Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Đồ án tốt nghiệp ngành hệ thống điện hoang tuan anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.45 MB, 108 trang )

Đồ án tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Anh Tuân



LỜI MỞ ĐẦU

Nhà máy Thủy điện Hoà Bình được xây dựng tại hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa
Bình, trên dòng sông Đà thuộc miền bắc Việt Nam. Trước khi nhà máy thủy điện
Sơn La khánh thành thì đây là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông
Nam Á. Nhà máy do Liên Xô giúp đỡ xây dựng và vận hành. Công trình khởi
công xây dựng ngày 6 tháng 11 năm 1979, khánh thành ngày 20 tháng
12 năm 1994. Công suất thiết kế là 1920 MW, gồm 8 tổ máy, mỗi tổ máy
có công suất 240 MW. Sản lượng điện hàng năm là 8,16 tỷ kilowatt giờ (KWh).
Theo thống kê của trung tâm điều độ quốc gia A0 thì phụ tải đỉnh của nước ta
năm 2012 vào khoảng 18603 MW. Vậy là vai trò của nhà máy thủy điện Hòa
Bình là khá lớn. Hiện nay, nó cung cấp khoảng hơn 7% tổng nhu cầu phụ tải của
cả nước ta.
Hệ thống điện tự dùng có tầm quan trọng đặc biệt đối với nhà máy thủy
điện Hòa Bình. Nó cung cấp điện cho các thiết bị điện như động cơ bơm dầu áp
lực MHY để điều chỉnh khoang mở cánh hứng nước nhằm mục tiêu điều chỉnh
tốc độ máy phát, cung cấp điện cho các động cơ bơm nước cất làm mát hệ thống
thiristor cầu chỉnh lưu cho hệ thống kích thích hay cấp điện cho các trạm bơm
cũng như các động cơ quạt gió, ánh sáng của toàn nhà máy, …Hệ thống điện tự
dùng có nhiệm vụ đảm bảo cho các thiết bị trong nhà máy vận hành liên tục và
ổn định.
Như mọi người đã biết tiết diện dây dẫn nhà máy thủy điện Hòa Bình đã và
đang sử dụng đều lớn hơn so với tiết diện dây dẫn sử dụng cho các loại hình phụ
tải khác có công suất tương đương. Tuy nhiên các tiết diện dây dẫn này lớn hơn
bao nhiêu lần so với bình thường thì vẫn chưa có tài liệu nào nói đến. Nhiệm vụ
của đồ án này là xác định bội số đó gọi là độ dự trữ cung cấp điện.
Để thực hiện việc đó em sẽ “ Giả lập, tính toán, thiết kế cung cấp điện


cho hệ thống tự dùng nhà máy thủy điện Hòa Bình. Từ đó đánh giá độ dự
trữ cung cấp điện của các thiết bị trong hệ thống tự dùng của nhà máy.”. Nội
dung của đồ án có kết cấu cơ bản như sau:
Đồ án tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Anh Tuân



Phần I: Thu thập dữ liệu hệ thống tự dùng nhà máy thủy điện Hòa Bình.
Phần II: Giả lập, tính toán, thiết kế cung cấp điện cho 1 phần hệ thống tự
dùng nhà máy thủy điện Hòa Bình.
Phần III: So sánh, đánh giá độ dự trữ cung cấp điện cho các thiết bị tự
dùng của nhà máy thủy điện Hòa Bình.
Trong quá trình thiết kế đồ án em đã nhận được sự chỉ bảo hết sức tận tình
của thầy giáo Th.S Phạm Anh Tuân. Thầy luôn quan tâm và rất nhiệt tình hướng
dẫn em từ việc thu thập số liệu cho đến việc định hướng lựa chọn giải pháp để
triển khai đồ án. Thầy cũng luôn nhắc nhở, động viên em mỗi khi gặp khó khăn,
nhờ vậy mà em đã hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp của mình đúng thời hạn.
Em xin chân trọng cảm ơn thầy giáo Th.S Phạm Anh Tuân và các cán bộ
của nhà máy thủy điện Hòa Bình đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành đồ
án này.

Hà Nội, 9 tháng 1 năm 2014
Nhóm Sinh Viên
Hoàng Tuấn Anh
Đinh Xuân Lực
Tạ Kiên Cường



Đồ án tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Anh Tuân




NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

































Đồ án tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Anh Tuân



NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

































Đồ án tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Anh Tuân



MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN I: THU THẬP DỮ LIỆU HỆ THỐNG TỰ DÙNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN
HÒA BÌNH 1
CHƯƠNG 1: PHẠM VI KHẢO SÁT 2
CHƯƠNG 2: THU THẬP SỐ LIỆU TRẠM BIẾN ÁP KTΠ 2 3
1. Phương pháp thu thập số liệu 3
1.1 Các thông số thu thập 3
1.2 Quy trình thu thập 3
2. Một số hình ảnh về số liệu 5
2.1 Thông số của máy biến áp ( T21, T22 ) 5
2.2 Thông số của máy cắt ( 421, 422, 420 ) 6

2.3 Thông số các aptomat lớn của các xuất tuyến từ thanh cái trạm 7
2.4 Thông số của các lộ đường dây xuất tuyến từ thanh cái trạm 10
2.5 Thông số của các tủ điện 11
2.6 Thông số về công suất của các phụ tải 14
2.7 Thông số về chiều dài đường dây từ điểm đấu điện tới phụ tải 14
3. Sơ đồ nối điện chính của trạm và của các tủ điện thuộc trạm KTΠ2 14
PHẦN II: GIẢ LẬP, TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN CHO 1 PHẦN HỆ
THỐNG TỰ DÙNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH 29
CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT CHỌN DÂY DẪN 30
1. Một số tiêu chuẩn chọn tiết diện dây dẫn 30
1.1 Một số tiêu chuẩn của Việt Nam 30
1.2 Một số tiêu chuẩn của nước ngoài 30
2. Chọn tiết diện dây dẫn theo tiêu chuẩn IEC 60364-5-52:2011 và NEC 2011 . 31
2.1 Dòng điện I
cp
phụ thuộc vào phương pháp lắp đặt 31
2.2 Hệ số k
1
phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường 33
2.4 Độ sụt điện áp cho phép 35
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CHỌN DÂY DẪN 37
1. Chọn dây dẫn cho tủ chiếu sáng X21-1 39
2. Chọn dây dẫn cho tủ chiếu sáng X22-1 43
3. Chọn dây dẫn cho tủ phân phối D21-7 46
Đồ án tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Anh Tuân



4. Chọn dây dẫn cho tủ phân phối D22-7 49
5. Chọn dây dẫn cho tủ phân phối D21-6 51

6. Chọn dây dẫn cho tủ D22-6 53
7. Chọn dây dẫn cho tủ phân phối D21-5 56
8. Chọn dây dẫn cho tủ phân phối D22-5 58
9. Chọn dây dẫn cho tủ phân phối D21-4 60
10. Chọn dây dẫn cho tủ phân phối D22-4 63
11. Chọn dây dẫn cho tủ phân phối D21-2 67
12. Chọn dây dẫn cho tủ phân phối D22-2 71
13. Chọn dây dẫn cho tủ phân phối D21-1 75
14. Chọn dây dẫn cho tủ phân phối D22-1 77
15. Chọn dây dẫn cho thanh cái NC2-1 79
16. Chọn dây dẫn cho thanh cái NC2-2 81
PHẦN III: SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ ĐỘ DỰ TRỮ CUNG CẤP ĐIỆN CHO CÁC
THIẾT BỊ TỰ DÙNG CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH 83
CHƯƠNG 5: SO SÁNH TIẾT DIỆN DÂY THỰC TẾ VÀ TÍNH TOÁN 84
1. Phương pháp đánh giá độ dự trữ cung cấp điện của các thiết bị tự dùng trong nhà
máy thủy điện Hòa Bình. 84
2. Đánh giá độ dự trữ 84
3. Đánh giá chung 96
CHƯƠNG 6 : KẾT LUẬN, ĐÁNH GIÁ ĐỘ DỰ TRỮ TỰ DÙNG NHÀ MÁY THỦY
ĐIỆN HÒA BÌNH 97
Đồ án tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Anh Tuân



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Phương pháp lắp đặt 31
Bảng 3.2: Khả năng mang dòng tính bằng ampe đối với các phương pháp lắp đặt E,F và
G – Cách điện bằng XLPE hoặc EPR, ruột dẫn đồng – Nhiệt độ ruột dẫn : 90
o
C, nhiệt

đột môi trường xung quanh chuẩn: 30
o
C 32
Bảng 3.3: Hệ số hiệu chỉnh đối với nhiệt độ môi trường xung quanh khác 30
o
C áp dụng
cho khả năng mang dòng đối với cáp đặt trong không khí 33
Bảng 3.4: Hệ số suy giảm cho nhóm có nhiều mạch hoặc nhiều cáp nhiều lõi 34
Bảng 3.5: Độ sụt điện áp cho phép 35
Bảng 3.6: Bảng công thức tính độ sụt điện áp 35
Bảng 4.1: Kết quả tính toán tủ ánh sáng X21-1 40
Bảng 4.2: Kết quả tính toán tủ ánh sáng X22-1 43
Bảng 4.3: Kết quả tính toán tủ phân phối D21-7 47
Bảng 4.4: Kết quả tính toán tủ phân phối D22-7 49
Bảng 4.5: Kết quả tính toán tủ phân phối D21-6 51
Bảng 4.6: Kết quả tính toán tủ phân phối D22-6 53
Bảng 4.7: Kết quả tính toán lộ D21-6,7 và D22-6,7 55
Bảng 4.8: Kết quả tính toán tủ phân phối D21-5 56
Bảng 4.9: Kết quả tính toán tủ phân phối D22-5 58
Bảng 4.10: Kết quả tính toán tủ phân phối D21-4 60
Bảng 4.11: Kết quả tính toán tủ phân phối D22-4 63
Bảng 4.12: Kết quả tính toán lộ D21-4* và D22-4* 66
Bảng 4.13: Phụ tải lớn nhất của lộ 2 tủ phân phối D21-2 67
Bảng 4.14: Kết quả tính toán lộ D21-2 69
Bảng 4.15: Phụ tải lớn nhất của lộ 2 tủ phân phối D22-2 71
Bảng 4.16: Kết quả tính toán lộ D22-2 73
Bảng 4.17: Kết quả tính toán lộ D21-1 75
Đồ án tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Anh Tuân




Bảng 4.18: Kết quả tính toán lộ D22-1 77
Bảng 4.19: Kết quả tính toán thanh cái NC2-1 79
Bảng 4.20: Kết quả tính toán thanh cái NC2-2 81
Bảng 5.1 Bảng đánh giá độ dự trữ từ NC2-1,2 đến các thiết bị 84
Bảng 5.2 Bảng đánh giá độ dự trữ từ tủ ánh sáng X21-1 tới các phụ tải 86
Bảng 5.3 Bảng đánh giá độ dự trữ từ tủ ánh sáng X22-1 tới các phụ tải 87
Bảng 5.4 Bảng đánh giá độ dự trữ từ tủ phân phối D21-7 tới các phụ tải 88
Bảng 5.5 Bảng đánh giá độ dự trữ từ tủ phân phối D22-7 tới các phụ tải 88
Bảng 5.6 Bảng đánh giá độ dự trữ từ tủ phân phối D21-6 tới các phụ tải 89
Bảng 5.7 Bảng đánh giá độ dự trữ từ tủ phân phối D22-6 tới các phụ tải 89
Bảng 5.8 Bảng đánh giá độ dự trữ từ tủ phân phối D21-5 tới các phụ tải 90
Bảng 5.9 Bảng đánh giá độ dự trữ từ tủ phân phối D22-5 tới các phụ tải 90
Bảng 5.10 Bảng đánh giá độ dự trữ từ tủ phân phối D21-4 tới các phụ tải 91
Bảng 5.11 Bảng đánh giá độ dự trữ từ tủ phân phối D22-4 tới các phụ tải 92
Bảng 5.12 Bảng đánh giá độ dự trữ từ tủ phân phối D21-2 tới các phụ tải 93
Bảng 5.13 Bảng đánh giá độ dự trữ từ tủ phân phối D22-2 tới các phụ tải 94
Bảng 5.14 Bảng đánh giá độ dự trữ từ tủ phân phối D21-1 tới các phụ tải 95
Bảng 5.15 Bảng đánh giá độ dự trữ từ tủ phân phối D22-1 tới các phụ tải 96


Đồ án tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Anh Tuân



DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Thông số của máy biến áp ( T21, T22 ) 5
Hình 2.2: Thông số của máy cắt 6
Hình 2.3: Aptomat NC2-1 – 1, 4 và NC2-2 – 1, 4 7

Hình 2.4: Aptomat NC2-1 – 2, 5 và NC2-2 – 2, 5 8
Hình 2.5: Aptomat NC2-1 – 3, 6 và NC2-2 – 3, 6 9
Hình 2.6: Thông số của các lộ đường dây xuất tuyến từ thanh cái trạm 10
Hình 2.7: Tủ phân phối D21-1 11
Hình 2.8: Tủ phân phối D21-4 12
Hình 2.9: Tủ ánh sáng X21- 1 và X22 – 1 13
Hình 2.10:Tài liệu ”Hệ thống tự dùng 0,4kV” 14
Hình 2.12: Tủ ánh sáng X22-1 16
Hình 2.13: Tủ phân phối D21-7 17
Hình 2.14: Tủ phân phối D22-7 18
Hình 2.15: Tủ phân phối D21-6 19
Hình 2.16: Tủ phân phối D22-6 20
Hình 2.17: Tủ phân phối D21-5 21
Hình 2.18: Tủ phân phối D22-5 22
Hình 2.19: Tủ phân phối D21-4 23
Hình 2.20: Tủ phân phối D22-4 24
Hình 2.21: Tủ phân phối D21-2 25
Hình 2.22: Tủ phân phối D22-2 26
Hình 2.23: Tủ phân phối D21-1 27
Hình 2.24: Tủ phân phối D22-1 28
Hình 4.1: Thông số tính toán và hiện trạng các đường dây tủ ánh sáng X21-1 42
Hình 4.2: Thông số tính toán và hiện trạng các đường dây tủ ánh sáng X22-1 45
Đồ án tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Anh Tuân



Hình 4.3: Thông số tính toán và hiện trạng các đường dây tủ phân phối D21-7 48
Hình 4.4: Thông số tính toán và hiện trạng các đường dây tủ phân phối D22-7 50
Hình 4.5: Thông số tính toán và hiện trạng các đường dây tủ phân phối D21-6 52
Hình 4.6: Thông số tính toán và hiện trạng các đường dây tủ phân phối D22-6 54

Hình 4.7: Thông số tính toán và hiện trạng các đường dây tủ phân phối D21-5 57
Hình 4.8: Thông số tính toán và hiện trạng các đường dây tủ phân phối D22-5 59
Hình 4.9: Thông số tính toán và hiện trạng các đường dây tủ phân phối D21-4 62
Hình 4.10: Thông số tính toán và hiện trạng các đường dây tủ phân phối D22-4 65
Hình 4.11: Thông số tính toán và hiện trạng các đường dây tủ phân phối D21-2 70
Hình 4.13: Thông số tính toán và hiện trạng các đường dây tủ phân phối D21-1 76
Hình 4.14: Thông số tính toán và hiện trạng các đường dây tủ phân phối D22-1 78
Hình 4.15: Thông số tính toán và hiện trạng các đường dây của thanh cái NC2-1 80
Hình 4.16: Thông số tính toán và hiện trạng các đường dây của thanh cái NC2-2 82
Đồ án tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Anh Tuân







PHẦN I:
THU THẬP DỮ LIỆU
HỆ THỐNG TỰ DÙNG
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH


Đồ án tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Anh Tuân


CHƯƠNG 1: PHẠM VI KHẢO SÁT

Hệ thống điện tự dùng của nhà máy thủy điện Hòa Bình được chia làm 2
cấp điện áp là 6,3kV và 0,4kV. Ở cấp điện áp 6,3kV không có phụ tải tự dùng

trực tiếp nhưng vẫn duy trì cấp điện áp này là để hạn chế tổn thất điện năng và
tăng cường tính kinh tế do các trung tâm phụ tải 0,4 kV của nhà máy được bố trí
trên một phạm vi rộng, đường dây dài. Ở cấp điện áp 0,4 kV có tất cả là 11 trạm
biến áp trọn bộ KTΠ để hạ điện áp từ 6,3kV xuống 0,4kV và phân phối điện áp
0,4kV tới các hộ tiêu thụ điện tự dùng. Do hệ thống điện tự dùng của nhà máy
thủy điện Hòa Bình rất lớn nên nhóm thực hiện đề tài chỉ tập trung khảo sát, lấy
số liệu và giả lập tính toán cung cấp điện tự dùng ở 1 trạm biến áp và cụ thể là
trạm KTΠ 2.
Trạm KTΠ 2 được lắp đặt dưới hành lang thanh dẫn máy phát số 3 cao độ
9,8 gian máy. Sơ đồ trạm gồm có 2 thanh cái NC2 - 1 và NC2 – 2 lần lượt lấy
điện từ đầu ra của 2 máy biến áp khô T21 và T22 qua 2 máy cắt 421 và 422. Liên
kết giữa 2 thanh cái là máy cắt phân đoạn 420. Nhiệm vụ của trạm KTΠ2 là cung
cấp điện tự dùng 0,4kV cho các hộ tiêu thụ điện tự dùng của tổ máy phát số 3 và
tổ máy phát số 4. (Gồm những phụ tải chính như: Bơm dầu MHY; bơm nước làm
mát bộ biến đổi bằng Tiristo; các bơm nước sau làm mát máy biến áp ОЦ; các
động cơ van nước kỹ thuật; các van điện xả cạn buồng xoắn máy phát; )

Đồ án tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Anh Tuân


CHƯƠNG 2: THU THẬP SỐ LIỆU TRẠM BIẾN ÁP KTΠ 2

1. Phương pháp thu thập số liệu
1.1 Các thông số thu thập
- Công suất của từng phụ tải trong hệ thống điện tự dùng trong trạm KTΠ 2
- Chiều dài đường dây từ điểm đấu điện tới phụ tải
- Tiết diện dây dẫn thực tế đang được sử dụng
- Thông số của các aptomat, máy cắt của trạm KTΠ 2
- Thông số các máy biến áp của trạm KTΠ 2
- Sơ đồ nối điện của trạm và các tủ điện thuộc trạm KTΠ 2

Sau đó, giả lập tính toán cung cấp điện cho hệ thống điện tự dùng và so
sánh tiết diện dây dẫn cần thiết với tiết diện dây dẫn mà nhà máy đang sử dụng
để đánh giá độ dự trữ của các chuyên gia Liên Xô khi thiết kế hệ thống điện tự
dùng nhà máy.
1.2 Quy trình thu thập
Nhà máy thủy điện Hòa Bình do các chuyên gia Liên Xô thiết kế và thi
công vì thế mà tài liệu chi tiết về thiết kế là không có. Sau khi chuyển giao công
nghệ cho Việt Nam thì bên phía Liên Xô cũng chỉ cung cấp cho 1 số sơ đồ chính
của nhà máy với mục tiêu là giúp Việt Nam có thể vận hành được nhà máy. Sau
này các cán bộ công nhân viên có xây dựng lại các sơ đồ của hệ thống tự dùng
nhưng các thông số chi tiết của từng phụ tải, từng aptomat v v là không có.
Bên cạnh đó do những sơ đồ được xây dựng lại cũng đã lâu. Các sửa đổi lại
và bổ xung thêm đều không tiến hành cập nhật vào tài liệu đã soạn trước đó. Vì
thế nên chúng em đã phải khảo sát lại toàn bộ trạm KTΠ 2 để cập nhật các thông
số và sơ đồ một cách chính xác nhất tại thời điểm này ( tháng 12 năm 2013 ).
Để đảm bảo an ninh cho nhà máy thì những người không phận sự không
được vào nhà máy khi chưa được sự cho phép.Nhờ có giấy giới thiệu của thầy
giáo hướng dẫn Phạm Anh Tuân mà chúng em đã nhận được sự cho phép của
chú trưởng ca vận hành nhà máy vào tìm hiểu. Để đảm bảo an toàn cho quá trình
Đồ án tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Anh Tuân


vận hành nhà máy, chú trưởng ca đã cử hai nhân viên vận hành đưa chúng em đi
tham quan và tìm hiểu hệ thống tự dùng.
Từ sơ đồ trạm KTΠ 2 do nhà máy cung cấp, chúng em đã được nhân viên
vận hành dẫn tới tất cả các tủ phân phối và đã xin phép nhân viên vận hành mở tủ
cho chúng em tìm hiểu, thu thập số liệu. Sau đó chú dẫn đến các thiết bị khác như
máy biến áp, máy cắt, bơm, quạt,v…v của trạm KTΠ 2. Do khối lượng số liệu
cần phải thu thập là khá lớn mà thời gian ở trong nhà máy lại hạn chế. Vì vậy để
có thể thu thập được số liệu 1 cách đầy đủ và chính xác nhất thì chúng em đã

dùng máy ảnh chụp lại các thông số sau đó mới tiến hành ghi chép và tổng hợp
lại các thông số vào sơ đồ hệ thống.
Quy trình thu thập số liệu và kết quả đạt được:
Bước 1: Thu thập các bản vẽ tự dùng nhà máy thủy điện hòa bình, do nhà
máy cung cấp. (70% số liệu)
Bước 2: Thu thập các số liệu, từ các nhân viên vận hành nhà máy. (5% số
liệu)
Bước 3: Chụp ảnh các thiết bị, tủ phân phối, các cáp đi trong các tủ phân
phối và các aptomat. Ghi chép các thông số kỹ thuật (20% số liệu)
Bước 4: Từ đó dùng phương pháp nội suy để đưa ra các thông số kỹ thuật
chính xác nhất. (5% số liệu)
Nhận xét về các thông số thu thập được:
- Thông số của máy biến áp: đầy đủ.
- Thông số của máy cắt: đầy đủ.
- Thông số của aptomat: đầy đủ.
- Thông số về tiết diện dây dẫn: đầy đủ.
- Thông số về chiều dài dây dẫn: không chính xác do chỉ mang tính ước
chừng( được nhân viên vận hành cung cấp ).
- Thông số công suất từng phụ tải: đầy đủ.
- Sơ đồ nối điện của trạm và của các tủ điện: đầy đủ.
Vậy đã thu thập đủ 100% số liệu cần thiết.

Đồ án tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Anh Tuân


2. Một số hình ảnh về số liệu
2.1 Thông số của máy biến áp ( T21, T22 )

Hình 2.1: Thông số của máy biến áp ( T21, T22 )


- Kiểu máy biến áp: ТСЗА-630/10 T3. - Điện áp ngắn mạch(%): 5,14%
- Điện áp định mức phía cao thế: U
C
=6,3kV. - Tần số định mức: 50Hz.
- Điện áp định mức phía hạ thế: U
H
=0,4kV. - Tổ đấu dây: -11.
- Dòng điện định mức phía cao thế: I
C
=57,7A. - Cách điện cấp: F.
- Dòng điện định mức phía hạ thế: I
H
=909A. - Nước sản xuất: Nga.

Đồ án tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Anh Tuân


2.2 Thông số của máy cắt ( 421, 422, 420 )


Hình 2.2: Thông số của máy cắt

- Hãng sản xuất: Siemens.
- Nước sản xuất: Đức.
- Dòng điện định mức: 1250A
- Điện áp vận hành định mức: 440V.
- Điện áp cách ly định mức: 1000V.
- Xung điện áp chịu đựng định mức: 12kV.
- Tần số làm việc: 50/60Hz.
- Dòng điện cắt ngắn mạch định mức: 65kA.

- Dòng điện cắt ngắn mạch cực đại: 65kA.


Đồ án tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Anh Tuân


2.3 Thông số các aptomat lớn của các xuất tuyến từ thanh cái trạm

2.3.1 Aptomat NC2-1 – 1, 4 và NC2-2 – 1, 4


Hình 2.3: Aptomat NC2-1 – 1, 4 và NC2-2 – 1, 4
- Điện áp định mức: 380V
- Dòng điện định mức: 400A
- Tần số định mức: 60 Hz





Đồ án tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Anh Tuân



2.3.2 Aptomat NC2-1 – 2, 5 và NC2-2 – 2, 5


Hình 2.4: Aptomat NC2-1 – 2, 5 và NC2-2 – 2, 5
- Hãng sản xuất: Siemens.
- Nước sản xuất: Đức.

- Dòng điện định mức: 265A
- Điện áp vận hành định mức: 400V.
- Điện áp cách ly định mức: 1000V.
- Xung điện áp chịu đựng định mức: 8kV.
- Tần số làm việc: 50 Hz.
Đồ án tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Anh Tuân


2.3.3 Aptomat NC2-1 – 3, 6 và NC2-2 – 3, 6


Hình 2.5: Aptomat NC2-1 – 3, 6 và NC2-2 – 3, 6

- Điện áp định mức: 500V
- Dòng điện định mức: 16A
- Tần số định mức: 60 Hz


Đồ án tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Anh Tuân


2.4 Thông số của các lộ đường dây xuất tuyến từ thanh cái trạm


Hình 2.6: Thông số của các lộ đường dây xuất tuyến từ thanh cái trạm

Đồ án tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Anh Tuân


2.5 Thông số của các tủ điện

2.5.1 Tủ phân phối D21-1


Hình 2.7: Tủ phân phối D21-1

Thông số của aptomat trên hình:
- Điện áp định mức: 660V
- Dòng điện định mức: 80A
- Dòng cắt lớn nhất : 630A


Đồ án tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Anh Tuân


2.5.2 Tủ phân phối D21- 4


Hình 2.8: Tủ phân phối D21-4
Aptomat SFI:
- Dòng điện định mức 150A
- Điện áp vận hành định mức: 400V.
- Điện áp cách ly định mức: 690V.
- Xung điện áp chịu đựng định mức: 6kV.
- Tần số làm việc: 50/60Hz.
- Dòng điện cắt ngắn mạch định mức: 9kA.
- Dòng điện cắt ngắn mạch cực đại: 18kA.
Aptomat SFB:
- Dòng điện định mức: 50A
- Điện áp định mức: 400V
Các tủ phân phối D21-5, D21-6, D21-7, D22-4, D22-5, D22,6, D22-7 cũng

được lắp đặt theo cách tương tự. Tuy có lộ dây dẫn ra nhưng trên dây không ghi
bất cứ thứ gì nên cũng không thu thập được thông số tiết diện dây ở các tủ này


Đồ án tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Anh Tuân


2.5.3 Tủ ánh sáng X21- 1 và X22 – 1


Hình 2.9: Tủ ánh sáng X21- 1 và X22 – 1

Cách đọc thông số của các aptomat tương tự như trên

Đồ án tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Anh Tuân


2.6 Thông số về công suất của các phụ tải
Tham khảo từ tài liệu ”Hệ thống tự dùng 0,4kV” lưu hành nội bộ của phân
xưởng điện tự dùng có đối chiếu với các thiết bị thực tế.

Hình 2.10:Tài liệu ”Hệ thống tự dùng 0,4kV”

2.7 Thông số về chiều dài đường dây từ điểm đấu điện tới phụ tải
Nhà máy thủy điện Hòa Bình là do các chuyên gia Liên Xô thiết kế và thi
công. Sau đó chuyển giao cho Việt Nam nhưng do tính chất là làm hộ nên các
bản vẽ thiết kế, thi công là không cung cấp cho mà chỉ cho các sơ đồ chính. Mục
đích là giúp cho Việt Nam có thể vận hành được nhà máy. Cũng vì thế nên thông
số chiều dài đường dây ở đây không thể xác định chính xác được. Toàn bộ thông
số về chiều dài đường dây có trong đề tài này đều do chú phó quản đốc phân

xưởng điện tự dùng cung cấp cho dựa trên nhiều năm kinh nghiệm quản lý hệ
thống tự dùng

3. Sơ đồ nối điện chính của trạm và của các tủ điện thuộc trạm KTΠ2
Đồ án tốt nghiệp GVHD:Th.S Phạm Anh Tuân


×