trọng nhất đã được tác giả Lê Hiếu
đề cập đến trong bài viết “Về vấn đề chuyển đỏi mục đích sử dụng đất nông

nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa” - đó chính là vấn đề
việc làm của những người bị thu hồi đất. Toàn bộ bài viết tác giả đã đưa ra rất
nhiều số liệu thống kê về số lượng đất bị thu hồi cũng như số lượng người dân bị
mất việc làm, từ đó tác giả đi đến kết luận vấn đề việc làm và thu nhập của
những người có đất bị thu hồi đang là vấn đề nóng bỏng tác động sâu sắc tới sự
15

phát triển bền vững của đất nước. Qua thực trạng trên tác giả cũng đã đưa ra 1 số
khuyến nghị như lập quy hoạch các khu đô thị, công nghiệp phải phù hợp với
quy hoạch tổng thể, phải có chính sách bồi thường, hỗ trợ thỏa đáng nhằm giải
quyết tốt mối quan hệ lợi ích giữa các bên, có chính sách giúp người thu hồi đất
chuyển đổi nghề nghiệp, quan tâm giải quyết việc làm ở nông thôn….
Một trong những vấn đề liên quan đến việc thu hồi đất GPMB được rất
nhiều các tác giả quan tâm nghiên cứu đó là tác động của việc thu hồi đất đối
với đời sống của người nông dân. Điển hình như các nghiên cứu:
Tác giả Nguyễn Thị Diễn với đề tài “Ảnh hưởng của việc thu hồi đất
nông nghiệp cho công nghiệp hóa đến sinh kế của các hộ nông dân ở tỉnh
Hưng Yên” Nghiên cứu này phân tích các tác động của việc thu hồi đất nông
nghiệp để phát triển các khu, cụm công nghiệp đến sinh kế của các hộ nông
dân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau khi thu hồi
đất nông nghiệp, ngân sách của địa phương (xã) tăng lên từ 2 đến 3 lần, cơ sở
hạ tầng nông thôn được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người của địa
phương tăng lên hàng năm, tỉ lệ hộ nghèo giảm đi đáng kể. Tuy nhiên việc thu
hồi đất cũng đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, an toàn lương thực của các
hộ nông dân cũng như của địa phương đồng thời đẩy nhanh quá trình phân
tầng xã hội nông thôn. Sau khi thu hồi đất cho công nghiệp hóa, chỉ có16,4%
lao động trong các hộ điều tra tìm được việc làm trong các nhà máy.77% số
hộ điều tra không tự chủ về lương thực. 69.6 % số hộ điều tra lo ngại về các
vấn đề ô nhiễm môi trường do các nhà máy xung quanh khu dân cư.
Tác giả Quách Thị Kiều Dung với nghiên cứu “Ảnh hưởng của việc thu

hồi đất đến đời sống nông dân qua “thực tiễn ở huyện Mê Linh – Hà Nội”.
Nghiên cứu phân tích tính cấp thiết và tác động của quá trình thu hồi đất nông
nghiệp đối với đời sống của nông dân bị thu hồi đất. Khảo sát thực trạng về
ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống của người nông dân vùng thu hồi
đất ở huyện Mê Linh - Hà Nội, để minh họa. Đề xuất giải pháp chủ yếu để
16

phát huy ảnh hưởng tích cực, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của việc thu hồi
đất đối với đời sống nông dân Mê Linh.
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Hạnh với đề tài “Ảnh hưởng của thu hồi
đất nông nghiệp đến đời sống, việc làm của nông dân huyện Văn Lâm, tỉnh
Hưng Yên”. Nghiên cứu tập trung phân tích tình hinh thu hồi đất để xây dựng
các khu, cụm công nghiệp và ảnh hưởng của thu hồi đất nông nghiệp đến tăng
trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, việc làm và thu
nhập của các hộ bị thu hồi đất, những thách thức của việc thu hồi đất trong
quá trình phát triển
Tác giả Nguyễn Văn Sửu với nghiên cứu “Tác động của công nghiệp
hóa và đô thị hóa đến sinh kế nông dân Việt Nam-trường hợp một làng ven
đô Hà Nội.” Trong nghiên cứu này, tác giả đi sâu nghiên cứu về thu hồi đất
nông nghiệp và phân tích các tác động của nó đối với cuộc sống của người
nông dân, đặc biệt là với sinh kế của họ ở một làng ven đô Hà Nội từ cuối
những năm 1990.
Như vậy có thể thấy các vấn đề liên quan đến đất đai được cả xã hội
quan tâm, tuy nhiên vẫn chưa có nhiều các công trình nghiên cứu khoa học
nghiên cứu về vấn đề này đặc biệt là các công trình nghiên cứu xã hội học.
Đáng chú ý là bài viết “Tái định cư trong phát triển đô thị và một số vấn đề
xã hội” của tác giả Trịnh Duy Luân đã có cách nhìn sâu sắc vấn đề dưới cách
nhìn của khoa học xã hội học. Trước tiên tác giả đã đưa ra những nguyên tắc
đối với sự cơ động, chuyển đổi nơi ở trong điều kiện tái định cư. Theo tác giả
thì tái định cư chính là một dạng của cơ động xã hội về nhà ở dưới hình thức

bắt buộc. Và do vậy nó đòi hỏi chủ thể quản lý phải có những chính sách, quy
tắc và cách ứng xử khác biệt so với các loại hình cơ động xã hội khác. Từ đó
tác giả đã có những phân tích về tác động của quan hệ kinh tế, các quan hệ xã
hội như quan hệ người dân-chính quyền- doanh nghiệp tới quá trình tái định
cư. Bên cạnh đó bài viết cũng đề cập đến thực tiễn và như cầu về các hoạt
17

động “hậu tái định cư” cũng như vấn đề tái định cư cho người thu nhập thấp.
Cuối cùng dựa trên những phân tích này tác giả đã đưa ra một số gợi ý về
chính sách như kết hợp giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội và quản lý trong
các mô hình và chính sách tái định cư, quan tâm đến các vấn đề xã hội nảy
sinh trong quá trình tái định cư đặc biệt chú ý tới các đối tượng đặc biệt như
người có thu nhập thấp…
Ngoài ra còn các các công trình và bài báo tiêu biểu khác như: Nhà tái
định cư: vừa ở vừa run của tác giả Nguyễn Thiêm-Báo Công an nhân dân số
ra ngày 21/5/2005; Vấn đề việc làm cho người bị thu hồi đất ở nông thôn
trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp của tác giả Đỗ Đức
Quân- Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 8 (412) tháng 8 năm 2007; Vì sao dân
chưa đồng thuận của tác giả Đức Tâm- Báo Điện tử Kinh tế và Đô thị số ra
ngày 19/8/2008; Bức xúc thu hồi đất không chỉ do giá đền bù của tác giả Lan
Hương- Báo điện tử Dân Trí số ra ngày 3/10/2008; Dân bức xúc vì sự vô cảm
của chính quyền của nhóm phóng viên điều tra- Báo điện tử Nhà báo và Công
luận số ra ngày 17/09/2009; Chính sách hỗ trợ khi NN thu hồi đất của tác giả
Trần Quang Huy- Tạp chí Luật học số 10/2010
Thực tiễn hiện nay, tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp của công dân
trong lĩnh vực đất đai diễn ra gay gắt, phức tạp ở hầu hết các địa phương
trong cả nước, nhiều nơi đã trở thành điểm nóng và thu hút sự quan tâm đặc
biệt của các phương tiện truyền thông cũng như toàn thể nhân dân.
Điển hình nhất là vụ kiện đất đai tại Hải Phòng. Đó là vụ án về tranh
chấp đất đai giữa ông Đoàn Văn Vươn ở Cống Rộc, Vinh Quang cùng gia

đình và Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Vụ án thu
hút dư luận Việt Nam vì đây được coi là đỉnh điểm về xung đột về đất đai,
của những bất cập về cả pháp luật đất đai, việc thực thi pháp luật ở các cấp
địa phương và là một tổn thất chính trị to lớn. Kết quả là 4 công an và 2 người
thuộc ngành quân đội bị thương, 6 người dân bị bắt và bị khởi tố, việc thu hồi
18

đất bị hủy bỏ một số cán bộ địa phương bị đình chỉ việc và bị cách chức. Bên
cạnh đó là vụ cưỡng chế đất đai dẫn đến tụ tập đông người khiếu kiện ở Văn
Giang, Hưng Yên. Cụ thể, với dự án Ecopark, Văn Giang đã trở thành điểm
nóng về khiếu kiện của tỉnh Hưng Yên. Với mức giá đền bù chênh lệch đáng
kể so với các dự án gần đấy nhưng thuộc “đất Hà Nội”, người dân Văn Giang
đã liên tục tiến hành khiếu kiện đông người tại trụ sở tiếp dân của các cơ quan
Trung ương và địa phương. Quá trình khiếu kiện được tập trung vào 10 nhóm
vấn đề, như cho rằng có sự sai lệch giấy tờ; đề nghị giảm diện tích dự án; tố
cáo cưỡng chế trái pháp luật; thậm chí tố cáo hành vi trả thù người tố
cáo…Trong khi vụ cưỡng chế đất tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên vẫn
còn chưa nguôi, thì dư luận những ngày gần đây lại xôn xao về khả năng
những người dân ở huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định sẽ phải đối mặt với một vụ
cưỡng chế đất cũng không kém phần nghiêm trọng như ở Văn Giang. Hơn
100 nông dân huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đang chuẩn bị tinh thần giữ đất
ruộng của mình trước khả năng chính quyền địa phương sẽ thực hiện cưỡng
chế đất đai. Vào tháng 12 năm 2010, chính quyền địa phương đã huy động
hàng ngàn bộ đội và công an đến cưỡng chế khu đất hơn 165 ha của người
dân ba xã trước sự phản đối của người dân. Ngoài ra người dân huyện Vụ Bản
cũng đã gửi nhiều đơn khiếu nại lên các cấp chính quyền từ quốc hội đến
thanh tra chính phủ.
Nói tóm lại, trên thế giới cũng như tại Việt Nam, các vấn đề liên quan
đến đất đai đều được cả xã hội quan tâm đặc biệt là vấn đề thu hồi đất và việc
hỗ trợ, đền bù, tái định cư cho người bị thu hồi đất. Tuy nhiên, trên thế giới đã

có rât nhiều các nghiên cứu về DLXH đối với các vấn đề về đất đai, điều này
cho thấy vai trò quan trọng của DLXH trong việc hình thành các chính sách,
nhưng ở Việt Nam các nghiên cứu về đất đai khá nhiều nhưng lại chưa có
nhiều các nghiên cứu về DLXH trong lĩnh vực đất đai. Do vậy nghiên cứu
này có thể bổ sung, đóng góp vào hệ thống các nghiên cứu về các vấn đề đất
19

đai, giúp đưa ra các cơ sở thực tế nhằm hướng tới việc hoàn thiện hơn nữa các
chính sách về đất đai.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Qua nghiên cứu đề tài “Dư luận xã hội về việc bồi thường, hỗ trợ tái
định cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay-nghiên cứu trường hợp tại
phường Dương Nội và phường Phú Lương, Quận Hà Đông, Thành phố Hà
Nội” có thể vận dụng một số lý luận, lý thuyết xã hội học để nghiên cứu về
DLXH về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Đánh giá và phân tích đưa ra
những luận cứ khoa học có tính xác thực nhằm phản ánh đúng thực trạng vấn
đề. Qua nghiên cứu góp phần đem lại cơ sở khoa học cho việc hoạch định
những chính sách của NN về thu hồi, sử dụng và việc đền bù, tái định cư. Đặc
biệt biết vận dụng những phương pháp nghiên cứu của xã hội học vào thực
hiện những đề tài cụ thể.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua nghiên cứu đề tài này, chúng ta có thể phần nào làm rõ được
DLXH của quần chúng nhân dân về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư hiện nay,
nhờ vậy giúp các bên liên quan trong đó có các cấp chính quyền, chủ đầu tư các
dự án hiểu rõ các ý kiến, đòi hỏi, nguyện vọng của nhân dân. Mặt khác, thông
qua vấn đề nghiên cứu dư luận xã hội về các vấn đề quản lý và sử dụng đất đai
có thể được coi là căn cứ thông tin quan trọng phục vụ quá trình soạn thảo, ban
hành, điều chỉnh các chính sách đảm bảo lợi ích của người dân bị thu hồi đất,
nâng cao hiệu quả QLNN về đất đai của các cấp chính quyền.

4. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng DLXH về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên
địa bàn phường Dương Nội và phường Phú Lương, quận Hà Đông, Thành
phố Hà Nội. Trên cơ sở đó đề xuất các khuyến nghị nhằm khắc phục những
hệ quả chưa tích cực của việc này.
20

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
(1) Tìm hiểu DLXH về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại phường
Dương Nội và phường Phú Lương, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.
(2) Tìm hiểu DLXH về hệ quả và nguyên nhân gây bức xúc trong nhân
dân về việc việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư sau khi thu hồi đất.
(3) Đưa ra những khuyến nghị nhằm khắc phục những khó khăn trong
việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
DLXH về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn Thành phố
Hà Nội hiện nay.
5.2. Khách thể nghiên cứu
- Nhân dân bị thu hồi đất tại hai phường Dương Nội và phú Lương,
quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.
- Các cấp lãnh đạo phường Dương Nội, phú Lương và quận Hà Đông.
- Chủ đầu tư các dự án tại hai phường Dương Nội và Phú Lương.
5.3. Phạm vi nghiên cứu
5.3.1. Phạm vi thời gian
Đề tài được khảo sát từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2014
5.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài được tiến hành tại phường Dương Nội và phú Lương, quận Hà
Đông, Thành phố Hà Nội.

5.3.3. Phạm vi nội dung
Nội dung của đề tài bao gồm các thông tin chủ yếu sau:
(1) DLXH về việc bồi thường, hỗ trợ tái đinh cư của người dân sau
khi bị thu hồi đất tại phường Dương Nội và phường Phú Lương, quận Hà
Đông, TP. Hà Nội.
21

(2) DLXH về hệ quả và nguyên nhân gây bức xúc trong nhân dân về
việc việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư sau khi thu hồi đất.
6. Câu hỏi nghiên cứu
(1) DLXH về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại hai địa bàn trên như
thế nào?
(2) DLXH về hệ quả của việc thu hồi đất hiện nay ra sao? Đâu là
nguyên nhân chính dẫn đến những bức xúc trong nhân dân hiện nay?
7. Giả thuyết nghiên cứu, khung phân tích
7.1. Giả thuyết nghiên cứu
* Giả thuyết 1: Phần lớn người dân đều quan tâm đến việc GPMB
nhưng lại chưa hài lòng với việc tổ chức bồi thường, hỗ trợ tái định cư của
các cấp chính quyền và nhà đầu tư.
* Giả thuyết 2: Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chưa hài lòng của
người dân chủ yếu là do nguyên nhân mức đền bù chưa thỏa đáng và thiếu dân
chủ trong việc thực hiện các thủ tục, quy định trong quá trình GPMB.
* Giả thuyết 3: Kênh thông tin chính của người dân về việc GPMB ở
địa phương chủ yếu là truyền thông liên cá nhân hay kênh “truyền miệng”.

22

7.2. Khung phân tích




Chính sách xã hội về đất đai
tại địa phương



















Các yếu tố:
-Giới tính
- Nghề nghiệp
- Trình độ học
vấn
- Diện tích/ vị
trí đất bị thu
hồi

Khuyến nghị
về việc bồi
thường, hỗ trợ
tái định cư
Việc bồi thường, hỗ trợ tái
định cư
-Quá trình thu hồi đất
-Việc bồi thường, hỗ trợ
-Chính sách tái định cư
Kênh truyền thông
Dư luận xã hội
về việc bồi
thường, hỗ trợ
tái định cư

8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử luôn xem xét các sự vật hiện
tượng trong quá trình phát triển và những mối liên hệ phổ biến. Bên cạnh đó
là các lý thuyết xã hội học như thuyết dòng xoáy im lặng, thuyết xung đột.
Ngoài ra nghiên cứu dựa trên lý luận về cơ sở nhận thức và cơ sở xã
hội của DLXH. Nói đến cơ sở nhận thức của DLXH thì có hai yếu tố chính
23

tác động đến nội dung và sắc thái của DLXH đó là trình độ hiểu biết của công
chúng và khuôn mẫu tư duy xã hội. Sự hiểu biết của công chúng về một vấn
đề xã hội nào đó sẽ quyết định cách nhìn nhận và đánh giá của công chúng tới
vấn đề đó. Bên cạnh đó khuôn mẫu tư duy xã hội cũng có tác động đến sự
phán xét của DLXH. Theo tác giả Phạm Chiến Khu trong bài giảng về DLXH

thì khuôn mẫu tư duy xã hội là những quan niệm, phán xét khái quát, giản đơn
nhưng có tính phổ biến và tương đối bền vững trong một cộng đồng xã hội.
Sự tồn tại của các khuôn mẫu tư duy là rất cần thiết, nó giúp hình thành nên
hành động xã hội. Và chính DLXH là phương thức tồn tại của khuôn mẫu tư
duy xã hội. Nói đến cơ sở xã hội của DLXH trước hết phải đề cập đến các yếu
tố xã hội, trong đó yếu tố lợi ích được cho là yếu tố quan trọng tác động đến
nội dung và sắc thái của DLXH. Tồn tại cùng với các lợi ích chung, lợi ích
của nhóm, cộng đồng là những lợi ích cá nhân. Có khi các lợi ích này thống
nhất với nhau nhưng cũng có lúc chúng mâu thuẫn với nhau, chính điều này
đã tác động đến nội dung và sắc thái của DLXH.
8.2. Phương pháp thu thập thông tin
8.2.1. Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát được dùng để thu thập các thông tin sơ cấp
thông qua việc quan sát và ghi chép mọi biểu hiện của đối tượng nghiên cứu.
Trong nghiên cứu DLXH, thông qua quan sát người nghiên cứu có thể thấy
được những biểu hiện, thái độ, hành vi của chủ thể DLXH, từ đó định hình
được xu hướng cũng như cường độ của DLXH về vấn đề nghiên cứu. Nghiên
cứu tập trung quan sát các khu tái định cư (môi trường sống, giao thông, dịch
vụ ), đời sống của người dân, quan hệ giao tiếp của người dân chủ yếu xoanh
quay vấn đề gì Từ những quan sát này có thể làm cơ sở đánh giá những ý
kiến, mức độ hài lòng của người dân đối với chính sách bồi thường, hỗ trợ tái
định cư cho người dân bị thu hồi đất.

24

8.2.2. Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp phân tích tài liệu có thể giúp người nghiên cứu có những
kiến thức nền và có được những đánh giá chung nhất về vấn đề nghiên cứu.
Trong nghiên cứu này, tôi tập trung sử dụng các tài liệu như: các văn bản,
nghị quyết về đất đai nói chung cũng như việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư

nói riêng, các báo cáo của chính quyền Quận Hà Đông, Phường Dương Nội
và Phú Lương về việc này, một số công trình nghiên cứu trước đó về đất đai,
các bài viết trên sách, báo, tạp chí chuyên ngành, internet về các vấn đề liên
quan đến đề tài….Các thông tin thu thập từ tài liệu được sử dụng một cách có
chọn lọc nhằm phục vụ hiệu quả nhu cầu thông tin của nghiên cứu.
8.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu có thể thu được những thông tin đa dạng,
bao gồm các tư tưởng, thái độ, quan điểm của người cung cấp thông tin về
vấn đề nghiên cứu cũng như những ý kiến trái chiều mà nhiều khi bảng hỏi
không thực hiện được. Ngoài ra thông tin thu được qua những cuộc phỏng
vấn sâu có thể bổ sung và làm rõ cho những thông tin định lượng. Có nhiều
hình thức phỏng vấn sâu, nghiên cứu này tập trung áp dụng phương pháp
phỏng vấn sâu bán cấu trúc, là phỏng vấn dựa vào những câu hỏi đã được
chuẩn bị sẵn.
Nghiên cứu tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu với người dân nhằm tìm
hiểu những đánh giá, quan điểm, thái độ và mức độ hài lòng của người dân về
việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Mặt khác hướng tới xem xét những vấn đề
cụ thể đang được người dân quan tâm và còn bức xúc. Bên cạnh đó, nghiên
cứu cũng tiến hành phỏng vấn đối với đại diện các cấp chính quyền và chủ
đầu tư nhằm có được những thông tin đa chiều, nội dung phỏng vấn tập trung
vào quan điểm, đánh giá của các bên về việc này với tư cách là người tiến
hành thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

×