Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của UNDP cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.17 KB, 91 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Khoa Kế hoạch và Phát triển
Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
Đề tài: Giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử
dụng nguồn vốn ODA của UNDP cho Việt Nam
Họ và tên sinh viên : Trần Hoài Thu
Chuyên ngành : Kế hoạch và phát triển
Lớp : Kinh tế phát triển A
Khóa : 47
Hệ : Chính quy
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Ngọc Sơn
Hà Nội - 2009
Trần Hoài Thu
Kinh Tế Phát Triển 47A
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan chuyên đề này hoàn toàn là của em, số liệu trong bài viết do em
thu thập từ Vụ Kinh tế Đối ngoại và một số nguồn khỏc, khụng sự sao chép nếu sai em xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Sinh viên
Trần Hoài Thu
Trần Hoài Thu
Kinh Tế Phát Triển 47A
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU 9


Chương I/ Tổng quan về nguồn vốn ODA và 12
vai trò của ODA 12
I/ Giới thiệu về vốn ODA 12
1. Khái niệm ODA 12
2. Đặc điểm nguồn vốn ODA 13
2.1 ODA là nguồn vốn hợp tác phát triển 13
2.2. ODA là nguồn vốn có nhiều ưu đãi 14
2.3.ODA là nguồn vốn có nhiều ràng buộc 15
3. Phân loại vốn ODA 17
3.1 Theo tính chất tài trợ 17
3.2. Phân theo nguồn cung cấp 18
3.3 Phân theo mục đích sử dụng 19
3.4 Phân theo điều kiện 19
II/ Vai trò của vốn ODA với sự phát triển kinh tế- xã hội của các nước
đang phát triển 20
1. ODA góp phần bổ sung cho nguồn vốn đầu tư 20
2. ODA góp phần cải thiện thể chế và cơ cấu kinh tế 21
3. ODA góp phần xoỏ đúi giảm nghèo 21
4. ODA góp phần chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ 22
1. Giới thiệu về UNDP 23
1.1 Giới thiệu chung về UNDP 23
1.2 Tôn chỉ và mục đích hoạt động của UNDP 24
2. Mối quan hệ UNDP- Việt Nam 25
2.1 Giới thiệu chung hoạt động UNDP tại Việt Nam 25
2.2 Các lĩnh vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên, địa bàn hoạt động 27
3. Những đặc điểm của nguồn vốn UNDP 30
3.1 Viện trợ không hoàn lại và hỗ trợ kỹ thuật là chủ yếu 30
3.2 Tỉ trọng ngân sách không thường xuyên lớn 30
3.3 Quy trình viện trợ linh hoạt và trung lập 31
4. Sự cần thiết tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng ODA từ UNDP

cho Việt Nam 32
Chương II Thực trạng thu hút và sử dụng ODA từ UNDP cho Việt Nam giai đoạn
1997-2008 34
I/ Thực trạng thu hút ODA từ UNDP cho Việt Nam 34
1. Tình hình cam kết ODA từ UNDP cho Việt Nam 34
1.1 Về quy mô ODA cam kết 34
1.2.1 Cơ cấu viện trợ ODA của UNDP cho Việt Nam theo lĩnh vực 36
2. Tình hình giải ngân ODA từ UNDP 41
2.1 Mức giải ngân và tỉ lệ giải ngân ODA từ UNDP giai đoạn 1997-2008 41
2.2 So sánh tình hình cam kết và giải ngân ODA của UNDP với một số nhà tài
trợ và với tỉ lệ chung của cả nước 44
II/ Thực trạng sử dụng ODA của UNDP 45
Trần Hoài Thu
Kinh Tế Phát Triển 47A
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1. Tình hình sử dụng ODA trong lĩnh vực quản trị quốc gia theo nguyên tắc dân chủ
45
1.1 Tình hình sử dụng ODA của UNDP trong lĩnh vực cải cách hành chính công.
47
1.2 Tình hình sử dụng ODA của UNDP trong lĩnh vực tăng cường năng lực của
Quốc hội và các cơ quan dân cử. 49
1.3. Tình hình sử dụng ODA của UNDP trong lĩnh vực Chế độ pháp quyền và
tiếp cận công lý 51
2. Tình hình sử dụng ODA trong lĩnh vực môi trường, năng lượng và quản lý rủi ro
thiên tai 52
2.1 Với lĩnh vực năng lượng và môi trường 53
2.2 Trong lĩnh vực quản lý rủi ro thiên tai 55
3. Tình hình sử dụng ODA trong lĩnh vực xoỏ đúi, giảm nghèo và phát triển xã hội.
57

3.1 Với lĩnh vực xóa đói giảm nghèo 57
3.2 Trong lĩnh vực thương mại và phát triển khu vực tư nhân 58
3.3 Trong lĩnh vực bình đẳng giới và phòng chống HIV/ AIDS 59
III/ Đánh giá cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng ODA từ UNDP vào
Việt Nam 60
1. Về cơ chế quản lý, theo dõi và đánh giá chương trình 60
2. Về quy trình tiếp nhận và sử dụng vốn ODA từ phía Việt Nam. 62
IV/ Đánh giá chung tình hình thu hút và sử dụng ODA của UNDP cho Việt
Nam 63
1. Những kết quả đạt được 63
1.1 ODA từ UNDP góp phần tăng cường năng lực cho các cơ quan đại diện, đẩy
mạnh cải cách hành chính và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ 63
1.1.1 Trong lĩnh vực tăng cường năng lực cho các cơ quan đại diện 63
1.1.2 Trong lĩnh vực cải cách hành chính 65
1.1.3 Trong lĩnh vực xây dựng hệ thống luật pháp đồng bộ 65
1.2 ODA từ UNDP góp phần xoỏ đúi giảm nghèo và giải quyết vấn đề xã hội 66
1.2.1 Trong xoỏ đúi giảm nghèo và phát triển xã hội 66
1.2.2. Trong giải quyết các vấn đề xã hội 67
1.3 ODA từ UNDP góp phần nâng cao công tác bảo vệ môi trường và chất lượng
tăng trưởng. 68
2. Những hạn chế trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của UNDP cho
Việt Nam 69
2.1 Lãng phí trong nhiều dự án thí điểm 69
2.2 Hiệu quả dự án không được đánh giá rõ ràng 69
2.3 Dự án không phù hợp với nhu cầu và thực trạng của địa phương. 70
3. Nguyên nhân của những tồn tại 70
3.2 Thiếu cơ chế đánh giá kết quả sau dự án 70
3.3 Năng lực và trình độ của cán hạn chế 71
3.4 Quá trình chia sẻ thông tin và đối thoại chính sách còn hạn chế 71
Chương III/ Định hướng giải pháp thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của

UNDP cho Việt Nam trong 72
giai đoạn 2009-2015 72
Trần Hoài Thu
Kinh Tế Phát Triển 47A
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
I/ Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong việc thu hút và sử dụng
ODA của UNDP cho Việt Nam trong giai đoạn 2009-2015 72
1. Cơ hội 72
2. Thách thức 73
II/ Định hướng thu hút và sử dụng ODA từ UNDP cho Việt Nam 74
1. Dự báo nhu cầu ODA trong giai đoạn 2009-2015 74
1.1 Dự báo nhu cầu tổng vốn đầu tư xã hội 74
1.2 Dự báo nhu cầu vốn ODA 75
2. Phương hướng thu hút và sử dụng ODA của UNDP cho Việt Nam giai đoạn
2009-2015 77
2.1 Xu hướng mới trong cam kết và sử dung ODA của UNDP cho Viờt Nam 77
2.2 Khả năng cam kết viện trợ ODA của UNDP cho Việt Nam trong giai đoạn
2008-2010 78
2.3 Phương hướng thu hút và sử dụng ODA của UNDP vào Việt Nam trong giai
đoạn 2009-2015 79
III. Giải pháp thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA của UNDP
tại Việt Nam trong thời gian tới 81
1. Tăng cường sử dụng vốn tập trung để hiệu quả 81
2. Đơn giản hoá, hài hoà thủ tục để thu hút nguồn vốn không thường xuyên từ các
nhà tài trợ khác cho dự án 82
3. Hoàn thiện khung đánh giá tác động của dự án 83
5. Xây dựng một cơ chế góp vốn mở và linh hoạt hơn 85
6. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 85
Kết luận 88

Trần Hoài Thu
Kinh Tế Phát Triển 47A
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Danh mục các chữ viết tắt
ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
CG Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam
CCHC Cải cách hành chính
CCF Khuôn khổ hợp tác quốc gia
CPAP
Kế hoạch hành động thực hiện chương trình quốc gia
DAC Uỷ ban hỗ trợ phát triển
EU Liên minh Châu ÂU
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
KHĐT Kế hoạch Đầu tư
NEX Phương thức quốc gia điều hành dự án
NGO Tổ chức phi chính phủ
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
QLDA Quản lý dự án
UNDP Chương trình phát triển Liên hiệp quốc
WB Ngân hàng thế giới
Trần Hoài Thu
Kinh Tế Phát Triển 47A
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Danh mục hình bảng
Bảng
Bảng 1: Cam kết ODA của UNDP cho Việt Nam qua các Khuôn khổ hợp tác

quốc gia
26
Bảng 2: Nguồn vốn UNDP cam kết dành cho Việt Nam theo chuyên đề và
lĩnh vực trọng tâm trong giai đoạn 1997-2006
29
Bảng 3: Giải ngân của UNDP cho Việt Nam giai đoạn 1997-2008……………
33
Bảng 4 Danh sách dự án của ODA cho Việt Nam trong lĩnh vực cải cách hành
chính 2001-2010
39
Bảng 5: Danh sách dự án của UNDP trong lĩnh vực tăng cường năng lực của
Quốc hội và các cơ quan dân cử
41
Bảng 6: Danh sách dự án thuộc lĩnh vực Chế độ pháp quyền và tiếp cận công
lý giai đoạn 2001-2010
43
Bảng 7: Danh sách dự án trong lĩnh vực bảo vệ môi trường giai đoạn 2001-
Trần Hoài Thu
Kinh Tế Phát Triển 47A
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2010
44
Bảng 8: Danh sách dự án trong lĩnh vực quản lý rủi ro thiên tai giai đoạn
2001-2010
47
Bảng 9: Danh sách dự án tài trợ của UNDP trong lĩnh vực xoỏ đúi, giảm nghèo
giai đoạn 2001-2010
49
Bảng 10. Dự báo nhu cầu cam kết và giải ngân ODA của Việt Nam 2009-

2010
67
Bảng 11. Cam kết viện trợ ODA của UNDP cho Việt Nam giai đoạn 2008-
2010
69
Hình
Hình 1: Cơ cấu viện trợ của UNDP cho Việt Nam theo lĩnh vực giai đoạn
1997-2006
28
Hình 2. Cơ cấu viện trợ của UNDP theo quy mô dự án giai đoạn 1997-2008
32
Hình 3: So sánh ODA của UNDP cam kết và giải ngân tại Việt Nam giai đoạn
1997-2008
34
Hình 4: So sánh tỉ lệ giải ngân của UNDP với tỉ lệ giải ngân cả nước giai đoạn
1997-2008
Trần Hoài Thu
Kinh Tế Phát Triển 47A
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
36
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước đang phát triển, chúng ta thực hiện công nghiệp hoá -
hiện đại hoá đất nước với nền kinh tế xuất phát điểm ở trình độ và quy mô thấp:
nền sản xuất dựa vào nông nghiệp là chính, trình độ khoa học công nghệ lạc hậu,
thu nhập quốc dân (GDP) bình quân đầu người thấp, tích luỹ từ nội bộ nền kinh
tế gần như không đáng kể. Với tình hình đó, một trong những khó khăn lớn nhất
đặt ra cho tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nước ta là vấn đề đảm bảo vốn
Trần Hoài Thu
Kinh Tế Phát Triển 47A

9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
đầu tư cho phát triển kinh tế. Vốn đầu tư được huy động từ hai nguồn là vốn trong
nước và vốn ngoài nước. Với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, tích
luỹ nội bộ thấp nên nguồn vốn trong nước không thể đảm bảo đủ cho nhu cầu vốn
đầu tư. Do đó việc huy động vốn nước ngoài là rất quan trọng. Nguồn vốn nước
ngoài có hai loại: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nguồn vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA). Trong đó nguồn vốn ODA là khoản tài chính do các tổ
chức quốc tế, các chính phủ viện trợ dưới dạng viện trợ không hoàn lại và cho vay
ưu đãi để giỳp cỏc nước đang phát triển khôi phục và phát triển kinh tế.
Nguồn vốn ODA có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế -
xã hội của các nước đang phát triển. Nó góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng , cải
thiện thể chế, nâng cao trình độ nguồn nhân lực, thúc đẩy tăng trưởng, xoỏ
đúi giảm nghốo… Trong đó nguồn vốn ODA hỗ trợ kỹ thuật không hoàn lại
có vai trò quan trọng nhất định không kém ODA cho đầu tư phát triển. Nó
được coi là chất xúc tác để tranh thủ các nguồn vốn khác mà đồng thời thông
qua đó tranh thủ công nghệ, kinh nghiệm quản lý để phát triển kinh tế và cũng
cố năng lực điều hành, lãnh đạo
Trong thời gian qua UNDP là một nhà tài trợ vốn ODA không hoàn lại
lâu năm của Chính phủ Việt Nam. Với những hỗ trợ kỹ thuật từ vốn ODA của
UNDP ngày đã và đang thể hiện nhiều tác động tích cực cho nền kinh tế Việt
Nam thông qua các chương trình tư vấn chính sách, nâng cao năng lực và
hoàn thiện hệ thống luật pháp. Do vậy việc thu hút và sử dụng có hiệu quả
nguồn vốn ODA này là rất cần thiết. Với lý do đó mà em chọn đề tài ''Giải
pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA
của UNDP cho Việt Nam '' làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp.
Kết cấu của đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về viện trợ phát triển chính thức
Chương II. Thực trạng thu hút và sử dụng ODA của UNDP ở Việt Nam
Trần Hoài Thu

Kinh Tế Phát Triển 47A
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương III Định hướng và giải pháp thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA
của UNDP vào Việt Nam trong giai đoạn tới
Trong qua trình thực hiện bài viết, em đã nhận được sự hướng dẫn tận
tình của thầy giáo TS. Nguyễn Ngọc Sơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy.
Mặc dù rất cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức,
chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được
sự giúp đỡ và góp ý kiến của các thầy cô để bài viết của em được hoàn chỉnh.
Trần Hoài Thu
Kinh Tế Phát Triển 47A
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương I/ Tổng quan về nguồn vốn ODA và
vai trò của ODA
I/ Giới thiệu về vốn ODA
1. Khái niệm ODA
Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance) ra đời từ
sau chiến tranh thế giới thứ II khi Mỹ phê chuẩn bản kế hoạch Marshall năm
1947 để giúp đỡ các quốc gia Châu Âu phục hồi nền kinh tế bị chiến tranh tàn
phá. Trong suốt những năm từ 1947 đến 1951, Châu Âu đã nhận được khoản
viện trợ tương đương 2,5% GDP của Mỹ cho các chương trình tái thiết của
mình.
Tiếp sau đó, việc ra đời của Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD)
và Ủy ban hỗ trợ phát triển ( DAC) năm 1961 đã cho thấy nỗ lực của cộng
đồng các quốc gia và các tổ chức tài trợ trong việc phối hợp hoạt động chung
và nâng cao hiệu quả viện trợ cả về tài chính và ý tưởng. Từ đó đến nay, ODA
đã trở thành một nguồn lực ngoài nước có ý nghĩa, giải quyết phần nào nhu
cầu về vốn cho nhiều quốc gia đang phát triển.

Có khá nhiều khái niệm đã được đưa ra về nguồn vốn ODA, song có thể
kế đến một số khái niệm cơ bản khá tổng quát sau:
- Theo OECD ( Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế), thì: “ODA là
những nguồn tài chính do các chính phủ hoặc các tổ chức liên chính phủ hoặc
liên quốc gia viện trợ cho một quốc gia nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và
phúc lợi của quốc gia đó” ( Hà Thị Ngọc Oanh - 2002)
- Ngân hàng thế giới (WB) lại cho rằng “Vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) là những khoản cho viện trợ không hoàn lại cựng cỏc khoản cho vay
ưu đãi có thời gian trả nợ dài và lãi suất thấp hơn lãi suất trên thị trường quốc
tế. Mức độ ưu đãi của các khoản vay được đo bằng yếu tố cho không. Khoản
Trần Hoài Thu
Kinh Tế Phát Triển 47A
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tài trợ không phải hoàn trả có yếu tố cho không là 100%, gọi là viện trợ
không hoàn lại. Còn khoản vay ưu đãi có yếu tố cho không ít nhất 25% và
được gọi là ODA.”
- Theo Nghị định 17/CP ngày 4/5/2001 của Chính phủ Việt Nam: “ODA là
hoạt động hợp tác phát triển giữa nhà nước hoặc chính phủ của một quốc gia
với nhà tài trợ, bao gồm chính phủ nước ngoài và các tổ chức liên chính phủ
hoặc liên quốc gia dưới hình thức viện trợ không hoàn lại hoặc vốn vay ưu đãi
có yếu tố cho không đạt ít nhất 25%”
Nói tóm lại, mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau, song Nguồn vốn hỗ
trợ phát triển chính thức (ODA) có thể được hiểu là các khoản viện trợ không
hoàn lại, viện trợ có hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi của các Chính phủ, các tổ
chức liên Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ (Non Governmental
Organization- NGO), các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc (United
Nations- UN), các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang và chậm
phát triển nhằm hỗ trợ và thúc đẩy quốc gia đó phát triển kinh tế xã hội. Trong
đó các điều kiện ưu đãi chung nhất bao gồm:

- Các khoản không hoàn lại chiếm ít nhất 25%
- Lãi suất thấp ( dưới 3% một năm)
- Thời gian trả nợ dài ( 25 đến 40 năm)
- Thời gian ân hạn dài ( 8 đến 10 năm)
2. Đặc điểm nguồn vốn ODA
Nguồn vốn ODA cú cỏc đặc điểm sau:
2.1 ODA là nguồn vốn hợp tác phát triển
Nếu như trước kia ODA được hiểu là nguồn vốn viện trợ ngân sách mà
các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển, chủ yếu chỉ mang tính
chất tài trợ và giúp đỡ thì nay, trong xu thế toàn cầu hóa, quan niệm này đã
phải thay đổi. ODA giờ đây thể hiện sự hợp tác phát triển giữa các nước phát
Trần Hoài Thu
Kinh Tế Phát Triển 47A
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
triển, các tổ chức quốc tế với các nước đang phát triển. Nguồn vốn hợp tác
khi bỏ ra sẽ đem lại lợi ích cho cả hai bên: bên viện trợ và bên tiếp nhận viện
trợ. Các nước phát triển khi cung cấp ODA sẽ nâng cao được vị thế của mỡnh
trờn trường quốc tế, tạo tiền đề cũng như thị trường để tiến hành đầu tư trực
tiếp. Cũn cỏc nước đang phát triển thì có điều kiện cải tạo cơ sở hạ tầng, học
hỏi kinh nghiệm kỹ thuật để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Một khi hiểu được như vậy, các nước nhận viện trợ sẽ phải có cách nhìn
khác đi về nguồn vốn ODA. Đó không phải là một khoản “cho khụng” hay “từ
thiện” mà là một khoản vay có nghĩa vụ trả nợ. Việc tiếp nhận và sử dụng ODA
có hiệu quả cũng là nền tảng cho quan hệ hợp tác kinh tế lâu dài về sau giữa các
quốc gia.
2.2. ODA là nguồn vốn có nhiều ưu đãi
Tính ưu đãi của nguồn vốn ODA thể hiện ở các khía cạnh sau :
- Lãi suất thấp: Phần vốn vay phải hoàn trả được hưởng lãi suất ưu đãi và
thông thường chỉ dưới 3% một năm, thấp hơn nhiều so với lãi suất thực tế trên

thị trường quốc tế (khoảng từ 7% đến 7.5%). Thông thường lãi suất của các
nhà tài trợ dành cho Việt Nam giao động trong khoảng từ 0,75% đến 2% một
năm. Có thể kể đến Nhật Bản với mức lãi suất từ 0,75% đến 2,3% tùy dự án.
ODA của các tổ chức tài chính quốc tế thường được cho vay với mức lãi suất
bằng không, chỉ tính chi phí sử dụng vốn. Cụ thể với Ngân hàng Phát triển
Châu Á (ADB) chi phí này là 1%/ năm, cũn cỏc khoản vay của Ngân hàng thế
giới (WB) choViệt Nam thường tính phí sử dụng vốn là 0,75%/năm.
- Thời gian sử dụng vốn dài. Trong đó thời gian cho vay thường vào
khoảng 30 đến 40 năm (tiêu biểu như ODA của Nhật, ADB hoặc WB ); thời
gian ân hạn (thời gian trả lãi suất thấp hoặc không trả lãi) cũng khá dài,
thường từ 5 đến 10 năm.
- Trong ODA còn bao gồm yếu tố không hoàn lại, được quy định chiếm ít
Trần Hoài Thu
Kinh Tế Phát Triển 47A
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nhất 25%. Nhìn chung 4 yếu tố quyết định khoản không hoàn lại, là thời gian
trả nợ, thời gian ân hạn, lãi suất khoản nợ và tỉ lệ chiết khấu. Chính yếu tố
không hoàn lại là điểm phân biệt giữa viện trợ và cho vay thương mại.
- Bờn cạnh đú, tớnh ưu đãi của ODA còn được thể hiện ở chỗ nó là nguồn
vốn dành riêng cho các quốc gia đang và chậm phát triển, để thực hiện các
mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội.
2.3.ODA là nguồn vốn có nhiều ràng buộc
Các ràng buộc mà các nước đang phát triển gặp phải khi tiếp nhận và sử
dụng nguồn vốn ODA có thể chia thành 3 loại cơ bản: ràng buộc về mặt kinh
tế, ràng buộc về mặt chính trị và ràng buộc về mặt xã hội.
- Vốn ODA có thể đi kèm nhiều ràng buộc về mặt kinh tế. Những điều
kiện ràng buộc thường rất khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mối
quan hệ giữa nước viện trợ và nước nhận viện trợ, trình độ phát triển kinh tế
xã hội hay thể chế chính trị của nước tiếp nhận viện trợ. Hình thức ràng buộc

kinh tế thông thường nhất là gắn ODA với việc tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ
từ quốc gia viện trợ. Ví dụ Đan mạch, Đức, Bỉ thường yêu cầu 50% viện trợ
phải mua bằng hàng hóa và dịch vụ của nước họ. Canada là quốc gia yêu cầu
cao nhất, tới 65%. Cũng có một số nước có tỉ lệ ODA yêu cầu mua hàng hoá
và dịch vụ thấp như Hà Lan (2,2% ) hay Thụy Sĩ (1,7%) song nhìn chung có
tới 22% viện trợ từ Ủy ban hỗ trợ phát triển (DAC) yêu cầu được sử dụng để
mua hàng hóa và dịch vụ của các quốc gia tài trợ. Thông qua những ràng buộc
như vậy, các nhà tài trợ có thể mở mang thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị
trường đầu tư và đem lại lợi nhuận cho hàng hóa và dịch vụ của nước mình.
Những ràng buộc trong thực hiện ODA có thể mang đến cho nước nhận
viện trợ không ít rủi ro. Ví dụ như với hỗ trợ kỹ thuật, các nước tiếp nhận có
nhiều nguy cơ phụ thuộc lâu dài vào nước viện trợ do các trang thiết bị khó có
thể thay thế bằng thiết bị của nước khác và đội ngũ vận hành trong nước cũng
Trần Hoài Thu
Kinh Tế Phát Triển 47A
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
phải phụ thuộc nhiều vào các chuyên gia nước ngoài. Thêm vào đó, do không
được lựa chọn đồng tiền để vay ODA, các nước nhận viện trợ còn phải chịu
rủi ro khi tỷ giá thay đổi. Nếu đồng tiền viện trợ tăng giá, khi trả nợ, các quốc
gia tiếp nhận viện trợ sẽ phải trả thêm một khoản tiền do chênh lệch tỉ giá gây
ra.
- Về những ràng buộc chính trị, cần hiểu rằng trong ODA luôn chứa đựng
hai mục tiêu song song. Thứ nhất là để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở
các nước đang và chậm phát triển. Thứ hai là tăng cường vị thế chính trị của
các nước và tổ chức tài trợ. Thông qua ODA, các nước phát triển xác lập vị trí
và ảnh hưởng của mình tại khu vực tiếp nhận viện trợ. Ví dụ như sau Chiến
tranh thế giới lần thứ II, kế hoạch Marshall của Hoa Kỳ không chỉ nhằm tái
thiết các nước Tây Âu bị chiến tranh tàn phá mà còn để chống lại ảnh hưởng
của Liờn Xụ cũ tại đây. Mỹ đó dựng viện trợ như một công cụ hiệu quả để

“gây ảnh hưởng chính trị trong thời gian ngắn”, mở đường cho các hoạt động
ngoại giao trong tương lai. Trong nhiều chương trình viện trợ, có thể thấy các
nước tài trợ rất hay đòi hỏi nước tiếp nhận phải thay đổi chính sách phát triển
của mình cho phù hợp với lợi ích của bên tài trợ. Chớnh vỡ những rủi ro như
thế, các nước khi tiếp nhận viện trợ luôn phải cân nhắc thật kỹ lưỡng các điều
kiện mà nhà tài trợ đưa ra, không nên vì những lợi ích trước mắt mà đánh đổi
quyền lợi lâu dài.
- ODA còn là một nguồn vốn gắn liền với các nhân tố xã hội. Xét về mặt
bản chất, cung cấp ODA chính là quá trình chuyển giao có hoàn lại hoặc
không hoàn lại một phần tổng sản phầm quốc dân (GNP) từ các nước giàu
sang các nước nghèo. Việc cung cấp và sử dụng ODA rất nhạy cảm về mặt xã
hội, chịu sự kiểm soát và điều chỉnh của dư luận xã hội cả ở nước viện trợ và
tiếp nhận viện trợ. Với ở các quốc gia phát triển, nguồn ODA chính là từ
những đồng tiền đóng thuế mà người dân phải nộp. Dân chúng ở các quốc gia
Trần Hoài Thu
Kinh Tế Phát Triển 47A
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
này nhìn chung rất ủng hộ việc viện trợ cho các nước nghèo, song với điều
kiện nguồn viện trợ đó phải được sử dụng có hiệu quả và đúng mục đích. Với
người dân ở các nước nhận viện trợ, nếu sử dụng sai phạm và lãng phí, ODA
mang lại nguy cơ gây nợ lớn cho các thế hệ tương lai. Bởi vậy, quy chế sử
dụng viện trợ rõ ràng, công khai, giảm thiểu tình trạng tham nhũng là những
yêu cầu hàng đầu mà người dân ở cả quốc gia cho và nhận viện trợ luôn đòi
hỏi ở chính phủ.
3. Phân loại vốn ODA
ODA được phận loại dựa vào các tiêu chí khác nhau như tính chất tài trợ,
nguồn cung cấp, mục đích sử dụng, điều kiện.v.v…
3.1 Theo tính chất tài trợ
a. Viện trợ không hoàn lại

Viện trợ không hoàn lại là các khoản cho không, nước nhận viện trợ
không có nghĩa vụ hoàn trả lại. Phần viện trợ không hoàn lại được quy định
chiếm ít nhất 25% giá trị viện trợ và thường được hạch toán như một nguồn
thu trong cân đối ngân sách nhà nước. Viện trợ không hoàn lại thường được
ưu tiên sử dụng cho các chương trình và dự án xã hội như xóa đói giảm
nghèo, phát triển nông thôn, miền núi, bảo vệ môi trường…hoặc hỗ trợ cho
các dự án phát triển và nâng cao năng lực thể chế, nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ v v. Trong trường hợp đặc biệt, ODA không hoàn lại
cũng được sử dụng cho để hỗ trợ các hoạt động sản xuất, chủ yếu nhằm tạo
việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội.
Viện trợ không hoàn lại thường có 2 dạng;
- Hỗ trợ kỹ thuật: thông qua việc chuyển giao công nghệ, truyền đạt kinh
nghiệm và bí quyết từ nước phát triển cho nước nhận viện trợ
- Viện trợ nhân đạo bằng hiện vật như thốc men, lương thực, quần áo, nhu
yếu phẩm
Trần Hoài Thu
Kinh Tế Phát Triển 47A
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
b. Viện trợ có hoàn lại
Viện trợ có hoàn lại là các khoản vay có nhiều ưu đãi về lãi suất, thời gian
trả nợ, thời gian ân hạn. Viện trợ có hoàn lại được coi như một khoản tín dụng
ưu đãi, phần lớn để bù đắp thâm hụt ngân sách của nhà nước. Chớnh vỡ vậy
nó thường chỉ được sử dụng để đầu tư cho các mục đích có khả năng thu hồi
vốn, hoàn trả cho nhà nước cả vốn lẫn lãi để trả nợ nước ngoài. Trong thực tế,
viện trợ có hoàn lại thường được sử dụng cho các dự án cải tạo cơ sở hạ tầng,
tạo tiền đề vững chắc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
c. Viện trợ hỗn hợp:
Viện trợ hỗn hợp là sự kết hợp một phần ODA không hoàn lại với một
phần tín dụng thương mại. Thậm chí loại hình viện trợ này còn có thể kết hợp

cả 3 loại gồm một phần ODA không hoàn lại, một phần vốn ưu đãi và một
phần tín dụng thương mại.
3.2. Phân theo nguồn cung cấp
a. ODA song phương
ODA song phương là các khoản viện trợ chính thức và trực tiếp từ Nhà
nước này đến Nhà nước kia thông qua hịờp định ký kết giữa hai chính phủ,
không thông qua tổ chức thứ ba. Hiện nay trên thế giới, phần viện trợ song
phương chiếm tỉ lệ đến gần 80% tổng số ODA đang lưu chuyển.
ODA song phương có ưu điểm là nguồn vốn chuyển trực tiếp giữa hai
chính phủ nên nhanh gọn và đơn giản về mặt thủ tục cung cấp vầ tiếp nhận.
Thời gian ký kết viện trợ cũng nhanh hơn. Tuy vậy viện trợ song phương
thường đi kèm nhiều ràng buộc từ bên cung cấp tới bên nhận viện trợ. Một
số ràng buộc phổ biến có thể kể đến như bên viện trợ đảm nhận cung cõp
chuyên gia, cố vấn kỹ thuật và nước nhận viện trợ thường phải mua máy
móc, hàng hóa của nước viện trợ.
Trần Hoài Thu
Kinh Tế Phát Triển 47A
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
b. ODA đa phương:
ODA đa phương là viện trợ phát triển chính thức của các tổ chức quốc tế
(IMF, ADB, WB…) hay tổ chức khu vực hoặc viện trợ của một chính phủ
dành cho một chính phủ khác thông qua các tổ chức đa phương như UNICEF
(Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc ) hay UNDP ( Chương trình phát triển Liên
hiệp quốc ).
3.3 Phân theo mục đích sử dụng
a. Hỗ trợ dự án.
Hỗ trợ dự án là hình thức hỗ trợ ODA chủ yếu để thực hiện các dự án phát
triển. Hỗ trợ dự án gồm 2 loại:
+ Hỗ trợ cơ bản: là loại hình hỗ trợ các dự án xây dựng

+ Hỗ trợ kỹ thuật: là hình thức chuyển giao công nghệ, tri thức, đào tạo kỹ
thuật.v.v
b. Hỗ trợ phi dự án.
Hỗ trợ phi dự án bao gồm các loại hình sau:
+ Hỗ trợ chương trình: Là cung cấp ODA cho một mục đích tổng quát với
thời gian nhất định, không cần phải xác định chính xác khoản viện trợ đó
được sử dụng như thế nào.
+ Hỗ trợ cán cân thanh toán: thường là hỗ trợ tài chính trực tiếp, hỗ trợ
hàng hóa hay hỗ trợ nhập khẩu. Hàng hóa và ngoại tệ được chuyển qua hình
thức này có thể được sử dụng để hỗ trợ ngân sách.
3.4 Phân theo điều kiện
a. ODA không ràng buộc:
Với ODA không ràng buộc, những khoản vốn chuyển giao chỉ phải tuân
theo các quy tắc tín dụng quốc tế chung còn việc sử dụng viện trợ không bị
ràng buộc bởi nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng.
Trần Hoài Thu
Kinh Tế Phát Triển 47A
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
b. ODA có ràng buộc:
ODA có ràng buộc là loại ODA mà việc sử dụng nú cú bị ràng buộc theo
nguồn hoặc mục đích sử dụng. Các ràng buộc này đều được thỏa thuận và ký
kết giữa nước hay tổ chức viện trợ và các nước nhận viện trợ. Trong đó:
+Ràng buộc bởi nguồn sử dụng là việc mua sắm hàng hóa, trang thiết bị
hay dịch vụ bằng nguồn ODA chỉ giới hạn cho một số công ty do nhà nước tài
trợ, sở hữu hoặc kiểm soát (đối với viện trợ song phương), hoặc do công ty
của các nước thành viên (đối với viện trợ đa phương).
+Ràng buộc bởi mục đích sử dụng là chỉ được sử dụng cho một lĩnh vực
nhất định hay một dự án cụ thể.
c. ODA ràng buộc một phần:

ODA ràng buộc một phần là loại ODA mà một phần chi ở nước viện trợ phần
còn lại chi ở bất cứ nước nào.
II/ Vai trò của vốn ODA với sự phát triển kinh tế- xã hội của các nước
đang phát triển
1. ODA góp phần bổ sung cho nguồn vốn đầu tư
Việc giải bài toán về vốn đầu tư cho các mục tiêu phát triển luôn luôn nan
giải với nhiều quốc gia đang phát triển. Với nguồn vốn tích luỹ từ nội bộ nền
kính tế còn rất hạn hẹp, các nước nghèo thường xuyên phải tìm đến nguồn
vốn bổ sung từ bên ngoài mà trong đó quan trọng nhất là ODA và FDI. Trong
đó, các khoản ODA cả hoàn lại và không hoàn lại luôn là một nguồn tài chính
quan trọng, bổ sung đáng kể cho quá trình phát triển.
Ví dụ với Việt Nam, từ năm 1993 đến nay (tính đến hết tháng 10 năm
2008), tổng vốn ODA đã được cam kết đạt 42,438 tỷ USD với mối năm
trung bình Việt Nam thu hút lượng ODA khoảng 2,5 tỷ USD. ODA đã bổ
sung một nguồn vốn quan trọng cho phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam.
Chỉ tớnh riờng trong giai đoạn 2001-2005, lượng ODA Việt Nam nhận
Trần Hoài Thu
Kinh Tế Phát Triển 47A
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
được đã đóng góp khoảng 11% cho tổng vốn đầu tư toàn xã hội và khoảng
17% tổng vốn đầu tư nhờ ngân sách nhà nước.
Thêm vào đó, việc sử dụng vốn ODA có hiệu quả trong các dự án đầu tư
phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô vững chắc hay cải thiện hệ thống
luật pháp còn là cơ sở quan trọng và cần thiết để thu hút và hấp dẫn các nhà
đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ đó tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho việc
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đặc biệt việc sử dụng vốn ODA để hoàn thiện hệ thống luật pháp, cải cách
thủ tục hành chính và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ không chỉ tạo ra
môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động thu hút FDI mà còn thúc đẩy cả

đầu tư tư nhân trong nước. Những dự án đầu tư này tuy không có vốn lớn
nhưng tác động lâu dài và mãnh mẽ, tạo nền tảng cho việc tăng cường nội lực
cho nền kinh tế.
2. ODA góp phần cải thiện thể chế và cơ cấu kinh tế
Cải thiện thể chế và cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển là vấn đề rất
cấp thiết để phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Với nhiều quốc gia đang
phát triển, vấn đề này đã trở thành mục tiêu trọng tâm trong các chiến lược
phát triển. Song để thực hiện được mục tiêu này không dễ dàng vỡ nú luụn
đòi hỏi một khối lượng vốn rất lớn mà chính phủ các nước đang phát triển hầu
như không thể tự xoay xở được. Do vậy việc dựa vào các nguồn vốn hỗ trợ để
đạt được các mục tiêu này là tất yếu. Trên thế giới Nhật Bản được cộng đồng
quốc tế ghi nhận là nước có đóng góp lớn trong vấn đề này. Trong giai đoạn 3
năm từ 1993 đến 1995, riêng Nhật Bản đã dành một khoản 700 triệu USD
ODA để hỗ trợ việc điều chỉnh thể chế và cơ cấu kinh tế cho các quốc gia
đang phát triển.
3. ODA góp phần xoỏ đúi giảm nghèo
Ngoài việc tác động gián tiếp công cuộc xóa đói giảm nghèo thông qua
Trần Hoài Thu
Kinh Tế Phát Triển 47A
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
việc bổ sung nguồn vốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước nhận viện
trợ, nguồn vốn ODA ngày càng được sử dụng nhiều hơn việc cải thiện mức
sống của người dân. ODA được coi là cơ hội để nâng cao chất lượng cuộc
sống của những người nghèo thông qua các dự án phát triển nông thôn kết
hợp xóa đói giảm nghèo, các dự án cung cấp dịch vụ công cho đồng bào dân
tộc thiểu số hoặc vựng sõu vựng xa. Bên cạnh đó việc cải thiện cơ sở hạ tầng
xã hội như xây dựng và nâng cấp bệnh viện, trường học cũng góp phần không
nhỏ vào việc nâng cao chất lượng sống của người dân. Người dân được chăm
sóc y tế tốn hơn, có trình độ học vấn cao hơn, từ đó tăng tuổi thọ, giảm tỷ lệ

tử vong, tỷ lệ thất nghiệp, giảm tệ nạn và cải thiện các chỉ tiêu xã hội
Với Việt Nam tổng kết trong 15 năm thực hiện ODA đó cú khoảng 5,5 tỷ
USD được chi cho các chương trình phát triển nông thôn và xóa đói giảm
nghèo,, 4,3 tỷ USD được sử dụng trong lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo, môi
trường và khoa học kỹ thuật. Xét về tỉ trọng, lượng ODA được ưu tiên cho các
mục tiêu xã hội lên tới gần 30% tổng nguồn vốn ODA giai đoạn 1993-2008.
4. ODA góp phần chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực cho đội ngũ
cán bộ
Một trong những lợi ích quan trọng mà ODA mang lại cho các nước
đang phát triển chính là cơ hội tiếp cận với công nghệ, kỹ thuật hiện đại,
trình độ chuyên môn và trình độ quản lý tiên tiến. Bên cạnh đó, việc đầu tư
phát triển nguồn nhân lực luôn là ưu tiên hàng đầu của các nhà tài trợ vì họ
tin tưởng rằng việc phát triển của một quốc gia có quan hệ mật thiết với
việc phát triển của nguồn nhân lực. Đây mới chính là lợi ích lâu dài đối với
các quốc gia nhận viện trợ ODA.
Trong hỗ trợ phát triển chính thức, hợp tác kỹ thuật chiếm một bộ phận
khá lớn và rất đa dạng về loại hình cũng như cách thức thực hiện. Có thể kể
đến các dự án huấn luyện, đào tạo chuyên môn, dự án cung cấp thiết bị…. Ở
Trần Hoài Thu
Kinh Tế Phát Triển 47A
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Việt Nam trong thời gian qua cũng đó cú hàng vạn cán bộ được đào tạo nhờ
nguồn vốn ODA trên nhiều lĩnh vực như nghiên cứu cơ bản và ứng dụng khoa
học, quản lý kinh tế và xã hội. Các chương trình phát triển năng lực thường
thông qua việc cung cấp học bổng nhà nước, của chuyên gia nước ngoài đào
tạo tại chỗ ngay trong quá trình thực hiện các dự án ODA hay chuyển giao
công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, cung cấp trang thiết bị nghiên
cứu và triển khai.
Tóm lại, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của các nước đang phát

triển, ODA là một nguồn vốn bổ sung quan trọng. Tuy vậy ODA không đóng
vai trò quyết định cho sự thành công của một quốc gia. Việc sử dụng nguồn
vốn này cũng cần rất thận trọng vỡ nú có khả năng gây nợ, đôi khi mang theo
nhiều ràng buộc không có lợi cho nước tiếp nhận viện trợ. Vấn đề đặt ra là
phải quán triệt tinh thần tự lực trong phát triển kinh tế, đồng thời cần tính toán
thật kỹ trong cả quá trình thu hút và sử dụng ODA để đem lại hiệu quả cao
nhất cho người dân.
III/ Sự cần thiết tăng cường và nâng cao hiệu quả sử dụng ODA từ UNDP
cho Việt Nam
1. Giới thiệu về UNDP
1.1 Giới thiệu chung về UNDP
Chương trình phát triển của LHQ (UNDP) được thành lập năm 1965 trên
cơ sở hợp nhất 2 cơ quan của LHQ là Chương trình Hỗ trợ Kỹ thuật Mở rộng
(EPTA) và Quỹ Đặc biệt của Liên hợp quốc. UNDP là cơ quan trực thuộc Đại
Hội đồng LHQ, chịu sự chi phối của Đại Hội đồng và ECOSOC. Đại Hội
đồng quyết định các vấn đề chính sách lớn. ECOSOC xác định các nguyên
tắc, quy chế hoạt động v.v Trụ sở của UNDP đặt tại New York, Hoa Kỳ.
Tất cả các nước là thành viên Liên Hợp Quốc hoặc là thành viên của một
trong những tổ chức chuyên môn trong hệ thống Liên Hiệp Quốc hay Cơ quan
Trần Hoài Thu
Kinh Tế Phát Triển 47A
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyên tử năng lượng quốc tế (IAEA) đều có thể trở thành thành viên của
UNDP.
Hiện tại hệ thống điều hành của UNDP gồm 36 quốc gia phát triển và đang
phát triển, có trách nhiệm thông qua các chương trình hỗ trợ phát triển ở tầm
quốc gia, khu vực và toàn cầu. UNDP còn có chức năng tư vấn các vấn đề
chính sách chiến lược cho Hội đồng Kinh tế- xã hội của Liên Hiệp Quốc.
UNDP có hệ thống văn phòng đại diện và cơ quan liên lạc tại hơn 137 quốc

gia trên thế giới và đã cung cấp viện trợ phát triển cho hơn 174 quốc gia và
vùng lãnh thổ.
1.2 Tôn chỉ và mục đích hoạt động của UNDP
Hoạt động của UNDP rất đa dạng và trên nhiều lĩnh vực, song đều phải
tuân thủ những tôn chỉ cơ bản sau:
- Giúp đỡ nỗ lực của các quốc gia nhằm đạt được mục tiêu phát triển con
người bền vững, bằng cách hỗ trợ họ xây dựng năng lực trong việc thiết kế và
thực hiện các chương trình phát triển nhằm xoá bỏ đói nghèo, tạo công ăn
việc làm và tìm phương cách mưu cầu sự sống bền vững, nâng cao địa vị của
phụ nữ, bảo vệ và tái tạo môi trường, ưu tiên hàng đầu cho xoỏ đúi giảm
nghèo. Các nguồn lực của UNDP phải được sử dụng một cách hợp lý và hiệu
quả nhất để đêm lại tác động tối đa tới sự phát triển kinh tế, xã hội của các
nước nhận viện trợ.
- Khuyến khích nâng cao sự tự chủ của các nước đang phát triển đối với
năng lực quản lý, kỹ thuật, hành chính để xây dựng và thực hiện các chính
sách và kế hoạch phát triển của các nước.
- Hoạt động của UNDP tập trung tăng cường hợp tác quốc tế vì sự nghiệp
phát triển; trợ giúp việc tăng cường khả năng quản lý quốc gia, sự tham gia
rộng rãi hơn của nhân dân, phát triển khu vực nhà nước và tư nhân. Các
chương trình và dự án hỗ trợ của UNDP được xây dựng dựa trên cơ sở các kế
Trần Hoài Thu
Kinh Tế Phát Triển 47A
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hoạch và ưu tiên quốc gia và các ưu tiên trong chính sách của UNDP
2. Mối quan hệ UNDP- Việt Nam
2.1 Giới thiệu chung hoạt động UNDP tại Việt Nam
UNDP thiết lập quan hệ hợp tác với Việt Nam từ năm 1977. Với vai trò là
một cơ quan tài trợ của LHQ, UNDP bắt đầu thực hiện chương trình hỗ trợ tại
Việt Nam từ 1978. Từ đó đến nay, UNDP đã thực hiện cho ta 7 chương trình

viện trợ với tổng số vốn khoảng trên 500 triệu USD. Tính trung bình mỗi
năm, UNDP cung cấp khoảng 20 triệu USD viện trợ không hoàn lại cho các
chương trình hợp tác phát triển với Việt Nam. Mục tiêu hỗ trợ của UNDP tại
Việt Nam chủ yếu là nhằm góp phần nâng cao một cách bền vững đời sống
vật chất và tinh thần của người dân Việt Nam. Các hình thức hỗ trợ kỹ thuật
và tri thức được chuyển giao để thực hiện các mục tiêu này luôn được điều
chỉnh phù hợp với các ưu tiên và chính sách phát triển của đất nước.
Nhìn chung, quan hệ hợp tác Việt Nam-UNDP có thể chia làm các giai
đoạn như sau:
+ Từ 1977 đến giữa thập kỷ 1980: Hỗ trợ tái thiết đất nước và chuyển giao
công nghệ
Sau khi giành được độc lập, Việt Nam bắt đầu quá trình phục hồi và tái
thiết nền kinh tế. . Trong bối cảnh Việt Nam bị bao vây cấm vận, UNDP đã
trở thành một trong những quan trọng giúp Việt Nam tiếp cận với các nguồn
lực công nghệ, kỹ thuật, tri thức nhằm tái thiết đất nước và phát triển kinh tế.
Nhiều dự án quy mô lớn đã được thực hiện để xây dựng và phục hồi năng lực
sản xuất đặc biệt là trong việc sản xuất các mặt hàng thiết yếu để phục vụ đời
sống nhân dân.
+ Từ giữa thập kỷ 1980 đến 2000: Hỗ trợ quốc gia thực hiện tiến trình đổi
mới và phát triển
Để phù hợp với các chính sách và chiến lược của Việt Nam trong quá trình
Trần Hoài Thu
Kinh Tế Phát Triển 47A
25

×