Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

chuyện kể tình huống thi giáo viên chủ nhiệm giỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.27 KB, 16 trang )

Lá thư đầy tâm huyết gửi cô giáo lớp 1
Lá thư đầy tâm huyết gửi cô giáo lớp 1 -
Thưa thầy cô - Là giáo viên tiểu học, nếu
tôi và thầy cô không đọc những tâm sự này
từ một phụ huynh nhắn gửi cô giáo tiểu học
- Nhất là cô giáo lớp 1 thì thật là uổng phí. -
Tôi và thầy cô là những người mang nặng
sứ mệnh được xã hội giao cho trách nhiệm
trọng trách - Dạy những bước đi đầu đời
của một học sinh - Nhưng một thực tế đáng
buồn nhiều thầy cô hiện nay đang đánh mất
đi cái nghĩa thiêng liêng của người thầy tiểu
học. Quá quan tâm đến giá trị đồng tiền -
Tiền là quan trong nhưng giá trị người thầy quan trọng hơn tiến - Đây là lá thư đầy cảm động
như một lời trách móc nhưng cũng như lời tư vấn cho mối thầy cô chúng ta. Và nhân đây
những tâm sự, những lời lẽ của phụ huynh này như một bài học hay một lời đe dọa ngọt ngào
- "Tôi biết tất cả các chuyện cô làm trên lớp đấy - Chỉ có điều tôi nể cô - và tôi không chấp cô
mà tôi không muốn nói ra thôi " - Lá thư này như một lời chiêm nghiệm giúp thầy cô tự soi
lòng mình xem mình cần làm gì và mình nên làm gì khi mình dạy dỗ trẻ - Khi mình đứng trên
bục giảng.
Đây là toàn văn lá thư mà tieuhoc.info muốn gửi đến thầy cô
Thưa cô, hôm nay tôi trao vào tay cô cả ‘gia tài’, cả tâm hồn và trái tim của tôi.
Cũng là một sớm mai, nhưng không phải trên con đường làng thơm mùi lúa mà trên con phố
đông đúc người qua, mẹ dắt tay con vào lớp 1. Khi trao con cho cô giáo, người sẽ dẫn con đi
những bước đầu tiên trên con đường tìm kiếm tri thức, lòng mẹ không khỏi âu lo. Đây là bức
thư mà mẹ muốn gửi đến cô giáo của con, cô giáo lớp 1.
Thưa cô,
Hôm nay, tôi trao con trai tôi cho cô, đứa trẻ với tâm hồn nguyên sơ như trang giấy trắng.
Trong những tháng ngày đầu đời, tôi đã cố gắng gieo hạt mầm tử tế và thánh thiện cho cháu
bằng gọi dạ bảo vâng, bằng những chuyến đi từ thiện đầu tiên. Những ngày tháng tới đây, cô
sẽ là người vun trồng cho hạt mầm ấy thành cây vững vàng.


Xin cô hãy mở rộng vòng tay đón cháu vào mái trường, vào lớp học mà cô là người thuyền
trưởng tài hoa chèo lái.
Thưa cô,
Nếu cháu có học chậm một chút so với các bạn vì tôi không cho cháu học chữ trước khi vào
lớp 1 thì xin cô hãy kiên nhẫn, giúp cháu đừng sợ hãi những con chữ đầu đời, xin đừng đánh
cháu để cháu nhớ những con chữ hay bài toán cô nhé.
Nếu cháu có mải chuyện với bạn học kề bên, xin cô đừng mắng cháu là đồ mỏ nhọn mà hãy
dạy cho cháu biết cần im lặng khi đang trong lớp học.
1
Nếu cháu có lỡ bĩnh ra quần, xin cô đừng mắng cháu là đồ đần thối hay bé hư hỏng mà hãy
dặn dò cháu lần sau nhớ ra toilet và báo với cô.
Nếu cháu có lỡ tay đánh bạn thì xin cô hãy phạt cháu thật nghiêm khắc để cháu hiểu rằng kẻ
mạnh thật sự là người nâng đỡ người khác chứ không phải đánh người. Và nếu cháu có lỡ bị
bạn đánh thì xin cô hãy dạy cháu biết cách tự vệ bằng cách phản ứng lại bằng lời nói văn
minh, báo với người lớn và xin cô hãy phân xử thật công bằng nếu chúng nó đánh nhau.
Thưa cô,
Nếu vạn bất đắc dĩ phải đánh cháu, xin cô hãy bắt cháu nằm dài ra, đánh vào mông và nói rõ
với cháu rằng cô đánh cháu là vì lý do gì chứ xin đừng vì chút bực bội cá nhân nào đó mà trút
dồn vào ngọn roi thù hằn lên người cháu cô nhé.
Xin cô đừng tát vào má cháu, đôi gò má phúng phính kia sẽ sớm phai vết hằn tay cô nhưng
tâm hồn non trẻ của cháu sẽ đau mãi.
Thưa cô,
Là mẹ, tôi biết rằng sẽ khó có bất kỳ người phụ nữ nào thương con tôi như chính tôi. Nhưng
tận đáy lòng, tôi khao khát cô sẽ là mẹ hiền của cháu, như lời bài hát: Khi ở trường cô giáo
như mẹ hiền. Xin cô hãy lắng nghe những tiếng nói không lời của cháu, nhìn mặt cháu thật kỹ
để biết cơn sốt nào đang nóng trong người cháu, cơn đau nào đang đau trong dạ dày cháu để
báo cho gia đình biết.
Xin cô hãy lắng nghe tiếng lòng của cháu những khi cháu bị “đầu gấu” lớp trên bắt nạt hoặc
bị bạn đánh mà không dám thưa cô để cô thấu hiểu và giải quyết những mầm bạo lực, giúp
cháu có một môi trường học tập thật trong lành. Xin cô hãy để lại những muộn phiền ngoài

cửa lớp, để lại những định kiến về phụ huynh (nếu có) để mỗi đứa trẻ đều là một thiên thần và
cô yêu chúng như yêu chính những đứa trẻ của mình.
Thưa cô,
Nếu có yêu thương cháu nhiều hơn các bạn, xin cô đừng bày tỏ ra bên ngoài vì như thế cháu
sẽ dễ ỷ lại. Nếu cô có ghét bỏ cháu, xin cô hãy giấu sự ghét bỏ ấy vào lòng và đừng bày tỏ ra
ngoài vì như thế cháu sẽ vô cùng mặc cảm. Nếu có bất công, xin cô đừng cho các cháu cảm
thấy, vì mỗi một sự bất công của cô hôm nay sẽ gieo vào lòng cháu hạt giống phản kháng và
mặc cảm ngày mai.
Thưa cô,
Từng là giáo viên, tôi biết rõ những nỗi vất vả của các cô, xin cho người mẹ này được chia sẻ
với cô những nỗi vất vả ấy. Tôi hiểu có những lúc cô sẽ mệt mỏi, sẽ muộn phiền, sẽ gắt gỏng
vì các cháu không ngoan, vì bài vở và thành tích bị đè nặng lên đôi vai gầy của cô. Tôi hiểu sẽ
có những lúc cô không giữ được bình tĩnh và chỉ muốn quát tháo rồi đánh đập lũ quỷ nhỏ
nghịch phá. Tôi hiểu sẽ có những lúc áp lực thành tích buộc cô phải dùng kỷ luật sắt, bắt trẻ
phải đi học thêm và thậm chí hành hạ trẻ nếu trẻ không vâng lời, là một “đứa trẻ cá biệt”…
Nhưng xin cô, nếu có những lúc ấy, xin cô hãy nghĩ đến tâm hồn của trẻ ngày mai, hạt giống
người tử tế đang phụ thuộc tay cô gieo trồng, chăm bón.
2
Hôm nay, tôi trao vào tay cô cả gia tài của tôi, cả tâm hồn và trái tim của tôi, xin cô hãy chăm
sóc tâm hồn cháu, để tôi đón về một đứa trẻ biết yêu thương và trân trọng tri thức, biết ham
học và biết san sẻ với bạn bè, biết kính trên nhường dưới và luôn xử sự công bằng bình đẳng!
Xin gửi đến cô lòng biết ơn của một người mẹ, vì những điều tuyệt vời mà cô sẽ làm cho con
tôi.
Hồng Hạnh (Theo Tuổi trẻ cuối tuần)
Tình huống: Trong lớp có học sinh lấy trộm bút của
bạn ?

Thưa thầy cô.
Một hôm thầy cô bước vào lớp thì thấy ngay một học sinh đứng dậy thưa: " Thưa cô bạn
Hà lấy trộm bút của em????" . Vậy thầy cô và các bạn sẽ nói gì?? Tại sao thầy cô lại giải

quyết như vậy. Hãy tham khảo tâm sự của một thầy giáo trong bài viết sau xem xem
thầy giáo trong bài viết đã xử sự thế nào?
Chuyện xảy ra cách đây khá lâu, lúc đó tôi mới vừa ra trường nhưng tới giờ tôi vẫn còn nhớ
mãi
Hôm đó vào giờ kiểm tra toán, cả lớp đang chăm chú làm bài, chợt một giọng nói vang lên từ
cuối lớp - đó là Nam :
- Thưa cô, bạn Mai ăn cắp cây bút của em.
Vốn rất dị ứng với thói xấu này nên không kịp suy nghĩ, tôi gay gắt hỏi Mai:
- Mai ! Tại sao em lấy bút của bạn ?
- Thưa cô, em không lấy, Mai nói.
Tôi cương quyết:
- Không lấy thì sao bạn nói? Nếu em lỡ lấy của bạn thì em nên trả lại, cô sẽ tha lỗi cho em.
Mai rơm rớm nước mắt thò tay vào hộc bàn lấy ra cây bút. Cả lớp ồ lên. Nam giật cây bút
3
trong tay bạn và nói:
- Tớ không chơi với cậu nữa!
Sau sự việc đó, cả lớp hình như không thích chơi với Mai. Mai buồn hẳn, tự khép mình lại,
lặng lẽ và trở nên ít nói, dù trước đây em là một cô bé vui tính. Tôi đã suy nghĩ thật nhiều, giá
như tôi xử sự khéo léo hơn thì…


CÓ MỘT NIỀM VUI
Trong số các học sinh tôi dạy. Nhi là một cô bé vóc dáng gầy yếu nhưng rất ngoan, thông
minh và giàu nghị lực. Em luôn đứng đầu lớp về tất cả các môn học, vì thế, tôi luôn dành cái
nhìn trìu mến cho em, nở nụ cười thâtn tươi khi đối diện em. Bài vở tôi cho ở lớp và ở nhà em
đều hoàn thành xuất sắc. Thế nhưng ai biết được chữ “ngờ”.
Một hôm, sau khi ổn định lớp, tôi mở sổ điểm gọi kiểm tra bài cũ. Cây bút tôi dừng lại ở tên
em:
- Pham Ý Nhi.
Nghe gọi đúng tên mình. Nhi bống giật thót người. Đâu rồi cái dáng vẻ tự tin ngày nào, trước

mặt tôi là một cô bé lấm lét cúi đầu nhìn xuống:
- Thưa cô, vì… vì…
Tôi lặng người mấy giây, chẳng lẽ em đã quá tự tin mà lơ là việc học chăng,
chẳng lẽ lại hạ bút cho cô học trò cưng của mình điểm kém?
Cả tập thể lớp ngơ ngác nhìn nhau rồi nhìn tôi chờ đợi. Tôi quyết định làm cho ra lẽ
vẫn đề này. Tôi gọi lan (nhà cùng xóm, là đôi bạn học tập với Nhi) đứng lên. Lan dằn sự hồi
hộp của mình rồi kể cho tôi nghe về hoàn cảnh gia đình Nhi: “Bố mất sớm, mẹ phải tần tảo
nuôi đàn con 4 đữa thơ dại. Nhi là chị cả trong nhà nên ngoài giờ học em còn phỉ thay mẹ,
giúp mẹ lo cho các em. Mẹ bạn vì quá gắng sức nên đã ngã bệnh, đêm qua được đưa vào viện.
Nhi đã thức gần suốt đêm để săn sóc và lo lắng cho mẹ…”.
Không biết từ lúc nào, tôi đã khóc và nhìn xuống lớp, học sinh nào cũng đều rơi lệ. Tôi không
biết làm gì hơn, quay xuống bảo lớp:
“Đây là trường hợp ngoại lệ, bạn Nhi đáng được chúng ta cảm thông, học hỏi và giúp đỡ, lần
khác cô sẽ gọi trả bài lại”.
Tôi nghe rất rõ tiếng thở phào nhẹ nhõm của Nhi và nhìn thấy những gương mặt rạng ngời nỗi
hân hoan của lớp.
Mấy hôm sau, vừa ra khỏi lớp tôi dã gặp Nhi đứng chờ. Ngoài việc cảm ơn tôi vì cách xử sự
hôm rồi, Nhi còn báo cho tôi biết Ban chỉ huy Liên đội, các bạn ở lớp đã thay nhau đến thăm
động viên an ủi mẹ, sự giúp đỡ tinh thần đó đã vực mẹ dậy, nay đã xuất viện rồi.
Cũng như mọi ngày, những cái nắng gay gắt của giờ tan trường không làm tôi khó chịu và
nóng bức nữa. Xung quanh tôi, gió như vui đùa và bầu trời bỗng như trong xanh hơn, đẹp hơn.
4


Tình huống: Học sinh tiểu học viết thư " iu nhau"

Thưa thầy cô!
Nếu một hôm trong lớp thầy cô có một học sinh tiểu học mà
viết thư yêu nhau , rồi bắt trước làm chuyện người lớn .
Vậy với tình huống này thầy cô .

1.Sẽ gọi điện cho bố mẹ.
2. Sẽ phê bình trước lớp.
3. Gọi riêng ra để nói với em đó
Hay thầy cô có cách giải quyết khác.
Năm lớp Ba, Sơn học lớp cô Mai. Trong lớp, Sơn rất có “cảm tình” với bạn Tú Uyên vì bạn
học rất giỏi, tính rất hiền, ngoan và cũng thật là xinh xắn. Một hôm, trong giờ Tiếng Việt, khi
cô Mai đang giảng bài, Sơn không chú ý nghe mà hí hoáy viết một lá thư để gửi cho Tú Uyên
với nội dung hết sức trẻ con: “Tớ rất thích chơi với cậu, Uyên ạ! Ký tên Sơn”Cô Mai phát hiện
ra, cô tịch thu mảnh giấy từ tay Sơn và cau mặt đọc nội dung bức thư. Trước đó, Sơn hết sức
bối rối nhưng trong suy nghĩ em không cho đó là vấn đề nghiêm trọng nhưng đến khi thấy nét
mặt của cô, em đã lo sợ thật sự. Cô Mai yêu cầu Sơn đứng lên và thú nhận việc em thích bạn
Uyên là không tốt đối với một học sinh lớp Ba. Và hơn nữa, cô còn yêu cầu Sơn phải đọc to
những dòng chữ mình viết lên cho cả lớp nghe. Thật xấu hổ, Sơn vừa đọc vừa khóc. Cả lớp
cười thật to làm Sơn càng cảm thấy xấu hổ nhiều hơn. Tội nghiệp cho Tú Uyên, bạn ấy cũng
cúi gầm mặt xuống bàn không dám ngước lên nhìn ai. Cô Mai đã yêu cầu Sơn viết bản kiểm
điểm.

Ngay tối hôm đó về nhà Sơn bị sốt cao, bị hoảng loạn, sợ tiếp xúc với cô Mai và các bạn trong
lớp, kể cả với Tú Uyên. Ba mẹ Sơn đã cho em điều trị ở bệnh viện một thời gian. Sau đó sức
học của Sơn kém hẳn mặc dù trước đó em học rất khá
Tình huống: Sự vô tình đáng trách của tôi

Thưa thầy cô.
Một lần nào đó thầy cô đã vô tình trước những hoàn cảnh
thương tâm của cô học trò nhỏ???
Một ngày nào đó vì bực vì giận thầy cô đã lỡ lời với một bé
học trò ung thư giai đoạn cuối chưa? Hãy đọc tình huống
sau để xem sự hối hận của một cô giáo
Trong cuộc đời đi dạy của mình có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên được câu chuyện đau lòng mà
tôi sẽ kể cho các bạn nghe.

5
Thu Uyên, cô học trò nhỏ của tôi có đôi mắt bồ câu đen láy, mái tóc dày óng mượt. Điều làm
tôi chú ý là em hay kêu đau bụng và bố em thường gửi thuốc cho tôi để nhắc em uống sau giờ
ăn. Giờ ra chơi hôm ấy, khi đang ngồi chấm bài, bỗng nghe em khóc và mách tôi:
- Thưa cô, gói xôi của em bị các bạn chạy giỡn xô vào làm rơi xuống đất rồi ạ !
Đang mệt vì chấm bài, tôi đã la cho em một trận vì trước giờ ra chơi, tôi đã dặn những em có
đồ ăn sáng nên ngồi ăn ở bàn không nên vừa ăn vừa chạy ra sân chơi như các bạn. Giờ gói xôi
rơi mất, em khóc làm tôi càng bực mình thêm vì nghĩ em không nghe lời mình. Nghe tôi la,
em rất sợ và không dám khóc nữa.
Hôm sau và những hôm sau nữa Thu Uyên không đến lớp. Tôi gọi điện thoại cho bố em và
biết được em đã được đưa vào trung tâm ung bướu vì bị ung thư giai đoạn cuối và phải vô hóa
trị thuốc. Tôi lặng người, đầu óc như tê dại. Vào trung tâm thăm em, tôi như không tin ở mắt
mình. Em nằm đó, mái tóc đen nhánh của những ngày đầu năm bây giờ không còn nữa bởi
những liều thuốc hóa trị. Em nhìn tôi cười, nụ cười khô héo. Nước mắt ràn rụa, tôi nắm lấy
bàn tay nhăn nhúm chỉ còn da bọc xương của em, tôi động viên em phải cố gắng vợt qua bệnh
tật để cùng tôi đến lớp, các bạn đang chờ em! Nhưng số phận đã thật khắc nghiệt với em, vài
hôm sau em đã mất vì cơ thể nhỏ bé ấy không chịu nổi những liều thuốc độc hóa trị được tiêm
vô cơ thể nhỏ bé của em…
Uyên ơi! Cô chưa kịp nói lời phân tích cho em hiểu vì sao cô lại la em. Thật lòng cô muốn xin
lỗi em! Chỉ vì có những lúc bực mình mà cô đã cáu gắt với học trò của mình, những đứa trẻ
thơ ngây, dễ thương.

Muốn dạy tốt phải hiểu học trò
Đó là tâm sự của cô Trương Kim Khánh, giáo viên Trường tiểu học Trưng Vương (T.P
Thái Nguyên). Chính từ suy nghĩ ấy mà suốt 22 năm dạy học, cô Khánh luôn gần gũi,
quan tâm chăm sóc, dạy dỗ học trò như con mình.
Chúng tôi đến lớp 3C, lớp cô giáo Khánh chủ nhiệm, vào giờ ăn trưa của học sinh. Phòng học
trên tầng ba thoáng mát và sạch sẽ. Lúc ấy cô Khánh đang kiên nhẫn ngồi bón cơm cho một
học sinh và động viên một học sinh khác đang ăn uể oải: "Sáng nay Huy phát biểu rất hay rồi,
bây giờ phải ăn nhiều cơm để buổi chiều còn phát biểu tiếp nữa nhé". Nghe cô nói thế, cậu bé

tên Huy vâng, rồi vui vẻ ăn tiếp. Thỉnh thoảng lại có một cô bé hay một cậu bé ríu rít khoe với
cô là em ăn hết rồi, khiến chúng tôi cũng vui lây và cảm thấy sự yêu thương, trìu mến giữa cô
và trò đang hiện hữu thật nhiều trong căn phòng ấy.
Cô Khánh sinh năm 1966, tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm (Thái Nguyên) năm 1986. 8 năm dạy
ở Trường PTCS Sa Lung, PTCS Linh Sơn (Đồng Hỷ) rồi thêm 6 năm dạy ở các trường THCS
Độc Lập, Trường Bán công Lê Quý Đôn (T.P Thái Nguyên) cô đã trưởng thành cả về chuyên
môn và kinh nghiệm tiếp cận với học trò. Năm 2000 cô được chuyển về giảng dạy tại Trường
Tiểu học Trưng Vương, là một trong những trường có chất lượng tốt ở Thái Nguyên.

22 năm đứng lớp cô Khánh đã rút ra được rằng, điều cốt yếu nhất đối với một nhà giáo là phải
yêu quý và hiểu học trò của mình. Cô chia sẻ với chúng tôi: dạy học sinh tiểu học thì điều đầu
tiên là phải hiểu được tâm lý của các em. Chỉ có nhẹ nhàng động viên, quan tâm sát sao, khen,
chê đúng lúc, đúng chỗ, gợi mở nhiều hơn là phê bình thì mới giúp các em tự tin học tập. Bên
6
cạnh đó phải thật lòng yêu thương và nhất là đối xử công bằng thì mới giành được sự tin yêu
của các em.

Bản thân cô Khánh luôn ý thức nâng cao trình độ của mình bằng cách học hỏi đồng nghiệp,
chuyên cần soạn giáo án và nhất là tìm đọc các loại sách về giáo dục tâm lý trẻ em. Cô cố gắng
làm, sưu tầm thêm những dụng cụ học tập trực quan để bài học sinh động, thu hút sự tập trung,
kích thích óc sáng tạo của học sinh. Cô cũng khuyến khích các em suy nghĩ, hăng hái phát
biểu xây dựng bài, từ đó giúp các em hứng thú trong học tập. Những cố gắng của cô Khánh đã
thu được kết quả đáng kể. Các lớp do cô chủ nhiệm năm học nào các em cũng ngoan, ý thức
học tập tốt, có nhiều học sinh đạt học sinh giỏi, đoạt giải vở sạch chữ đẹp cấp thành phố, cấp
tỉnh. Bản thân cô Khánh có nhiều chuyên đề dạy và học được đồng nghiệp đánh giá cao.
Nhiều năm cô là Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh.

Cùng với hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm, cô Khánh còn tích cực tham gia
công tác khác của Nhà trường, được tập thể giáo viên tín nhiệm bầu làm Phó Bí thư Chi bộ,
Uỷ viên Ban Chấp hành Công đoàn.

CÓ MỘT GIỜ HỌC TOÁN NHƯ THẾ
Hồi đó, ở Hà Nội, phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi Toán rất sôi nổi. Một vấn đề đặt
ra là bồi dưỡng cái gì? Những “mẹo mực” giải toán để làm cho các em trở thành người
giải toán - “thợ” giải toán giỏi hay là trang bị cho các em những phương pháp, tư duy
cách học toán tích cực chủ động hơn. Tôi có dự một vài giờ “bồi dưỡng” học sinh giỏi
toán, và có lần đã được dự một giờ học toán như thế. Giờ học diễn ra dưới dạng “Hội
thoại - trao đổi” và xuất phát từ một bài toán đơn giản về đếm hình ở Tiểu học.
Hồi đó, ở Hà Nội, phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi Toán rất sôi nổi. Một vấn đề đặt
ra là bồi dưỡng cái gì? Những “mẹo mực” giải toán để làm cho các em trở thành người
giải toán - “thợ” giải toán giỏi hay là trang bị cho các em những phương pháp, tư duy
cách học toán tích cực chủ động hơn. Tôi có dự một vài giờ “bồi dưỡng” học sinh giỏi
toán, và có lần đã được dự một giờ học toán như thế. Giờ học diễn ra dưới dạng “Hội
thoại - trao đổi” và xuất phát từ một bài toán đơn giản về đếm hình ở Tiểu học.
GV: Nào, chúng ta bắt đầu từ một bài toán đơn giản: “Trong hình bên có bao nhiêu
hình tam giác?”
- HS1: Có 3 hình ạ!
- GV: Em đếm bằng cách nào?
- HS1: Em ghi chữ và liệt kê các tam giác rồi đếm, chẳng hạn 3 tam giác là: ABM,
MAC, BMC.
- GV: Ai có cách đếm khác?
- HS2: Em đánh số và liệt kê các tam giác rồi đếm theo hình đơn trước, hình ghép sau:
Chẳng hạn 3 tam giác là: hình 1, hình 2, hình (1+2).
- GV: Các em đều làm đúng. Nhưng cách đếm thứ nhất không theo quy luật nào, dễ
nhầm lẫn hoặc còn sót, nếu như các đỉnh tam giác nhiều lên (như hình bên).
7
Cách đếm thứ hai có tốt hơn, vì việc đánh số và đếm theo thứ tự hình đơn, hình ghép
đôi, ghép ba sẽ không bỏ sót hình, nhưng cũng sẽ “vất vả” hơn khi phải liệt kê quá
nhiều tam giác (với số điểm tăng lên) rồi mới đếm theo cách “thủ công” từ một, hai,
ba,
- GV (tiếp): Các em có nhận xét gì về đặc điểm các hình tam giác này, từ đó liên hệ tới

một cách đếm nào thuận tiện hơn?
- HS3: Các tam giác đều có chung đỉnh M và có đáy là các đoạn thẳng ở trên một
đường thẳng. (HS nhận xét được như vậy, không có liên hệ gì hơn. Cả lớp im lặng, suy
nghĩ tiếp. Cô giáo gợi ý chuyển sang bài toán khác).
- GV: Đúng vậy. Các em có thấy số tam giác chính bằng số đáy của các tam giác đó?
Số đáy này lại là số các đoạn thẳng được tạo thành từ việc nối hai điểm trong các điểm
đã cho ở trên đưởng thẳng. Chẳng hạn, từ ba điểm A, B, C ta có 3 đoạn AB, BC, AC
ứng với 3 tam giác MAB, MBC và MAC. Từ đây ta chuyển sang bài toán: “Trong hình
dưới đây có bao nhiêu đoạn thẳng?”.
* HS dễ dàng thấy được có ba đoạn thẳng bằng các cách đếm tương tự như ở trên, song
cũng có em nêu được một cách đếm khác có tính khái quát hơn, chẳng hạn: “Với một
điểm, có hai đoạn thẳng nối từ đó tới hai điểm còn lại. Với ba điểm, ta có 6 đoạn thẳng
(2 x 3 = 6), nhưng như vậy mỗi đoạn thẳng đã đếm hai lần, nên thực chỉ có 3 đoạn
thẳng (6 : 2 = 3)”. Với sự dẫn dắt của cô giáo, HS có thể đếm số đoạn thẳng từ nhiều
điểm hơn, chẳng hạn ở hình dưới, với 6 điểm trên đường thẳng thì một điểm ứng với 5
đoạn, 6 điểm ứng với 5 x 6 = 30 (đoạn), trong đó mỗi đoạn thẳng được tính 2 lần nên
số đoạn thẳng là: 5 x 6 : 2 = 15 (đoạn))
* HS có thể nhận xét: “Muốn tìm số đoạn thẳng trong các bài toán dạng trên, có thể lấy
số điểm nhân với số điểm đó trừ đi 1, rồi chia cho 2”. Rõ ràng từ nhận xét này các em
có thể đếm số tam giác ở các bài toán trên thuận tiện hơn.
Điều hay ở giờ học này không chỉ cung cấp cho các em một cách đếm khác thuận tiện
hơn, mà còn giúp các em một cách suy nghĩ, một phương pháp “tương tự”, óc khái
quát khi tập quan sát, giải quyết vấn đề Sự phát triển của giờ học này chưa dừng lại
ở đây, cô giáo còn dẫn dắt các em nhiều điều “lý thú” khác nữa, tôi xin được kể tiếp ở
kỳ sau.


Nguyễn áng
(Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội)



20 nguyên tắc giúp bạn trở thành giáo viên giỏi thực thụ
8
Ai cũng biết để trở thành một giáo viên mẫu mực, chuyên
nghiệp người giáo viên cần trang bị cho mình những kiến
thức giảng dạy phong phú, phương pháp tiếp cận đa dạng.
Sau đây là 20 điều cơ bản mà những người làm nghề giáo
nên biết.
Điều 1
Hãy vui cùng những thành tích (dù rất nhỏ) của học trò đồng thời hãy chia sẻ những thất bại
với chúng.
Điều 2
Gần gũi và thân thiện với học trò, hãy cố gắng để chúng luôn cởi mở với bạn.
- Hãy vừa là bạn vừa là thầy của chúng.
Điều 3
Đừng ngại thừa nhận với học trò là mình không biết về một vấn đề nào đó.
- Hãy cùng chúng tìm câu trả lời.
Điều 4
Hãy cố gắng khơi dậy sự tự tin trong mỗi em học sinh. Khi đó chúng sẽ đạt tới nhiều đỉnh cao
trong học tập.
Điều 5
Đừng đòi hỏi một “kỷ luật lý tưởng” trong giờ học. Bạn đừng độc đoán quá, hãy nhớ rằng giờ
học là một phần cuộc sống của đứa trẻ, vì vậy đừng làm cho giờ học gò bó quá, cứng nhắc
quá. Qua mỗi giờ học đứa trẻ cần trở thành một nhân cách cởi mở, say mê, sáng tạo và phát
triển toàn diện.
Điều 6
Hãy cố gắng để giờ giảng của bạn không khuôn mẫu quá, chuẩn mực quá. Tuyệt vời nhất là
trong mỗi giờ học đều có những “phát minh” nho nhỏ được diễn ra, những chân lí nho nhỏ
được phát hiện, những đỉnh cao tri thức được chinh phục và những cuộc tìm kiếm bắt đầu.
Điều 7

Các cuộc gặp gỡ với phụ huynh học sinh cần thiết thực và hiệu quả. Mỗi buổi họp phụ huynh
là dịp để bạn cung cấp thêm cho họ những kiến thức về tâm lí, sư phạm, về quá trình học tập.
Điều 8
Hãy bước vào lớp với nụ cười. Khi học trò chào, hãy nhìn vào mắt từng em để hiểu được tâm
trạng của chúng, vui thì chia vui, buồn thì chia sẻ, động viên.
Điều 9
Hãy luôn ghi nhớ: Học trò không phải là một chiếc bình cần đổ đầy kiến thức, các em là
những ngọn đuốc cần được thắp lên.
Điều 10
Điểm kém ảnh hưởng không tốt đến việc hình thành nhân cách của học trò. Bạn hãy cố gắng
chừng nào có thể để tránh cho các em bị điểm kém. Hãy tìm cách khác để khắc phục tình
trạng này.
Điều 11
Mỗi bài giảng của bạn phải là một bước tiến, dù là rất nhỏ, về phía trước trong việc khám phá
tri thức. Học sinh cần phải vượt qua những khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và bạn hãy
tính toán sao cho mức độ của những khó khăn đó thật phù hợp. Đây là điều lưu ý thứ 11 trong
“những điều cơ bản một giáo viên nên biết”.
Điều 12.
9
Đừng tìm những con đường dễ dàng nhất trong việc giảng dạy. Như thế học trò sẽ lười suy
nghĩ, bạn cần làm cho chúng thấy việc học là lao động thực sự. Điều quan trọng nhất là bạn
phải luôn khích lệ, luôn ở bên chúng khi khó khăn.
Điều 13.
Nếu phải cân nhắc giữa hai điểm số khi cho điểm học sinh thì bạn hãy chọn điểm cao hơn.
Hãy chắp cho đứa trẻ đôi cánh, hãy tin ở em, cho em hy vọng.
Điều 14.
Không cần che giấu tình cảm của mình với các em, nhưng cần tuyệt đối tránh sự ưu ái đặc
biệt với một vài em nào đó. Hãy cố nhìn thấy những ưu điểm ẩn sâu trong mỗi em. Có thể
chính các em cũng không biết mình có những ưu điểm đó. Bạn hãy giúp chúng nhận ra, phát
triển chúng thêm.

Điều 15.
Hãy nhớ rằng trên lớp học sinh cần phải cảm thấy hấp dẫn và thú vị. Chỉ có sự hấp dẫn mới
làm các em tập trung chú ý được.
Điều 16.
Khi tiếp xúc với phụ huynh học sinh, bạn cần nhớ rằng đối với họ đứa con là quí giá nhất trên
đời. Vì thế, bạn hãy hết sức tế nhị, tránh đừng để phụ huynh bị tổn thương.
Điều 17.
Đừng sợ xin lỗi học trò nếu thấy mình sai. Xin lỗi chỉ làm tăng uy tín của bạn trong mắt các
em mà thôi. Khi các em mắc lỗi, bạn cũng đừng nóng nảy quá.
Điều 18.
Hãy cố gắng sống hết mình với các em. Vui cùng vui, buồn cùng buồn. Đùa nghịch và dạy dỗ.
Hãy kiềm chế khi các em nói dối. Công bằng, kiên trì và trung thực là khẩu hiệu của bạn.
Điều 19.
Đừng dạy học sinh
Quá tự tin - sau này chúng sẽ bị xa lánh;
Quá rụt rè- chúng sẽ bị coi thường;
Quá lắm lời- chúng sẽ không được ai tính đến;
Quá cứng nhắc- chúng sẽ bị khước từ.
Điều 20.
Một lần nữa xin nhắc lại: Hãy kiềm chế, bình tĩnh, kiên trì và mềm mỏng.
Học sinh luôn coi thầy cô của mình là những tấm gương về đạo học và tri thức để học tập, noi
theo. Để có thể là người thầy đúng nghĩa, người giáo viên không chỉ đơn thuần dạy học sinh
“chữ” mà còn dạy các em “nghĩa”.
Cách dạy học sinh lớp 3 “Kể lại buổi đầu đi học”
Chào các thầy cô và các quý phụ huynh!
Giờ đây, con em của các bạn đã là học sinh lớp 3. Buổi đầu em đi học đã cách đây hơn hai
năm rồi. Vậy để kể giản dị chân thật về buổi đầu đi học của riêng em không giống như “Buổi
10
đầu tiên đi học” của nhà văn Thanh Tịnh hay của một vài bạn nào đó trong lớp, em cần chú ý
những điều gì? Sau đây là một vài gợi ý có thể giúp các em làm tốt bài văn này:

1. 1. Hiểu đúng về “ buổi đầu em đi học”:
- Đó là buổi học nào? “Buổi đầu em đi học” mà đề bài yêu cầu em kể lại chính là buổi
học đầu tiên khi em là học sinh của trường Tiểu học (vì trước đó em mới chỉ là trẻ trường
mầm non phải không nào?)
- Buổi học đó có gì đặc biệt ? Tất nhiên là rất đặc biệt ! Đó là buổi học mà nhà trường
Tiểu học đón em vào lớp 1- một buổi học có ý nghĩa rất lớn trong cuộc đời của mỗi con
người. Đó là buổi học đầu tiên của em ở một ngôi trường mới với bao bỡ ngỡ, rụt rè, vừa vui
mừng, háo hức đón chờ mà vẫn cứ thấy lo sợ
1. Nhớ lại buổi đầu em đi học :
- Có thể em còn nhớ rất nhiều sự việc, cảnh vật trong buổi đầu em đi học đó (VD : Bà ngoại
lên chơi, mẹ làm bánh rất ngon, chị của em đang vội vã hối hả chuẩn bị đến trường, cây lộc
vừng trước nhà buông nhiều chùm hoa đẹp ) song để bài kể cô đọng, đúng yêu cầu của đề
bài, em cần tập trung suy nghĩ, nhớ lại các sự việc chính sau đây :
- Đó là một ngày thế nào ? ( Một ngày đẹp trời với nắng thu và gió thu hay một ngày
mưa với những hạt mưa đầu thu bay lất phất )
- Ai dẫn em tới trường ?
- Khi vừa đến trường em thấy cảnh trường như thế nào ? (rất lạ, một ngôi trường to, sân
trường rộng không có nhiều đồ chơi như trường màm non, thầy cô giáo, các anh chị, các bạn
học sinh đi lại, nói cười vui vẻ )
- Buổi học (đầu tiên đó) đã diễn ra và kết thúc như thế nào ? Điều em còn nhớ rất rõ
trong buổi học đó là gì ?
- Em nghĩ gì về buổi học đó ?
1. 3. Em sắp xếp ý định kể theo thứ tự em tự chọn :
Ví dụ 1 : - Ở nhà
- Trên đường đi
- Tới trường
Ví dụ 2 : - Khi trời vừa sáng, em thức dậy
- Khi mặt trời lên, em cùng mẹ tới trường….
- Khi đã tới trường, em thấy….
1. Em diễn đạt các ý định kể thành các câu văn hoàn chỉnh bằng cách sử dụng linh

hoạt 3 kiểu câu kể : Ai là gì ? (VD : Hôm đó là một ngày đẹp trời ;….Trước mắt em
là ngôi trường to cao sừng sững) Ai làm gì (VD : Em dậy thật sớm chuẩn bị cặp và
sách vở,… Các bạn em cũng lon ton theo chân mẹ…). Ai thế nào ? (VD : Hàng cây xà
cừ trên sân trường thật to, tán lá thật lớn Bạn nào cũng rất vui…) Em kết hợp hài hòa
3 kiểu câu kể đã học để kể theo thứ tự các ý đã chọn là sẽ có một bài kể thu hút sự chú
ý của cô giáo và các bạn trrong lớp đấy. Chúc các em có được bài kể đạt điểm 10 !)

11
4. Những bài văn hay của học sinh lớp 3
Bài viết 1 : Kể lại buổi đầu đi học

Năm nay em đã học lớp 3 vậy mà em còn nhớ như in về buổi học đầu tiên năm lớp 1. Sáng
hôm đó tròi cao và còn nhiều gió nữa. Mẹ đưa em tới trường với bao nhiêu lời dặn dò khiến
em vừa vui, vừa sợ. Lúc mới bước vào trường, em thật bỡ ngỡ vị thứ gì cũng lạ. Thầy cô giáo
mới, lớp học cũng to và có rát nhiều bàn ghế. Em nhớ rất rõ buổi học đầu tiên đó cô giáo dạy
bài chữ e. Em ngồi bàn đầu tiên, em gắng viết chữ e thật đẹp, được cô giáo tuyên dương trước
lớp. Em vui lắm. Buổi học đầu tiên đó em rất thích.


Bài viết 2 : Kể lại buổi đầu đi học

Hai năm đã qua thật nhanh, giờ đây em còn nhớ rất rõ về buổi học đầu tiên. Hôm đó trời mưa
tầm tã. Mẹ cõng em, còn em thì cõng trên lưng một cái cặp để tới trường. Ở trên lưng mẹ, em
vừa mừng vừa lo. Mẹ cõng em đi một lát đã tới trước một ngôi trường thật to. Mẹ bảo : «
Trường của con đây rồi ! »
Em bỡ ngỡ rụt rè bước theo chân mẹ. Cô giáo đã đứng đón em ở cửa lớp. Buổi học hôm đó
diễn ra thật vui. Em thích lắm vì cô giáo viết mẫu nét sổ thẳng, nét nằm ngang, nét nào cũng
đẹp. Em rất vui mỗi khi nhớ lại buổi học đầu tiên đó.

Tiến trình dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”

Thưa thầy cô, trong suốt năm học qua, các thầy cô đã được tập huấn và áp dụng phương pháp
bàn tay nặng bột vào giảng dạy những môn dạng khoa học tự nhiên ( Khoa học - Tự nhiên -
Xã hội ) ở tiểu học. Chắc chắn rằng thầy cô đã làm quen nó . Nhưng hôm nay thầy cô hãy
xem lại 5 bước bắt buộc của phươn pháp " Bàn tay nặn bột" Cuối bài viết này , tieuhoc.info
xin chia sẻ với thầy cô 2 giáo án Khoa học lớp 4 dạy theo phương pháp mới này. Chúc thầy
cô vui và nhớ ghé thăm tieuhoc.info nhé!
12
Tiến trình dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.
- Là một tình huống do giáo viên chủ động đưa ra như là một cách dẫn nhập vào bài học
- Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học.
- Câu hỏi phải phù hợp với trình độ học sinh, gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tính tò
mò của học sinh.
- Giáo viên phải dùng câu hỏi mở, tuyệt đối không được dùng câu hỏi đóng.
Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh.
- Giáo viên khuyến khích học sinh nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình về sự
vật, hiện tưởng mới.
- Giáo viên cho học sinh trình bày bằng nhiều hình thức: viết, vẽ, nói, ….
- Giáo viên không nhất thiết phải chú ý tới các quan niệm đúng, cần phải chú trọng đến các
quan niệm sai.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm.
3.1 Đề xuất câu hỏi.
- Từ những khác biệt và phong phú về biểu tượng ban đầu, GV giúp HS đề xuất câu hỏi.
- GV cần khéo léo chọn lựa một số biểu tượng ban đầu khác biệt trong lớp từ đó HS đặt câu
hỏi liên quan đế bài học.àđể giúp học sinh so sánh
3.2 Đề xuất phương án thực nghiệm nghiên cứu.
- Từ những câu hỏi của HS, GV nêu câu hỏi cho HS đề nghị các em đề xuất thực nghiệm để
tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi đó.
- GV ghi chú lên bảng các đề xuất của HS để các ý kiến sau không trùng lặp.
- Khuyến khích HS tự đánh giá ý kiến nhau hơn là ý kiến của GV nhận xét.

Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu
- quan sát tranh.à mô hình àƯu tiên thực nghiệm trên vật thật
- Từ những khác biệt và phong phú về biểu tượng ban đầu, GV giúp HS đề xuất câu hỏi.
- GV cần khéo léo chọn lựa một số biểu tượng ban đầu khác biệt trong lớp từ đó HS đặt câu
hỏi liên quan đế bài học.àđể giúp học sinh so sánh
Bước 5: Kết luận kiến thức mới
13
21 câu hỏi cơ bản về dạy toán lớp 2
Trong tài liệu này , Phamkhacl xin kính gửi các thầy cô nào quan
tâm đến phương pháp dạy Toán lớp 2, hay khi sinh hoạt chuyên
môn có những tranh cãi về chuyên môn dạy Toán 2 thì 21 câu
hỏi sau sẽ giải quyết được vấn đề đó. Nào mời thầy cô hãy xem
các câu hỏi sau, rất cụ thể và sát thực:
Câu 1: Yêu cầu về đổi mới PPDH trong tiết “học bài mới” ở Toán
2 là gì?
Câu 2: Yêu cầu về đổi mới PPDH trong tiết “luyện tập, thực hành” ở Toán 2 là gì?
Câu 3: Nội dung và phương pháp dạy học tiết “ học bài mới” thể hiện trong SGK như thế
nào?
Câu 4: Nội dung và phương pháp dạy-học tiết “ luyện tập, luyện tập chung, thực hành, ôn
tập” thể hiện trong SGK Toán 2 như thế nào?
Câu 5: Xin nói rõ thêm về “cách nhớ 1” sang hàng chục khi thực hiện phép tính trừ(có nhớ) ở
SGK T2 (CTTH mới).
Câu 6: Khi sử dụng sách Toán, có bắt buộc HS làm hết các bài tập trong SGK hay không?
Nếu có VBT thì HS làm bài tập trong VBT hay làm bài tập trong SGK Toán 2, hay làm cả hai?
Câu 7: Trong sách Toán 2, phép nhân, phép chia được xây dựng theo cách nào?
Câu 8: Trong bài “số 1, số 0 trong phép nhân, phép chia” ở sách Toán 2, có những phép tính
như: 1 x 2 =2 ; 2 x 1 =2; 0 x 2 =0 ; 2 x 0 =0, có giải thích được kết quả của mỗi phép tính đó
không?
Câu 9: Mức độ , yêu cầu nội dung dạy- học phép nhân, phép chia ở lớp 2 là gì?
Câu 10: Yêu cầu về trình bày bài giải các bài “ tìm giá trị biểu thức” ở lớp 2 có gì khác so với

lớp 1?
Câu 11: Yêu cầu về nội dung và cách trình bày các bài toán “ tìm x” trong SGK Toán 2 là
gì?
Câu 12: Khi giới thiệu về “mét” có cô giáo xuất phát từ dm, xác định đoạn thẳng có độ dài 10
dm, rồi sau đó giới thiệu “10 dm còn gọi là 1m”. Trong sách Toán 2(CTTH mới) có giới thiệu
về “m” theo tinh thần đó không?
Câu 13: Ở lớp 2, việc hình thành biểu “tượng” về độ dài và đơn vị đo độ dài, có thể thực như
thế nào?
Câu 14: Trong SGK Toán 2, khái niệm “đường thẳng” được giới thiệu như thế nào?
Câu 15: trong SGK Toán 2 có loại bài “ đếm hình”, có cách nào để HS “đếm hình” khỏi bị sót
không? Xin nêu ví dụ cụ thể.
Câu 16: Yêu cầu về giải toán “nhiều hơn”, “ít hơn”ở sách Toán 2 là gì?
Câu 17: Thế nào là bài toán có “một phép tính”? Thế nào là bài toán có “một bước tính”?
Câu 18: Trong SGK Toán 2, có một số bài toán có lời văn không thuộc dạng bài toán “nhiều
hơn”, “ít hơn”, cũng không phải là bài toán dạng “thông thường”, chẳng hạn bài3(T154), bài
1(T175), bài 4 (T178). Xin cho biết yêu cầu nội dung giải các bài toán có dạng đặc biệt đó.
Câu 19: Ở lớp 2 để hình thành “biểu tượng” về khối lượng, có thể thực hiện như thế nào?
Câu 20: Ở lớp 2 để hình thành “biểu tượng” về dung tích, có thể thực hiện như thế nào?
Câu 21: Ở lớp 2, khi học về thời gian, đã yêu cầu hình thành ở HS khái niệm về thời gian
chưa?
14
Cách dạy học sinh tiểu học trung bình học tốt môn toán

Cách dạy học sinh tiểu học trung bình học tốt môn toán - Một trong những hoạt động cơ
bản của học sinh trong học tập môn toán ở trường tiểu học là hoạt động giải toán. Đây là hoạt
động phức tạp bao gồm nhiều thành tố tham gia, mà lâu nay đã được các chuyên gia trong lĩnh
vực phương pháp dạy học nghiên cứu và chỉ rõ.
Thực tiễn dạy học tiểu học lâu nay ở nước ta, theo nội dung, chương trình và SGK đã ban
hành, hoạt động học và giải toán của học sinh tiểu học đối tượng trung bình cơ bản diễn ra
theo trình tự: quan sát, tiếp thu kiến thức; làm bài có sự hướng dẫn; tự làm theo mẫu; độc lập

làm bài, tuân theo quá trình nhận thức chung là đi từ Algôrit đến Ơritstic.
Để thích ứng với quá trình học tập đó của đa số học sinh, kinh nghiệm của giáo viên dạy giỏi
tiểu học cho thấy, quá trình dạy cũng phải được tiến hành theo 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Quan sát, tiếp thu
Giáo viên tiểu học giúp học sinh nắm kiến thức cơ bản, tối thiểu, cần thiết.
• Giáo viên cần kết hợp vừa giảng vừa luyện, phân tích chi tiết, cụ thể, giúp học sinh
hiểu khái niệm không hình thức.
• Đồng thời với cung cấp kiến thức mới là củng cố khắc sâu thông qua ví dụ và phản ví
dụ. Chú ý phân tích các sai lầm thường gặp.
• Tổng kết tri thức và các tri thức phương pháp có trong bài.
Đây là giai đoạn khó khăn nhất, giai đoạn làm quen tiến tới hiểu kiến thức mới, đồng thời là
giai đoạn quan trọng nhất, giai đoạn cung cấp kiến thức chuẩn cho học sinh. Kinh nghiệm cho
thấy khi hoàn thành tốt giai đoạn này học sinh sẽ tiếp thu tốt hơn ở các giai đoạn sau.

Giai đoạn 2: Làm theo hướng dẫn
15
Giáo viên tiểu học cho ví dụ tương tự học sinh bước đầu làm theo hướng dẫn, chỉ đạo của giáo
viên.
Học sinh tiểu học bước đầu vận dụng hiểu biết của mình vào giải toán. Giai đoạn này thường
vẫn còn lúng túng và sai lầm, do học sinh chưa thuộc, chưa hiểu sâu sắc. Tuy nhiên giai đoạn 2
vẫn có tác dụng gợi động cơ cho giai đoạn 3.
Giai đoạn 3: Tự làm theo mẫu
Giáo viên ra một bài tập khác, học sinh tự làm theo mẫu mà giáo viên đã đưa ra ở giai đoạn 1
và giai đoạn 2.
Giáo viên tạm đứng ngoài cuộc. Ở giai đoạn này học sinh độc lập thao tác. Học sinh nào hiểu
bài thì có thể hoàn thành được bài tập, học sinh nào chưa hiểu bài sẽ còn lúng túng. Giáo viên
có thể nắm bắt được việc học tập cũng như mức độ hiểu bài của cả lớp và từng cá nhân thông
qua giai đoạn này, từ đó đề ra biện pháp thích hợp cho từng đối tượng. Giai đoạn 3 có tác dụng
gợi động cơ trung gian. Giáo viên thường vận dụng giai đoạn này khi ra bài tập về nhà.
Giai đoạn 4: Độc lập làm bài tập

Giáo viên nên ra cho học sinh:
• Hoặc là một bài tập tương tự khác để học sinh làm ngay tại lớp.
• Hoặc là bài tập ra về nhà tương tự với bài được học, nhằm rèn luyện kĩ năng.
• Hoặc là bài kiểm tra thử.
• Hoặc là đề thi của năm học trước, nhằm kích thích học tập bộ môn.
Giai đoạn này có tác dụng gợi động cơ kết thúc một nội dung dạy học. Giáo viên thường vận
dụng giai đoạn này trong kiểm tra.
Cách dạy học toán theo bốn giai đoạn như trên, tuy chưa thoát ly cách dạy học truyền thống,
nhưng đã phần nào tỏ ra có hiệu quả thiết thực đối với SGK đã được biên soạn lâu nay, phù
hợp với hình thức dạy học theo tiết (40 phút), phù hợp với trình độ nhận thức của đối tượng
học sinh tiểu học diện đại trà trong học tập môn toán.
Để có thể dạy học theo bốn giai đoạn như trên đòi hỏi giáo viên phải:
• Hiểu sâu sắc kiến thức và các tri thức phương pháp.
• Trong soạn bài, giáo viên tiểu học cần chuẩn bị cả bốn loại bài tập cho 4 giai đoạn, bên
cạnh đó còn phải biết phân bậc bài tập cho từng đối tượng học sinh trong lớp.
• Và phải biết điều hành các đối tượng học sinh tiểu học trong một lớp cùng hoạt động
bằng cách giao cho mỗi loại đối tượng một dạng bài tập phù hợp với nhận thức của họ,
có như thế giờ học mới sinh động và lôi cuốn.
• (ST)

16
o

17

×