Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

báo cáo thực tập công ty mía đường nông cống, quy trình công nghệ sản xuất mía đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 89 trang )

Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Tuyết Nhung
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
Thực tập chính là chiếc cầu nối giữa lý thuyết và thực tế. Nó tạo điều kiện
cho sinh viên tiếp cận với sản xuất thực tế, đồng thời thực hiện hoá những lý
thuyết đã học tại trường. Quả như vậy, trong đợt thực tập vừa qua tuy là ngắn
ngủi, nhưng chúng em đã nhận được một lượng kiến thức khá bổ ích và lý thú.
Lời đầu tiên Đoàn thực tập chúng em xin chân thành cảm ơn trường đại
học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh cùng các thầy cô bên tổ hóa đã đưa ra
đề tài và hướng dẫn chúng em trong đợt thực tập vừa rồi .Đặc biệt đoàn thực tập
chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Trần Thị Tuyết Nhung .
( giảng viên hướng dẫn thực tập) đã tận tình giúp đỡ chúng em trong thời gian
qua để chúng em hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Đoàn thực tập chúng em cũng xin chân thành cảm ơn công ty cổ phần
nhà máy Đường Nông Cống đã tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em khi đoàn
thực tập tại nhà máy.
Do thời gian thực tập cũng như kiến thức thực tế không nhiều, bài báo cáo
còn nhiều điểm chưa đề cập đến và còn những thiếu sót nhất định, em rất mong
được sự góp ý của các Thầy, Cô giáo để bài báo cáo của chúng em được hoàn
thiện hơn .Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn.
1
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Tuyết Nhung
PHẦN I .MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết trong thời buổi nền kinh tế thị trường hiện nay trên
thế giới Nền kinh tế thế giới hội nhập và phát triển theo xu thế toàn cầu hóa. Nó
thúc đẩy nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới phát triển tạo cơ hội thuận lợi
cho nền kinh tế nhiều nước có cơ hội canh tranh và phát triển lớn mạnh. Không
những thế nó còn giúp cho nền kinh tế và dân trí cùng với khoa học kỹ thuật của
nhiều nước nghèo, một số nước đang phát triển trên thế giới có cơ hội hội nhập
và phát triển trong đó có Việt Nam.
Cùng với sự phát triển của đất nước Thanh


Hoá là một tỉnh đông dân trong những năm gần đây nền kinh tế đang rất phát
triển Qua 15 năm thu mua và chế biến kể từ năm 1999 đến nay Công ty cổ phần
mía đường Thanh Hóa đã qua bao khó khăn có lúc tưởng chừng như không thể
vượt qua. Tình hình thực tế Công ty đứng bên bờ vực phá sản nhưng rồi lại phát
triển đi lên đem lại những thành quả tốt đẹp. Tất cả những thăng trầm ấy do
nhiều nguyên nhân đem lại, xong suy cho cùng một trong số những nguyên nhân
cơ bản quan trọng bậc nhất đó là vấn đề nguyên liệu cho nhà máy sản xuất.
Đủ nguyên liệu nhà máy chạy hết công suất, khai thác được tiềm năng sẵn
có của thiết bị, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, giá thành hạ, đem lại lợi nhuận
cao, nộp ngân sách Nhà nước tăng, công nhân có công ăn việc làm, đời sống ổn
2
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Tuyết Nhung
định và ngày càng được nâng cao, công nhân gắn bó với nhà máy.
Thiếu nguyên liệu nhà máy hoạt động kém hiệu quả, lãng phí thiết bị máy
móc, khấu hao trên đầu sản phẩm tăng, sản xuất bị thua lỗ, công nhân không có
công ăn việc làm, đời sống ngày càng khó khăn.
Từ những vấn đề trên trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi có chủ
trương đường lối đổi mới của Đảng và các chính sách của Nhà nước về giao
quyền tự chủ cho sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Công ty cổ phần
mía đường Thanh Hóa đã chủ động đầu tư giải quyết tốt vấn đề nguyên liệu
cung cấp cho nhà máy sản xuất ổn định và phát triển.
Hiện nay trong xu thế phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh, Công ty cổ
phần mía đường Thanh Hóa đã mở rộng nâng cao công suất nhà máy . Do đó
việc xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu đảm bảo đầy đủ cho nhà máy sản
xuất ngày càng trở nên quan trọng và cấp bách hơn.
Từ những vấn đề nêu trên, việc đặt ra những chương trình nghiên cứu về
vùng nguyên liệu mía đường Thanh Hóa, thực trạng vùng nguyên liệu và quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần mía đường Thanh
Hóa trong những năm vừa qua và đề ra những giải pháp nhằm xây dựng, phát
triển vùng nguyên liệu để cung cấp đầy đủ và ổn định cho nhà máy sản xuất

là việc làm có ý thiết thực đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty.Bên
cạnh đó việc lựa chọn đúng về dây chuyền sản xuất cũng là yếu tố quyết định
đến thành quả của nhà máy như hiện nay sau đây nhóm chúng em xin trình
bày về quy trình và công nghệ sản xuất mía đường.
3
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Tuyết Nhung
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Sau hơn hai mươi năm “đứng chân” ở các huyện trung du, miền núi Thanh
Hóa, mía đã trở thành cây xóa đói, giảm nghèo cho người dân. Nhiều công ty
mía đường đã hình thành vùng nguyên liệu tập trung, có chính sách đãi ngộ cho
người trồng mía, nhằm giữ ổn định vùng nguyên liệu. Công ty cổ phần Mía
đường Nông Cống là một ví dụ.
Tên công ty : Công ty cổ phần mía đường Nông Cống
Người liên hệ : Lê Văn Tới
Địa chỉ : Xã Thăng Long - Nông Cống. Thanh Hóa
Mã bưu điện : 84
Điện thoại : 037.839.369
Số di động :
Fax : 037.839.435
Website : />Tiền thân là Công ty Đường Nông Cống, Công ty cổ phần Mía đường
Nông Cống được thành lập từ năm 1999 xã không ngừng phát triển. Hiện, vùng
nguyên liệu của Công ty đạt 5.019ha với trên 10.000 hộ
Năm 2007 là năm đầu tiên Công ty hoạt động theo mô hình cổ phần, Hội
đồng quản trị Công ty được sự nhất trí của các cổ đông, đã lập phương án đầu tư
để nâng cấp dây chuyền sản xuất chính đạt công suất 3.000 tấn mía cây/ngày.
Kết quả vụ sản xuất 2007 – 2008, Công ty ép được sản lượng mía lớn nhất từ
trước tới nay cho nông dân, rút ngắn thời gian chế biến nên đã tiết kiệm đáng kể
chi phí sản xuất nhưng chất lượng sản phẩm lại được nâng lên. Nếu năm 2002,

4
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Tuyết Nhung
doanh thu của Công ty chỉ đạt 84 tỉ đồng thì đến năm 2008 đã đạt hơn 204 tỉ
đồng. ước tính, giá trị tiết kiệm được trong vụ sản xuất vừa qua trên 10 tỉ đồng.
Bên cạnh lĩnh vực chính là sản xuất, kinh doanh mía đường, trong vài năm
gần đây Công ty CP Mía đường Nông Cống đã mở rộng thêm lĩnh vực sản xuất
phân bón và nước tinh khiết.
Với quyết tâm chủ động trong sản xuất, bảo đảm chất lượng phân bón
cung ứng cho vùng nguyên liệu, công ty đã tích cực khai thác công suất dây
chuyền sản xuất phân NPK. Hiện nay công tác đầu tư giai đoạn 1 đã hoàn tất,
dây chuyền sản xuất phân bón NPK ve viên đã đi vào sản xuất hiệu quả. Năm
2011, công ty đã sản xuất và cung ứng cho vùng nguyên liệu hơn 7.000 tấn phân
bón các loại bảo đảm chất lượng. Năm 2012, công ty sẽ sản xuất khoảng 12.000
tấn phân bón, tính đến hết quý I công ty đã tiêu thụ được hơn 8.000 tấn. Phân
xưởng phân bón đã chuẩn bị đủ các loại phân để cung ứng cho công tác chăm
sóc trồng mới, trồng lại và chăm sóc mía lưu gốc cho vụ 2012 - 2013.
Trong lĩnh vực sản xuất nước thiên nhiên tinh khiết với sự nỗ lực phấn
đấu của lãnh đạo, đội ngũ công nhân công ty, bước đầu đã cho kết quả khả quan.
Năm 2011 tiêu thụ hơn 1,7 triệu lít, tăng 25,17% so với năm 2010. Công ty đã
mở rộng được thị trường tiêu thụ nước thiên nhiên tinh khiết thông qua việc lựa
chọn mục tiêu là cung cấp nước uống cho 145 trường học, hơn 30 đại lý bán lẻ
có lượng tiêu thụ ổn định với sản lượng lớn, các nhà hàng, khách sạn, bệnh viện
trên địa bàn trong tỉnh
1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MÍA TRONG NƯỚC HIỆN NAY
Trong thời gian qua, tình trạng tranh chấp nguyên liệu vẫn xẩy ra ở nhiều
nơi gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất chung của ngành mía
đường cũng như lợi ích của người trồng mía. Trước bối cảnh đó, nhiều doanh
nghiệp đã rút kinh nghiệm, đặt lợi ích của người trồng mía song song với lợi ích
của doanh nghiệp mía đường Đây là yếu tố chính để phát triển bền vững cho
ngành mía .

5
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Tuyết Nhung
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều rất quan tâm đến việc phân chia
địa giới hành chính cho từng nhà máy để không làm mất tính thị trường của mía
hàng hóa (loại nguyên liệu dùng chung của các nhà máy), không dẫn đến độc
quyền thu mua gây thiệt hại đến người trồng mía. Việc xác định vùng nguyên
liệu của nhà máy đồng thời gắn trách nhiệm của nhà máy đối với việc tiêu thụ
mía của người dân trong phạm vi, địa bàn đó. Từng nhà máy có kế hoạch và giải
pháp đầu tư, hỗ trợ người trồng mía trong vùng nguyên liệu của mình theo điều
kiện của doanh nghiệp.
Việc đảm bảo thu nhập của người trồng mía không thấp hơn so với một số
cây trồng khác trong vùng cũng đang được quan tâm đúng mức, Hiệp hội mía
đường đang xây dựng mức giá sàn thu mua mía nguyên liệu cho người nông dân
trong niên vụ tới. Theo đó, giá mía nguyên liệu sẽ không thấp hơn 900 đồng/kg.
Đây là mức giá tối thiểu để người trồng mía đạt mức lợi nhuận ngang bằng với
một số cây trồng khác trong vùng.
Theo ông Võ Thành Đàng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần mía đường
Quảng Ngãi, việc áp giá sàn thu mua mía nguyên liệu sẽ giúp cho nông dân
không bị ép giá, đồng thời việc thu mua của các doanh nghiệp cũng sẽ minh
bạch hơn.
Có thể nói, chính nhờ những giải pháp cụ thể nên niên vụ mía đường
2010-2011 đã có những kết quả khá tích cực. Sau nhiều năm dẫm chân tại chỗ,
năm nay năng suất mía tăng từ 51,6 tấn/ha (niên vụ trước) lên 60,5 tấn/ha. Giá
mía ở mức khá cao (bình quân 1 triệu đồng/tấn) nên bà con nông dân đều phấn
khởi, các nhà máy đường đều có lãi.
Đây chính là cơ sở để ngành mía đường có thể phát triển bền vững. Cũng
về vấn đề này, theo ông Nguyễn Văn LộcTổng, Giám đốc Công ty cổ phần
Đường Biên Hòa cho biết, mỗi quốc gia có ngành mía đường phát triển bền
6
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Tuyết Nhung

vững, đều có bộ giống riêng, như Philippines có 18 giống phù hợp từng vùng
sinh thái, trong khi chúng ta chưa có được bộ giống thực sự. Vì vậy, năng suất
dù được cải thiện so với giống cũ nhưng vẫn thấp hơn so với thế giới. Để có bộ
giống riêng cần phải nghiên cứu ít nhất 8 năm. Vì vậy, ngay từ bây giờ, dù là
quá chậm, cần phải bắt tay vào mới hy vọng có được bộ giống cho ngành mía
đường trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Văn Lộc cũng kiến nghị, trước hết cần có khung cơ chế phát
triển điện và nhiên liệu để ngành mía đường phát huy hết năng lực và đặt ra mục
tiêu tăng dần lượng đường chế biến trên 1ha lên 6 - 7 - 8 tấn đường so với hiện
nay. Nếu không trồng tập trung cây mía sẽ không thể triển khai các biện pháp
sinh học và kỹ thuật (thủy lợi…) trên đồng mía.
Ngoài quy hoạch tập trung cần xem xét cự ly vận chuyển, rút ngắn thời
gian đưa mía từ đồng ruộng đến nhà máy. Đây là tiền đề quan trọng để nâng
lượng đường chế biến trên 1ha mía bởi mía thu hoạch sau 24 giờ chưa đưa vào
nhà máy, chữ đường trong mía sẽ giảm đáng kể. Hiện nay tổn thất sau thu hoạch
cây mía từ 10% đến 20%-30%. Ở Thái Lan, Philippines, nhà nước ưu tiên việc
chuyển nông sản nói chung, nhất là cây mía về nhà máy càng sớm càng tốt để
hạn chế thất thoát, lãng phí nguồn lực xã hội.
Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam cũng
cho rằng, cần thực hiện một số giải pháp để bảo đảm nguồn cung cho nhu cầu
tiêu thụ đường trong tương lai. Đó là Bộ Công thương kìm lại các quota đã cấp,
giãn thời điểm thông quan đối với các hợp đồng nhập khẩu đã ký hoặc cho tái
xuất, giảm bớt hạn ngạch cân đối thừa để điều chỉnh cung vừa đủ cầu, kiểm soát
chặt chẽ gian lận thương mại hoặc lợi dụng hạn ngạch để nhập vượt hạn ngạch.
Chấp nhận giá đường cao, bởi giá mía phải thật sự ổn định và hấp dẫn đối với
nông dân, đây là điều kiện đầu tiên và quan trọng hàng đầu để người dân phát
triển mía. Nhưng điều kiện để các nhà máy đường mua mía giá tốt cho dân là giá
7
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Tuyết Nhung
đường cũng phải ở mức cho phép nhà máy đường bảo đảm giá mía cho nông

dân. Chính phủ và người tiêu dùng sẽ là người bảo đảm giá đường tối thiểu cho
doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các công ty, nhà máy đường phải hoàn thiện và
nghiêm túc trong thu mua mía đồng thời tích cực làm tốt công tác khuyến nông,
giúp nông dân nâng cao trình độ canh tác kể cả giống mía để thông qua năng
suất chất lượng cao, người dân tăng thêm thu nhập trên cây trồng mía ở trình độ
cao hơn.
Hiện, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đang vận động để các nhà máy
đường góp vốn thành lập công ty cổ phần thương mại để góp phần điều tiết cung
cầu đường trong nước, tháo gỡ một phần khó khăn cho Hội viên. Trong tương
lai, việc cân đối mía đường sản xuất trong nước và cấp phép nhập khẩu thêm cần
xem xét vào cuối vụ ép mía đường hàng năm. Trong trường hợp thiếu đường thì
phải nhập, nhưng không phải là nhập lậu và cũng không lập lại sai lầm như
trường hợp nhập khẩu đường năm 2011.
Một giải pháp nữa, đó là các ngành chức năng, nhất là ở khu vực biên giới,
cần quan tâm kiểm soát chặt chẽ việc nhập lậu đường theo đường tiểu ngạch.
Bởi nhiều nhà máy đang bán đường với giá 17.000 đồng/kg, cộng thêm thuế
VAT đang làm các nhà máy đường nội địa thua ngay trên sân nhà, bởi đường
nhập lậu Thái Lan cũng được bán đồng giá nhưng không phải chịu một khoản
thuế nào. Bên cạnh đó, các nhà máy cần được nhà nước hỗ trợ về vốn sản xuất
và dự trữ, ông Trịnh Minh Châu, Giám đốc Nhà máy đường Sóc Trăng cho
biết: Theo quy hoạch phát triển ngành mía đường đến năm 2020 diện tích trồng
mía cả nước là 300.000 ha và sản lượng đường trong nước sản xuất đạt 2 triệu
tấn, cơ bản đáp ứng yêu cầu trong nước và bắt đầu có xuất khẩu. Nhưng định
hướng này có hiện thực hay không vẫn tùy thuộc rất lớn vào sự hấp hẫn của
ngành mía đường đối với người trồng mía. Cụ thể làm thế nào đảm bảo thu nhập
tối thiểu cho nông dân trồng mía, từ 30 triệu đồng/hộ/năm, có cạnh tranh so với
các cây trồng khác. Bình ổn ngành mía đường, cần giải quyết hài hoà lợi ích cho
8
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Tuyết Nhung
cả nông dân lẫn doanh nghiệp. Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã

chỉ đạo Tây Ninh triển khai mô hình điểm cả nước về cánh đồng mẫu trồng mía
để tạo điều kiện cho việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất và thu hoạch mía nhằm
nâng cao năng suất và chất lượng mía, nhằm nâng cao trữ đường, làm tiền đề để
phát triển ngành mía đường trong nước.
Hình 1. Vùng nguyên liệu
CHƯƠNG II :CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG MÍA
2.1. Quy trình sản xuất mía của nhà máy
Nghành công nghệ mía là một nghành phát triển và có rất nhiều công nghệ
sản xuất khác nhau tùy theo cơ sở vật chất và tính chất khác nhau cua từng loại
mía sau đây là quy trình công nghệ sản xuất mía của công ty cổ phần mía đương
nông cống
9
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Tuyết Nhung
Sơ đồ1: quy trình sản xuất mía
2.2. NGUYÊN LIỆU MÍA
2.2.1. Phân loại
Cây mía thuộc họ hoà thảo, giống sacarum, được chia làm 3 nhóm chính:
● Nhóm Sacarum officinarum: là giống thường gặp và bao gồm phần lớn
các chủng đang trồng phổ biến trên thế giới
● Nhóm Sacarum violaceum: Lá màu tím, cây ngắn cứng và không trổ cờ
10
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Tuyết Nhung
● Nhóm Sacarum simense: Cây nhỏ cứng, thân vàng nâu nhạt, trồng từ
lâu ở Trung Quốc Giống mía đóng một vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đường. Các giống mía có thời gian sinh
trưởng khác nhau (chín sớm, chín trung bình, chín muộn) góp phần hình thành
cơ cấu giống mía, nhằm rải vụ trồng và kéo dài thời gian chế biến cho các nhà
máy đường. Trong sản xuất thường chú ý phát triển mạnh các giống sau:
● Giống ROC1-Tân Đại Đường1 (Đài Loan): chín sớm, thích ứng rộng,
hàm lượng đường cao, năng suất cao, chịu đất xấu, chịu hạn, gốc nẩy mầm

chậm, thu hoạch vào đầu vụ.
● Giống ROC10-Tân Đại Đường10 (Đài Loan): có đặc tính chung giồng
ROC1 như thích ứng rộng, chịu được đất chua mân, chụ thâm canh, chín trung
bình, thu hoạch vào giữa và cuối vụ.
● Giống Quế đường 11 (Quảng Tây- Trung Quốc): chin sớm, thu hoạch
vào đầu vụ, sinh trưởng mạnh, khả năng lưu gốc tột, t1inh thịch ứng rộng, chịu
hạn, chịu đất xấu, chịu ẩm ướt, năng suất cao và có hàm lượng đường cao.
Ngoài ra chúng ta đã lai tạo được một số giống mía cho năng suất cao như:
Việt đường 54/143 (hàm lượng đường 13,5 – 14,5%, loại chín sớm), Việt đường
59/264 (hàm lượng đường 14 – 15%, không trổ cờ), VN 65 – 71 (năng suất 70 –
90 tấn/ ha), VN 65 – 48 (năng suất 50 – 95 tấn/ ha), VN 65 – 53 (năng suất 45 –
80 tấn/ ha).
2.2.2. Hình thái
Cây mía gồm 3 phần chủ yếu: rễ, thân và lá.
● Rễ mía: thuộc loại rễ chùm, có tác dụng giữ cho mía đứng, hút nước và
các chất dinh dưỡng từ đất để nuôi cây mía. Một khóm mía có thể có 500-2000
rễ, trọng lượng chiếm 0.855% trọng lượng cây mía, thường tập trung ở độ sâu
0.3-0.4m, cá biệt tới 1-1.5m.
11
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Tuyết Nhung
● Thân mía: hình trụ đứng hoặc hơi cong, tuỳ theo giống mà màu sắc
khác nhau như: vàng nhạt, màu tím đậm… Trên vỏ mía có một lớp phấn trắng
bao bọc. Thân mía chia làm nhiều dóng, mỗi dóng mía dài khoảng 0,05-0,304 m
(tuỳ theo giống mía và thời kỳ sinh trưởng). Giữa 2 dóng mía là đốt mía, đốt mía
bao gồm đai sinh trưởng, đai rễ, đai phấn mầm, và sẹo lá. Thông thường, mía
phát triển theo chiều cao từ 2.43-2.35m/năm hay 2-3 dóng/tháng.
● Lá mía: làm nhiệm vụ quang hợp nước, CO2 và các chất dinh dưỡng để
biến thành gluxit, các chất tổng hợp có chuỗi nitơ và là bộ phận thở và thoát ẩm
của cây mía Lá mọc từ chân đốt mía thành hàng so le hoặc theo đường vòng trên
thân cây. Lá mía màu xanh (với một số giống cá biệt có thêm màu vàng hoặc

tím), mép lá có hình răng cưa, mặt ngoài phần lớn có lớp phấn mỏng và lông
bám. Tuỳ thuộc vào giống mía, lá có chiều dài 0,91–1,52m, chiều rộng 0,01 –
0,30m.
2.2.3. Thu hoạch và bảo quản
Mía được xem là chín khi hàm lượng đường trong thân mía đạt tối đa và
lượng đường khử còn lại ít nhất.
Các biểu hiện đặc trưng của thời kỳ mía chín:
● Lá chuyển sang màu vàng, độ dày của lá giảm, các lá sít vào nhau, dóng
ngắn dần
● Hàm lượng đường giữa gốc và ngọn xấp xỉ nhau
● Hàm lượng đường khử dưới 1%, (có khi chỉ còn 0,3%).
Khi mía chín, tuỳ theo giống mía và điều kiện thời tiết mà lượng đường
này duy trì khoảng 15 – 60 ngày. Sau đó, lượng đường bắt đầu giảm dần (giai
đoạn này gọi là mía quá lứa, hay mía quá chín).
Ở các nước phát triển (Mỹ, Đức,…) thu hoạch mía bằng cơ giới là chủ
yếu, nhiều loại máy liên hợp vừa đốn mía, chặt ngọn và cắt khúc được sử dụng
12
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Tuyết Nhung
rộng rãi. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, việc thu hoạch mía vẫn còn bằng phương
pháp thủ công, dùng dao chặt sát gốc và bỏ ngọn. Sau thu hoạch hàm lượng
đường giảm nhanh, do đó mía cần được vận chuyển ngay về nhà máy và tiến
hành ép càng sớm càng tốt. Để hạn chế tổn thất đường sau khi thu hoạch, có thể
áp dụng các biện pháp sau:
● Chặt mía khi trời rét hoặc hơi rét
● Khi chặt cho mía ngã theo chiều của luống, các cây mía gối lên nhau
(ngọn cây này phủ trên gốc cây kia)
● Chất mía thành đống có thể giảm sự phân giải đường
● Dùng lá mía thấm nước che trong lúc vận chuyển, có thể dùng nước
tưới phun vào mía.
2.2.4. Tính chất và thành phần nước mía

Mía là nguyện liệu chế biến đường, do đó quá trình gia công và điều kiện
kỹ thuật chế biến đường đều căn cứ vào mía, đặc biệt là tính chất và thành phần
của nước mía.Thành phần hóa học của mía phụ thuộc vào giống mía, đất đai, khí
hậu, mức độ chín, sâu bệnh,…
13
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Tuyết Nhung
Bảng.2.1: Thành phần hóa học của mía và nước mía
Nguyên liệu Thành phần Hàm Lượng


Mía
Nước 70-75
Đường 9-15
Xơ 10-16
Đường khử 0.01-2
Chất không đường khác 1-3
Nước mía
Chất rắn hòa tan 100
Phần đường 75-92
Sacaroza 70-88
Glucoza 2-4
Fructaza 2-4
Các loại muối 3.0-7.5
Muối axit vô cơ 1.5-4.5
Muối axit hữu cơ 1-3
Axit hữu cơ tự do 0.5-2.5
Chất không đường hữu cơ khác
Abumin 0.001-0.005
Tinh bột 0.3-o.6
Chất keo 0.05-0.015

Chất béo 3-5
Chất không đường chưa xác định
Lúc mía chín, phần đường cao, chất không đường thấp, do đó độ tinh khiết
tương đối cao, đồng thời phần nước giảm, phần xơ cũng tăng lên.
Đường sacaroza (C12H22O11): là 1 disacarit Tính chất hóa học của
sacaroza tương đối ổn định, nhưng dưới tác dụng của axit, kiềm và nhiệt độ cao
phát sinh các phản ứng hóa học.
● Dưới tác dụng của axit: sacaroza bị thủy phân thành glucoza và fructoza.
C
12
H
22
O
11
+ H
2
O ⇒ 2C
6
H
12
O
6
14
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Tuyết Nhung
Đường glucoza có tính quay cực phải còn fructoza quay trái. Đường
sacaroza có tính quay cực phải, tuy nhiên sau khi thủy phân biến thành quay trái,
do đó, có tên gọi là sự chuyển hóa đường, còn hỗn hợp glucoza và fructoza được
tạo thành từ sự thủy phân sacaroza gọi là đường chuyển hóa.
Tốc độ chuyển hóa sacaroza chịu ảnh hưởng của:
- pH dung dịch: giảm 1.0 thì nồng độ ion H+ dung dich tăng lên 10 lần và

tốc độ chuyển hóa cũng tăng lên 10 lần.
- Nhiệt độ: tăng 10oC thì tốc độ chuyển hóa tăng lên 3 lần.
- Vi sinh vật tạo enzyme chuyển hóa, mía không tươi và những góc chết
của thiết bị (máy ép) hoặc những nơi vệ sinh không sạch dẫn đến quá trình
chuyển hóa đường tăng rất mạnh. Đường sacaroza bị chuyển hóa làm giảm sản
lượng đường, giảm hiệu suất thu hồi đường. Đó là một sự tổn thất rất nghiêm
trọng trong sản xuất đường, cần cố gắng tránh hoặc giảm thiều.
● Dưới tác dụng của kiềm: Sacaroza trong môi trường kiềm tương đối ổn
định. Tuy nhiên, khi nồng độ ion H+ và OH- trong dung dich rất thấp ( pH
khoảng 9), dưới tác dụng của nhiệt, đường sacarozabị phân hủy. sản phẩm cuối
cùng của sự phân hủy là chất màu và axit hữu cơ, trong đó axit lactic chiếm
khoảng 60%. Chất màu sẽ làm giảm chất lượng của đường còn axit hữu cơ làm
chuyển hóa đường sacaroza gây tổn thất cho sản xuất đường. Lúc pH=9, ở áp
lực thường và đun sôi trong một giờ, tổn thất đường 0.05%,. Trong dung dich
kiềm mạnh và gia nhiệt, sacaroza bị phân hủy nghiêm trọng.
● Tác dụng của nhiệt độ cao: sacaroza bị mất nước tạo thành caramen -
sản phầm có màu như caramenlan, caramenlen, caramenlin. Chất màu caramen
được coi như hợp chất humin (C
12
H
8
O
4
)n. Đó là sự polyme hóa ở mức độ khác
nhau của β-anhidrit.
15
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Tuyết Nhung
Đường khử (C
6
H

12
O
6
): chủ yếu là glucoza và fructoza. Khi mía còn non
hàm lượng glucoza và fructoza trong mía tương đối cao, nhưng khi mía chin
hàm lượng đó giảm đến mức thấp nhất. Tính chất hóa học của đường khử tương
đối ổn định ở pH=3. Dưới các điều kiện khác nhau, có thể sản sinh các loại phản
ứng hóa học khác nhau tạo thành nhiều loại sản phẩm khác nhau. Trong sản xuất
đường, phản ứng quan trọng nhất có 2 loại.
● Phân hủy đường khử: trong môi trường đặc biệt và ở nhiết độ cao,
glucoza và fructoza sẽ phát sinh một loạt phản ứng hóa học và sản phẩm của sự
phân hủy bao gồm: a.lactic, a.glucosacarit, a.focmic, lacton.
Những axit này lại kết hợp với vôi (CaO) tạo thành muối hòa tan, tồn tại
trong dung dịch đường, vì vậy khi dung vôi xấu, hàm lượng muối canxi trong
nước mía tăng.
● Phản ứng Maillard: tác dụng của đường khử và axit amin tạo thành
những phản ứng phức tạp, sản phẩm tạo thành melanoidin có màu nâu đậm,
thường gọi là phản ứng màu nâu (browning reaction). Phản ứng này thường hay
gặp trong tự nhiên hay trong công nghiệp thực phẩm và là nguyên nhân làm
nhiều loại thực phầm biến màu nâu đậm. Ngoài axit amin, nhiều loại axit hữu cơ
và một số muối vô cơ thúc đẩy tốc độ phân hủy sunfurơ. Trong dung dịch có
tính axit:
- Đường khử glucoza và fructoza ổn định nhất ở pH=3.
- Axit hữu cơ mạnh hay yếu đều không có tác dụng đối với glucoza và
fructoza.
- Axit vô cơ yếu và nhiệt độ thấp không có ảnh hưởng nhưng trong môi
trường axit và nhiệt độ cao, đường khử sẽ tạo thành oximetyfufuron và sau đó
thành axit levulic và axit focmic. Chất keo: gồm pectin và anbumin (do bản
thân cây mía mang vào nước mía)
16

Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Tuyết Nhung
● Pectin
Tùy thuộc giống mía khác nhau mà hàm lượng pectin không giống nhau.
Mía chưa thuần thục so với chất khô có hàm lượng pectin tương đối nhiều,
thường trong nước mía hàm lượng khoảng 0.1%. Đặc tính của pectin là trong
nước mía biến thành keo ngưng tụ, lúc có canxi tồn tại rất rõ ràng, lúc gia vôi
nước mía đến pH = 8.8 có thể làm đại bộ phận pectin kết lắng. Do pectin tồn tại
trong thành tế bào, nên hàm lượng pectin trong nước mía quyết định chủ yếu
mức độ ép mía. Trong môi trường axit mạnh hoặc môi trường kiềm, đặc biệt lúc
nhiệt độ cao, pectin phân hủy và hòa tan trong nước. Pectin co thể làm cho độ
hòa tan của đường sacaroza tăng lên và nâng cao độ nhớt của nước mía và mật
chè.
● Anbumin: là hợp chất hữu cơ cao phân tử có chứa nitơ, hàm lượng nitơ
chiếm khoảng 16% khối lượng của anbumin, có tính háo nước tương đối cao.
Anbumin trong nước mía tồn tại ở trạng thái keo, hàm lượng khoảng 9% so với
chất không đường của mía. Trong làm sạch nước mía, gia vôi và gia nhiệt có thể
làm một bộ phận anbumin ngưng kết, đồng thời hấp phụ các tạp chất khác cùng
kết tủa nhưng còn một phần vẫn lưu lại trong dung dịch keo.
 Axit hữu cơ .
Axit hữu cơ trong nước mía chủ yếu là a.aconitic, a.citric, a.malic,
a.oxalic, a.glicolic, a.sucinic, a.fumaric, trong đó hàm lượng a.aconitic chiếm
nhiều hơn cả. Trong nước mía, các axit hữu cơ có thể ở dạng tự do (chiếm 1/3
lượng axit chung), muối hòa tan hoặc không tan. Ngoài a.oxalic có khả năng tạo
thành muối kết tủa, các axit khác và muối của chúng hòa tan trong nước. Axit
hữu cơ trong mía càng nhiều càng hình thành nhiều muối canxi hòa tan, kéo
theo hệ số phân ly muối canxi hòa tan tăng lên. Hệ số phân ly muối canxi của
axit hữu cơ tương đối thấp không có lợi cho sự hình thành chất kết tủa canxi.
 Chất béo và sáp mía
17
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Tuyết Nhung

Hàm lượng chất béo và sáp trong nước mía và cây mía biến đổi nhiều
phụ thuộc vào giống mía, điều kiện sinh trưởng và điều kiện ép mía. Tổng lượng
chất béo (lipid) có trong cây mía từ 0.2-0.3%. Sáp mía tồn tại bề ngoài của thân
cây mía. Ở nhiệt độ thường sáp dễ tan trong các dung môi như: hidrocacbua
thơm, este dầu hỏa, ancol và aceton. Trong sản xuất đường mía, gần 60-80%
lượng sáp theo bã mía, phần còn lại tồn tại trong bùn lọc. Chất béo tồn tại trong
tổ chức tế bào bên trong thân cây mía. Qua nhiều lần ép, chất béo và sáp trong
mía gần một nửa đi vào trong nước mía. Thành phần chủ yếu chất béo và sáp
không hòa tan trong nước nhưng có một phần có khả năng hình thành dung dịch
đục mà phân bố trong dung dịch, đặc biệt lúc khuấy trộn mãnh liệt hoặc nhiệt độ
dung dịch vượt qua điểm nóng chảy, có thể hình thành dung dịch “sữa’ đục
tương đối ổn định. Lúc làm sạch nước mía, đại bộ phận chất béo và sáp tùy
thuộc sự ngưng kết của anbumin mà hình thành chất kết tủa. Theo nghiên cứu
của Bardorf, chất béo và sáp qua làm sạch bằng vôi có thể loại khoảng 90%
nhưng vẫn còn một ít tồn tại trong nước mía trong. Chất béo có thể dính trên bề
mặt vải lọc, gây trở ngại lọc nước mía.
 Chất vô cơ
Trong nước mía có nhiều loại chất vô cơ với số lượng tương đối lớn.
Thành phần cụ thể chủ yếu quyết định bởi thổ nhưỡng, giống mía, phân bón,
điều kiện canh tác,…
Chất vô cơ trong nước mía, ngoài a.photphoric (H3PO4) có lợi cho quá
trình làm sạch, còn lại đều là thành phần có hại. Canxi, Magiê, SO3, a.xilic,…là
thành phần chủ yếu đóng cặn ở thiết bị. k, Cl là nguyên nhân chủ yếu hình thành
mật cuối.
Bảng 1.2: Thành phần vô cơ trong nước mía, mật chè và mật đường (Cane Sugar
handbook 12th)
Thành phần Nồng độ chất khô
18
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Tuyết Nhung
Nước mía thô Nước mía

trong
Mật chè Mật Đường
K
2
S 0.4-2.0 0.3-1.0 0.7-1.0 2.3-6.5
Na
2
O
SO
2
CL
2
CaO
MgO
P
2
O
5
SiO
2
Fe
2
O
3
Tro sunfat
Tro dẫn điện 3.4-4.4 3.7-4.5 3.9-4.7 14.2-17.7
19
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Tuyết Nhung
Theo số liệu phân tích của Viện nghiên cứu mía; ở ion dương, hàm lượng
lớn nhất là K, kế đến là Ca, Mg, còn lại như Na, Cu, Zn, Pb hàm lượng không

nhiều, không đến 30 mg/KgBx. Ở ion âm, nhiều nhất là gốc sunfat, silic và Cl.
Giống mía K Ca Mg Fe SiO
2
SO
4
CL
Quế đường 57/423 1546 585 655 137 850 3460 795
Quế đường 63/237 1079 816 874 114 1180 4420 670
Bảng : Thành phần vô cơ của nước mía nguyên (mg/KgBx)
● Trong nước mía có một lượng lớn gốc a.sunfuric - thành phần chủ yếu
của sự đóng cặn, vì sunfat canxi hòa tan trong dung dịch nhưng về sau bốc hơi
và nấu đường nồng độ đặc thì trích ra làm đục mật chè và đóng cặn ở thiết bị.
● K2O, Na2O hầu như hòa tan trong nước, do đó lúc làm sạch nước mía
khó loại đi ảnh hưởng đến sản xuất đường và nguyên nhân tạo mật cuối.
● A.xilic: có tương đối nhiều trong nước mía và tồn tại ở trạng thái keo.
Trong sản xuất đường nó được coi là một loại chất không đường chủ yếu có hại.
Trong thiết bị bốc hơi, a.xilic tạo cặn rất khó loại trừ. Trong nấu đường, a.xilic
tích tụ trên bề mặt tinh thể đường ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
● P
2
O
5
: hàm lượng P
2
O
5
trong nước mía rất có ý nghĩa trong làm sạch
nước mía.
Chất kết tủa Ca
3

(PO
4
)
2
có thể hấp phụ a.xilic, muối sắt hòa tan, chất
không đường chứa nitơ, chất béo,…Thường hàm lượng P
2
O
5
trong nước mía đạt
350-450 ppm cho hiệu quả làm sạch tốt. Lúc hàm lượng P
2
O
5
quá thấp có thể tạo
muối photphat có tính hòa tan chất màu .Trong cây mía đã chứa sẵn các nhân
tố có màu. Khi ép mía những nhân tố này hòa lẫn vào nước mía. ngoài ra, trong
quá trình sản xuất, sản sinh một số chất màu mới do kết quả phản ứng hóa học
giữa các chất không đường và tuy hàm lượng rất nhỏ nhưng cường độ màu ảnh
hưởng rất nhiều đến chất lượng nước mía và ngoại hình của đường cát trắng.
20
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Tuyết Nhung
● Chất màu có trong cây mía .
Diệp lục tố có trong bản thân cây mía gồm diệp lục tố a (C
55
H
72
O
5
N

4
Mg)
và diệp lục tố b (C
55
H
70
O
4
N
4
Mg), xantophin (C
40
H
55
O
2
) và carotene (C
40
H
56
),…
Trong nước mía chúng hỗn hợp với các loại chất béo mà tồn tại phân tán thành
những hạt huyền phù. Khi gia nhiệt nước mía cùng ngưng kết với anbumin.
Chúng cùng với các loại vật chất nổi khác ngưng kết. Trong sản xuất đường, nếu
xử lý làm sạch tốt, phần lớn bị loại và đi vào nước bùn. Nếu làm sạch không tốt,
nước mía trong bị đục, có một phần cùng các loại chất béo khác phân tán trong
nước mía, ảnh hưởng không tốt đến sản xuất.
● Chất màu mới sinh ra trong quá trình sản xuất đường . Trong tổ chức tế
bào mía, có rất nhiều vật chất nguyên là không màu, nhưng cùng các hợp chất
khác kết hợp, sau khi phản ứng hoặc phân hủy tạo thành chất màu, chủ yếu là

poliphenon, hợp chất amin và caramen đường. Poliphenon kết hợp sắt tạo thành
hợp chất màu nâu đậm. Axit amin kết hợp với đường khử theo phản ứng
Maillard tạo thành chất màu melanoidin có màu nâu xẩm. Ở nhiệt độ cao
khoảng 200oC đường mất nước tạo thành dạng keo. Chúng là những chất có hại
cho sản xuất đường.
2.2.5. Quản lý nguyên liệu mía
Nhiệm vụ của sản xuất đường là lấy được nhiều đường trong cây mía. Để
làm tốt công việc chế biến đường, cần cung cấp đầy đủ nguyên liệu mía có chất
lượng tốt để nhà máy đường trong một phạm vi lương xử lý thích hợp nhất làm
giảm thấp giá thành, tiêu hao ít, thu hồi cao, có được nhiều đường đạt chất lượng
tốt và có hiệu quả kinh tế cao. Do đó, làm tốt công tác quản lý nguyên liệu mía
là một mắc xích quan trọng đảm bảo sản xuất tiến hành thuận lợi và phải coi
công tác đó là nhiệm vụ quan trọng nhất của sản xuất. Nội dung của công tác
quản lý mía là cần tìm hiểu và nắm vững tình hình phân bố vùng nguyên liệu,
giống mía, số lượng và thời gian chin của mía, đặc điểm công tác nông nghiệp
vùng mía và tình hình sắp xếp lực lượng lao động, lực lượng vận chuyển mía,
21
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Tuyết Nhung
thời vụ ép và thời gian xuống mía. Cuối cùng, khảo sát lượng mía xử lý trong
từng ngày, từng tháng 1 cách kinh tế nhất.
● Bố trí thời gian ép hợp lý.
● T/ hiện chín trước chặt trước, chặt xong vận chuyển ngay, mía về xưởng
trước xử lý trước.
● Nâng cao chất lượng nguyên liệu mía: giảm thiểu tạp vật mía; đánh giá
đúng chất lượng, thực hiện chế độ nghiệm thu chất lượng mía.
2.3. THU NHẬN VÀ XỬ LÍ DỊCH NƯỚC MÍA
2.3.1. Xử lý sơ bộ mía – xé tơi mía
2.3.1.1. Mục đích
● Nâng cao lượng xử lý mía:
● Nâng cao hiệu suất ép:

2.3.1.2. Thiết bị xử lý mía Quá trình xử lí mía trước khi ép bao gồm:
● San bằng mía: Do đưa xuống băng tải, mía ở trạng thái lộn xộn, không
đồng đều, do dó cần phải san bằng lớp mía trên băng tải, đảm bảo độ đồng đều
của lớp mía, tăng mật độ mía.
● Băm mía: Mía được băm thành từng mảnh nhỏ nhằm phá vỡ lớp vỏ cứng
của cây mía làm tế bào mía lộ ra, đồng thời san mía thành lớp ổn định trên băng
tải và nâng cao mật độ mía trên băng tải. Nhờ vậy, nâng cao năng suất ép, nâng
cao hiệu suất ép mía
22
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Tuyết Nhung
Hình 1: Thiết bi ép mía
● Đánh tơi: Sau khi qua máy băm, lượng mía chưa được băm nhỏ còn
nhiều nên chúng cần phải qua máy đánh tơi để phá vỡ hơn nữa tổ chức tế bào
của cây mía, tạo tah2nh những sợi dài là chủ yếu để thoát nước mía và thẩm
thấu dễ dàng và làm tăng mật độ mía đưa vào máy ép. Nếu dùng máy đánh tơi,
hiệu suất ép có thể tăng khoảng 1%. Thiết bị xử lý mía bao gồm: máy chặt mía,
máy cắt xé mía, máy đập tơi mía.
2.3.2. Phương pháp lấy nước mía
2.3.2.1. Thu nhận nước mía bằng phương pháp ép
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến ở các nhà máy đường hiện
nay. Nguyên lí của phương pháp này là dùng lực cơ học làm biến đổi thể tích
cây mía, từ đó phá vở tổ chức tế bào để lấy nước mía. Lấy nước mía bằng
phương pháp hiện đại là mía qua nhiều lần ép và nhiều lần thầm thấu nhằm nâng
cao hiệu suất ép.
 Phương pháp ép khô
Đây là phương pháp ép lấy nước mía mà không sử dụng nước thẩm thấu,
chỉ dùng áp lực làm vở tế bào để lấy nước mía, do đó hiệu suất lấy đường thấp
(khoảng 92 – 95%) và một lượng nhỏ đường còn nằm trong tế bào không thể lấy
23
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Tuyết Nhung

ra được. Nước mía lấy được do không bị pha loãng nên thuận lợi cho quá trình
bốc hơi, tiết kiệm được năng lượng bốc hơi. Phương pháp ép khô chỉ sử dụng ở
các nhà máy đường thủ công, trong phòng thí nghiệm…
 Phương pháp ép ướt (có sử dụng nước thẩm thấu)
Để lấy được nhiều đường ra từ cây mía, thì việc phun nước thấm vào bã
mía được xem là biện pháp hiệu quả. Khi mía bị ép, màng tế bào bị rách và co
lại, đồng thời nước mía chảy ra. Sau khi ra khỏi máy ép, các tế bào nở ra và có
khả năng hút nước mạnh. Chính vì vậy, người ta phun nước vào lớp bã để hoà
tan một lượng đường còn lại trong tế bào, qua lần ép sau nước đường pha loãng
được lấy ra, và tiếp tục như vậy đến khi đường được lấy ra với mức cao nhất.
Thường có 3 phương pháp ép ướt:
● Phương pháp ép thẩm thấu đơn: chỉ dùng nước thẩm thấu vào bã mía mà
không dùng nướcmía loãng. Dùng nước nóng phun ngay vào bã khi ra khỏi
miệng ép (trừ máy ép cuối cùng), do đó khả năng lấy đường từ mía là rất cao.
Tuy nhiên lượng nước thẩm thấu đưa vào lớn, nước mía hỗn hợp bị pha loãng,
dẫn đến khó khăn cho quá trình bốc hơi như: tiêu hao nhiều năng lượng, thời
gian bốc hơi kéo dài, đồng thời làm một lượng lớn đường bị chuyển hoá và phân
hủy. Do đó, thường không được sử dụng
● Phương pháp ép thẩm thấu kép:
Đây là phương pháp có dùng nước mía pha loãng làm nước thẩm thấu,
thường được áp dụng cho hệ thống ép ở các nhà máy có 4 máy ép. Phương thức
thẩm thấu này cho hiệu quả tốt và được dùng phổ biến trong các nhà máy
đường. Theo phương thức này, thẩm thấu nước nóng ở máy cuối còn các máy
trung gian thẩm thấu bằng nước mía loãng. Nước nóng được phun vào bã khi ra
khỏi miệng ép của máy ép thứ 3, nước mía loãng ép ra từ máy 4 được bơm trở
lại làm nước thẩm thấu cho bã ra khỏi máy ép thứ 2, nước mía loãng ép ra từ
24
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Tuyết Nhung
máy ép thứ 3 được bơm trở lại làm nước thẩm thấu cho bã ra ở máy ép thứ nhất.
Nước mía lấy ra từ máy 1 và máy 2 được tập trung lại thành nước mía hỗn hợp.

Sơ đồ 1: Phương pháp ép thẩm thấu
● Phương pháp ép thẩm thấu kết hợp: theo phương thức này, dùng nước
nóng để thẩm thấu 2 máy cuối, các máy trung gian còn lại thẩm thấu bằng nước
mía loãng. Áp dụng ở các nhà máy có từ 5 máy ép trở lên và nâng công suất ép.

Sơ đồ 2: Phương pháp ép thẩm thấu kết hợp
Phương thức thẩm thấu kết hợp cũng được dùng trong nhà máy đường tuy
hiệu quả thẩm thấu không bằng phương pháp thẩm thấu kép.
Thiết bị ép mía: thường có các loại sau: máy ép phổ thong 3 trục, máy ép
kiểu nghiêng và máy ép tỉ số hằng.
 Sự hạn chế của phương pháp ép
25

×