Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.01 KB, 99 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
I. Lý do chọn đề tài 3
II. Lịch sử vấn đề 4
III. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 6
IV. Phương pháp nghiên cứu 7
V. Đóng góp của đề tài 7
VI. Cấu trúc của đề tài 7
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 8
1.1. Khái niệm thơ và ngôn ngữ thơ 8
1.1.1. Khái niệm thơ 8
1.1.2. Khái niệm ngôn ngữ thơ 10
1.1.3. Đặc trưng ngôn ngữ thơ 12
1.1.4. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong thơ 19
1.2. Phạm Tiến Duật – cuộc đời và thơ văn 20
1.2.1. Cuộc đời Phạm Tiến Duật 20
1.2.2. Thơ và sáng tác của Phạm Tiến Duật 22
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ PHẠM TIẾN DUẬT
XÉT VỀ PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC 24
2.1. Đặc điểm về các thể thơ 24
2.1.1. Thể thơ 5 chữ 25
2.1.2. Thể thơ 7, 8 chữ 27
2.1.3. Thể thơ lục bát 31
2.1.4. Thể thơ tự do 33
2.2. Đặc điểm về ngữ âm trong thơ Phạm Tiến Duật 37
2.2.1. Âm điệu 37
2.2.2. Vần điệu 40
2.2.3. Nhịp điệu 48
2.3. Đặc điểm về cách tổ chức bài thơ trong thơ Phạm Tiến Duật 53
2.3.1. Đặc điểm về tiêu đề 53


2.3.2. Đặc điểm về dòng thơ, câu thơ 55
2.3.3. Đặc điểm về khổ thơ, đoạn thơ 57
2.3.4. Một số kiểu mở đầu và kết thúc bài thơ 58
2.4. Các biện pháp tu từ đặc sắc trong thơ Phạm Tiến Duật 62
2.4.1. Phép so sánh 62
2.4.2. Phép điệp ngữ 68
Tiểu kết 72
CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ PHẠM TIẾN DUẬT XÉT VỀ
PHƯƠNG DIỆN NGỮ NGHĨA 73
3.1. Đặc điểm về các lớp từ ngữ trong thơ Phạm Tiến Duật 73
3.1.1. Lớp từ chỉ địa danh 73
3.1.2. Lớp từ chỉ đất nước 76
1
3.1.3. Lớp từ chỉ kháng chiến 77
3.1.4. Lớp từ chỉ màu sắc 79
3.1.5. Lớp từ chỉ anh, em 81
3.2. Một số hình tượng tiêu biểu trong thơ Phạm Tiến Duật 82
3.2.1. Khái niệm hình tượng thơ 82
3.2.2. Những hình tượng tiêu biểu trong thơ Phạm Tiến Duật 85
Tiểu kết 93
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
2
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cuộc kháng chiến chống Mỹ giải phóng dân tộc là một trong những cuộc
kháng chiến vĩ đại nhất trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta. Như một lẽ
tất yếu trong truyền thống văn học của dân tộc, thơ đã trở thành vũ khí tinh thần,
thành sức mạnh tham gia vào cuộc chiến đấu gắn bó với vận mệnh đất nước, của
nhân dân. Có thể nói chưa bao giờ thơ lại phát triển rực rỡ như thời kỳ này, Có rất

nhiều nhà thơ, nhà văn thuộc các tầng lớp, các thế hệ khác nhau, trong và ngoài
quân đội đã viết về cuộc sống của con người trong chiến tranh.
Mỗi nhà thơ, bằng nỗ lực của mình, đã đem đến một cách nhìn, một cách
viết, một phong cách riêng. Nhiều nhà thơ (của thế hệ đi trước) đã tập trung khám
phá đề tài về Tổ quốc trong bề rộng của không gian, trong chiều dài của thời gian.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ được cảm nhận như một cuộc ra quân hùng hậu “Bốn
mươi thế kỷ cùng ra trận”, mang sức mạnh, khí thế của “Bốn nghìn năm dồn lại
hôm nay”. Có người đã bình luận rất thông minh, sắc sảo về chiến tranh, nói tới tầm
vóc thời đại, ý nghĩa nhân loại của nó, Tuy vậy, bức tranh toàn cảnh về cuộc
kháng chiến chống Mỹ vẫn còn khuyết đi một mảng hiện thực rất cần được bổ sung.
Người đọc chờ đợi sự xuất hiện của các nhà thơ “trực tiếp” cầm súng, “thật sự”
xông vào nơi đạn bom, để tự nói về mình, nói về những đồng đội của mình, qua đó
có thể thấy được gương mặt tinh thần chung của cả thế hệ trẻ cầm súng thời chống
Mỹ. Giữa lúc đó, Phạm Tiến Duật xuất hiện, đem đến cho nền thơ hiện đại Việt
Nam một tiếng nói mới.
Ta đi hôm nay đã không là sớm
Đất nước hành quân mấy chục năm rồi
Ta đến hôm nay cũng không là muộn
Đất nước, còn đánh giá chưa thôi
Vì vậy, nghiên cứu thơ chống Mỹ luôn là một đòi hỏi của bạn đọc, và đặc
biệt là nhà thơ chiến sĩ như Phạm Tiến Duật, chắc chắn sẽ thu hút được nhiều sự
quan tâm.
3
2. Cho đến nay đã có một số bài viết về tác phẩm và tác giả Phạm Tiến Duật
đăng trên các tuần báo văn nghệ, văn học, tạp chí văn học hoặc các bài viết trong
một số giáo trình, sách tham khảo về văn học giai đoạn 45 – 75. Nhiều bài viết đã đi
vào tìm hiểu thơ Phạm Tiến Duật trên phương diện nội dung, nghệ thuật, Tuy
nhiên ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật đặc biệt là phong cách ngôn ngữ của thơ ông
chưa được khảo sát miêu tả, khái quát một cách cụ thể.
3. Thơ Phạm Tiến Duật đã được chọn vào giảng dạy trong nhà trường (“Bài

thơ về tiểu đội xe không kính”, lớp 9). Cho nên, nghiên cứu thơ Phạm Tiến Duật
đặc biệt là phong cách ngôn ngữ thơ của ông cũng góp phần vào việc dạy học thơ
Phạm Tiến Duật của giáo viên và học sinh tốt hơn.
Trên đây là những lý do thúc đẩy chúng tôi lựa chọn và thực hiện đề tài: Đặc
điểm ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật. Hy vọng sẽ giúp chúng ta hiểu được đầy đủ
hơn về một nhà thơ _ chiến sỹ Phạm Tiến Duật. “Con chim lửa của Trường Sơn
huyền thoại”, “Cây xăng lẻ của rừng già”, “Nhà thơ lớn nhất thời chống Mỹ”.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Có thể nói Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ ca
thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Tuy nhiên qua tìm hiểu tôi thấy có khá ít công trình
nghiên cứu về con người và thơ của ông. Chưa có một cuốn sách nào mà toàn bộ
cuốn sách chỉ để viết về ông. Chúng ta chỉ có thể tìm một số bài viết tương đối ngắn
về ông trong những cuốn sách viết chung với các nhà thơ, nhà văn khác. Các bài
viết đó chủ yếu là nghiên cứu dưới góc độ nghiên cứu văn học. Cụ thể như sau:
Trong “Văn học Việt Nam hiện đại – tác giả, tác phẩm”, Lưu Khánh Thơ
tuyển chọn, (NXB ĐHSP, 2006), tác giả Trần Đăng Xuyền với bài viết “Phong cách
thơ Phạm Tiến Duật” đã có những nhận xét về thơ ông như sau: “Thơ Phạm Tiến
Duật đưa người đọc đi vào giữa hiện thực của chiến tranh, đến những nơi gian khổ,
nóng bỏng, ác liệt nhất. Thơ anh đã phản ánh được một phần không khí khẩn
trương, dồn dập, khốc liệt, sôi động và hào hùng của những năm tháng sôi sục
đánh Mỹ”. [41; tr 43]
4
Còn ở “Nhà thơ Việt Nam hiện đại”, nhiều tác giả (NXB KHXH, Hà Nội,
1984), cũng có những nhận xét xác đáng về thơ Phạm Tiến Duật: “Thơ anh là thơ
viết về chiến trường, lấy đời sống chân thực ở chiến trường làm cốt lỏi. Phạm Tiến
Duật không né tránh bất kỳ loại chất liệu hiện thực nào, thơ anh không sợ sự thô
ráp, bụi bặm, nó không cần một thủ pháp mĩ lệ hóa nào. lại, hăm hở và táo bạo.
Phạm Tiến Duật cố ý chuyển tất cả những hiện thực ông đã trải qua vào thơ. Thơ
ông do vậy rất gắn bó với đời sống”[42; tr 531]
Với công trình nghiên cứu “ Tiến trình thơ Việt Nam hiện đại” của tác giả

Mã Giang Lân (NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000) lại nhận định: “Các nhà thơ trẻ, từ
thực tế chiến tranh đã có nhiều tứ thơ độc đáo: Phạm Tiến Duật có “ Vầng trăng
và những quầng lửa” ” [27; tr 342]
“ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, đáng yêu, có cái say sưa, khinh
nhường nguy hiểm mà không có chút gì là phiêu lưu mạo hiểm” [27; tr 293]
“Lửa đèn đã mở rộng trí tưởng tượng, đã đào sâu, nhào nặn hiện thực, làm
nên tương lai” [27; tr 325].
Giáo trình “Văn học Việt Nam hiện đại” (Tập 2), Nguyễn Văn Long chủ
biên (NXB Đại học Sư Phạm) cho rằng: “thơ của Phạm Tiến Duật được coi như
“một bảo tàng tươi sống” về Trường Sơn (Đồ Trung Lai) trong những năm chống
Mỹ”. [44; tr 103]
“ cái giọng thơ như lời nói thường, tài hoa thông minh, tinh nghịch, pha
chút ngất ngưỡng, ngang tàng của Phạm Tiến Duật” [44; tr 120]
Trong cuốn “thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại”, tác giả Hà
Minh Đức (NXB Giáo dục, 1998) lại viết: “Phạm Tiến Duật đã giữ lại cách nghĩ,
cách nói “văn xuôi” mộc mạc, nhưng lại chân thực, sinh động và sát đúng với đối
tượng miêu tả”. [45; tr 31]
Tạp chí “Quân đội nhân dân”, tháng 12 năm 2007, nhà văn Nguyễn Văn Thọ
đã đánh giá về Phạm Tiến Duật: “đọc thơ Phạm Tiến Duật , người ta thấy rõ chân
dung đa diện của con người Trường Sơn, từ những người coi kho đến công binh,
thanh niên xung phong, chiến sĩ cao xạ, những chiến sĩ lái xe, mọi thành phần có
5
mặt trên đường đều được Phạm Tiến Duật khắc họa bằng thơ, chính điều đó đã làm
tăng thêm sự lan tỏa của thơ anh. Những người lính, đủ mọi thành phần, nhận ra
chính họ trong đó và đấy là điều cốt tử để thơ Phạm Tiến Duật mau chóng trở
thành một sinh thể có sức sống rất lâu trong tâm hồn của nhiều người. Cho mãi tới
sau này, khi cuộc chiến đã ngưng, thơ Phạm Tiến Duật vẫn khôn nguôi ám ảnh,
giành biết bao nhiêu tình sâu nghĩa nặng cho đồng đội của anh một thời”.
[51; tr27]
Với “thơ ca cách mạng Việt Nam – giai đoạn 1945 – 1975” (Những tác giả,

tác phẩm dùng trong nhà trường) do hai tác giả Nguyễn Giao Cư và Hồ Quốc Nhạc
tuyển chọn (NXB Đồng Nai) lại nói về thơ Phạm Tiến Duật như sau: “tiếng thơ của
người chiến sĩ hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn cất lên hào hùng, trẻ tráng
và hồn nhiên kì lạ. Thơ Phạm Tiến Duật thể hiện hình ảnh thế hệ thanh niên trong
cuộc chiến tranh chống Mỹ qua những hình tượng cô gái thanh niên xung phong,
anh bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn ” [46; tr 139]
Hiện nay trên các báo điện tử cũng đăng một số bài viết của các nhà nghiên
cứu về thơ Phạm Tiến Duật như: Đặng Tiến (Đồng chí, Từ núi đôi đến Trường
Sơn), Nguyễn Văn Thọ (Phạm Tiến Duật – đây là một con đường), Lê Thị Thanh
Bình (nhà thơ Phạm Tiến Duật phiêu bạt cùng số phận)
Từ các bài viết trên, một điều dễ nhận ra là thơ Phạm Tiến Duật chủ yếu
được nghiên cứu về nội dung và thường nghiên cứu từng tác phẩm cụ thể, hoặc
riêng lẻ từng tập thơ. Cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đi
sâu khảo sát đặc điểm thơ Phạm Tiến Duật một cách hoàn chỉnh, toàn diện về cả nội
dung lẫn hình thức để đem đến cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về thơ Phạm
Tiến Duật.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này tập trung khảo sát ngôn ngữ trong các tác phẩm thơ của Phạm
Tiến Duật
6
Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài đi vào giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật về phương diện hình
thức : về thể thơ, về ngữ âm, về cách tổ chức bài thơ và một số biện pháp tu từ đặc
sắc.
- Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật về phương diện ngữ
nghĩa, ngữ pháp : các lớp từ và các hình tượng nghệ thuật tiêu biểu.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI TƯ LIỆU
1. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp thống kê – phân loại: dùng khi khảo sát nguồn tư liệu theo
từng vấn đề cụ thể.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: làm sáng tỏ từng luận điểm, khái quát
thành các đặc điểm cơ bản.
- Phương pháp so sánh – đối chiếu: so sánh đối chiếu với các nhà văn khác
về sử dụng ngôn ngữ để làm rõ những đặc điểm riêng về phong cách ngôn ngữ
Phạm Tiến Duật.
2. Phạm vi tư liệu
Tư liệu chúng tôi chọn để khảo sát là tập thơ “Vầng trăng và những
quầng lửa” gồm 57 bài (Nhà xuất bản văn học Hà Nội – 1983).
V. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Có thể nói đây là đề tài đầu tiên đi vào tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm ngôn
ngữ thơ Phạm Tiến Duật một cách toàn diện cả phương diện nội dung lẫn phương
diện hình thức.
VI. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của đề tài gồm 3 chương:
- Chương I: Những vấn đề chung
7
- Chương II: Đặc điểm ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật xét về phương diện
hình thức
- Chương III: Đặc điểm ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật xét về phương diện
ngữ nghĩa.
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái niệm thơ và ngôn ngữ thơ
1.1.1. Khái niệm thơ
Trong sự phát triển của văn học nhân loại, thơ là loại thể ra đời sớm hơn cả
và liên tục phát triển mãi cho tới ngày nay. Ở nhiều dân tộc trong một thời gian
tương đối dài, các tác phẩm văn học đều được viết bằng thơ. Vì thế trong lịch sử

văn học của nhiều dân tộc từ thế kỷ XVIII trở về trước, nói đến thơ ca là nói đến
văn học.
Vậy thơ là gì? Đã có rất nhiều ý kiến, nhiều quan niệm, nhiều định nghĩa
được đưa ra để trả lời cho câu hỏi đó nhưng hầu như các định nghĩa chưa đi đến
thống nhất và chưa có một tiếng nói chung. Điều này khá dễ hiểu vì hình như mỗi
nhà thơ hay mỗi nhà nghiên cứu phê bình về thơ đều có cách định nghĩa riêng. Tuy
nhiên cũng có nhà thơ bất lực trước vấn đề này. Nhà thơ Bungari Blaga Đimitrova
viết trong “Ngày phán xử cuối cùng”: “Ôi nếu tôi biết thơ là gì thì cả đời tôi, tôi
chẳng đau khổ thế này”.[17;tr15]
Trước hết chúng ta điểm qua các quan niệm về thơ của các tác giả thời trung
đại. Lý luận thơ xưa đã nhấn mạnh “Thi dĩ ngôn chí” như một đặc điểm của thể loại
này. Phan Phu Tiên trong “Việt âm thi tập Tân San” đã viết: “Trong lòng có điều gì
tất hình thành ở lời; cho nên thơ để nói chí vậy”. Nguyễn Bỉnh Khiêm khi viết tập
thơ “Bạch Vân am” của mình đã nói rõ hơn nội dung của chí: “Có kẻ chí để ở đạo
đức, có kẻ chí để ở công danh, có kẻ chí để ở sự ẩn dật”. Nguyễn Trãi lại nói đến
chí của mình trong thời kỳ ông tham gia kháng chiến chống quân Minh là ở sự
nghiệp cứu nước Có thể nói nguyên tắc “Thi ngôn chí” (thơ nói chí) là nguyên tắc
mỹ học cổ đại mang chức năng giáo hóa. Nhưng ở mỗi hoàn cảnh lịch sử, mỗi giai
8
đoạn mà chức năng của thơ có thể thay đổi, thơ có thể mang chức năng phản ánh
nhận thức, thơ phản ánh chí hướng, tình cảm, con người, cuộc sống
Đầu thế kỷ XX đời sống xã hội có nhiều biến đổi sâu sắc. Từ đây xuất hiện
một lớp người mới với cuộc sống mới, suy nghĩ mới và tình cảm mới. Bắt đầu từ
Tản Đà rồi tiếp đến là các nhà thơ mới (1932 – 1945) đã đem đến một luồng sinh
khí mới với những đổi mới, cách tân táo bạo làm thay đổi diện mạo và làm nên
thành công rực rỡ của nền thơ ca nước nhà, hoàn tất quá trình hiện đại hóa thơ ca về
nội dung. Tất nhiên nhiều định nghĩa về thơ cũng sẽ xuất hiện.
Thế Lữ cho rằng: “Thơ, riêng nó phải có sức gợi cảm ở bất cứ trường hợp
nào”. Lưu Trọng Lư thì cho: “Thơ sở dĩ là thơ, bởi vì nó súc tích, gọn gàng, lời ít
mà ý nhiều và nếu cần phải tối nghĩa vì thi nhân không xuất hiện một cách trực

tiếp, lời nói của thi nhân phải là hình ảnh”. Cực đoan hơn là ý kiến của Hàn Mạc
Tử “Làm thơ tức là điên”. Có thể thấy trong thời kỳ này, các định nghĩa về thơ
phần nào đó có những yếu tố rất cơ bản từ những quan niệm của trường phái thơ
tượng trưng và siêu thực ở Pháp vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Họ thường lý
tưởng hóa hoặc đối lập một cách cực đoan giữa thơ ca và hiện thực cuộc sống. Kiểu
như: “thơ là sự hiện thân cho những gì thầm kín nhất và cho những hình ảnh tươi
đẹp nhất, âm thanh huyền diệu nhất trong tự nhiên” (La Martin).
Sau cách mạng tháng Tám nhất là sau năm 1954 chúng ta lại có điều kiện
tiếp xúc với nhiều ý kiến và quan niệm về thơ. Trước hết thơ là tiếng nói tâm hồn, là
sợi dây tình cảm ràng buộc con người với con người, là hành trình ngắn nhất đi đến
con tim. Quan niệm này được thể hiện rõ trong các định nghĩa sau: “Thơ là một tâm
hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu”, “Thơ là tiếng nói tri âm” (Tố Hữu). Hoặc
quan niệm thơ cải thiện cuộc sống, hoàn thiện con người. “Thơ biểu hiện cuộc sống
một cách cao đẹp” (Sóng Hồng), “Thơ là sự sống tập trung cao độ, là cốt lõi của
cuộc sống” (Lưu Trọng Lư).
Tiêu biểu cho các định nghĩa về thơ trong giai đoạn này có thể thấy là định
nghĩa của giáo sư Phan Ngọc. Trong bài viết “Thơ là gì” tác giả đã nêu lên: “Thơ là
một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ phải
9
cảm xúc do hình thức ngôn ngữ này” [33; tr 23]. Đây là cách định nghĩa khá lạ so
với thông thường, một cách định nghĩa theo hướng cấu trúc ngôn ngữ. Ý kiến này
đối lập hẳn thơ với cuộc sống hằng ngày và với cả văn xuôi.
Nói rằng hình thức ngôn ngữ thơ hết sức quái đản là nói rằng trong ngôn ngữ
giao tiếp không ai tổ chức như thế. Ngôn ngữ hằng ngày không tổ chức theo âm tiết,
vần, nhịp,
Định nghĩa trên của Giáo sư Phan Ngọc phần nào gặp gỡ quan niệm của tác
giả R.Jakobson (1896 – 1982). Jakobson đã xác định và chứng minh rằng: “Mỗi
chữ trong thơ đều bị biến tính, biến dạng, tức là bị “bóp méo” đi, so với ngôn ngữ
hàng ngày”. Làm thơ tạo ra một cấu trúc ngôn ngữ đặc dị, trái khoáy, khác thường.
Và chính ở sự khác thường biến dạng đó, nó mới gây “bất ngờ”.

Trên đây là những quan niệm, định nghĩa về thơ của tác giả từ thời kỳ Trung
đại đến Hiện đại. Cuối cùng trong đề tài này chúng tôi xin nêu ra một định nghĩa để
tham khảo khi nghiên cứu về thơ, đó là định nghĩa của nhóm các nhà nghiên cứu
phê bình văn học gồm: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi: “Thơ là hình
thức sáng tạo văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng, những cảm xúc
mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm xúc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu”.[15; tr
254]
Định nghĩa này đã nêu rõ thơ thiên về biểu hiện cảm xúc, hàm xúc, cô đọng.
Đặc biệt định nghĩa cũng đã khu biệt được đặc trưng cơ bản của thơ “sáng tác văn
học bằng ngôn ngữ có nhịp điệu”. Đây chính là điểm khác biệt rõ nhất thơ và văn
xuôi. Nhịp điệu chính là linh hồn của thơ, có thể nói, thơ là văn bản được tổ chức
bằng nhịp điệu.
1.1.2. Khái niệm ngôn ngữ thơ
Thơ ca là hiện tượng độc đáo của văn học ở cơ chế vận hành bộ máy nghiên
cứu của nó. Thơ ca khác với văn xuôi ở chỗ nó là thể loại chỉ dùng một lượng hữu
hạn các đơn vị ngôn ngữ để biểu hiện cái vô hạn của cuộc sống bao gồm các sự kiện
tự nhiên và xã hội cũng như tâm sự, tình cảm của cá nhân con người. Do đó, thơ ca
như giáo sư Phan Ngọc đã nhận xét “Là một thể loại có hình thức ngôn ngữ quái
10
đản”. Rõ ràng ngôn ngữ thơ khác với lời nói thông thường và khác với ngôn ngữ
văn xuôi ở cấu trúc của nó, lời thơ ít nhưng cảm xúc và ý nghĩa rất phong phú có
sức gợi cảm lớn.
Ngôn ngữ thơ mang tính hình tượng rất rõ rệt. Chẳng hạn nếu viết: “Tôi viết
bài thơ xuân năm một ngàn chín trăm sáu mốt” thì sẽ đưa ra một câu nói, một thông
báo bình thường. Nhưng nếu viết:
“Tôi viết bài thơ xuân
Nghìn chín trăm sáu mốt”
(Tố Hữu)
thì đã là thơ. Vì ở đây đã có sự xuất hiện của nhịp điệu, sự đối lập hài hòa của âm
vực và thanh điệu, thanh nhịp của lời, cũng là hình tượng âm thanh mang cảm xúc

của tác giả.
Do đó, sự láy đi láy lại một bộ phận hay toàn bộ lời nói (hệ hình nhịp, dòng,
vần, ) là đặc trưng của ngôn ngữ thơ mà làm cho thơ có một diện mạo đặc thù. Từ
đó nó có sức gợi hình ảnh, gợi sự liên tưởng đồng thời gây ấn tượng mạnh, có khả
năng lưu giữ, dễ nhớ, dễ truyền đạt.
Trong một công trình về ngôn ngữ thơ, tác giả Nguyễn Phan Cảnh còn khảo
sát cấu trúc thơ trên hai trục: ẩn dụ (trục lựa chọn) và hoán dụ (trục kết hợp) dựa
vào sức liên tưởng của người đọc “nhằm sử dụng một cách mỹ học chiều dày của
chất liệu ngôn ngữ thơ” [5; tr 92].
Từ đó tác giả đưa ra hai thao tác cơ bản của hoạt động ngôn ngữ là thao tác
lựa chọn và thao tác kết hợp. Thao tác lựa chọn dựa trên một khả năng của ngôn
ngữ là “các đơn vị ngôn ngữ có thể luân phiên cho nhau nhờ vào tính tương đồng
giữa chúng” [5; tr 16]. Thao tác kết hợp lại dựa trên khả năng khác của hoạt động
ngôn ngữ là “các yếu tố ngôn ngữ có thể đặt bên cạnh nhau nhờ vào mối quan hệ
tương cận giữa chúng” [5; tr 24]. Cũng theo tác giả nếu như văn xuôi làm việc
trước hết bằng thao tác kết hợp và trong văn xuôi lặp lại là một điều tối kỵ thì
ngược lại “chính cái điều văn xuôi rất tối kỵ ấy lại là thư pháp làm việc của thơ:
11
trong thơ, tính tương đồng của các đơn vị ngôn ngữ lại được dùng để xây dựng các
thông báo”.
Nếu như thao tác lựa chọn cho phép nhà thơ chọn một đơn vị trong một đơn
vị có giá trị tương đương với nhau có thể thay thế cho nhau trên trục dọc. Thì thao
tác kết hợp lại cho phép nhà nghệ sỹ, sau khi đã lựa chọn có thể tạo ra những kết
hợp bất ngờ, sáng tạo dựa trên những tiền đề vật chất mà ngôn ngữ cho phép. Người
nghệ sỹ sáng tác phải biết chọn lấy một đơn vị nào đó thật phù hợp, có khả năng
diễn tả được cảm xúc, sự đánh giá của mình trước đối tượng.
R.Jakobson cũng đã nói rằng: “Cái từ được chọn sẽ kết hợp với nhau thành
chuỗi. Việc tuyển lựa được tiến hành trên cơ sở tương đương nghĩa là trên cơ sở
của sự tương đồng hay bất tương đồng, tính đồng nghĩa hay phân nghĩa trong sự
kết hợp, tức xây dựng chuỗi ngôn ngữ thì căn cứ vào sự tiếp cận. Chức năng của thi

ca đem nguyên lý tương đương của trục tuyển lựa chiếu trên trục kết hợp”.
[10; tr 83]
Cuối cùng, có thể rút ra kết luận: xét ở phạm vi thể loại, ngôn ngữ thơ là một
chùm đặc trưng về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp nhằm biểu trưng hóa, khái quát hóa
hiện thực khách quan theo một cách tổ chức riêng của thi ca.
1.1.3. Đặc trưng ngôn ngữ thơ
a. Về ngữ âm
Đặc điểm nổi bật về ngữ âm của thơ (so với văn xuôi) là ở tính nhạc. Đặc
điểm về tính nhạc là đặc điểm có tính phổ biến trong hầu hết các ngôn ngữ thơ trên
thế giới. Tuy nhiên đặc điểm này được thể hiện ra một cách khác nhau tùy vào cơ
cấu, cách cấu tạo và cách tổ chức khác nhau của mỗi ngôn ngữ. Tôma Sepxki đã
nhận xét: “Mỗi một dân tộc, mỗi một ngôn ngữ đều có cách hòa âm của riêng mình.
Cách thức đó dựa theo truyền thống từng dân tộc và hình thức của từng ngôn ngữ
cụ thể”.[10; tr 202] Sở dĩ chúng ta thường nhấn mạnh tính nhạc trong thơ là vì ngôn
ngữ của thơ ca giàu nhịp điệu, ngữ điệu, quãng cách và hòa âm so với văn xuôi.
Ngôn ngữ thơ Việt Nam nói riêng có một dáng vẻ riêng độc đáo là nhờ đặc tính giàu
12
có về thanh điệu, nguyên âm và phụ âm. Bởi vậy, nghiên cứu các đặc điểm tính
nhạc trong ngôn ngữ thơ không thể không chú ý tới những yếu tố quan trọng đó.
Vì thế, khi khai thác tính nhạc trong thơ, chúng ta cần chú ý vào những đối
lập sau:
- Sự đối lập về trầm – bổng, khép – mở của các nguyên âm.
- Sự đối lập về vang – tắc giữa hai dãy phụ âm mũi và phụ âm tắc, vô thanh
trong các phụ âm cuối.
- Bên cạnh đó còn có sự đối lập giữa cao – thấp, bằng – trắc của các thanh
điệu.
Ngoài ra hai yếu tố quan trọng góp phần tạo tính nhạc cho ngôn ngữ thơ ca là
vần và nhịp. Những yếu tố ngữ âm này là cơ sở và cũng là chất liệu cho sự hòa âm
của ngôn ngữ thơ ca tạo nên âm hưởng trầm bổng diệu kỳ.
Như vậy, hơn bất cứ thể loại nào khác, ngôn ngữ thơ với tính cách là một thứ

ngôn ngữ giàu nhịp điệu, phong phú về cách hòa âm, tiết tấu, giàu từ láy âm, tượng
hình, chính là thứ ngôn ngữ đầy tính nhạc. Bởi vậy, từ ngày xưa nhiều hình thức
ca hát dân gian đã lấy ngay thơ dân gian làm chất liệu sáng tác âm nhạc. Nhiều điệu
hò, nhiều bài đồng dao tồn tại cho đến tận hôm nay chính là một minh chứng đầy
thuyết phục. Trong ca dao hiện đại, nhiều bài thơ được lấy làm chất liệu để các nhạc
sỹ sáng tác cho bài hát của mình, như: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Dáng đứng
Việt Nam (Lê Anh Xuân), Em đi chùa Hương (Nguyễn Nhược Pháp),
Nhạc thơ được tạo thành bởi các yếu tố chính sau: âm điệu, nhịp điệu, vần
điệu.
 Âm điệu
Có thể hiểu âm điệu là sự hòa âm được tạo ra từ sự luân phiên xuất hiện của
các đơn vị âm thanh (tiếng), có những phẩm chất ngữ âm tương đồng và dị biệt trên
trục tuyến tính.
Trong tiếng Việt, nhờ tính đối lập mà âm tiết là đơn vị tạo nên âm điệu trong
tho cách luật Việt Nam. Ngữ âm tiếng Việt là sự tổng hòa các mặt: cao độ, cường
độ, trường độ, âm sắc. Do hoàn cảnh phát ngôn hay do âm lượng của nguyên âm
13
mà dẫn tới sự khác nhau giữa âm tiết này với âm tiết khác về cường độ. Nếu một
âm tiết kết thúc bằng nguyên âm hay bán nguyên âm thì có độ vang và khả năng
kéo dài trường độ lớn hơn âm tiết kết thúc bằng phụ âm tắc vô thanh.
Bên cạnh âm đầu, vần trong âm tiếng Việt, thanh điệu là yếu tố thứ hai thể
hiện tập trung nhất phẩm chất của thi phẩm. Khi nói đến cách hòa âm trong thơ Việt
Nam là nói đến cách hòa phối các thanh điệu, các cách kết hợp âm thanh theo một
kiểu nhất định nào đó Thanh điệu là sự nâng cao hay hạ thấp giọng nói trong mọi
âm tiết có tác dụng cấu tạo và khu biệt võ âm thanh của từ và hình vị. Cho nên nếu
ngữ điệu là đặc trưng của âm, trọng âm là đặc trưng của từ thì thanh điệu là đặc
trưng của âm tiết. Trong tiếng Việt, thanh điệu là yếu tố siêu đoạn bao trùm toàn bộ
âm tiết và là yếu tố cơ bản để tạo ra sự khác biệt về phẩm chất ngữ âm giữa âm tiết
này với âm tiết khác cho nên nó là đối tượng của âm điệu.
Thanh điệu phân biệt với nhau theo hai đặc trưng chủ yếu: độ cao và đường

nét vận động. Dựa vào đó, chúng ta có thể phân loại các thanh điệu theo hai cách:
- Theo âm vực:
+ Các thanh có âm vực cao: không dấu – ngã – sắc
+ Các thanh có âm vực thấp: huyền – hỏi – nặng
- Theo đường nét vận động:
+ Những thanh điệu có đường nét bằng phẳng (truyền thống gọi là thanh
bằng): không dấu – huyền.
+ Những thanh có đường nét không bằng phẳng (truyền thống gọi là thanh
trắc): ngã – hỏi – sắc – nặng.
Như vậy, chính sự khác nhau về cách kết hợp các nguyên âm, phụ âm với
nguyên âm trong từng âm tiết (trong thế đối lập đóng – mở, vang – không vang)
cũng như cách kết hợp các âm tiết để tạo thành các câu thơ Cùng với sự khác
nhau về âm vực, về đường nét các thanh điệu sẽ tạo nên sự khác biệt về cao độ,
trường độ của nốt nhạc hay nói cách khác sẽ tạo nên nhạc tính trong thơ.
 Vần điệu
14
Vần trong thơ có một vị trí rất quan trọng cả trong sáng tác lẫn trong nghiên
cứu lý luận. “Vần là sự hòa âm, sự cộng hưởng nhau theo những quy luật ngữ âm
nhất định giữa hai từ hoặc hai âm tiết ở trong hay cuối dòng thơ, gợi tả, nhấn mạnh
sự ngừng nhịp”. [7; tr 12]
Vần điệu là một hiện tượng hòa âm vần trước hết có chức năng tổ chức, cấu
tạo. Trong thơ, vần là những chiếc cầu bắc qua những dòng thơ, gắn kết các dòng
thơ lại thành từng đoạn, khổ và từng bài hoàn chỉnh. “Ở các khổ thơ, bài thơ có
vần, với chức năng tổ chức vần như sợi dây ràng buộc các dòng thơ lại với nhau do
đó giúp cho việc đọc thuận miệng, nghe được thuận tai và làm cho người đọc người
nghe dễ thuộc, dễ nhớ.” [7; tr 22] Đó chính là chức năng liên kết của vần thơ.
Vần thơ Việt Nam khác với vần thơ của ngôn ngữ khác không cùng loại hình
là ở đơn vị hiệp vần. Trong tiếng Việt, đơn vị hiệp vần là âm tiết. Trong thơ ca Việt
Nam, với ý thức của người Việt, không bao giờ ta chấp nhận một từ đa tiết có thể
hiệp vần với một từ đơn tiết hay một từ đa tiết khác mà chỉ chấp nhận “sự hiệp vần

giữa tiếng (âm tiết) này với tiếng (âm tiết) khác mà thôi”. Trong các vần thơ bao
giờ cũng có sự “cộng hưởng”, sự hòa xướng với nhau của hai âm tiết có vần. Để tạo
sự hòa âm cho các cặp vần đồng thời có tác dụng hòa phối , kết hợp, tương hỗ của
các yếu tố cấu tạo âm tiết (chẳng hạn như sự hòa phối âm tiết cuối và thanh điệu,
âm chính với âm cuối ) còn phải kể đến sự hòa xướng, đối lập nhau giữa các yếu tố
tương ứng giữa hai âm tiết hiệp vần. Đó là sự hòa âm giữa thanh điệu của âm tiết
này với thanh điệu của âm tiết kia, giữa âm chính, âm cuối của âm tiết này với âm
chính, âm cuối của âm tiết kia. Cho nên chúng ta thấy rất rõ âm tiết tiếng Việt cò vai
trò rất lớn trong việc tạo lập các vần thơ Việt Nam. Tất cả các yếu tố cấu tạo âm
tiếng Việt đều tham gia vào việc tạo nên sự khác biệt của vần thơ Việt Nam để tránh
lặp vần. Trong đó thanh điệu và âm chính, âm cuối là những yếu tố chính tham gia
vào việc tạo nên sự hòa âm cho các vần thơ.
Vần trong thơ là một kiểu lặp lại theo một quy định ngữ âm bất định. Hình
thức lặp lại này là dấu hiệu của sự hô hứng, liên kết gọi nhau của những yếu tố từ
15
ngữ, tạo nên kết cấu đặc biệt trong thơ. Tính nhạc của thơ cũng bắt đầu từ đó và nó
đã tạo nên khả năng mỹ cảm đặc biệt.
 Nhịp điệu
Vần tuy là yếu tố quan trọng nhưng không bắt buộc phải có trong một bài
thơ, nhất là thơ tự do. Ngược lại, sự tồn tại của nhịp – một yếu tố có mối quan hệ
khắng khít với vần – mang lại tính tất yếu phổ quát. “Một cách khái quát có thể nói
nhịp thơ là cái được nhận thức thông qua toàn bộ sự lặp lại có tính chất chu kỳ,
cách quãng hoặc luân phiên theo thời gian của những chỗ ngừng, chỗ ngắt và của
những đơn vị văn bản như câu thơ (dòng thơ), khổ thơ, thậm chí đoạn thơ” [8;tr64].
Yếu tố tạo nên nhịp điệu quan trọng nhất là những chỗ ngừng, chỗ ngắt trong sự
phân bố mau, thưa hay đa dạng của chúng là độ dài ngắn khác nhau của các quãng
nghỉ hơi sau các khổ thơ, dòng thơ. Cho đến nay có thể có hai loại ngắt nhịp trong
thơ: ngắt nhịp cú pháp và ngắt nhịp tâm lý, hai loại nhịp này có khi tách bạch có khi
hòa quyện vào nhau tùy vào cấu trúc ngôn ngữ của dòng thơ, khổ thơ và cảm hứng.
Để khảo sát hình thức nhịp điệu của một bài thơ chúng ta có thể dựa vào

nhiều đơn vị tổ chức văn bản như câu thơ (dòng thơ), khổ thơ, đoạn thơ, trong đó
câu thơ (dòng thơ) vẫn là đơn vị cơ bản nhất vì trong câu thơ tập trung một mật độ
dày đặc về cú pháp, âm điệu (âm điệu của từ, đoạn), về sự hòa âm (hòa âm nhờ luân
phiên thanh điệu hay bố trí xem kẽ âm tiết có trọng âm với âm tiết không có trọng
âm )
Vì những lý do trên lẽ dĩ nhiên nhịp điệu chính là “năng lượng cơ bản”, “là
xương sống của bài thơ” và nói như GS Mai Ngọc Chừ là “tiền đề cho hiện tượng
gieo vần” [7; tr28]. Nhịp điệu là kết quả hòa phối âm thanh để tạo ra từ ngắt nhịp và
nhịp điệu liên kết các yếu tố ngữ âm lại với nhau để tạo ra nhạc tính, tạo ra sự trầm
bổng.
Như vậy, cùng với âm điệu, vần và nhịp là những đơn vị ngữ âm không thể
thiếu trong ngôn ngữ thơ. Vần và nhịp là hai hiện tượng khác nhau nhưng chúng có
mối quan hệ hữu cơ và tương hỗ lẫn nhau, cái này là tiền đề của cái kia và hơn nữa
chúng bổ sung cho nhau tạo nên bộ mặt hoàn chỉnh của những yếu tố hình thức thơ
16
ca. Đồng thời chúng có vai trò quan trọng trong việc tạo nên tính nhạc quyến rũ cho
hồn thơ, làm rung lên những sợi tơ mỏng manh của ý tưởng, cảm xúc.
b. Về ngữ nghĩa
Ở những phần trước chúng ta đã thấy rõ vai trò của nhạc trong thơ hiểu nhạc
theo nhiều phương tiện – có ý nghĩa quan trọng như thế nào. Tính nhạc là tính đặc
thù đầu tiên, quan trọng nhất, thiếu nó thơ không tồn tại. Lẽ dĩ nhiên, chỉ riêng nhạc
thôi chưa đủ, chưa thể làm thơ. Dấu hiệu thứ hai tạo nên sức ngân vang của thơ
đứng ở bình diện ngôn từ. Bên cạnh ngữ âm thì ngữ nghĩa cũng là yếu tố cấu thành
tác phẩm thi ca. Ngữ nghĩa trong thơ khác với ngữ nghĩa trong ngôn ngữ giao tiếp
đời thường và khác với ngữ nghĩa trong văn xuôi. Ngữ nghĩa trong văn xuôi chủ
yếu là nghĩa miêu tả, tường thuật, kể chuyện còn ở thơ mỗi từ, ngữ khi đưa vào sử
dụng đều rất linh hoạt, phong phú, đa dạng. Ngữ nghĩa trong thơ ngoài giá trị biểu
hiện nó còn có nhiều giá trị khác. Khi đi vào thơ, do áp lực của cấu trúc mà ngữ
nghĩa của ngôn từ không dừng lại ở nghĩa đen, nghĩa gốc, nghĩa ban đầu của nó mà
có những nghĩa mới tinh tế hơn, đa dạng hơn tạo nên tính “nhòe về nghĩa” (chữ của

Nguyễn Phan Cảnh) của thơ. Chính đặc tính này đã tạo nên màu sắc lung linh, đa
nghĩa của hình tượng ngôn ngữ thơ ca. Nói rõ hơn đó là tính chất nói bóng và các
hình thức chuyển nghĩa đã được sử dụng một cách đậm đặc ở thể loại này bằng
những hình thức ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, tượng trưng, nhân hóa, phúng dụ, nói
ngược đã làm cho nội dung ngữ nghĩa của thơ trở nên mơ hồ, nhiều khi không xác
định, phải lựa chọn, liên tưởng, tưởng tượng mới có thể giải mã và cảm thụ hết
được vẻ đẹp tối đa của nó. Chính tính “nhòe về nghĩa” trong thơ cho phép ngôn
ngữ thơ dung nạp những kiểu cấu trúc đặc biệt, có khi là bất bình thường. Đó là sự
tĩnh lược thiếu vắng những thành phần ngữ pháp kể cả những thành phần chính của
câu như chủ ngữ, vị ngữ, chính sự thiếu vắng trong thơ tạo nên tính nhòe, mập mờ
về nghĩa và điều đó đưa lại nhiều cảm thụ khác nhau làm nên tính đa nghĩa, hàm
súc, “ý tại ngôn ngoại” trong thơ. Đó còn là những hình thức sử dụng các từ phiếm
chỉ, những trường hợp đảo từ, đảo ngữ, đảo cú pháp không tuân theo sự kết hợp từ
bình thường. Và đó còn là những cách ngắt câu khác lạ không cho phép trong cấu
17
trúc câu văn xuôi. Ngoài ra còn rất nhiều hình thức như tả cảnh ngụ tình, lấy mây vẽ
trăng, lấy động tả tĩnh, dùng không nói có, dùng thời gian tả không gian, lấy không
gian biểu hiện thời gian Có thể nói rất nhiều biểu hiện của tính nhòe về nghĩa ở
trong thơ. Tất nhiên không nên hiểu “nhòe” chỉ với ý nghĩa là nhiều nghĩa, đa
nghĩa, hàm nghĩa, mập mờ, không rõ, khó xác định. Người ta nói ngôn ngữ thơ là
một thứ ngôn ngữ bí hiểm là theo nghĩa ấy. Chính tính chất này giúp thơ có khả
năng nói ít gợi nhiều với nhiều màu sắc biểu cảm phong phú trong đó chủ thể nhập
vào khách thể, tính chất hòa vào hiện tượng, hành động hòa vào màu sắc, âm
thanh tạo nên cái ý nghĩa bóng bẩy, lung linh, tinh tế của ngôn ngữ thơ ca. Và
cũng vì những đặc điểm đó mà khi phân tích thơ chúng ta không thể chỉ đi tìm cái
nội dung logic của nghĩa đen từ đó diễn ý với một nội dung rõ ràng, minh bạch
1,2,3. Điều đó không phù hợp với đặc trưng thể loại này. Cái chính là ở chỗ lật văn
bản ngôn từ để cảm thụ cái ý nghĩa chìm ẩn, để lĩnh hội cái “ý tại ngôn ngoại”, để
thưởng thức cái duyên ngầm, cái âm hưởng và tứ thơ tỏa ra từ những lớp ngữ nghĩa
của ngôn từ ở giữa những dòng chữ, những khoảng trống, giữa những từ, ở sự im

lặng, ở những dấu chấm hỏi, chấm lửng, chấm than,
c. Về ngữ pháp
Bình diện ngữ pháp trong thơ thể hiện ở những điểm như: sự phân chia các
dòng thơ, câu thơ, những kiểu câu và ở cách sắp xếp tổ chức từ ngữ trong thơ
Trước hết, từ sự phân chia các dòng thơ có người quan niệm dòng thơ tương
ứng với câu thơ. Tuy nhiên trong thực tế ranh giới giữa dòng thơ và câu thơ có khi
không hoàn toàn trùng nhau. Có những câu thơ bao gồm nhiều dòng thơ, có khi một
câu thơ là cả một đoạn thơ dài trong đó mỗi dòng thơ là một bộ phận của câu
Về cách sắp xếp từ ngữ trong thơ cũng khác so với văn xuôi ở chỗ có khi các
thành phần trong dòng, trong câu hay bị đảo lộn trật tự. Các từ nhiều lúc không sắp
xếp theo logic bình thường, nhất là ở hiện tượng câu thơ vắt dòng.
Về mặt cấu trúc câu trong thơ cũng khác với văn xuôi, ở chỗ nó không hoàn
toàn tuân theo quy tắc bắt buộc và chặt chẽ. Nhà thơ có thể sáng tạo và sử dụng
những kiểu câu “bất bình thường”, những kiểu câu “quái đản” như đảo ngữ, câu vắt
18
dòng, câu tách biệt, câu trùng điệp và không ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận ngữ
nghĩa của văn bản. Ngược lại, chính sự kết hợp bất thường đó đã mở ra những giá
trị mới, ý nghĩa mới cho ngôn ngữ thơ ca giúp nhà thơ diễn đạt được những tầng ý
nghĩa phức tạp tinh tế vô cùng của sự vật trong hữu hạn của câu chữ thể loại và
đồng thời tạo nên phong cách phong phú riêng của mỗi nhà thơ.
1.1.4. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong thơ
Nội dung và hình thức là hai phương diện cơ bản thống nhất không thể tách
rời của tác phẩm văn học. Đối với từng tác phẩm nội dung và hình thức là phạm vi
chủ yếu thể hiện giá trị tư tưởng và nghệ thuật của nó.
“Nội dung tác phẩm là hiện thực cuộc sống được phản ánh trong sự cảm
nhận, suy ngẫm và đánh giá của nhà văn. Đó là một hệ thống gồm nhiều yếu tố
khách quan và chủ quan xuyên thấm vào nhau” [15; tr 202]. Nội dung trong thơ
theo nhà thơ Mai Thánh Du đời Tống (Trung Quốc), chính là cái mà “tác giả cảm
thụ trong lòng , người xem hiểu ngầm bằng ý cơ hồ rất khó nói ra bằng lời”. Thơ
phải nói bằng nỗi niềm được cảm nhận rõ rệt nhưng không dễ dàng làm sống lại

được, truyền đạt được bằng ngôn từ. Có khi trong cuộc sống xuất hiện những nỗi
niềm “không bút nào tả xiết”. Người nghệ sỹ chính là người vượt qua giới hạn đó
để đưa nỗi niềm kia vào thơ. Cũng theo quan niệm của tác giả trong Từ điển thuật
ngữ văn học: “hình thức tác phẩm là cấu tạo gồm nhiều yếu tố phụ thuộc lẫn nhau
và phụ thuộc vào nội dung tác phẩm” [15; tr 203]. Đó là những yếu tố như văn bản
ngôn từ, kết cấu, thể loại Hình thức nghệ thuật của tác phẩm là hiện tượng độc
đáo, hoàn toàn không phải là số cộng giản đơn của các thủ pháp và phương tiện
nghệ thuật. Trong tính chỉnh thể, hình thức nghệ thuật có nghĩa là hình thái cảm
nhận đời sống, là cách tự bộc lộ của nội dung tác phẩm.
Một tác phẩm văn học chứa đựng giá trị mỹ học phải dựa trên sự thống nhất
có tính nguyên tắc giữa nội dung và hình thức “không thể có tác phẩm văn học nào
chỉ tồn tại với nội dung của nó mà không có sự tham gia của hình thức”. Về mối
19
quan hệ này nhà phê bình Nga Bêlinxki đã diễn đạt khá rõ ràng “trong tác phẩm
nghệ thuật, tư tưởng và hình thức phải hòa hợp với nhau một cách hữu cơ như là
tâm hồn và thể xác, nếu hủy diệt hình thức thì có nghĩa là hủy diệt tư tưởng và
ngược lại cũng như vậy” [30; tr 256].
Lý luận văn học Macxit cũng khẳng định mối quan hệ thống nhất đó là
“hình thức biểu hiện nội dung, hình thức phù hợp với nội dung”. Ở đây nội dung đi
đầu và có vai trò quyết định. Chức năng hình thức là làm định hình và biểu hiện nội
dung đó. Nội dung quyết định việc lựa chọn hình thức thể loại, ngôn ngữ, chi tiết,
nhân vật, cốt truyện, kết cấu. Nội dung làm nảy sinh ra hình thức phù hợp để biểu
hiện nó. Hình thức phù hợp nội dung trở thành tiêu chuẩn để sáng tạo, đánh giá hình
thức và làm nên giá trị tác phẩm.
Thơ là một thể loại văn học đặc thù nên mối quan hệ giữa nội dung và hình
thức lại thể hiện đặc biệt hơn. Vai trò của hình thức thơ có vị trí quan trọng so với
các thể loại khác, nó có tính năng động và trong một số trường hợp nó có xu hướng
tách khỏi nội dung hoặc lấn át nội dung. Các nhà hình thức chủ nghĩa trong nghiên
cứu thường bỏ qua phương diện nội dung chỉ nghiên cứu tác phẩm như một thủ
pháp, như một ngôn ngữ, một sự kết hợp các phạm trù ngữ pháp, cũng có trường

hợp các nhà sáng tác loay hoay tỉa tót hình thức tân kỳ để che đậy nội dung nghèo
nàn.
Ngược lại là lối phân tích máy móc tầm thường chỉ thấy trong tác phẩm một
nội dung “tương đương xã hội học” bỏ qua hình thức độc đáo của tác phẩm. Ở khía
cạnh này, Bêlinxki cũng đã viết “khi hình thức là biểu hiện của nội dung thì nó gắn
chặt với nội dung tới mức là nó tách khỏi nội dung có nghĩa là hủy diệt bản thân
nội dung và ngược lại tách nội dung khỏi hình thức có nghĩa là hủy diệt hình thức”
[30;tr256].
Như vậy, nội dung và hình thức có sự chuyển hóa vào nhau. Hê Ghen đã nói
“nội dung chẳng phải là cái gì khác mà chính là chuyển hóa của hình thức vào nội
dung và hình thức cũng chẳng gì khác hơn là sự chuyển hóa của nội dung vào hình
20
thức” [15; tr 257]. Chúng ta sẽ thấy rõ hơn mối quan hệ này qua việc tìm hiểu ngôn
ngữ thơ Phạm Tiến Duật trên cả hai phương diện nội dung và hình thức.
1.2. Phạm Tiến Duật - Cuộc đời và thơ văn
1.2.1. Cuộc đời Phạm Tiến Duật
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, có rất nhiều người con gác bút
cầm súng đi chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc. Phạm Tiến Duật là một trong số rất
nhiều những người con như thế.
Phạm Tiến Duật sinh ngày 14 tháng 1 năm 1941, quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh
Phú Thọ. Cha là nhà giáo còn mẹ thì làm ruộng. Từ nhỏ, Phạm Tiến Duật đã phải đi
bộ đến 10 km để đến trường, đã nuôi trong ông mầm mống của một kẻ phiêu bạt đó
đây. Đến cấp ba thì ông phải đi ở trọ để theo học tại trường Hùng Vương – Phú Thọ.
Mang củi, mang gạo từ nhà tới nơi trọ học. Một năm đổi chỗ trọ tới vài lần,
làm sao để được gần thư viện tỉnh để mượn sách đọc. Tính di chuyển, xê dịch đã có
trong Phạm Tiến Duật từ ngày đó báo hiệu một tính cách, một lối sống phiêu bạt.
Sau bốn năm học tại trường Đại học sư phạm Hà Nội, năm 1964, ông cùng một số
bạn bè “gác bút nghiên”đi chiến đấu. Ông nhập ngũ vào tiểu đoàn 24 pháo cao xạ
Tây Bắc, Phạm Tiến Duật xin chuyển về cục vận tải quân sự - Tổng cục hậu cần.
Con đường chiến trận của ông bắt đầu, càng ngày càng dài ra, tiến sâu vào nơi ác

liệt. Bắt đầu từ Binh trạm 10 Thanh Hóa, sau vào Binh trạm 11 Nghệ An, Binh trạm
12 ở Quảng Bình. Lúc bấy giờ trên chỉ thị thành lập Tổng cục Tiền phương gọi tắt
là Bộ tư lệnh 500, sau đó sát nhập với Bộ tư lệnh 559 – Bộ tư lệnh Trường Sơn,
Phạm Tiến Duật trở thành lính Trường Sơn. Ông đến Trường Sơn lần đầu tiên năm
1965, sau đó có mặt liên tục ở mặt trận này. Có lẽ nhờ thế, cộng thêm tài năng trời
phú, mà sau đó đã có một Phạm Tiến Duật với những bài thơ nổi tiếng viết về
Trường Sơn.
Học xong 4 năm Đại học, phiêu bạt vào chiến trường 14 năm, ra quân, Phạm
Tiến Duật mang hàm thiếu úy. Rồi chuyển về công tác ở Ban văn nghệ Hội văn
nghệ Việt Nam cho đến nay.
21
Trước khi lâm bệnh, Phạm Tiến Duật là chủ tịch quỹ mãi mãi tuổi hai mươi.
Ông còn là tác giả của hàng ngàn bài báo. Từ ngày thôi làm tổng biên tập của Tạp
chí diễn đàn văn nghệ Việt Nam, nhà thơ Phạm Tiến Duật dành nhiều thời gian cho
công tác đối ngoại của Hội nhà văn Việt Nam. Vài năm gần đây, khán giả của Đài
truyền hình Việt Nam còn biết đến ông với tư cách là MC của chương trình “Vui,
khỏe và có ích” - một sân chơi thú vị cho người cao tuổi.
Đến ngày 4 tháng 12 năm 2007, Phạm Tiến Duật trút hơi thở cuối cùng tại
Bệnh viện Hà Nội trong niềm tiếc thương vô cùng của gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp. Căn bệnh ung thư phổi đã cướp ông đi khi tài năng, nhiệt huyết với cuộc
đời còn mang nặng.
“Con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại” giờ đã ngừng bay. Thôi đành
ngậm ngùi an ủi và cầu mong ông bình an trong cuộc phiêu bạt cuối cùng này.
1.2.2. Thơ và sáng tác của Phạm Tiến Duật
Phạm Tiến Duật có thơ đăng rải rác từ năm 1964, nhưng đến 1969, qua cuộc
thi thơ của báo văn nghệ mà ông đạt giải nhất thì người đọc mới thực sự biết đến
ông. Cuộc sống bộ đối của Trường Sơn đã tôi luyện con người và bồi đắp hồn thơ
Phạm Tiến Duật , giúp ông tìm thấy một tiếng nói riêng của mình – để từ đó, tài
năng, phong cách Phạm Tiến Duật nhanh chóng được khẳng định.
Năm 1970, sau khi đạt giải nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ (1969 – 1970),

Phạm Tiến Duật được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam. Sau hơn bốn mươi năm
cầm bút, Phạm Tiến Duật đã có hàng chục tập sách, mà chủ yếu là thơ : “Vầng
trăng quầng lửa” (thơ, 1970); “Thơ một chặng đường” (tuyển tập, 1994); “Ở hai
đầu núi” (thơ,1981); “Vầng trăng và những quầng lửa” (thơ,1983); “thơ một
chặng đường” (tuyển tập, 1994); “Nhóm lửa” (Thơ, 1996); “Tiếng bom và tiếng
chuông chùa” (Trường ca, 1997); “tuyển tập Phạm Tiến Duật” (in xong đợt đầu
ngày 17 tháng 11 năm 2007 khi Phạm Tiến Duật đang ốm nặng).
Một số tác phẩm thơ nổi tiếng của ông như loạt bốn bài thơ đạt giải nhất duy
nhất do báo văn nghệ tổ chức đó là: Lửa đèn; Bài thơ về tiểu đội xe không kính; Gửi
em - cô thanh niên xung phong; Nhớ;
22
Ngày 19 tháng 11 năm 2007, chủ tịch nước đã ký lệnh tặng thưởng huân
chương lao động hạng nhì cho nhà thơ Phạm Tiến Duật. Đây là sự ghi nhận của
Nhân dân, của Đất nước đối với sự cống hiến, lao động hết mình của nhà thơ cho
văn học nghệ thuật. Những câu thơ của Phạm Tiến Duật còn sống mãi với con
đường huyền thoại Hồ Chí Minh.
Việc trao huân chương lao động hạng nhì và giải thưởng văn học của trung
tâm văn hóa doanh nhân là ghi nhận sự đóng góp tích cực cùa nhà thơ Phạm Tiến
Duật. Trước đó, ông đã nhận giải thưởng Nhà nước (đợt 2) về Văn học – Nghệ
thuật.
Tập thơ “Vầng trăng và những quầng lửa” (1983) là một trong những tập
thơ thành công nhất của ông. Là tiếng nói của một chiến sỹ trẻ, một hồn thơ phong
phú. Cuộc sống ở Trường Sơn của những người chiến sỹ lái xe, những cô thanh niên
xung phong cùng với tâm trạng, suy nghĩ của họ đã đi vào thơ Phạm Tiến Duật
thoải mái tự nhiên với những nét sinh động.
Vì những lý do khác nhau, đề tài của chúng tôi chưa có điều kiện khảo sát và
tìm hiểu hết các tập thơ của Phạm Tiến Duật, mà mới chỉ dừng lại ở việc đi vào tìm
hiểu ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật trong tập thơ “Vầng trăng và những quầng
lửa”. Nhưng qua tìm hiểu tập thơ này cũng có thể cho thấy được những nét riêng
trong phong cách thơ ông.

23
CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ PHẠM TIẾN DUẬT
XÉT VỀ PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC
Như đã biết, trong các tác phẩm văn học có giá trị, hình thức luôn thống nhất
phù hợp với nội dung. Quá trình sáng tác tạo ra hình thức phù hợp với nội dung
không phải là một quá trình đơn giản, dễ dàng mà nó đòi hỏi nhà văn phải tìm tòi
phát hiện không ngừng. Đề tài này đi vào tìm hiểu đặc điểm hình thức được thể hiện
trong thơ Phạm Tiến Duật để phần nào thấy rõ hơn những tìm tòi, phát hiện trong
quá trình sáng tạo của nhà thơ đồng thời qua đó thấy rõ hơn phong cách, giọng điệu
riêng của thơ Phạm Tiến Duật trong thơ ca nói chung và thơ Việt Nam hiện đại nói
riêng.
Khi xem xét thơ Phạm Tiến Duật về mặt hình thức, chúng tôi đi vào tìm hiểu
ở các khía cạnh khác nhau: đặc điểm về các thể thơ, đặc điểm về ngữ âm, đặc điểm
về cách tổ chức bài thơ và những biện pháp tu từ nghệ thuật đặc sắc trong thơ Phạm
Tiến Duật.
2.1. Đặc điểm về các thể thơ
Các thể thơ cũng như thể văn hình thành dần dần định hình, rồi biến thể. Một
số hình thức thơ có nguồn gốc từ văn học dân gian phát triển lên mà thành. Một số
hình thức thơ khác lại từ nước ngoài nhập vào rồi Việt hóa cho phù hợp với quy luật
ngôn ngữ và tính cách, tâm hồn người Việt. Mặc dù mỗi thể thơ có nguồn gốc khác
nhau, nhưng hình thức nào cũng là thành quả của những người đi trước trong quá
24
trình lâu dài đã tìm tòi thể nghiệm và sáng tạo. Ở những bài thành công các hình
thức đó đều chan chứa “tâm hồn và tính cách của người Việt Nam”.
Để phân loại các thể thơ, người ta thường lấy số âm tiết và vần làm căn cứ
phân loại.
Căn cứ vào số âm tiết trong dòng thơ: thơ hai chữ, thơ ba chữ, thơ bốn chữ,
thơ năm chữ, thơ bảy chữ, thơ tám chữ, thơ lục bát (tổ hợp sáu chữ và tám chữ), thơ
tự do (số âm tiết trong mỗi dòng thơ không đều nhau).

Căn cứ vào vần luật có hai loại:
- Thơ cách luật (thơ có quy tắc và luật lệ ổn định): thơ đường luật, lục bát,
song thất lục bát.
- Thơ không cách luật (thơ không hạn chế về số tiếng, số câu) có thơ tự do.
Trong quá trình khảo sát chúng tôi thấy nhà thơ Phạm Tiến Duật đã sử dụng
khá nhiều các thể thơ trong số 57 bài có: thơ bốn chữ (1 bài), thơ năm chữ (3 bài),
thơ bảy, tám chữ (27 bài), thơ lục bát (5 bài), thơ tự do (21 bài). Nhìn chung, nhà
thơ sử dụng chủ yếu các thể thơ: năm chữ; bảy, tám chữ; lục bát và tự do cho nên
chúng tôi chỉ đi sâu và tìm hiểu các thể thơ này.
2.1.1. Thơ năm chữ
Thơ năm chữ là loại thơ theo thể hát giặm, có nhịp 3/2 là phổ biến (khác với
thơ ngụ ngôn ở Trung Quốc có nhịp 2/3) và vần thơ thay đổi, không nhất thiết là
vần liên tiếp, số câu cũng không hạn định. Đây là thể thơ phổ biến trong tục ngữ và
hát giặm Nghệ Tĩnh. Riêng trong thơ, mãi sau này người ta mới dùng (vào khoảng
đầu thế kỷ XX).
Thơ Phạm Tiến Duật có 3 bài làm theo thể thơ này (5,3%). Các bài thơ năm
chữ của Phạm Tiến Duật thường là những bài thơ dài, tất cả đều trên 20 dòng. Bài
“Mùa cam trên đất Nghệ” có 24 dòng, “Nhớ đồng ca hát đồng ca” có 36 dòng,
thậm chí có bài dài trên 40 dòng như bài “Người ơi người ở” dài 48 dòng.
Thơ năm chữ của Phạm Tiến Duật thường trải dài theo mạch cảm xúc
nghiêng về kể chuyện, giải bày tâm trạng. Đó là những câu chuyện kể về con người,
về mùa cam trên vùng đất Nghệ và người mẹ thôn Nghi Vạn hết lòng thương yêu
25

×