Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Thiết kế chế tạo bè đèn dùng LED 120w với mục đích dùng cho tàu lưới vây, tăng cao năng suất khai thác và đảm bản an toàn cho ngư dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.18 MB, 54 trang )

1
LỜI CẢM ƠN
Hiện nay, nghề lưới vây dùng ánh sáng ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ về số
lượng tàu, công suất máy chính, nguồn sáng sử dụng… Tuy nhiên, sự phát triển đó chỉ
mang tính chất tự phát không theo một qui chuẩn nào, đặc biệt là cách trang bị nguồn
sáng. Ngư dân chưa xác định được công suất nguồn sáng phù hợp với máy phát điện,
chưa xác định được những loại đèn nào sử dụng hiệu quả…Hầu hết các tàu chỉ chạy
theo xu hướng tăng công suất nguồn sáng trong khi đó qui mô tàu, các trang thiết bị lại
không thay đổi làm cho chi phí đầu tư tăng nhưng hiệu quả mang lại thì không tăng
nhiều. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu chế tạo bè dùng LED 120W dùng cho tàu lưới vây. Để
đưa ra sản phẩm bè lưới vây dùng LED để khai thác các loài cá nổi nhỏ (cá nục, cá bạc
má…) ở các vùng biển xa bờ miền trung và nam.
Đây là một chuyên đề có rất nhiều vấn đề cần giải quyết, có những kiến thức
không còn nằm trong chuyên ngành điện - điện tử mà mở rộng ra các lĩnh vực khác.
Hơn nữa điều kiện không cho phép để đi theo ngư dân để có thể hoàn thiện bè đèn
hoàn chỉnh hơn, vì vậy chuyên để chỉ dừng lại ở một mức độ thành công nhất định.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Trần Tiến Phức gợi ý, tạo nhiều điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình làm chuyên đề và các thầy, Cô trong bộ môn đã
giảng dạy, cung cấp cho tôi nhiều kiến thức trong suốt quá trình học tập tại trường Đại
Học Nha Trang, những kiến thức mà tôi đã nhận được trên giảng đường Đại học sẽ là
hành trang giúp tôi vững bước trong tương lai. Do vốn kiến thức của Tôi còn hạn chế
nên chắc chắn chuyên đề không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Tôi rất mong được sự chỉ
bảo, góp ý của Thầy cô và các bạn.
Nha Trang, ngày tháng năm 2015
Sinh viên
Phan Hội
SVTH: PHAN HỘI 53 ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
1
2
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH
SVTH: PHAN HỘI 53 ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
2
3
MỞ ĐẦU
GIỚI THIỆU CHUNG
Nhu cầu ánh sáng nhân tạo trong khai thác thủy sản xa bờ yêu cầu độ sáng
ngày càng cao. Trong khi đó kích thước tàu và các trang thiết bị vẫn không đổi. Khi
ngư dân chạy đua theo tăng công suất nguồn sáng sẽ tăng thêm chi phí đầu tư nhưng
hiệu quả mang lại không cao.
Vấn đề tìm kiếm một nguồn ánh sáng nhân tạo có hiệu suất cao hơn và tiết
kiệm năng lượng để thay thế những loại đèn thông thường của ngư dân là kết hoạch
quan trọng để phát triển khai thác thủy sản ở Việt Nam.
Trên thế giới đã áp dụng nguồn ánh sáng LED vào trong khai thác thủy sản
để tiết kiệm năng lượng và tăng hiệu quả khai thác.
Ở Việt Nam đèn LED đã và đang bắt đầu phát triển trên nhiều lĩnh vực, đặc
biệt là trong khai thác thủy sản bằng ánh sáng thì đèn LED bắt đầu được áp dụng
vào trong khai thác nhưng chưa được phổ biến. Ý thức được những lợi ích to lớn
không chỉ về kinh tế và an toàn trong khai thác bằng nguồn ánh sáng nhân tạo LED
thì nhà nước khuyến khích phát triển nguồn sáng LED cho các ngư dân để đem lại
hiệu quả khai thác thủy sản.
TÍNH CẤP THIẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ
Hiện nay ngư dân đang sử dụng các bè đèn do chính ngư dân tự chế tạo.
Những bè đèn này hiệu suất mang lại không cao, rất dễ bị hư hỏng trong quá trình
sử dụng khai thác và đặc biệt rất nguy hiểm cho ngư dân vì nguồn điện cung cấp
cho bè đèn là nguồn điện 220VAC, dây nguồn được thả nổi trên biển rất dễ gây giật
điện cho ngư dân và gây chập nguồn điện.
Vì vậy, cần có một nguồn sáng nhân tạo mang lại hiệu suất cao hơn và sử
dụng nguồn điện có điện áp nhỏ hơn để an toàn cho ngư dân trong quá trình khai
thác. Điển hình đó là sử dụng đèn LED.

Đèn LED trước đây đã được áp dụng nhiều lĩnh vực với giá thành rất cao,
nhưng hiện nay LED đã phổ biển thì giá thành đã giảm rất nhiều tạo điều kiện thuận
lợi cho ngư dân áp dụng vào trong khai thác.
SVTH: PHAN HỘI 53 ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
4
NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG THỰC TẾ CỦA ĐỀ TÀI
Nhiệm vụ:
Đề ra cấu hình tối ưu và thiết kế, chế tạo bè đèn dùng LED 120W dùng cho
tàu lưới vây.
Phạm vi thực tế của đề tài
Đề tài thực hiện phục vụ cho tàu lưới vây.
ỨNG DỤNG NHU CẦU THỰC TẾ CỦA ĐỀ TÀI
Thiết kế chế tạo bè đèn dùng LED 120W với mục đích dùng cho tàu lưới
vây, tăng cao năng suất khai thác và đảm bản an toàn cho ngư dân.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu về nghề lưới vây kết hợp ánh sáng .
- Tìm hiểu bè dùng trong nghề lưới vây.
- Thiết kế, chế tạo bè đèn dùng LED 120W
- Đánh giá kết quả đạt được.
SVTH: PHAN HỘI 53 ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
5
TỔNG QUAN
Việt nam có một số lượng lớn tàu đánh cá dùng ánh sáng trong đánh bắt,
phân bố ở nhiều địa phương. Nhu cầu tăng hiệu suất ánh sáng trong khai thác
ngày càng cao. Sản lượng thủy sản của vùng biển Việt Nam rất phong phú và có
sản lượng lớn nhưng đòi hỏi cần đến nguồn sáng để có thể dụ cá tập trung lại để
dễ dàng đánh bắt. Với nhu cầu đó thì đã có nhiều chương trình giúp ngư dân áp
dụng nguồn sáng LED vào khai thác để tăng hiệu quả khai thác như:
- Triển khai dự án thí điểm đèn LED trong đánh bắt thủy sản, hải sản 02/2015.
[4]

- Dự án thay thế đèn metal halide thông thường bằng đèn LED của công ty
Satnley Electric 01/2015. [5]
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ đèn LED cho tàu đánh bắt thủy sản trên địa
bàn phú yên 1/2013 – 12/ 2014. [6]
- Ngày 25-3-2015, Quỹ tấm lòng vàng Lao Động phối hợp Liên đoàn lao động
tỉnh Quảng Ngãi và Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông, tổ
chức trao tặng bóng đèn LED chuyên dụng cho 85 tàu cá ngư dân huyện đảo
Lý Sơn ra đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Xa. [1]
SVTH: PHAN HỘI 53 ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHỀ LƯỚI VÂY KẾT HỢP ÁNH SÁNG
1.1. Chiếu sáng dưới nước để dẫn dụ cá
1.1.1. Nguồn sáng từ trên không khí
Khi ánh sáng được chiếu từ không khí vào trong nước thì ánh sáng sẽ bị phản
xạ lại một phần. Vì vậy ánh sáng khi chiếu từ không khí vào trong nước sẽ không
tận dụng hết được nguồn sáng.
Hình 1.1: Nguồn sáng từ không khí
1.1.2. Nguồn sáng trong nước
Khi nguồn sáng được đặt ngầm trong nước thì chúng ta sẽ tận dụng được tối
đa nguồn sáng. Khi nguồn sáng đặt trong nước thì ánh sáng có thể chiếu sâu vào
trong nước sẽ tăng năng suất hiệu quả dụ cá. Nhưng nguồn sáng đặt ngầm trong
nước đòi hỏi kín nước cho nguồn sáng và loại đèn chiếu sáng phải phù hợp.
Hình 1.2: Nguồn sáng trong nước
SVTH: PHAN HỘI 53 ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
7
1.1.3. Độ sâu chiếu sáng
Độ sâu phụ thuộc vào góc chiếu
Hình 1. 3: Sự khúc xạ tia sáng ở nước biển
hn
znz

22
coscos

==∆
β
[ 7 ]
n: hệ số khúc xạ của mặt nước và không khí. Hệ số khúc xạ phụ thuộc và độ muối
của nước biển.

: quảng đường đi của ánh sáng.
Khi ánh sáng truyền từ môi trường không khí vào nước sẽ bị phản xạ lại một
phần nên lượng ánh sáng xâm nhập vào trong nước sẽ giảm đi. Khi ánh sáng truyền
vào trong nước biển sẽ bị nước biển hấp thụ và làm cho ánh sáng giảm năng lượng,
lúc này ánh sáng sẽ tắt dần khi đi sâu vào trong nước.
SVTH: PHAN HỘI 53 ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
8
Hình 1.4: Độ sâu của ánh sáng phụ thuộc vào màu sắc
Bảng 1.1: Phụ thuộc hệ số khúc xạ ánh sáng của nước biển vào độ muối [2]
1.2. Nghề lưới vây kết hợp ánh sáng ở Việt Nam
Nghề lưới vây kết hợp ánh sáng cũng phát triển khá mạnh mẽ về số lượng
tàu thuyền, công suất máy tàu, công suất nguồn sáng, kích thước ngư cụ cũng như
công nghệ khai thác, nhưng vùng hoạt động khai thác của nghề lưới vây lại tập
trung chủ yếu ở các ngư trường truyền thống làm cho nguồn lợi thuỷ sản ngày càng
suy giảm và năng suất khai thác của nghề cũng giảm theo. Tuỳ theo kinh nghiệm và
SVTH: PHAN HỘI 53 ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
9
thói quen nghề nghiệp mà trên mỗi tàu lưới vây có cách trang bị nguồn sáng, ngư cụ
và công nghệ khai thác khác nhau. Nghề lưới vây kết hợp ánh sáng trong nước đang
có xu hướng cạnh tranh nhau về công suất nguồn sáng và chủng loại bóng đèn, ngư
dân có xu hướng tăng công suất nguồn sáng nhằm tăng năng suất khai thác nhưng

việc tăng công suất nguồn sáng cũng không tăng hiệu quả khai thác cao hơn. Điều
đó cho thấy tính đa dạng, phức tạp và không đồng bộ của nghề nghiệp, mà điển
hình là việc sử dụng nguồn sáng rất khác nhau giữa các tàu trong cùng một vùng
biển.
 Tình hình phát triển nghề lưới vây các vùng ở việt nam:
+ Vùng biển vịnh Bắc Bộ:
Nghề lưới vây ở vùng biển này phát triển rất yếu. Theo số liệu thống kê
6/1999, có 587 tàu lưới vây, chiếm 12,58% tổng số tàu lưới vây trong cả nước. Tuy
vậy, kích thước tàu lưới vây ở vùng biển này rất nhỏ.
97,8% tổng số tàu lưới vây trong vùng có công suất máy nhỏ hơn 23 cv.
Riêng tỉnh nghệ an có 27 tàu lưới vây công suất lớn hơn 100 cv, nhưng sản lượng
khai thác của các tàu này không ổn định. Sản lượng khai thác của nghề lưới vây chỉ
chiếm 4,5% tổng sản lượng nghề lưới vây trong cả nước.
Hàng năm, có koảng 500 tàu lưới vây từ các tỉnh miền Trung ra khai thác ở vùng
biển vịnh Bắc Bộ.
+ Vùng biển miền Trung:
Có 2972 tàu lưới vây, chiếm 63,69% tổng số tàu lưới vây trong cả nước.
Nhóm tàu lưới vây 25 – 45 cv có số lượng cao nhất, 1325 chiếc, chiếm 50,4% tổng
số tàu lưới vây trong vùng. Sản lượng khai thác của nghề lưới vây chiếm 38,1%
tổng sản lượng nghề lưới vây trong cả nước. Nhìn chung nghề lưới vây ở vùng biển
này phát triển tương đối khá, quy mô tàu lớn hơn các tỉnh miền Bắc.
+ Vùng biển tây Nam Bộ:
Đây là vùng biển có nghề lưới vây phát triển mạnh nhất trong cả nước. Có
1107 tàu chiếm 23,72% tổng số tàu lưới vây trong cả nước. So với vùng biển miền
SVTH: PHAN HỘI 53 ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
10
Trung tuy số lượng tàu ít hơn, nhưng cỡ tàu lớn hơn và sản lượng cao hơn 1,5 lần.
Sản lượng nghề lưới vây đạt 57,4% tổng sản lượng nghề lưới vây trong cả nước. [3]
 Các vấn đề cần giải viết trong nghề lưới vây kết hợp ánh sáng ở Việt Nam:
Kỹ thuất sử dụng ánh sáng: Việc sử dụng ánh sáng để tập trung cá là một kỹ

thuật quan trọng, phức tạp và có tính chất quyết định đến sản lượng khai thác của
nghề lưới vây. Tuy nhiên, kỹ thuật sử dụng ánh sáng ở nước ta còn rất thô sơ và
hoàn toàn theo kinh nghiệm.
Để phát triển nghề lưới vây trong tương lai, cần tăng cường nghiên cứu và du
nhập kỹ thuật chiếu ánh sáng ở nước ngoài vào nước ta.
Kỹ thuật dò tìm và phát hiện đàn cá: Đây cũng là kỹ thuật quan trọng của
nghề lưới vây tự do. Hiện nay kỹ thuật phát hiện đàn cá của ngư dân còn rất yếu, chỉ
dùng mắt thường để phát hiện đàn cá đang di chuyển. Rất ít tàu được trang bị máy
dò cá, nên còn hạn chế nhiều đến năng suất khai thác của nghề này.
Kỹ thuật sử dụng những vàng lưới vây cỡ lớn, đánh bắt các loài cá có tốc độ
bơi cao, khai thác ở ngư trường xa bờ còn nhiều khiếm khuyết.
Tình trạng trên đã hạn chế nhiều đến sản lượng đánh bắt và sự phát triển của
nghề lưới vây xa bờ.
SVTH: PHAN HỘI 53 ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
11
CHƯƠNG 2: BÈ ĐÈN DÙNG TRONG NGHỀ LƯỚI VÂY
 CÁC KIỂU BÈ ĐÈN TRUYỀN THỐNG
2.1. Bè đèn bóng huỳnh quang
Hình 2.1: Bè
đèn huỳnh quang
 Cấu tạo
của bè
đèn
huỳnh
quang.
Những
bóng đèn huỳnh
quang được mắc
song song với nhau và được đặt dưới một cái máng bằng gỗ được lắp trên một
khung gỗ. Phía dưới khung gỗ có lắp 2 thanh xốp nhằm giúp bè nổi khi thả xuống

nước.
 Phương pháp cấp điện cho bè đèn
Bè đèn được cung cấp nguồn thông qua một đoạn dây điện thả trên biển kết nối với
nguồn 220VAC trên thuyền.
 Ưu điểm
Chi phí để chế tạo bè thấp, khi bị sóng đánh ướt bóng đèn thì không bị nổ bóng đèn.
 Nhược điểm
SVTH: PHAN HỘI 53 ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
12
Nguồn cung cấp phải phụ thuộc vào nguồn trên tàu đòi hỏi phải có đường
dây dẫn dài. Khi sử dụng nguồn điện 220VAC mà dây được thả trên mặt nước sẽ rất
nguy hiểm cho các thuyền viên, đồng thời đèn huỳnh quang sử dụng nguồn
220VAC thì khi sóng đập vào các đuôi đèn rất dễ gây chập điện.
2.2. Bè đèn bóng nung sáng
Hình 2.2: Bè đèn bóng nung sáng
 Cấu tạo bè đèn bóng nung sáng
Bè đèn dùng bóng nung sáng được kết cấu gồm 1 bóng đèn nung sáng gắn
vào máng đèn bằng gỗ, được gắn úp lên 2 thanh xốp. Bóng đèn được nối 1 dây
nguồn để lấy nguồn điện từ trên tàu.
 Phương pháp cấp điện cho bè đèn
Bè đèn được được cung cấp nguồn thông qua một đoạn dây điện thả trên biển kết
nối với nguồn 220VAC trên thuyền
 Ưu điểm
Có độ rọi lớn và chỉ cần lắp một bóng.
 Nhược điểm
SVTH: PHAN HỘI 53 ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
13
Chi phí chế tạo bè đèn cao, bóng đèn rất dễ nổ khi bị sóng biển đánh
ướt và với nguồn điện 220ACV thả trên biển rất nguy hiểm. Công suất lớn
nhưng hiểu quả chưa cao.

2.3. Bè đèn bóng nung sáng kết hợp đèn compact
Hình 2.3: Bè đèn bóng nung sáng kết hợp đèn compact
 Cấu tạo
Bóng đèn nung sáng được lắp ở giữa và 4 bóng đèn compact lắp xung quanh.
Các bóng đèn lắp trên một cái máng đèn bằng gỗ và lắp trên một cái khung bên
dưới có găn 2 thanh xốp giúp bè nổi trên mặt nước.
 Phương pháp cấp điện cho bè đèn
Bè đèn được được cung cấp nguồn thông qua một đoạn dây điện thả trên biển kết
nối với nguồn 220VAC trên thuyền.
 Ưu điểm
Giảm được chi phí lắp đặt so với đèn nung sáng nhưng có độ rọi lớn.
 Nhược điểm
SVTH: PHAN HỘI 53 ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
14
Chi phí chế tạo bè đèn cao, bóng đèn rất dễ nổ khi bị sóng biển đánh ướt và với
nguồn điện 220ACV thả trên biển rất nguy hiểm. Công suất lớn nhưng hiệu quả
chưa cao.
SVTH: PHAN HỘI 53 ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
15
CHƯƠNG 3: BÈ ĐÈN DÙNG LED
3.1. Cấu tạo của LED công suất
Hình 3.1: Cấu tạo của LED công suất
LED công suất được kết cấu bởi 4 bộ phận: đế gắn, lăng kính, các chân cực,
chất bán dẫn.
Chất bán dẫn gồm hai lớp bán dẫn loại P và loại N đặt tiếp xúc với nhau.
LED công suất lớn hay HPLED tiêu thụ dòng điện vài trăm mA đến vài
Ampe, do tiêu thụ dòng điện lớn nên loại này nhất thiết phải gắn với một bộ tỏa
nhiệt tốt, nếu không HPLED sẽ hỏng sau vài giây. Hiệu suất của HPLED rất cao
có thể lên tới 105 lm/W. Ứng dụng của HPLED là để thay thế loại đèn chiếu sáng
trong nhà (trang trí và chiếu sáng), ngoài trời.

Bản thân công nghệ LED cho phép nó phát sáng đến 100000h nhưng có
các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ bộ đèn như: điện áp, dòng, nhiệt độ, công suất
hoạt động, thời gian hoạt động liên tục, công nghệ chế tạo (hàng chính hãng sẽ có
chất lượng tốt hơn, điều kiện môi trường nơi sử dụng, )
3.2. Đèn LED chiếu sáng ngoài trời
SVTH: PHAN HỘI 53 ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
16
Hình 3.2: LED chiếu sáng
 Cấu tạo của LED chiếu sáng ngoài trời
• Chíp LED
Bộ phận chính của một đèn led là chíp LED gồm hai lớp bán dẫn loại P và
loại N đặt tiếp xúc với nhau.
• Vỏ đèn LED
Vỏ bọc bên ngoài được làm bằng nhựa trong suốt hoặc có thể pha thêm chất
màu. Lớp vỏ này có tác dụng làm giá đỡ, bảo vệ kết cấu của đèn đồng thời phần
chóp cầu phía trên có tác dụng hội tụ hướng ánh sáng phát ra theo một hướng với
một góc mở nhất định.
• Lớp đế và lớp tản nhiệt
Đây là bộ phận nối ở cuối vỏ LED và nằm bên dưới mắt LED, nó có tác
dụng làm tăng vững chắc cho kết cấu đèn LED tránh tác động của bên ngoài, mặt
khác nó có tác dụng tản nhiệt cho mắt LED trong quá trình hoạt động.
Vì cấu tạo phần bán dẫn và dây nối bên trong rất nhỏ nên nếu chúng ta tác
động lực quá mạnh vào chân điện cực của đèn led có thể gây phá vỡ kết cấu và có
thể làm hỏng đèn.
 Sử dụng LED công suất trong chiếu sáng các công trình công cộng
SVTH: PHAN HỘI 53 ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
17
Hình 3.3: Sử dụng LED trong chiếu sáng đường phố
Sử dụng đèn LED để chiếu sáng đường phố là một giải pháp tiết kiệm tối
ưu mà nhiều nước trên Thế Giới đã thực hiện từ rất lâu. Ở Việt Nam cũng đang

dần thay thế Led trong chiếu sáng đường bộ nhằm thực hiện tốt chủ trương
chính sách của Nhà nước về tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường cho quốc gia.
 Sử dụng LED công suất cho tàu đánh cá.
Hình 3.4: Sử dụng LED cho tàu đánh cá
SVTH: PHAN HỘI 53 ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
18
3.3. Đèn pha LED 120W dùng cho bè trong nghề lưới vây
3.3.1. Phân bố LED trong đèn
Hình 3.5: Phân bố LED trong đèn
Hinh 4.6: Khoảng cách các LED trong đèn
SVTH: PHAN HỘI 53 ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
19
3.3.2. Phương án cấp nguồn
Phương pháp cấp nguồn bằng bình gắn trên bè
Hình 3.7: Phương pháp cấp nguồn trên bè
Phương pháp cấp nguồn trên bè là nguồn ắc quy được đặt vào khung để bình
được thiết kế sẵn trên bè đèn. Phương pháp này giảm chiều dài của dây nguồn cho
đèn LED sẽ làm hạn chế tổn hao trên đường dây nhưng phương pháp này sẽ tăng
trọng lượng của bè lên.
Hình 3.8: Bè dùng phương pháp cấp nguồn bằng bình đặt trên thúng
SVTH: PHAN HỘI 53 ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
20
Phương pháp cấp nguồn bằng bình đặt trên thúng
Phương pháp này ắc quy sẽ được đặt trên thúng và nguồn từ thúng cấp cho
bè đèn thông qua dây một đoạn dây điện đủ dài. Phương pháp này sẽ giảm trọng
lượng cho bè nhưng do đường dây dài sẽ làm tổn hao điện áp trên đường dây.
3.3.3. Điều chỉnh độ sáng
Hình 3.9: Bố trí các thiết bị thí nghiệm
Sử dụng nguồn 30A có thể điều chỉnh được điện áp để cấp nguồn cho đèn
LED, một đồng hồ Vôn kế được mắc song song với nguồn để hiển thị điện áp

nguồn, ampe kế được lắp nối tiếp với LED để đo dòng điện LED sử dụng.
Oscilloscope được dùng để đo biên độ xung.
SVTH: PHAN HỘI 53 ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
21
Hình 3.10: Ampe kế
Hình 3.11: Mạch băm xung cho LED
SVTH: PHAN HỘI 53 ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
22
Hình 3.12: Đo độ rọi của đèn LED
Hình 3.13: 80% độ rộng xung mạch 1
SVTH: PHAN HỘI 53 ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
23
Hình 3.14: 60% độ rộng xung mạch 1
Hình 3.15: 80% độ rộng xung mạch 2
SVTH: PHAN HỘI 53 ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
24
Hình 3.16: 60% độ rộng xung mạch 2
Bảng 3.1: 80% độ rộng xung, mạch 2, đèn 1
điện áp ( V ) độ rọi ( Lux ) dòng ( A )
13.12 4484.45 5.50
12.92 4084.45 5.00
12.72 3684.45 4.60
12.52 3340.45 4.10
12.32 3071.45 3.70
12.12 2685.45 3.30
11.92 2420.45 2.90
11.72 2068.45 2.40
11.52 1754.45 2.00
11.32 1391.45 1.60
11.12 1114.45 1.30

10.92 817.45 1.00
10.72 541.45 0.60
Bảng 3.2: 60% độ rộng xung, mạch 2, đèn 1
SVTH: PHAN HỘI 53 ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
25
điện áp ( V ) độ rọi ( Lux ) dòng ( A )
13.12 3269.70 4.20
12.92 2983.70 3.80
12.72 2764.70 3.40
12.52 2526.70 3.10
12.32 2240.70 2.70
12.12 2014.70 2.40
11.92 1761.70 2.10
11.72 1497.70 1.80
11.52 1264.70 1.50
11.32 1016.70 1.20
11.12 836.70 1.00
10.92 602.70 0.70
10.72 406.70 0.50
Bảng 3.3: 80% độ rộng xung, mạch 2, đèn 2
điện áp ( V ) độ rọi ( Lux ) dòng ( A )
13.12 4279.16 5.00
12.92 3919.16 4.50
12.72 3436.16 4.00
12.52 3106.16 3.50
12.32 2795.16 3.10
12.12 2553.16 2.80
11.92 2153.16 2.30
11.72 1817.16 2.00
11.52 1528.16 1.60

11.32 1132.16 1.20
11.12 866.16 1.00
10.92 635.16 0.70
10.72 398.16 0.40
Bảng 3.4: 60% độ rộng xung, mạch 2, đèn 2
điện áp ( V ) độ rọi ( Lux ) dòng ( A )
13.12 2921.90 3.40
12.92 2717.90 3.10
12.72 2432.90 2.80
12.52 2187.90 2.50
SVTH: PHAN HỘI 53 ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

×